Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tìm hiểu di tích đình làng so xã cộng hòa huyện quốc oai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 122 trang )

1

Trờng đại học văn hóa H Nội

Khoa Bảo tng
*********

Nguyễn Hong Hiệp

Tìm hiểu di tích đình lng so
(XÃ Cộng hòa Hun qc oai - hμ néi)

Khãa ln tèt nghiƯp
Ngμnh b¶o tμng  

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRỊNH THỊ MINH ĐỨC

Hμ Néi - 2009


2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ
chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, tơi đã hồn thành được bài khóa luận
này.
Trước hết, tơi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS –
TS Phạm Minh Đức người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi
từ khi xác định đề tài, xây dựng đề cương tới lúc hồn thiện bài khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Bảo tàng


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp
đỡ tơi hịan thiện khóa luận này.
Qua đây tơi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền xã Cộng Hịa,
các cụ trong ban quản lý di tích đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình khảo sát, tiếp cận di tích đình So. Là một sinh viên năm thứ tư chưa
được tiếp xúc nhiều với thực tế, kiến thức cịn hạn chế, chắc hẳn khóa luận
của tơi cịn khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn bè để khóa luận được tiến bộ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Hiệp


3

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………

1

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………...

1

2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….


3

4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...

3

5. Bố cục của luận văn…………………………………………………...

3

Chương 1: LÀNG SO VÀ ĐÌNH LÀNG SO
1.1.Tổng quan về làng So.......................................................................

4

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên………………………………...

4

1.1.2. Lịch sử hình thành làng So............................................................

6

1.1.3.Dân cư……………………………………………………………..

6

1.1.4. Đời sống kinh tế…………………………………………………..


7

1.1.5. Đời sống văn hóa…………………………………………………

9

* Tín ngưỡng, tơn giáo..............................................................................

9

* Phong tục tập qn…………………………………………………….

12

* Các di tích lịch sử văn hóa.....................................................................

15

* Truyền thống học hành thi cử………………………………………….

18

* Truyền thống Cách mạng.......................................................................

18

1.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của di tích………………..

19


1.2.1. Niên đại khởi dựng……………………………………………….

19

1.2.2. Q trình tồn tại của di tích...........................................................

21

1.3. Các vị thần được thờ ở đình làng So ……………………………

22

Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ LỄ
HỘI ĐÌNH LÀNG SO
2.1 Giá trị kiến trúc…………………………………………………….

25


4

2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể....................

25

* Không gian cảnh quan…………………………………………………

25

*Bố cục mặt bằng tổng thể………………………………………………


27

2.1.2. Kết cấu kiến trúc………………………………………………….

30

2.2 Giá trị nghệ thuật…………………………………………………..

40

2.2.1. Nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc đình So…………………..

40

2.2.2. Các di vật trong di tích……………………………………………

58

2.3. Lễ hội đình làng So ………………………………………………..

67

Chương 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH
3.1. Hiện trạng di tích và di vật đình So hiện nay…………………….

80

3.1.1. Hiện trạng di tích đình làng So…………………………………..


80

3.1.2. Hiện trạng các di vật tại đình làng So…………………………...

83

3.2. Giải pháp bảo tồn di tích đình làng So…………………………...

84

3.2.1. Giải pháp bảo quản đối với di tích đình làng So………………...

84

3.2.2. Giải pháp tu bổ di tích đình làng So..............................................

88

3.2.3. Tơn tạo di tích đình làng So……………………………………...

89

3.2.4. Tăng cường trong quản lý di tích………………………………..

90

3.3. Hiện trạng lễ hội đình làng So…………………………………….

90


3.4. Giải pháp bảo tồn lễ hội đình làng So…………………………….

91

3.5. Khai thác, phát huy giá trị đình So……………………………….

92

KẾT LUẬN..............................................................................................

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...
PHỤ LỤC……………………………………………………………….


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu những cơng sức, tài nghệ, ý đồ
của cá nhân hay tập thể con người trong lịch sử để lại, là quá trình kết tinh tài
năng, trí lực sáng tạo để chúng trở thành những bằng chứng trung thành, xác
thực, cụ thể nhất về lịch sử và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ở đó chứng
đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, về kĩ năng, kĩ xảo của con
người. Các di tích lịch sử văn hóa tiềm ẩn dưới dáng vẻ rêu phong, cổ kính
đồng thời cũng là một bảo tàng sống về kiến trúc điêu khắc, trang trí và cả
phong tục cổ truyền, tín ngưỡng của người Việt. Chúng là những di sản quý
giá không chỉ của một địa phương, một dân tộc mà còn là tài sản của tồn

nhân loại. Mỗi di tích lịch sử văn hóa tồn tại, chúng khơng chỉ là những cơng
trình kiến trúc những tác phẩm nghệ thuật có giá trị mà bên cạnh đó chúng
cịn mang trong mình những hơi thở của thời đại lịch sử, những phong tục tập
quán, những tín ngưỡng dân gian. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa nếu
ta đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, bóc tách các lớp văn hóa chứa đựng trong
đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, để biết lựa chon
khai thác cũng như bảo tồn, phát huy những tinh hoa, truyền thống đạo đức,
thuần phong mĩ tục, lấy đó làm nền tảng xây dựng một nền văn hiến Việt
Nam vừa mang dư âm cổ truyền, vừa mang mầu sắc hiện đại.
1.2. Trong hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, ngơi đình
ln chiếm một vị trí khá quan trọng. Đối với một làng quê cổ truyền trên
mảnh đất Việt Nam, hình ảnh: cây đa, giếng nước, mái đình,… đã rất đỗi thân
quen với mỗi người.
Có thể nói, đến nay, trên khắp dải đất cong cong hình chữ S này ở
đâu có cộng đồng người Việt là hầu như ở đó có sự xuất hiện của đình
làng. Chính vì vậy, đình làng đã trở thành một bộ phận khơng thể thiếu
trong đời sống tinh thần của người Việt. Đình làng giữ một vai trò là
trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng xã. Việc tìm hiểu về đình làng, xác


6

định các mặt giá trị của nó khơng chỉ có ý nghĩa trong việc tìm hiểu văn
hóa truyền thống của người Việt mà còn bổ sung nguồn tư liệu khoa học
cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Việt cổ
truyền trong đời sống xã hội hiện nay.
1.3. Là một tỉnh ở khu vực châu thổ sông Hồng, tỉnh Hà Tây xưa (mà
nay thuộc thủ đơ Hà Nội) cịn lưu gữ một hệ thống di tích phong phú, trong
đó chứa đựng và lưu truyền nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc
sắc. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, cùng với sự phát

triển của sản xuất xây dựng xóm làng các thế hệ người dân làng So - xã Cộng
Hòa - huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội còn chú trọng trong việc xây dựng
những cơng trình kiến trúc có quy mơ rộng lớn, đặc sắc để thờ phụng các
nhân vật lịch sử có cơng với dân, với nước. Đình làng So có niên đại thế kỉ
XVII là một cơng trình có quy mơ bề thế và khá độc đáo của xứ Đoài xưa.
Đây là một ngơi đình có nhiều đóng góp trong cuộc sống văn hóa, tinh thần
của nhân dân địa phương mà nội dung và giá trị nghệ thuật là một vốn cổ vô
giá trong việc phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự hào về tài năng sáng
tạo của tổ tiên.
Nhận thức được vấn đề đó, được sự đồng ý của khoa Bảo tàng trường
Đại học Văn hóa Hà Nội cùng với sự gợi ý của cơ giáo Trình Minh Đức tơi
chọn di tích đình làng So – xã Cộng Hòa – huyện Quốc Oai – thành phố Hà
Nội làm đối tượng nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy
vọng rằng, những kết quả nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Bảo
tồn - Bảo tàng của tơi sẽ đóng góp ít nhiều vào việc bảo tồn và phát huy giá trị
củ di tích đình làng So nói riêng và việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa của
thành phố Hà Nội nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại các nguồn tư liệu để đưa ra diện mạo về làng So.
- Từ những nguồn tư liệu xác định niên đại khởi dựng và những lần
trùng tu, tu bổ đình So qua đó để có thể xác định giá trị của di tích trên hai
phương diện:


7

+ Giá trị văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, di vật) và giá trị văn hóa
phi vật thể (lễ hội đình làng).
- Nghiên cứu thực trạng di tích nhằm đưa ra các giải pháp góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị của di tích .

- Khóa luận cung cấp thêm những thông tin cho việc học tập, nghiên
cứu, nâng cao tri thức, tầm hiểu biết của chính bản thân tác giả về đình làng
So nói riêng và tồn bộ các di tích nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Làng So có một quần thể di tích
gồm đình So, miếu thượng, miếu bà, chùa Lâm, nhưng trong phạm vi của một
bài khóa luận tốt nghiêp, tơi xin chọn đình So và lễ hội của đình làm đối
tượng nghiên cứu chính.
- Phạm vi khơng gian: nghiên cứu khơng gian văn hóa làng So Xã cộng
hịa huyện quốc oai thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:
+ Về di tích di vật: nghiên cứu các giá trị của di tích từ khi hình thành
đến nay.
+ Về lễ hội: nghiên cứu lễ hội đình làng So được tổ chức hiện nay, có so
sánh với lễ hội trước kia trong phạm vi nguồn tư liệu có được.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: chủ yếu nghiên cứu các giá trị văn hóa vật
thể từ góc độ Bảo tàng học.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành : Sử học, Dân
tộc học, Khảo cổ học, Bảo tàng học, Mỹ thuật học, Xã hội học ….
- Sử dụng các phương pháp khảo sát điền dã: quan sát, miêu tả, ghi âm,
ghi chép, phỏng vấn, đo vẽ, chụp ảnh…
- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan đến di tích để phân tích, đánh
giá, so sánh, đối chiếu…
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm có ba chương:
Chương 1: Làng So và đình làng So
Chương 2: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đình làng So
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình So



8

Chương 1
LÀNG SO VÀ ĐÌNH LÀNG SO
1.1.Tổng quan về làng So
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Làng Việt là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa
của nền văn minh Việt cổ trong suốt chiều dài lịch sử. Quá trình phát triển của
làng luôn gắn liền với những dấu ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Làng So,
xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Huyện Quốc Oai là huyện gồm 18 xã nằm ở khu vực miền Trung Tây
của tỉnh Hà Tây cũ, nay là huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. Làng So hiện
thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Hiện nay điều kiện giao thông
đi lại thuận lợi nên du khách thập phương có thể đến với di tích bằng nhiều
đường và nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau nhưng con đường
thuận lợi nhất là từ thị xã Hà Đông đi Quốc Oai, qua La Dương – Ngãi Cầu,
sông Đáy tới đê Hữu Ngạn là nhìn thấy đình.
Về mặt địa giới hành chính, làng So Phía Đơng giáp xã Tân Phú, huyện
Quốc Oai; phía Tây giáp xã Đơng Quang, huyện Quốc Oai; Phía Nam giáp xã
Tiên Phương, huyện Chương Mĩ; Phía Bắc giáp xã Vân Cơn, huyện Hồi
Đức. Làng So là vùng đất cổ được khai phá lâu đời, lng cũn cú tờn Nụm l
k So, cái tên ny cũng gợi lên sự cổ kính của một lng quê Việt Nam. Kẻ
l cách gọi vùng đất khai phá lâu ®êi. Trước đây, dưới sự cai trị của chính
quyền hành chính phong kiến thực dân, làng So là một làng lớn nằm trong
một xã. Nay do làng quá lớn về địa giới đất cho nên làng So đã được tách làm
hai xã đó là xã Cộng Hịa và xã Tân Hòa.
Đất đai nơi đây chủ yếu là các bãi đất bằng phẳng,được chia ra làm hai
khu vực là đất ở phía trong đê và đất ở phía ngồi đê. Đất ở phía ngồi đê có

chất đất tốt do nơi đây là vùng châu thổ được sông Đáy bồi đắp lâu năm nên


9

rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khu vực đất ở phía trong của đê có
một số các gị đồi xen giữa những nơi ở của cư dân địa phương. Làng So có
địa hình cơ bản là bằng phẳng đơi chỗ có xen kẽ những gị đất bãi ở giữa
những đồng ruộng bằng phẳng rất giống như những vùng đồi gị ở Thạch
Thất. Ngay trong địa hình của làng So có bốn ngọn đồi ở bốn hướng của làng
cao hơn so với những vùng bình địa. Những đồi gị đó đã được người dân địa
phương đặt cho tên của các con vật tứ linh là: đồi Long, đồi Ly, đồi Quy và
đồi Phượng. Ngay phía bên phải đình So khơng xa cách khoảng 1 km có một
đồi gị khá lớn với những cây cổ thụ, trên đỉnh đồi có ngơi chùa So cổ kính,
tạo thành một chốn danh lam đẹp.
Về hệ thống sơng ngịi tại làng So có con sơng Hát Giang hay cịn gọi là
sơng Đáy đóng vai trị chủ đạo chi phối đời sống kinh tế nơng nghiệp của dâng
làng. Dịng sơng Đáy nhỏ và khúc khuỷu, chảy khơng mạnh lắm nhưng có lưu
lượng nước đều đã cung cấp một nguồn nước đáng kể cho nông nghiệp. Trong
làng chỉ có một hồ rất to đó chính là hồ bán nguyệt nằm ngay trước cửa ngơi đình.
Khí hậu nơi đây do nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên mang đặc
trưng khí hậu vùng rất rõ rệt. Khí hậu Bắc bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt
đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đơng lạnh khơ và mưa ít.
Do nằm trong vùng nhiệt đới cho nên khu vực này quanh năm tiếp nhận được
lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng
trung bình hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ là 122,8 kcal/cm² và nhiệt độ khơng
khí trung bình hàng năm là 23,6°C. Do chịu ảnh hưởng của biển, khu vực này
có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là
79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng
114 ngày mưa. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa (lượng mưa 1.682

mm/năm). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo.
Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4, tháng 10) vì thế có
thể nói rằng khu vực này có đủ bốn mùa: Xn, Hè, Thu, Đơng. Tuy nhiên tại


10

xã Cộng Hịa có năm rét sớm, có năm rét muộn. Đã có năm rét đậm với nhiệt
độ thấp nhất khoảng xuống mức 3°C (năm 1955) và năm nóng gay gắt nhất
với nhiệt độ ngoài trời lên khoảng 42°C (năm 1926). Thời gian dễ chịu nhất
trong năm là mùa thu, từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tiết trời thời gian
này chuyển khô, mát, bầu trời trong và nắng nhẹ nhưng khơng chói chang.
1.1.2. Lịch sử hình thành làng So
Cũng giống như bao làng quê khác ở vùng đồng bằng sơng Hồng, làng So – xã
Cộng Hịa – huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội là một trong những địa bàn quần cư
của người Việt cổ nằm trong vùng núi Tản – sông Đà, làng So vừa được ảnh hưởng sâu
sắc của nền văn minh sông Hồng, vừa mang đậm bản sắc văn hóa xứ Đồi.
Theo tư liệu còn lại, bản “ Quy ước làng So ” cho biết từ thời Hùng
Vương dựng nước, làng So chỉ mới là một trang trại nhỏ, có tên là So trang, tổ
tiên của làng So từng bước mở rộng địa bàn cư trú và mở mang diện tích canh
tác, So trang trở thành xã Cộng Hòa và Tân Hòa.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, làng So là một xã thuộc dạng
nhất xã nhất làng thuộc tổng Sơn Lộ , phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Từ năm
1957 làng So được tách ra làm 2 xã Tân Hòa và Cộng Hòa. Từ năm 1994 đến
nay làng có chức danh. Xã Tân Hịa, Cộng Hịa định hình ngày càng phát
triển gồm 22 xóm và được chia làm 6 cụm dân cư. Tới nay làng có 22 xóm
trưởng giúp trưởng thơn trực tiếp quản lý các điểm dân cư.
1.1.3. Dân cư
Căn cứ vào các thư tịch còn lưu lại cùng lời kể của các cụ cao niên trong làng,
từ lâu làng So đã là một làng tụ cư đơng đúc, tính đến nay, tổng số dân trong hai xã

Cộng Hòa và xã Tân Hòa là khoảng 1,5 triệu dân. Hồi mới thành lập làng, làng So
chỉ có khoảng một chục dịng họ, đến nay đã lên tới 34 dòng họ lớn nhỏ khác nhau,
nhiều họ đến nay đã có trên dưới 20 đời, trong đó có những dịng họ lớn như : họ
Vương Đắc, Vương Sĩ, Nguyễn Hữu, Nguyễn Danh … , các dịng họ này đều có nhà
thờ họ và tổ chức giỗ tổ thường niên mỗi năm một lần. Theo lời các cụ cao niên trong


11

làng, họ Vương là dòng họ lâu đời nhất ở làng So, họ về làng So lập nghiệp sớm nhất
và nay là dịng họ có số lượng người đơng nhất trong làng. Dòng họ được coi là phát
đạt nhất là dòng họ Nguyễn Danh. Trước Cách mạng tháng Tám, các dòng họ này
thuộc 28 giáp của làng (khoảng hai dòng họ lớn một giáp ). Các dịng họ từ những
nhóm người nhỏ dần phát triển lên thành cộng đồng dân cư làng So vững mạnh nhờ
tình đồn kết trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm
vơ cùng gian khổ. Biểu tượng của sự đồn kết ấy quy tụ vào tam vị thành hoàng làng
– là bộ tướng của vua Đinh đã có cơng giết giặc, cứu nước giúp dân.
Hiện nay, tuy làng So đã bị tách làm hai xã nhưng các dòng họ trong
làng xưa vẫn sống quây quần bên nhau trong một cộng đòng truyền thống, ổn
định, phát triển, có quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế, với tình làng nghĩa
xóm sâu đậm và sức sống mãnh liệt.
1.1.4.. Đời sống kinh tế
* Nông nghiệp
Với diện tích đồng ruộng khoảng 700 ha và những lợi thế về thủy lợi,
nguồn nhân lực, làng So xã Cộng Hòa và xã Tân Hòa của huyện Quốc Oai
được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Những năm
qua, thực hiện chủ trương chung của huyện làng So luôn chú trọng chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây
lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm
phát triển những mơ hình nơng nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng

vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó vùng ven sơng chủ yếu phát
triển cây ăn quả, rau màu, vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây
lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa của xã trước đây bỏ
không vì là vùng đất đá khó trồng trọt nhưng vài năm gần đây một số hộ gia
đình đã triển khai thực hiện trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác.
Với quy hoạch cụ thể đó, những năm qua, sản xuất nơng nghiệp tồn xã Cộng
Hịa ln đạt kết quả khá cao trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Cụ


12

thể trong thực tế, nhờ xác định cơ cấu cây trồng hợp lý theo vùng nên hiệu
quả sản xuất ở các vùng phát triển tương đối đồng đều, ổn định và bền vững
hơn. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cây có hạt tăng 4,5% so với năm
2001; giữ vững định mức lương thực bình quân trên 400 kg/người. Giá trị sản
xuất đạt 25 triệu đồng/ha canh tác. Tổng giá trị sản xuất của tiểu ngành trồng
trọt tăng 1,9% so với năm 2000. Năm 2003, mặc dù cơn bão số 3, số 4 gây
mưa to, làm ngập úng một số lớn diện tích lúa, nhưng sản lượng lương thực
cả năm vẫn đạt khoảng 98% kế hoạch năm.
Chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn ni theo hộ gia đình cũng đã đạt được
những thành quả nhất định. Tính bình qn chung trong cả xã có khoảng hơn
100 hộ với quy mô và chất lượng đầu tư chăn nuôi được mở rộng theo hướng
đa dạng hóa hình thức như bán cơng nghiệp, liên doanh,... Ngành thủy sản đã
ổn định được diện tích ni trồng, hiện đang tiếp tục lập các dự án chuyển đổi
cơ cấu ở một số vùng trũng thành mơ hình một lúa, một cá, bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Tiểu thủ công nghiệp
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp cũng được chú trọng. Từ xa xưa nhân dân nơi đây đã nổi tiếng với
nghề làm đậu, bán đi rất nhiều làng trong xứ Đoài, cho đến ngày nay, số hộ còn

giữ được nghề làm đậu trong xã Cộng Hòa là trên 100 hộ, song đa số vẫn sản
xuất theo quy mô nhỏ. Tại làng So từ xưa cũng vẫn cịn một nghề khá nổi tiếng
đó là nghề làm sắn đót. Từ năm 2001 vẫn có hơn 30 hộ sản xuất tinh bột sắn,
bình quân mỗi ngày chế biến từ 20-30 tấn sắn củ để sản xuất nha, chế biến
bánh phở, bún, mì sợi khơ...., nhưng đến những năm trở lại đây các hộ lần lượt
bỏ nghề, đến nay chỉ còn một doanh nghiệp hợp tác xã Đồn Kết tiếp tục nghề
sản xuất. Bên cạnh đó, cùng với xu thế phát triển của cơ chế thị trường, hiện
nay tại xã Cộng Hịa có xuất hiện thêm một nghề thủ công mới là nghề len mút,
nghề này ngày càng phát triển và tính đến thời điểm hiện tại tịa xã có 80% dân


13

số đi theo nghề làm len mút này, có khoảng 3 xưởng lớn với mỗi xưởng có từ
20 đến 30 máy sản xuất. Đây là một nghề phụ mới được làng So đưa vào sản
xuất trong khoảng 10 năm gần đây, nhưng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể
và tạo được công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động địa phương.
* Thương nghiệp
Từ xưa thương nghiệp của làng So đã rất phát triển. Theo cuốn“ Sơn Tây tỉnh
địa chí” của Phạm Xuân Độ:“Nhờ hãng xe hơi vận tải trên đường Phủ quốc Sơn
Tây, việc buôn bán có phần thịnh vượng…Trong hạt có ba chợ lớn: Hồng Xà,
Thượng Hiệp và Sơn Lộ. Chợ So làng Sơn Lộ họp vào các ngày mồng 1, 6, 11, 16,
21, 26. Các thổ sản bán: Ngô, sắn, thịt, cá, hành, tơ, lụa.”
Ngày nay, cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch
vụ cũng rất phát triển. Ngoài chợ So được cải tạo, nâng cấp, thu hút 115 hộ kinh
doanh, tồn xã Cộng Hịa cịn có 180 hộ mở cửa hàng dịch vụ về lương thực, các
sản phẩm chăn ni, tạp hóa, vật tư nơng nghiệp, vật liệu xây dựng vv…
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, ngành nghề và dịch vụ đã tạo ra diện
mạo mới về kinh tế cải thiện căn bản đời sống của nhân dân trong làng.
1.1.5. Đời sống văn hóa

* Tín ngưỡng, tơn giáo
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Đối với người Việt, tục thờ cúng tổ tiên có vai trị quan trọng trong tín
ngưỡng nói chung. Đó là sự bày tỏ lịng thành kính, biết ơn của con cháu đối
với tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đồng thời cũng thể hiện lịng biết ơn của lớp
người sau đối với cơng sức của lớp người trước. Tác giả Phan Kế Bính đã viết
trong Việt Nam phong tục: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành
kính ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa cử của người”
Trong tâm thức của người dân làng So nói riêng và người dân Việt nói
chung, người chết chỉ là mất phần xác cịn phần hồn thì vẫn cịn tồn tại và
thường hiện về với con cháu. Trong các gia đình của làng So đều có bàn thờ


14

tổ tiên, bàn thờ được đặt ở trên cao, trang trọng nhất trong nhà, thường là
ngay ở chính giữa nhà và họ tin rằng tổ tiên mình ln ngự trên đó để che chở
phù hộ cho con cháu. Vào ngày giỗ ơng bà, tổ tiên, các dịng họ của làng So
như chúng tơi đã nêu ở trên đều có các nhà thờ dòng họ như: nhà thờ dòng họ
Vương, họ nguyễn. Sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với các dòng họ được thể
hiện rõ nhất là ngày giỗ tổ họ, tất ca con cháu của dòng họ sẽ về tụ tập để giỗ
tổ - đó là một nét truyền thống tốt đẹp. Tất cả những đồ ăn ngon nhất, tinh
khiết nhất, đẹp mắt nhất như hoa quả đầu mùa, cơm gạo mới…bao giờ cũng
đặt lên bàn thờ để thắp hương trước sau đó con cháu mới được ăn. Vào các
ngày Sóc vọng như Mồng Một, ngày Rằm, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu…
hay là việc hiếu, hỷ, trong gia đình có việc lớn…họ đều thắp hương thỉnh cầu
tổ tiên ơng bà cha mẹ về chứng giám.
Giá trị lớn nhất của việc thờ cúng tổ tiên là tạo thành truyền thống, nếp
nghĩ cho thế hệ sau luôn ghi nhớ và thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Giá trị khác còn thể hiện ở việc tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ những người

cùng huyết thống, vì dịng họ để vươn lên trong hoạt động xã hội, học tập và
sản xuất. Ngồi ra,thơng qua tục thờ cúng tổ tiên, người ta có điều kiện mở
rộng mối quan hệ với các dịng họ khác trong làng. Tục thờ cúng tổ tiên đã trở
thành tín ngưỡng trong tâm thức của người dân làng So nói riêng và cộng
đồng dân tộc Việt Nam nói chung.
+ Tín ngưỡng thờ thành hồng làng: Đây cũng là tín ngưỡng cơ bản và phổ
biến giữ vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Theo Nguyễn Duy
Hinh, Thành hoàng làng của người Việt là một vị được dân thờ từ trước, sau mới
được vua phong tước vương với chức danh thành hoàng, là vị thần bảo hộ làng
được khốc lên chiếc áo tín ngưỡng phong kiến Trung Hoa, hay nói cách khác, thần
bảo hộ làng về mặt văn hóa đã bị Hoa hóa mang chức danh Thành hoàng.
Thành hoàng làng So là ba anh em nhà họ Cao đã có cơng phù giúp vua
Đinh dẹp loạn 12 sứ quân và là vị thần linh nghiệm của làng. Nhân dân làng


15

So xưa kia và ngày nay thờ thần để tưởng nhớ công lao của thần với dân với
nước và cầu mong thần phù hộ cho dân làng bình an, mưa thuận gió hịa, mùa
màng tươi tốt. Vì sự hệ trọng trong tục thờ Thành hoàng làng, như vậy nên
việc chuẩn bị cho các nghi thức tế lễ trong ngày sinh, ngày hóa, ngày thắng
trận khao qn của Thành hồng cũng chính là ngày hội làng được chuẩn bị
rất chu đáo, cẩn trọng. Sự cao quý nhất của tục thờ cúng Thành hoàng làng là
giáo dục các thế hệ phải biết tôn trọng và biết nhớ về cuội nguồn và công lao
của người xưa. Thờ Thành hoàng làng là một phong tục tốt đẹp đã ảnh hưởng
đến hoạt động xã hội hiện nay và mai sau. Sự hiện diện của ngôi đình làng So
ngày nay cho phép chúng ta khẳng định rằng tín ngưỡng thờ thành hồng làng
ở làng So nói riêng và của các làng quê người Việt nói chung đã trở thành một
nét đẹp văn hóa truyền thống được coi là di sản văn hóa làng – di sản văn hóa
dân tọc. một tín ngưỡng mà cả cộng đồng làng đều tôn thờ và tham gia với

tinh thần tự giác, tự nguyện, đó chính là nơi tập trung tinh thần đồn kết cộng
đồng. Vì vậy ở một làng q kinh tế xưa kia nghèo nhưng người dân đã góp
cơng góp của để xây dựng cơng trình kiến trúc đình làng rất đồ sộ, đẹp còn để
lại cho hậu thế của dân làng So nói riêng và những con người thuộc thế hệ sau
này nói chung.
+ Tơn giáo
- Phật giáo: Đa phần người dân làng So theo đạo Phật nên văn hóa nơi
đây chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Phật giáo. Vì vậy đã từ lâu ( cuối thế
kỷ 17 đầu thế kỷ 18), người dân làng đã xây dựng ngôi chùa Lâm So. Nơi đây
người dân đến tế bái, cầu cúng trở thành một lối sống có ít nhiều ảnh hưởng
của tinh thần Phật giáo.
- Nho giáo: Văn hóa nho giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn
hóa cư dân nơi đây từ rất lâu đời. Nho giáo đã Ngay trong từng nét sinh hoạt
thờ cúng của nhân dân nơi đay. Xưa kia tại làng So, phía sau ngơi miếu Bà
của làng đã có một văn chỉ, nơi trước mỗi lần nhân dân tổ chức lễ hội tại đình


16

So các bài văn tế đều được các nhà nho viết tại văn chỉ của làng. Sau này do
chủ chương chung của thời kì vào những năm 60 - 70, vì vậy kiến trúc văn chỉ
đã bị phá và trên nền văn chỉ đã xây một trạm xá của xã.
- Đạo cơng giáo: Trong làng yếu tố văn hóa của đạo cơng giáo có ảnh
hưởng tới khoảng 8% dân số của làng, cụ thể là trên mảnh đất làng So xưa đã
từng có hai nhà thờ cơng giáo được xây dựng một nhà thờ nằm trên địa phận
của xã Cộng Hòa và một nhà thờ nằm trên địa phận xã Tân Hòa ngày nay.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhà thờ tại xã Cộng hòa đã bị
cháy do bị bom của máy bay mỹ thả. Nay không đã khơng cịn tồn tại nữa.
* Phong tục tập qn
+ Cưới xin Ở làng So cũng như mọi nơi khác của xã Cộng Hịa, hơn

nhân và cưới xin là việc không chỉ của riêng cá nhân mà của cả gia đình và
dịng họ, người con trai đến tuổi lấy vợ, khơng chỉ là nhằm duy trì nịi giống,
thờ phụng tổ tiên, nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, nhiều khi còn tăng sức lao
động để phát triển kinh tế và uy thế về sự lớn mạnh của dịng họ mình trong
mối quan hệ với các dịng họ khác.
Ngày nay hơn nhân bắt buộc khơng cịn nữa, thanh niên trong làng tự do
lựa chọn tìm hiểu người bạn đời của mình. Khi sự tìm hiểu đã chín muồi, người
con trai thưa chuyện với cha mẹ mình để chuẩn bị lễ vật sang nhà gái xin cưới.
Tục lệ thách cưới, nộp cheo ngày nay khơng cịn tồn tại và lễ cưới được tổ chức
đơn giản hơn. Song, lễ cưới ở đây vẫn có những qui định cần phải tuân thủ:
Lễ chạm ngõ: Sau khi được sự đồng ý của gia đình nhà gái, nhà trai
chọn ngày lành tháng tốt sắm sửa một cơi trầu sang nhà gái nói chuyện ngỏ ý
cho đơi trai gái đi lại tìm hiểu nhau.
Lễ ăn hỏi: Chọn ngày lành tháng tốt sau khi hai gia đình thống nhất nhà
trai phải có một cơi trầu để xin hỏi. Lễ vật ăn hỏi khi xưa kinh tế còn nghèo
và đói kém lễ vật chỉ là một buồng cau nhưng tới sau này các lễ vật đã ngày
một đa dạng và phong phú hơn như: 01 buồng cau và 50 lá trầu; 30 cặp bánh


17

xu xê và chè, thuốc lá, rượu…tất cả các đồ đó được đặt lên tùng mân rồi sau
đó phủ vải đỏ, bốn thanh niên trẻ khoẻ chưa vợ đội lễ đi đầu đoàn, tiếp đến là
đầy đủ các thành phần, các lứa tuổi đã được chọn đi dự lễ ăn hỏi.
Lễ cưới: Thường được tổ chức vào tháng Giêng, tháng Hai và tháng Chạp
âm lịch. Đây là những tháng có tiết xuân mát mẻ, công việc bớt bận rộn. Trước
năm 1945 trong làng vẫn còn tục thách cưới và tục nộp trèo để đi đăng kí chốn của
quan. Trong đó trèo chính là một đoạn đường nhà trai phải làm cho nhân dân cả
làng trước khi chính quyền địa phương cấp giấy giá thú. Ngày nay, hai tục lệ đó
dân làng đã bỏ thực hiện lễ cưới văn minh không lãng phí. Sau khi ấn định được

ngày lành tháng tốt, nhà trai cùng nhà gái tiến hành tổ chức đám cưới cho đôi trai
gái. Trong ngày cưới, họ hàng, bạn bè thân hữu gần xa và nhân dân trong khu đến
dự để chúc mừng cho gia đình nhà trai và nhà gái.
Đúng giờ đã định, nhà trai gồm khoảng 25 người đầy đủ các thành
phần, vai vế, nội ngoại và bạn bè đến nhà gái. Đại diện họ nhà trai có lời xin
đón dâu. Được sự đồng ý của đại diện nhà gái, cô dâu chú rể làm lễ gia tiên.
Tối hơm đó cơ dâu ngủ lại nhà trai một đêm (đêm tân hôn). Sáng hôm sau nhà
trai sửa một cái lễ cùng cô dâu và chú rể sang nhà gái để lại mặt.
+ Tang ma: Nếu cưới xin là việc vui đánh dấu việc trưởng thành của đời
người, thì tang ma lại là việc buồn kết thúc chu trình của một đời người. Việc
tổ chức đám tang với sự chứng kiến của cộng đồng, dân làng. Đám tang được
tổ chức có mặt đơng đủ nội ngoại, xóm làng, bằng các nghi thức và sự phân
công chặt chẽ theo tục lệ cổ truyền của làng. Khi tổ chức đám tang thường có
các nghi thức sau:
Khi người thân sắp qua đời, gia chủ gọi con cháu ruột thịt đến nhìn
mặt lần cuối và nghe những lời dặn dò sau cùng (nếu có thể) của người sắp
qua đời. Sau đó người nhà cử một số người chăm sóc, đun nước lá thơm
tắm rửa gội đầu, chải tóc, chờ đến lúc tắt thở rồi thay quần áo mới. Một số
anh em ruột thịt túc trực bên người quá cố suốt đêm. Sau đó chờ con cháu,


18

người thân ở xa về đông đủ mới tiếp tục liệm, nhập quan, phát tang. Con
cháu, anh em đội khăn tang theo thứ bậc và tỏ lòng thương tiếc người chết.
Đồng thời, lập bài vị, hương đèn, hoa quả để làm lễ tiếp khách phúng
viếng. Con trai trưởng, con dâu trưởng đứng đáp lễ, đồng thời cử thêm một
người trong nhà đứng đáp lễ, ghi chép phúng viếng. Lễ phúng viếng tuỳ
theo mối quan hệ giữa người đi phúng viếng với người q cố. Ví dụ,
thơng gia thì có thẻ nhang, tiền; Đồn thể có bức chướng, tiền. Đội trống

kèn thờ liên tục phát ra những âm thanh tiếc thương người quá cố đến lúc
hết người phúng viếng thì nghỉ.
Đưa tang ở làng So gọi là đưa ra đồng, mọi việc đều được tổ chức
phân công chu đáo, thứ bậc rõ ràng. Việc đưa tang bây giờ với ngày xưa
vẫn giữ được những nét truyền thống cụ thể như đưa tang bằng hình thức
đi bộ, khiêng linh cữu người chết ra tới cánh đồng bằng kiệu. Trên đường
đưa tang có rắc vàng thoi bằng giấy, tiền âm từ nhà gia chủ ra đến huyệt
để người chết nhớ đường về nhà mình. Khi hạ huyệt thường có thầy cúng
hoặc vị sư làm phép trì huyệt, các cụ bà đọc kinh trước mộ. Động thái này
cho rằng, cúng trì huyệt mới xua đuổi được tà ma cũ để cho ma mới được
yên ổn.
Ngày nay, trong tang ma của làng So vẫn còn tục lệ hay nghi thức đội
mũ rơm, chống gậy, những người có “bụi” khơng được vào đình tế, lễ và xem
hội. Nếu đang giữ chức ơng đám( chủ tế) thì phải xin thôi; Phải chờ hết tang
cha hoặc mẹ ba năm mới được cưới; Tết nguyên đán, mồng 01, 02, 03 âm lịch
không được xông nhà hay đến nhà người khác chơi tết.
+ Tục lên lão: Từ xưa đến nay, người đàn ông cứ hết tuổi 59 bước sang
tuổi 60 đều được lên lão. Theo phong tục của làng, vào đầu xuân mới người lên
lão sửa một cái lễ( không bắt buộc) mang ra đình trình Thành hồng làng. Ở nhà
gia chủ làm cỗ khao vọng để mời thân bằng cố hữu đến tham dự chúc mừng. Đến
tuổi 80, 90 là thượng thọ và thượng thượng thọ thì tổ chức lớn hơn. Tuổi 80, 90


19

xưa nay rất hiếm nên gia đình nào có người thượng thọ hoặc thượng thượng thọ là
đã đạt được một trong tam phúc( ba điều phúc): Phúc - Lộc - Thọ.
* Các di tích lịch sử văn hóa
“Di tích lịch sử văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học.”1

Làng So có hai ngơi miếu được dựng từ lâu, ngơi miếu nằm ở vị trí gần
đình ngày nay và là nơi thờ thần của làng.
+ Miếu thượng là nơi thờ tam vị thành hoàng đầu tiên của làng. Sau này xây
đình xong việc thờ cúng tam vị chuyển về đình, cịn miếu ngày nay thờ Đồng Linh
Thủy Quan( là tiền thân của ba vị thành hoàng) miếu thượng thường được gọi là
quán ông, nằm dưới chân núi hàm rồng. Ngơi miếu nằm khá gần với đình và sát
đường cái nhìn về hướng Đơng Bắc, nền của miếu thấp hơn nền của đường cái
khoảng 1,5m. Miếu có bố cục hình chữ tam với các đơn ngun: tịa Phương đình,
tịa Tiền bái và Hậu cung song song với nhau. Tịa phương đình gồm bảy gian
thơng thống khơng có tường bao quanh. Tòa Tiền bái và tòa hậu cung đều có
tường bao quanh theo kiểu tường hồi, bít đốc, tay ngai, hai tòa nhà này liên kết với
nhau bằng một tịa Ống muống.
Tịa Phương đình có có kết cấu hình chữ nhật, nền cao hơn sân miếu
khoảng 0,3 m được lát gạch đỏ khổ 0,3 m x 0,3 m. Hệ thống các tảng kê
chân cột tại tịa Phương đình được làm từ loại đá xám chạm hình hoa sen.
Hệ cột của tòa nhà được chia làm hai loại với hai chất liệu khác nhau, tất cả
các cột cái của tịa nhà được làm bằng gỗ tạo hình trịn thn dài với đường
kính khoảng 0,3 m, cịn các cột hiên của Phương đình được làm bằng đá
xanh tạc theo dạng khối vng có xẻ rãnh có đường kính khoảng 0,25 m.
Kết cấu khung gỗ của bộ vì là kết cấu giá chiêng khá giống với phong cách
1

Lược sử sự nghiệp Bảo tồn Bảo tàng Việt Nam từ 1945 đến nay, Trường Đại học Văn

hóa Hà Nội, 2005, tr 165.


20

của các bộ vì giá chiêng tại tịa Đại đình của đình So. Trang trí tại tịa nhà

này khơng có nhiều chỉ có trên giá chiêng và các đầu bẩy. Mái được lợp
bằng ngói vỏ sị.
Tịa Tiền bái của miếu cũng có kết cấu dạng hình chữ nhật với 5 gian hai
dĩ. Nền của tòa nhà cao hơn nền của tịa Phương đình khoảng 0,3 m được lát
gạch đỏ khổ 0,3 m x 0,3 m. Tòa Tiền bái ngăn cách với tịa Phương đình bằng
một sân có diện tích khoảng 60 m2. Hệ thống các tảng kê chân cột của tịa nhà
được làm bằng đá xanh hình hoa sen. Cột có kích thước đều nhau khoảng 0,4.
Kết cấu khung gỗ bộ vì giá chiêng giống kết cấu ở tịa Phương đình. Mái của
tịa nhà được lợp bằng ngói ta vỏ sị.
Tịa Hậu cung có kết cấu ba gian, nền cao hơn so với nền của tòa Tiền bái 0,5 m,
kiến trúc cũng như kích thước các cấu kiện của tịa Hậu cũng giống với tòa Tiền bái.
Trong miếu còn khá nhiều các di vật có giá trị nghệ thuật như: Ba cỗ
long ngai, lỗ bộ, ngai thờ,…
+ Miếu Bà nằm dưới chân núi Vĩ Quy, tôn thờ Lịch Sơn Nam đế Lã Đại
Vương( là mẫu thân của tam vị thành hồng). Ngơi miếu cách đình So khoảng
1km về phía Tây nằm ở trong làng ngay sát một số hộ dân cư. Hướng chính
của ngơi miếu là hướng Đơng Nam, phía trước miếu có một ao nhỏ hình chữ
nhật (yếu tố tụ phúc). Miếu có bố cục hình chữ nhị với các đơn nguyên kiến
trúc: Tiền bái, Hậu cung. Cả hai tịa nhà này được làm theo kết cấu tường hồi
bít đốc tay ngai.
Tịa Tiền bái được kết cấu dạng hình chữ nhật với ba gian có nền cao
hơn nền của sân miếu khoảng 0,5 m, nền nhà có lát gạch đỏ khổ 0,3m x 0,3m,
Tịa nhà có hai hàng chân cột với các cột cái được làm bằng gỗ đường kính
0,3m, các cột quân được làm bằng đá xanh, tạc khối hình chữ nhật, đường
kính 0,2m. Kết cấu khung gỗ làm theo kiểu giá chiêng chống rường.
Tịa Hậu cung có kết câu ba gian 2 dĩ, nền tòa nhà này cao hơn tòa Tiền bái
khoảng 0,45 m lát gạnh đỏ khổ 0,3m x 0,3m. Hầu hết các cột được thay mới và được
trùng tu lại, còn dấu vết của sự ghép nối. Kết cấu khung gỗ tại tòa nhà này có hai dạng:



21

Gian giữa của tịa nhà có kết cấu kiểu giá chiêng, hai gian bên có kết cấu bộ vì chồng
rường. Trong tịa nhà này có đặt tại gian long thuyền một long ngai và một bài vị.
Trang trí trên các cấu kiện hầu như rất đơn giản.
+ Chùa Lâm làng So có một ngơi chùa có tên là chùa Lâm, dân làng
thường gọi là chùa Lâm So theo chùa hướng Tây Nam cách đình 1km . Chúng
tơi nghĩ rằng ngơi chùa được xây dựng ở vùng gò đồi cao vừa phải, có nhiều
cây cối um tùm như rừng – từ Lâm ở đây có thể xuất phát từ nghĩa rừng – đó
là ngơi chùa ẩn hiện trong một vùng đồi gò rừng cây rậm rạp. Thực tế đến
nay, nhiều đơn nguyên kiến trúc của ngôi chùa này từ xa không nhìn thấy
được vì lấp dưới những tán cây to.
Đây là ngôi chùa mang rất nhiều giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cũng
như lịch sử. Chùa cách đình khoảng một km về hướng Tây Nam Chùa Lâm
So được tọa lạc trên một vùng gò đồi gò cao hơn mặt bằng khoảng 300 m có
lẽ đây là vùng đồi gị lớn có những cây cổ thụ lâu đời. Tạo ra một vùng danh
lam đẹp ở khu vực này. Chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc nôi công
ngoại quốc, theo như lời truyền tụng của cư dân nơi đây, ngôi chùa này được
xây dựng sau chùa Quảng Nghiêm Tự (chùa trăm gian) huyện Hồi Đức. Và
cũng chính hiệp thợ thi công chùa trăm gian lại trực tiếp ngôi chùa So, riêng
chỉ có phía trước là chùa So về mặt kiến trúc nhỏ hơn chùa trăm gian nhiều.
Vì vậy khơng gian bên trong chùa rất hẹp và tối.
Về mặt kiến trúc vì đây là vùng đồi gị thấp do vậy những đơn nguyên
kiến trúc phụ của chùa được xây dựng trải dài theo sườn đồi, đường lên chùa
và cổng tam quan được xây theo độ dốc thoai thoải, các bậc lên xuống được
xây bằng gạch để mộc tạo thêm sự cổ kính cho ngơi chùa. Cổng tam quan
được xây dựng theo kiểu kết cấu gác chuông.
Về giá trị điêu khắc : chùa So còn bảo lưu được các di vật quý như bia
đá, chuông đồng, điều chúng tôi đặc biệt quan tâm ở đây là hệ thống tượng
thờ. Hệ thống tượng rất đa dạng và phong phú trung tâm của phật điện có ba



22

pho tượng tam thế rất đáng chú ý, có lẽ đây là ba pho tượng có giá trị điêu
khắc cao, trong chùa bước đầu giám định niên đại vào khoảng thế kỉ 18. Cả
ba pho tượng điều được tạc khá lớn ngồi trên bệ đài sen, đài sen có ba lớp
cánh sen, toàn bộ tượng và đài sen được đặt trên lưng của một con lân. Con
lân đang trong tư thế nằm phồn phục lưng võng xuống, đầu ngóc hơi cao đội
tịa sen và tượng, phần mơng và đi con lân cong lên tạo khối lớn chắc khỏe,
có lẽ đây là ba pho tam thế hiếm có trong nghệ thuật tạo tượng ỏ các ngôi
chùa Việt . Đây là ngôi chùa mang rất nhiều giá trị về mặt kiến trúc cũng như
lịch sử. Trong chùa ngồi hệ thống bia, cịn có một số di vật q như: Tượng,
chng đồng... Với những giá trị to lớn, chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch
sử văn hóa.
* Truyền thống học hành thi cử
Làng So là một làng thuần nông từ xưa cho tới nay nên truyền thống học hành
thi cử của làng khi xưa khơng có nhiều, cụ thể làng chỉ có 6 người có được hàm Hàn
lâm đó là: Hàn Bát, Hàn Nghị, Hàn Chuông, Hàn Thái, Hàn Từ, Hàn Thiệu. Cho tới
ngày nay nhận thức được tầm quan trọng của tri thức, nhân dân trong làng đã cố gắng
nuôi con cháu ăn học và nhiều cháu đã đỗ vào các trường Đại học trong cả nước.
Năm 2008 vừa qua cụ thể đã có 23 cháu trúng tuyển vào Đại học.
* Truyền thống Cách mạng
Về phong trào đấu tranh cách mạng, trước khi có cuộc vận động của
Đảng, ở làng So cũng đã xuất hiện những người con ưu tú, những gương đấu
tranh hy sinh anh dũng chống thực dân Pháp. Họ đã xung phong tham gia vào
phong trào Công Hội Đỏ (1927 - 1929), Trong đó vào năm 1926 tại làng Dịch
Vọng (Hoài Đức) một người con của đất làng So đó là đồng chí Hồng Văn
Năng đã tham gia vào chi bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”.
Làng đã có nhiều người con tham gia phong trào truyền bá chữ quốc ngữ(

1936 - 1939) Vào năm 1944 cùng với nhân dân cả nước, nhân dân làng So đã
cùng với cả nước tiến hành vũ trang tuyên truyền, chợ So chính là nơi đầu


23

tiên tổ chức cuộc vũ trang tuyên truyền xung phong. Trước cách mạng tháng
Tám – 1945, cùng với nhân dân Hà Tây, nhân dân làng So tiến hành xây dựng
lực lượng Việt Minh, tiến lên cùng cả nước giành chính quyền từ tay Phát xít
Nhật. Đến năm 1945 nhân dân làng So đã cùng với nhân dân xã Hoàng Xá tổ
chức cuộc đấu tranh các thông tin tuyên truyền phản động của đảng phái Đại
Việt duy dân phản động. Trong thời gian này, đình So chính là nơi đóng qn
và ăn ở của bộ đội quân nhu trước khi toàn dân toàn quân ta bước vào chiến
dịch khốc liệt Điện Biên Phủ. Tham gia vào chiến dịch vĩ đại này làng So
cũng có hai người con ưu tú Nguyễn Đăng Phượng và Vương Đình Thuyết.
Cho tới nay hai cụ dù đã ở tuổi gần 90 nhưng vẫn tích cực tham gia các phong
trào và các cuộc vận động do Đảng và chính phủ đề ra.
Giai đoạn 1945 – 1954, nhân dân làng So thực hiện Chỉ thị kháng chiến
kiến quốc, phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, chính sách vườn khơng nhà trống,
chính sách chiến đấu trong lịng địch do Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra.
Trong giai đoạn chống mỹ cứu nước( 1954 - 1975), dưới sự lãnh đạo của chính
quyền địa phương, nhân dân đã từng bước ổn định đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội,
tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng tổ đổi công; Bắt đầu xây dựng khối phố và
thành lập chi bộ Đảng xã Cộng Hòa, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tiến hành
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ an ninh khu vực… Người dân nơi đây
cùng nhân dân cả nước tích cực xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc, góp phần
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ năm 1975 đến nay, cùng với sự phát triển lớn lao của đất nước, thì diện
mạo xã Cộng Hịa đã có sự biến đổi lớn về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân ngày một ấm no, an ninh trật tự

của địa phương ngày càng được củng cố,… Trong toàn xã Cộng Hịa đã có 28 bà
mẹ được phong tặng danh hiệu bà mẹ Vệt Nam anh hùng.
1.2. Lịch sử xây dựng và q trình tồn tại của di tích
1.2.1. Niên đại khởi dựng


24

Nằm trong dịng lịch sử các di tích cổ tồn tại trên đất Việt. Di tích
đình So cũng như bao ngơi đình cổ khác khơng cịn mang tính ngun sơ
khởi thủy mà nó đã mang trên mình nhiều lớp“phù sa văn hóa” lắng đọng
lại. Đó chính là dấu ấn lịch sử, dấu ấn thời đại. Bởi lẽ mỗi tấm bia, mỗi
mảng chạm khắc, mỗi di vật còn được lưu lại trong di tích đình So là
những bằng chứng xác thực nhất nó phản ánh tư duy nghệ thuật, sự thịnh
suy của học thuật, đường lối chính trị, tơn giáo, kinh tế, của mỗi thời kỳ
lịch sử gắn với nó. Việc xác định niên đại của di tích được dựa vào một số
nguồn tài liệu sau đây.
Theo Sơn Tây tỉnh địa chí của Phạm Xn Độ:“ Đình Sơn lộ làm vào
đời Hậu – Lê, năm Dương Đức thứ 3( 1673), đình xây lối cổ, dài 90 thước,
rộng 10 thước, theo hình chữ cơng, xung quanh có bao lan gỗ và sân lát gạch.
Hậu cung có nghi mơn che kín. Hai bên đình là hai nhà giải vũ. Đằng trước
có chiếc cổng ba gian, làm theo lối tam quan các chùa, và trơng ra một hồ
bán nguyệt, rộng ngót bảy mẫu ta, ở giữa nổi lên ba gị đất hình trịn. Lượn
quanh mé ngoài hồ, là đường đê, đi xe hơi được”.
Dựa theo tấm bia“ Đại đình bi kí ” được dựng vào niên hiêụ Cảnh Hưng năm
thứ 43( 1783) được lưu giữ tại đình có ghi chép về việc xây dựng đình như sau:“Nay
phụng sự việc xây cất ngơi đình này. Nhằm ngày mười ba tháng sau, giờ tốt tháng
Giáp Thân năm Tân Sửu(1784) phạt mộc. Theo đó ngày tới ngày 20 – 8 khởi công.
Ngày mồng bảy tháng Giêng năm Nhâm Dần đặt cột trụ đình. Tháng Ba trong năm
cơng việc hồn tất. Đến tháng Năm hồn thành ngơi đình”.

Bên cạnh đó, cuốn“ Di tích Hà Tây” có nhắc tới một số di vật hiện cịn lưu
giữ trong đình đó là:“ đơi rồng đá ở trước cửa tịa Đại đình có tồn thân được
chạm cẩn thận, chi tiết, với đường nét chắc khỏe, dứt khốt, mà vẫn mềm mại, có
lẽ đây là đôi rồng trong không nhiều rồng đẹp nhất của thế kỷ XIX…Dựa theo bia
thì đình được làm vào cuối thế kỷ XVII, nhưng hiện chỉ còn vài đầu dư và một số
mảng chạm của giai đoạn đó, cịn hầu như đã được làm lại vào thế kỷ XIX…Kiến


25

trúc Hậu cung chủ yếu bào trơn đóng bén như một vài mảng trang trí của thế kỷ
XVII cịn sót lại, khiến ta có thể nghĩ rằng đình So là một trong khơng nhiều kiến
trúc có Hậu cung( hình chi vồ hay đuôi chữ công) sớm nhất nước ta. Hiện vật
của đình có nhiều đồ q. Đặc biệt là hai khám mui luyện là cổ kiệu, hạc…mang
nghệ thuật đầu thế kỷ XVIII.”
Theo nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Trần Lâm Biền, căn cứ vào các
mảng chạm trang trí, kết cấu kiến trúc cho thấy ngơi đình hiện tại có niên đại
khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Như vậy, qua các cứ liệu lịch sử và
các di vật cịn lưu giữ tại đình ta bước đầu đốn định đình có niên đại khoảng
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Tổng hợp các nguồn tài liệu, các quan điểm trên cùng các họa tiết trang
trí mang phong cách thời kỳ Hậu – Lê trong tịa Đại đình bước đầu có thể
đốn định di tích đình So có niên đại khởi dựng và năm Dương Đức thứ 3
(1673), theo như sách Sơn Tây tỉnh địa chí. Giải thích về tư liệu tấm bia “Đại
đình bi ký”, có thể tấm bia này được khắc sau khi ngơi đình đã xây dựng và
năm khắc bia là năm 1783.
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử đình So đã được tiến hành tu sửa
tám lần. Vào các năm 1743 và 1824 theo ghi chép của các cụ cao niên trong
làng thì có các đợt trùng tu nhưng không cụ thể ngày tháng và các phần tu sửa.

Vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 3 đình So được tu sửa lớn. Đến năm 1953, hội
tề xã tiến hành trung tu. Ngày 10 tháng 10 năm 1988, Nhà nước cáp vật liệu trị
giá 19 triệu đồng cùng tiền qun góp và tích lũy của địa phương là 18 triệu
đồng, làng đã tiến hành tu sửa Hậu cung, Đại đình và Tam quan và đến ngày
mồng 10 tháng 7 năm Canh Ngọ (1990) thì hồn thành. Đến năm Quý Dậu
(1993) đình được tu sửa phần cửa bức bàn và lợp ngói giải vũ. Tiếp đến năm
Giáp Tuất (1994) đình So được kích nâng cột nách, lợp lại mái đình và dãy nhà
sau. Lần tu sửa gần đây nhất là vào năm Nhâm Ngọ (2002) Ban quản lý Di tích


×