Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quần thể di tích đền trần xã tiến đức huyện hưng hà với sự phát triển du lịch văn hóa tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 97 trang )

Phụ lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN,
XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƯNG HÀ VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA
TỈNH THÁI BÌNH

GV hướng dẫn: Ths Lưu Đức Kế
SV thực hiện: Bùi Thị Thơm
Lớp: DL 14C

Hà Nội, 6/2010

1


Phụ lục

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hình thành ý tưởng, tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực tế
cho tới khi hồn thành đề tài này, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình từ lãnh đạo của các Sở, ban ngành, người dân tại xã Tiến
Đức, huyện Hưng Hà cũng như gia đình, bạn bè và người thân của tôi.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Lưu Đức Kế Giám đốc công ty lữ hành Hanoi Tourist, người đã hướng dẫn cho tơi những
bước đầu tiên trong q trình hình thành ý tưởng cũng như phương hướng tiếp
cận vấn đề.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc tới: Đồng
chí Nguyễn Phúc Điền – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh


Thái Bình; Đồng chí Vũ Đức Thơm – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình; Anh
Nguyễn Văn Giang – phó đại diện thường trực Công ty lữ hành Hanoi Tourist
tại Lạng Sơn và Chú Phan Thanh Kiện – Cán bộ Ban quản lý di tích đền Trần,
xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.
Cuối cùng, tôi mong muốn được gửi lời cảm ơn của mình tới các thầy
cơ giáo trong khoa Văn hóa du lịch – trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã dạy
bảo tôi trong suốt 4 năm học qua; cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã
giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành đề tài này.

2


Phụ lục

HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT
-----------------------&&&----------------------

UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
VHTT & DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
KTS: Kiến trúc sư.
KHTH: Khoa học tổng hợp.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
CP: Cổ phần.
CHXHCN: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa.
PGĐ: Phó giám đốc.
DTLSVH: Di tích lịch sử văn hóa.

3



Phụ lục

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................. 6
1.

Lý do chọn đề tài................................................................. 6

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................. 7

3.

Mục đích nghiên cứu. ......................................................... 8

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................... 8

5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................... 9

6.

Bố cục đề tài. ....................................................................... 9

CHƯƠNG I: TỈNH THÁI BÌNH VÀ QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN
TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƯNG HÀ........................... 10

1.1 Khái quát về tỉnh Thái Bình............................................. 10
1.1.1 Vị trí địa lý – Tự nhiên..................................................... 10
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển. ..................................... 11
1.1.3 Tiềm năng du lịch. ........................................................... 12
1.2 Triều đại nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất Thái
Bình. .......................................................................................... 14
1.2.1 Triều đại nhà Trần với lịch sử Việt Nam.......................... 14
1.2.2 Long Hưng – đất phát tích, sáng nghiệp của nhà Trần. ... 17
CHƯƠNG II: QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC,
HUYỆN HƯNG HÀ VÀ CÁC GIÁ TRỊ ................................... 26
2.1 Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình…………………………………………………..26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. ................................. 26
2.1.2 Hệ thống các cơng trình. ................................................. 29
2.1.3 Một số đền Trần ở vùng Bắc Bộ....................................... 32
2.2 Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà và
những giá trị. ............................................................................ 35
2.2.1 Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường....... 35
2.2.2 Giá trị lịch sử, huyền thoại. ............................................. 37
4


Phụ lục
2.2.3 Giá trị tâm linh, tinh thần. ............................................... 43
2.2.4 Giá trị nghệ thuật. ........................................................... 47
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CÓ
HIỆU QUẢ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN
TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƯNG HÀ TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH THÁI BÌNH. ......... 52
3.1 Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần,

xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. ................................................. 52
3.1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động phục vụ du
lịch……………………………………………………………...52
3.1.2 Tổ chức quản lý khai thác................................................ 54
3.1.3 Khách du lịch và doanh thu du lịch. ................................ 55
3.1.4 Đầu tư và quy hoạch du lịch............................................ 57
3.1.5 Môi trường du lịch........................................................... 59
3.1.6 Hoạt động Marketing, quảng bá du lịch. ......................... 60
3.1.7 Đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích đền
Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.......................................... 62
3.2 Hệ thống giải pháp............................................................ 63
3.2.1 Hệ thống giải pháp chung................................................ 63
3.2.2 Giải pháp nghiệp vụ. ....................................................... 66
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 81
PHỤ LỤC

5


Phụ lục

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam có một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa khá đồ sộ và
phong phú, có mặt ở khắp mọi miền của đất nước. Nó bao trùm lên toàn bộ
đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội theo suốt chiều dài lịch sử. Khai
thác giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa vào hoạt động du lịch là một
yêu cầu và lợi thế vô cùng to lớn của du lịch Việt Nam.
Nằm ở vùng Đơng Bắc Bộ - nơi có mật độ các di tích lịch sử – văn hóa

vào loại cao nhất trong cả nước, Thái Bình đã và đang tiếp tục bừng sáng trên
bản đồ du lịch Việt Nam. Dựa trên những lợi thế đó, những năm gần đây,
Thái Bình đang rất tích cực đầu tư và quảng bá cho hoạt động du lịch của
mình, đặc biệt là du lịch văn hóa. Trong số đó, đáng kể nhất là các dự án đầu
tư, tu bổ Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà – nơi tơn
miếu linh thiêng của một dịng họ, nơi lưu giữ những dấu tích về một vương
triều oai hùng trong lịch sử Việt Nam, đó là vương triều Trần.
Trong q trình xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà Trần (1226 – 1400)
giữ một vị trí quan trọng và mang những dấu ấn không phai mờ trong lịch sử
Việt Nam cũng như những ảnh hưởng đáng kể tới vùng đất Thái Bình. Ngay
sau khi thành lập, nhà Trần dã chấm dứt được tình trạng hỗn loạn của xã hội
Đại Việt vào cuối thời Lý, củng cố và xây dựng bộ máy chính quyền từ Trung
ương đến địa phương, lập lại trật tự chính trị, xã hội, chăm lo phát triển kinh
tế, văn hóa. Trong khoảng thời gian hơn 170 năm tồn tại, triều Trần đã lãnh
đạo quân dân Đại Việt lập nên nhiều võ công hiển hách, đánh thắng ba cuộc
chiến tranh xâm lược của quân Mông – Nguyên, một đế chế hùng mạnh lúc
bấy giờ.
Qua các cuộc khảo cổ học và nghiên cứu, các nhà sử học và các nhà
khoa học đã đi đến một kết luận rằng, huyện Hưng Hà – Thái Bình ngày nay,
6


Phụ lục
nơi tọa lạc quần thể di tích đền Trần và lăng mộ các vị vua đầu triều Trần,
không chỉ là quê hương 4 đời của họ Trần kể từ Trần Cảnh (Trần Thái Tơng),
mà cịn là đất phát tích, sáng nghiệp của vương triều Trần. Hiện nay, UBND
tỉnh Thái Bình đã có những dự án quy hoạch để quần thể di tích này trở thành
một điểm du lịch văn hóa – du lịch tâm linh, một thương hiệu du lịch mới của
tỉnh.
Chính từ những điều trên, tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quần thể di

tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà với sự phát triển du lịch văn
hóa của tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu về ý nghĩa của quần thể di tích này
đối với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng như
những giá trị của quần thể di tích này đối với sự phát triển du lịch của tỉnh
Thái Bình. Đồng thời thơng qua đó mong muốn góp một phần nhỏ giới thiệu
tới mọi người một điểm đến mới của loại hình du lịch văn hóa tại Thái Bình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Từ những năm cuối thập kỷ 60 đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Thái
Bình đã tiến hành khai quật 10 ngơi mộ thời nhà Trần, sau đó là các cuộc khai
quật tại khu di chỉ khảo cổ học Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà
những năm 1979 và 1980 với rất nhiều các hiện vật cho thấy đây là nơi tôn
miếu của các vua nhà Trần. Đến năm 1986, các nhà khoa học, sử học và khảo
cổ học đã được mời về dự Hội nghị Thái Bình với sự nghiệp thời Trần tại
Thái Bình. Tại hội nghị này, mảnh đất Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà đã được công nhận là đất phát tích – sáng nghiệp của nhà Trần. Sau hội
nghị, các bản tham luận của các nhà khoa học đã được xuất bản thành tập kỷ
yếu.
Năm 2005, Ban tuyên giáo huyện ủy Hưng Hà đã xuất bản cuốn sách
Đền Trần và Thái Đường Lăng của hai tác giả Vũ Đức Thơm và Phạm Tất
Lượng, giới thiệu về q trình xây dựng, tơn tạo cũng như những giá trị của
khu di tích này.
7


Phụ lục
Cuối năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã
phối hợp với Viện Sử học, Hội khoa học lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ
nhất, có chỉnh sửa và bổ sung cuốn sách Nhà Trần và Con người thời Trần,
tập trung các bài viết xung quanh việc Tam Đường là đất phát tích của nhà
Trần, và giới thiệu về các chiến công cũng như các vị dũng tướng thời Trần.

Như vậy, đây là một vấn đề tuy đã được nghiên cứu từ rất sớm nhưng
vẫn còn mới và chưa được khai thác nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.
Trong khóa luận của mình, tơi đã tiếp thu một số kết quả nghiên cứu của các
tác giả đi trước và trên nền đó, tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu theo góc
độ của một người trong ngành du lịch. Tuy vậy do vẫn cịn có những hạn chế
về mặt trình độ cũng như thời gian nên bài viết này không tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những sự đóng góp, gợi ý của thầy, cô giáo
và các bạn sinh viên có quan tâm tới vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu.


Tìm hiểu những giá trị của quần thể di tích đền Trần, xã

Tiến Đức, huyện Hưng Hà, đồng thời khẳng định vai trị của những
giá trị đó trong hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình.


Khảo sát thực trạng khai thác quần thể di tích này phục

vụ cho việc phát triển du lịch hiện nay.


Đưa ra một số kiến nghị, đóng góp để khai thác có hiệu

quả quần thể di tích này trong việc phát triển du lịch văn hóa của tỉnh
Thái Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp của mình, tơi tập trung nghiên cứu
những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của quần thể di tích đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà và hiện trạng hoạt động du lịch của quần thể di tích

này trong phạm vi xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

8


Phụ lục
Ngồi ra, tơi cũng tìm hiểu và trích dẫn một số tài liệu liên quan tới vấn
đề: Vùng đất Tam Đường ngày nay là đất phát tích, sáng nghiệp của nhà
Trần.
5. Phương pháp nghiên cứu.


Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhìn đối tượng nghiên

cứu như một hệ thống để khảo sát, phân tích.


Phương pháp so sánh: Để thấy cái chung và cái riêng

của đối tượng nghiên cứu.


Phương pháp thống kê: Để có cái nhìn khái qt về đối

tượng nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu.




Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế.

6. Bố cục đề tài.
Với những mục đích và lý do kể trên, ngồi phần mở đầu và các phụ
lục, đề tài của tôi bao gồm những phần chính sau:


Chương I: Tỉnh Thái Bình và quần thể di tích đền

Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.


Chương II: Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức,

huyện Hưng Hà và các giá trị.


Chương III: Hệ thống giải pháp nhằm phát huy có

hiệu quả những giá trị của quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức,
huyện Hưng Hà trong phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Thái
Bình.

9


Phụ lục

PHẦN NỘI DUNG

----------------------------&&&---------------------------

CHƯƠNG I
TỈNH THÁI BÌNH VÀ QUẦN THỂ DI TÍCH
ĐỀN TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƯNG HÀ.
1.1 Khái qt về tỉnh Thái Bình.
1.1.1 Vị trí địa lý – Tự nhiên.
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng,
nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội,
Hải Phịng, Quảng Ninh.
 Vị trí địa lý: Thái Bình nằm ở tọa độ 20,17 - 20,44 độ vĩ Bắc;
106,06 - 106,39 độ kinh Đơng. Phía Bắc giáp: Hưng n, Hải Dương và
Thành phố Hải Phịng. Phía Tây và Tây nam giáp: Nam Định và Hà Nam.
Phía Đơng giáp: Vịnh Bắc Bộ.
 Diện tích tự nhiên: 1.542,24 km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của
cả nước. Từ Tây sang Đơng dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km. Tỉnh có
7 huyện (Đơng Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái
Thụy, Vũ Thư) và 01 thành phố (Thành phố Thái Bình) trong đó có 284 xã,
phường, thị trấn.
 Khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng,
mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC (thấp nhất là 4oC,
cao nhất là 38oC). Lượng mưa trung bình 1.400mm - 1.800mm. Số giờ nắng
trong năm khoảng 1.600 - 1.800 giờ. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85-90%.

10


Phụ lục
 Địa hình: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối

bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so
với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sơng, biển khép kín. Bờ biển dài
trên 50 km và 4 sơng lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía Bắc và Đơng Bắc
có sơng Hóa dài 35,3 km. Phía Bắc và Tây Bắc có sơng Luộc (phân lưu của
sơng Hồng) dài 53 km. Phía Tây và Nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67
km. Sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ Tây
sang Đơng dài 65 km.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế
kỷ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận
Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tơng về sau, vùng đất Thái
Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang
đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh
Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam
Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái
nhà Nguyễn (1890), từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định
và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên.
Huyện Thần Khê lúc đó được nhập vào phủ Thái Bình, sau đó phủ này được
đổi tên thành Thái Ninh. Đến năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Diên Hà,
phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng
Yên, và phủ Tiên Hưng được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Như vậy lúc
mới thành lập, tỉnh Thái Bình có 3 phủ là: Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên
Hưng, trong đó bao gồm 12 huyện:

11


Phụ lục

 Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, Trực Định (Chân Định) thuộc phủ
Kiến Xương (sở lỵ phủ kiêm huyện lỵ huyện Trực Định, đặt ở xã Động Trung)
 Đông Quan, Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thụy Vân (Thụy Anh), Thanh
Quan thuộc phủ Thái Ninh (sở lỵ phủ kiêm huyện lỵ huyện Thanh Quan)
 Hưng Nhân, Diên Hà, Thần Khê thuộc phủ Tiên Hưng (sở lỵ phủ
kiêm huyện lỵ huyện Thần Khê)
Sau đó, đơn vị hành chính cấp phủ bị loại bỏ, các huyện có sở lỵ phủ
thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh,
Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng.
Tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình khi mới thành lập ngày 21/3/1890, đặt tại xã Kỳ
Bố, trước là huyện lỵ của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh
lỵ Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái
Bình, rồi thành thành phố Thái Bình.
1.1.3 Tiềm năng du lịch.
Thái Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và điển hình cho nền
văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thể:
Về vị trí, Thái Bình cách Thủ đơ Hà Nội 110km, cảng Hải Phòng
70km, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế
và trung tâm du lịch lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; gần một số tỉnh
có tiềm năng du lịch như Ninh Bình, Hà Tây; là cầu nối quan trọng giữa miền
Trung với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Hệ thống đường 10 đã hoàn thành,
đường 39 đang được nâng cấp. Một số cầu đã được xây dựng như cầu Triều
Dương nối với Hưng Yên, cầu Tân Đệ nối với Nam Định, hệ thống đường
nông thôn rất phát triển là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá xã
hội, du lịch giữa Thái Bình với các tỉnh bạn.
Hệ thống sơng ngòi dày đặc len lỏi giữa những cánh đồng thẳng cánh
cị bay cùng với những xóm, làng trù phú mang nét đặc trưng của nền văn
12



Phụ lục
minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, và những làng nghề nổi tiếng, có
truyền thống lâu đời như: Dệt vải ở Phương La, dệt chiếu ở làng Hới, chạm
bạc Đồng Xâm, đúc đồng An Lộng, thêu ren ở Minh Lãng, nghề làm bánh cáy
ở Nguyên Xá. Cùng với đó là những món ăn đặc sản của từng vùng, mang
đậm hương vị q hương mà khơng nơi nào có như bánh cáy làng Nguyễn, ổi
Bo, canh cá Rô Đồng Giá – Quỳnh Cơi, Mọc Mị, gỏi Nhệch…
Cảnh quan thiên nhiên khá độc đáo, điển hình của vùng đồng bằng ven
biển Bắc Bộ, đó là dải bờ biển dài 53 km, có 5 cửa sơng lớn và một số bãi cát
mịn ở các cồn, các bãi cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo
như Cồn Vành, Cồn Đen có thể tổ chức loại hình tham quan nghiên cứu, du
lịch sinh thái, thể thao biển, nghỉ dưỡng tắm biển cuối tuần.
Thái Bình cịn là một vùng đất địa linh nhân kiệt, hiện cịn lưu giữ
nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia như Khu di tích
nhà Trần, chùa Keo, từ đường Lê Q Đơn… Thái Bình cịn là q hương của
nghệ thuật hát chèo, múa rối nước, bên cạnh đó là hệ thống lễ hội phong phú
và đa dạng, diễn ra hầu như khắp các tháng. Đó là những tài nguyên du lịch
nhân văn đặc sắc, độc đáo và là thế mạnh của Du lịch Thái Bình. Các tài
nguyên này được phân bố ở các vị trí khá thuận lợi cho việc khai thác phục vụ
phát triển du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình tham quan du lịch
như: Du lịch sinh thái đồng quê, du lịch trở về với nguồn cội, du lịch tham
quan làng nghề, du lịch văn hoá lễ hội… đang là xu hướng chủ đạo trong phát
triển du lịch của khu vực và trên thế giới, có sức cuốn hút du khách hết sức
mạnh mẽ, và du lịch tâm linh - một loại hình cũng đang rất có tiềm năng phát
triển ở Thái Bình.
Thái Bình cũng là tỉnh đơng dân cư, nhân dân Thái Bình cần cù, khéo
tay, chất phác và mến khách. Trong những năm qua kinh tế xã hội được ổn
định và phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao,
nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, bồi dưỡng sức khoẻ tinh thần của người dân càng
13



Phụ lục
được cải thiện. Điều đó được thể hiện qua số lượng khách du lịch nội tỉnh
tăng trên 10%/năm, đó là lợi thế quan trọng để ngành Du lịch Thái Bình phát
triển.
Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp ngày
càng hoàn thiện. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Đồng Châu với
tổng số vốn trên 50 tỷ đồng, xây dựng đường và phục hồi các di sản thuộc
Khu di tích lịch sử các Vua Trần tại Hưng Hà trên 70 tỷ đồng đã và đang
được triển khai, 3 khách sạn lớn từ 3 - 4 sao đang được nâng cấp và xây dựng
mới, hơn 20 khách sạn cỡ nhỏ và vừa với gần 600 phòng tiêu chuẩn đủ sức
phục vụ trên 1.000 lượt khách/ngày.
Thái Bình đang phấn đấu để trở thành một trong những điểm đến hấp
dẫn của loại hình du lịch văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.

1.2 Triều đại nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất
Thái Bình.
1.2.1 Triều đại nhà Trần với lịch sử Việt Nam.
Thời nhà Trần (1226 – 1400) đã đi vào lịch sử Việt Nam với một diện
mạo riêng, một thần thái đặc biệt so với các triều đại khác kể từ Ngô, Đinh,
Tiền Lê, Lý đến Hậu Lê, Mạc và Nguyễn. Các sử gia xưa gọi là hào khí Đơng
A tức là hào khí của đời Trần, khơng những thể hiện trong chiến đấu mà cả
trong xây dựng. Những người anh hùng đời Trần như Trần Quốc Tuấn, Trần
Quang Khải, Trần Nhân Tông, Trần Tung… khi ở nơi chiến trường, họ làm
nên những võ công hiển hách. Lúc giặc tan, trời yên biển lặng, trên văn đàn
hay chốn học thuật, họ lại có những đóng góp lớn lao.
Những năm cuối thế kỷ XII, triều Lý bắt đầu rơi vào suy vong do các
vua đều lên ngơi khi cịn nhỏ tuổi và bị chết yểu (Lý Thần Tông thọ 23 tuổi,
Lý Anh Tông thọ 40 tuổi, Lý Cao Tông thọ 38 tuổi, Lý Huệ Tơng thọ 33

tuổi)…do đó quyền hành rơi vào tay ngoại tộc vốn lắm kẻ gian tham, bất tài,
14


Phụ lục
hại dân. Vào cuối thời Lý, các quý tộc quan lại họ Trần nổi lên như một thế
lực lớn có cơng giúp nhà Lý bình định thiên hạ.
Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tơng phải chạy lên
Quy Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ.
Hồng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần
Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc
(thuộc tướng của Phạm Bỉnh Di), đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần
Thị Dung là Tô Trung Từ đã được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào
năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tơng. Ơng cho đón vợ là Trần Thị Dung về
cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái phụ
chính.
Huệ Tơng là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên
mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mơng, người chức cao, quyền lớn nhưng
khơng có học thức, khơng có mưu thuật, lại nhu nhược khơng quyết đốn. Vì
thế chính sự ngày một đổ nát. Lợi dụng tình hình đó, Đồn Thượng làm phản,
tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình khơng chế ngự
nổi. Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tơng đã bí
mật rời bỏ hồng cung, cùng với Trần Thị Dung trốn đến nơi đóng quân của
Trần Tự Khánh (con trai thứ của Trần Lý). Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ
thuộc vào thế lực anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ
Độ khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân. Là người cơ mưu, quyết đoán,
Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngơi cho cơng chúa Chiêu
Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu

xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần
Cảnh lên 6 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Lý Chiêu

15


Phụ lục
Hồng đã nhường ngơi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị với vị
vua đầu tiên là Trần Thái Tông – Trần Cảnh.
Ngay sau khi thành lập, nhà Trần dã chấm dứt được tình trạng hỗn loạn
của xã hội Đại Việt vào cuối thời Lý, củng cố và xây dựng bộ máy chính
quyền từ Trung ương đến địa phương, lập lại trật tự chính trị, xã hội, chăm lo
phát triển kinh tế, văn hóa.
 Về mặt nơng nghiệp:
Để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử
quan đặc trách trông coi việc đắp đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa,
triều đình cịn ra lệnh cho qn sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân
chúng. Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những
người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng
nương.
 Về mặt thuế má:
Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền
và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn
thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngồi ra cịn có thuế trầu cau, rau quả,
tơm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng, vàng bạc được đúc thành
phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
 Về việc thi cử, học hành:
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy
cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài
giỏi ra giúp nước chứ chưa mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho

mở khoa thi Thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ
thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên,
bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn. Ngồi
Quốc Tử Giám có tại kinh đơ từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học
16


Phụ lục
Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để
dạy cho dân chúng.
 Đại phá quân Mông – Nguyên:
Một trong những chiến cơng lừng lẫy nhất của vương triều nhà Trần đó
là ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên, thế lực hung hãn nhất lúc bấy giờ
vào những năm 1258, 1285 và 1287.
Mông - Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi
người Mơng bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Indonesia
đều có biển cả ngăn cách và qn Mơng cũng khơng có sở trường đánh thủy
quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên
đại lục Trung Hoa, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà
người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã bao trùm cả đại lục
Á-Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía Nam. Có so sánh tương
quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều
tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi quân Mông Nguyên của nhà Trần.
Những võ công oanh liệt của quân và dân Đại Việt chống quân xâm
lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII cùng với những công lao của nhà Trần trong
việc thống nhất đất nước, ổn định và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đã
đưa vương triều Trần lên vị trí là một trong những triều đại có đóng góp lớn
nhất đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc và trong công cuộc chống ngoại
xâm bảo vệ Tổ quốc. Và Thời Trần cũng được coi là thời kỳ vàng son của văn
minh Đại Việt, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

1.2.2 Long Hưng – đất phát tích, sáng nghiệp của nhà Trần.
1.2.2.1 Đất Long Hưng thời Trần.
Long Hưng là tên gọi của một trong các phủ lộ ở thời Trần. Trải qua
các triều đại khác nhau, đất Long Hưng đã bao lần thay đổi tên gọi. Tuy
17


Phụ lục
nhiên, nói đến đất Long Hưng là nói đến mảnh đất từng gắn với sự nghiệp gây
dựng và hưng thịnh của nhà Trần. Đến nay mảnh đất này vẫn cịn nhiều bí ẩn
và tiềm tàng lịch sử của một dòng tộc, một triều đại từng oanh liệt một thời.
Tác giả Đinh Khắc Thuân– viện nghiên cứu Hán Nôm, trong bài Đất
Long Hưng thời Trần (Nhà Trần và con người thời Trần, Viện Sử học, 2010,
tr.106) đã viết:
“Long Hưng xuất hiện từ thời Trần và tên gọi là lộ Long Hưng hay phủ
Long Hưng. Phủ lộ Long Hưng thời Trần gồm 4 huyện là Ngự Thiên, Duyên
Hà, Cổ Lan và Thần Khê. Nhà Hồ đổi thành Tân Hưng, thời thuộc Minh gọi
là phủ Trấn Man và bốn huyện là Tân Hóa (đổi từ Ngự Thiên ra), Duyên Hà,
Cổ Lan và Thần Khê. Năm Vĩnh Lạc 13 (1415) huyện Tân Hóa nhập với
huyện Duyên Hà, huyện Thần Khê nhập với huyện Cổ Lan. Ở thời Lê, vào
niên hiệu Thuận Thiên (1428 – 1433) được gọi là phủ Tân Hưng thuộc Nam
đạo. Vào đầu thế kỷ XVII vì kiêng húy vua Lê Thần Tông (Duy Tân) nên Tân
Hưng đổi ra Tiên Hưng. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thuộc Sơn Nam Hạ lộ.
Năm Gia Long thứ 7 (1808) huyện Ngự Thiên đổi thành huyện Hưng Nhân.
Như vậy huyện Ngự Thiên xuất hiện từ thời Trần qua một lần thay đổi
ở thời thuộc Minh rồi lại tái hiện và kéo dài đến đầu thời Nguyễn. Cịn phủ lộ
Long Hưng hồn tồn chỉ xuất hiện ở thời Trần mà thôi.
Huyện Ngự Thiên thời Trần là vị trí của một phần huyện Hưng Hà
ngày nay. Huyện Duyên Hà và Thần Khê thời Trần nay tương đương với một
phần huyện Hưng Hà và Đơng Hưng. Cịn huyện Cổ Lan có lẽ là huyện

Thanh Lan thời Lê. Theo GS Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các
đời (NXB KHXH, H., 1961) thì huyện Thanh Lan thời Lê tương đương với
huyện Thái Ninh (nay thuộc huyện Thái Thụy) – Thái Bình. Như thế có nghĩa
là phủ lộ Long Hưng thời Trần nằm ở phía tả ngạn hạ lưu sông Hồng chạy dài
từ đỉnh ngã ba sông Nông (hệ thống chi lưu của sông Hồng) tức là khu vực

18


Phụ lục
phía Bắc huyện Hưng Hà ngày nay, xi ra tận biển Đông, ở vào khu vực
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Ở khu vực huyện Thái Thụy ngày nay cịn có một tấm bia đá dựng năm
Xương Phù thứ 6 (1382) và một mộc bài khắc năm Thiệu Long thứ 2 (1269)
trong đó mách bảo rằng: đất này ở thời Trần thuộc phủ Long Hưng. Trong
văn bản đó có một câu như sau: “Thiên Trường – Long Hưng phủ, An phủ sứ
ty…”. Riêng câu này có thể có hai cách lý giải: Một là Long Hưng và Thiên
Trường là hai phủ tương đương nhau có chung một phủ sứ ty. Hai là phủ
Long Hưng lệ vào đất Thiên Trường. Điều này cũng đã từng gặp trong các tài
liệu địa chí ghi: “Vào thời đầu Trần, lộ Thiên Trường chia ra làm hai lộ Kiến
Xương và An Tiêm. Sau lại chia thành 4 lộ Hồng Giang, Sơn Nam, Long
Hưng, Khối Châu… (dẫn theo Đào Duy Anh, sdd, tr.15). Qua đó có thêm cứ
liệu để đoán định rằng, đất này ở thời Trần thuộc phủ Long Hưng.
Một vấn đề khác được đặt ra ở đây là trung tâm của phủ lộ Long Hưng
thời Trần ở đâu? Tuy nhiên qua sự thống kê các địa danh và các sự kiện xảy
ra ở thời Trần thuộc phủ lộ Long Hưng cho phép nhận định rằng khu vực từ
Hải Triều đến Tam Đường thuộc huyện Hưng Hà ngày nay không những là
trung tâm của phủ lộ Long Hưng mà còn là trung tâm của các vùng phụ cận
đương thời.
Hiện nay tại thôn Hải Triều thuộc khu vực trên cịn có tấm bia dựng

năm Đại Chính thứ 2 (1531) đời Mạc Đăng Doanh (Dẫn theo Đào Duy Anh,
sdd, tr.15). Nội dung văn bia cho biết: đất này thuộc huyện Ngự Thiên – nơi
thắng địa và tụ hội của bốn phương. Nhưng vì có bến nước khó cho việc đi
lại. Trước đây đã có cầu gỗ, song lâu ngày hư hỏng. Nay dựng lại cầu đá và
mở rộng quy mô chợ. Vua Mạc sắc chỉ cho mở rộng chợ này.
Cũng từ con số thống kê trên, chúng tơi thấy những địa danh ở phía phủ
lộ Long Hưng có tần số xuất hiện cao nhất, phổ biến nhất là Long Hưng –
Ngự Thiên – Thái Đường. Nhiều khi nói đến Long Hưng là muốn nói riêng
19


Phụ lục
đất Ngự Thiên, thậm chí chỉ riêng khu Thái Đường. Như vậy phải chăng ở
thời Trần, Thái Đường là trung tâm của Ngự Thiên, Ngự Thiên là trung tâm
của Long Hưng”.
Qua tài liệu trên, chúng ta có thể rút ra được một số điều rằng: Địa danh
Long Hưng chỉ xuất hiện bắt đầu từ thời Trần để chỉ một vùng đất thuộc tả
ngạn hạ lưu sông Hồng, tức là phía Bắc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày
nay. Và trung tâm của khu vực này, tức là đất Thái Đường hay Tam Đường
ngày nay – chính là nơi đặt tôn miếu và mộ các vị vua đầu triều cùng một số
vị hồng hậu và cơng chúa của nhà Trần.
1.2.2.2 Long Hưng – đất phát tích, sáng nghiệp của nhà Trần.
Quê hương, đất phát tích – khởi nghiệp của nhà Trần đã được sử sách
ghi chép nhưng có phần khơng rõ, do đó từng có ý kiến dị biệt. Đặc biệt từ
những năm 80 của thế kỷ trước, ít nhất vấn đề này đã được giới sử học đề cập
đến nhiều trong 4 cuộc hội nghị khoa học. Đó là Hội nghị về “Nhà Trần” tổ
chức tại Hà Nam Ninh vào năm đầu của thập kỷ 80; Hội nghị “Thái Bình với
sự nghiệp thời Trần” tổ chức ở Thái Bình năm 1986; Hội nghị về “Thời Trần
với Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” năm
1995 và Hội nghị “Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và

quê hương Nam Định” năm 2000, đều tổ chức ở Nam Định.
Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan trong bài Bàn về đất phát tích nhà
Trần: “Theo một cách hiểu thơng thường: đất phát tích của dòng họ là nơi mà
tổ tiên trực tiếp của dòng họ ấy sinh sống. Và, căn cứ vào thực tiễn đời sống
cổ truyền của dân tộc cùng văn minh đất nước, thì từ lâu đã hình thành một
tiêu chí dựa trên quy luật của mối liên quan hữu cơ giữa nơi sống và nơi chết
của người xưa: Sống ngâm da, chết ngâm xương, chẳng hạn để đời sau có thể
nhận ra nơi sống của đời trước ở chính chỗ dù chỉ còn lại dấu vết ký gửi thân
xác của họ. Tha ma, nghĩa địa trở thành chỗ để xác định nơi đã sống của một
cộng đồng, còn mộ tổ thì chính là một điểm chuẩn để có thể tìm kiếm đất phát
20


Phụ lục
tích của một dịng họ, một gia đình, là vì như vậy”. (Nhà Trần và con người
thời Trần, Viện sử học, hội khoa học lịch sử Việt Nam, Sở VHTT&DL tỉnh
Thái Bình tái bản, 2010, tr.27).
Tài liệu chính sử cổ nhất nói về cội rễ nhà Trần là Đại Việt sử ký tồn
thư của Ngơ Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. Trong quyển V, mở đầu Kỷ nhà
Trần, viết: “… Có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên
Trường sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa đời đời làm nghề đánh
cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần,
Kiến Gia thứ 8 triều Lý” (Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH, H.1998, T2,
tr.7). Theo đoạn trích sử này, Trần Kinh là ơng tổ đời thứ 5 tính từ Trần Cảnh
(Trần Kinh – Trần Hấp – Trần Lý – Trần Thừa – Trần Cảnh) đã đến ở hương
Tức Mặc, phủ Thiên Trường tức là vùng Mỹ Lộc, Nam Định ngày nay và bốn
đời làm nghề đánh cá.
Năm 1209, một sự kiện lịch sử vào những năm cuối vương triều Lý,
trong buổi loạn lạc Quách Bốc, đã được các văn bản sử học ghi chép như một
tài liệu đương đại: “Hoàng thái tử Sảm (tức Lý Huệ Tông sau này) đến thôn

Lưu Gia ở Hải Ấp nghe tiếng con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm
vợ. Nhà Trần Lý nhờ nghề đánh cá nên giàu, người quanh vùng theo về, nhân
có quân chúng, cùng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao cho
Lý tước minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Từ làm điện
tiền chỉ huy sứ”. (Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, T.1, tr.334).
Như vậy, muộn nhất là từ đời Trần Lý đã sinh sống ở thôn Lưu Gia,
Hải Ấp và vẫn tiếp tục theo nghề đánh cá. Mặt khác, sách Đại Nam nhất
thống chí có chép: “Mộ tổ nhà Trần ở xã Tiến Đức, Thái Đường, huyện Hưng
Nhân”, tức là thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình
ngày nay, cùng với một truyền thuyết nói rằng Trần Hấp đã được một thầy địa
lý tìm cho một gị hỏa tinh để táng mộ cha mình là Trần Kinh. Theo thầy địa
lý, ngơi mộ được táng ở một thế đất mà sau này trong họ sẽ có người do nhan
21


Phụ lục
sắc mà lấy được thiên hạ. Quả nhiên sau này, Trần Thị Dung đã được làm
hoàng hậu, và nhờ đó, thế lực nhà Trần bắt đầu lớn mạnh cho tới khi Trần
Cảnh được Lý Chiêu Hồng nhường ngơi, chính thức là vị vua đầu tiên của
nhà Trần.
Tiến sĩ Vũ Phương Đề, quyển II của tập Công dư tiệp ký, viết hồi thế
kỷ XVIII cũng kể lại câu chuyện huyền hoặc nhưng khá chi tiết và cụ thể,
chẳng những nói rõ vị trí ngơi mộ tổ dịng họ Trần mà còn cho phép đối chiếu
với phả hệ ở sách Đại Việt sử ký tồn thư mà nhận ra đó là mộ của ai.
Những địa danh liên quan đến vị trí ngơi mộ tổ dịng họ Trần trong câu
chuyện truyền kỳ của tiến sĩ Vũ Phương Đề này: xã Nhật Cảo – khởi điểm
của Long mạch, xã Đại Đường (Đại viết lộn từ Thái, Hán – tự dạng của hai
chữ gần giống nhau) – long mạch kết xã Tây Vệ (Vệ viết lộn từ Nha, Hán – tự
dạng của hai chữ cùng gần giống nhau) và xã Đặng Xá – đất liền cạnh. Tra
sách Các trấn tổng xã danh bị lãm hồi đầu thế kỷ XIX thì thấy vẫn cịn các xã

này: Nhật Cảo, Thái Đường, Tây Nha, Đặng Xá là một vùng liền khoảnh, xã
đầu ở tổng Hà Liễu, ba xã sau ở tổng Đặng Xá, tất cả đều thuộc huyện Hưng
Nhân, phủ Tiên (hay Tân) Hưng, trấn Sơn Nam hạ hồi đầu thế kỷ XIX. (Vào
đầu thế kỷ XVII vì kiêng húy vua Lê Thần Tơng (Duy Tân) nên Tân Hưng
đổi ra thành Tiên Hưng). Giáo sư Đào Duy Anh, trong sách Đất nước Việt
Nam qua các đời cho biết: đó là đất huyện Ngự Thiên, phủ lộ Long Hưng đời
Trần; chính là đất huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình ngày nay.
Cũng ở Đại Việt sử ký tồn thư quyển VI phần viết năm 1299: “Thượng
hồng (Trần Nhân Tơng) từng ngự cung Trùng Quang, vua (Trần Anh Tông)
đến chầu, có Quốc cơng Quốc Tuấn đi theo. Thượng hồng nói: “Nhà ta vốn
người hạ lưu (thủy tổ Hiển Khánh), đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường
xăm hình rồng vào đùi; nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ ra
không quên gốc”. Đây là một đoạn sử, chép lời vị nhân vương lớn, lại có sự

22


Phụ lục
chứng kiến của Quốc công Quốc Tuấn và đương kim Hồng đế, nên có thể tin
được và hàm chứa nhiều thơng tin hiển minh.
Vua Trần Nhân Tơng nói rằng “Nhà ta vốn là người ở vùng hạ lưu”.
Vua Nhân Tông đã sống ở cung Trùng Quang giữa Tức Mặc một thời gian dài
trong quãng đời hiển đạt, lại nói ra câu này cũng ở chính ngay Tức Mặc,
nhưng khơng nói rằng: “Nhà ta vốn ở đây” mà chỉ nhận rằng q gốc của
dịng họ mình là vùng hạ lưu. Giáo sư Đào Duy Anh giải thích chữ hạ lưu
trong lời chú số 14 của bản dịch quyển VI sách Đại Việt sử ký tồn thư, là
miền biển.
Vì thế có thể khẳng định rằng nhà Trần gốc ở vùng biển, nói đúng hơn
là gốc dân chài vùng ven biển. Cố GS sử học Trần Quốc Vượng trong bài
Đôi điều về nhà Trần – Đức thánh Trần: Cội rễ lịch sử và sự phát triển trong

bối cảnh văn hóa Đại Việt thế kỷ XIII – XIV thì nói rằng: “Tơi có cách khái
quát khác, tôi gọi theo kinh tế - xã hội, là chất nông – chài ven sông – ven
biển”.
Chài lưới, cùng với lối sống ở nước, thời cổ, khác với làm ruộng và lối
sống trên đất ở chỗ lưu động, phiêu bạt. Dân chài được xem là dân sông nước,
nay đây mai đó – sa đâu là nhà, ngã đâu là giường. Họ sống phong sương hơn,
phơi trải hơn, phóng khống hơn, mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà Trần Nhân
Tơng, ghi nhận truyền thống thượng võ của dịng họ, cũng đồng thời chỉ có
thể xác định chung rằng quê gốc của mình là vùng hạ lưu.
Vì nghề gốc là chài lưới, chỗ ở không nhất định, tới đâu thì cũng là nhà,
nên chưa kể đến việc phát tán các chi họ - chỉ tính dịng trực hệ cũng đã thấy
có sự lưu động, phiêu bạt của tổ tiên họ Trần. Hồn tồn có thể tin là tổ thứ
nhất họ Trần (Trần Kinh) đầu tiên cư ngụ ở Tức Mặc (Hà Nam Ninh) như Đại
Việt sử ký toàn thư và nhiều gia phả, thần phả đã chép. Tuy nhiên, cũng hoàn
toàn đúng là đến đời tổ thứ hai (Trần Hấp) thì do lối sống của nghề chài, thêm
với sức hút của thuật phong thủy, họ Trần đã dời sang Thái Đường và phụ cận
23


Phụ lục
(Thái Bình) để rồi ở đó và từ đó các đời tổ thứ ba, thứ tư (Trần Lý, Trần
Thừa) cùng anh em con cháu họ hàng, là Trần Thị Dung, Trần Tự Khánh, Tô
Trung Từ… và các thế lực trực thuộc, bước vào chính trường, thành đạt. Và ít
nhất cũng có một trong các vị vua khai sáng nhà Trần (Trần Cảnh – Trần Thái
Tông) sinh ra ở đây. Vì vậy, có thể nói rằng Long Hưng là đất phát tích của
nhà Trần.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng đưa ra một cơng thức có dạng vẻ tốn
học để lý giải cho hiện tượng văn hóa này:
Đất lăng mộ = Đất phát tích
Theo GS: Các vua nhà Lý chết ở Thăng Long đều được đưa về chôn ở

châu Cổ Pháp (phủ Thiên Đức), vùng Bắc Ninh ngày nay. Các vua nhà Lê
cũng chết ở Thăng Long và đều được đem về an táng ở Lam Sơn (Lam Kinh)
thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Cổ Pháp là đất phát tích của
nhà Lý và Lam Sơn là đất phát tích của nhà Lê, đó là điều khơng cần phải
tranh cãi. Văn hóa học – lịch sử đúc kết: các triều đại Lý, Lê đưa các nhà vua
của mình về đất phát tích mà an táng, là để biểu thị ý thức nhớ nguồn và hành
động về nguồn, ý thức và hành động truyền thống của Việt Nam. Nhà Trần,
tồn tại giữa nhà Lý và nhà Lê, không thể và khơng có biểu hiện gì là ngoại lệ.
Vì thế ý nghĩa hồn tồn có thể rút ra được ở đây là: Chọn phủ Long Hưng
làm nơi xây cất lăng mộ của các vua đầu của mình, triều Trần đã tự bộc lộ và
khẳng định rằng đất phát tích của mình là ở đấy. (GS Lê Văn Lan, Bàn về đất
phát tích nhà Trần, Nhà Trần và con người thời Trần, 2010, tr.32).
Năm 1277, Hoàng đế đầu tiên của nhà Trần: Trần Thái Tông, mất ở
cung Vạn Thọ, thành Thăng Long. Thái Tông được đưa đi chôn ở Chiêu
Lăng. Năm 1288, tháng 4, sách Đại Việt sử ký toàn thư nói đến Chiêu Lăng
như sau: “Hai vua (Thánh Tơng và Nhân Tông từ Bạch Đằng) trở về phủ
Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng của giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc và
ngun sối Ơ Mã Nhi làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng. Trước đấy, quân
24


Phụ lục
Nguyên đã đào Chiêu Lăng, muốn phá đi, nhưng không phạm được đến quan
tài. Đến khi giặc thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn, đó là thần linh
giúp ngầm vậy”. Trong giây phút trang trọng và xúc động đó, Trần Nhân
Tơng đã có vần thơ cảm khái bất hủ:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.”
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Núi sông muôn thủa vững âu vàng.)

Cũng sách Đại Việt sử ký toàn thư tập II, Kỷ nhà Trần viết: “Giáp Ngọ
năm thứ ba (1234) mùa xuân tháng giêng ngày 18, Thượng hoàng băng ở
cung Phụ Thiên, thọ 51 tuổi, mùa thu tháng 8 ngày 28 chôn ở Thọ Lăng, phủ
Long Hưng, lăng ở hương Tinh Cương, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Đức Lăng ba
lăng đều ở hương ấy”.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật học Nguyễn Du Chi trong sách Mỹ thuật đời
Trần đã đúng khi viết: “Nhìn chung, vào đầu thời Trần, việc an táng (các vua)
thường được tổ chức ở vùng phủ Long Hưng (Thái Đường và Thâm Động
thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay)”.
Từ đó có thể thấy rằng, sau khi nắm giữ vương quyền, các vị vua nhà
Trần chọn Thăng Long làm kinh thành, chọn Tức Mặc là nơi xây dựng hành
cung, nhưng đã chọn là nơi xây lăng miếu của các vị vua đầu triều Trần, cùng
một số hồng hậu và cơng chúa. Bởi vì Long Hưng là nơi đặt mộ tổ, là đất
phát tích - sáng nghiệp - dựng nghiệp của nhà Trần.

25


×