Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu công tác bổ sung tài liệu tại thư viện hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.93 KB, 65 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THƠNG TIN


TÌM HIỂU CƠNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU
TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LỚP:

Ths. Nguyễn Tiến Hiển
Đỗ Thị Thanh
TV37

HÀ NỘI - 2009


2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 4
1. Lý do lựa chọn đề tài: .............................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: .......................................................... 5
3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ........................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 5
5. Lịch sử của đề tài: .................................................................................. 5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: .................................................... 6
7. Bố cục khoá luận: .................................................................................... 6
Chương 1 ....................................................................................................... 8
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI ......................................................... 8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thư viện Hà Nội. ....................... 8
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của thư viện. ........................ 10
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ:................................................................... 11
1.2.2. Cơ cấu tæ chøc .............................................................................. 15
1.3. Vốn tài liệu . ....................................................................................... 16
1.4. Người dùng tin: .................................................................................. 17
1.5. Trụ sở trang thiết bị. ........................................................................... 20
Chương II ..................................................................................................... 21
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU ..................................... 21
TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI............................................................................. 21
2.1. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bổ sung: ............................................ 21
2.2. Công tác bổ sung: ............................................................................... 22
2.2.1. Các bước của quá trình bổ sung tài liệu ........................................ 22


3

2.2.1. Diện đề tài bổ sung ....................................................................... 36
2.2.3. Hình thức bổ sung tài liệu ............................................................. 38
2.2.4. Các phương thức bổ sung tài liệu ................................................. 42
2.2.5. Phối hợp bổ sung .......................................................................... 46
2.2.6. Việc ứng dụng tin học trong công tác bổ sung. ............................. 48
2.2.7. Đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu tin của bạn đọc ..................... 49
2.2.8. Thanh lý tài liệu ........................................................................... 54
Chương III ................................................................................................... 56
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 56

3.1 Một số nhận xét. .................................................................................. 56
3.2. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác bổ sung của thư
viện. .......................................................................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


4

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sự phát triển đa dạng của sách
báo là tiêu chuẩn là thước đo để đánh giá trình độ phát triển, mặt bằng văn
hố của một quốc gia, một dân tộc. Người từng nói: “Số sách vở nhiều hay ít
cũng chứng tỏ trình độ phát triển của một dân tộc thấp hay cao”. Có thể nói,
vốn tài liệu của một thư viện là tài sản quý giá, là tiềm lực là sức mạnh và là
niềm tự hào của thư viện ấy. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp
ứng nhu cầu bạn đọc càng lớn và càng có sức thu hút bạn đọc đến với thư
viện. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật, hiện tượng bùng nổ thông tin vô cùng mạnh mẽ, số lượng tài liệu tăng
lên rất nhiều không những phong phú về nội dung, mơn loại mà cịn đa dạng
về hình thức. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải có định hướng
đúng đắn trong cơng tác bổ sung. Nếu coi bổ sung chỉ là lựa chọn tài liệu có
giá trị vẫn chưa đủ, điều cơ bản là những tài liệu đó phải phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của thư viện cũng như nhu cầu của độc giả và làm cho vốn tài
liệu đó ln ln được sử dụng đến mức tối đa.
Thư viện Hà Nội là một thư viện công cộng lớn. Hàng năm, thư viện
luôn dành một nguồn ngân sách ổn định để bổ sung thêm vốn tài liệu không
chỉ phong phú về số lượng mà cịn đi sâu vào chất lượng, góp phần vào việc
thoả mãn tối đa nhu cầu tin của đông đảo bạn đọc.

Công tác bổ sung tài liệu là một bộ phận quan trọng trong hoạt động
Thông tin - Thư viện. Nó đảm bảo cho mọi hoạt động của thư viện được vận
hành tốt. Nếu tài liệu trong thư viện không luôn luôn được bổ sung, năm
tháng trôi qua nhanh, mà chẳng bổ sung thì thư viện sẽ mất tác dụng “Thơng
tin văn hố, khoa học kỹ thuật,…” mà biến thành “Bảo tàng sách”. Nhận thấy


5

tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu cơng tác bổ sung tài
liệu tại thư viện Hà Nội” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
Thơng qua đề tài em muốn tìm hiểu kỹ hơn về cơng tác bổ sung vốn
tài liệu ở thư viện, tìm ra những ưu nhược điểm, và đưa ra những đề xuất góp
phần nâng cao chất lượng.
3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Công tác bổ sung tài liệu tại thư viện Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện khoá luận, em đã sử dụng các phương pháp sau:
Điều tra bằng phiếu anket
Phỏng vấn trực tiếp
Trao đổi với các cán bộ
Tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thống kê
Nghiên cứu tham khảo tài liệu liên quan đến đề tài.
5. Lịch sử của đề tài:
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác bổ sung tài liệu tại
một số thư viện như: Công tác bổ sung tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tại thư viện tổng hợp Thừa thiên Huế, hay
công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện Quốc Gia. Thực tế, em chưa thấy có
cơng trình nào nghiên cứu về cơng tác bổ sung tại thư viện Hà Nội hoặc có

cơng trình mới chỉ dừng lại ở một mảng tài liệu nào đó.


6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu khơng chỉ có ý nghĩa bổ sung lí luận mà cịn mang
ý nghĩa thực tiễn góp phần xác định hiện trạng công tác bổ sung tại thư viện
Hà Nội để có những nhận xét và giải pháp cụ thể cho việc hoạch định chính
sách phát triển vốn tài liệu nhằm thúc đẩy hoạt động thông tin thư viện.
7. Bố cục khố luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luËn văn gm cú 3 chng chớnh sau:

Chng I:

Khỏi quỏt v thư viện Hà Nội.

Chương II:

Hiện trạng công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện Hà Nội.

Chương III:

Một số nhận xét và kiến nghị.


7

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài nghiên cứu này, em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Thạc Sỹ. Nguyễn Tiến Hiển cùng sự giúp đỡ
cuả ban giám đốc thư viện.
Do thời gian và trình độ nhận thức của bản thân cịn hạn chế cho nên
khố luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý từ các thầy cơ giáo và các bạn để khố luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cám ơn.
Hà Nội. ngày 19 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh


8

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thư viện Hà Nội.
Thư viện Hà Nội được thành lập ngày 15 - 10 -1956 là một thư viện
khoa học tổng hợp lớn, thuộc cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nằm ở số
47 - đường Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - thư viện Hà Nội thực sự là một
trung tâm văn hố và giáo dục lớn của Thủ đơ và cả nước.
Tên gọi ban đầu của thư viện Hà Nội là “Phịng đọc sách nhân dân Hà
Nội”. Lúc đó, thư viện chưa ổn định về địa điểm: Khi đặt tại nhà hàng Thuỷ
Tạ bên bờ hồ Hoàn Kiếm, khi ở nhà Thông tin triển lãm số 47 Tràng Tiền, khi
ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám…, Cho đến ngày 6/1/1959 mới được chuyển về
47 phố Bà Triệu hiện nay và mang tên “Thư viện Thành phố Hà Nội”. Nơi
đây nguyên là câu lạc bộ của một hãng bia Ômen (Bierre Hommel) thiết kế
làm nơi giải khát và vui chơi giải trí với tổng diện tích là 1300m2, thực chất
khơng phù hợp lắm với thư viện. Song, trong hồn cảnh Thủ đơ mới được giải

phóng, vừa qua khỏi chiến tranh, có được ngôi nhà như vậy ngay ở trung tâm
Thành phố làm nơi sinh hoạt văn hoá, đọc sách báo trong điều kiện hồ bình
mới lặp lại, đó là một cố gắng lớn của Uỷ ban nhân dân Thành phố và Sở Văn
hố –Thơng tin. Ý thức được điều đó, tập thể cán bộ thư viện đã khắc phục
khó khăn, nỗ lực, cố gắng, từng bước ổn định và đưa thư viện ngày càng phát
triển.
Những ngày đầu thành lập, thư viện Hà Nội đã gặp phải khơng ít khó
khăn, trở ngại trong cơng cuộc xây dựng và phát triển. Hồ đồng cùng những
cố gắng chung của cả nước, thư viện Thành phố Hà Nội đã tập trung sách báo


9

phục vụ nhân dân Thủ đô, đồng thời chú trọng xây dựng mạng lưới các thư
viện cơ sở, từ một thư viện Thành phố sau này phát triển thêm 12 thư viện
quận, huyện nội và ngoại thành. Toàn bộ cơ ngơi của thư viện Hà Nội lúc đó
chỉ có khoảng một nghìn cuốn sách được chuyển từ vùng kháng chiến về,
ngồi ra cịn có một số báo, tạp chí và bốn cán bộ được cử ra làm công tác thư
viện. Cơ sở vật chất của thư viện còn nghèo nàn khơng hề có trang thiết bị gì
như tủ sách, giá sách …Bên cạnh đó, cán bộ thư viện có trình độ nghiệp vụ
yếu và chưa được bổ sung đầy đủ. Nhưng với nỗ lực vượt bậc, các cán bộ của
thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn, từng bước đưa thư viện Hà Nội
đi lên.
Ngoài ra, thư viện cịn tổ chức giúp đỡ các nhà máy, xí nghiệp, hợp
tác xã thủ công nghiệp trên địa bàn Hà Nội xây dựng những tủ sách, báo riêng
phục vụ cho cán bộ, cơng nhân viên của mình. Thời kỳ này, thư viện được Bộ
Văn hố - Thơng tin tặng lá cờ đầu 3 năm liền về “Công tác sách báo” và
được nhận bằng khen của Bộ về “Phong trào đọc sách báo và xây dựng mạng
lưới cơ sở”.
Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thư viện Hà Nội khơng

ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và trình độ cán bộ, mở rộng kho sách,
phát triển vốn tài liệu, phục vụ đông đảo cán bộ nhân dân trên địa bàn Thủ đơ,
góp phần đưa tiến bộ khoa học trong nước và thế giới vào thực tiễn sản xuất,
giúp đỡ bạn đọc nâng cao tri thức.
Tính đến năm 1969, thư viện Hà Nội đã xây dựng được 155 tủ sách
cho các hợp tác xã nơng nghiệp, 94 nhà máy xí nghiệp, cơng nghiệp và hàng
nghìn túi sách lưu động cho các phân xưởng, các đội sản xuất.


10

Đến 1973, phịng địa chí của thư viện bắt đầu được xây dựng và đi vào
hoạt động với mục đích phục vụ bạn đọc tìm hiểu, nghiên cứu về Thủ đơ Hà
Nội. Có thể nói đây là quyết định đúng đắn của thư viện Hà Nội, đánh dấu
một bước phát triển mới vượt bậc trong hoạt động thư viện.
Tính đến năm 2008, thư viện Hà Nội đã có một cơ sở vững chắc với
số cán bộ có trình độ cao: 43 cán bộ của thư viện đều có trình độ đại học trở
lên, vốn tài liệu hiện có là hơn 330 ngàn bản sách và 436 loại báo, tạp chí,
hơn 10 000 tư liệu địa chí, hơn 2000 sách chữ nổi giành cho người khiếm thị..
Ghi nhận những thành tích của tập thể cán bộ thư viện, Nhà nước đã trao
tặng thư viện Hà Nội 3 Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập hạng 3.
UBND Thành phố, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã nhiều lần tặng cờ thi đua
xuất sắc. Việc đầu tư xây dựng thư viện Hà Nội như một cơng trình văn hố trọng
điểm trong chương trình hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một phần
thưởng xứng đáng cho những người làm công tác thư viện ở Thủ đô Hà Nội.
Thư viện Hà Nội cũng đã thành công trong việc tạo cho mình một thương
hiệu trong hệ thống thư viện cơng cộng trên tồn quốc, đã tạo cho mình những nét
đặc trưng, một hướng đi riêng đối với hệ thống các thư viện lớn đóng trên địa
bàn Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng thư viện Hà Nội như một cơng trình văn hố
trọng điểm trong chương trình hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một

phần thưởng xứng đáng cho những người làm công tác thư viện ở Thủ đô Hà Nội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của thư viện.
Thư viện Hà Nội là một thư viện công cộng cấp Thành phố trực thuộc
Trung ương và chính thức trở thành một thư viện khoa học tổng hợp từ năm
1970. Thư viện Hà Nội có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:


11

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ:
1.2.1.1. Chức năng:
- Thư viện Hà Nội là trung tâm tàng trữ xuất bản phẩm lớn nhất trong
mạng lưới thư viện công cộng thành phố. Đây là nơi thu thập và tàng trữ các
loại hình tài liệu thuộc đủ các môn tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật và cả các ấn phẩm đặc biệt khác,
kể cả tài liệu không xuất bản, phù hợp với đặc điểm sản xuất và trình độ dân
trí của cư dân Thủ đô.
- Là trung tâm luân chuyển sách báo trên địa bàn Hà Nội. Sách báo từ
đây được chuyển đi khắp các quận, huyện nội ngoại thành, đến từng trạm sách
để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thơng tin của nhân dân. Với vai trị là
thư viện trung tâm trong hệ thống thư viện công cộng, thư viện Hà Nội có
chức năng thực hiện chế độ lưu chiểu (Nhận các xuất bản phẩm của địa
phương).
- Là trung tâm nghiên cứu tư liệu địa chí về Hà Nội. Đây là chức năng
đặc thù cho các thư viện tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Với chức năng
này, thư viện đã đi sâu thu thập, bảo quản cũng như phục vụ các tài liệu địa
chí. Cơng tác thu thập tài liệu chí được thư viện tiến hành bằng cách thu thập
các tài liệu này từ các cơ quan Trung ương như Cục Lưu trữ hay thư viện
Quốc Gia. Đồng thời mở rộng mạng lưới cộng tác viên giúp thu thập tài liệu,
nhất là các thư viện còn nằm rải rác trong nhân dân. Thư viện còn lập ra danh

mục các tài liệu chỉ chỗ cho bạn đọc để khai thác những tài liệu mình cần, có
thể tìm thấy ở đâu mà ở thư viện chưa có điều kiện sao chụp và dịch đầy đủ
để đưa về kho địa chí của mình
Để thực hiện tốt chức năng này, thư viện Hà Nội đã tăng cường mở
rộng quan hệ với một số thư viện khác như: Thư viện Quốc gia, thư viện của


12

Viện Sử học, Viện Văn học và thư viện các tỉnh để thu thập thêm tài liệu địa
chí về thư viện mình.
- Là trung tâm thơng tin thư mục của Thủ đô với hệ thống các cơ sở
trực thuộc. Thư viện biên soạn và xuất bản các loại thư mục như: Thư mục
giới thiệu chuyên đề, thư mục thông báo khoa học, thư mục địa chí về tất cả
các mặt lịch sử và truyền thống, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nông
nghiệp, vấn đề du lịch, những vấn đề phát triển văn hoá giáo dục rồi gửi về
các cơ sở phục vụ độc giả.
- Thư viện còn là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư
viện công cộng trực thuộc, thường xuyên kiểm tra mở các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ các thư viện cơ sở trên địa bàn
Thành phố Hà Nội nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách trong nhân dân.
Ngoài ra, thời gian gần đây, thư viện Hà Nội còn tiến hành nhiều hoạt động
giao lưu giữa thư viện với các thư viện khác thuộc Hội liên hiệp Thư viện
Bạch Đằng, Sông Hồng như: Thư viện tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Phú Thọ…với
mục đích liên kết bổ sung tư liệu, trao đổi, chia sẻ nguồn lực và giúp đỡ nhau
trong công tác tổ chức về nghiệp vụ thư viện
Trong dịp hè, để góp phần đẩy mạnh phong trào đọc sách trong các
em học sinh, trong các trường Trung học Cơ sở và Phổ thông Trung học, thư
viện còn tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ và thư viện phường.
1.2.1.2. Nhiệm vụ:

Thư viện Hà Nội đã xác định cho mình những nhiệm vụ chung và cụ
thể. Nhiệm vụ chung là phương hướng chỉ đạo hoạt động của thư viện để thư
viện hoạt động tốt. Các nhiệm vụ cụ thể là được đặt ra là các q trình cụ thể
hố các nhiệm vụ chung của thư viện. Các nhiệm vụ chung thư viện đặt ra là:


13

- Một là: Thư viện phải thực hiện tốt các chức năng là trung tâm tàng
trữ, phục vụ các loại tài liệu xuất bản của Thành phố, các loại tài liệu trong và
ngoài nước đáp ứng đặc điểm của Thành phố là trung tâm hướng dẫn nghiệp
vụ góp phần vào sự nghiệp phát triển thư viện và công tác vận động sách báo
của địa phương.
- Hai là: Thư viện Hà Nội có trách nhiệm dùng sách, báo, tài liệu
tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức về khoa học, kỹ thuật,
giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa phục vụ cho việc phát huy truyền
thống, phát triển kinh tế văn hố của Thủ đơ, góp phần vào việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc.
- Ba là: Thư viện Hà Nội đề ra nhiệm vụ phát huy vai trò của một thư
viện tổng hợp phát huy tác dụng mạnh mẽ khơng ngừng vào đời sống chính
trị, kinh tế và văn hoá của Thành phố, cải biến, xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ
sở vật chất và phương thức phục vụ đáp ứng tối đa yêu cầu của bạn đọc và xã
hội.
- Bốn là: Đối tượng phục vụ của thư viện Hà Nội là các tầng lớp dân
dân, cán bộ, các ngành, các giới của địa phương. Thư viện Hà Nội phải chú
trọng phục vụ các cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền, những tổ chức
chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu giảng dạy và chỉ đạo sản
xuất. Trong nhiệm vụ này, thư viện Hà Nội có đặc thù là đối tượng bạn đọc
sinh viên lớn nên trong hoạt động của mình thư viện có sự quan tâm, chú

trọng đến việc phục vụ tốt nhất đối tượng sinh viên.


14

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ chung, thư viện Hà Nội đã đề ra và
luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của mình. Điều đó được thể hiện như
sau:
- Thứ nhất: Thư viện Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện cho người đọc
sử dụng thư viện tốt, đảm bảo cho người đọc dùng sách, báo, tài liệu các
phòng đọc và mượn về nhà, tuyên truyền sách báo bằng các hình thức thơng
tin thư mục, hướng dẫn tra cứu tốt, phát huy triệt để kho tài liệu, phục vụ kịp
thời các loại tài liệu cho bạn đọc.
- Thứ hai: Thư viện Hà Nội với vai trò là trung tâm tàng trữ sách báo
của Thành phố thường xuyên thu thập tài liệu về các lĩnh vực nhằm đáp ứng
nhu cầu của bạn đọc, bổ sung chọn lọc các tài liệu nước ngoài và trong nuớc
phù hợp, bổ sung cho các thư viện cơ sở theo đúng tính chất và phù hợp với
đặc thù kinh tế xã hội của địa phương.
- Thứ ba: Thư viện Hà Nội với vai trò là trung tâm hướng dẫn nghiệp
vụ cần trở thành thư viện kiểu mẫu về nghiệp vụ và thường xuyên tổng kết,
phổ biến kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác, thường xuyên phối
hợp với các thư viện cơ sở, tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
cho các cán bộ cơ sở.
- Thứ tư: Hiện nay, thư viện được giao thêm nhiệm vụ mới: Nghiên
cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện.
Trên đây là các chức năng và nhiệm vụ của thư viện Hà Nội. Việc
nghiên cứu này có liên quan mật thiết đến đề tài và góp phần tạo cơ sở cho
việc tìm hiểu về cơng tác bổ sung tài liệu tại thư viện Hà Nội.



15

1.2.2. Cơ cấu tæ chøc
Cơ cấu tổ chức của thư viện Hà Nội ngồi ban giám đốc cịn bao gồm
5 bộ phận được chia thành 5 phòng ban dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban
giám đốc.
Cơ cấu tổ chức của thư viện có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Giám Đốc

Phó giám đốc

Phịng
hành
chính
tổng
hợp

Phịng
làm thẻ
bạn đọc

Phịng
đọc
người
lớn

Phịng
phong
trào

phịng
bổ
sung
biên
mục

Phịng
mượn
người
lớn

Phịng
phục vụ
bạn đọc

Phịng
đọc
thiếu
nhi

Phịng
thơng
tin thư
mục địa
chí

Phịng
mượn
thiếu
nhi


Phịng
ngoại
văn

nghiệp
vụ cơ sở

Phịng
báo,
tạp chí

Phịng
máy
tính


16

1.3. Vốn tài liệu .
Vốn tài liệu của thư viện Hà Nội từ một con số khiêm tốn khoảng
1000 cuốn sách và một số báo, tạp chí được chuyển từ chiến khu về. Trải qua
hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, thư viện đang lưu giữ một kho tàng
thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và nhân loại, với hơn 330 ngàn bản sách; 436
loại báo, tạp chí, hơn một vạn tư liệu địa chí, hơn hai ngàn sách chữ nổi giành
cho người khiếm thị; có phịng tra cứu, phịng địa chí về Thăng Long – Hà
Nội. Trong kho sách có vài ngàn bản tư liệu Hán – Nôm, các loại sách ngoại
văn, các bản đồ cổ, ảnh Hà Nội xưa và nay rất quý hiếm.
Vốn tài liệu trong các phòng được tổng hợp lại như sau:
Phòng đọc: 116 302 bản sách

Phòng mượn: 113 438 bản sách
Phòng thiếu nhi: 39 260 bản sách
Phòng ngoại văn: 15 860 bản sách
Nét đặc trưng nhất của vốn tài liệu thư viện Hà Nội là mảng tài liệu
địa chí, kho tài liệu địa chí Hà Nội bao gồm nhiều loại hình tài liệu như: Sách,
báo, tạp chí, bản đồ, bản dập, văn bia, hương ước, thần tích,… và được xuất
bản bằng nhiều ngơn ngữ: Tiếng Việt, Anh, Pháp, Hán Nơm; có nhiều tài liệu
quý hiếm như:
+ Văn bia Hà Nội: 1336 bản - Là những văn bia của những đình chùa
Việt Nam được khắc từ những năm 1300 - 1945 có bản dịch Quốc ngữ kèm
theo.


17

+ Thư tịch Hán Nôm: 4774 bản chủ yếu là các tài liệu sao chụp gồm
các thần tích, thần sắc, thần thành hoàng, văn bia, hương ước các làng xã
thuộc Hà Nội.
+ Tài liệu được viết bằng chữ Nôm, chữ Hán cổ.
+ Đĩa CD: 38 đĩa.
+ Bản đồ: 55.
Vốn tài liệu là báo, tạp chí của thư viện Hà Nội rất đa dạng với 436
loại báo, tạp chí trong và ngồi nước, trong đó:
+ 235 loại tiếng Việt
+ 58 loại ngoại văn
+ 30 loại báo, tạp chí dịch
+ 33 loại bản tin.
Hiện nay thư viện đã tiến hành xử lý, nhập tài liệu sách báo vào máy
vi tính dưới dạng các cơ sở dữ liệu những tài liệu có trong kho từ năm 1990
đến nay, thư viện đang làm hồi cố các sách có trong kho thư viện đến năm

1980.
1.4. Người dùng tin:
Thư viện Hà Nội là một thư viện công cộng với thành phần bạn đọc
rất đa dạng bao gồm các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ, công nhân viên chức
đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các cán bộ hưu trí, học sinh phổ
thơng, sinh viên trên địa bàn Hà Nội, những người làm công tác quản lý trong
các nhà máy, xí nghiệp, các bạn đọc là người nước ngoài hiện đang sinh sống
và làm việc tại Việt Nam,… Sự đa dạng về thành phần bạn đọc dẫn đến sự da


18

dạng về trình độ, về lứa tuổi, về nhu cầu đọc,… Mỗi nhóm bạn đọc khác nhau
đều có nhu cầu về tài liệu là khác nhau. Dựa vào việc theo dõi thành phần bạn
đọc, có thể chia thành 3 nhóm bạn đọc chính sau:
- Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên.
- Nhóm bạn đọc là các nhà nghiên cứu.
- Nhóm bạn đọc phổ thơng.
Nhóm thứ nhất: Học sinh, sinh viên, thực tập viên, nghiên cứu sinh
đang học tập, nghiên cứu tại các trường. Đây là nhóm chủ yếu vì có rất nhiều
trường Đại học nằm trên địa bàn Hà Nội. Nhóm này đến thư viện khơng chỉ
để đọc sách báo, tạp chí và các loại hình tài liệu khác, mà cịn để tự học vì thư
viện là mơi trường học tập tốt nhất.
Sinh viên là một thành phần rất quan trọng trong xã hội. Đây là một
đội ngũ cán bộ tương lai của đất nước, có trình độ cao trong mọi lĩnh vực
tương ứng với mỗi ngành học. Do có trình độ cao, đội ngũ này rất dễ dàng
trong việc tiếp thu cái mới, các tiến bộ và cũng vì thế, sự địi hỏi của sinh viên
về trí thức, hay nói một cách khác là nhu cầu tri thức của sinh viên rất cao
(về cả số lượng lẫn chất lượng).
Nhu cầu của nhóm bạn đọc này là các tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực

khác nhau: Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội để phục vụ
cho yêu cầu đào tạo trong nhà trường và cũng nhằm để nâng cao sự hiểu biết.
Thư viện Hà Nội có đặc thù là đối tượng bạn đọc là sinh viên lớn nên
trong hoạt động của mình thư viện ln có sự quan tâm, chú trọng đến việc
phục vụ tốt nhất đối tượng sinh viên.


19

Với các em thiếu nhi ở các trường phổ thông cơ sở trong Thành phố
thì có nhu cầu chủ yếu về các loại tài liệu thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật,
truyện tranh, các truyện khoa học viễn tưởng, truyện cười, sách về các danh
nhân lịch sử,…
Nhóm thứ hai: Các nhà nghiên cứu khoa học, bao gồm các giáo sư,
tiến sĩ, các nhà khoa học, nhu cầu của nhóm này rất khác biệt, vừa phải mang
tính chất chuyên sâu lại phải mang tính mới trong khoa học, việc sử dụng
thơng tin thường xuyên, cập nhập kiến thức là không thể thiếu. Các tài liệu
mà họ cần là các loại hình tài liệu mang tính thời sự, tài liệu quý hiếm, các
thông tin chuyên dụng, như các tiêu chuẩn, các sáng chế phát minh, các giải
pháp hữu ích, các tài liệu chun ngành của nước ngồi (đặc biệt là các tạp
chí), các báo cáo kết quả triển khai. Tài liệu họ cần không chỉ là các tài liệu
mới xuất bản mà cịn có thể là các tài liệu cũ, tài liệu quý hiếm và nguồn tài
liệu không công bố hay các tổng quan, tổng luận. Nhóm bạn đọc này đến thư
viện không nhiều và cũng thường không ổn định. Một số bạn đọc là sinh viên
cũng trở thành bạn đọc nghiên cứu khi họ có nhu cầu tài liệu để phục vụ cho
các cơng trình nghiên cứu về Hà Nội.
Nhóm thứ ba: Nhóm bạn đọc phổ thơng
Nhóm bạn đọc này bao gồm: cán bộ hưu trí, cán bộ cơng nhân viên
chức Nhà nước nằm trên địa bàn Hà Nội. Nhu cầu đọc sách của nhóm này
khơng phức tạp và khơng địi hỏi sự tổng hợp cao. Họ đọc chủ yếu các sách

văn học nghệ thuật, sách khoa học thường thức, sách lịch sử, văn hố, chính
trị có nội dung đề cập đến của cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ trong
gia đình và ngồi xã hội.


20

Nhóm bạn đọc này đến thư viện rất ổn định và thường xuyên vào kho
sách mở để lựa chọn sách theo sở thích của mình.
Ngồi 3 nhóm bạn đọc chính ở trên cịn có một số nhà nghiên cứu
nước ngồi đến đọc tài liệu về Hà Nội, tìm hiểu phong tục tập quán, truyền
thống lịch sử của dân tộc nói chung và những nét văn hố của người Hà Nội
nói riêng.
1.5. Trụ sở trang thiết bị.
Thư viện Hà Nội được thiết kế như là cuốn sách mở ôm lấy không gian
mở trịn rỗng - một ẩn dụ về sự vơ tận của kiến thức được truyền tải thông qua
những trang sách. Quy mơ thư viện bao gồm tồ nhà 8 tầng, 1 tầng hầm tổng diện
tích sàn 6.161m2 cùng với những trang thiết bị hiện đại.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật của thư viện đang ngày càng hoàn thiện và
tiện nghi hơn. Từ ngày đầu mới thành lập với mặt bằng khiêm tốn chỉ 300m2,
đến nay, sau nhiều lần được thành phố đầu tư nâng cấp, thư viện đã có
2.500m2 diện tích sử dụng.
Hiện nay, thư viện đầu tư trang bị 10 máy tính trong đó: 3 máy có đầu
đọc đĩa CD – ROM, 3 máy phục vụ bạn đọc tìm tin song song với hệ thống
mục lục tra cứu truyền thống. Các máy tính đã được nối mạng nội bộ, nối
mạng với thư viện Quốc Gia và thư viện 61 tỉnh thành.


21


Chương II
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU
TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI
2.1. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bổ sung:
Thông tin là vấn đề trọng tâm của phát triển đất nước. Tầm quan trọng
của thông tin là ở chỗ nó phục vụ trực tiếp cho nền khoa học kỹ thuật quốc
gia. Lượng thông tin lớn làm cho nhu cầu về thông tin đã trở nên cấp bách và
mạnh mẽ hơn. Như chúng ta đã biết, nếu tài liệu trong thư viện mà không
luôn luôn được bổ sung, năm tháng trơi nhanh, mà chẳng bổ sung thì thư viện
sẽ mất tác dụng “Thơng tin văn hố, khoa học kỹ thuật,…” mà biến thành
“Bảo tàng sách”.
Xét trên bình diện xã hội, công tác bổ sung của thư viện là biện pháp
để thoả mãn nhu cầu thông tin trong nước, và chúng ta sẽ càng thấy rõ vai trị
của cơng tác bổ sung khi xem xét cụ thể trong lĩnh vực Thơng tin - Thư viện.
Khơng chỉ có vai trị to lớn, bổ sung còn là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại và
phát triển của thư viện.
Quá trình bổ sung là quá trình thường xuyên đưa vào thư viện những
tài liệu có giá trị và giải phóng ra khỏi thư viện những tài liệu khơng cịn giá
trị. Khối lượng tài liệu khơng có nhu cầu sẽ tích đọng trên giá, gây khó khăn
cho cơng tác của cán bộ thư viện, gây nhiễu tin cho quá trình khai thác và sử
dụng. Những tài liệu đó cần được giải phóng để tăng giá trị thông tin, nâng
cao chất lượng vốn tài liệu.


22

Qua đây, ta thấy rằng bổ sung không chỉ ảnh hưởng tới vốn tài liệu về
số lượng mà còn cả về chất lượng, về giá trị thông tin. Chỉ tiêu đánh giá chất
lượng của vốn tài liệu có thể dựa vào cường độ sử dụng - cường độ sử dụng
càng cao, chứng tỏ vốn tài liệu càng có chất lượng, có sức thu hút người sử

dụng. Mặt khác, cũng có thể xem xét dưới góc độ ảnh hưởng của nó tới sự
phát triển của đời sống tinh thần, tới sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội của khu vực, cơ sở mà thư viện phải đảm nhận phục vụ.
2.2. Công tác bổ sung:
2.2.1. Các bước của q trình bổ sung tài liệu
2.2.1.1. Xây dựng chính sách bổ sung
Chính sách bổ sung là một tài liệu quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ
một cơ quan thông tin thư viện nào. Chính sách bổ sung xác định rõ đối tượng
phục vụ của cơ quan, xác định phương hướng phát triển vốn tài liệu của các
cơ quan cùng các quy định, quy chế, thủ tục lựa chọn tài liệu, lựa chọn nhà
cung cấp tài liệu, phù hợp với khả năng tài chính cũng như cơ cấu tổ chức của
từng thư viện, khẳng định phương châm bổ sung tài liệu, các diện chủ đề mà
thư viện quan tâm thu thập cũng như các thủ tục thanh lọc tài liệu.
Để xây dựng được một chính sách bổ sung chúng ta cần tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng sau:
Nhóm nhân tố khách quan:
- Môi trường hoạt động: Thư viện Hà Nội là một thư viện lớn nằm
trên địa bàn Thủ đô Hà Nội - Trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hoá - Khoa
học kỹ thuật của cả nước. Có thể nói, đây là điều kiện rất thuận lợi cho khi bổ
sung tài liệu. Bởi vì, Hà Nội có rất nhiều nhà xuất bản, nhà sách lớn và lượng
tài liệu được xuất bản từ khắp các tỉnh thành trong cả nước tập trung về đây


23

cũng khá lớn. Do vậy có rất nhiều địa chỉ để thư viện có thể bổ sung tài liệu
làm phong phú vốn tài liệu của mình.
- Bạn đọc: Do nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nên lượng bạn đọc của
thư viện Hà Nội khá đông đảo. Bao gồm: Học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên
cứu, học viên cao học, cán bộ lãnh đạo, người dân lao động, các em thiếu niên
nhi đồng,…

Do vậy, khi xây dựng chính sách bổ sung phải xem xét bạn đọc ở
nhiều khía cạnh khác nhau như: Thành phần, lứa tuổi, trình độ văn hố, nhu
cầu tin, nghề nghiệp,…Bởi vì, mỗi thành phần bạn đọc khác nhau thì có thói
quen sử dụng và nhu cầu tin khác nhau. Nếu cán bộ thư viện nắm bắt tốt các
yếu tố kể trên sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách bổ sung phù hợp từ đó
việc phục vụ mang lại hiệu quả cao nhất.
- Cán bộ phụ trách công tác bổ sung: Việc quan trọng nhất quyết
định chất lượng bổ sung chính là việc lựa chọn sách, mà việc lựa chọn sách
lại phụ thuộc vào kỹ năng nghiệp vụ của người cán bộ bổ sung, đồng thời
cũng phụ thuộc vào sự đánh giá nội dung tài liệu.
Hiện nay, do cán bộ thư viện còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ mà số
tài liệu nước ngồi cịn ít, đây cũng là một vấn đề cần quan tâm trong công tác
bổ sung tài liệu. Thư viện Hà Nội giao công việc này cho hai cán bộ chuyên
trách đảm nhiệm. Đây là các cán bộ được đào tạo cử nhân chuyên ngành
Thông tin - Thư viện. Bên cạnh những kiến thức nghiệp vụ thư viện công
cộng được đào tạo, các cán bộ này trong quá trình làm việc ln tự tìm tịi,
học hỏi thêm kiến thức. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ cũng như tin học của
các cán bộ này còn nhiều hạn chế, cho nên việc bổ sung tài liệu nước ngoài
vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.


24

Nhóm nhân tố chủ quan:
- Chức năng, nhiệm vụ: Là một thư viện công cộng lớn nên thư viện
Hà Nội phải xây dựng cho mình một chính sách bổ sung có tính chất bao qt
nhằm tạo điều kiện cho thư viện khơng những có khả năng phục vụ bạn đọc
của mình mà cịn có trách nhiệm giúp đỡ các thư viện trong cùng một hệ
thống. Thư viện có trách nhiệm dùng sách, báo, tài liệu tuyên truyền, phổ biến
chủ nghĩa Mác – Lênin, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước, những kiến thức về khoa học, kỹ thuật, giáo dục con người mới xã
hội chủ nghĩa phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hoá của Thủ đô. Thư
viện Hà Nội là thư viện công cộng nên nội dung tài liệu bổ sung mang tính
tổng hợp, ít các tài liệu chuyên ngành, chuyên đề.
- Ngân sách nhà nước cấp và cơ sở vật chất: Thư viện Hà Nội mỗi
năm được nhà nước cấp một khoản kinh phí để bổ sung vốn tài liệu. Với số
kinh phí tương đối lớn và khá ổn định, thư viện đã cố gắng bổ sung những tài
liệu bạn đọc cần.
Thư viện Hà Nội mới được xây dựng lại do vậy có cơ sở vật chất khá
khang trang hiện đại. Cơng tác bảo quản tài liệu diễn ra thuận lợi dễ dàng hơn
và sử dụng nhiều máy móc hiện đại thay cho công cụ thủ công. Mặc dù vậy,
nguồn tài liệu bổ sung chủ yếu vẫn là sách, báo và tạp chí.
Những nội dung chủ yếu trong chính sách bổ sung:
Thư viện Hà Nội là loại hình thư viện cơng cộng có vốn tài liệu bao
quát mọi ngành tri thức. Bên cạnh việc bổ sung các loại sách, báo, tài liệu
tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lênin, các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, thư viện có xu


25

hướng tăng cường bổ sung các tài liệu nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất,
nghiên cứu khoa học:
- Tài liệu thuộc lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học cơng
nghệ phù hợp với mục đích, chức năng, nhiệm vụ và thành phần bạn đọc của
thư viện nhằm giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa phục vụ cho việc
phát triển kinh tế, văn hoá của Thủ đơ. Đây là một chính sách đúng đắn của
thư viện vì trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão ngày nay
con người ln có xu hướng tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Thư viện bổ sung các tài liệu thông tin – thư mục, các CSDL để bạn

đọc tra tìm tài liệu dễ dàng hơn. Cán bộ bổ sung thường xuyên bổ sung các
thư mục lớn trong nước. Thư viện đã và đang gấp rút biên soạn thư mục cho
ngày lễ lớn của cả dân tộc đó là thư mục “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
Đông Đô – Hà Nội” rất công phu, nhằm giới thiệu cho bạn bè gần xa hiểu
thêm về lịch sử Thủ đô Hà Nội ghi lại những dấu ấn sâu sắc của dân tộc ta.
- Về loại hình tài liệu: Đảm bảo mối tương quan giữa tài liệu sách báo
tạp chí và các dạng tài liệu đặc biệt (microfim, microfic, CD – ROM,...)
Điều mà các cán bộ bổ sung chú ý nhất và khó nhất trong diện bổ sung
là phải dự kiến đúng số lượng bản bổ sung bổ sung cho từng tên tài liệu. Để
có được con số chính xác các cán bộ bổ sung phải tiến hành kiểm kê hàng
tháng.
Hàng năm, thư viện bổ sung khoảng từ 7000 – 10 000 cuốn sách với
khoảng gần 2000 tên sách khác nhau. Cơ cấu của kho sách được phân chia
như sau:
- Sách chính trị xã hội

: 20%


×