Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tìm hiểu di tích chùa so xã tân hòa huyện quốc oai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.98 KB, 119 trang )

1

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa bảo tng
---------------------- ---

đỗ đình dũng

Tìm hiểu di tích chùa so
(xà tân ho - huyện quốc oai - h nội)

Khoá luận tốt nghiệp
Ngnh bảo tng

Ngời hớng dẫn : TS. Phạm Thu Hơng

H nội - 2010


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2.Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 5
3.Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 6
6.Bố cục khóa luận ........................................................................................ 6
Chương 1. CHÙA SO TRONG KHƠNG GIAN VĂN HĨA LÀNG SO ........ 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG SO ................................................................ 7


1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................... 7
1.1.2. Lịch sử Làng So ............................................................................... 8
1.1.3. Dân cư và truyền thống Cách mạng ................................................. 9
1.1.4. Đời sống kinh tế ............................................................................. 13
1.1.5. Đời sống văn hóa – xã hội .............................................................. 15
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA CHÙA SO
..................................................................................................................................26
1.2.1. Niên đại khởi dựng ......................................................................... 26
1.2.2. Các lần trùng tu .............................................................................. 28
Chương 2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC-NGHỆ THUẬT CỦA CHÙA SO ........... 30
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC.......................................................................... 30
2.1.1 Không gian cảnh quan ..................................................................... 30
2.1.2.Bố cục mặt bằng tổng thể ................................................................ 36
2.1.3.Kết cấu kiến trúc ............................................................................. 37
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc ................................................................... 47
2.2. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC .............................................................. 48
2.2.1. Tượng thờ ....................................................................................... 48


3

2.2.2. Các di vật tiêu biểu ......................................................................... 73
Chương 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA SO ....... 82
3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH CHÙA SO .................................................. 82
3.1.1. Thực trạng di tích ........................................................................... 82
3.1.2. Thực trạng di vật ............................................................................ 85
3.2. BẢO TỒN DI TÍCH CHÙA SO........................................................... 88
3.2.1.Cơ sở pháp lý................................................................................... 88
3.2.2.Các hoạt động bảo tồn ..................................................................... 90
3.2.3.Bảo tồn các di vật ............................................................................ 93

3.3. VẤN ĐỀ TÔN TẠO ............................................................................. 94
3.4. PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA SO ........................................ 96
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….........100


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của dân tộc và của toàn nhân
loại, là bức tranh xác thực và cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của từng quốc
gia. Ngày nay, dù phát triển ở trình độ nào, mỗi đất nước đều phải tiến hành
những hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho riêng mình, di tích lịch
sử - văn hóa khơng chỉ nằm trong sự quan tâm của từng quốc gia mà còn là sự
quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam là đất nước có loại hình di tích lịch sử văn hóa phong phú và
đa dạng, trong đó di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm một số lượng đáng kể,
nhất là kiến trúc chùa.
Đạo Phật phù hợp với đặc trưng văn hóa của người Việt; vì thế nên khi
du nhập vào Việt Nam, đạo Phật nhanh chóng phát triển. Có thời kỳ tôn giáo
này đã phát triển đến đỉnh cao như cuối thời Lý – Trần với nhiều chùa, tháp
xây dựng khắp nơi, đơi lúc có hệ tơn giáo khác phát triển mạnh hơn nhưng
tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo thấm sâu vào trong tâm hồn của người
Việt. Chính vì vậy, ngơi chùa đã chiếm một vị trí khá quan trọng, trở thành
một bộ phận khơng thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Việc
nghiên cứu ngôi chùa, xác định các mặt giá trị của nó khơng chỉ có ý nghĩa
nghiên cứu tìm hiểu truyền thống văn hóa người Việt mà cịn cung cấp nguồn
tư liệu khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch
sử văn hóa trong đời sống hiện nay.

Chùa So (tên chữ là Lạc Lâm tự) là một trong những di tích nằm trong
một vùng quê giàu truyền thống văn hóa của làng So, xã Tân Hòa, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.


5

Qua khảo sát tại di tích và các nguồn tư liệu cho biết chùa có niên đại
khá sớm, hiện vẫn còn dấu vết của kiến trúc thời Mạc, các di vật thuộc thời
đại Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Trải qua nhiều biến động, thăng trầm
của lịch sử xã hội, sự tàn phá của chiến tranh nhưng chùa So vẫn bảo tồn
được các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị ấy được thể hiện cụ thể
thông qua kiến trúc, cảnh quan, các di vật cùng với các hoạt động văn hóa, tơn
giáo- tín ngưỡng diễn ra trong di tích.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu tồn diện các mặt giá trị của di tích dưới góc
độ bảo tồn – bảo tàng sẽ góp phần hữu ích vào việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa của di tích . Vì vậy nên em chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích chùa
So, xã Tân Hịa, huyện Quốc Oai, Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học
của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu lịch sử, sự ra đời và quá trình tồn
tại của chùa So; nghiên cứu các giá trị kiến trúc, nghệ thuật; vận dụng những
kiến thức đã học trong lĩnh vực bảo tồn- bảo tàng để đề xuất các giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích chùa So trên cơ sở thực trạng của
di tích.
3.Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tồn diện chùa So, trong đó trọng tâm
nghiên cứu kiến trúc và những di vật tiêu biểu, cùng với các đặc điểm khơng
gian văn hóa làng So (xã Tân Hịa và xã Cộng Hòa) huyện Quốc Oai, Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu chùa So trong khơng gian văn hóa làng So, xã Tân Hòa,
huyện Quốc Oai, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử khi
xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng trong sự phát triển tất yếu, khách quan
của lịch sử.
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Bảo tàng học,
Bảo tồn di tích, Mỹ học, Sử học, Xã hội học; đặc biệt là các phương pháp
khảo sát điền dã tại di tích với các thao tác: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng
vấn, ghi chép, thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, …
6.Bố cục khóa luận
Khóa luận ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo thì gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Chùa So trong khơng gian văn hóa làng So.
Chương 2: Giá trị kiến trúc-nghệ thuật chùa So.
Chương 3: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa So.
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng những kiến
thức đã học về chuyên ngành Bảo tồn – bảo tàng, bài khóa luận được hồn
thành với sự nỗ lực cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của
cô giáo Phạm Thu Hương. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ
Phạm Thu Hương – người đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình
đến các thầy cơ giáo trong khoa Bảo tàng -Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
UBND xã Tân Hịa, sư thầy Thích Đàm Thiện- trụ trì tại chùa So đã giúp đỡ
và cung cấp tư liệu cho em trong quá trình khảo sát thực địa tại di tích .

Là cơng trình nghiên cứu đầu tiên, bài khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên
cứu, thầy cơ và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


7

Chương 1
CHÙA SO TRONG KHƠNG GIAN VĂN HĨA LÀNG SO

1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG SO
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Chùa So xưa thuộc làng So xã Sơn Lộ, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai
nay là thôn Thị Nội, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Huyện
Quốc Oai gồm 20 xã, nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), nay là thành
phố Hà Nội.
Về địa giới hành chính:
Làng So phía Đơng giáp xã Tân Phú, huyện Quốc Oai; phía Tây giáp
xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai; phía Nam giáp xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ và phía Bắc giáp xã Vân Cơn, huyện Hoài Đức. Làng So là vùng
đất cổ được khai phá từ lâu đời, làng cịn có tên nơm là kẻ So. Trước đây,
dưới thời phong kiến và thời thuộc Pháp, làng So là làng lớn nằm trong một
xã. Về sau, do làng quá lớn về địa giới gây khó khăn cho việc quản lý về mặt
hành chính nên đến năm 1964 làng So tách thành 2 xã Cộng Hòa và Tân Hịa.
Nhưng trong suốt lịch sử tồn tại của mình, chùa So được bảo tồn trong khơng
gian văn hóa làng So.
Về điều kiện tự nhiên:
Đất đai ở đây chủ yếu là các cánh đồng đất phù sa bằng phẳng, được
chia làm hai khu vực đất ở phía trong đê và đất ngoài đê. Đất trong đê do phù

sa bồi tụ lâu ngày, là loại đất tốt, thích hợp để trồng lúa. Đất ngồi đê do phù
sa sơng Đáy bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ thích hợp để trồng cây ăn
quả, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Ngồi ra, phía trong đê cịn có 4
núi đất nhỏ xen giữa nơi ở của những khu dân cư. Những núi đất này được


8

người dân địa phương gọi là tứ linh gồm Long Sơn, Lân Sơn, Quy Sơn và
Phượng Sơn.
Về thủy văn:
Chảy qua làng So có sơng Hát Giang hay cịn gọi là sông Đáy và một
hệ thống các kênh, mương đào dẫn nước phù sa tưới cho đồng ruộng. Dịng
sơng Đáy khơng rộng nhưng có lưu lượng nước chảy mạnh cung cấp nước
cho các cánh đồng. Dịng sơng này có vai chủ đạo và chi phối đời sống nơng
nghiệp địa phương.
Khí hậu nơi đây nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên mang đặc
trưng khí hậu vùng rõ rệt, với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô, độ ẩm khơng khí trung bình là
81%, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với lượng mưa trung bình hàng
năm là 1245mm.
Với những điều kiện đất đai và thủy văn thuận lợi như vậy cùng bề dày
kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nên từ xưa đời sống dân cư làng So tương
đối khá giả. Vì thế mà làng đã xây dựng được những cơng trình cơng cộng rất
bề thế như chùa So, đình So, miếu Thượng…
1.1.2. Lịch sử làng So
Dựa theo các tài liệu khảo cổ và địa chí lưu truyền thì làng So có lịch
sử hình thành từ rất lâu đời. Theo bản “ Quy ước làng So”, làng được hình
thành từ thời Hùng Vương. Lúc đó, nơi đây mới chỉ là một trang trại nhỏ có
tên là So Trang. Trải qua thời gian, tổ tiên của làng đã khai hoang đất, mở

rộng lãnh thổ hình thành nên làng xóm. Đến thời Đinh - tiền Lê, vùng đất này
được gọi một tên khác là Sơn Trang Lộ gọi nơm là Kẻ So. Theo Dư địa chí
của Nguyễn Trãi thì vào thời Lý- Trần, kẻ So thuộc địa phận của Quốc Oai.
Theo tấm bia “Hưng công tân tạo Tam Quan bi ký” hiện được lưu giữ tại
chùa So lại có ghi rằng vào thời Lê nơi này thuộc xã Sơn Lộ, huyện An Sơn,


9

phủ Quốc Oai. Địa danh này tồn tại một thời gian rất dài. Đến đầu thế kỷ
XIX, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), cuộc cải cách hành chính của nhà vua
đã chia cả nước ra thành 30 tỉnh thành và một phủ Thừa tuyên. Khi đó, làng
So thuộc xã Sơn Lộ, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Đầu thế kỷ XX xã Sơn Lộ
thuộc địa phận của tổng Tiên Lữ, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, địa danh này
tồn tại đến Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Từ năm 1964, làng So tách thành hai xã Cộng Hòa và Tân Hòa, lấy con
kênh đào 67 làm ranh giới.
1.1.3. Dân cư và truyền thống Cách mạng
1.1.3.1. Thành phần dân cư
Căn cứ vào các tài liệu bia ký cổ còn lưu trên địa bàn làng So, làng đã
có lịch sử hình thành lâu đời. Từ xưa thì vùng này đã có cư dân quần tụ đơng
đúc. Hồi mới lập làng, nơi đây có khoảng trên mười dịng họ, tính đến nay cả
hai xã Cộng Hồ và Tân Hồ có tới 64 dịng họ lớn nhỏ với khoảng hơn
15000 người, nhiều dòng họ đã có trên duới 20 đời. Trong đó, nổi bật lên
những dòng họ lớn như: Vương Đắc, Vương Sĩ, Nguyễn Hữu, Nguyễn Danh,
Dương Đình, Giang Văn... Tất cả những dịng họ này đều có nhà thờ họ. Do
chủ trương tách thành hai xã Cộng Hòa và Tân Hòa nên người của một số
dịng họ khơng cùng thuộc làng So như trước. Song người dân của hai xã vẫn
sống bên nhau trong một cộng đồng ổn định mang đậm quan hệ tình làng
nghĩa xóm sâu sắc, thể hiện truyền thống mà tổ tiên xưa đã truyền lại.

Qua sự hình thành làng xóm đông đúc, trù phú từ một cộng đồng nhỏ
của làng So (lúc lập làng) phần nào cho chúng ta thấy được sự cần cù, siêng
năng trong lao động sản xuất.
Thời phong kiến, làng đã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Dân cư trong làng
chia thành 5 hạng: chức sắc là những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm, chức
dịch là những người đang làm việc công trong làng, lão hạng là những cụ cao


10

niên thuộc các giáp ( Xưa làng có tới 28 giáp), đinh là trai đinh trong các giáp
và ti ấu là trẻ con các giáp. Nhờ có tinh thần đồn kết, đùm bọc lẫn nhau mà
làng So ngày càng thịnh vượng. Minh chứng cho điều đó là sự xuất hiện của
những cơng trình lớn nhất vùng và cịn tồn tại đến ngày nay như: đình So,
chùa So, miếu Ơng...
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, làng So vẫn được giữ nguyên
cách thức tổ chức bộ máy làng xã, chỉ thay vào đó là hệ thống chức dịch làm
tay sai cho chúng để vơ vét, bóc lột nhân dân lao động. Chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu giai cấp nước ta có sự biến đổi
và làng So cũng khơng nằm ngồi quy luật biến đổi đó của xã hội. Làng So
tồn tại ba tầng lớp dân cư là địa chủ phong kiến, nơng dân và thợ thủ cơng.
Trong đó thì địa chủ phong kiến là những kẻ làm tay sai cho thực dân Pháp,
trực tiếp bóc lột những người dân nơng dân và thợ thủ công làm giàu cho bản
thân. Đa số những người dân lao động trong làng rơi vào hoàn cảnh cùng
quẫn do sưu thuế nặng.
Hịa bình lập lại năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân miền Bắc hăng hái lao động sản xuất để đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Hịa chung với khơng khí đó, người dân làng So hồ hởi
tham gia vào các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, thi đua nâng cao
năng suất lao động để xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn.

1.1.3.2. Truyền thống cách mạng
Mang tâm hồn và tình cảm của người Việt, từ xưa dân làng So đã có
truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đã đầu hàng quân giặc.
Song cùng với tinh thần yêu nước của nhân dân nhiều vùng miền của Tổ quốc
không chịu khuất phục quân thù, dân làng So cũng đứng lên khởi nghĩa chống
thực dân Pháp. Chùa So đã được chọn làm làm cơ sở của cuộc khởi nghĩa


11

chống Pháp những năm 1883 – 1885. Với vai thầy “Tự” ở chùa, thủ lĩnh
Dương Hữu Quang đã bí mật chiêu binh tụ nghĩa để lập mưu chống lại giặc
Pháp. Vị thủ lĩnh nhiệt thành yêu nước, cương nghị, hào hiệp sống trong sự
đùm bọc và che chở của người dân vùng kẻ So đã lãnh đạo nghĩa binh hoạt
động, gây cho giặc Pháp nhiều thiệt hại, khiến chúng nhiều phen mất ăn mất
ngủ, nơm nớp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để trừ khử vị thủ lĩnh tài ba này.
Nhưng chúng khơng có cách nào để mà tìm ra ông. Về sau, chúng phải mượn
tay bạn cũ của Dương Hữu Quang là Quận Vùng dùng cách mời bạn tới để
chúng mai phục bắn lén và hạ sát ông. Một thời gian ngắn sau đó, phong trào
bị đàn áp. Nhưng tinh thần yêu nước của người dân làng So mãi như ngọn lửa
âm ỉ, chỉ chờ đến khi nào có điều kiện thích hợp là ngọn lửa ấy sẽ bùng lên
mạnh mẽ thiêu rụi bè lũ quân xâm lược.
Bước sang những năm 20 của thế kỷ XX, khi Chủ nghĩa Mác – Lênin
được Nguyễn Ái Quốc và những người yêu nước truyền bá về Việt Nam,
nhiều người con ưu tú của làng So đã giác ngộ ngay sau khi được tiếp xúc với
tư tưởng đó. Họ gia nhập vào tổ chức Công Hội Đỏ ( 1927 – 1928 ). Đặc biệt,
vào năm 1926 một người con của làng So là đồng chí Hồng Văn Năng đã
tham gia vào Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Cuối năm 1944 đầu năm
1945, khi sự áp bức bóc lột của Pháp – Nhật đã lên tới đỉnh điểm, hịa trong

khơng khí sơi sục đấu tranh của nhân dân cả nước, dân làng So dưới sự lãnh
đạo của Chi bộ Đảng địa phương đã đấu tranh vũ trang tuyên truyền, chợ So
là một trong những nơi diễn ra các cuộc đấu tranh ấy. Trước Cách mạng tháng
Tám cùng với nhân dân tỉnh Hà Tây, nhân dân làng So tiến hành xây dựng lực
lượng Việt Minh. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, nhân dân nơi đây cùng cả
nước đứng lên giành chính quyền từ tay phát xít Nhật.
Cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền về tay nhân dân, dân ta
hồ hởi thực hiện quyền làm chủ của mình. Tồn dân bắt tay vào xây dựng chế


12

độ mới trong hoàn cảnh đất nước gặp rất nhiều khó khăn, thù trong, giặc
ngồi, nhân dân trong tình trạng mù chữ và đói kém. Đứng trước hồn cảnh
đó, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi cả nước đứng lên “diệt
giặc đói, giặc dốt”, người dân làng So hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi đó.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ (1946 – 1954), thực hiện chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dân làng So đã thi
hành chính sách chiến đấu ngay trong lòng của quân địch. Trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp, làng So chính là một trong những nơi đóng
quân của bộ đội ta trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hịa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, dưới sự lãnh đạo của Chính quyền
địa phương, nhân dân làng So đã từng bước ổn định kinh tế, văn hóa, xã hội,
tiến hành cải cách ruộng đất, cải tạo công thương ngiệp, cùng nhân dân miền
Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời đóng góp cơng sức và của
cải cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thống nhất đất nước (1954 1975). Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo
thang ra miền Bắc, mái chùa Lạc Lâm nói riêng và làng So nói chung còn là
nơi sơ tán và làm việc của nhiều cơ quan quân sự như: Viện Quân y 108, Bộ
Tư lệnh thông tin, Bộ Nội vụ. Từ làng So, lớp lớp những thế hệ người con ưu
tú lên đường nhập ngũ tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và Đế quốc Mỹ. Hàng trăm người con của làng đã ngã xuống, hiến dâng trọn
tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp thống nhất đất nước, độc lập dân tộc.
Những người may mắn trở về ln mang trong mình phẩm chất của người
lính cụ Hồ. Họ ln là những người gương mẫu đi đầu ở địa phương trong các
phong trào và các cuộc vận động do Đảng và Nhà nước đề ra.
Từ năm 1975 đến nay, Đảng bộ hai xã Cộng Hòa và Tân Hòa đã lãnh
đạo nhân dân từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế làm cho diện mạo của làng
So trước kia có sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,


13

kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống của người dân ngày càng ấm no,
hạnh phúc.
1.1.4. Đời sống kinh tế
1.1.4.1. Nông nghiệp
Từ khi lập làng, người dân làng So chủ yếu sống dựa vào nghề nông.
Cho đến nay, về cơ bản nơi đây là vùng thuần nông, kinh tế nông nghiệp vẫn
giữ vai trò chủ đạo. Với sự ưu ái của tự nhiên, vùng này có rất nhiều tiềm
năng để sản xuất nông nghiệp. Nơi đây là vùng bán sơn địa gồm những cánh
đồng bao quanh các đồi núi thấp, được các nhánh của dịng sơng Hát (sơng
Đáy) cung cấp nguồn nước tưới và bồi đắp phù sa hàng năm nên rất phì nhiêu,
màu mỡ. Với diện tích đất canh tác lên đến hơn 700ha cộng với nguồn nhân
lực dồi dào vùng này ln có sản lượng nơng nghiệp cao.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của huyện Quốc Oai là
phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh bền vững, phá bỏ thế độc canh
cây lúa để khai thác được hết những điều kiện thuận lợi của địa hình, khí hậu
mà thiên nhiên đã ưu ái dành cho nơi đây và phấn đấu xây dựng mơ hình cánh
đồng đạt 40 triệu/ha. Hơn nữa, người dân trong vùng còn biết tận dụng đặc
điểm cấu tạo của từng vùng đất mà triển khai canh tác khác nhau: vùng đất

trong đê thì thâm canh lúa hai vụ kết hợp với xen canh hoa màu, những chỗ
trũng lại được cải tạo để thả cá; đất ngoài đê được người dân cải tạo thành
những trang trại trồng cây ăn quả như: nhãn, vải, chuối, cam... Một số gia
đình cịn triển khai trồng tre Bát Độ để lấy măng, vùng đồi núi thấp được cải
tạo để trồng sắn, cung cấp một phần nguyên liệu cho nghề chế biến tinh bột
sắn. Nhờ sự chỉ đạo, sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương cùng với
sự sáng tạo, cần cù, chăm chỉ của người dân trong lao động sản xuất nên
những năm qua, làng So luôn đạt kết quả cao trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
Sản lượng lương thực bình quân ở đây đạt xấp xỉ 500kg/ người/ năm.


14

1.1.4.2. Tiểu thủ công nghiệp
Với bản chất cần cù, sáng tạo trong lao động, tận dụng thời gian nông
nhàn, người dân làng So còn tiến hành làm các mặt hàng thủ công nghiệp để
phát triển kinh tế nâng cao đời sống. Từ xưa nhân dân nơi đây đã nổi tiếng
với nghề làm đậu phụ bán đi rất nhiều nơi trong xứ Đồi. Tới nay trong địa
bàn vẫn cịn hơn 20 hộ giữ được nghề này.
Một nghề khá nổi tiếng và đã có từ lâu đời là nghề chế biến tinh bột sắn
và làm miến. Nghề này tới nay đã suy giảm đi nhiều so với trước kia nhưng
quy mô sản xuất hiện nay vẫn rất lớn. Trong làng hiện còn khoảng hơn 30 hộ
làm nghề, tập trung chủ yếu ở thơn Thổ Ngõa, bình qn mỗi ngày có từ 20
đến 30 tấn sắn củ được đem ra chế biến. Những ngày trời tạnh mưa các phên
miến và bột sắn được đem phơi trải trắng khắp các sân kho, bờ đê, xóm ngõ.
Nghề tồn tại lâu đời nhất ở đây đó là nghề mộc. Theo các cụ cao niên
trong làng cho hay thì đình So chính là sản phẩm do bàn tay khéo léo của
người thợ làng So xưa kia dựng nên. Vùng xứ Đoài (Hà Tây cũ) đến nay vẫn
truyền tụng câu nói: “Xứ Đồi đẹp nhất đình So” hay “Đẹp đình So, to đình
Cấn”. Hiện nay, ở hai xã Tân Hịa và Cộng Hịa có khoảng trên dưới 10

xưởng thợ mộc lớn nhỏ, những xưởng mộc này chuyên sản xuất đồ gia dụng,
làm nhà và nhận tu sửa di tích, tiêu biểu là xưởng mộc của ơng Hà Hữu Hạo.
Nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân làng So hiện nay
đó là nghề dệt len. Tính đến thời điểm hiện nay nghề này thu hút khoảng 80%
hộ dân trong xã tham gia sản xuất. Đây là một nghề mới được du nhập vào
địa phương đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng mang lại hiệu quả kinh
tế cao nên nhanh chóng thu hút được đông đảo người dân tham gia sản xuất.
Đa số người dân sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ tại hộ gia đình. Bên cạnh đó cịn
có mơ hình sản xuất theo quy mơ lớn, trong làng có 3 xưởng, mỗi xưởng có từ
20 đến 30 máy dệt.


15

1.1.4.3. Thương nghiệp
So với nhiều miền quê khác của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, làng So có
sự thuận tiện cả về giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, vì thế,
trong lịch sử, đây là một trong số khơng nhiều địa phương có thương nghiệp
khá phát triển do là vùng ven kinh thành cung cấp hàng hóa cho kinh thành
Thăng Long. Trong cuốn “Sơn Tây tỉnh địa chí” của Phạm Xuân Độ có đoạn
viết: “Nhờ hãng xe hơi vận tải trên đường Phủ Quốc Sơn Tây, việc bn bán
có phần thịnh vượng... Trong hạt có 3 chợ lớn: Hồng Xá, Thượng Hiệp và
Sơn Lộ. Chợ So làng Sơn Lộ họp vào các mồng 1, 6, 11, 16, 21, 26. Các thổ
sản bán : ngô, sắn, thịt, cá, hành, tơ, lụa...”

(1)

đã cho ta cái nhìn ở một mức

độ nhất định về diện mạo thương nghiệp làng So ở giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Ngày nay cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp và
dịch vụ cũng rất phát triển. Ngoài chợ So được cải tạo và nâng cấp, thu hút
hơn 150 hộ kinh doanh thì tồn xã Tân Hịa cịn có hơn 60 hộ mở cửa hàng
về dịch vụ lương thực thực phẩm, các sản phẩm chăn nuôi, vật tư nông
nghiệp, vật liệu xây dựng.
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công, thương nghiệp và
các ngành dịch vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo báo cáo của Ban
Tài chính xã Tân Hịa, riêng xã Tân Hòa tổng thu nhập của tất cả các ngành
năm 2008 đạt xấp xỉ 30 tỷ đồng. Việc kinh tế phát triển đã mang lại một diện
mạo mới khang trang hơn cho địa phương, đời sống nhân dân ngày càng được
nâng cao hơn.
1.1.5. Đời sống văn hóa – xã hội
1.1.5.1. Đời sống tơn giáo, tín ngưỡng
* Tín ngưỡng
Tín ngưỡng ra đời từ rất sớm, trong buổi “bình minh” của lồi người.
Do nhận thức cịn hạn chế con người chưa giải thích được các hiện tượng tự
(1)

Phạm Xuân Độ (1939), Sơn Tây tỉnh địa chí, Hà Nội, tr 33.


16

nhiên như: mây, mưa, sấm chớp, quy luật sinh, diệt…, họ tin rằng: có một thế
lực siêu nhiên lẩn quất ở đâu đó trong khơng gian bao la và cả ở xung quanh
đang chi phối họ, họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Tín ngưỡng nảy
sinh xuất phát từ lịng sùng kính và nỗi sợ hãi của con người. Như nhiều vùng
quê khác ở Bắc Bộ, làng So cịn bảo lưu khá nhiều tín ngưỡng.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (tục thờ cúng tổ tiên) là sự bày tỏ lòng biết

ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Để
tưởng nhớ công ơn của đấng sinh thành dưỡng dục, họ là những thế hệ đi
trước đã truyền lại vốn kinh nghiệm quý báu về lao động sản xuất, vốn tri
thức dân gian. Thờ cúng tổ tiên khơng phải chỉ có riêng ở người Việt mà nó
trở thành phổ biến với các dân tộc trên thế giới. Nhưng đối với người Việt tín
ngưỡng này có một vị trí vơ cùng quan trọng, người Việt dù theo hay khơng
theo một tơn giáo nào thì trong gia đình người Việt bàn thờ tổ tiên vẫn được
ưu tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất. Họ tin rằng người chết chỉ mất đi phần
xác còn phần hồn thì vẫn tồn tại và thường hiện về với con cháu. Cũng như
bao gia đình người Việt, trong mỗi gia đình người dân làng So dù giàu hay
nghèo đều có bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà,
thường thì đó là gian giữa, họ tin rằng tổ tiên ln ngự trên đó để phù hộ cho
con cháu. Tất cả những đồ ăn ngon nhất, tinh khiết nhất, đẹp mắt nhất như
quả đầu mùa, cơm gạo mới đều được đặt lên bàn thờ tổ tiên, sau đó con cháu
mới được ăn. Hàng năm, vào các ngày giỗ chạp, ngày Tết, ngày sóc vọng, con
cháu đều thắp hương thỉnh cầu tổ tiên, ông bà cha mẹ về chứng giám cho lịng
thành của họ.
Làng So có hơn 60 dòng họ, mỗi dòng họ do một vị tổ khai mở nên, để
tưởng nhớ cơng ơn đó các thế hệ sau đã xây dựng nên các Từ đường. Những
dòng họ lớn có Từ đường riêng sử dụng làm nơi thờ cụ tổ khai sáng ra dòng


17

họ, những dịng họ nhỏ thì thường thờ cúng tại gia tư của người Tộc trưởng.
Ngày giỗ tổ là dịp để con cháu trong dịng họ qy quần trong khơng khí
thiêng liêng để cùng nhớ về người đã có cơng lập nên dịng họ và sinh thành
nên ơng bà cha mẹ mình. Đây cịn là dịp để các thành viên trong dịng tộc gặp
gỡ, trao đổi làm tăng thêm tình đồn kết giữa các thành viên trong họ. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nó giáo dục các thế

hệ ghi nhớ đạo lý uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của những đức sinh
thành. Tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tín ngưỡng ăn sâu vào tâm thức của
người dân làng So nói riêng và của cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung.
- Tín ngưỡng Thành hồng
Đây là tín ngưỡng có từ lâu đời và phổ biến, giữ vai trò quan trọng
trong đời sống tâm linh của người Việt. Mỗi cộng đồng làng xã người Việt
đều thờ một vị thần bản mệnh, vị thần đó có cơng lao phù trợ hoặc thường
xuyên gây tai họa cho làng. Thành hoàng của người Việt là một vị được dân
thờ cúng từ trước, về sau mới được nhà vua sắc phong cho tước vương với
chức danh thành hoàng. Thành hoàng được người dân đưa vào thờ trong đình
làng, đây là cơng trình quan trọng nhất và trở thành trung tâm lớn nhất của
cộng đồng làng xã. Gắn với tín ngưỡng thành hồng là hội làng - một hình
thức sinh hoạt văn hóa có tính chất cộng đồng lớn nhất và quan trọng nhất của
làng xã người Việt. Tín ngưỡng thành hồng của người Việt nói chung và ở
làng So nói riêng có nội dung khác xa so với tục thờ thành hoàng ở Trung
Quốc. Nó khơng theo bất kỳ cơng thức hay mơ típ chung nào mà được sàng
lọc thơng qua lăng kính thế giới quan của người làng và chịu sự chi phối trực
tiếp của tinh thần dân tộc. Ở làng So thành hoàng làng là 3 anh em họ Cao đã
có cơng giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và còn nhiều lần hiển linh
phù giúp cho dân làng. Để tưởng nhớ công lao của người với dân với nước và
mong cầu thần phù hộ cho dân làng bình an, mưa thuận gió hịa, mùa màng


18

bội thu, nhân dân đã dựng đình làm nơi thờ tự ba ngài. Hàng năm, vào ngày
sinh, ngày hóa, ngày thần đánh thắng giặc lập công dân làng đều tổ chức lễ
hội kỷ niệm. Sự thành kính của dân làng đối với thần được thể hiện thông qua
diện mạo của ngơi đình cổ kính và sự long trọng trong việc tổ chức các nghi
thức nghi lễ cúng tế.

* Tôn giáo
- Phật giáo
Đạo Phật ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống văn hóa của người dân
làng So. Phật giáo đi vào trong đời sống cộng đồng người dân làng So từ rất
sớm và nhanh chóng được người dân tiếp nhận. Theo sách “Thiền Uyển Tập
Anh” (Anh tú vườn thiền) có chép Thiền phái Vô Ngôn Thông sang Việt Nam
đến chùa Kiến Sơ huyện Tiên Du (Bắc Ninh) năm 820 đến thế hệ thứ 8 ở Hà
Tây có thiền su Ngộ Ấn (1020-1088) trụ trì ở chùa Long An, Ninh Sơn, phủ
Ứng Thiên (nay thuộc khu vực núi Tử Trầm (Chương Mỹ), khu vực này cách
địa phận làng So 3km về phía Đơng. Như vậy đến khoảng đầu thời Lý thì đạo
Phật đã thịnh vượng ở nơi đây. Chùa Lạc Lâm có thể được khởi dựng vào thời
điểm này. Hiện nay ở làng So có hai ngơi chùa lớn là chùa Lâm So (Lạc Lâm
Tự) và chùa Đọ. Đặc biệt chùa Lạc Lâm đã thành trung tâm Phật giáo lớn của
làng và khu vực các làng lân cận. Chính điều đó đã tạo nên lối sống, lối ứng
xử mang đậm tinh thần Phật giáo.
- Nho giáo
Văn hóa Nho giáo đã ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống văn hóa cộng
đồng làng So từ rất lâu đời. Nho giáo không chỉ được biểu hiện ngay trong
nếp sinh hoạt, ứng xử của gia đình giữa các thành viên trong cộng đồng mà
cịn được thể hiện ngay trong tục thờ cúng ở nơi đây. Xưa kia, làng So có một
văn chỉ làm nơi thờ cúng những người làng đã từng học hành đỗ đạt để nêu
gương cho con cháu phấn đấu học hành làm rạng rỡ gia đình, dịng họ, q


19

hương. Trước kia mỗi lần nhân dân tổ chức lễ hội tại đình So thì các bài văn
tế đều được các nhà Nho của làng viết tại văn chỉ. Đến khoảng những năm 60
của thế kỷ trước kiến trúc Văn chỉ bị phá do chủ trương chung. Ngày nay, trên
nền văn chỉ ấy người ta xây dựng trạm y tế của xã.

- Đạo Công giáo
Đạo Công giáo du nhập vào Hà Tây (cũ) nói chung và làng So khá
muộn so với một số địa phương khác ở nước ta. Nó gắn liền với quá trình
người Pháp vào xâm lược và đặt ách đô hộ ở nước ta vào khoảng cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ XX. Đạo Cơng giáo ít có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tín
ngưỡng tơn giáo của dân làng. Bởi vì khi đạo Cơng giáo du nhập vào nơi đây
thì đạo Phật và các tín ngưỡng dân gian đã tồn tại từ lâu và có ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống của người dân nơi đây. Hiện nay trên địa phận của làng So
(2 xã Cộng Hịa và Tân Hịa) chỉ có khoảng 8% dân số theo đạo Công giáo.
Trên mảnh đất làng So xưa có 2 nhà thờ Cơng giáo được xây dựng từ thời
Pháp thuộc, trong đó một nhà thờ được xây dựng trên địa phận xã Cộng Hòa
và một nhà thờ được xây dựng trên địa phận xã Tân Hòa ngày nay. Trong thời
kỳ đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc nhà thờ xã Cộng Hòa bị bom Mỹ
phá sập tới nay chỉ còn lại nhà thờ xã Tân Hòa. Đây là nơi sinh hoạt tín
ngưỡng tơn giáo và một số nghi thức liên quan đến cưới hỏi, chay ma của
cộng đồng giáo dân địa phương.
1.1.5.2.Phong tục tập quán
* Hôn nhân
Hôn nhân là việc hệ trọng trong đời của một con người. Ở làng So cũng
như các làng quê của người Việt thì việc hơn nhân khơng chỉ là của cá nhân
mà nó trở thành việc trọng đại của gia đình và dịng họ. Người con trai đến
tuổi lấy vợ, không chỉ là để sinh con đẻ cái thờ phụng tổ tiên, nuôi dưỡng cha


20

mẹ khi già yếu, mà còn là tăng sức lao động, phát triển kinh tế và thể hiện sự
phát triển của dòng họ.
Xưa kia ở làng So việc cưới xin là một việc vô cùng hệ trọng không chỉ
bởi những lý do đã nói ở trên mà cịn bởi những hủ tục trong chế độ cũ như là

việc sắp đặt hôn sự cho đôi vợ chồng trẻ, trai gái không được tự do yêu đương
mà do sự sắp đặt của cha mẹ đôi bên, tục thách cưới nặng nề trước khi cưới
phải nộp một khoản tiền lớn cho làng, gọi là “nộp cheo”, việc tổ chức ăn uống
để khao họ hàng làng xóm gây ra tốn kém tiền của đơi khi nó trở thành gánh
nặng suốt đời cho gia đình.
Sau cách mạng tháng Tám, những hủ tục này dần được xóa bỏ đến
những năm gần đây nhờ sự vận động tích cực của Ban Văn hóa xã, các thủ tục
cưới xin dần trở nên phù hợp với lối sống văn minh hơn. Đơi trai gái được tự
do trong việc tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời của mình. Khi đơi trai gái đã
quyết định có thể gắn bó cuộc đời họ với nhau thì người con trai thưa chuyện
với cha mẹ mình mang lễ vật đến nhà gái để tiến đến hơn nhân. Ngày nay,
tình trạng tảo hơn, tục thách cưới, nộp cheo khơng cịn nữa và lễ cưới cũng
được tổ chức long trọng hơn văn minh hơn. Tuy vậy có những thủ tục là nét
đẹp trong văn hố của người Việt vẫn được người dân ở đây gìn giữ như:
Lễ chạm ngõ: Sau khi đơi trai gái tìm hiểu và họ tự nguyện quyết định
đi đến hôn nhân thì người con trai về thưa với cha mẹ mình chọn ngày lành
tháng tốt sửa sang cơi trầu sang nhà gái nói chuyện, ngỏ ý cho đơi trai gái
được đi lại, tìm hiểu nhau. Đây là việc quan trọng đánh dấu việc chấp nhận
của hai gia đình.
Lễ ăn hỏi: Qua một thời gian tìm hiểu, nhà trai sắm sửa lễ vật sang nhà
gái để xin cưới, hai gia đình đi đến thống nhất chọn ngày thành hôn cho đôi
trai gái. Ngày nay lễ vật không tốn kém như xưa nhưng phong phú hơn gồm
có: một mâm trầu cau gồm một buồng cau và 50 lá trầu, một mâm bánh xu xê


21

(phu thê), một mâm hoa quả, một mâm chè rượu, thuốc lá. Các mâm được
phủ vải điều do năm thanh niên khỏe mạnh chưa lập gia đình đội lễ đi cùng
đồn nhà trai.

Sau lễ ăn hỏi, đơi trai gái sẽ cùng đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để
làm thủ tục đăng ký kết hôn, đánh dấu sự thừa nhận của pháp luật. Trước
tháng 8 năm 1945, gia đình nhà trai phải nộp một khoản tiền lớn cho chính
quyền địa phương và 100 viên gạch để làm đường cho làng mới được cưới.
Lễ cưới: Thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, lúc này thời tiết
mát mẻ lại là lúc nông nhàn. Trước kia trong ngày cưới tổ chức ăn uống linh
đình có khi kéo dài đến hai ba ngày. Ngày nay dân làng đã thực hiện nếp sống
văn minh, việc ăn uống được tổ chức đơn giản hơn tránh được sự lãng phí.
* Tục lên lão
Lên lão là mốc đánh dấu người đó bước sang lớp người cao tuổi được
mọi người trọng vọng. Người Việt có truyền thống kính trọng người cao tuổi,
dân gian đã có câu “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ” chính là để nói
lên ý này. Khi người đó đến tuổi lên lão gia đình người đó tổ chức mừng lão
để con cháu, bạn bè làng xóm đến chúc mừng và ghi nhận.
Ở làng So, ngày xưa đàn ông hết tuổi 49 bước sang tuổi 50 thì được lên
lão. Theo phong tục của làng, vào đầu xuân người mới lên lão sửa một cái lễ
(khơng bắt buộc) mang ra đình trình với Thành hồng và biện một lễ (tiền,
rượu) trình với làng. Đồng thời ở nhà, gia đình làm cỗ khao vọng mời quan
viên trong làng bạn bè, làng xóm đến ăn tiệc để chúc mừng. Sau ngày lễ
mừng lão, người được lên chức lão được mọi người trọng vọng và được ngồi
vào địa vị cao hơn ở trong đình mỗi khi làng có việc. Đối với phụ nữ thì thủ
tục đơn giản hơn. Đến tuổi lên lão, vào ngày đầu năm, người lên lão chỉ biện
một cởi trầu ra đình lễ Thành hồng, tại gia đình con cháu làm cỗ mời làng
xóm đến chúc mừng. Ngày nay, việc tổ chức lên lão được làm có phần đơn


22

giản hơn. Những người hết tuổi 59 bước sang tuổi 60 vẫn theo phong tục
truyền thống ngày mồng 4 đầu năm, sắm sửa cơi trầu ra đình lễ Thành hồng.

Tại gia đình con cháu tổ chức liên hoan trong nội bộ con cháu và một số họ
hàng gần để mừng cha mẹ, ông bà lên hàng lão, bà con làng xóm đến ăn trầu
uống nước để chúc mừng. Ngày mồng 5 tết (âm lịch), Ủy ban nhân dân xã
mời tất cả những cụ mới lên lão đến để chúc mừng và mời các cụ vào hội
người cao tuổi của xã. Đây là việc thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa
phương đối với người cao tuổi.
Từ xưa tới nay khi các lão ông, lão bà bước sang tuổi 70, con cháu xóm
làng đến để tổ chức mừng thọ, đến tuổi 80 lại tổ chức mừng các cụ được
“thượng thọ”. Những cụ sống đến 90 tuổi thì được gọi là “thượng thượng thọ”.
* Tang ma
Nếu như hôn nhân được coi là mốc đánh dấu sự trưởng thành của con
người, người thân làng xóm bạn bè đến để chúc mừng thì tang mà lại là kết
thúc chu trình của một đời người. Người ta đến để chia buồn người thân và
vĩnh biệt người quá cố. Người Việt tin rằng con người chết đi sẽ là sự bắt đầu
cho một kiếp sau. Người ta tổ chức tang ma cho người chết cũng chính là sự
chuẩn bị cho người đó đến với một kiếp khác sau khi chết. Đám tang có mặt
đơng đủ của họ hàng bên nội, bên ngoại, làng xóm, thân bằng cố hữu phân
công thực hiện các công việc và tất cả các nghi thức, nghi lễ thiêng liêng theo
tục lệ cổ truyền. Tổ chức tang ma cho người chết của người Việt là một nét
văn hóa - văn hóa ứng xử với người chết. Ở làng So ngày nay vẫn tuân thủ
chặt chẽ những nghi thức cổ truyền trong việc tang ma như việc cử hành tang
lễ, quy định tang phục theo thứ bậc, an táng, cải táng, cúng giỗ. Những người
đang trong thời gian chịu tang (27 tháng) thì khơng được vào đình tham gia
vào việc tế lễ và xem hội, nếu đã được làng lựa chọn vào ban tế thì phải xin
thơi để làng cắt cử người khác thay thế. Vào ngày Tết âm lịch người đang
chịu tang cũng khơng được đến các gia đình để xơng nhà.


23


1.1.5.3. Các di tích lịch sử- văn hóa
Ở làng So (địa bàn hai xã Cộng Hòa và Tân Hòa), hiện nay đang tồn tại
5 di tích thuộc loại hình hình di tích kiến trúc - nghệ thuật đều là các cơng
trình tín ngưỡng tơn giáo, ra đời trên cơ sở nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của
nhân dân nơi đây.
Hai trong số năm di tích được cơng nhận là di tích cấp quốc gia là đình
So và chùa So, 3 di tích cịn lại được cơng nhận là di tích cấp tỉnh gồm chùa
Đọ, miếu Thượng, miếu Bà.
* Miếu Thượng
Miếu Thượng thờ Đồng Linh Thủy Quan - một thủy thần được dân làng
So tơn thờ từ xưa (vì làng nằm cạnh sông Đáy; xưa kia về mùa lũ thường hay
dâng nước gây họa cho làng). Miếu Thượng cịn có tên là miếu Quán Ông
nằm dưới chân núi Long Sơn. Theo người dân trong làng cho biết: Đồng Linh
Thủy Quan là cha của ba vị Thành hoàng họ Cao (hiện đang được thờ tại đình
So) nên trong lễ hội của đình, kiệu của ba vị được rước ra miếu rồi sau đó
rước trở lại đình là vì lý do này. Miếu có bố cục theo kiểu “tiền chữ nhất, hậu
chữ cơng” gồm một tòa Tiền bái ngoại, một tòa Trung từ nội nối với Hậu
cung thơng qua tịa Ống muống.
Tịa Tiền bái gồm 7 gian thơng thống khơng có tường bao quanh. Nền
của tòa nhà này cao hơn sân miếu khoảng 0,3m được lát gạch đỏ khổ 0,3m x
0,3cm, hệ thống tảng kê chân cột được làm từ loại đá xám chạm hình hoa sen.
Hệ thống cột tịa Tiền bái được làm từ hai loại chất liệu khác nhau, tất cả các
cột cái của tòa nhà được làm bằng gỗ tạo dáng búp địng, đường kính trung
bình 30cm, hệ thống các cột quân làm theo dạng khối hộp tiết diện vuông
cạnh 25cm. Hệ thống cột này đỡ cho 8 bộ vì giá chiêng.


24

Qua Tiền bái là tịa Trung từ, có kết cấu năm gian hai chái, tường hồi

bít đốc. Kết cấu hệ thống khung gỗ của tòa nhà này gồm ba hàng cột đỡ cho 6
bộ vì giá chiêng và xà liên kết, mặt trước của tòa Trung từ được bao che bởi
hệ thống của bức bàn nằm trên hàng cột quân.
Hậu cung có kết cấu ba gian, nền cao hơn so với nền tịa Trung từ
0,5m, kiến trúc và kích thước các cấu kiện của tòa Hậu cung cũng giống như
tòa Trung từ.
Trong miếu hiện còn giữ được nhiều di vật có giá trị nghệ thuật như: ba
cỗ long ngai, lỗ bộ, ngai thờ.
* Đình So
Theo cuốn “Sơn Tây tỉnh địa chí” của Phạm Xn Độ , “Đình Sơn Lộ
làm vào thời hậu Lê năm Dương Đức thứ 3 (1673), đình xây theo lối cổ, dài
50 thước, rộng 10 thước, theo hình chữ cơng, xung quanh có bao lan bằng gỗ
và sân lát gạch. Hậu cung có nghi mơn che kín, hai bên đình là hai tịa nhà
giải vũ. Đằng trước có cổng ba gian làm theo lối tam quan chùa và trơng ra
một hồ nước hình bán nguyệt rộng ngót bảy mẫu ta, ở giữa nổi lên ba gị đất
hình trịn lượn quanh, mé ngồi hồ là đường đê, xe đi được”(1)
Đình So là nơi thờ ba vị Thành hồng họ Cao. Đó là các vị tướng có
cơng giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp giặc lập công và thường xuyên hiển linh giúp
dân nên được dân làng lập làm Thành hoàng làng và dựng đình để thờ phụng.
Đình So khơng chỉ là một cơng trình có quy mơ đồ sộ mà nó cịn là kiệt tác
kiến trúc của thế kỷ 17. Dân xứ Đồi đến nay vẫn cịn truyền tụng câu nói
“đẹp đình So, to đình Cấn” chính là để ca ngợi vẻ đẹp của ngơi đình cổ này.
Hiện nay, đình So vẫn còn giữ được hệ thống ván sàn của tịa Đại đình. Đến
đây, người ta cịn được chiêm ngưỡng những mảng chạm kiến trúc tinh xảo
(1)

Phạm Xuân Độ (1939), Sơn Tây tỉnh địa chí, Hà Nội, tr 73


25


mang phong cách thế kỷ XVII - XVIII và một hệ thống di vật, cổ vật phong
phú như đôi kiệu thờ thời Lê, bia, chuông, hạc thờ, đôi rồng đá được chạm
khắc công phu trên các bậc thềm trước cửa tịa đại đình. Số di vật này đều
mang phong cách thời Lê và thời Nguyễn.
Đình So là sản phẩm của bàn tay khéo léo tuyệt vời của người dân làng
So. Nó khơng chỉ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống trở thành
một trong hai trung tâm tín ngưỡng quan trọng nhất của làng mà cịn là niềm
tự hào của người dân làng So.
* Miếu Bà
Miếu Bà nằm dưới chân núi Vĩ Quy, tôn thờ Lịch Sơn Nam Đế Lã Đại
Vương (là mẫu thân của tam vị Thành hồng). Ngơi miếu cách đình So
khoảng 1km về phía Tây, nằm ở trong làng ngay sát một số hộ dân cư. Miếu
nhìn về hướng Đơng Nam, phía trước miếu có một ao nhỏ hình chữ nhật (yếu
tố tụ phúc). Miếu có bố cục hình chữ nhị với các đơn nguyên kiến trúc: Tiền
bái, Hậu cung. Cả hai tòa nhà này được làm theo kết cấu tường hồi bít đốc tay
ngai.
Tịa Tiền bái gồm ba gian, có nền cao hơn nền của sân miếu khoảng
0,5m; nền nhà có lát gạch đỏ khổ 0,3m x 0,3m. Tịa nhà có hai hàng chân cột
với các cột được làm bằng gỗ đường kính 0,3m, các cột quân được làm bằng
đá xanh, tạc khối hình chữ nhật, đường kính 0,2m. Kết cấu khung gỗ làm theo
kiểu giá chiêng chồng rường.
Tịa Hậu cung có kết cấu ba gian hai chái, nền tòa nhà này cao hơn tòa
Tiền bái khoảng 0,45m lát gạch đỏ khổ 0,3m x 0,3m. Hầu hết các cột được thay
mới và được trùng tu lại, còn dấu vết của sự ghép nối. Kết cấu khung gỗ tại tịa
nhà này có hai dạng: gian giữa của tịa nhà có kết cấu kiểu giá chiêng, hai gian
bên có kết cấu bộ vì chồng rường. Đặt tại gian chính giữa trong tịa nhà này là
một long ngai và một bài vị. Trang trí trên các cấu kiện hầu như rất đơn giản.



×