Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng kinh doanh tranh dân gian đông hồ của doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian đông hồ nguyễn đăng chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 97 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA XUẤT BẢN – PHÁT HÀNH
**************

THỰC TRẠNG KINH DOANH TRANH DÂN GIAN
ĐÔNG HỒ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRANH
DÂN GIAN ĐÔNG HỒ NGUYỄN ĐĂNG CHẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đặng Bích Phượng
Sinh viên thực hiện

: Đồn Anh Duy

Lớp

: PH26A

HÀ NỘI – 2011

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


2

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự trợ giúp của rất nhiều cá
nhân cũng như tập thể giúp em từ khi mới định hình đề tài đến khi hoàn tất đề
tài. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cơ giáo khoa XB – PH,
trường ĐH Văn hóa Hà Nội; nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cùng các thành viên
khác của doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế; và
đặc biệt là cô giáo Th.s Đặng Bích Phượng là giáo viên hướng dẫn đã tận tình
giúp đỡ em trong q trình viết và hồn thành khóa luận!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đoàn Anh Duy

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………. 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….. 2
3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………... 3
4. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp…………………………………………… 3
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ KINH DOANH TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ……………………………………………………………… 4
1.1.Giới thiệu chung về tranh dân gian Đông Hồ……………………………. 4
1.1.1. Sơ lược lịch sử và q trình phát triển của tranh Đơng Hồ…………… 4

1.1.2. Khái niệm về tranh dân gian Đông Hồ…………………………………. 7
1.1.3. Đặc điểm của tranh Đông Hồ…………………………………………… 7
1.1.3.1. Đối tượng tham gia sản xuất là các nghệ nhân tại các làng nghề truyền
thống……………………………………………………………………………………… 7
1.1.3.2. Tranh Đông Hồ được sản xuất bằng những chất liệu thiên nhiên……… 8
1.1.3.3. Tranh Đông Hồ là thể loại tranh niên họa……………………………….. 10
1.1.3.4. Gần gũi và phản ánh cuộc sống cũng như con người Việt Nam bình dị,
chất phác……………………………………………………………………….. 10
1.1.4. Phân loại tranh dân gian Đông Hồ…………………………………… 11
1.1.4.1. Tranh thờ cúng……………………………………………………………….. 12
1.1.4.2. Tranh chúc tụng……………………………………………………………… 13
1.1.4.3. Tranh sinh hoạt…………………………………………………………….... 15
1.1.4.4. Tranh lịch sử…………………………………………………………………. 16
1.1.4.5. Tranh truyện………………………………………………………………….. 16

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


4

1.1.5. Ý nghĩa của tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống xã hội…………. 17
1.1.4.1. Thể hiện tâm tư tình cảm của người dân bình dị………………………… 17
1.1.4.2. Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng cho người dân…………………………… 18
1.2. Nhận thức cơ bản về kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ…………... 19
1.2.1. Khái niệm kinh doanh tranh Đông Hồ………………………………... 19
1.2.2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh tranh Đông Hồ………………... 19
1.2.2.1. Đặc trưng về hàng hóa……………………………………………………… 19
1.2.2.2. Đặc trưng về thực hiện hiệu quả kinh doanh…………………………….. 20

1.2.3. Vai trò của kinh doanh tranh dân gian Đơng Hồ……………………. 21
1.2.3.1. Góp phần bảo tồn và quảng bá nét văn hóa Việt Nam…………………. 21
1.2.3.2. Đáp ứng nhu cầu xã hội…………………………………………………….. 22
1.2.3.3. Mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp…………………………….. 22
1.2.3.4. Tạo việc làm cho nhiều lao động………………………………………….. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRANH
DÂN GIAN ĐÔNG HỒ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN ĐĂNG
CHẾ TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2010……………………………………………… 25
2.1. Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân tranh dân
gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế …………………………………………… 25
2.1.1. Vài nét về doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn
Đăng Chế……………………………………………………………………… 25
2.1.2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp……………………………. 27
2.1.2.1. Mơi trường kinh tế…………………………………………………………… 28
2.1.2.2. Mơi trường chính trị - pháp luật…………………………………………… 29
2.1.2.3. Mơi trường văn hóa ………………………………………………………… 30
2.1.2.4. Môi trường khoa học – công nghệ………………………………………… 31

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


5

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tranh Đông Hồ của doanh nghiệp
trong hai năm 2009-2010…………………………………………………….. 31
2.2.1. Nghiên cứu nhu cầu và thị trường tranh dân gian Đông Hồ………… 32
2.2.2. Tổ chức tài chính ……………………………………………………… 40
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu và khai thác mặt hàng tranh dân gian Đông Hồ..49

2.2.4. Tổ chức các yếu tố đầu ra của kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ tại
doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đăng Chế…………………………………… 60
2.2.4.1. Tổ chức tuyên truyền và quảng cáo tranh dân gian Đông Hồ…………. 60
2.2.4.2. Hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp tư nhân tranh
dân gian Đơng Hồ Nguyễn Đăng Chế……………………………………………….66
2.2.4.3. Các hình thức tiêu thụ tranh dân gian Đông Hồ………………………… 68
2.3. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ……….. 76
2.4. Đánh giá chung…………………………………………………………... 78
2.4.1. Thành tựu………………………………………………………………. 78
2.4.2. Hạn chế…………………………………………………………………. 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN
NAY…………………………………………………………………………….81
3.1. Xu hướng phát triển thị trường tranh Đông Hồ hiện nay…………….. 81
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tranh Đông Hồ hiện nay…...83
3.2.1. Về phía Nhà nước……………………………………………………….83
3.2.2. Về phía doanh nghiệp…………………………………………………...88
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 92

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong văn hóa người Việt, nghệ thuật dân gian luôn là cái được quan tâm

hàng đầu. Nghệ thuật dân gian chính là cái thể hiện sinh động nhất cuộc sống,
tâm hồn người Việt. Qua mỗi tác phẩm nghệ thuật, người Việt đã gửi gắm vào
đó những tâm tư tình cảm của mình, thể hiện chính cuộc sống đa chiều nhiều
màu sắc.
Nói đến văn hóa Việt, ta khơng thể khơng nhắc tới các dịng tranh dân
gian, cái thể hiện rõ nét nhất cuộc sống cũng như con người Việt Nam.
Tranh dân gian cũng góp phần khơng nhỏ vào việc lưu giữ các vốn văn
hóa cổ xưa của dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của người Việt Nam thêm
phong phú. Trong các dịng tranh, tranh Đơng Hồ tương đối gần gũi với đại đa số
người dân Việt Nam. Tranh gần gũi vì nó gắn với làng q, ngõ xóm, với cuộc
sống lao động của người nơng dân bình dị, chất phác và hình ảnh của nó đã đi
vào thơ văn:
“ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán,
người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh
mới. Mỗi năm, chợ tranh nhộn nhịp và tấp nập nhất vào tháng Chạp, họp 5 phiên
vào các ngày 6, 11, 16, 21 và 26. Bà con, du khách thập phương đổ về mua tranh
đơng vui, tấp nập. Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra xếp
gọn lại bán cho những lái bn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh
treo tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình.
Ngày nay, khi đất nước bước vào nền kinh tế hội nhập, nét văn hóa truyền
thống đó đã dần mai một. Chỉ cịn số ít những người vẫn mua tranh Đơng Hồ về

Luận văn tốt nghiệp

Đồn Anh Duy – PH26A


7


treo trong nhà mỗi dịp tết đến xuân về. Việc sản xuất và kinh doanh dòng tranh
truyền thống này cũng vì thế mà dần mất đi cái cảnh tấp nập bán mua mỗi khi tết
đến xuân về.
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đăng Chế với hoạt động sản xuất kinh
doanh tranh Đơng Hồ chính là điểm mấu chốt quan trọng giúp bảo lưu và phát
triển dòng tranh quý này của dân tộc.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh dân gian Đơng Hồ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người
Việt. Chính vì thế, khi đất nước đang trong đà phát triển cả về kinh tế và xã hội
thì việc bảo tồn những giá trị tinh thần tốt đẹp đó của dân tộc là hết sức cần thiết.
Bên cạnh việc lưu giữ, cần phải có những biện pháp nhằm phát triển, phổ biến
rộng rãi nét đẹp của tranh Đông Hồ tới đông đảo mọi người trong nước cũng như
trên thế giới.
Ý thức được điều này, em đã chọn nghiên cứu về đề tài: “ Thực trạng kinh
doanh tranh dân gian Đông Hồ tại doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đơng Hồ
Nguyễn Đăng Chế” với hi vọng có thể góp một phần nhỏ cho quá trình phát triển
của doanh nghiệp nói riêng cũng như q trình lưu giữ, bảo tồn cho thế hệ sau
một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kinh doanh mặt hàng tranh dân gian Đông Hồ của
doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế trong hai năm
2009 – 2010. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phát triển có hiệu
quả hoạt động kinh doanh tranh Đơng Hồ, góp phần bảo lưu những giá trị văn
hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thiện bằng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:

Luận văn tốt nghiệp


Đoàn Anh Duy – PH26A


8

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan sát.
4. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Bài nghiên cứu gồm ba chương :
Chương 1: Nhận thức chung về kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ
Chương 2: Thực trạng của hoạt động kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ
tại doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế từ năm
2009 đến 2010
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tranh dân gian Đông
Hồ trong cơ chế thị trường hiện nay

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


9

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ KINH DOANH
TRANH DÂN GIAN ĐƠNG HỒ

1.1.Giới thiệu chung về tranh dân gian Đơng Hồ
1.1.1. Sơ lược lịch sử và quá trình phát triển của tranh Đơng Hồ

Dịng tranh dân gian Đơng Hồ của Việt Nam là một trong ba dòng tranh
dân gian tồn tại ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm tranh Hàng Trống (Hà Nội),
tranh Kim Hồng (Hà Tây) và tranh Đơng Hồ (Bắc Ninh).
Trải qua những biến cố của lịch sử, mỗi dịng tranh có sự tồn tại và

phát

triển theo các hướng riêng khác nhau.
Riêng dịng tranh dân gian Đơng Hồ, trải qua nhiều nấc thăng trầm, đến
nay nó vẫn đang tồn tại và phát triển, là hiện diện của một làng nghề truyền
thống, và là một khía cạnh của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Cho tới giờ, chưa ai khẳng định rõ thời điểm ra đời của dịng tranh dân
gian Đơng Hồ. Có ý kiến cho rằng tranh Đông Hồ ra đời vào thời Lý – Trần, lại
có ý kiến khác là vào thời Hồ hoặc thời Lê.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều người cao tuổi ở
làng Đông Hồ đều thống nhất nó ra đời khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ
XVII. Sở dĩ như vậy vì theo những dữ liệu về nghề làm mã (nghề làm mã là một
trong hai nghề của làng nghề truyền thống Đơng Hồ), thì nghề mã ra đời trước
nghề tranh, mà nghề mã mới thịnh hành từ thời Lê Sơ (khoảng thế kỷ XVII).
Nghề mã có quan hệ chặt chẽ với nghề tranh bởi các sản phẩm mã cần rất nhiều
họa tiết (gia phả dòng họ Nguyễn Đăng trong làng cũng nói điều này).
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khoảng thế kỷ XVI – XVII đã có
tục dán tranh yểm trước nhà. Sự thẩm mỹ dân gian được thể hiện trong những

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


10


hình trạm trổ ở nhiều đình, chùa. Đường nét này cũng gần với tranh Đơng Hồ
như hình gà, lợn, chuột, cóc…
Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam thế kỷ XVI – XVII chế độ phong kiến bắt
đầu thời kỳ khủng hoảng. Sự khủng hoảng diễn ra trong cả hai mặt kinh tế và xã
hội. Trong điều kiện như thế, tầng lớp nông dân là những người chịu ảnh hưởng
trước nhất. Bởi thế người nông dân, chủ nhân của những ngơi đình chùa, chỉ có
thể gửi gắm những khát vọng của mình trong các trạm khắc nơi chốn tâm linh
theo đúng xu hướng thẩm mỹ dân gian. Điều này đến nay vẫn cịn thấy tồn tại ở
nhiều đình chùa. Cũng từ đó tranh dân gian Đơng Hồ hình thành và phát triển
phù hợp với đời sống tinh thần của mỗi người dân.
Vào thế kỷ XVII – XVIII, làng Đông Hồ đông đúc tấp nập, trên bến dưới
thuyền, người từ các nơi đến mua tranh đem đi các tỉnh khác bán. Những ngày
gần Tết Nguyên Đán, ở Đông Hồ nhà nhà làm tranh, người người làm tranh. Chợ
tranh đông vui sầm uất được tổ chức ngay tại đình làng vào các ngày 6, 11, 16,
21, 26 tháng Chạp hàng năm. Những người bn tranh khơng chỉ mua tranh ở
chợ mà cịn vào từng nhà đặt mua. Làng tranh dân gian Đông Hồ khi đó có 17
dịng họ thì tất thảy đều làm tranh.
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì dịng tranh dân gian Đơng Hồ
phát triển vơ cùng mạnh mẽ. Mỗi gia đình làm tranh thời này đã sưu tầm được
trên 100 mẫu tranh, về bản khắc chỉ tính riêng những bản khắc có niên đại trên
dưới 100 năm đã có tới hàng trăm bản.
Tới những năm 30 của thế kỷ XX, do nhu cầu tiêu dùng cao nên xuất hiện
một số tranh khơng tn thủ quy trình truyền thống mà dùng giấy xước, in phẩm
màu có sẵn.
Sự hưng thịnh của nghề tranh thời kỳ này có lẽ chính là nguyên nhân xuất
hiện một vế câu đối tại hàng Đồng Trụ đình làng:

Luận văn tốt nghiệp


Đồn Anh Duy – PH26A


11

“Cận thị, cận giang bức tấu chu hàng đô hội xứ”.
Làng tranh thời này có nhiều nghệ nhân tài ba sáng tác mẫu tranh như cụ
Nguyễn Thế Thức, cụ Đồ Tỳ. Nhiều nghệ nhân vừa làm tranh vừa khắc ván rất
tinh xảo như cụ Đám Lan (họ Dương), cụ Nguyễn Đăng Mưu, Nguyễn Đăng
Tụy (họ Nguyễn Đăng), cùng nhiều gia đình làm tranh có tiếng khác.
Đến năm 1947, nghề làm tranh bị đình trệ do có chiến tranh.
Sau 1954 hịa bình lập lại, nghề tranh lại nhen nhóm. Đến năm 1959,
trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam lần lượt mời các nghệ nhân của làng Đông
Hồ là nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm, nghệ nhân Nguyễn Đăng Sần và nghệ
nhân Nguyễn Đăng Chế ra làm cộng sự khơi phục dịng tranh khắc gỗ Đông Hồ,
đặc biệt là kỹ thuật tranh điệp.
Năm 1971, tập tranh dân gian Đông Hồ đầu tiên sau một thời gian gián
đoạn đã có mặt tại hội chợ sách LEPDICH tại cộng hòa dân chủ Đức và giành
được huy chương vàng.
Tại làng Đông Hồ, khi miền Bắc bước vào nền kinh tế tập thể thì lần lượt
năm 1959 rồi 1970, các tổ làm tranh dân gian tập thể cũng ra đời. Tranh làm ra
chủ yếu thông qua các tổ chức văn hóa nhà nước như XUNHASABA để xuất đi
các nước, đặc biệt là khu vực Đông Âu. Từ những năm 90 của thế ký XX, do cơ
chế kinh tế chuyển đổi, cách tổ chức nghề tranh lại trở về các hộ gia đình tự lo
như trước. Tuy nhiên lúc này chỉ có một vài nghệ nhân như ơng Nguyễn Hữu
Sam, Trần Nhật Tấn, Nguyễn Đăng Chế là chú trọng tới việc sưu tầm, phục chế
những mẫu tranh cổ.
Cho đến nay, thực tế chỉ có hai gia đình tổ chức làm tranh với tổng số vài
chục lao động kể cả con cháu nội ngoại. Gia đình hai nghệ nhân Nguyễn Đăng
Chế, Nguyễn Hữu Sam đều đã có các con cháu tiếp nối được nghề truyền thống

của làng.

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


12

1.1.2. Khái niệm về tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ là sản phẩm của một làng nghề truyền thống có
từ lâu đời – làng tranh dân gian Đông Hồ. Xét về mặt nghệ thuật, mỗi bức tranh
Đông Hồ là một tác phẩm hội họa do những nghệ nhân dân gian sáng tạo ra. Nó
được tạo lên bằng phương pháp in khắc thủ công, tức là dùng ván gỗ để in trên
nền giấy dó.
Tranh Đơng Hồ khơng tn theo các quy tắc sáng tối, xa gần của hội họa
hiện đại, cũng không áp dụng chặt chẽ cơ thể học mà chủ yếu mang tính ước lệ
tượng trưng thể hiện cái hồn của sự vật, hiện tượng được phản ánh trong tranh.
1.1.3. Đặc điểm của tranh Đông Hồ
1.1.3.1. Đối tượng tham gia sản xuất là các nghệ nhân tại các làng nghề
truyền thống
Tranh dân gian Đông Hồ là sản phẩm trí tuệ của một tập thể các nghệ
nhân. Buổi ban đầu, khi mới hình thành, tranh được vẽ hoặc khắc in một màu
đơn giản mang tính tín ngưỡng huyền bí. Nhân dân trước đó coi tranh là những
bùa chú có sức mạnh trấn trừ ma quỷ, đem lại may mắn tốt lành cho mọi người,
mọi nhà. Sau đó, nội dung và hình thức của tranh dần dần thay đổi mở rộng
khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, trang trí nhà cửa mà tranh cịn mang
tính giáo dục, phản ánh những ước mơ cùng nguyện vọng, những nếp sinh hoạt
của cuộc sống đời thường như lao động sản xuất, vui chơi hội hè, hay đấu tranh
phê phán thói hư tật xấu của mọi tầng lớp một cách chân thực hồn nhiên. Cũng

từ đó nhu cầu chơi tranh ngày càng tăng. Tranh vẽ tay từng tờ đã khơng cịn đáp
ứng đủ đã thôi thúc các nghệ nhân tập hợp với nhau thành phường hội, các nghệ
nhân phân công nhau từ vẽ, khắc ván và in tranh. Khâu vẽ mẫu là khâu quan
trọng nhất địi hỏi người nghệ nhân một trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo
và khiếu thẩm mỹ. Và thường thì số lượng những nghệ nhân này trong làng là

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


13

không nhiều. Việc khắc ván cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, cơng phu, người khắc ván có
thể chính là người vẽ mẫu hoặc là người khác và họ được truyền nghề một cách
cẩn thận. Sau khi đã có bản khắc thì cơng việc in tranh tương đối đơn giản, bởi
thể số lượng người tham gia in tranh là đông đảo nhất, gồm cả phụ nữ và trẻ con
trong nhà. Tất cả ba công đoạn làm tranh này đều được thực hiện bởi các nghệ
nhân trong làng.
1.1.3.2. Tranh Đông Hồ được sản xuất bằng những chất liệu thiên nhiên
Không giống tranh dân gian Hàng Trống và tranh dân gian Kim Hoàng
chủ yếu dùng màu sắc có sẵn, sự pha chế thêm tùy theo bàn tay của người nghệ
nhân; tranh dân gian Đông Hồ phải tự chế màu sắc từ cây cỏ và những chất liệu
tự nhiên có sẵn trong dân gian.
Đặc trưng nổi bật nhất của tranh dân gian Đông Hồ là chất liệu điệp truyền
thống. Màu điệp là một chất liệu hội họa sáng tạo đặc biệt của riêng Đông Hồ mà
bất kỳ dịng tranh nào khác đều khơng thạo dùng và chưa nước nào có. Tờ giấy
dó được nghệ nhân quét lên lớp điệp với những nét song hành mềm mại và phủ
đầy ánh bạc lấp lánh, có khi còn lướt thêm nước hoa hòe vàng ươm hay nước gỗ
vang đỏ cam toát lên một màu sắc rực rỡ sang trọng. Chất điệp quét lên giấy dó

đã làm cho chất giấy trở lên cứng xốp và mặt tranh óng ánh một vẻ đẹp kỳ lạ,
vừa nguyên sơ tự nhiên, vừa nhuần nhụy sâu sắc. Trên nền giấy ấy, một số tờ
tranh chỉ cần diễn hình bằng nét đen và in thêm một màu đơn sơ mà thật cô
đọng.
Bên cạnh màu trắng của điệp, những màu khác trong bảng màu của tranh
Đông Hồ đều được chế biến từ chất liệu thiên nhiên được lấy ngay trong dân
gian. Việc tìm ra và sử dụng những màu tự nhiên là cả một kỳ cơng của người
nghệ nhân. Mỗi màu lại có cách chế biến riêng nhằm thu được chất lượng màu
ưng ý nhất. Chẳng hạn:

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


14

- Để có được màu trắng điệp, người Đơng Hồ đã phải tới tận vùng biển
Quảng Ninh để chọn mua. Không phải điệp nào cũng dùng được, điệp nằm trên
tranh còn phải qua sàng lọc, xay giã, dầy mịn. Nấu điệp sao cho vừa phải, điệp
non in trên nền giấy ẩm sẽ lên từng mảng.
- Hoa hòe khi lấy về cũng phải sắc cùng lá chua, đun đều lửa trong một số
giờ nhất định. Để sử dụng lâu, nước hoa hịe được trộn với điệp phơi khơ vài lần
tạo ra loại điệp màu vàng, gọi là vàng cái, để bồi và in tranh.
- Đỏ vang được chế từ cây vang trên rừng. Vang đem về được chẻ nhỏ,
cho vào nồi đun rồi gạn lấy nước đặc, đun suốt ngày đêm để được nước vang đỏ
tươi. Để màu có nhiều phong độ, nước vang được đem trộn với nước tiểu cùng
sơn ta tạo thành màu đỏ gấc, thêm chút phèn đen ngả màu tím, tím thêm màu
chàm được màu nhiễu..
- Cịn nhiều màu khác cũng được tạo ra từ những chất liệu tự nhiên theo

những cách truyền thống đơn giản nữa như đen từ than lá tre, màu xanh của rỉ
đồng, màu tím của chàm.
Từ những màu cơ bản đó, bằng cách pha chế hoặc in chồng màu để tạo ra
những màu khác như hoa đào, nâu đất, cánh kiến.
Những vật phẩm thiên nhiên dễ kiếm trong dân gian này làm cho tranh
Đơng Hồ có màu tươi sáng tự nhiên và lâu phai màu.
1.1.3.3. Tranh Đông Hồ là thể loại tranh niên họa
Khái niệm tranh Tết và tranh niên họa bao hàm sự luân phiên của thời gian
và đời người. Cứ xuân – hạ - thu – đông là hết một năm, rồi chuyển sang năm
mới là xuân – hạ - thu – đơng. Người xưa đã tính ra chu kỳ mười hai tháng và
mười hai năm. Năm bắt đầu từ Tý, rồi đến Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,
Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tháng thì gọi: Giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín,
mười, một, chạp. Tháng Giêng là dần, tháng chạp là sửu. Như thế chu kỳ tháng

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


15

của năm mới thực ra chồng lên năm cũ hai tháng Tý, Sửu. Sự liên tục và tiếp nối
của thời gian ln có bước chuyển tiếp kế thừa chứ khơng phải tiếp nối rời rạc.
Tranh niên họa có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên khi du nhập sang
Việt Nam nó đã mang những nét đặc trưng riêng biệt của bản địa. Tranh Đơng
Hồ là một ví dụ minh họa. Tranh Đông Hồ mộc mạc chân chất, không rực rỡ
chải chuốt như tranh Trung Quốc, cũng không tinh vi như tranh Nhật Bản.
Cách sử dụng của tranh dân gian Đông Hồ cũng điển hình cho thể loại
niên họa. Tranh Đơng Hồ được người ta mua về để dán tường vào ngày Tết. Hết
năm tranh cũ, bạc màu đi thì người ta lại bỏ đi mua tranh mới thay thế.

1.1.3.4. Gần gũi và phản ánh cuộc sống cũng như con người Việt Nam
bình dị, chất phác.
Đây cũng là đặc trưng chung của văn hóa dân gian, trong đó tranh Đơng
Hồ cũng khơng phải là ngoại lệ.
Giống như nghệ thuật đình làng, tranh dân gian Đơng Hồ rất ít tính tơn
giáo, thậm chí tư tưởng Nho giáo vốn đè nặng lên cả dân tộc cũng không thấm
được là bao vào nội dung tư tưởng của tranh. Vì vậy, cái tín ngưỡng trong tranh
dân gian Đơng Hồ chỉ đơn thuần là tín ngưỡng thờ tổ tiên, khơng hình, khơng
ảnh, khơng phát triển thành giáo phái. Cịn nội dung tranh thì chủ yếu mang tính
chất giáo dục truyền thống đạo đức hơn là thần linh.
Bên cạnh đó, tác giả của những tác phẩm dân gian này lại chính là những
người nơng dân bình dị, chất phác. Bởi thế, những quan điểm về đạo đức, về lẽ
sống tốt đẹp của họ thể hiện trong tác phẩm cũng rất đỗi dung dị, gần gũi. Với họ
thì đạo đức, lẽ sống chính là những gì hàng ngày, hàng giờ hiển hiện trong cuộc
sống. Cũng từ đó mà nội dung chính của những bức tranh dân gian Đơng Hồ hết
sức gần gũi thân quen, luôn tiếp cận với cuộc sống. Nó mang theo cái giản dị,
tươi sáng, chân thật như củ khoai, hạt lúa. Nó phản ánh sâu đậm những nguyện

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


16

vọng, ước mơ của người dân lao động, miêu tả những phong tục tập quán, lễ
thức làng quê cổ xưa. Những bức tranh như: Đánh ghen, hứng dừa, công việc
nhà nông,…đều phản ánh các cảnh sinh hoạt đời thường. Ngay cả các bức tranh
vẽ về loài vật như lợn, gà, chuột, cóc… cũng mang dáng dấp của cuộc sống con
người. Rồi đến những bức tranh thể hiện các đề tài lịch sử (Bà Trưng, Bà Triệu,

Đinh Tiên Hồng, Ngơ Quyền…) và những bức tranh có nội dung thờ cúng
(Tướng canh cửa, tử vi trấn trạch, huyền đàn trấn môn, tiến tài, tiến lộc,…) cũng
mang trong nó những quan niệm tín ngưỡng dân gian xuất phát từ cuộc sống.
Như vậy, có thể nói tranh dân gian Đơng Hồ là thể loại tranh của người
bình dân. So với tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Đơng Hồ mộc mạc,
ít cách điệu nên dễ hiểu hơn, gần gũi với người nông dân hơn.
1.1.4. Phân loại tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ vô cùng phong phú cả về nội dung lẫn thể loại.
Cho đến nay, chưa có ai thống kê được chính xác tranh dân gian Đơng Hồ có bao
nhiêu mẫu tranh. Từ khi xuất hiện đến nay, các gia đình làm tranh Đơng Hồ cứ
mỗi năm lại có thêm một vài mẫu tranh mới đưa vào in và bán rộng rãi. Cứ như
vậy lần lượt tranh khác ra đời, mỗi gia đình làm tranh sưu tầm được trên 100
mẫu tranh, chưa kể các bản khắc mới phục chế, riêng các bản khắc có niên đại
trên dưới trăm năm đã có tới hàng trăm bản, riêng gia đình nghệ nhân Nguyễn
Đăng Chế đã sưu tầm và lưu giữ được khoảng 1000 bản khắc gỗ, trong đó có
khoảng 150 bản khắc cổ.
Đại thể có thể chia tranh dân gian Đơng Hồ thành 5 loại chính:
+ Tranh thờ cúng
+ Tranh chúc tụng
+ Tranh sinh hoạt
+ Tranh lịch sử

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


17

+ Tranh truyện.

1.1.4.1. Tranh thờ cúng
Tranh thờ là một trong những mảng chính của tranh dân gian. Nó là trí tuệ
của dân gian và có nguồn gốc từ xa xưa. Việt Nam với tín ngưỡng nguyên thủy
thờ tổ tiên và nhân hóa các hiện tượng tự nhiên thành các vị thần nên cùng với
các loại tranh Tết, tranh thờ cũng ra đời từ rất sớm. Nó trở thành nhu cầu của nếp
sống văn hóa, là cội nguồn của văn hóa dân gian Việt Nam và hợp thành văn hóa
dân gian đương đại.
Những tranh in vẽ phục vụ cho tín ngưỡng ln có những quy ước chặt
chẽ. Tất nhiên sự chặt chẽ phải hiểu là tương đối, khi bản thân tín ngưỡng dân
gian cũng khơng lấy gì làm chặt chẽ. Song nhờ có quy ước mà người vẽ dễ thực
hiện yêu cầu tôn giáo, người xem dễ nhận biết các vị thần mà mình sùng bái.
Tranh thờ lấy sự tơn nghiêm làm tinh thần của bố cục. Sự đối xứng có
trọng tâm, sự sắp xếp nhân vật theo chức tước từ dưới lên trên, càng lên trên
càng là đáng tơn kính, và cấu trúc hình tháp được sử dụng một cách phổ quát.
Mảng tranh thờ cúng trong dòng tranh dân gian Đông Hồ bao gồm tranh
chủ và tranh thần.
* Tranh chủ gồm:
- Tranh vẽ một bàn thờ với hương án, lục bình, đơi hạc và ba chữ “Đức
Lưu Quang” treo chính giữa.
- Hai chữ “Phúc”, “Thọ” cách điệu thành hoa lá treo hai bên
- Hai câu đối chữ Hán: “Tứ thời xuân tại thủ”, “Ngũ phúc thọ vi tiên”.
Mười chữ này được cách điệu thành hình hoa quả và bảo vật như bầu rượu, cây
bút, cuốn thư.
Đôi khi người ta treo ba chữ to “Phúc – Lộc – Thọ” lên trên tranh chủ như
một hoành phi.

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A



18

* Tranh thần gồm:
- Tranh thần Hổ dán gầm bàn thờ
- Tranh “Tiến Tài”, “Tiến Lộc”, trên hai bức này có đề chữ “Lộc vị cao
thăng” và “Tài hằng nguyên chí”. Hoặc “Tử vi trấn trạch” gồm hai bức “Tử vi
chiếu trạch” và “Huyền đàn trấn môn”. Những tranh này dán ở cửa ra vào của
nhà chính. Ngồi hai cánh cổng thường dán tranh “Thiên ất” và “Vũ đinh” vẽ hai
vị tướng dữ tợn tay cầm binh khí trấn tà ma.
1.1.4.2. Tranh chúc tụng
Tranh chúc tụng tụng không xa lạ với tranh “niên họa”, với ý nghĩa đón
chào một năm mới trong cái vịng tuần hồn xn – hạ - thu – đơng vĩnh cửu của
trời đất. Vì thế tranh chúc tụng là ước mong vinh hoa phú quý và trường tồn của
nhân dân.
Tranh chúc tụng gồm:
- Tranh mười hai con giáp được biến tướng thành tranh lợn, gà, trâu,
chuột… với các cảnh sinh hoạt của riêng nó. Tranh dân gian Đơng Hồ đã vận
dụng mười hai hình mẫu con vật trên biến thể thành các đề tài:
+ Tý: chuột – Đám cưới chuột (hay Ông nghè vinh quy)
+ Sửu: trâu – Chăn trâu thổi sáo ( hay Nhà nông đi cày)
+ Dần: hổ - Ngũ hổ, Thần hổ.
+ Mão: mèo – Đám cưới chuột .
+ Thìn: rồng – Rước rồng
+ Tỵ: rắn – Rước rồng rước rắn.
+ Ngọ: ngựa – ngựa trong Đám cưới chuột.
+ Mùi: dê – Bịt mắt bắt dê.
+ Thân: khỉ - không xác định được
+ Dậu: gà – Đại cát, Gà đàn.


Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


19

+ Tuất: chó – khơng xác định được
+ Hợi: lợn – Lợn độc, Lợn đàn.
Việc in tranh mười hai con giáp trên không nhất thiết năm nào in con ấy,
mà số lượng con vật của năm được in nhiều hơn các tranh khác. Do các con
giống được chuyển thành các hoạt cảnh có tính chúc tụng nên người ta có thể
mua bất cứ tranh nào trong các thời điểm khác nhau, tất nhiên trước tiên là tranh
con vật năm đó. Nghệ nhân dân gian xác nhận khỉ và chó thuộc vật kỵ, sui gây
cảm tưởng không may mắn nên không làm tranh treo.
Mười hai con giáp, phần lớn là gia súc, gắn với đời sống người nông dân,
nên ở một khía cạnh khác chính là sự nhân cách hóa đời sống thơng qua hình ảnh
con vật, cũng với ý nghĩa sinh sôi nảy nở, sự phồn vinh.
- Tranh tượng trưng: thường vẽ trẻ con ôm động vật. Ý nghĩa chúc tụng
được thể hiện rõ hơn ở những motif này:
Bốn bức tranh: “Em bé ôm gà”, “Em bé ôm vịt”, “Em bé ơm cóc”, “Em bé
ơm rùa”, lần lượt đề các chữ Hán: Vinh hoa, Phú quý, Nhân nghĩa, Lễ trí. Cách
kết hợp các motif người, vật, hoa cỏ và chữ Hán đều nhằm một ý nghĩa con
người và tự nhiên là một chỉnh thể cùng trường tồn hưng thịnh. Đạo Khổng đã
chi phối tinh thần dân gian, ước vọng giàu sang, đỗ đạt qua con đường học hành
nhằm thay đổi địa vị xã hội của mình là cái người xưa muốn giáo dục trẻ con và
những đạo đức tất yếu bước vào cuộc sống.
Bên cạnh năm vấn đề về đạo đức, nhân cách (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) được
hình tượng hóa qua những bức tranh kể trên thì năm vấn đề về hạnh phúc cũng
được motif hóa gồm: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Những bức tranh có nội dung chúc tụng như trên thường được người ta
mua về dán ở những gian bên trong nhà, có thể dán ở chuồng gia súc như tranh
thờ linh vật, cũng có thể cho trẻ con như một món q.

Luận văn tốt nghiệp

Đồn Anh Duy – PH26A


20

1.1.4.3. Tranh sinh hoạt
Tranh sinh hoạt là mảng tranh được thể hiện sinh động hơn cả trong dòng
tranh dân gian Đơng Hồ bởi nó gần gũi với cuộc sống thực của người dân. Hay
có thể nói con người từ cuộc sống bình dị hàng ngày đã đi vào trong tranh một
cách hết sức tự nhiên. Con người trong tranh được thể hiện qua những nét vẽ vơ
cùng khống đạt, khỏe khoắn.
Điểm đặc biệt của tranh dân gian Đông Hồ là nó khơng tn theo bất kỳ
một quy chuẩn nào về cơ thể học hay các quy tắc sáng tối, xa gần trong hội họa
hiện đại. Tất cả đều được vẽ theo lối đơn tuyến bình đồ. Vì vậy ta có thể thấy
được những đường nét hết sức ngộ nghĩnh mà thật đáng yêu trong tranh dân gian
Đông Hồ, đặc biệt là những bức tranh họa cảnh sinh hoạt.
Mảng tranh sinh hoạt trong dịng tranh dân gian Đơng Hồ do lấy đề tài từ
chính cuộc sống nên nó có nội dung hết sức phong phú. Đó có thể là những bức
tranh tả cảnh sinh hoạt lễ hội hay vui chơi hết sức vui vẻ sinh động (Múa rồng,
hứng dừa, chăn trâu thổi sáo, tố nữ …), cảnh lao động thường nhật (nghỉ ngơi..),
hoặc cũng có thể là những bức tranh ngợi ca nét đẹp, đức tính tốt của con người
(hiếu học, …), hay có thể cịn là những bức tranh tả cảnh nhưng lại phê phán thói
xấu của xã hội đương thời (Đánh ghen, trai tứ khoai, gái bảy nghề …).
1.1.4.4. Tranh lịch sử

Tranh lịch sử là loại tranh phản ánh hình tượng những anh hùng dân tộc,
phán ánh những chiến cơng hiển hách trong q trình dựng nước và giữ nước của
nhân dân.
Tranh về đề tài lịch sử cũng được khắc họa tinh tế bằng những đường nét,
màu sắc khỏe khoắn trên nền màu hồng hoặc màu nhạt thể hiện sinh động cảnh
chiến trận cùng những tướng sĩ chiến thắng.

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


21

Những bức tranh thường thấy là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,
Ngô Quyền, … Sau này thấy xuất hiện thêm những đề tài mới như Bắt sống giặc
lái, … Đó chính là những bản “anh hùng ca” về truyền thống yêu nước, tự hào
dân tộc của người Việt Nam từ xưa đến nay trong lịch sử
1.1.4.5. Tranh truyện
Tranh truyện là mảng tranh lấy đề tài từ những cốt truyện dân gian hoặc
những truyện Hán, Nôm nổi tiếng được truyền tụng trong dân gian.
Tranh thuộc loại này có nội dung chủ yếu là đề cao chủ nghĩa nhân đạo, ca
ngợi chính nghĩa, giáo dục đạo đức cho con người.
Trong thể loại tranh truyện thì tứ bình truyện rất phong phú, từ “Tống
Trân – Cúc Hoa”, “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Thạch Sanh” đến “Nhị Độ Mai”,
“Hồng Trìu”, “Truyện Kiều”…Hình thức và cách thể hiện cũng vô cùng tinh tế.
Những câu chuyện này thường dài và khơng dễ gì đưa hết cả cốt truyện vào một
bộ tranh bốn bức, nhưng những cốt truyện ấy đã được phổ cập trong quần chúng,
qua tranh một lần nữa nó càng gợi lên và tơ đậm những đức tính tốt đẹp, ý hay,
càng xem càng thấm thía.

Bố cục tranh truyện tứ bình có phong cách riêng biệt, tự do thoải mái với
tính ước lệ cao. Đây có lẽ là thể loại được người nghệ nhân mặc sức phóng bút
thể hiện cá tính mà khơng loại tranh nào so sánh được. Mỗi bức bố cục theo
chiều dọc, được trình bày hai hoặc ba cảnh, mỗi cảnh là một đoạn hoặc một tình
tiết của câu chuyện. Chẳng hạn: Kiều du xuân, Hoạn Thư đánh ghen, Kiều báo
ân báo oán, Kiều tái hồi Kim Trọng. Từng cảnh không cần nằm trong một khung
tranh riêng biệt mà được phân cách bằng những hình tượng ước lệ tùy theo ý
thích của nghẹ nhân, có thể là mái nhà, bức bình phong, hàng cây, rặng núi hoặc
chỉ đơn giản là những khoảng trống rộng, hẹp, xa, gần khác nhau. Đáng chú ý là

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


22

cách diễn tả nhân vật, từ dáng điệu, cử chỉ đến tình cảm thể hiện trên mặt đều
được diễn tả tỉ mỉ, sâu sắc.
1.1.5. Ý nghĩa của tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống xã hội
1.1.4.1. Thể hiện tâm tư tình cảm của người dân bình dị
Con người ngay từ thời nguyên thủy đã biết thể hiện những hình ảnh của
cuộc sống thường ngày như cảnh săn bắn, hái lượm, hình con thú, hình người…
lên vách hang hoặc tảng đá. Điều đó chứng tỏ con người ln muốn diễn tả lại
cuộc sống thơng qua cái nhìn, trí tưởng tượng của mình. Khi đã tiến bộ hơn thì
những suy nghĩ về thế giới xung quanh, về cuộc sống của chính mình được lồi
người thể hiện qua nhiều phương tiện hơn. Tất cả cái đó được gọi chung là văn
hóa.
Là một bộ phận của văn hóa, tranh dân gian Đơng Hồ ra đời cũng khơng
ngồi mục đích phản ánh cuộc sống thực, phản ánh xã hội đang tồn tại.

Tranh dân gian Đông Hồ được những người nghệ nhân dân gian sáng tạo
ra trong thời kỳ phong kiến, cảnh người bóc lột người xảy ra hàng ngày, những
hủ tục lạc hậu cũng hàng ngày tác động trực tiếp lên cuộc sống của người dân mà
họ khơng có cách gì khắc phục. Trong hồn cảnh đó, lẽ tự nhiên là họ đành gửi
gắm những mơ ước, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn vào ngay tác phẩm
của mình. Bởi thế, ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh của cuộc sống đẹp đẽ như
trong những bức tranh vui chơi, hội hè; rồi cả những hình ảnh nhằm lên án gay
gắt chế độ cũ như Đám cưới chuột, Vinh quy bái tổ,…, và cả hậu quả của những
hủ tục như Đánh ghen,…
Trong thời kỳ mới, tranh Đông Hồ qua bàn tay những thế hệ nghệ nhân
mới (Nguyễn Đăng Sần, Nguyễn Hữu Sam, …), ta lại bắt gặp hình ảnh thân
thương của anh bộ đội, tranh về cảnh thi đua sản xuất, hình ảnh Bác Hồ, hình
ảnh bắn máy bay, bắt giặc lái…

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


23

1.1.4.2. Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng cho người dân
Tranh Đơng Hồ là sản phẩm của dân gian, nó gắn liền với tín ngưỡng,
phong tục cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về những bức
tranh Đông Hồ lại xuất hiện ở khắp nơi từ thôn quê đến thành thị.
Tranh dân gian Đông Hồ xuất hiện trước tiên nhằm phục vụ nhu cầu người
dân trong mỗi dịp năm mới, nó đóng vai trị là một phần của khơng khí Tết.
Những bức tranh vẽ hình thiên binh thiên tướng để xua đuổi tà ma; những bức
tranh chúc tụng đem lại bình an, may mắn và hạnh phúc cho mọi người; những
bức tranh có nội dung phê phán thì nhắc nhở con người sống tốt hơn; những hoạt

cảnh sinh hoạt đem lại cho ta khơng khí vui tươi rất phù hợp với khơng khí
Tết… Những ý nghĩa ấy của tranh Đông Hồ vẫn được giữ nguyên trong cuộc
sống hiện đại ngày nay.
1.2. Nhận thức cơ bản về kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ
1.2.1. Khái niệm kinh doanh tranh Đông Hồ
Sản xuất và kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ trước tiên là một nghề
truyền thống đã tồn tại lâu đời ở làng Hồ, Bắc Ninh. Trước kia, việc làm và bán
tranh vào mỗi dịp năm mới diễn ra một cách tự phát, và nó chỉ là một nghề phụ
đối với người dân bên cạnh nghề nông.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường thì kinh doanh tranh dân gian
Đơng Hồ là một q trình tổ chức kinh doanh một mặt hàng, một sản phẩm phục
vụ đời sống văn hóa tinh thần của con người gắn với thị trường.
Kinh doanh tranh Đông Hồ là hoạt động kinh doanh thương mại, hàng hóa
được kinh doanh có tính chất đặc thù mang lại lợi ích kinh tế cũng như làm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.
1.2.2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh tranh Đông Hồ
1.2.2.1. Đặc trưng về hàng hóa

Luận văn tốt nghiệp

Đồn Anh Duy – PH26A


24

Nằm trong hệ thống các mặt hàng văn hóa phẩm, tranh dân gian Đơng Hồ
cũng là một hàng hóa đặc thù. Là hàng hóa, tranh Đơng Hồ biểu hiện dưới hai
mặt: Giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng ở tranh Đơng Hồ ta thấy có biểu hiện đặc
biệt. Tranh Đơng Hồ là sản phẩm văn hóa, là kết quả sáng tạo của các nghệ nhân
dân gian nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần cho con người, do đó nó

khác hồn tồn với nhu cầu về vật chất đơn thuần. Nó phải trải qua một q trình
tổ chức, vận động của người bán và phải có một q trình nhận thức của người
mua mới có được mối quan hệ cung – cầu. Tức là người bán phải tiến hành
truyên truyền giới thiệu rộng rãi dòng tranh cổ truyền này để đơng đảo cơng
chúng biết đến nó, cịn người mua phải là người u thích văn hóa dân gian cùng
sản phẩm của nó và đồng thời phải thấy được giá trị của tranh thì mới đi đến
quyết định mua tranh. Khi đó hoạt động mua bán mới diễn ra.
1.2.2.2. Đặc trưng về thực hiện hiệu quả kinh doanh
Kinh doanh tranh dân gian Đông Hồ là kinh doanh loại hàng hóa đặc thù,
do đó hiệu quả của nó được xem xét ở các góc độ khác nhau:
Trước hết, là hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, kinh doanh tranh dân gian
Đơng Hồ đáp ứng được tính chất xã hội của mình. Điều này thể hiện ở chỗ việc
kinh doanh tranh Đơng Hồ góp phần quan trọng vào bảo lưu và phát huy được
một giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Đây chính là mục tiêu hàng đầu được
doanh nghiệp hướng đến.
Tiếp đó là hiệu quả kinh tế nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Tranh Đông Hồ đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn, đặc
biệt sản phẩm tranh truyền thống này lại càng có thế mạnh trong lĩnh vực xuất
khẩu sang nhiều nước. Vì thế, lĩnh vực kinh doanh mặt hàng này cũng ngày càng
đem lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp

Đoàn Anh Duy – PH26A


25

1.2.3. Vai trị của kinh doanh tranh dân gian Đơng Hồ
1.2.3.1. Góp phần bảo tồn và quảng bá nét văn hóa Việt Nam

Lịch sử ra đời và phát triển của một dòng sản phẩm truyền thống gắn liền
với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, nó là nhân tố tạo lên nền văn hóa ấy đồng
thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Tranh dân gian Đông Hồ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động
tinh thần. Tranh Đông Hồ được tạo lên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của
người thợ thủ cơng. Nó có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm
nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, đồng thời
thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của làng Hồ. Với những đặc điểm
đặc biệt ấy, chúng khơng chỉ cịn là hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành sản
phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao, là một biểu tượng cho văn hóa Việt Nam.
Tranh Đông Hồ là di sản quý giá mà thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và
truyền lại cho các thế hệ sau. Ngày nay, khi kinh tế phát triển, khoa học công
nghệ cũng ngày càng nâng cao, các mặt hàng phục vụ đời sống tinh thần được
sản xuất theo nhiều phương thức hiện đại cũng ngày càng đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, sản phẩm tranh Đông Hồ với sự độc đáo và tinh tế của mình vẫn rất
cần thiết và có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của con người.
Việc kinh doanh sản phẩm tranh Đông Hồ đã đưa sản phẩm này tới cả thị
trường trong nước cũng như nước ngồi, phổ biển rộng rãi dịng tranh độc đáo
này đến với đông đảo người dân trên thế giới. Chính điều này đã góp phần quảng
bá hình ảnh đất nước Việt Nam, một đất nước với bề dầy lịch sử và một nền văn
hóa lâu đời mang đậm dấu ấn dân tộc.
Tranh dân gian Đông Hồ một thời gian đã bị mai một lý do chính cũng bởi
khơng tìm được đầu ra cho sản phẩm này. Nghệ nhân dân gian, những người sản
xuất dịng tranh này vì lý do cơm, áo, gạo, tiền đã dần từ bỏ nghề. Vì vậy, việc

Luận văn tốt nghiệp

Đồn Anh Duy – PH26A



×