Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực trạng sách lậu trên địa bàn hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA XUẤT BẢN-PHÁT HÀNH

---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG SÁCH LẬU
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: LƯU NGỌC OANH

Lớp

: PH30B

Giảng viên hướng dẫn

: THS NGUYỄN THÚY LINH

HÀ NỘI – 2015


2

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng số liệu


Bảng số liệu 2.1: Tình hình tiêu thụ sách ở Hà Nội từ năm 2012 đến 2014.
2. Hình ảnh minh họa
Hình 2.1: Cuốn Búp sen xanh của Nhà xuất bản Kim Đồng vi phạm bản
quyền
Hình 2.2: Các cuốn sách “Dế mèn phiêu lưu ký” vi phạm bản quyền.
Hình 2.3: Sách của Nhà xuất bản Kim Đồng bị làm giả
Hình 2.4: Trang bản quyền trên sách lậu bị in ngược
Hình 2.5: Sách giả, sách thật của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Hình 2.6: Cẩm nang phân biệt sách giả, sách thật của Công ty Nhã Nam
Hình 2.7: 2 bộ truyện tranh Dế Rơ Bốt và Doraemon
Hình 2.8: Nội dung bên trong truyện Dế Rơ Bốt của Việt Nam
Hình 2.9: Sách Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước của Nhà xuất bản
Hình 2.10: Bảng xác định sách "chuẩn" của nhà xuất bản Tài Chính
Hình 2.11: Lơ sách nhập khẩu vi phạm Luật xuất bản
Hình 2.12: 2 cuốn sách luật vi phạm của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Hình 2.13: Sách dành cho thiêu nhi có in cờ Trung Quốc của Nhà xuất


3

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .............................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................. 6
5. Kết cấu của đề tài ................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ SÁCH LẬU.............................. 8
1.1. Khái quát chung về sách lậu ............................................................... 8

1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 8
1.1.1.1. Khái niệm về sách ........................................................................... 8
1.1.1.2. Khái niệm sách lậu........................................................................ 10
1.1.2. Đặc điểm của sách lậu .................................................................... 11
1.2. Các dạng sách lậu.............................................................................. 14
1.2.1. Sách xuất bản khơng có bản quyền ................................................ 14
1.2.2. Sách in q số lượng cho phép ....................................................... 16
1.2.3. Sách giả, sách nhái ......................................................................... 18
1.2.4. Sách không được phép xuất bản..................................................... 20
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sách lậu .......................................... 21
1.4. Tác hại của sách lậu .......................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
HIỆN NAY.................................................................................................. 28
2.1. Một vài nét cơ bản về thị trường sách tại Hà Nội............................ 28
2.2. Tình hình sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay............................ 33
2.2.1. Sách xuất bản khơng có bản quyền ................................................ 33
2.2.2. Sách in quá số lượng cho phép ....................................................... 41
2.2.4. Sách không được phép xuất bản..................................................... 55
2.3. Nhận xét chung. ................................................................................. 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SÁCH LẬU ..... 67
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY ..................................................... 67
3.1. Các giải pháp từ phía nhà nước ....................................................... 67


4

3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xuất bản, phát
hành............................................................................................................. 67
3.1.2. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản
phát hành .................................................................................................... 70

3.1.3. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật và nâng cao ý
thức người dân ............................................................................................ 72
3.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp ................................................ 74
3.3. Các giải pháp đối với người tiêu dùng ............................................. 77
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 83


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với việc mở cửa hội nhập, nền kinh tế
Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển, đời sống của người dân vì
thế cũng được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, sự phát triển về
văn hóa xã hội cũng dần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người
dân. Việt Nam vốn là quốc gia giàu truyền thống, việc giữ gìn, bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa là một phần không thể thiếu khi xã hội ngày
càng phát triển. Văn hóa đọc là một trong những giá trị văn hóa cần phải gìn
giữ, nhất là khi thị trường sách và xuất bản phẩm đang còn nhiều bất cập như
hiện nay với hàng loạt những hiện tượng tiêu cực như vi phạm bản quyền,
sách giả, sách in lậu, sách có nội dung khơng lành mạnh,...
Sách là loại sản phẩm văn hố đặc biệt, thu hút người đọc khơng chỉ bởi
nội dung mà cịn bởi hình thức và chất lượng in ấn. Trong ngành xuất bản,
chất lượng in ấn có vai trị quan trọng trong việc truyền tải đầy đủ, chính xác
và khoa học các thơng tin, nội dung bên trong của mỗi cuốn sách, giúp người
đọc hiểu đúng, hiểu đủ những ý tưởng mà tác giả muốn biểu đạt. Việc in lậu
sách không những làm ảnh hưởng đến chất lượng sách, vi phạm bản quyền tác
giả, gây thiệt hại về kinh tế cho các nhà xuất bản mà cịn ảnh hưởng khơng
nhỏ đến việc truyền bá tri thức, phần nào tác động xấu đến người đọc. Trên

địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều các cơ sở sao in và tiêu thụ sách
lậu đã khiến cho thị trường sách bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Khi
khách hàng, đặc biệt là những khách hàng nhỏ tuổi tiếp cận với những sản
phẩm kém chất lượng về cả nội dung và hình thức thì rất dễ bị ảnh hưởng đến
sự phát triển nhân cách và tâm lý sau này.
Thực tế đó địi hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách tồn diện, trên cơ
sở tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm
chống lại vấn nạn sách lậu. Đây là đòi hỏi mang tính cấp thiết hiện nay đối


6

với không chỉ lĩnh vực in ấn, phát hành sách mà còn là yêu cầu chung của xã
hội trong việc lành mạnh hóa thị trường sách. Chính vì vậy, em đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Thực trạng sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là thơng qua việc nghiên cứu thực trạng sách
lậu trên địa bàn Hà Nội, nhằm tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số
giải pháp góp phần hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng sách lậu trên địa
bàn Hà Nội hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu như vậy, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:
- Nghiên cứu tổng quan chung về sách lậu.
- Nghiên cứu thực trạng sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay, chỉ ra
một số nguyên nhân của thực trạng này.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hạn chế và đẩy lùi sách lậu trên
địa bàn Hà Nội hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sách lậu trên địa bàn

thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài thực hiện ở 4 quận nội thành trên địa bàn
thành phố Hà Nội là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình từ năm
2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung là
phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử,...


7

Bên cạnh đó, đề tài cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
khác như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, quan sát, khảo
sát, phỏng vấn,…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận có kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về sách lậu
Chương 2: Thực trạng sách lậu trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hạn chế sách lậu trên địa bàn Hà
Nội hiện nay


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ SÁCH LẬU
1.1.

Khái quát chung về sách lậu


1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về sách
Chữ viết- một phát minh vĩ đại của loài người ra đời từ vài nghìn năm
trước Cơng ngun, là phương tiện để con người có thể lưu giữ và truyền lại
thơng tin cho nhau và cho các thế hệ tiếp theo. Ban đầu khi ra đời, chữ viết
được lưu giữ bằng nhiều hình thức khác nhau như được khắc lên đá, lên
xương cốt động vật, đất sét, tre, gỗ... Những bản khắc thô sơ này cũng có thể
coi là những cuốn sách đầu tiên xuất hiện trong lịch sử loài người. Năm 105,
người Trung Quốc phát minh ra giấy, kể từ đây, một hình thức lưu giữ thơng
tin gọn nhẹ hơn trước đã ra đời và phát triển cho đến ngày nay. Trải qua hàng
thế kỷ phát triển, hiện nay khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều loại giấy
tốt với chất lượng cao để lưu giữ thông tin một cách lâu bền hơn. Lịch sử phát
triển của sách cũng gắn liền với lịch sử ra đời chữ viết và các phương tiện lưu
giữ chữ viết, trong đó có giấy và cơng cụ in ấn. Sách gồm nhiều tờ giấy được
đóng lại với nhau thành tập, có chứa văn bản, hình ảnh minh họa, bản nhạc
hoặc các dạng thông tin khác. Các trang được khâu hoặc dán lại với nhau ở
một phía và được đóng bìa cứng hoặc bìa mềm. Do đặc tính tương đối bền và
dễ mang theo, sách được sử dụng từ nhiều thế kỷ nay để lưu giữ và phổ biến
thông tin. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiên đại cuối năm
1990, E-book (sách điện tử) ra đời với nhiều tính năng, ưu điểm vượt trội và
thường xuyên được cải tiến, nâng cấp hàng ngày, hàng giờ. Mặc dù có nhiều
tính năng như vậy nhưng sách điện tử vẫn chưa thể chiếm lĩnh thị trường đọc
và lấn át sách in trên giấy. Hiện nay, sách in truyền thống vẫn giữ được vị thế
và tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội, đặc biệt là với những độc giả
yêu sách.


9


Sách, theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt được hiểu là “giấy có chữ
in lại thành tập”1. Đây là định nghĩa giản đơn về sách chính vì thể chưa thể
hiện hết được những giá trị to lớn mà sách mang lại cho con người. Sách là
một công cụ hữu hiệu để lưu truyền thông tin, truyền bá tri thức khơng những
thế sách cịn là nhân chứng lịch sử ghi lại hầu hết các hoạt động, sự tồn tại và
phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Sách là cái cần để con người lưu giữ
và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác những hiểu biết của mình về thế
giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ, về con người, cả những ý nghĩa,
những quan niệm đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về sách, tuy nhiên các cách
hiểu đó đều thống nhất ở chỗ coi sách là một sản phẩm văn hóa, một trong
những công cụ hiệu quả mà con người từ bao đời nay đã dùng để lưu giữ, tích
lũy và truyền bá tri thức qua các thế hệ. “Sách là một sản phẩm xã hội, là một
cơng cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.Sách
chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần thuộc các hình thái ý thức xã hội và
nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau của
các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội”2.
Sách là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám
phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên
tiến nhất của các thời đại, những hồi bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha
thiết nhất của con người.Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết về thế
giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những dân tộc xa xôi, về nhiều nền văn
hóa khác nhau. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá
ra được những quy luật của vũ trụ vơ tận, hiểu được trái đất trịn mang trên
mình bao nhiêu đất nước với những hồn cảnh địa lý và thiên nhiên khác
nhau. Những cuốn sách về xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống bên
trong con người qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những
1

Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Thanh Niên – 2002, trang 785


2

https//:www.wikipedia.com.vn


10

niềm vui nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của
họ.Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai, hiểu
mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người
trong cộng đồng dân tộc. Sách giúp mỗi người hiểu được phải làm thế nào để
sống đúng, sống thiện, để sống một cuộc đời có ích. Sách như con đường mở
rộng những chân trời ước mơ và hy vọng. Thomas Carlyle là triết gia, nhà văn
châm biếm, nhà viết luận, sử gia và nhà giáo người Xcốt-len thế kỷ 19 có viết
“Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành: được bảo tồn một
cách kỳ diệu trên những trang sách”. Như vậy những cuốn sách luôn là vô
tận chẳng ai trong cuộc sống có thể đọc hết được một nửa số sách đang và sẽ
tồn tại. Henry David Thoreau nhà văn, nhà thơ, sử gia và triết gia người Mỹ ở
thế kỷ thứ 19 đã từng nói:“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là
di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”.
Như vậy, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về sách nhưng có
thể hiểu một cách khái quát “Sách là một sản phẩm văn hóa xã hội, được xem
như một cơng cụ hữu hiệu trong việc lưu giữ, truyền bá thông tin, tri thức của
con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa tinh thần trên nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội”.
1.1.1.2.

Khái niệm sách lậu


Hiện nay, trong từ điển Tiếng Việt cũng như từ điển chuyên ngành như:
Từ điển thuật ngữ xuất bản – in – phát hành sách – thư viện – bản quyền và
cuốn Từ điển xuất bản do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản năm
2002 và năm 2007 chưa hề đưa ra định nghĩa về sách lậu. Từ điển Tiếng Việt
chỉ đưa ra định nghĩa về “sách” và định nghĩa từ “lậu”, theo đó“lậu là hành vi
có tínhchất trái phép, lén lút, mang nội dung gắn với hành vi đưa hàng qua
biên giới, trốn thuế,...”3.

3

Từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản – 2002, Hoàng Phê
chủ biên


11

Luật xuất bản năm 2012 và cả các Luật xuất bản ban hành trước đó cũng
khơng có giải thích về thuật ngữ “sách lậu”. Tuy vậy, với những quy định tại
Luật xuất bản năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành có thể hiểu sách
lậu chính là một loại hàng giả trong lĩnh vực xuất bản. Sách lậu là những ấn
phẩm vi phạm pháp luật trong hoạt động in và xuất bản - phát hành. Với cách
hiểu là hàng giả, việc tạo ra sách lậu cũng phải qua các khâu xuất bản – in –
phát hành và tìm kiếm những bản sách hay, sách bán chạy, nổi tiếng,... tương
tự như làm một cuốn sách thật. Tuy gần như trải qua hầu hết các công đoạn
nêu trên cùng với việc sử dụng các công nghệ hiện đại để in ấn, sao chụp,...
nhưng sách lậu lại là những ấn phẩm trái với quy định của pháp luật, vi phạm
về bản quyền, vi phạm về nội dung và có nội dung không lành mạnh bị cấm
xuất bản, làm giả làm nhái,... Việc sản xuất, kinh doanh tiêu thụ những cuốn
sách trái phép nêu trên cũng là những hành vi phạm pháp, vi phạm các quy
định của Luật xuất bản, Luật sở hữu trí tuệ, Luật bản quyền, Luật doanh

nghiệp, Luật hình sự, Luật dân sự,...
Từ những khái niệm rời rạc nêu trên, có thể khái quát sơ lược: “Sách lậu
là sách vi phạm bản quyền, vi phạm về nội dung và hình thức xuất bản, được
in ấn một cách lén lút và được lưu hành trái phép trên thị trường”.
1.1.2. Đặc điểm của sách lậu
Sách lậu là một loại hàng giả, vì vậy cần tìm hiểu và đưa ra được những
đặc điểm của sách lậu, giúp nhận diện một cách đúng nhất và phân biệt được
với sách thật. Sách lậu có ba đặc điểm cơ bản dễ nhận thấy đó là đặc điểm về
nội dung, hình thức và giá cả.
Thứ nhất là đặc điểm về nội dung.Sách lậu về cơ bản có nội dung
khơng khác nhiều so với sách thật. Có những cuốn sách được scan hay photo
toàn bộ về nội dung, bên cạnh đó lại có những cuốn sách mà nội dung đã
được thay đổi, chỉnh sửa, thay thế những từ ngữ nguyên thủy của tác phẩm,
làm sai khác ý tưởng ban đầu của tác giả. So với sách thật, nội dung của sách


12

lậu kém hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sách cũng như ý nghĩa
truyền tải của tác phẩm. Mặt khác, trong một số lĩnh vực, sách lậu còn chứa
đựng những nội dung sai khác nhiều so với bản gốc vì khơng được trải qua
q trình biên tập, gây nguy hại cho bạn đọc.
Trên thực tế, thị trường sách lậu cũng rất phong phú và đa dạng. Từ
việc ăn theo những cuốn sách bán chạy, đến việc lấn sâu vào nhiều lĩnh vực
ngành nghề chun mơn như chính trị, pháp luật, kinh tế, sang cả các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, khoa học công nghệ,…, hiện nay, ngay cả sách giáo khoa
và sách dành cho thiếu nhi cũng không tránh khỏi nạn sách lậu. Ngồi ra,
nhiều cuốn sách lậu cịn chứa đựng những nội dung nhạy cảm, bạo lực, chống
phá, hay mê tín dị đoan,... gây bất lợi khơng nhỏ trong quá trình quản lý, nắm
bắt và xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những cuốn sách hay,

bán chạy có nhu cầu cao trên thị trường thường xuyên bị làm lậu và với số
lượng lớn hơn nhiều so với những cuốn sách chuyên ngành hay những cuốn
sách mang tính giáo dục.
Thứ hai là đặc điểm về hình thức.Đặc điểm này có thể coi là đặc điểm
khá quan trọng giúp người đọc phân biệt giữa sách thật và sách lậu. Hình thức
của sách nói chung, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và sức thu hút của sản
phẩm đối với khách hàng. Nhiều độc giả lựa chọn sách theo sự ấn tượng mà
hình thức của cuốn sách mang lại cho họ, bên cạnh tên sách và tên tuổi của
tác giả. Hình thức của sách gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngồi.
Hình thức bên ngồi của cuốn sách bao gồm khổ sách, độ dày của sách,
bìa và gáy sách. Với những cuốn sách được làm lậu thì chi phí cho mỗi cuốn
sách bỏ ra rất thấp chính vì vậy khổ sách, độ dày của sách thường bị thu
hẹphơn so với sách thật. Gáy sách thường được làm bằng phương pháp thủ
công như khâu bằng tay, dán ít keo để tiết kiệm chi phí vì vậy sách lậu dễ bị
bung ra sau vài lần đọc. Hình ảnh minh họa trên bìa sách khơng những thể
hiện phần nào nội dung chính của tác phẩm mà cịn là điểm nhấn thu hút sự
quan tâm lựa chọn của độc giả. Đối với những cuốn sách lậu, chi phí đầu tư


13

cho hình ảnh trên bìa sách thấp nên các minh họa ngồi bìathường được in
mờ, nhịe, làm nhái hoặc đơn giản chỉ là photo hoặc scan lại bìa của những
cuốn sách thật. Nhiều trường hợp vì lợi nhuận, muốn gây sự chú ý, tị mị
hoặc vì những lí do khác, một số cơ sở in lậu đã phát hành nhiều cuốn sách
lậu có hình ảnh minh hoạ ngồi bìa vừa không liên quan đến nội dung, vừa
gây phản cảm, thậm chí cịn gây mất uy tín của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Hình thức bên trong của cuốn sách bao gồm chất lượng về giấy in, mực
in, lỗi chính tả, hình ảnh minh hoạ,... Để có một cuốn sách tốt thì giấy in và
mực in đóng vai trị then chốt tạo nên chất lượng, nhưng những cuốn sách lậu

thường in với giấy và mực có chất lượng kém. Giấy khơng có độ trắng, bóng
và độ dầy, cịn mực thì khơng có độ bám dính, nhạt màu khơng đúng với quy
chuẩn. Với những cuốn sách bị chỉnh sửa thay đổi nội dung thì vấn đề về lỗi
chính tả mắc phải khá lớn do khơng có trình độ biên soạn và kiểm định về nội
dung. Với những cuốn sách lậu photo hay scan thì phơng chữ bị bẻ cong, nét
chữ bị mờ nhòe, mỏng khiến cho chất lượng sách bị giảm sút. Hiện tượng in
thừa in thiếu số trang, mất trang khá phổ biến ở những cuốn sách lậu do công
tác kiểm kê và trình độ kiểm định thấp. Ngồi ra, những hình ảnh minh họa
trong sách tạo điểm nhấn và phần nào nói rõ nội dung của tác phẩm cũng bị
chỉnh sửa, thay đổi gây phản cảm và có khi không liên quan đến nội dung.
Đến nay với công nghệ hiện đại sách lậu được xử lý rất tinh vi và đơi khi cịn
đẹp hơn sách thật khiến cho bạn đọc cũng như các nhà chức trách khó nhận
diện được chính xác.
Thứ ba là đặc điểm về giá cả. So với sách thật, sách lậu thường được
bán với giá rẻ hơn nhiều. Trên thực tế, khi mua sách lậu, khách hàng được
chiết khấu cao nên giá sản phẩm thấp hơn giá in trên bìa. Giá cả của sách lậu
rẻ là do chi phí trả cho việc in ấn, phát hành sách lậu thấp. Những người làm
sách lậu không phải trả tiền mua bản quyền, đóng thuế, trả nhuận bút cho tác
giả và xin cấp giấy phép xuất bản. Với chi phí bỏ ra ít, chất lượng khơng đảm
bảo gây tổn hại đến cả thể chất và tinh thần của người đọc. Tuy nhiên trên


14

thực tế cũng có một số cuốn sách lậu được làm khá cẩn thận, xử lý với công
nghệ hiện đại được bán với giá cao hơn cả sách thật tạo ra hiệu ứng ngược
trên thị trường. Khách hàng tin những cuốn sách lậu có giá cao hơn là sách
thật, cịn sách thật có giá thấp hơn bị xem là sách lậu. Việc này đã làm nhiễu
loạn thị trường sách, gây thiệt hại lớn cho các tác giả, các nhà xuất bản, các
công ty phát hành và cả khách hàng khi phải trả một số tiền lớn hơn mà vẫn

mua phải sách lậu. Giá cả tạo nên một phần giá trị của cuốn sách nhưng với
việc đẩy giá lên cao, hạ giá thấp xuống hay chiết khấu ưu đãi đã làm mất đi
tính đúng đắn chân thực của sách thật trong lịng bạn đọc.
Ngồi những đặc điểm kể trên, sách lậu thường có một số dấu hiệu khác
giúp khách hàng có thể nhận biết được như: khơng có tem mác, mã số mã
vạch. Tuy vậy hiện nay với công nghệ tiên tiến thì một vài cuốn sách lậu
giống đến 98% so với bản thật khiến việc phân biệt chúng với sách thật rất
khó khăn khơng chỉ với người tiêu dùng mà còn cả cơ quan chức năng khi
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong việc chống và phịng ngừa sách
lậu.
1.2.

Các dạng sách lậu
Sách lậu trên thị trường hiện nay được xuất bản và bán ra ngày càng

nhiều, gây khó khăn cho bạn đọc khi lựa chọn và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khi xử lí. Sách lậu cũng được chia thành nhiều dạng khác nhau bao
gồm: sách xuất bản khơng có bản quyền, sách in vượt q số lượng cho phép,
sách giả, sách nhái và sách không được phép xuất bản.

1.2.1. Sách xuất bản khơng có bản quyền
Bản quyền hay quyền tác giả được hiểu là “quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”4. “Quyền tác giả bao
4

Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.


15


gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm”5. Việc ghi nhận
quyền tác giả trong Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ là một hình thức bảo
hộ của luật pháp đối với các tác phẩm gốc của tác giả, bao gồm tác phẩm văn
học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác phẩm trí tuệ khác.Các quy định
này giúp bảo vệ những người có ý tưởng sáng tạo và những tác phẩm của họ,
bảo vệ cả hình thức và cách trình bày ý tưởng, chứ khơng chỉ bản thân ý
tưởng đó.
“Vi phạm bản quyền là sao chép hay lưu truyền tác phẩm của người
khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả
chính thức”6. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn là có thể cơng bố
thêm hay gây hiểu lầm rằng các cơng trình đó là của mình sáng tạo ra. Vi
phạm bản quyền là sự xâm phạm những quyền lợi hợp pháp của tác giả hay
chủ sở hữu quyền tác giả. Những sự xâm phạm đó khơng những làm tổn hại
đến uy tín, danh dự mà còn gây thiệt hại cho các quyền lợi về kinh tế của tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm đó.
Sách khơng có bản quyền là loại sách được xuất bản nhưng không mua
bản quyền từ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc khơng liên kết để có được
bản quyền từ các nhà xuất bản hoặc các công ty khác. Sách xuất bản khơng có
bản quyền là một dạng sách lậuvà có thể chia thànhhai loại, đó là: sách xuất
bản khơng có bản quyền dưới dạng giấy in, sách xuất bản khơng có bản quyền
thơng qua mạng Internet.
Sách khơng có bản quyền dưới dạng giấy in trước tiên là những cuốn
sách xuất bản với hình thức in ấn trên giấy,tức là loại sách truyền thống. Tuy
nhiên loại sách này do không mua bản quyền nên không được sự cho phép
của tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm. Những người làm ra loại sách này đã tự
ý photo hay scan lại toàn bộ tác phẩm mà chưa được sự đồng ý và cho phép
5
6

Khoản 1 Điều 738 Bộ luật dân sự 2005.

/>

16

của tác giả. Trong nhiều trường hợp những đối tượng làm sách còn tiến hành
sửa chữa, cắt xén hoặc thậm chí xuyên tạc nội dung tác phẩm gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả. Loại sách này thường có giá thành thấp và
được bày bán khá công khai ở nhiều nơi, đặc biệt là những khu vực tập trung
đông các trường đại học, cao đẳng.
Sách xuất bản khơng có bản quyền thơng qua mạng Internet là những
phiên bản sách được mã hóa dưới dạng số và sử dụng các thiết bị điện tử
thông minh như điện thoại, máy tính, laptop, máy tính bảng,... có nối mạng
Internet để truy cập và sử dụng một cách dễ dàng. Hiện nay, với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ không dây, cùng
sự lên ngơi của nhiều dịng điện thoại thơng minh, việc vi phạm bản quyền
thông qua mạng Internet ngày càng phổ biến và khó kiểm sốt. Chỉ với một
thiết bị cá nhân có thể truy cập mạng Internet, cùng một vài thao tác đơn giản
và những ứng dụng đọc sách tiện ích, người dùng đã có thể tải về máy hàng
ngàn cuốn sách. Bên cạnh những sách xuất bản được mua bản quyền chính
thức và được các cơng ty lớn phát hành thơng qua mạng Internet, có khá
nhiều website cung cấp các cuốn sách lậu. Những cuốn sách lậu được xuất
bản thông qua mạng Internet không đảm bảo được về mặt nội dung tác phẩm,
thậm chí có thể làm sai lệch ý nghĩa ban đầu mà tác giả gửi gắm trong tác
phẩm. Không như dạng sách giấy truyền thống, tốc độ truyền bá các cuốn
sách thông qua mạng Internet nhanh gấp nhiều lần, vì vậy, tác hại của nó cũng
tăng lên theo cấp số nhân đối với người đọc và thiệt hại về kinh tế mà nó gây
ra là khơng tưởng.
Sách xuất bản khơng có bản quyền khơng chỉ gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực tới người đọc mà hơn hết, loại sách này gây thiệt hại lớn về mặt kinh
tế cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và các nhà xuất bản cũng như các

công ty phát hành sách.
1.2.2. Sách in quá số lượng cho phép


17

Hiện nay, trên thị trường sách, số lượng sách được in ấn và phát hành
của các đơn vị kinh doanh xuất bản phẩm phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là Cục xuất bản cấp phép. Trong trường hợp, vì một lý do nào đó
mà đơn vị làm sách quyết định in với số lượng lớn hơn số lượng ban đầu đã
đăng ký thì những cuốn sách dư ra so với giấy phép được gọi là sách in quá số
lượng cho phép. Những cuốn sách này được xem là một dạng sách lậu. Sách
in vượt quá số lượng xuất bản thường được thực hiện bởi các nhà làm sách
chủ yếu là các nhà xuất bản, đơn vị liên kết xuất bản,... Sách in quá số lượng
cho phép bao gồm hai loại là sách in quá số lượng được ghi trên giấy phép và
sách in nối bản trái phép.
Sách in quá số lượng được ghi trên giấy phép là những cuốn sách được
các nhà xuất bản in nhiều hơn số lượng sách ghi trên giấy phép ngay trong lần
đầu đăng ký. Ví dụ: số lượng sách được cấp phép in của một đơn vị xuất bản
sách trong lần đầu là 2.000 bản, nhưng thực chất nhà xuất bản hay các đơn vị
làm sách đã in vượt lên thành 5.000 đến 10.000 bản ngay trong lần in đầu
tiên. Như vậy, so với số lượng được cấp phép, các bản sách đã nhiều hơn
3.000 đến 8.000 bản. Số bản sách dôi ra so với số lượng đăng ký được cấp
phép đólà sách in quá số lượng được ghi trên giấy phép và vì vậy bị coi là
những bản sách lậu. Dạng sách lậu kiểu này vẫn do chính những nhà xuất bản
hoặc các đơn vị làm sách phát hành.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, mặc dù các đơn vị kinh doanh sách
trong lần đầu phát hành vẫn in đúng số lượng được cấp phép, tuy nhiên, sau
đó, vì một số lí do nhất định, họ tiếp tục cho in thêm các bản sách mà không
xin phép. Số sách in thêm không xin phép này được gọi là sách in nối bản trái

phép và đây cũng được xem là một dạng sách lậu. Hành vi in nối bản trái
phép sách có thể được hiểu là hành vi in sách vượt quá số lượng ghi trong
quyết định của tổng giám đốc (hoặc giám đốc) nhà xuất bản.Đối với việc phát
hành sách in nối bản trái phép, số lượng sách không bị in quá ngay trong lần
đầu phát hành mà được in thêm sau đó. Ví dụ: Trong giấy phép được cấp, một


18

đơn vị làm sách được phép in 5.000 bản sách. Sau khi in ấn và phát hành
5.000 bản trên thị trường, thấy phản ứng tốt của độc giả, đơn vị này quyết
định in thêm 5.000 bản sách nữa mà không xin phép cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Lí do in nối bản trái phép của các đơn vị kinh doanh phát hành
sách chủ yếu là vì lợi nhuận. Đa phần khi phát hành sách lần đầu, các đơn vị
làm sách thường in đúng số lượng được cấp phép để thử phản ứng của thị
trường, nếu phản ứng tốt, họ sẽ tiếp tục in nối bản trái phép mà không trả
nhuận bút, khơng nộp thuế cho nhà nước và vì vậy, lợi nhuận thu được là khá
lớn.
Sách cũng là mặt hàng kinh doanh, mà đã là mặt hàng kinh doanh thì
mục tiêu chính của các đơn vị kinh doanh phát hành là lợi nhuận, và vì thế, họ
sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, với việc in ấn
và xuất bản sách in quá số lượng cho phép như trên, các đơn vị này đã không
những lờ đi khoản nhuận bút phải trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, mà
cịn có hành vi trốn thuế. Sách in quá số lượng cho phép, sách in nối bản trái
phép là dạng sách lậu hoàn toàn giống với sách thật, khơng có sự khác biệt về
nội dung, hình thức. Với việc trốn thuế và khơng trả nhuận bút cho tác giả,
các đơn vị làm sách đã “tiết kiệm” được một khoản chi phí khá lớn. Chính vì
vậy, khi phát hành, nhà làm sách có thể chiết khấu cao hơn cho người mua và
thu được nhiều lợi nhuận hơn.Bên cạnh việc in nối bản không xin phép, in
q số lượng cho phép thì có nhiều trường hợp các nhà làm sách mang tác

phẩm đi tái bản nhưng không xin phép ý kiến tác giả và không trả nhuận bút
cho lần tái bản đó. Việc làm này khơng chỉ gây thiệt hại cho cá nhân tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm, mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước.
1.2.3. Sách giả, sách nhái
Trong từ điển tiếng Việt hay các từ điển thuật ngữ đều không có định
nghĩa về sách giả, chỉ có định nghĩa từ “giả”. Theo đó “giả” với ý nghĩa là
tính từ được hiểu là “không phải thật mà được làm ra với vẻ ngoài giống như


19

thật để đánh lừa người khác” và với ý nghĩa làđộng từ được hiểu là “làm như
thật để người khác tưởng thật”. Do đó, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát
về sách giả như sau: Sách giả là một loại sách có vẻ ngồi giống như sách
thật, khơng được đăng ký xuất bản, làm ra để đánh lừa độc giả và thu lợi
bất chính. Làm giả sách của các nhà xuất bản, doanh nghiệp chân chính là
việc ăn cắp tác quyền để mang đi in và phát hành, đây là một hành vi bất
hợp pháp.Sách giả là loại sách kém chất lượng, được làm giả cả về hình thức
lẫn nội dung tác phẩm. Sách giả thường được sao chép nguyên văn nội dung
và hình thức của sách thật, có thể giữ lại tên nhà xuất bản, cơng ty phát hành
hoặc thay thế bằng tên nhà xuất bản, công ty phát hành khác. Sách giả đa
phần chất lượng về hình thức in ấn và trình bày khơng được đẹp như sách
thật, chẳng hạn như màu sắc trang bìa khơng tươi sáng, rõ nét, chất lượng bản
in kém, không sắc nét, hay bị nhòe chữ, thiếu chữ,... Nhiều trường hợp, sách
giả được các đối tượng photocopy hoặc scan lại từ sách thật chứ không sử
dụng kỹ thuật in ấn thông thường. Những cuốn sách hay bị làm giả thường là
những đầu sách bán chạy trên thị trường, của những tác giả danh tiếng.
Tương tự như vậy, khái niệm “sách nhái” cũng khơng có định nghĩa
trong từ điển tiếng Việt. Từ “nhái” trong từ điển tiếng Việt được định nghĩa
với tư cách là động từ được hiểulà “bắt chước”. Như vậy có thể đưa ra khái

niệm khái quát về sách nhái như sau: Sách nhái là những cuốn sách bắt
chước những cuốn sách thật có tiếng tăm trên thị trường. Sách nhái là
những cuốn sách có giấy phép xuất bản nhưng lại nhái một cuốn sách nào đó
của người khác. Các dạng của sách nhái bao gồm sách nhái về nội dung, sách
nhái về hình thức, sách nhái về cả nội dung và hình thức.
Sách nhái về nội dung là những cuốn sách có cốt truyện, nội dung trong
sách giống với bản thảo gốc của tác giả và chỉ đổi tên, trang bìa của cuốn sách
để thu hút sự chú ý của độc giả. Với những nhan đề giật tít khác hẳn so với
nội dung thực sự bên trong của tác phẩm, hình ảnh mang tính chất kích động,
phá hoại, bạo lực,... gây tị mị từ phía độc giả.


20

Sách nhái về hình thức là những cuốn sách có mẫu mã bên ngoài giống
như những cuốn sách thật nhưng nội dung bên trong đã được sửa đổi. Nội
dung bên trong của những cuốn sách này thường bị sai lệch với ý tứ của tác
giả muốn đề cập tới. Không những thay đổi kết cấu của bản thảo gốc mà nội
dung còn bị cắt xén khiến câu chữ trở nên sơ xài, lệch lạc, kém ngữ nghĩa.
Sách nhái được sản xuất từ những công nghệ như photocopy, scan hay
gõ bằng văn bản,... với tiêu đề hay nội dung, hình thức giống với những cuốn
sách đã được đăng ký xuất bản. Những loại sách này gây nguy hại vô cùng
lớn đến bạn đọc.
1.2.4. Sách không được phép xuất bản
Sách không được phép xuất bản là những cuốn sách có chứa đựng những
nội dung bị cấm không được cho phép xuất bản theo quy định của Luật xuất
bản. Cụ thể mục a, b, c, d khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản 2012 có đề cập đến
những nội dung và hành vi bị cấmtrong hoạt động xuất bản như sau:
“Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất
bản

1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung
sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc;
b) Tun truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các
dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản
động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan,
phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do
pháp luật quy định;


21

d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm
dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không
đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và
danh dự, nhân phẩm của cá nhân…”
Căn cứ vào quy định đó của Luật xuất bản năm 2012, sách không được
phép xuất bản là những cuốn sách có nội dungtun truyền chống phá, kích
động chiến tranh xâm lược, gây mất đồn kết dân tộc, tơn giáo. Ngồi ra,
những cuốn sách có nội dung khơng lành mạnh, nhằm truyền bá tư tưởng
phản động, lối sống đồi trụy, mê tín dị đoan cũng ảnh hưởng rất xấu đến lập
trường tư tưởng, ý thức đạo đức và sự phát triển của một bộ phận không nhỏ
người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chính vì vậy những cuốn sách này cũng
được xếp vào loại sách lậu không được phép xuất bản. Những cuốn sách cổ
xúy cho các xu hướng bạo lực, xuyên tạc sự thật lịch sử, xúc phạm đến Nhà
nước và các tổ chức, cá nhân,... cũng thuộc đối tượng không được phép xuất
bản. Loại sách lậu này có ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng nhất tới tư tưởng,
đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, khả năng hình thành nhân cách

và nhận thức, tư duy của con người.
Dù ở loại nào, sách lậu vẫn gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển
lành mạnh của thị trường sách, đồng thời tác động tiêu cực tới người đọc và
nền kinh tế của đất nước.
1.3.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sách lậu
Sự tồn tại và phát triển của sách nói chung và sách lậu nói riêng trên thị

trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bao gồm: nhân tố chính trị- pháp
luật, nhân tố kinh tế, nhân tố văn hóa xã hội và nhân tố con người.
Thứ nhất, nhân tố chính trị - pháp luật.Việt Nam là một đất nước có sự
ổn định tương đối cao về mặt chính trị. Nhà nước đóng vai trị tạo lập mơi
trường pháp lý đưa ra các chính sách có lợi cho ngành in ấn, xuất bản sách,
giúp việc đưa sách đến người tiêu dùng, từ miền xuôi lên miền ngược, từ


22

miền núi đến hải đảo và đảm bảo mọi người dân trên đất nước đều có những
cuốn sách tốt nhất để đọc. Tuy hệ thống pháp lý trong lĩnh vực xuất bản đang
được tích cực xây dựng như Luật Xuất bản, Luật sở hữu trí tuệ, Luật hình sự,
Luật dân sự,... nhưng những quy định này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc,
bất cập khi áp dụng trên thực tế.Các đối tượng in ấn, kinh doanh sách lậu đã
lợi dụng nhiều kẽ hở của pháp luật và sự lỏng lẻo trong công tác quản lý để
đẩy mạnh những hoạt động bất hợp pháp của mình. Do vậy, tình trạng sách
lậu vẫn diễn ra phổ biến khiến các nhà xuất bản, các tác giả phần nào lo lắng
về vấn đề bản quyền. Mặc dù thế chính sách mà nhà nước đưa ra cũng phần
nào tạo lập và thúc đẩy một mơi trường kinh doanh sách an tồn.
Thứ hai là nhân tố Kinh tế.Nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó

khăn, bước đầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, trong bối cảnh kinh tế
thế giới đang dần cải thiện, cuộc suy thối tồn cầu đã lắng dịu. Các chính
sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ đang phát huy tác dụng, cùng với nỗ lực
trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng bước đầu đã
đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế trong nhiều năm liên tục
khiến cho họat động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp
đứng trên bờ vực phá sản, tạm dừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, kinh
doanh khơng có lãi thậm chí thua lỗ. Đây cũng là một áp lực không nhỏ làm
nảy sinh tình trạng bn lậu, sản xuất bn bán hàng giả, gian lận thương mại
để thu lợi bất chính. Kinh tế là một nhân tố có ý nghĩa lớn đối với việc phát
triển của một quốc gia về mọi mặt và đặc biệt nó quyết định khả năng tiêu
dùng hàng hóa của xã hội. Sách là loại hàng hóa thuộc lĩnh vực văn hóa tư
tưởng. Do đó, nhu cầu về sách chỉ được thỏa mãn khi nhu cầu vật chất được
thỏa mãn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh thì sự phát
triển của sách lậu cũng theo đó mà ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ in ấn phần
nào giúp cho các hành vi in lậu sách được thực hiện một cách tinh vi hơn


23

khiến cho các khách hàng, thậm chí ngay cả lực lượng chức năng cũng khó có
thể phân biệt được với sách thật.
Thứ ba là nhân tố Văn hóa xã hội. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.
Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền
tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì khơng thể có sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững”7.Xây dựng và phát triển kinh tế phải
nhằm mục tiêu văn hố, vì xã hội cơng bằng, văn minh, con người phát triển

tồn diện. Văn hố là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát
triển kinh tế. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt
động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ
cương,…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Nhu
cầu mua và sử dụng sản phẩm sách của khách hàng đều mang hai yếu tố là
định hướng tư tưởng văn hóa của xã hội và trình độ nhận thức của chính bản
thân khách hàng. Khơng chỉ có những tư tưởng tiến bộ, lành mạnh tạo ra
những sản phẩm sách đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước mà ngược lại, cịn có những văn hóa phẩm lậu phá vỡ thuần
phong mỹ tục, trái với đạo lý và tư tưởng nhân văn của con người Việt Nam.
Thứ ba là nhân tố con người.Con người là một nhân tố đóng vai trị
quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển và thành công của một cuốn
sách. Tác giả là người tạo ra những cuốn sách và đem nó đến với bạn đọc,
người tạo ra sự phát triển và thành công của sách là khách hàng. Càng nhiều
khách hàng mua sách thì những cuốn sách lại càng được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên đây cũng là một bất cập đối với những nhà làm sách, sách càng nổi
tiếng thì những bản in lậu của các cuốn sách đó càng được trao đổi mua bán
nhiều hơn trên thị trường. Nhân tố con người khơng chỉ hình thành nên sức
7

Nghị quyết số 03-NQ/TW – Hội nghị lần thứ năm – Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII)
– Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc


24

hút của tác phẩm mà còn tạo cơ hội cho giới làm sách lậu làm ra những cuốn
sách kém chất lượng ảnh hưởng lớn đến nhân cách và suy nghĩ của con người.
Bên cạnh đó, sách lậu cịn ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ quốc tế
của Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu với thế giới

trong lĩnh vực xuất bản. Cùng với những hiệu ứng tích cực từ việc trở thành
thành viên chính thức của Cơng ước Bern, những tác động tiêu cực cũng theo
đó mà gia tăng. Nhiều cuốn sách nổi tiếng thế giới đã bị làm lậu và được bầy
bán công khai trên thị trường sách Việt Nam. Các đối tượng làm lậu không
mua bản quyền cũng không xin phép tác giả mà tự ý sao chép, tự ý xuất bản,
tự ý phát hành. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng này đã tạo ra một rào
cản vô cùng lớn đối với việc tạo dựng mối quan hệ trong việc xuất nhập khẩu
sách của Việt Nam với các đối tác nước ngoài.
1.4.

Tác hại của sách lậu
Đối với nhà nước.Sách là loại hàng hóa đặc biệt, mang đậm tính tư

tưởng, chính trị. Trước đây, Đảng ta ln coi sách báo là vũ khí sắc bén trong
đấu tranh cách mạng, trong xây dựng Đảng, trong sự nghiệp xây dựng đất
nước. Nhưng hiện nay sách lậu là một loại sách kìm hãm sự phát triển của đất
nước, tạo vết nhơ trong ngành làm sách chân chính. Tuy pháp luật chặt chẽ,
đưa ra những điều luật, khung hình phạt về những hành vi sao in xuất bản
phát hành sách lậu nhưng sách lậu vẫn hoành hành một cách liên tục và
thường xuyên. Sách lậu gây ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng, nhận thức của
người dân về những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Có lẽ
những khung hình phạt của pháp luật còn quá nhẹ cho những hành vi kể trên
nên sách lậu vẫn được kinh doanh một cách công khai đến thế.
Sách lậu tạo cơ hội cho những nhà làm sách phi pháp trốn thuế, không
những không phải trả tiền bản quyền, xin giấy phép xuất bản mà vẫn thu được
rất nhiều lãi. Những khách hàng mua phải những cuốn sách lậu khơng chỉ làm
thất thốt tiền của của bản thân, mua những hàng hóa văn hóa phẩm kém chất


25


lượng mà còn làm lợi cho những người làm sách lậu. Sách lậu làm nhiễu loạn
thị trường khiến nhà nước thất thu thiệt hại lớn về kinh tế. Không chỉ làm thất
thốt ngân sách nhà nước mà cịn khiến cho các nhà xuất bản điêu đứng vì
những cuốn sách được họ mua bản quyền, xin phép tác giả lại bị những người
làm sách lậu ngang nhiên chiếm đoạt một cách trắng trợn.
Ngồi việc mang lại tri thức q báu thì sách cịn đảm nhận chức năng
giáo dục, hồn thiện nhân cách con người. Thế nhưng những cuốn sách lậu đã
làm mất đi những giá trị đích thực của cuốn sách chân chính. Những cuốn
sách lậu gây bức xúc cho tồn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình
an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội. Những cuốn sách biến chất mang
tính kích động, gây phản cảm cho xã hội, phá vỡ hoàn toàn những giá trị văn
hóa, thuần phong mỹ tục, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp. Đối với các nhà xuất bản và nhà kinh doanh
chân chính, các nhà xuất bản và tác giả là những đối tượng đầu tiên chịu hậu
quả của nạn sách lậu, hành vi làm sách lậu không chỉ thiệt hại về kinh tế mà
cịn làm cho uy tín, thương hiệu của các nhà xuất bản các đơn vị kinh doanh
chân chính bị giảm sút. Với những ưu đãi mà sách lậu đem đến cho khách
hàng thì việc tiêu thụ nhanh hơn so với những cuốn sách thật và sách thật của
các nhà xuất bản khơng bán được những thành phẩm của mình làm ra. Không
những không bán được sách mà những cuốn sách kém chất lượng với tem
nhãn của nhà xuất bản đến tay độc giả, làm mất lòng tin của độc giả, khách
hàng vào sản phẩm sách của các nhà xuất bản.
Ngoài ra, sách lậu được hình thành và bày bán nhiều trên thị trường gây
áp lực và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh cho những cuốn sách thật.
Với sự đầu tư kỹ lưỡng từ khâu bản thảo, biên tập, thiết kế kỹ mỹ thuật,
quảng cáo,... thì giá cho mỗi cuốn sách thật sẽ cao hơn so với những cuốn
sách lậu. Sách lậu thường sao chép và ăn theo những cuốn sách thật chứ
khơng có sự đầu tư về chất xám trong mỗi sản phẩm. Do đó giá thành của



×