Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng chương trình du lịch con đường di sản thế giới tại thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 86 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

Khoa: Văn Hóa Du Lịch

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “ CON ĐƯỜNG DI
SẢN THẾ GIỚI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI”

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Việt Hà
Sinh viên : Phạm Đức Thiệp
Lớp: DL 17A

Hà Nội –1 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu và xây dựng chương trình
du lịch “ Con đường di sản thế giới tại thủ đô Hà Nội” trước tiên xin gửi lời cảm
ơn tới trường đại học Văn Hóa Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng em tìm hiểu về
những vấn đề mà mình quan tâm và được chia sẻ với người khác. Em xin cảm ơn
các thầy, cơ trong khoa Văn Hóa Du Lịch Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội và xin
cảm ơn cơ Lê Việt Hà _ giảng viên hướng dẫn, cô là người đã giúp em hồn thành
luận văn của mình và qua đó em đã học hỏi được nhiều điều từ cô và vô cùng cảm
ơn tới các ban quản lý di tích, di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồng Thành
Thăng Long, Câu lạc bộ Ca trù Bích Câu Đạo Quán, Đền Gióng – Sóc Sơn – Hà
Nội.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cịn nhiều điều thiếu sót rất mong được sự
góp của các thầy cơ và tồn thể bạn đọc
Sinh Viên Thực Hiện


Phạm Đức Thiệp

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 7
3.Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7
6 Cấu trúc khóa luận ......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀ NỘI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI .................... 9
1.1. Khái quát chung về Hà Nội ....................................................................... 9
1.1.1. Địa lý, lịch sử, con người ...................................................................... 9
1.1.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc .............................................................13
1.2. Khái quát chung về du lịch Hà Nội..........................................................27
1.2.1. Một số điểm tham quan du lịch tại thủ đô Hà Nội.................................27
1.2.2. Một số lễ hội truyền thống tại thủ đô Hà Nội........................................29
1.2.3.Thực trạng khai thác khách du lịch tại thủ đô Hà Nội ...........................31

3


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “ CON ĐƯỜNG DI
SẢN THẾ GIỚI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI” .........................................................33
2.1. Tiêu chí di sản thế giới..............................................................................33
2.2.Các tiêu chí xây dựng chương trình du lịch .............................................35
2.2. Hệ thống di sản văn hóa thế giới tại Hà Nội ............................................42

2.2.1 Di sản văn hóa phi vật thể Ca Trù .........................................................42
2.2.2 Di sản tư liệu thế giới Bia Tiến Sỹ Văn Miếu .........................................44
2.2.3 Di sản văn hóa thế giới Hồng Thành Thăng Long ...............................47
2.3. Thực trạng khai thác các di sản văn hóa thế giới tại Hà Nội .................63
2.4. Xây dựng chương trình du lịch “ Con đường di sản thế giới tại thủ đơ
Hà Nội” ............................................................................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH” CON
ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI” ....................................69
3.1. Định hướng phát triển du lịch chung của thành phố Hà Nội năm 2020
tầm nhìn tới năm 2030.....................................................................................69
3.2. Giải pháp phát triển chương trình du lịch “ Con đường di sản thế giới
tại thủ đô Hà Nội”............................................................................................74
3.2.1. Giải pháp về quản lý.............................................................................76
3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất – hạ tầng du lịch .......................................76
4


3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................77
3.2.4. Giải pháp về xúc tiến quảng bá ............................................................77
KẾT LUẬN .........................................................................................................80
Tài Liệu Tham Khảo ..........................................................................................81
Phụ Lục Ảnh .......................................................................................................83

5


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch một ngành kinh tế đang được định hướng phát triển, khai thác có
trọng điểm trên thế giới. Một ngành cơng nghiệp khơng khói. Ngày trong thời
kỳ hội nhập kinh tế thế giới các nước phát triển về ngành cơng nghiệp khơng

khói này ln tìm những hướng đi mới mẻ, phù hợp với văn hóa đất nước, lãnh
thổ của mình và ln tìm những riêng biệt, xây dựng thương hiệu và khẳng định
thương hiệu của từng quốc gia. Việc khai thác tạo ra các giá trị trong ngành du
lịch là rất cần thiết với từng quốc gia, từng vùng, từng địa phương.
Hà Nội thủ đô của Việt Nam có nhiều điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch
nên việc xây dựng lên các chương trình du lịch đặc sắc, có giá trị lớn, chương trình
du lịch thương hiệu thủ đô là việc cần thiết. Đề tài “ Xây dựng chương trình du lịch
“ Con đường di sản thế giới tại thủ đô Hà Nội” ” mong muốn khai thác, kết hợp
các giá trị của các di sản thế giới tại Hà Nội nhằm xây dựng một chương trình du
lịch mới, đặc sắc, một thương hiệu “ Du Lịch Di Sản Thủ Đô” quảng bá tới bạn bè
quốc tế.
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam hiện nay đã có 19 di sản được UNESCO cơng nhận là di sản thế giới,
trong đó Hà Nội laị thành chếm tới 4 di sản. Việt Nam chúng ta đã xây dựng thành
cơng chương trình du lịch “ Con Đường Di Sản Miền Trung” được rất nhiều du
khách nước ngoài lựa chọn và các công ty lữ hành khai thác mạnh. Hà Nội hiện tại
có 4 di sản thế giới tập trung tuy nhiên lại chưa xây dựng được một chương trình
du lịch tổng hợp các di sản lại được! Cũng do nhiều lý do từ khoảng cách các di
sản, số lượng, thời gian, cách quản lý, cơ sở vật chất...nên chưa tạo ra được một
chương trình du lịch di sản hợp lý. Bằng những kiến thức đã được học ở trương
cũng như những kiến thức thực tế em mong muốn sẽ góp một phần những ý kiến,
đóng góp của mình nhằm xây dựng một hình ảnh Hà Nội của Việt Nam tới du
khách trong và ngoài nước
6


2. Mục đích nghiên cứu
- Khai thác những giá trị độc đáo của các di sản thế giới ở Hà Nội
- Xây dựng một tuyến điểm du lịch mới và độc đáo nhằm phát triển thương hiệu du
lịch Di Sản ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam

3.Phạm vi nghiên cứu
Để tài tập trung vào nghiên cứu, khai thác các giá trị độc đáo của 4 di sản thế giới
tại Hà Nội, Xây dựng chương trình du lịch “ Di Sản” tại Hà Nội.
Đề tài khơng đi sâu, phân tích vào các chương trình du lịch khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu
- Khảo sát thực tế, thực địa
- So sanh, thống kê
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp dự báo
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng chương trình du lịch là quá trình khai thác các giá trị điểm du lịch,
tuyến điểm du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch để bán cho du khách và mang lại lợi
ích kinh tế cho cá nhân người xây dựng chương trình, doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước…. ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam từ khi ngành du lịch được thành lập ( năm
1960) đã có hàng ngàn, hàng triệu chương trình du lịch được xây và khai thác, nhất
là các chương trình “city tour”. Chương trình du lịch “ Con đường di sản thế giới
tại thủ đơ Hà Nội” đã có những đề tài nghiên cứu nhưng hầu hết chỉ xây dựng,
nghiên cứu các di sản thế giới riêng lẻ nhau hoặc kết hợp với các điểm tham quan
gần di sản thế giới đó. Chương trình du lịch “ Con đường di sản thế giới tại thủ đô
Hà Nội” là một đề tài mới đang được nghiên cứu, rất mong được sự chỉ bảo tận
7


tình của các thầy cơ, những nhà lãnh đạo, quản lý….để chương trình xây dựng
thành cơng.
6 Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận
được trình bày trong 3 chương chính.

Chương I: Khái quát về Hà Nội và du lịch Hà Nội
Chương II: Xây dựng chương trình du lịch “ Con đường di sản thế giới tại thủ đô
Hà Nội”
Chương III: Giải pháp phát triển chương trình du lịch “ Con đường di sản thế giới
tại thủ đô Hà Nội.

8


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀ NỘI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

1.1. Khái quát chung về Hà Nội
1.1.1. Địa lý, lịch sử, con người
1.1.1.1. Địa lý
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa
Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng,Hịa Bình cùng Phú
Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng
địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km²,
nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờphù sa bồi đắp,
ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà,
hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn
thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba
Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên
Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi
Nùng.
Thủ đơ Hà Nội có bốn điểm cực là:



Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.



Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.



Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.



Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
1.1.1.2. Lịch sử
9


Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xố bỏ các trấn, thành lập
các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội)
hai con sơng (hà) là sơng Hồng và sơng Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt
tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói
gọn lại là Hà Nội.
Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà
Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.
Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đơ mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý
tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sơnh Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên
sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long
(Rồng lên). Câu chuyện "Rồng lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới

đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc gia đã
có mấy nghìn năm dựng nước. Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công hiển
hách! Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm lược
nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Tới đầu thế
kỷ 15, đất nước lại một phen chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến
tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại
quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức
mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin
đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước.
Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng
"áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến
thắng Ðống Ða năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa
quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến
thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long.
Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802-1945) đóng đơ ở Huế. Thăng Long
trở thành lỵ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là
10


thành phố đứng đầu cả nước về sự nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp,
về sự phong phú, về dân số, về lịch thiệp và về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là
trái tim của cả dân tộc.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc Pháp
đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng lên chống
lại ách đơ hộ. Ðỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa
lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc.
Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc bản tun ngơn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ và Hà Nội là thủ đơ của đất nước.
Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là ngày 19/12/1946

quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc
kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng Ðiện Biên Phủ, quân Pháp
hoàn toàn thất bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội
vẫn là trái tim của đất nước Việt Nam .
Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng
không quân. Ðặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập
kích chiến lược bằng khơng qn lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Ðiện
Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm
dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hồn tồn giải
phóng, đất nước thống nhất tồn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội
khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đơ nước Cộng hồ Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.1.3. Con Người
"Chẳng thơm cũng thể hoa Nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
11


Lịch ở đây có nghĩa là trải (từng trải, trải qua, lịch duyệt, lịch sự hay lịch
lãm...). Câu ca dao cổ khẳng định cái nét của người Hà Nội xưa và ngày nay cịn
được giữ gìn trân trọng.
Tính cách thanh lịch của người Hà Nội thể hiện ở cách ứng xử văn hóa mà cụ
thể trong cách nói năng, ăn mặc, giao tiếp. . .
Tiếng nói Hà Nội trước hết là ở chỗ phát âm đúng, từ ngữ chuẩn xác, có thể
làm mẫu mực cho cả nước. Người Hà Nội cịn biết sử dụng tiếng nói lưu lốt, nhã
nhặn, lịch sự. ấy là vì ngồi tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội đã tiếp
thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất. Lời
nói của người Hà Nội thường ý nhị, tơn trọng người đối thoại. Họ khơng ưa cách
nói cộc lốc, thô lỗ.

Người Hà Nội rất sành ăn uống, họ đã nâng việc nấu nướng, ăn uống lên
thành một nghệ thuật, nghệ thuật ẩm thực. Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến,
từ chút gia vị, nước chấm cho đến cách bầy biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà
không phàm tục và khi ăn cảm thấy thích thú. Chính vì vậy các món q Hà Nội
trở nên nổi tiếng, chỉ riêng Hà Nội mới có.
Người Hà Nội ăn uống ý tứ, khi ăn uống thường mời chào nhau, nhường
người khác gắp trước, tiếp cho khách miếng ngon. Những hiện tượng ăn tục, uống
phàm, xô bồ ầm ĩ, xa lạ với phong cách ở đây.
Trong trang phục, người Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, tề chỉnh và trang
nhã. Mặc đẹp nhưng kín đáo, khơng cầu kỳ loè loẹt, không phô trương lố lăng.
Ngày nay trên đường phố Hà Nội ta thấy nhiều cô gái mặc váy và quần áo theo
kiểu châu Âu cũng rât đẹp, hiện đại mà duyên dáng. Ðiều đó chứng tỏ người Hà
nội không bảo thủ, họ biết tiếp thu cách ăn mặc hợp thời trang, phù hợp cuộc sống
sôi động hôm nay, nhưng từ những bộ trang phục ấy cũng toát lên một sự chọn lựa
đầy ý nhị. Còn khi sử dụng mầu sắc rực rỡ, họ thường biết cách phối hợp chúng để
bộc lộ quần áo vẫn giữ được phong cách nền nã, lịch sự.
12


Khơng chỉ thanh lịch trong ngơn ngữ, ăn mặc, tính chất thanh lịch ấy còn
được thể hiện trong cách làm ăn, cách giao tiếp. Ðó là vì Hà Nội đã có một q
trình lịch sử lâu dài, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực của bốn phương. Hà Nội tiếp
thu mọi tài hoa và chắt lọc, phát triển thành lề thói Hà Nội, câu ngạn ngữ "Khéo
tay hay nghề, đất lề kẻ chợ" là để ca ngợi cung cách làm ăn của Hà Nội.
Ngày hôm nay, Hà Nội cũng như cả nước đang mở rộng cửa đón bè bạn từ
khắp các nơi trên thế giới đến viếng thăm, làm ăn. Hà Nội đổi mới từng ngày từng
giờ. Nhiều dự án đầu tư, nhiều cơng trình mới dựng, Hà Nội cùng cả nước tiến vào
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng bản sắc Hà Nội từ ngàn xưa vẫn còn được
gìn giữ mãi. Với sức sống dẻo dai, với lịng yêu cái đẹp đã được hun đúc từ nhiều
đời, người Hà Nội hơm nay đang đẩy lùi những gì khơng phải là của mình. Từng

người, từng gia đình vẫn giữ "nếp nhà" cứ như thể người hà nội muôn đời thanh
lịch.
1.1.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc
1.1.2.1. Những giá trị văn hóa vật thể
1.1.2.1.1. Kiến trúc
Nói về địa giới khơng gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác
cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía đơng là đê sơng Hồng, cạnh phía tây là
Hàng Cót, Hàng điếu, Hàng Da, cịn đáy là trục Hàng Bông-Hàng Gai-Cầu Gỗ. Tại
khu phố này cho đến khi người Pháp đến, đều chung một dánh dấp, các phố chi
chít dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của mặt hàng sản xuất kinh
doanh tại những nơi đó: Hàng Ðường, Hàng Bạc, Hàng Bồ,...
Tất cả các ngôi nhà hai bên đường đều theo kiểu "nhà ống". Nhà như một cái
ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâucó khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục
cũng tương tự như sau: gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là
khoảng sân lộ thiên để láy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong có hịn non bộ, có
cá vàng), quanh sân là cây cảnh, là giàn hoa. Gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối
13


vào đó là khu phụ. Ða số là nhà một tầng lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn, với
nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái, xây giật cấp như những bậc
thang và đầu nóc là hai trụ.
Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và khơng mấy khi trổ cửa
sổ, nếu có thì rất nhỏ, vì các triều xưa cấm dân khơng được nhìn mặt vua từ trên
cao xuống, khi vua ngự giá đi trên đường). Bên cạnh các nhà ống phải kể đến đình
chùa, đền miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những cơng trình này là nơi thờ của
các làng thơn phường cũ, ngồi ra các cơng trình đó cịn phản ánh gốc gác của cư
dân kinh thành mà một bộ phận đáng kể là từ nhiều nơi khác di cư về đây làm ăn
...Mặt khác sự tồn tại của các đình miếu này cịn là bằng chứng của tâm linh người
Hà Nội cũ; bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Hà Nội

còn ln tìm cách hồ đồng với thế giới tâm linh, vì cùng với một khơng gian đơ
thị vật chất, vẫn tồn tại một không gian đô thị mang mầu sắc huyền thoại, thiêng
liêng, ở đó có thể giao hồ cùng với quá khứ chứa chất sức mạnh tiềm ẩn.
Khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn xinh xắn , những con
đường ấm áp người đi, những đề chùa mái cong mềm mại, lại còn cả những không
gian, cây xanh mượt mà và ngọt ngào hương... tất cả đã làm nên một vẻ đẹp mà chỉ
Hà Nội mới có.
Từ mười năm trở lại đây, thành phố được mở ra với các đường Giải phóng,
Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà. Khu biệt thự ven Hồ Tây ... với
khối nhà lớn cao tầng của các cơ quan xen kẽ với nhà của tư nhân mọc lên nhanh
chóng nhưng thiếu qui hoạch kiến trúc tổng thể. Hà Nội đang trong thời kỳ bùng
nổ về xây dựng, bộ mặt kiến trúc thay đổi hàng ngày. Sau khi hoàn thành mấy chục
khối nhà cao tầng này sẽ làm thay đổi hình ảnh của Hà Nội. Trong tương lai gần,
Hà Nội sẽ mở rộng với nhiều dự án lớn như các khu Nam cầu Thăng Long, Bắc
cầu Thăng Long. Du lịch Hồ Tây... với sự hợp tác và đầu tư của nước ngoài.
14


Tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề của kiến trúc hạ tầng, bảo vệ cảnh quan
mơi trường, giữ gìn vẻ đạp kiến trúc quý giá vốn có của Hà Nội đang là nhiệm vụ
rất quan trọng và vô cùng khó khăn
1.1.2.1.2. Trang phục
Trang phục của người Hà Nội cổ thời kỳ "tiền Thăng Long" chưa có gì khác biệt so
với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung.
Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và
các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong
mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo
cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn
ngang bụng làm cho thân hình trịn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước
và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mơ típ chấm trịn,

những đường gạch chéo song song và hai vịng trịn có chấm ở giữa. Màu sắc
thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.
Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật
liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vịng hoa tai bằng đá
gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ,
trái xoan hay hình cầu. Đàn ơng đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho
đỏ mơi.
Đến thời kỳ độc lập tự chủ (kỷ nguyên Đại Việt) do điều kiện ổn định cả về chính
trị, xã hội và đặc biệt là về kinh tế, Hà Nội đã trở thành kinh đơ và là một trung
tâm kinh tế chính trị của cả nước. Các cơ sở chăn tằm dệt lụa ra đời, việc bang giao
với bên ngoài cũng làm cho thị trường vải vóc phục vụ cho nhu cầu mặc ngày một
phong phú.
rong xã hội cũng đã có sự phân biệt đẳng cấp, trên có vua, quan, dưới có sĩ- nôngcông -thương. Cách ăn mặc của người Hà Nội thời kỳ này cũng theo đó mà phân ra
các phong cách và kiểu dáng, chất liệu khác nhau.
15


Vua mặc áo bào vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng đội mũ triều thiên. Quan lại
từ ngũ phẩm đến cửu phẩm mặc áo bào gấm, từ cửu phẩm trở lên mặc áo bào bằng
vóc. Màu sắc của trang phục cũng được phân rõ: quan nhất phẩm màu tía, nhị
phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu đào hồng. Khi vào triều phục phải đi tất, đi hia
và đội mũ phác đầu (mũ cánh chuồn).
Quan liêu, sĩ phu mặc áo dài tứ thân, màu thâm, có cài khít, quần thâm, búi tóc, cài
trâm sắt, đầu quấn khăn sa đen, đội nón chóp, đi dép ta, tay cầm quạt lơng hạc.
Trang phục võ tướng áo dài đến đầu gối, cánh tay áo may gọn gàng chật bó sát cổ
tay, tồn thân áo được phủ lên những mảnh giáp hoặc những diềm vải trang trí
hình xoắn ốc lớn, có trang trí thêm những quả cầu nhạc nhỏ hoặc tua rủ. Đai lưng
bằng da thắt sát bụng làm nổi lên đường nét khoẻ khoắn của cơ thể.
Các thành phần khác như phi tần, cung nữ mặc xiêm, người hầu trong cung mặc
váy mở, ca cơng, vũ cơng hay nhạc cơng trong cung đình cũng có những lối ăn

mặc riêng: váy nhiều nếp, tóc búi cao, điểm những bông hoa, chân quấn xà cạp có
trang trí hoạ tiết hoa văn. Binh lính chỉ mặc một áo xanh rộng tay, khơng có giáp,
trụ (điển chế thời Lý -Trần- Lê sơ).
Tầng lớp thứ dân trong kinh thành, nữ thường mặc áo tứ thân cổ tròn, quần thâm,
khăn the bóng, thắt lưng lụa, đi giày dép bằng da, cấm khơng được sử dụng màu
vàng và búi tóc như cung nhân. Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu
đen bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm, đa số cạo trọc đầu.
Sang thời Lê mạt do cơ cấu chính trị trong triều đình có nhiều thay đổi và trở nên
phức tạp bởi hệ thống cung vua phủ chúa nên lối phục sức của tầng lớp quý tộc
cũng ít nhiều thay đổi: Vua mặc long cổn, đội mũ tam sơn hay áo hoàng bào mang
đai ngọc; Chúa mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên mang đai ngọc; Hoàng thái tử
(con vua) mặc áo xanh đội mũ dương đường; Vương thế tử (con chúa) mặc áo đỏ
đội mũ cánh chuồn dát vàng, bố tử kỳ lân...
16


Học trị và người thường khi có cơng việc đều mặc áo thâm, dân quê mặc áo vải
thô màu trứng. Đến cuối thời Lê thì ai cũng mặc áo thanh cát màu thâm, xanh sẫm,
màu sừng, màu trắng ít dùng. Có thời kỳ màu sừng là màu của tầng lớp vương,
công, khanh, sĩ. Nhưng về sau bất kể người sang hèn đều mặc màu này. Còn các
màu xanh sẫm, xanh nhạt thì lại cho là q khơng dùng nữa (Phạm Đình Hổ (Vũ
Trung tuỳ bút).
Cuối thế kỷ XIIX đầu XIX, trang phục của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi cả
về chất liệu lẫn kiểu dáng. Những loại vải như the, lĩnh, lượt, là được sử dụng khá
phổ biến với những kiểu dáng chính như tứ thân cho nữ, áo dài cài chéo vạt cho
nam. Sang trọng nữa, đàn ông, đàn bà mặc áo dài lụa trắng bên trong, ngoài lồng
áo may bằng sa, xuyến hoặc băng (là những loại vải mỏng có độ bóng, đơi khi có
hoa).
Vương hầu, quan chức thì dùng hàng đoạn, gấm, vóc. Đoạn gần như lĩnh nhưng
dày hơn. Vóc là thứ đoạn mỏng có hoa đồng màu, cịn gấm có hoa dệt màu sặc sỡ

hoặc bằng kim tuyến.
Hà Nội xưa cịn có loại áo mặc trong đám cưới, do nhà chủ giàu có may cho tất cả
các khách đến ăn cưới. Xong việc, những áo ấy được nhuộm lại, đem bán rẻ, gọi là
"Cố y". Dân lao động thì chủ yếu dùng áo vải nhuộm nâu, vải mỏng nhuộm nâu
non lại là mặt hàng ưa thích của các cơ gái bình dân để may áo cánh. Người khá
giả cũng dùng màu nâu nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Thế hệ người già thường
thích màu tiết dê, tam giang. Phường Đồng Lầm (nay là làng Kim Liên, quận Đống
Đa) có nghề nhuộm nâu nổi tiếng.
Màu vàng vẫn bị cấm, chỉ dành riêng cho nhà vua và áo khoác các tượng Thần,
Phật. Màu đỏ chủ yếu dùng trong tầng lớp cơng, hầu, khanh, tướng. Vóc đỏ hay
gấm đỏ tươi còn được gọi là màu đại hồng. Con quan to mới sinh ra cũng mặc áo
đỏ. Còn nhà giàu chỉ khi bố mẹ khao thượng thọ mới được con cháu mừng cho
17


chiếc áo the đỏ. Phường Hàng Đào chuyên làm nhuộm điều. Màu hoa đào bị coi là
lẳng lơ, không đứng đắn, thường dùng cho người múa hát.
Màu xanh nhạt "hồ thuỷ" hoặc "thiên thanh" được dùng nhuộm áo mặc lót trong
hoặc để lót lần trong áo kép, áo bơng. Các cơ gái vùng ngoại thành lại thích màu
hoa hiên. Mặc áo cánh nâu non, yếm lụa, thắt lưng màu hoa hiên, cũng là "mốt"
một thời của các cô gái Hà Nội.
Chị em nhỏ nhắn thì ưa thắt một dây lưng màu quan lục, hay tam giang cho nổi rõ
cái lưng ong. Kiểu áo phổ biến vẫn là tứ thân, thắt lưng bằng dải lụa màu, còn gọi
là "ruột tượng". Nhà bn thành thị, nhà giàu xứ q, cịn đeo vào thắt lưng một bộ
"xà tích" bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng thuốc lào cũng
bằng bạc và chùm chìa khố.
Ngồi ra kiểu áo 5 khuy, tay rộng cũng được giới chị em 36 phố phường chấp
nhận. Khi mặc, các cô chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe cái yếm cổ xây, ôm lấy
cái cổ trắng nõn nà, cao ba ngấn. Phụ nữ phố phường hay dùng yếm trắng. Phụ nữ
ngoại thành dùng yếm nâu.

Hội hè mặc yếm đào, yếm hoa hiên. Các bà đứng tuổi ưa cổ xẻ, từ cổ yếm có 3
đường khâu xoè ra. Nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc
khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo
trong và quần màu trắng.
Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bơng cộc, trần qn cờ.
Ngồi trang phục ra thì trong cách ăn mặc của người Hà Nội cịn có nhiều thứ phụ
trang đi kèm như giày dép, mũ, nón, ơ, lại thên chút đồ trang sức bằng vàng, bạc
như vòng, nhẫn, dây, xuyến... để làm tăng vẻ đẹp ngoại hình.
Nhìn lại quá trình lịch sử, trang phục của người Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều
thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên cái vẻ đẹp lịch sự, tranh nhã trong phong
cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo thì vẫn được bảo tồn như là một đặc điểm
18


riêng của trang phục Hà Nội. Có nhà văn nói rằng, người Hà Nội trong bộ quần áo
cần lao giản dị mà vẫn đượm vẻ phong lưu. Đó quả là một nhận định tinh tế.
1.1.2.1.3. Ẩ thực
Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy
và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưngẩm thực thành phố
cũng nó những nét riêng biệt. Cốm làng Vịng được những người dân của ngôi làng
cùng tên thuộc quận Cầu Giấy làm đặc trưng bởi mùi thơm và màu sắc. Cốm làm
từ giống nếp vàng gặt khi cịn non, gói trong những tàu lá sen màu ngọc thạch và
được những người bán hàng rao bán ngay từ sáng sớm. Tuy phổ biến nhất là cốm
tươi, nhưng món ăn này cịn được chế biến thành món chả cốm. Đây cũng là một
món quà được dùng trong các dịp vui.
Thanh Trì, làng vùng ngoại ơ khác thuộc phường Thanh trì, quận Hồng mai, nổi
tiếng với món bánh cuốn. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng
như tờ giấy. Những phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng, đội trên đầu và đi
rao khắp các ngõ phố của Hà Nội. Bánh xếp trong thúng, từng lớp gối nhau trên
những tàu lá chuối. Khi ăn, bánh được bóc từng lớp rồi cuộn lại, bày trên những

chiếc đĩa. Món bánh cuốn Thanh Trì được ăn cùng với loại nước mắm pha theo
cơng thức đặc biệt của người Thanh Trì, đậu phụ rán nóng, chả quế. Ngày nay,
bánh cịn được ăn với thịt ba chỉ quay giịn.
Một món ăn khác của Hà Nội, tuy xuất hiện chưa lâu nhưng đã nổi tiếng, là chả cá
Lã Vọng. Vào thời Pháp thuộc, gia đình họ Đoàn phố Hàng Sơn, ngày nay là 14
phố Chả Cá, đã tạo nên một món ăn mà danh tiếng của nó làm thay đổi cả tên con
phố. Chả được làm từ thịt cá lăng – hoặc cá quả, cá nheo nhưng sẽ kém ngon hơn –
thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre
nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của thực khách. Chả cá Lã Vọng phải ăn nóng,
kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ
tươi chẻ nhỏ, chấm với mắm tôm.
19


Phở là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng phở Hà Nội có những cách chế biến
đặc trưng riêng. Phở Hà Nội mang vị ngọt của xương bò, thịt vừa chín đến độ để
vẫn dẻo mà khơng dai, màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Sau khi
được trần qua nước nóng, bánh phở được dàn đều trong bát, bên trên là những lát
thịt mỏng cùng hành hoa, rau thơm. Cùng với thời gian, nhiều món phở mới xuất
hiện với những cách chế biến khác nhau, như phở xào, phở rán...
Ở Hà Nội cịn có nhiều món ăn đặc trưng khác như phở cuốn, bún thang, bún
chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, tào phớ
An Phú, nem chua làng Vẽ, nem Phùng, giò chả Ước Lễ.
1.1.2.2. Những giá trị văn hóa phi vật thể
1.1.2.2.1. Lễ hội
Thăng Long – Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc
Việt Nam, cùng với vùng đất tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Cũng như các vùng đất
khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất
vào mùa xuân. Phần nhiều các lễ hội tưởng nhớ những nhân vật lịch sử, truyền
thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, An Dương Vương... Một

vài lễ hội có tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị
Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, hội chạy cờ làng Đơ Thao, lễ hội thả diều
truyền thống Bá Giang.
Từ ngày 9 dến 12 tháng 1 âm lịch, lễ hội Triều Khúc được tổ chức tại ngơi làng
cùng tên, thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, nơi nổi tiếng với nghề làm nón
quai thao và may các đồ thờ như lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía. Lễ hội được mở
đầu bằng lễ rước long bào từ đình Sắc về đình Lớn. Khi cuộc tế lễ trong đình bắt
đầu thì ngồi sân đình các trị vui cũng được tổ chức. Một trong những trò vui
được nhiều người ưa thích nhất là trị đĩ đánh bồng. Đĩ đánh bồng do hai nam
thanh niên mặc trang phục nữ giới biểu diễn, nhún nhảy và đánh chiếc trống Bồng
20


đeo trước bụng. Nhiều trò vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu sẽ
được tổ chức cho tới ngày 12, hội kết thúc bằng lễ rã đám.
Một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ là lễ hội Thánh Gióng hay
cịn gọi là hội làng Phù Đổng (xã Phù đổng huyện Gia Lâm), xuất phát từ một câu
truyện truyền thuyết về Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian
Việt Nam. Vào 9 tháng 4 âm lịch hàng năm, những người dân ở khắp nơi tụ hội về
đây tham dự, xem lễ hội làng. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên một diễn
trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Bắt
đầu từ ngày 6, người dân làng tổ chức rước lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay
lên đền Thượng và ngày chính hội tổ chức hội trận, tái hiện lại cảnh Thánh Gióng
phá giặc Ân. Các ngày từ 10 đến 12 được tiếp nối bằng các lễ rửa khí giới, rước cờ
báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo.
Ngồi lễ hội chính tại làng Phù Đổng, một vài nơi khác cũng tổ chức hội Gióng
như hội đền Sóc ở xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, hội Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn,
hội Phù Thánh Gióng ở làng Chi Nam, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.
Trong nội ô thành phố, vào ngày 5 Tết Nguyên Đán, lễ hội Quang Trung được tổ
chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa. Địa điểm này từng là nơi diễn ra trận

đánh giữa nhà Tây Sơn và quân Thanh vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ
Dậu, tức 1789. Lễ hội Quang Trung được tổ chức với nhiều trò vui, trong đó tiết
mục rước rồng lửa do thanh niên mặc quần áo võ sinh thời cổ rước đi quanh sân
lớn, cùng một đám võ sinh múa côn quyền tái hiện lại hình ảnh của quá khứ.
Ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, lễ hội chùa Hương tấp nập du khách từ giữa
tháng 1 tới tận tháng 3 âm lịch, nhưng đông nhất vào khoảng từ ngày rằm tháng
giêng đến 18 tháng 2. Với cảnh núi non, sông nước cùng quần thể di tích chùa
Hương, lễ hội là điểm đến của các tăng ni, phật tử, những người hành hương và
khách du lịch. Theo hành trình phổ biến, khách chảy hội thường bắt đầu từ bến
Đục, ngồi đò theo dòng suối Yến ghé lễ đền Trình. Từ đó, họ tiếp tục đi qua cầu
21


Hội, hang Sơn thủy hữu tình, núi Đồi Chèo, núi Con Voi, núi Mâm Xôi, núi Con
Gà... rồi cập bến vào chùa Thiên Trù. Từ đây, du khách bắt đầu hành trình đi bộ
thăm chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng và đến đệ nhất động Hương Tích.
Vào những ngày đơng, dịng người trẩy hội kéo dài khơng ngớt. Lễ hội chùa
Hương là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất Việt Nam.
1.1.2.2.2. Nghệ thuật
Múa rối nước:
là một trong những loại hình độc đáo nhất. Với sân khấu là mặt nước, diễn viên là
các con rối, cộng với hiệu quả của ánh sáng và pháo hoa đã tạo ra những màn biểu
diễn hấp dẫn và huyền ảo.
Theo sử liệu cũ, múa rối nước ở nước ta có từ lâu đời. Nghệ thuật múa rối nước là
sản phẩm đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam với nền văn minh lúa
nước. Mỗi phường múa rối nước đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng
nhìn chung, các tích trị đều gắn với truyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản
ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất
vả trước thiên tai, địch hoạ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
Thông điệp mà múa rối nước truyền tải đến người xem là sống vui, vui sống. Điều

độc đáo của múa rối nước là sự kết hợp tổng hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật tạo
con rối, nghệ thuật biểu diễn dân gian với kỹ thuật lắp máy, lắp dây điều khiển con
rối và nghệ nhân biểu diễn. Chính vì thế, múa rối nước tạo ra những giây phút
được sống vui, vui sống một cách thần tình, kỳ ảo, như thật, đem đến cho người
xem niềm vui dân dã, hồn nhiên, sảng khối.
Múa rối nước cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác không phải tất cả
đều sinh ra từ Thăng Long - Hà Nội, nhưng khi được trình diến ở đất Kinh kỳ - nơi
hội tụ, kết tinh, toả sáng và phát triển các giá trị văn hố dân tộc - bộ mơn nghệ
thuật đó dần được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Các tích trị Thăng Long Hà Nội đều tập trung phản ánh tư tưởng tình cảm, khơng khí lao động của người
22


dân, gắn chặt với hội làng và địa linh nhân kiệt đất Thăng Long…Chất bác học hoà
quyện với chất dân gian làm cho nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội có nhựa sống
dồi dào, khắc phục những thơ sơ, thơ thiển của buổi sơ khai để vươn tới hoàn thiện.
Hát ca trù
Hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết
hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một
loại ca trong cung đình và được giới q tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự
phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. át nói là sự phàm tục
hố những thể thánh ca. Trước khi có Hát nói, ở Việt Nam đã có những bài hát
xoan, hát cửa đền, cửa chùa, những bài thét nhạc. Những thể ca trong các dịp tế lễ
đó chuyển dần công dụng và được các tao nhân, mặc khách tổ chức ngay trong
những cuộc giải trí riêng của họ . Các bài hát ả đào bắt đầu từ đó. Hát nói là sự cụ
thể hố ảnh hưởng của tư tưởng Lão-Trang. Xưa kia văn chương Việt Nam về nội
dung phải gị bó trong những tư tưởng Khổng Mạnh, về hình thức phải đem theo
những qui luật khắt khe, những lối diễn tả nhất định. Cuối thế kỷ thứ 18, do hoàn
cảnh rối ren trong xã hội, tư tưởng Lão-Trang có cơ hội bành trướng và hát nói
chính là sáng tạo của các nhà nho phóng khống, thích tự do, ở đấy họ có thể gửi
gấm những tư tưởng, cảm xúc vượt ra ngồi khn phép với cách diễn đạt cởi mở,

rộng rãi hơn. Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa
cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong
hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc,
có cước vận, yêu vận . Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp
gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối ... Trong lối Hát ả đào có nhiều loại
như: Dâng hương, Giáo trống, Gủi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thơng dụng và
có tính văn chương lý thú nhất.

23


Hát Ải Lao
Ông Nguyễn Trọng Hinh, Trưởng Ban quản lý di tích đình Hội Xá, đồn trưởng
(xưa gọi là trùm trưởng) của đoàn hát Ải Lao, kể: Truyền thuyết kể rằng, xưa kia,
khi Thánh Gióng cùng đội quân đi đánh giặc qua bờ sông Thiên Đức (sông Đuống
ngày nay), các trai đinh trong làng Hội Xá đã xin đi theo. Trong số những trai đinh
xin đi đánh giặc có đủ mọi thành phần, từ người đang câu cá bên bờ sông cầm theo
cả cần câu đi, rồi đến người thợ săn mang theo cung tên, đến đám trẻ chăn trâu
cũng theo ơng Gióng đi đánh giặc… Đặc biệt, trong đồn hát Ải Lao cịn có một
nhân vật đặc biệt, đó là ông Hổ. Theo truyền thuyết, thời Hùng Vương thứ 6 là thời
điểm cõi người với cõi thánh gần nhau, ông Hoàng Hổ là một trong những thiên
tướng của nhà trời được sai xuống đi theo Thánh Gióng đánh giặc. Ông Hoàng Hổ
và phường Ải Lao là đoàn quân với đủ mọi thành phần, tượng trưng cho sức mạnh
tổng hợp của cả nước khi có giặc ngoại xâm đến, mọi người, mọi thành phần đều
tìm mọi cách để đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Đây cịn là đồn qn tiên phong
trong đội quân của Thánh Gióng (kiểm tra trước khi đánh trận), bởi sau khi ông Hổ
đi khám chiếu xong mới được phất cờ lệnh. Sau khi chiến thắng, đoàn quân Ải Lao
đã tổ chức múa hát mừng chiến thắng.
Đồn múa hát Ải Lao khoảng 30 người, trong đó có 1 ơng trưởng đồn (trùm
trưởng), một người đóng ơng Hoàng Hổ, 1 người đánh trống khẩu, 1 đánh chiêng,

1 cầm cung tên (tượng trưng cho người đi săn); 1 người cầm cần câu (tượng trưng
cho người câu cá); 2 người cầm cờ lau (nhắc lại sự tích đám trẻ chăn trâu làng Hội
Xá chơi cờ lau theo Gióng đi đánh giặc và giắt bơng lau che kín mình cho vị
Thánh), số còn lại vừa cầm sênh và hát. Đi cùng với phường Ải Lao là 12 em mặc
áo dài đỏ cầm roi mây đi dẹp đám.
Trong suốt quá trình diễn ra Hội Gióng, phường Ải Lao hát rất nhiều bài, mỗi bài
có nội dung khác nhau: Hát khi vào đền dâng lễ trình; hát thờ đền Thượng; hát thờ
đền Thánh mẫu (người sinh ra Gióng); hát sử (kể lại sự tích Thánh Gióng đánh
24


giặc Ân bằng lời ca); hát kéo hội đi đường; hát rước hội xuống đồng vào giá ngự;
hát câu cá; hát về cây tre; hát săn hổ; hát về đền sau khi thắng trận... Tùy từng thời
gian, địa điểm mà những bài hát được ứng khẩu cho phù hợp hoàn cảnh.

Điều đặc biệt của phường hát Ải Lao là toàn nam, tuổi quy định thấp nhất từ 35
tuổi trở lên, và tất cả phải là trai đinh của các dòng tộc trong làng, con rể hay ngoại
tộc đều không được tham gia.
Hát trống quân
Hát trống quân là một sinh hoạt văn nghệ dân gian đậm tính cộng đồng làng xã
và là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trống quân Hà
thành từ lâu đã nổi tiếng với các địa danh Song Phượng (Đan Phượng), Hát Mơn
(Phúc Thọ), Khánh Hà (Thường Tín), Quang Minh (Thanh Oai), Hồng Diệu
(Chương Mỹ)… bởi những làn điệu và hình thức sinh hoạt độc đáo.
Đặc điểm của hát trống quân là mỗi bên có từ hai đến năm hoặc bảy người một
nhóm. Trong hát trống qn, người tìm ra những câu đối được gọi là "người xui",
và họ đóng vai trị quan trọng trong mỗi lần thi tài. Những vế đối phải đạt yêu cầu
về thanh âm và ngữ nghĩa. Nếu bên nào khơng kịp ứng khẩu thì coi như thua và
"phần thưởng" cho bên thắng thường là những sản vật quê nhà. Những lần hát giao
duyên đó càng về khuya càng mặn mà, sâu xa nghĩa tình và là nhịp cầu nối của biết

bao cặp nam nữ đến với nhau.
Khi hát Trống qn có trống dẫn nhịp. Người ta cịn gọi là trống này là "trống
thùng". Trống thùng được cấu tạo như sau: Hai cọc được được cắm ở hai bên, một
bên cọc là phe nam, một bên cọc là phe nữ đứng (hoặc ngồi). Một sợi dây thừng
được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi dây đặt một cái thùng, mặt rỗng úp xuống
một hố đất nhỏ, mặt đáy trên sát sợi dây. Người ta gõ vào đầu dây ở phía cọc, dây
bật vào đáy thùng mà kêu thành tiếng. Khi đối đáp, bên nào hát dứt câu thì đánh
vào trống thùng để làm nhịp "lưu không", vừa để thúc giục phe bên kia hát đáp lại.
25


×