Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Lễ pốt đẳm của người thái trắng ở xã chăn nưa huyện sìn hồ tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.75 KB, 85 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
…..…..o0o………

LỄ PỐT ĐẲM CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG
Ở XÃ CHĂN NƯA, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh Vân
Sinh viên thực hiện

: Lâm Văn Khánh

Lớp

: VHDT 14B

Hà Nội – 2012
Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
1


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh


LỜI CẢM ƠN
Khố Luận với đề tài “Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn
Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” được hồn thành là nhờ sự giúp đỡ tận
tình của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân, cùng với sự giúp đỡ và động viên của
các thầy, cơ giáo trường Đại Học Văn Hố Hà Nội, khoa Văn Hoá Dân Tộc
Thiểu Số, sự giúp đỡ của UBND xã Chăn Nưa cùng toàn thể các cô, các bác
và các nghệ nhân tại xã Chăn Nưa. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn và
long biết ơn chân thành tới tất cả.

Với dung lượng kiến thức, lý luận, thực tiễn cũng như thời gian có
hạn, khố luận chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu xót. Vậy nên tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp để khố luận có thể hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên

Lâm Văn Khánh

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
2


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................. 6

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................ 7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 8
7. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở XÃ CHĂN
NƯA ..................................................................................................................... 10
1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Chăn Nưa - huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu............ 10
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai ......................................................................... 11
1.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 13
1.1.4. Mạng lưới sông, suối và chế độ thủy văn .................................................. 13
1.1.5. Thảm thực vật và hệ động vật .................................................................... 13
1.2. Người Thái trắng ở bản xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu........... 14
1.2.1. Lịch sử tộc người........................................................................................ 14
1.2.2. Hoạt động mưu sinh ................................................................................... 17
1.2.3. Văn hóa vật chất......................................................................................... 21
1.2.4. Văn hóa xã hội ........................................................................................... 24
1.2.5. Văn hóa tinh thần ....................................................................................... 26
Chương 2:LỄ PỐT ĐẲM TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI
TRẮNG Ở XÃ CHĂN NƯA .............................................................................. 30
2.1. Lễ cưới truyền thống của người Thái Trắng ở xã Chăn nưa......................... 30
Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
3


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh


2.1.1. Quan niệm về cưới xin truyền thống của Thái Trắng ................................ 30
2.1.2. Các quy tắc cơ bản trong cưới xin truyền thống của người Thái Trắng ... 32
2.2. Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa ...................................... 41
2.2.1. Nguồn gốc của lễ Pốt Đẳm ........................................................................ 41
2.2.2. Quan niệm vể lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ...................................... 42
2.2.3. Một số quy tắc trong lễ Pốt Đẳm ............................................................... 43
2.2.4. Lễ vật trong lễ Pốt Đẳm ............................................................................. 45
2.2.5. Các bước tiến hàh trong lễ Pốt Đẳm ......................................................... 47
2.2.6. Ứng xử của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa trong những trường hợp
đặc biệt ................................................................................................................. 54
2.2.6.1. Những trường hợp không được làm lễ Pốt Đẳm .................................... 54
2.2.6.2. Những trường hợp không kịp làm lễ Pốt Đẳm ........................................ 55
2.3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lễ Pốt Đẳm trong hôn nhân của người
Thái Trắng ở xã Chăn Nưa ................................................................................... 57
2.4. So sánh lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa với lễ Pốt Đẳm
của người Thái Trắng ở khu vực lân cận ............................................................. 58
Chương 3: LỄ PỐT ĐẲM CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở XÃ CHĂN
NƯA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÌN GIỮ, PHÁ
HIUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA TỘC NGƯỜI TRONG LỄ PỐT
ĐẲM .................................................................................................................... 62
3.1. Sự biến đổi trong lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa hiện
nay ........................................................................................................................ 62
3.1.1. Trong quan niệm về lễ Pốt Đẳ ................................................................... 62
3.1.2. Trong quy tắc của lễ Pốt Đẳm ................................................................... 63
3.1.3. Về lễ vật trong lễ Pốt Đẳm ......................................................................... 64
3.1.4. Về các bước tiến hành trong lễ Pốt Đẳm ................................................... 66

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
4



Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

3.1.5. Về ứng xử của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa trong những trường
hợp đặc biệt .......................................................................................................... 67
3.2. Về ý nghĩa và tầm quan trọng của lễ Pốt Đẳm trong hôn nhân của người
Thái Trắng ở xã Chăn Nưa hiện nay .................................................................... 69
3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi ........................................................................ 70
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 70
3.3.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 71
3.4. Phương hướng và giải pháp, khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa tộc người trong lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa .. 72
3.4.1. Phương hướng ............................................................................................ 72
3.4.2. Giải pháp, khuyến nghị .............................................................................. 72

Kết luận: ............................................................................................. 75
Tài liệu tham khảo. ............................................................................ 77
Phục lục. ............................................................................................. 79

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
5


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Đời người sinh ra và lớn lên có biết bao bước ngoặt trong cuộc sống.
Bước ngoặt quan trọng nhất đó chính là lập thành gia thất. Với người Thái
cũng vậy, cưới xin là một sự kiện lớn nhất của con người, nó khơng chỉ đánh
dấu sự trưởng thành của mỗi cá nhân nam - nữ, mà nó cịn là trách nhiệm, là
nghĩa vụ cao cả của mỗi người, mỗi cộng đồng. Hơn nhân cịn là sự thể hiện
lịng hiếu kính với các bậc sinh thành, trách nhiệm của cá nhân đối với gia
đình và xã hội.
Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đặc biệt là
trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như ngày nay
thì việc biến đổi vể kinh tế sẽ kéo theo những biến đổi về văn hóa, lối sống,
phong tục …và tộc người Thái ở Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Tuy những
biến đổi đó chưa đủ làm thay đổi hay mất hẳn ngay các nghi lễ truyền thống,
trong đó có tập tục cưới xin của người Thái, xong nó đã tạo nên những “vết
xước” cho lớp văn hóa dày của dân tộc Thái, là nguy cơ cho những biến đổi to
lớn về văn hóa tộc người Thái sau này. Đây chính là những vấn đề bức xúc
đang đặt ra đối với việc gìn giữ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Thái,
đặc biệt là nhóm Thái Trắng tại xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Trong lễ cưới, hội tụ và thể hiện khá đầy đủ những nét văn hóa đặc sắc,
độc đáo của mỗi tộc người. Lễ cưới còn là dịp thể hiện tinh thần cố kết cộng
đồng, bởi trong lễ cưới có những hoạt động mang tính tập thể truyền thống.
Người Thái Trắng nói chung và Thái Trắng ở xã Chăn Nưa nói riêng
đều rất cầu kì trong cưới xin vì có những nghi thức, nghi lễ trong đám cưới
khá phức tạp. Lễ Pốt Đẳm - chính là một trong các nghi lễ đó mà bất kì một

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
6


Khóa luận tốt nghiệp


Lâm Văn Khánh

đám cưới nào của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa phải thực hiện. Người
Thái Trắng ỏ đây quan niệm đã có cưới xin phải tiến hành lễ Pốt Đẳm.
Tục cưới xin của người Thái thì đã được nhiều học giả quan tâm,
nghiên cứu từ rất lâu, xong trong cưới xin còn nhiều những nghi thức, nghi lễ
mà ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau. Vì thế mà việc nghiên cứu những nghi
lễ đặc trưng trong cưới xin ở mỗi vùng, miền là chưa rõ nét. Là một đứa con
của người Thái, sinh ra và lớn lên tại xã Chăn Nưa, hơn thế nữa sẽ là người
cộng tác trong lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số trong tương lai từ lâu tôi
đã mong muốn đi tìm hiểu về những đặc trưng trong cưới xin của dân tộc
mình, đặc biệt là nghi lễ Pốt Đẳm của dân tộc Thái Trắng. Bởi vậy tôi đã
quyết định chọn đề tài “Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa,
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong
muốn góp một phần nhỏ để bổ sung cho các cơng trình nghiên cứu của nhiều
học giả đi trước, giới thiệu với bạn đọc quan tâm tới văn hóa Thái, đặc biệt là
các nghi lễ trong cưới hỏi, giúp mọi người hiểu rõ hơn về lễ cưới của người
Thái cũng như nét văn hóa truyền thống của người Thái, chung tay cùng tộc
người Thái bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tộc
người Thái tại quê hương mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích giới thiệu về các nghi lễ trong đám cưới, lễ Pốt
Đẳm truyền thống và những biến đổi của nó trong xã hội hiện đại của dân tộc
Thái Trắng ở xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp trong việc bảo tồn
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái Trắng ở xã Chăn
Nưa đang ngày bị biến đổi và mai một dần trong quá trình phát triển cũng như
dưới những tác động của hồn cảnh xã hội hiện nay.


Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
7


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

3. Lịch sử nghiên cứu
Đám cưới và các nghi lễ trong đám cưới của người Thái đã từng được
các học giả đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu, bài viết như: Văn
hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc của Trần Bình (2009).Người Thái ở
Tây Bắc ViệtNam của Cầm Trọng (1978). Thái Đen - Thái Trắng và sự phân
bố cư dân Tày - Thái cổ ở Việt Nam của Cầm Trọng, Trần Quốc Vương
(1987). Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm
(1996). Luật tục Thái ở Tây Bắc của Cầm Trọng - Ngô Đức Thịnh… Tuy
nhiên, nói riêng về nghi lễ trong đám cưới của người Thái Trắng ở xã Chăn
Nưa, đặc biệt là lễ Pốt Đẳm trong đám cưới của người Thái thì từ trước tới
nay chưa có cơng trình nghiên cứu hoặc bài viết nào đi sâu và miêu tả, phân
tích một cách cụ thể, chi tiết. Vì thế mà đây cũng là một trong những lý do mà
tôi chọn đề tài và địa điểm này để nghiên cứu.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vị nghiên cứu:
Về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu tại xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu, và nghiên cứu một vài địa điểm xung quanh vùng để đối chiếu
so sánh.
Về thời gian: Từ trong truyền thống tới nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu:
Bài nghiên cứu được hoàn thành từ nguồn tư liệu tổng hợp từ những

điều tra điền dã tại xã Chăn Nưa và từ các tác phẩm nghiên cứu về người Thái
của nhiều học giả đã nghiên cứu trước đây đã cơng bố.
Bài viết cịn vận dụng những quan điểm và lý thuyết về văn hóa học
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phân tích,
Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
8


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

nhận định và đánh giá lễ Pốt Đẳm như một chỉnh thể thống nhất trong các mối
quan hệ tương tác với các yếu tố kinh tế, xã hội, và không gian địa lý tộc
người Thái trong mối quan hệ biện chứng, vận động và biến đổi. Khi xem
xét, phân tích, nghiên cứu các yếu tố trong lễ Pốt Đẳm truyền thống, và sự
biến đổi của nó ln được đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong bối cảnh
kinh tế xã hội của xã Chăn Nưa.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để nhìn nhận, đánh giá một cách xác thức về lễ Pốt Đẳm của người
Thái ở bản Chiềng Chăn, nhằm nêu bật được những tính chất đặc điểm của
các yếu tố truyền thống trong lễ Pốt Đẳm cũng như sự biến đổi của nó, khóa
luận sử dụng một số biện pháp sau đây:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh giá
sự vật hiện tượng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, dân tộc học, mỹ thuật
học …
- Phương pháp điền dã dân tộc học tại thực địa bao gồm: quan sát,
phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm…là những phương pháp chủ yếu.
- Tổng hợp so sánh thống kê, phân tích thơng tin, tài liệu …

6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài khóa luận mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tư
liệu cho các cơng trình nghiên cứu đi trước nhằm tái hiện lại một cách đầy đủ
nhất về lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa trong lễ cưới truyền
thống của dân tộc Thái Trắng.
Về mặt văn hóa xã hội: đây là cơ hội để khóa luận góp một phần nhỏ
trong cơng tác quảng bá, giới thiệu về văn hóa tộc người Thái Trắng đến với
bạn bè trong và ngoài nước, đến với những ai quan tâm tới văn hóa truyền
thống của người Thái Trắng đặc biệt là về các nghi lễ trong đám cưới truyền
Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
9


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

thống giúp mọi người hiểu rõ, rộng, sâu thêm về văn hóa Thái, từ đó cùng
chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp trong văn hóa Thái.
Về mặt đời sống tâm linh: khóa luận nhằm tái hiện một phần đời sống
tâm linh của người Thái thông qua lễ Pốt Đẳm. Đây không chỉ là một phần
nghi thức trong hôn nhân truyền thống mà đây là cầu nối giữa con người với
tổ tiên, thần linh. Từ đó giúp người Thái biết trân trọng gìn giữ và phát huy
tốt hơn nữa trong việc thực hành cũng như bảo tồn nghi lễ này.
7. Bố cục của đề tài
Trong bài khóa luận này, ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo ra, phụ lục nội dung chính của bài gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa.
- Chương 2: Lễ Pốt Đẳm truyền thống của người Thái Trắng ở xã Chăn
Nưa.

- Chương 3: Lễ Pốt Đẳm truyền thống của người Thái Trắng ở xã Chăn
Nưa hiện nay và một số giải pháp nhằm gìn giữ phát huy những giá trị văn
hóa tộc người trong lễ Pốt Đẳm.

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
10


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở XÃ CHĂN NƯA
1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Chăn Nưa là một xã nghèo thuộc huyện Sìn Hồ. Tồn xã có 17 bản,
trong đó có 08 bản vùng thấp và 09 bản vùng cao. Người dân trong xã (đặc
biệt là người Thái) chủ yếu làm nghề nông nghiệp thuần túy, đời sống nhân
dân cịn nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu. Thời tiết khắc
nghiệt, địa bàn chủ yếu là đồi núi là những gì dễ nhận thấy nhất khi đặt chân
tới xã. Do địa bàn chủ yếu là đồi núi và có mưa nhiều nên giao thơng trong xã
thường xảy ra tình trạng sạt lở, đường xá đi lại khó khăn, nhất là các đường
lên các bản vùng cao của xã.
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Chăn Nưa nằm ở tọa độ : 103010’11’’ kinh độ Đông, 22014’35’’ vĩ
độ Bắc. Đây là một xã vùng thấp của huyện Sìn Hồ với bản trung tâm là bản
Chiềng Chăn. Nằm cách trung tâm huyện 40 km về phía Nam, tồn xã có tổng
diện tích tự nhiên là 17062,28 ha với các phía:
- Phía Bắc tiếp giáp biên giới Việt - Trung và huyện Phong Thổ.
- Phía Nam tiếp giáp với thị xã Mường Lay (cũ) và tỉnh Điện Biên.

- Phía Đơng tiếp giáp với xã Lạng Mơ và trung tâm huyện Sìn Hồ.
- Phía Tây tiếp giáp với xã Nậm Hàng và huyện Mường Tè.
Chăn Nưa là một trong những xã nghèo của huyện Sìn Hồ có địa hình
phức tạp. Các bản thuộc xã thì nằm rải rác và có khoảng cách khá xa nhau và
cách trung tâm xã trên dưới 10-15km đường bộ, nên việc đi lại giao thương
với nhau và với các xã khác rất khó khăn và vất vả (muốn đến trung tâm xã
thường người ta phải mất một ngày và đi từ sớm). Dân số cũng không sống
tập trung, nguồn thu chủ yếu của người dân dựa hồn tồn vào nơng nghiệp
Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
11


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

(trồng trọt là chính đặc biệt là cây lúa nương, lúa ruộng, ngô, sắn, khoai…).
Bản Chiềng Chăn nằm dọc theo tuyến quốc lộ 12A và có con sơng Nậm Na
chảy qua. Đây là con sơng bắt nguồn từ Trung Quốc rồi đổ vào địa phận của
huyện Phong Thổ qua xã Pa Tần, chảy qua Chăn Nưa, bản chợ thuộc thị xã
Mường Lay (cũ) và kết thúc là hịa cùng dịng chảy của con sơng Đà hùng vĩ.
1.1.2. Đặc điểm địa hình đất đai
* Đặc điểm địa hình:
Chăn Nưa là một xã có địa hình phức tạp, diện tích tồn địa bàn xã là
sự kết hợp của các dãy núi cao dạng nghiêng với các thung lũng nhỏ hẹp và
một ít cát bãi bằng ven sơng, suối. Đây là dạng địa hình kiểu nghiêng thấp dân
từ Tây sang Đông. Tại trung tâm xã là bản Chiềng Chăn - đây là một tiểu
vùng đồng bằng nhỏ nằm dọc con sông Nậm Na và được bao bọc bởi các dãy
núi tạo thành cho địa hình của bản như một cái lịng chảo khổng lồ.
* Đất đai:

Do địa hình của bản khá phức tập nên đất đai ở đây cũng phức tạp theo.
Nó bị phân chia theo độ cao của địa hình. Thấp nhất là đất của các vùng đồng
bằng nhỏ ven sông, suối. Đây là đất phù sa được con sông Nậm Na và con
suối Nậm Mô bồi đắp hàng năm trong các dịp mùa lũ lên. Đây là loại đất thịt
pha cát rất màu mỡ phì nhiêu, thích hợp với việc canh tác trồng lúa nước và
ngơ của cư dân Thái sống ở đây. Đây là một trong những loại đất canh tác
trọng yếu của bản Chiềng Chăn, đất này ngồi trồng lúa nước và ngơ ra,
người ta còn trồng thêm hoa màu khác như lạc, đậu, mía … Lên cao hơn là
loại đất cổ, đất nâu bạc màu, là loại đất điển hình cho vùng giáp ranh giữa đất
phù sa ở vùng thấp và đất đồi núi cao. Loại đất này chỉ dùng để dựng nhà ở và
trồng một số cây ăn quả như: vải, nhãn, mít, xồi, bưởi, dừa … Cao nhất là
loại đất đỏ bazan và đất vàng pheralit. Loại đất đặc trưng của vùng núi cao tạo
thành. Đất này chủ yếu được người dân khai thác làm nương, trồng trọt một

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
12


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

số loại cây cơng nghiệp và lâm nghiệp như: cao su, keo, lát, xoan, thông, pơ
mu, luồng …
1.1.3. Khí hậu
Chăn Nưa là xã nằm trong vành đai khí hậu cận nhiệt nóng ẩm mưa
nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 22,80C. Thời điểm nhiệt độ cao nhất là
30,70C vào khoảng 22 tháng 6 hàng năm. Đây là thời điểm nóng nhất trong
năm. Và thấp nhất là 10,50C rơi vào tháng 12 và tháng 1 năm kế tiếp. Nhiệt
độ trung bình của nước là 22,40C, độ ẩm trung bình là 80-85% (thậm chí lên

đến 90%). Ở đây cũng có xn, hạ, thu, đơng. Xong cái nổi bật nhất của bản
Chiềng Chăn là có hai mùa rõ rệt nhất là mùa khô rơi vào tháng 11 năm trước
kéo dài sang tháng 4 năm sau. Vào mùa này, khí hậu khơ hanh kèm theo các
đợt gió mùa Đơng Bắc thổi tới làm cho nhiệt độ của xã giảm thấp, có năm xảy
ra rét đậm rét hại, hiện tượng sương muối cũng từng xảy ra. Vào mùa mưa là
từ tháng 5 kéo dài đến tháng 10 với tổng lượng mưa trong năm là 1622,1
m3 với số ngày mưa khoảng 146 ngày. Mưa lớn nhất vào tháng 4 tháng 5 hàng
năm với tổng lượng mưa của cả 2 tháng này lên tới 375,7 m3.
1.1.4. Mạng lưới sơng ngịi và thủy văn
* Mạng lưới sơng ngịi:
Xã Chăn Nưa nằm dọc con sơng Nậm Na. Đây là con sơng chính lớn
nhất và duy nhất chảy qua xã. Con sông là nguồn nước lớn nhất cho việc sản
xuất lúa nước. Nó cung cấp nước tới về mùa khơ và cửa thốt nước về mùa
mưa. Do địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi nên trên địa bàn của xã
có rất nhiều suối, khe nước lớn nhỏ tạo thành một mạng lưới thủy lợi khá đặc
biệt. Tuy hệ thống sông suối nhiều nhưng lượng nước rất ít, thường hết nước
về mùa khô và phục vụ rất nhỏ trong việc tưới tiêu của sản xuất nơng nghiệp.
Có lẽ đây là điểm chung và đặc biệt của hệ thống thủy lợi vùng Tây Bắc nói
chung và xã Chăn Nưa nói riêng. Ngồi ra đặc điểm nữa của mạng lưới thủy

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
13


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

lợi ở đây là các con suối, khe và cả con sông đều chảy theo hướng từ Tây
sang Đơng bởi địa hình ở dạng nghiêng thấp dần từ Tây sang Đơng, thêm vào

đó, các dãy núi cũng nằm theo hướng này như: suối Nậm Ban, Nậm Xảo,
Nậm Vời, Nậm Bon, Nậm Hỳ, Nậm Chừng …
* Chế độ thủy văn:
Mực nước hàng năm của xã phụ thuộc hồn tồn vào con sơng Nậm
Na, bởi đấy là con sơng duy nhất chạy qua xã. Ngồi ra mực nước cịn tùy
thuộc vào mùa mưa và mùa khơ hàng năm. Nước thường khan hiếm về mùa
khô hanh ở các con suối nhỏ và các khe nước đều cạn, mức nước sơng vào
mùa khơ hạ xuống thấp nhất. Có đoạn nước khá nơng, người qua sơng có thể
lội qua mà không cần thuyền.
1.1.5. Thảm thực vật và hệ động vật
* Thảm thực vật:
- Do vị trí địa lý cũng như tính chất của đất đai ở xã Chăn Nưa là khá
phức tạp và đa dạng, cộng với khí hậu của xã là nơi nóng ẩm mưa nhiều nên
đã tạo ra một hệ thực vật rất đa dạng về loài cũng như số lượng. Trước hết là
tầng đáy của hệ thực vật là thảm cỏ. Đây là nơi chăn thả gia súc chính của xã.
Cao hơn là một số dạng cây bụi và cây gai kết hợp với thân leo. Ở hai tầng
thấp này khá phong phú về chủng loại. Nhiều loại cỏ cịn là thảo dược q
hiếm được người Thái biết đến và sử dụng trong việc làm thuốc chữa bệnh rất
tốt. Cao nhất là các loại cây thân gỗ to, gỗ quí. Bên cạnh các cây trong rừng,
Chăn Nưa cịn phù hợp với một số cây cơng nghiệp như cao su, cà phê, mía
và một số cây ăn quả của miền nhiệt đới như xồi, mít, vải, nhãn, dừa, dứa…
Đặc biệt một số cây lương thực được trồng chủ yếu ở đây là các loại lúa nước,
lúa mương, ngô, sắn, khoai, đậu phát triển rất tốt. Đây là nguồn cung cấp
lương thực chính cho tồn xã.
* Hệ động vật:

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
14



Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

Chăn Nưa có thể coi là nơi có tồn tại nhiều động vật q hiếm như tê
tê, nhím, các loại động vật họ gặm nhấm như chuột, sóc, chồn, cáo. Ngồi ra
lợn rừng, hươu, nai, thậm chí cả hổ, gấu… cũng có mặt ở đây. Ngồi các loại
thú rừng cịn có các động vật được người dân ni ở nhà như chó, mèo, lợn,
gà, trâu, bị, ngựa, dê… Có thể nói Chăn Nưa là một vùng đa dạng sinh học về
cả hệ động thực vật. Khơng chỉ có số lượng cá thể mà số lượng về giống loài
đều rất phong phú và đa dạng.
1.2. Tổng quan về người Thái Trắng ở bản xã Chăn Nưa, huyện
Sìn Hồ, tinh Lai Châu
1.2.1. Lịch sử tộc người
Người Thái cịn được gọi là “Táy” và bao gồm: “Khao/Táy Đón” (Thái
Trắng), “Táy

Đăm” (Thái

Đen),“Táy

Mười”, “Táy

Thanh” (Man

Thanh), “Hàng Tổng” (Táy Mường), “Pu Thay”, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở
miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng
đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam
có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có

mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các
tỉnh: Sơn La (572.441 người, chiếm 53,2 % dân số toàn tỉnh và 36,9 % tổng
số người Thái tại Việt Nam), Nghệ An (295.132 người, chiếm 10,1 % dân số
toàn tỉnh và 19% tổng số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa(225.336
người, chiếm 6,6 % dân số tồn tỉnh và 14,5 % tổng số người Thái tại Việt
Nam), Điện Biên (186.270 người, chiếm 38,0 % dân số toàn tỉnh và 12,0 %
tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu (119.805 người, chiếm 32,3 %
dân số toàn tỉnh và 7,7 % tổng số người Thái tại Việt Nam), Yên Bái (53.104
người), Hịa Bình(31.386 người), Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nơng (10.311
người)...
Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
15


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

Riêng ở Chăn Nưa, có tổng số hộ là 938 hộ, tổng số nhân khẩu là 4565
khẩu. Xã là nơi tụ cư của bốn dân tộc anh em gồm:
+ Dân tộc Thái có: 510 hộ với 2303 khẩu, chiếm 50,4%, phân bố ở 3
bản của xã đó là bản Chiềng Chăn (đơng nhất); bản Chiềng Nưa và bản Nậm
Cày.
+ Dân tộc Kinh có 120 hộ với 353 khẩu, chiếm 7,7%, phân bố chủ yếu
ở bản trung tâm là bản Chiềng Chăn. Có vài hộ ở bản Chiềng Nưa và Nậm
Cày.
+ Dân tộc H’mơng có 157 hộ với 1053 khẩu, chiếm 23%, phân bố chủ
yếu ở bản Ma Sang, Nặm Cời,Nặm Vời…
+ Dân tơc Mảng có 151 hộ với 856 khẩu, chiếm 18,7%, phân bố chủ
yếu ở Nặm Vời, Nặm Cời, nặm Ban, Pa Sập , PaBon…

Nguồn gốc lịch sử của người Thái nói chung, người Thái Tây Bắc và
Thái Trắng ở bản Chiềng Chăn nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp. Bởi thế
mà cho tới nay vẫn tồn khá nhiều ý kiến. Nhưng ở bài khóa luận này tồi xin
dẫn ra hai ý kiến đại diện cho các học giả trong và ngoài nươc sau.
Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history", người Thái
xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít
người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người
Việt ở phía đơng và bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người
Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm
của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở
Đông Nam Á bây giờ như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số
vùng ở đông bắc Ấn Độ cũng như nam Vân Nam. Khi bị sáp nhập vào lãnh
thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay)
và giao cho họ Đèo cai quản. Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được
phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
16


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

dịng họ Đèo cai quản các châu Lai. Đèo Văn Trị được cử làm quan của đạo
Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ,
còn gọi là xứ Thái.( Trích nguồn Internet)
Theo cuốn “Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc” của Trần
Bình (2009) có viết về nguồn gốc và quá trình thiên di của người Thái từ tỉnh
Vân Nam - Trung Quốc xuống Tây Bắc Việt Nam. Trong đó có viết, theo

truyền thuyết của người Thái kể lại rằng: Quê hương của họ là ở vùng có chín
con sơng gặp nhau, chín con sơng đó là: Nặm Tao (sông Thao/sông Hồng);
Nặm Ta (sông Đà); Nặm Mã (sông Mã); Nặm Kông (sông Mê Kông); Nặm
U; Nặm Nua; Nặm Na; và hai con sông nữa ở bên Trung Quốc (chưa xác
định). “Quắm Tố Mướng” (kể chuyện bản mường) có ghi lại rằng tổ tiên
người Thái xưa đã từng sinh sống ở Mường Ôm, Mường Ai (cạnh Châu Tùng
Lăng) cách Lai Châu một tháng đi bộ; Mường Then (Mường Thanh – Điện
Biên Phủ, Việt Nam); Mường Bum; Mường Tè; Mường Luân (Lai Châu, Việt
Nam); Sông Mã (Sơn La, Việt Nam).
Riêng đối với nhóm Thái Trắng ở xã Chăn Nưa là nhóm cư dân Thái
Trắng từ Mường Lay di cư lên, là con cháu của Đèo Cát Hãn, có tên là Đèo
Khăm Chi (hay Điêu Khăm Chi), tức Tạo Khăm Chi đứng đầu. Ông dẫn dân
đi khai phá đất hoang, đi qua đây ông thấy nơi đây là một vùng đất tốt, nhưng
đã có một tộc người khác sinh sơng ở đây trước. Đó là tộc người Mảng. Ơng
cho quân đánh lui tộc người Mảng ra khỏi vùng này, chiếm nơi đây thành nơi
định cư của người Thái Trắng ngày nay, và lập tên bản là bản Chiềng Chăn.
Rồi ông cho dân khai phá thêm đất hoang, mở rộng lãnh thổ ra thành các bản
Chiềng Nưa, Nậm Cày ngày nay. Trong q trình mở rộng lãnh thổ của mình,
ơng đã từng giao tranh với tộc người H’mơng. Từ đó tới nay vùng đất này trở
thành vùng đất của nhà họ Điêu cai quản. Trước khi chết ơng có chia vùng
này thành ba tiểu vùng nhỏ và giao cho con trai của bà vợ cả là Điêu Hành

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
17


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh


(tức Tạo Hành) cai quản. Sau Khi Tạo Hành qua đời thì giao lại cho ba người
con là Điêu Cung (tức Tạo Cung); Điêu Hán (tức Tạo Hán); Điêu Lỵ (tức Tạo
Lỵ) thay mình cai quản. Khi Việt Minh đến, cùng với sự tan rã của quan quân
Đèo Văn Long ở Mường Lay, Đèo Văn Ơn ở Phong Thổ thì chế độ cai trị của
nhà họ Điêu ở xã Chăn Nưa cũng sụp đổ, con cháu tiêu tán gần hết, số còn lại
vẫn ở Chăn Nưa, xong khơng cịn thế lực cai trị ở bản nữa. Cho tới nay, họ
Điêu vẫn là dòng họ được quí tộc và được các họ khác coi trọng hơn cả.
1.2.2. Hoạt động mưu sinh
Chăn Nưa là một trong những xã nghèo thuộc huyện Sìn Hồ. Do địa
hình bị chia cắt, đường xá đi lại giao lưu thông thương với các xã khác của
huyện cịn rất nhiều khó khăn. Xã lại là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu là cư
dân Thái nên cuộc sống mưu sinh của xã đậm nét văn hóa mưu sinh của người
Thái là chủ yếu. Các ngành kinh tế truyền thống của cư dân Thái nơi đây bao
gồm
* Về nơng nghiệp:
- Đây là hình thức mưu sinh chủ yếu của người Thái Trắng. Nông
nghiệp của người Thái gồm có trồng trọt và chăn ni
+ Về trồng trọt: hoạt động của xã chủy yếu với hai hình thức là thâm
canh và du canh. Thâm canh đối với cây lúa ruộng nước. Đây là nguồn thu
lương thực chính của người Thái. Với trình độ làm ruộng bậc thang khá phát
triển phù hợp với kiểu địa hình của xã. Tuy nhiên về kỹ thuật sản xuất của
loại hình này khá là thấp. Cơng cụ lao động thơ sơ, kỹ thuật cày cấy chủ yếu
dựa trên kinh nghiệm và thời vụ. Tuy nhiên mặt đáng chú ý hơn cả là người
Thái Trắng ở đây đã có kỹ thuật canh tác khá sáng tạo đó là hệ thống tưới
tiêu. Điển hình cho địa hình nơi đây là ruộng bậc thang vì thế vị trí của ruộng
khá cao so với mặt nước suối sông. Nhưng từ ngàn xưa người Thái nơi đây đã
biết kè đập, đắp phai tạo thành hệ thống thủy lợi, mương - phai - lái – lìn (tại

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
18



Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

đầu nguồn của các con suối, khe người Thái sẽ đắp đập gọi là “phai”, từ
“phai” người ta đào một đường dẫn nước chính được kè thành kiên cố gọi là
mương, nước dẫn tới ruộng và được dẫn theo các đường nhỏ hơn gọi là “lái”.
Những ruộng nào bị ngăn cách bởi rãnh hay thung lung sâu người ta sẽ dung
tre hay nứa để bắc nước qua gọi là “lìn”) phục vụ rất thuận lợi cho việc tưới
tiêu của ruộng nước. Người Thái Trắng ở đây từ lâu đã biết dùng sức súc vật
để thay sức người cày bừa và có kỹ thuật cấy cũng như chăm sóc lúa khá phát
triển. Hình thức thứ hai là hình thức du canh. Đây là hình thức được áp dụng
cho việc sản xuất lúa nương. Hình thức này khá phổ biến ở tộc người Thái.
Người Thái sẽ dựa chủ yếu vào đất hoang để canh tác. Nếu chọn được nơi vừa
ý trên một mảnh rừng nào đó người ta sẽ tiến hành chặt cây, phát cỏ, đốt
nương và tra hạt. Hình thức này trước đây được người Thái áp dụng theo hình
thức ln khoảng khép kín. Nghĩa là khi canh tác tại đám nương này một vài
năm, người ta sẽ bỏ đám này để đi tìm và khai hoang đám mới, rồi đợi đám cũ
này mọc nhiều cây to sẽ quay trở lại tiếp tục canh tác. Cứ thế sau một vài năm
người ta sẽ phải thay đổi nơi canh tác một đến hai lần. Đây cũng là hình thức
đem lại nguồn thu lương thực chính cho nhu cầu sống của người dân. Tuy
nhiên hình thức sản xuất này năng suất lúa không cao (1 vụ/ năm), phụ thuộc
vào thiên nhiên quá nhiều và cần nhiều sức lao động. Tuy vậy, mặt ưu điểm
của hình thức này là không phải làm hệ thống tưới tiêu mà chất lượng nơng
sản có thể cịn cao hơn chất lượng lúa nước.
Tính cho tới nay, thì ngành trồng trọt của người Thái ở xã Chăn Nưa đã
có nhiều biến chuyển theo hướng phát triển hơn, vì kĩ thuật lao động cũng
như giống cây trồng đã được chú trọng thay đổi theo cơ chế hiện đại ngày

nay. Trong tồn xã có tổng diện tích gieo trồng là 749 ha, trong đó:
- Diện tích lúa ruộng là 50 ha
- Diện tích lúa nương là 250 ha

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
19


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

- Diện tích trồng ngơ là 250 ha
- Diện tích trồng sắn, khoai là 150 ha
- Diện tích trồng lạc, đậu, mía… là 48 ha
- Diện tích ni trồng thủy sản là 20 ha
+ Về chăn nuôi:
Trong hoạt động nông nghiệp, bên cạnh trồng trọt, người Thái cịn có
hoạt động chăn nuối, tuy đây là hoạt động thứ yếu trong ngành nông nghiệp
của người Thái nhưng nó cũng góp phần khơng nhỏ vào nền kinh tế của bà
con Thái ở đây. Hiện nay tại xã Chăn Nưa đang có đàn trâu gồm 1128 con;
đàn ngựa là 62 con; đàn bò là 181 con; đàn lợn là 584 con; đàn dê là 126 con;
và đàn gia cầm là 3800 con đang được chăn nuôi và phát triển rất tốt. Hàng
năm cung cấp sức kéo, phân bón và một lượng lớn phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của bà con trong xã..
* Về tiểu thủ cơng nghiệp:
Xã Chăn Nưa là một xã có khá ít dân tộc cùng sinh sống nên ở đây các
nghề tiểu thủ công truyền thống không được chú trọng phát triển. Nó chỉ đủ
để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân (nhất là trong nông nghiệp).
Chứ không phát triển thành một làng nghề chuyên. Các nghề thủ công truyền

thống ở đây chủ yếu là đan lát (của dân tộc Mảng); dệt, làm gốm, đan (của
dân tộc Thái); rèn, đúc (của dân tộc Dao - H’mông), các nghề này khá nhỏ lẻ,
mang quy mơ cấp gia đình nên rất khó để phát triển thành một làng nghề, sản
phẩm chủ yếu và sử dụng cho nông nghiệp và các đồ gia dụng trong sinh hoạt
gia đình khơng có tính thương mại.
* về săn bắt hái lượm:
Săn bắt thú rừng cũng là một trong những hình thức mưu sinh truyền
thống của người Thái ở Chăn Nưa. Đã từ lâu cha ông người Thái ở đây coi
việc săn bắn thú rừng cũng như đánh bắt thủy sản tại các con suối là một

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
20


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

trong những hoạt động kiếm sống của mình, và được đàn ơng Thái đảm
nhiệm. Đối với việc săn bắt thú rừng không chỉ là hoạt động mưu sinh để cải
thiện bữa ăn hàng ngày của người Thái mà đây con là hình thức để người Thái
bảo vệ mùa màng của mình nữa. Bên cạnh săn bắn, đánh bắt là việc hái lượm
các sản vật rau, củ, quả... từ rừng, ruộng hay ven sối còn được các chị em phụ
nữ Thái rất chú ý sau mỗi buổi làm việc của mình bởi nó phục vụ trực tiếp
cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Ngày nay ngoài các ngành kinh tế truyền thống ra, người Thái ở xã
Chăn Nưa cịn có thêm các ngành khác để phát triển kinh tế hộ gia đình như:
* Về lâm nghiệp:
Chăn Nưa là một xã có tổng diện tích đất rừng khá lớn. Độ che phủ của
rừng là chiếm đa số diện tích đất tự nhiên của xã, vì thế đây là một xã có tiềm

năng lớn để phát triển lâm nghiệp. Cơng tác chăm sóc và bảo về rừng đầu
nguồn hiện đang là một nhiệm vụ đang được đặc biệt chú trọng. Được thường
xuyên quan tâm hơn và sớm kiện tồn các tổ đội xung kích tại bản để bảo vệ
rừng khoanh nuôi và rừng đầu nguồn tại các khe, suối. Hiện tồn xã có tổng
diện tích đất lâm nghiệp là 4639,55 ha.
- Chương trình cây cao su:
Chiềng Chăn là bản có loại đất rất phù hợp cho việc trồng cây cao su.
Vì vậy đảng và nhà nước ta đã triển khai kế hoạch trồng canh cao su cho tồn
xã nhằm tạo cơng ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Mặt khác, để
bảo vệ đất và phù xanh đất trống đồi trọc cho địa bàn xã. Chương trình được
sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đơng đảo bà con trong xã. Với diện tích trồng
cây cao su là 1800 ha. Trong những tháng đầu năm chương trình trồng cây
cao su vẫn tiếp tục được thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Kết quả
đạt được là: đã phát, dọn được 750 ha; san bằng, đào hố được 550 ha; bón
phân được 250ha; trồng được 250ha

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
21


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

* Về thương mại và dịch vụ:
- Về thương mại:
Chăn Nưa là một xã mang tính chất khép kín, tự cung tự cấp bởi dường
xá đi lại giao lưu khá khó khăn, việc trao đổi bn bán ở các bản trong cùng
một xã cũng khó khăn khơng kém bởi các tuyến đường bộ rất khó đi và xa,
cũng chính vì thế ngành thương mại ở đây gần như bị đình trệ. Chỉ có một số

hộ buôn bán nhỏ lẽ lặt vặt và các phiên chợ thì khơng liên tục. Ngày nay
tuyến đường 12A đã được nâng cấp lại nên việc thông thương cũng dễ dàng
hơn giữa vùng này với các vùng khác, tạo điều kiện cho ngành thương mại
phát triển sau này tại địa bàn xã.
- Về dịch vụ:
Trước đây dịch vụ tại địa bàn xã là khơng có. Phương tiện nghe nhìn rất
hiếm bởi điện ở đây chưa có. Ngày nay các dịch vụ về y tế, điện đường,
trường và các phương tiện nghe nhìn đã được đầu tư hơn. Đời sống nhân dân
cũng đang dần thay đổi. Các phương tiện thông tin liên lạc cũng đã có. Xã đã
có trung tâm văn hóa với thư viện sách khá phong phú về chủng loại.
1.2.3. Văn hóa vật chất
* Nhà ở:
Người Thái Trắng ở xã Chăn Nưa vẫn sống trong các ngôi nhà sàn
truyền thống. Đặc điểm nhà ở của người Thái Trắng ở đây cũng giống Thái
Trắng ở Mường Lay hay Thái Trắng ở Phong Thổ, đó là kiểu nhà sàn mái
phẳng, có hai đầu hồi, có ba cửa, bếp nối liền với nhà chính, nhà có ân phơi
gọi là “Chan”. Khác với nhà Thái Đen ở chỗ nhà Thái Đen là nhà có mái mai
rùa ở hai đầu hồi có cút. Người Thái có câu: “khửn song phái, cái song đay”
tức là mở hai cửa đi hai thang. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu
thang. “Tang chan” và “Tang quản”. Tang chan ở cuối nhà, bên trái dành cho
phụ nữ lên xuống. “Chan” là cái sân phơi - phần sàn được nối dài ra ngoài

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
22


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh


trời. Đây là nơi các bà, các mẹ, chị em phụ nữ thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi,
và lam việc vặt. Cầu thang bao giờ cũng là số lẻ, thường là 9 bậc đối với
“Tang chan”, ứng với chín vía của phụ nữ. Cầu thang “Tang quản” dành cho
nam giới ở đầu nhà thường có 7 bậc ứng với bảy vía. Vì theo quan niệm làm
cầu thang hay bất cứ đồ vật nào của ngôi nhà phải là số lẻ vì số lẻ là số dương
ứng với người đang sống, vì thế làm số lẻ gia đình sẽ được an khang thịnh
vượng, ít ốm đau và con cháu được mạnh khỏe. Nhà sàn người Thái cổ có hai
bếp lửa gọi là “ty phay”. Bếp lửa phía Tang quản dành cho người già và nam
giới. Bếp lửa phía Tang chan dành cho phụ nữ với những công việc nội trợ từ
bếp dành cho người già đến hết cầu thang dành cho nam giới gọi là “quản”.
Đây là phần dành riêng cho đàn ông con trai, phụ nữ không được đến khu vực
này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên gọi là “khọ lọ
hóng” hay là “hỏng hóng” và cây cột thiêng “sau hẹ”. Ngôi nhà sàn của người
Thái vừa trang nhã vừa chắc chắn. Người Thái có câu “Hươn đi tẳng cang ten,
hươn én tẳng cang vên, lum luông pặt bấu chại, lum hại pặt bán pay” nghĩa là:
nhà tốt dựng nơi cao ráo, nhà đẹp dựng giữa mường, gió to thổi khơng xiêu,
bão lớn khơng lay động. Nhà người Thái được trang trí nhiều họa tiết đẹp và
tinh xảo. Nhà sàn người Thái Trắng thường có lan can xung quanh hay trước
nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách khá rõ nét sống động và thể
hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ âm dương ngũ hành với ý nghĩa nhân sinh
cao đẹp. Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí. Con gái quay tơ,
kéo sợi, dệt vải, thêu thùa đã được khái quát trong câu thơ: “Nhinh hụ tháp
phải, chai hụ san he” nghĩa là “gái biết dệt vải, trai biết đan chài”.
* Trang phục:
- Đối với nam giới:
Trong sinh hoạt và trong lao động, nam giới Thái thường mặc áo cánh
ngắn xẻ ngực , quần xẻ dũng. Áo là loại cổ trịn, khơng cầu vai, hai túi dưới

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
23



Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới, người Thái
ở Chiềng Chăn nói riêng và khu Tây Bắc nói chung khơng phải là lối cắt may
(vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh … ) mà là ở màu sắc đa dạng của
loại vải cổ truyền được dệt từ bông. Đây là sản phẩm sáng tạo của cộng đồng
tạo ra. Khơng chỉ có màu chàm, trắng mà cịn có cả màu cà phê sữa hay dật
vng bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê… trong các ngày lễ tết, họ thường
mặc loại áo dài xẻ nách và nhất thiết phải là màu chàm, đầu quấn khăn, chân
đi guốc. Trong tang lễ của người Thái Chăn Nưa họ mặc áo vải màu trắng
không nhuộm chàm, khác với loại áo thường ngày với lối cắt may dài, thụng,
không lượn nách với các loại xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu. Áo cài bằng dây vải
buộc chứ không cài bằng cúc vải hay xương. Mấy năm gần đây nam giới
người Thái Trắng mặc âu phục rất phổ biến nhất là giới trẻ ngày nay.
- Đối với nữ giới:
Trang phục nữ giới người Thái Trắng ở Lai Châu phân biệt khá rõ rệt
với trang phục nữ giới người Thái Đen. Thường ngày, phụ nữ Thái Trắng ở
Chiềng Chăn mặc giống Thái Trắng ở Mường Lay, Phong thổ. Họ mặc áo
cánh ngắn (gọi là xửa cóm, hay xửa nọi), váy đen khơng trang trí hoa văn. Áo
thường là màu trắng, cài cúc bạc tạo hình con bướm, ve, ong… Cái khác xửa
nọi của Thái Đen là cổ áo Thái Trắng hình chữ V, thân áo ngắn hơn áo cánh
người kinh tạo dáng ôm sát lấy thân. Khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy
Thái là loại váy ống kín, màu đen khơng trang trí hoa văn, phía trong gấu đáp
vải đỏ, khăn đội đầu khơng có hoa văn mà chỉ bằng vải chàm, vng hay dài
trên dưới 2 mét. Trong các dịp lễ tết, họ mặc áo dài màu đen gọi là “xửa
luông”, đây là loại áo chui đầu, thụng, thân thẳng không lượn nách, được

trang trí bằng vải khít mảnh ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực.
Nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác,
tay đeo vàng bạc được chạm khắc rất tinh xảo. Phụ nữ có chồng và con gái

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
24


Khóa luận tốt nghiệp

Lâm Văn Khánh

chưa chồng khơng có dấu hiệu quy định nhận biết, họ đội loại nón rộng vành
gần giống với nón quai thao của người Kinh, trang phục của Thái Đen trang
trí cầu kì hơn Thái Trắng rất nhiều.
* Đồ dùng gia đình:
Các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người Thái thường là các sản
phẩm tiểu thủ cơng nghiệp tự tạo của gia đình như cái mâm cơm (khả) được
đan từ loại cây sặt (loại cây họ tre, thân nhỏ, rất dai); coóng (đồ dùng đựng
xôi sau khi đồ xong); hay (chõ đồ xôi) được làm từ một loại gỗ xốp; tắng
(ghế) gồm hai loại “tắng vai” là ghế mây, “tắng bỏm” là ghế gỗ. Bên (nia);
đủng (mẹt); om (chum); bem (giương) là một loại giương đan bằng mây, dùng
đựng vải hay quần áo cùng các đồ trang sức. Các dụng cụ trong sản xuất như
“cơi” (bồ đeo); peng pồi (bồ to đựng thóc); sát (cót) dùng để phơi thóc ngơ.
Các loại nơng cụ để đánh bắt như: he, choi (chài); xay, tỏm (đơm,đó)… Đồ
dùng trong lao động sản xuất: thay (cày); ban (bừa)… Đặc điểm chung của
các sản phẩm này đều là đồ tự làm bằng tay, chất liệu thô sơ dễ kiếm nhưng
cũng dễ hỏng.
1.2.4. Văn hóa xã hội
* Kết cấu bản làng:

Thiết chế xã hội truyền thống của người Thái được gọi là bản, mường
hay theo chế độ Phìa Tạo Tơng Tộc Thái gọi là “Đẳm”. Chăn Nưa cũng vậy
với bản trung tâm là bản Chiềng Chăn, xung quanh là các bản trực thuộc theo
kiểu vòng tròng đồng tâm. Đây là một bản quy tụ ven chân núi có sơng, suối,
địa hình tương đối bằng phẳng, với thế “Sơn chầu, thủy tụ”. Trong bản gồm
các xóm quy tụ lại tạo thành các vùng dân cư đơng nhất xã. Những ngơi nhà
sàn bình dị, ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió đơng. Xưa kia đây là một
vùng tự trị của người Thái Trắng Đứng đầu là Tạo Khăm Chi và các con trai

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng
25


×