Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền chùa hoàng thái hậu ỷ lan xã dương xá huyện gia lâm tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.47 KB, 60 trang )

 
 



BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

--------------------------------------

KHỐ LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HỐ
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VĂN HĨA

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA
ĐỀN-CHÙA HỒNG THÁI HẬU Ỷ LAN
XÃ DƯƠNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Bích Huyền
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lan Anh
Lớp: QLVH12C
Khoá học: 2011-2015

HÀ NỘI – 2015

 


 
 




 

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự động viên giúp đỡ của cô hướng dẫn TS. Phạm Bích Huyền, cùng
các thầy cơ trong khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, gia đình và bạn bè.
Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo Phạm Bích Huyền,
tới những người đã tận tình chỉ dạy tơi. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản
lý di tích lịch sử văn hóa Đền- Chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, Thư viện trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, UBND xã Dương Xá, bạn bè và người thân đã giúp tơi hồn
thành bài khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song kinh nghiệm cịn thiếu, thời gian thu thập tài
liệu và tìm kiếm khơng dài nên bài khóa luận khơng tránh được những thiếu sót
nhất định. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía thầy cơ để bài
khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện
Đào Thị Lan Anh


 
 




MỤC LỤC
Trang phụ bìa……………………………………………………………………....1
Lời cảm ơn………………………………………………………………………....2
Mục lục ............................................................................................................................................ 3 
Mở đầu ............................................................................................................................................ 5 
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử- văn hóa và khái qt về di tích Đền –
Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ....................................................................................................... 9 
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử- văn hóa............................................................................ 9 
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................................ 9 

1.1.1.1. Di sản văn hóa ......................................................................................................... 9 
1.1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa............................................................................................. 9 
1.1.1.3. Khái niệm quản lý ................................................................................................. 10 
1.1.1.4. Quản lý Nhà nước về văn hóa ............................................................................... 11 
1.1.1.5. Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa .................................................. 11 
1.2.1. Nội dung họat động quản lý Nhà nước về quản lý di tích lịch sử- văn hóa ................. 12 
1.2.1.1. Cơng tác quản lý nhân sự ...................................................................................... 12 
1.2.1.2. Công tác quản lý tài chính ..................................................................................... 13 
1.2.1.3. Cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích ............................................................................... 13 
1.2.1.4. Cơng tác quản lý các dịch vụ tại di tích ................................................................ 14 
1.2.3. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa, quản lý di tích
lịch sử văn hóa ....................................................................................................................... 14 
1.2.4. Cơ sở pháp lý cho cơng tác quản lý di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ........ 15 
1.2. Khái qt di tích lịch sử văn hóa Đền-Chùa Hồng Thái Hậu Ỷ Lan ở xã Dương Xá, huyện
Gia Lâm, TP Hà Nội............................................................................................................................. 17 
1.2.1. Vài nét về Xã Dương Xá ............................................................................................... 17 

1.2.2. Tổng quan về di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ........................................... 17 

1.2.2.1. Giới thiệu về Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan ................................................. 17 
1.2.2.2. Khu di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ................................................... 18 
1.2.2.3. Giá trị của di tích lịch sử văn hóa Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ................ 21 
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ........... 24 
2.1. Bộ máy quản lý di tích ................................................................................................................... 24 
2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan .................... 24 

2.1.2. Vị trí, chức năng của Ban quản lý di tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan ........... 25 

 


 
 



2.1.3. Nhiệm vụ của Ban quản lý di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ....................... 26 
2.2. Quản lý tài chính ........................................................................................................................... 28 
2.2.1.Các nguồn thu tại di tích ............................................................................................... 28 

2.2.2. Các khoản chi tiêu ........................................................................................................ 29 
2.2.3. Tỉ lệ điều tiết nguồn thu ............................................................................................... 30 
2.3. Hoạt động tu bổ- tơn tạo di tích .................................................................................................... 30 
2.3.1. Các họat động tu bổ, tôn tạo thừơng xuyên ................................................................. 30 

2.3.2. Các dự án được thực hiện ............................................................................................ 32 
2.3.3. Họat động tu bổ, tôn tạo các công trình khác .............................................................. 33 
2.4. Hoạt động quản lý các dịch vụ tại di tích ..................................................................................... 35 
2.4.1. Họat động quản lý tổ chức lễ hội ................................................................................. 35 


2.4.2. Họat động quản lý các dịch vụ trong lễ hội ................................................................. 37 
2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tại di tích ...................................................................................... 39 
2.6. Nhận xét, đánh giá hoạt động, cơng tác quản lý tại di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan41 
2.6.1. Những thành tựu đã đạt được ...................................................................................... 41 

2.6.2. Những hạn chế tồn tại .................................................................................................. 43 
2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................................ 44 
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích lịch sử văn hóa Đền –Chùa
Hịang Thái Hậu Ỷ Lan ............................................................................................................... 46 
3.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách, chỉ đạo điều hành .............................................................. 46 
3.2. 

Các biện pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức ............................................................. 47 

3.3. Các biện pháp về tăng cường cơng tác quản lý di tích ................................................................. 49 
3.3.1. Tăng cường cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích Đền- Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan. ........ 49 

3.3.2. Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho di tích Đền- Chùa Hòang Thái
Hậu Ỷ Lan .............................................................................................................................. 50 
3.3.3. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ............................................................................. 50 
3.4. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ......................................................................... 52 
Kết luận ......................................................................................................................................... 55 

Phụ lục 1........................................................................................................................................ 56 
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................ 56 
Phụ lục 2........................................................................................................................................ 57 
Ảnh ........................................................................................................................................................ 57 

 



 
 



MỞ ĐẦU 
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về đời sống vật chất
và tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Đứng trước
cuộc sống hiện đại thì nhu cầu trở về cội nguồn tìm hiểu lích sử dân tộc ngày càng
trở nên bức thiết. Di tích lịch sử văn hóa có vai trị hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Là tài sản vô cùng quý giá, là bọ phận hợp
thành nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Ở đó thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, các sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng diễn ra tại di tích có tác dụng giáo dục lịng tự hào dân tộc, lòng yêu quê
hương đất nước.
Những di tích mà ơng cha ta để lại vơ cùng phong phú với hàn ngàn Đình, Đền,
Miếu mạo, Lăng tẩm…. giá trị của các di tích lịch sử văn hóa dã thấm sâu vào tâm
hồn, máu thịt của bao thế hệ người Việt Nam. Việc bảo vệ di tích ngày càng có ý
nghĩa lớn lao trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc, từ đó góp phần khai thác,
bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và lấy đó
làm nền tảng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay những di tích lịch sử văn hóa ln đứng trước những nguy
cơ bị hủy hoại do sự tác động của thời gian, thiên tai và những hoạt động thiếu ý
thức của con người… làm hao mịn, thất thốt tài sản văn hóa dân tộc. Chính vì
thế, những vấn đề bảo vệ di sản nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói
riêng đang là việc làm rất cần thiết.
Từ thực tiễn quản lý, trong nhiều năm vừa qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ra có

nhiều chính sách cũng như sự quan tâm trong việc xây dựng cán bộ quản lý, chú
trọng trong công tác bảo tồn hệ thống di sản văn hóa của dân tộc. Việc nghiên cứu,
tìm hiểu về công tác quả lý hệ thống các di sản càng cần thiết hơn nữa để có
những biện pháp hợp lý, kịp thời bảo lưu tốt những giá trị vốn có của dân tộc.

 


 
 



Trong lích sử dựng nước và phát triển đất nước có những vị nữ anh hùng mà
khơng thể khơng nhắc tên. Trước cơng ngun đã có Hai Bà Trưng lãnh đạo nghĩa
quân khởi nghĩa, đánh giặc ngoại xâm, rồi đến cơng chúa Ngọc Hân xả thân vì lợi
ích dân tộc. Nếu kể đến những nữ lưu đất Việt không thể khơng nhắc tới Hồng
thái hậu Ngun Phi Ỷ Lan, người đã có cơng giúp vua Lý Thánh Tơng cai quan
đất nước, tránh nạn đói, nạn lụt, mất mùa, bà đã đưa ra nhiều chính sách đúng đắn,
táo bạo để cứu đói cho nhân dân. Để tưởng nhớ cơng lao to lớn của bà, nhân dân ta
đã lập đền thờ bà ở rất nhiều nơi, Tiêu biểu là ở xã Dương Xá- huyện Gia LâmHà Nội ngày nay.
Đây là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, nơi hội tụ những giá
trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật tâm linh vượt trội, được Nhà nước xếp hạng di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm
1996, là khu di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo gồm có chùa, đền, miếu rất
linh thiêng. Song di tích Đền-Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan vẫn chưa được quan
tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ quản lý cịn mỏng, di tích vẫn chưa phát huy được
hết giá trị của mình.
Nhận thấy vấn đề trên là một vấn đề cần được quan tâm, tìm hiểu và đánh giá
về thực trạng đang diễn ra tại khu di tích. Tháy được trách nhiệm và mong muốn

đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp bảo tồn và phá huy giá trị di sản văn hóa
của địa phương nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, tơi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài: “Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền-Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ
Lan, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ
Lan, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

 


 
 



1.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: xã Dương Xá- huyện Gia Lâm- TP Hà Nội.
Thời gian: Trong vòng 4 năm, từ 2011- 2014
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về quản lý di sản

văn hóa và quản lý Nhà nước về quản lý di tích lịch sử văn hóa.
-


Tìm hiểu di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan, xã Dương Xá, huyện

Gia Lâm, TP Hà Nội.
-

Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý di tích Đền-

Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan
-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích Đền –Chùa Hịang

Thái Hậu Ỷ Lan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp
-

Nghiên cứu tài liệu: : internet, các website

-

Phân tích tổng hợp

-

Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin khác

-

Phương pháp khảo sát thực tế: quan sát


5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
khóa luận được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử- văn hóa và khái qt về di
tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ
Lan

 


 
 



Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khu di tích lịch sử văn hóa Đền
–Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan

 


 
 



Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử- văn hóa và khái
qt về di tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử- văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là khái niệm rộng lớn và mang tính phổ quát. Hiện nay ở nước
ta có nhiều nhà nghiên cứu về di tích và cũng đưa ra rất nhiều các quan niệm khác
nhau về di sản văn hóa.
Ở nước ta trước đây, khi chưa có luật di sản thì khái niệm si sản văn hóa có
nhiều cách hiểu khác nhau. Nhìn chung, khái niệm Di sản văn hóa chỉ được hiểu
một cách thống nhất khi Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước ta thơng qua và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Tại chương I, những quy định chung của Luật Di
sản văn hóa, điều 1, mục 1 ( số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa) đã đưa ra khái
niệm về Di sản văn hóa như sau: “ Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”. Và từ khái niệm
chung đó, Luật Di sản còn đưa ra các khái niệm cụ thể về di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể.
1.1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt: Di tích lịch sử văn hóa là tổng thể những cơng trình,
địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được
lưu lại. Theo Luật Di sản văn hóa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 26 tháng 9 năm 2001. Tài điều 4
chương I (số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa) “Di tích lịch sử văn hóa là cồn
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình,
địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.

 


 
 


10 

Một di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau:
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong q
trình dựng nước và giữ nước.
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước.
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm găn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kì cách mạng, kháng chiến.
+ Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
+ Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc các cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá
trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
1.1.1.3. Khái niệm quản lý
Từ quản lý trong tiếng Việt được hiểu theo hai nghĩa, một là trông nom, sắp đặt
cơng việc cơ quan, hai là gìn giữ trơng nom, theo dõi. Còn từ quản lý theo cách
hiểu của âm Hán Việt có nghĩa: “Quản” là lãnh đạo một cơng việc, “Lý” là trơng
nom, coi sóc. Ở các nước phương Tây, họ dùng từ “management” có nghĩa là quản
lý, là bàn tay hoặc liên quan đến hoạt động của bàn tay. Từ đó chuyển sang nghĩa
là hành động theo một điểm tác động để dẫn dắt.
Theo PGS. TS Phan Văn Tú, “Quản lý là phương thức làm cho những hoạt
động được hoàn thành với một hiệu suất cao, bằng và thông qua những người
khác”, “Quản lý là những hoạt dộng cần thiết phải được thực hiện khi con người
kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm đạt những mục tiêu chung” [Phan Văn Tú
(1999), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Văn hóa thơng tin, Tr3].
Quản lý là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Mặt pháp lý của quản
lý bao gồm hệ thống luật pháp điều chỉnh nền kinh tế, xã hội. Mặt tâm lý xã hội
của quản lý là điều chỉnh hành vi của con người. Hoạt đọng quản lý bắt nguồn từ

 



 
 

11 

sự phân cơng lao động và vai trị của nhà quản lý là hết sức quan trọng. Từ đó ta
có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội bằng một hệ
thống các luật lệ, các chinh sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp
tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của các đối tượng nhằm đạt được
mục tiêu của tổ chức.
1.1.1.4. Quản lý Nhà nước về văn hóa
Quản lý Nhà nước về văn hóa là quản lý các hoạt động văn hóa bằng các chính
sách và luật pháp, gắn chặt với công tác giáo dục tư tưởng và vận động tuyên
truyền, đồng thời kết hợp qunar lý Nhà nước về kinh tế. Trong đó, Nhà nước đóng
vai trị là khách thể quản lý, thực hiện chức năng quản lý thơng qua hệ thống luật
pháp. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết lợi ích văn hóa giữa các gia tầng, các yêu
cầu phát triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của tồn xã hội, Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay Nhà nước đóng một vai trịng quan trọng trong việc giải quyết các
mâu thuẫn trong phát triển kinh tế và văn hóa.
Vai trị của Nhà nước thể hiện rõ trong đường lối, tư tưởng chỉ đạo và phát triển
văn hóa của Đảng ta được quan điểm xuyên suốt trong cơng cuộc xây dựng và
phát triển văn hóa.
1.1.1.5. Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa
Di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng là những tài sản
quý giá của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay,
đời sống kinh tế được cải thiện, nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghiên cứu, giáo
dục, học hỏi những giá trị của các di sản văn hóa ngày càng được xã hội quan tâm

nhiều hơn. Vì vậy việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, các
di tích lịch sử là một việc làm cần thiết.
Quản lý di tích: là q trình tác đơng của chủ thể (Nhà nuớc, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, UBND tỉnh, Sở VHTT và DL, các ngành hữu quan, chính quyền

 


 
 

12 

các ấp) lên đối tuợng quản lý( di tích, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai
thác di tích) bằng các họach định cơ chế, chính sách cụ thể bằng pháo luật, tổ
chức, lãnh đạo, kiểm tra nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
1.2.1. Nội dung họat động quản lý Nhà nước về quản lý di tích lịch sử- văn hóa
1.2.1.1. Cơng tác quản lý nhân sự
Một trong những nội dung cơ bản và xuyên suốt trong công tác quản lý là việc
quản lý nguồn nhân sự. Đây là nhân tố quyết định sự thành cơng trong q trình
quản lý của tất cả các cơ quan, đơn vị trong đó có các cơ quan quản lý các di sản,
di tích lịch sử văn hóa. Tại các di tích có hai loại nhân lực sau đây: Nguồn nhân
lực bản địa, cố định- họat động trực tiếp và gián tiếp tại di sản và nguồn nhân lực
ngoại lai, di động- họat động trực tiếp và gián tiếp ở xung quanh các di tích có
họat động du lịch, hay kinh doanh dịch vụ vào mùa lễ hội.
Để quản lý lý nguồn nhân lực hiệu quả, cần thành lập các ban quản lý di tích, cụ
thể hóa số luợng, thành phần, chức năng, nhiệm vụ… đối với các cá nhân và tổ
chức. Về cơ bản, các ban quản lý cần có các bộ phận sau:
- Bộ máy lãnh đạo, quản lý chỉ đạo chung mọi công việc có liên quan đến quản
lý di sản và di tích lịch sử, văn hóa

- Bộ phận bảo vệ
- Bộ phận chuyên mộn nghiệp vụ và các bộ phận chuyên trách.
- Các cá nhân, tổ chức với số luợng phù hợp.
Quản lý chặt chẽ nguồn lao động từ nơi khác đến tham gia vào các họat động
của di tích, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Ban quản lý cần có kế họach và biện pháp
cụ thể để kiểm khóat các đối tuợng này. Tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc.

 


 
 

13 

1.2.1.2. Cơng tác quản lý tài chính
Tài chính, xét đến cùng là căn nguyên động lực, đồng thời là mục tiêu của công
tác quản lý. Ở các di sản văn hóa, các di tích lịch sử văn hóa, tùy theo tính chất,
loại hình, quy mơ hay số lượng;…. Tùy vào thời gian, thời điểm cụ thể mà các di
tích có thể có các nguồn thu tài chính. Muốn có được nguồn thu lớn cần xác định
cụ thể đường lối chính sách trong lĩnh vực này, bao gồm:
-

Lập chiến luợc phát triển, kế hoạch tìm, tập trung huy động nguồn vốn từ ngân
sách, từ các nguồn tài trợ hay từ các nguồn thu tại di tích.

-

Tổ chức thiết lập, xây dựng- mở các mối quan hệ với các đối tác khác nhau;
phận định nghĩa vụ, quyền lợi trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh du lịch

tại các di tích.

-

Làm tốt, có hiệu quả vấn dề cơng đức thơng qua các hình thức huy động, ghi
nhận và sử dụng cơng đức tại các di tích. Cần cụ thể, chi tiết đến từng vị trí đặt
tủ- hịm cơng đức; cách quản lý, sử dụng tiền công đức một cách hiệu quả tối
ưu.

-

Xây dựng các quy định, các cơ chế thu chi tài chính hợp lý, chú ý động viên,
khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với các cá nhân và tổ chức khi họ tạo
ra nguồn thu cho các di tích

-

Quản lý tài chính chặt chẽ theo quy định của pháp lụât hiện hành, tránh thất
thóat, tham ơ, tham nhũng nhưng phải đem lại lợi ích chính đáng cho người lao
động sau khi đã hòan thành các nghĩa vụ quy định của nhà nước, đảm bảo tính
nghiêm minh, cong bằng, đúng với công sức mà người lao động đã bỏ ra và
thành tựu họ đạt được.

1.2.1.3. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích
Trong những năm qua, cơng tác quản lý di tích, hoạt động bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tổ
chức thực hiện đạt nhiều kết quả, góp phần bảo tồn di sản văn hố của dân tộc, thúc

 



 
 

14 

đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua cịn có tình
trạng tùy tiện trong tu bổ, tơn tạo di tích, đưa hiện vật, đồ thờ khơng phù hợp với
tính chất của di tích vào di tích…làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn yếu tố gốc cấu
thành di tích; tình trạng mất cắp di vật, cổ vật, tranh chấp đất đai di tích vẫn còn xảy
ra; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích cịn chậm, chưa kịp thời ở
một số địa phương…
1.2.1.4. Công tác quản lý các dịch vụ tại di tích
Cơng tác quản lý các họat động dịch vụ bao gồm các công việc như sau:
- Bổ sung cho các dịch vụ vận chuyển: Các điểm trông giữ xe, các phương tiện
và cách thức vận chuyển, lưu thông.
- Bổ sung các dịch vụ lưu trú: ngòai khách sạn, nhà nghỉ có quy mơ, thì có thể
tổ chức các loại hinhg lưu trú khác như camping, ghế, võng… phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng của các đối tượng khách du lịch tới đến với các di tích
- Quản lý các dịch vụ bổ sung: Thơng tin liên lạc, hình ảnh cá nhân và tập
thể….
- Quản lý các họat động kinh doanh, buôn bán
- Quản lý các họat động vui chơi, giải trí
- Quản lý, bài trừ các họat động bói tóan, chèn ép khách tham quan.
1.2.3. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa,
quản lý di tích lịch sử văn hóa
Việc xây dựng văn bản pháp lý là một trong những yêu cầu quan trọng của sự
nghiệp bảo tồn các di tích. Qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nuớc ta đã ban hành
nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ di tích.
Ngay từ khi mới giành đuợc độc lập, dù trải qua nhiều sóng gió nhưng Đảng và

Nhà nuớc đã quan tâm đến việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc.

 


 
 

15 

Báo cáo chính trị trong văn kịên đại hội IV ghi rõ: “Cần tăng cuờng những vịên
bảo tàng hịên có, từng buớc xây dựng vịên bảo tàng mới ở trung uơng và các tỉnh,
xây dựng những tuợng đài kỉ niệm, các nhà lưu nịêm hoặc các nhà truyền thống ở
địa phuơng cơ sở, bảo vệ tốt các di tích lịch sử” (2-tr124)
Đến năm 1999 Nghị quyết Trung Uơng V khóa VIII về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đuợc đẩy lên một tầm
cao mới. Ở phần II những nhiệm vụ cụ thể có quy định rất rõ về: Bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa.
“Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản
sắc dân tộc, cở sở để sáng tạo những giá trị mới về giao lưu văn hóa. Hết sức coi
trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học
và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Ngày 29/06/2001, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa
X, kỳ họp thứ IX đã thơng qua Luật Di sản văn hóa số 28/2001-QH10 và Chủ tịch
nuớc đã ký lệnh công bố số 09/2001/I-CTN ngày 12/07/2001. Với bộ luật Di sản
văn hóa lần đầu tiên ra đời ở nuớc là là một văn bản pháp luật cao nhất với đầy đủ
nhất điểu chỉnh cả các di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể.
1.2.4. Cơ sở pháp lý cho cơng tác quản lý di tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ
Lan
Ngày 29/06/2001, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X,

kỳ họp thứ IX đã thơng qua luật Di sản văn hóa số 28/2001- QH10 và Chủ tịch
nước đã ký sắc lệnh công bố số 09/2001/1-CTN ngày 12/07/2001, với luật Di sản
văn hóa đầu tiên ở nước ta. Đây là văn bản luật pháp cao nhất, đầy đủ nhất điều
chỉnh cả các di sản vật thể lẫn di sản văn hóa phi vật thể. Luật Di sản văn hóa có
74 điều với 7 chương. Trong đó chương IV, quy định rõ nhất về bảo vệ và pháp
huy giá trị di sản văn hóa vật thể.
Đối với di tích lịch sử, tại điều 34- Luật Di sản có quy định:

 


 
 

16 

1. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Lập quy họach, dự án trình cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền phê duyệt, trừ
truờng hợp sửa chữa nhỏ không ảnh huởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối
với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
về Văn hóa Thể Thao và Du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc
gia đặc biệt, phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ truởng Bộ Văn hóa,Thể thao
và Du lịch;
c) Cơng bố công khai quy họach, dự án đã đựoc phê duyệt tại đia phuơng nơi
có di tích.
2.

Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công
giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có giấy chứng

nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá
nhân.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy họach,

dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Bộ truởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng
chỉ hành nghề cho các đối tuợng quy định tại khỏan 2 Điều này.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã nêu rõ, thành
phố Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt Nghije quyết Trung Ương V khóa VIII, kết luận
hội nghị TW X khóa IX về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao mức hưởng thụ
văn hóa của nhân dân, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân.

 


 
 

17 

1.2. Khái qt di tích lịch sử văn hóa Đền-Chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan ở xã
Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
1.2.1. Vài nét về Xã Dương Xá
Xã Dương Xá nằm trải dài 2 km từ Tây Bắc xuống Đơng Nam song song với
Quốc lộ 5. Phía Đơng giáp xã Dương Quang, phía Tây giáp thị trấn Trâu Quỳ,
phía Tây Nam giáp xã Kiêu Kỵ-Đa Tốn, phía Đơng Nam giáp thị trấn Như Quỳnh
(huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), xã có đường liên tỉnh 179 chạy qua, có Quốc lộ

5 nối liền Hà Nội- Hải Phòng đã tạo cho Dương Xá có nhiều lợi thế trong phát
triển kinh tế-xã hội,quốc phịng-an ninh.
Xã Dương Xá có diện tích: 487,7 ha, trong đó 230 ha là đất nơng nghiệp với
dân số trên 12.200 người sinh sống tại 6 thôn (số liệu năm 2012): Yên Bình,
Dương Đanh, Dương Đình, Dương Đá, Thuận Quang, Thuận Tiến và 3 cụm dân
cư: Đường 5, Nội Thương và Chăn Nuôi.
Là một xã nằm trong vùng đất cổ, có lịch sử trên dưới 3.000 năm Dương Xá
hiện lưu giữ nhiều di sản văn hóa vơ cùng quý báu như: Trống đồng cổ, đồ dùng
sinh hoạt bằng đồng, bằng gốm có từ thời Hùng Vương. Đặc biệt, xã có nhiều di
tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó phải kể đến: Khu di tích
Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan -Một cơng trình vừa mạng ý nghĩa lịch sử sâu
sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan không
chỉ là nơi thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước, mà cịn
là điểm di tích cách mạng đáng trân trọng của dân tộc.
1.2.2. Tổng quan về di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan
1.2.2.1. Giới thiệu về Hồng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan
Hoàng thái hậu Ỷ Lan, tên thật là Lê Thị Yến, sinh ngày 7/3 năm Giáp Thân
(1044), mất ngày 25/7 năm Đinh Dậu (1117). Bà xuất thân trong một gia đình làm
nghề trồng dâu, ni tằm, dệt lụa, Bà nổi tiếng là người thông minh, xinh đẹp, nết

 


 
 

18 

na, dịu hiền, cha Bà là ông Lê Công Thiết và mẹ là bà Vũ Thị Tình quê làng Thổ
Lỗi sau đổi thành Hương Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã

Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Sinh thời mẹ bà mất sớm lúc bà 12 tuổi, cha
lấy vợ kế. Rồi cha cũng qua đời, bà ở với mẹ kế là Đậu Thị. Thân phận Ỷ Lan cơ
cực chẳng khác nào nàng Tấm. Lớn lên, Ỷ Lan làm nghề hái dâu, nuôi tằm, dệt tơ.
Bà là vợ của Vua Lý Thánh Tơng, Sau đó, Ỷ Lan phu nhân có mang sinh ra Hồng
tử Càn Đức (1066) được lập làm Hoàng thái tử, bà được phong làm Thần Phi.
Năm 1068, tháng 2, Thần Phi Ỷ Lan sinh tiếp Hồng tử Minh Nhân vương. Sau
đó, từ Thần Phi Bà được thăng làm Nguyên Phi). Bà đã hai lần nhiếp chính. Lần
thứ nhất thay chồng (năm 1069) khi Vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh giặc
Chiêm Thành và lần thứ hai là thay con trai còn nhỏ là Càn Đức (năm 1072). Bà
còn là người sùng phật, sử chép: “riêng Linh Nhân Hồng Thái Hậu đã dựng đến
100 ngơi chùa”... chẳng vậy mà Bà được ví như Quan Âm nữ.
1.2.2.2. Khu di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan
Quanh vùng Hà Nội khi nhắc tới Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan (ĐềnChùa Bà Tấm) dường như mặc nhiên người ta nhắc tới ngôi chùa, ngôi đền, cùng
tên ở xã Dương Xá. Đây là hai kiến trúc được quy hoạch chính trong một khn
viên rộng, đẹp và thống mát sát quốc lộ 5. Từ quốc lộ vào là một đường lớn dẫn
vào khu di tích, đồng thời là đường phân cách đền và chùa. Trên trục đường vào di
tích xây dựng hai cổng lớn. Lớp cổng ngồi xây gạch bố cục dạng nghi môn với
các trụ biểu. Trên cổng có bốn chữ Hán “Phúc như Đơng Hải” (phúc như Biển
Đơng). Cách đó chừng 30m là lớp cổng trong. Phía sau cổng này chia thành hai
khu thờ chính, chùa Linh Nhân Tư Phúc tọa lạc phía đơng, phía tây là nơi ngơi đền
có tượng Bà ngự.
Tương truyền chùa được Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cho xây dựng, trải qua các
triều đại Trần, Lê sơ, Mạc và các triều đại kế tiếp, đã được trùng tu nhiều lần. Dấu
ấn ngôi chùa cổ được cho là thời Mạc bị phá vào khoảng thập kỷ 80 thế kỷ XX.
Kiến trúc hiện còn là kết quả của lần phục dựng vào đầu những năm 90 thế kỷ

 


 

 

19 

trước, bao gồm: Mặt bằng chùa kiểu chữ nhị (=), khoảng sân trước lát gạch hình
chữ nhật. Hai nếp nhà có quy mơ và kiểu dáng giống nhau: gồm 3 gian 2 dĩ với 4
mái cong. Tiền đường để trống 4 mặt làm nơi cho khách thập phương sắp lễ.
Thượng điện (tam bảo) là nơi bài trí các pho tượng Phật. Các tượng Tam Thế, A
Di Đà, Quan Âm và tòa Cửu Long tọa lạc trên một bệ thờ lớn xây gạch, dưới bệ
thờ gắn hai đầu sư tử đá thời Lý. Hai bên tam bảo hiện để phiến đá”thành bậc”
chim phượng và 4 tấm bia đá cổ của thời hậu Lê.
Hai đầu sư tử đá có kích thước khá lớn (cao 110, rộng 140cm), mọi chi tiết ở sư
tử với những “khối căng no đủ” đầy chất điêu khắc, đã khẳng định về sức mạnh
diệu kỳ của nó.
Thành bậc “chim Phượng” là một hiện vật đá liền khối tương đối lớn (tương
ứng với nhiều bậc lên, cao 80cm, ngang 130cm) nó khẳng định nền chùa khá cao
(xấp xỉ 1 m). Thành bậc có hình tam giác vng, phía trên là một con Lân đang
chạy xuống. Dưới Lân là hàng hoa dây chạm nổi như đồ khảm (một hình thức phổ
biến của nghệ thuật thời Lý) làm đường viền ở phía trên cho chim thiêng. Người ta
vẫn có thể đọc được ở con chim này nhiều ý nghĩa: đầu đội công lý và đức hạnh,
mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lơng là cây cỏ, chân là
đất… Trong các di tích thời Lý, những chim thiêng lớn kiểu trên ít nhiều cịn gắn
với hồng hậu.
Trong khu di tích cịn có nhiều chân tảng đá mài của thời Lý, những mảnh gốm
và chim uyên ương cụt đầu. Đặc biệt trong di tích cịn bảo lưu được 4 tấm bia đá
cổ có niên đại thời hậu Lê. Trong đó có bia niên hiệu Đức Long 6 (1642) và bia
niên hiệu Bảo Đại 18 (1943) đã ghi lại năm tu bổ chùa.
Đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan có qui mơ kiến trúc lớn gồm ba phần: Khu
kiến trúc chính, gị cao với am thờ nhỏ và một ao trịn có nhà thuỷ đình mới được
xây dựng vào những năm 90 của thế kỷ trước.


 


 
 

20 

Khu đền chính với qui mơ kiến trúc kiểu nội cơng ngoại quốc. Phía trước là một
nếp nhà lớn ba gian xây gạch kiểu hai tầng bốn mái. Lòng nhà chia làm ba gian,
nền lát gạch Bát Tràng. Mặt trước mở ba cửa lớn hình chữ nhật, phía sau để trống
thơng với bên trong.
Đền kiến trúc theo lối cung đình, thời Lý, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất nước ta.
Trong đền và chùa còn nhiều hiện vật quý hiếm. Nổi bật là đôi sư tử đá. Sư tử
được tạc từ khối đá lớn cao 1,2 m, rộng 1,36 m trong tư thế nằm phủ phục, đường
nét đặc biệt mềm mại, tạo cho chúa sơn lâm một vẻ đẹp vừa uyển chuyển vừa oai
hùng mạnh mẽ. Sau lớp nhà ngoài là một kiến trúc lớn xây gạch cao hơn những
nếp nhà khác của đền đó là Nghi mơn mở ba lối vào. Chính giữa xây lầu cao bốn
mái cong. Tầng trên mở bốn cửa vịm lớn trơng ra bốn hướng và những ơ cửa nhỏ
hình chữ nhật. Xung quanh tầng lầu xây lan can gạch (cao gần 1m). Nền của tòa
này cao 40 cm so với khu thờ cúng bên trong. Chính giữa tịa có bệ thờ và phía
trên đặt bức hoành phi ghi bốn chữ Hán “Thánh cung vạn tuế”.
Khu thờ chính có mặt bằng hình chữ cơng gồm tiền tế nhà cầu và hậu cung.
Tiền tế là nếp nhà ngang ba gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Nhà cầu
nối tiền tế và cung cấm gồm ba gian, kiểu hai tầng bốn mái. Cung cấm - nơi đặt
khám trong có tượng thờ Bà Hồng Thái Hậu Ỷ Lan là một kiến trúc cổ kiểu bốn
mái cong thấp, gồm một gian hai dĩ. Chính giữa lịng nhà là ban thờ Hoàng Thái
Hậu Ỷ Lan và sáu vị cung nữ trong triều (lục bộ). Tượng Hoàng Thái Hậu được
đặt trong khám gỗ chạm lớn, vẻ mặt đôn hậu, nhân từ, sáu cung nữ chia làm hai

ban thị giả, làm tăng thêm uy lực của Thánh mẫu.
Hai bên đền có hai dẫy nhà giải vũ xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta.
Các bộ vì được làm đơn giản chủ yếu bào trơn, đóng bén. Tường bao xây gạch
trần, tốt lên sự cổ kính chung cho ngơi đền.
Ngơi chùa do chính Bà xây dựng, đền là nơi tưởng niệm về Bà. Hệ thống truyền
thuyết, các địa danh, cùng những di vật/cổ vật quý và đắt giá có từ thời Lý đã tạo cho di

 


 
 

21 

tích chùa, đền Bà Tấm trở thành một địa chỉ văn hóa nổi bật và quan trọng trong hệ
thống di tích tưởng niệm về Hồng Thái Hậu Ỷ Lan trên quê hương của Bà.
-

Lễ hội đền Bà Tấm
Lễ hội đền Bà Tấm trước đây được tổ chức ba ngày từ ngày 19 đến ngày 21

tháng 2 âm lịch, hội có quy mơ lớn, khơng phải chỉ có Dương Xá tổ chức mà cả
tổng Dương Quang cũ (gồm 9 xã suốt từ Phú Thị cho tới Văn Lâm- Hưng Yên)
cùng tham dự. Trước đây chính hội là từ 19 đến 22/2 âm lịch, nhưng thực chất
người ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25/2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân
dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà, mong phù hộ
cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho
ngày hội. Ngày 19/2 âm lịch tương truyền là ngày sinh của bà Tấm. Ngày hội
được mở đầu bằng một đám rước long trọng - rước nước. Đám rước khởi hành từ

đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng
2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống,
bát bửu, liền sau đó là long đình rước bà Ỷ Lan (bài vị), có những người phục dịch
theo kiệu. Đường đi từ đền theo đường 179 ngày nay lên làng Sủi. Sau kiệu Bà là
kiệu đựng chóe dùng lấy nước. Ngồi ra là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và
tất cả các làng cấy ruộng nhà đền. Bên cạnh đó vào ngày 25 tháng 7 tương truyền
là ngày giỗ của Bà và là ngày Bà làm lễ giải oan cho Hoàng hậu Thượng Dương
cùng 72 cung nữ bị chết oan, cũng được nhân dân Dương Xá tổ chức long trọng.
1.2.2.3. Giá trị của di tích lịch sử văn hóa Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan
Giá trị lịch sử của khu di tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan từ lâu đã rất
quen thuộc với người dân nơi đây, đó chính là nơi minh chứng cho những công lao
của Thái hậu Ỷ Lan đối với người dân nơi đây cũng như cả nuớc. Là nơi thể hịên
tài nanưg và sự cần cù, chăm chỉ của bà. Đối với mỗi con người Duơng Xá nơi
đây, di tích Đền, chùa Bà Tấm là một trong những cội nguồn tâm linh của mình.
Khơng chỉ có giá trị về tâm linh, khu di tích này cịn là nơi ở của các vị lão thành

 


 
 

22 

cách mạng nổi tiếng như Văn Tiến Dũng, Võ Nguyên Giáp, Hịang Quốc Việt,
Trường Chinh… Khu di tích đã cùng cả dân tộc tham gia cuộc đấu tranh chống
quân xâm luợc, nơi hình thành nhữung phong trào cách mạng, đánh tan mọi âm
mưu xâm luợc của giặc.
Giá trị về giáo dục:
Khu di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan, như đã trình bày ở trên, nơi

đây là nơi thờ cúng để tuởng nhớ cơng ơn của Hồng thái hậu Ỷ Lan. Bà mang
đầy đủ những đức tính chăm chỉ, cần cù, hiếu học, noi gương theo tấm gương của
Bà. Ban quản lý di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan, hiện nay Ban quản lý
tham gia quỹ khuyến học của xã, mục đích của hoạt động này là nhằm nuôi dưỡng
tài năng, nhân tài trên địa bàn xã. Kết hợp họat động với Ủy ban nhân dân xã
Dưong Xá để cùng xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho thế hệ trẻ, mầm non
tương lai của đất nước. Tham gia vào họat động này đã góp phần khẳng định được
giá trị của khu di tích khơng chỉ trong lịch sử mà còn cả trong tương lai.
Giá trị về kinh tế:
Khu tích tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan có diện tích rộng và khang
trang hơn truớc nhờ có bàn tay của những ngừoi làm cơng tác quản lý, cũng như
những người trông coi, bảo vệ khu di tích. Chính khu di tích này đã tạo ra thu
nhập cho những bà con nhân dân nơi đâu. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã
Duơng Xá từ một phhần quỹ cơng đức của khu di tích, đuợc đống góp vào ngân
sách của xã để đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bứơc cải thiện đời sống cho nhana dân
những thơng xung quanh nơi di tích tồn tại, bởi ngay bên cạnh khu di tích là
những hàng quán dịch vụ phát triển, đặc biệt là vào dịp lễ hội.
Giá trị về lịch sử, văn hóa
Khu di tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ Lan là nơi chứa đựng nhiều giá trị
văn hóa, lịch sử. Tại đây lưu giữ nhiều di vật quý, phản ánh lịch sử và quá trình
tồn tại, các lần trung tu, tơn tạo, sửa chữa di tích. Đáng chú ý nhất là 2 pho tuợng

 


 
 

23 


sư tử (bệ thờ) có kích thước rất lớn, có trang trí sắc sảo, tinh tế, cùng các di vật đất
nung trang trí kiến trúc từ thời Lý đang đựoc lưu giữ tại di tích. Ngịai ra cịn có
nhiều bia đá từ thời Lê và Nguyễn và hệ thóng chân tảng cùng nhiều di vật khác.
Giá trị trong phát triển du lịch:
Nằm dọc trục đường chính (Quốc lộ 5), di tích có vị trí địa lý hết sức thuận lợi,
lại nằm gần với các địa điểm du lịch như Làng gốm Bát Tràng, làng nghề Kiêu
Kỵ. Cùng với những cảnh quan thống đãng, sạch đẹp. Di tích Đền –Chùa Hịang
Thái Hậu Ỷ Lan có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là việc
phát triển các tua du lịch trong mùa lễ hội, thu hút nhiều khách tham quan.
 
 
 
 
 
 

 


 
 

24 

Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý di tích Đền –Chùa Hòang Thái
Hậu Ỷ Lan 
2.1. Bộ máy quản lý di tích
2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của di tích Đền –Chùa Hịang Thái Hậu Ỷ Lan
Di tích Đền- Chùa Hồng Thái Hậu Ỷ Lan được Nhà nước cơng nhận di tích cấp
nhà nước năm 1996, cũng ngay chính trong thời gian đó, ban quản lý di tích đầu

tiên được thành lập. ban quản lý di tích hoạt động ngay từ thời điểm đó. Ban quản
lý di tích được thành lập trên ngun tắc đồn thể. Mỗi thơn cử ra một người. Ban
quản lý di tích Đền- Chùa Hồng thái hậu Ỷ Lan hiện nay có 14 người tham gia.
Trong đó:
1.Truởng Ban quản lý: Ơng Nguyễn Văn Thực – PCT HĐND xã Dương Xá
+ Công việc: Phụ trách chung, nghiên cứu sưu tầm, kiêm chun mơn
2. Phó ban quản lý:
- Ơng Phùng Đặng Hịan
- Ơng Phùng Văn Mạnh
- Ơng Nguyễn Nhân Giáng.
+ Công việc: Giúp đỡ Truởng ban trong một số công việc quản lý, trực tiếp làm
việc về chuyên môn nghiên cứu, sưu tầm lập hồ sơ, chống các vi phạm di tích.
3.Các thành viên trong ban quản lý:
+ Ủy viên: Ông Phùng Đắc Ba
+ Ủy viên: Ông Nguyễn Truờng Sinh
+ Ủy viên: Ông Nguyễn Thạch Sợi
+ Ủy viên: Ông Nguyễn Thế Dân
+ Ủy viên: Ông Dương Huy

 


 
 

25 

+ Ủy viên: Ông Nguyễn Văn Liễn
+ Ủy viên: Ông Đỗ Ngọc Ngà
+ Ủy viên: Ông Dương Văn Thức

+ Ủy viên: Ông Lê Viết Kỷ
+ Ủy viên: Ông Nguyễn Đắc Hịa
Trong đó, cơng việc được phân cơng cụ thể:
+ Tổ nghiên cứu sưu tầm: 3 người
+ Tổ bảo tồn, bảo tàng và du lịch: 4 người
+ Tổ bảo vệ an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, bãi đỗ xe : 3 người
4.Tổ chấp tác: 5 người
2.1.2. Vị trí, chức năng của Ban quản lý di tích Đền –Chùa Hòang Thái Hậu Ỷ
Lan
Trải qua gần 30 năm hoạt động, đây là một khoảng thời gian dài nhưng vị trí và
chức năng của ban quản lý di tích khơng thể thay đổi.
Ban Quản lý di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh
Ban quản lý di tích là những người trực tiếp thừa hành quyền lực của nhà nước,
hoạt động với chức năng quản lý nhằm đảm bảo sự toàn vẹn và phát triển vững
chắc cho khu di tích. Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước bảo vệ tính
ngun vẹn của các di vật có giá trị.
Nhiệm vụ chính của Ban quản lý di tích là trực tiếp trông coi, theo dõi an ninh
trật tự khu di tích nhằm đảm bảo những di tích, cổ vật cơng trình kiến trúc giữ
ngun giá trị.
Ban quản lý di tích cịn có nhiệm vụ kết hợp với Ủy ban nhân dân xã Dương Xá
giữ gìn an ninh trật tự trong và ngồi khu vực của di tích.

 


×