Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tìm hiểu di tích đình quan nhân phường nhân chính quận thanh xuân thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
-----***-----

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH QUAN NHÂN
( PHƯỜNG NHÂN CHÍNH - QUẬN THANH XUÂN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn: TS. PHẠM THU HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
5. Bố cục bài khóa luận ................................................................................. 4
Chương 1. ĐÌNH QUAN NHÂN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ......... 5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI ...................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 5
1.1.2. Lịch sử hình thành của vùng đất........................................................... 6
1.1.3. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội...................................................... 10
1.2. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA ĐÌNH QUAN NHÂN ........................ 15
1.2.1. Lịch sử hình thành, tồn tại của đình Quan Nhân ............................... 15


1.2.2. Lịch sử vị thần được thờ trong đình Quan Nhân ................................ 16
Chương 2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
QUAN NHÂN ................................................................................................ 20
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC .......................................................................... 20
2.1.1. Không gian cảnh quan ........................................................................ 20
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể di tích ........................................................ 24
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ................................................................................. 28
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc ........................................................................ 39
2.1.5. Các di vật tiêu biểu ............................................................................. 45
2.2. LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN .............................................................. 51
2.2.1. Thời gian diễn ra lễ hội....................................................................... 51
2.2.2. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 52
2.2.3. Diễn trình lễ hội .................................................................................. 54
2.2.4. Giá trị của lễ hội ................................................................................. 59


Chương 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH QUAN
NHÂN ............................................................................................................. 62
3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH, DI VẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN 62
3.1.1. Thực trạng khơng gian cảnh quan di tích .......................................... 62
3.1.2. Thực trạng của các kết cấu kiến trúc. ................................................. 64
3.1.3. Thực trạng của hệ thống di vật .......................................................... 66
3.1.4. Thực trạng lễ hội................................................................................. 67
3.2. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, TƠN TẠO DI TÍCH ĐÌNH QUAN NHÂN ..... 67
3.2.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 68
3.2.2. Bảo quản di tích .................................................................................. 71
3.2.3. Giải pháp tu bổ di tích ........................................................................ 75
3.2.4. Giải pháp tơn tạo di tích ..................................................................... 76
3.2.5. Giải pháp bảo tồn lễ hội...................................................................... 77
3.4. KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH QUAN NHÂN ......... 79

KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 84


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Trong q trình đó, cùng với việc cha ơng ta đã phải gồng mình lên để
chống chọi với thiên nhiên, giặc ngoại xâm thì họ cũng đã xây dựng nên bản
sắc văn hóa của dân tộc mình. Những nét văn hóa đó đã được lưu truyền lại
cho thế hệ sau thông qua các di sản văn hóa. Di sản văn hóa là những sản
phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử văn hóa được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di sản
văn hóa là nơi ghi dấu, kết tinh những công sức, tài nghệ và sự sáng tạo của
thế hệ những người đi trước. Những cơng trình kiến trúc nghệ thuật mang
đậm tính dân tộc được sáng tạo theo dịng chảy thời gian. Đây là một loại di
sản quý báu được tạo nên bởi bàn tay khéo léo, khối óc thông minh và đôi mắt
tinh tường của cha ông ta. Di tích lịch sử - văn hóa ln ẩn chứa trong mình
những quan niệm, nhận thức về thế giới xung quanh thơng qua kiến trúc điêu
khắc, trang trí, phong tục tập quán và lễ hội cổ truyền. Việc nghiên cứu, khám
phá những lớp văn hóa ẩn dấu đó giúp ta hiểu rõ hơn “bức thông điệp” mà thế
hệ trước đã tinh tế truyền trao lại cho thế hệ mai sau. Từ đó, người làm cơng
tác quản lý di tích có thể lựa chọn bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị
quý báu đó.
Suốt chiều dài lịch sử, người Việt đã xây dựng nên bản sắc văn hóa của
dân tộc mình, đây là một thứ vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù. Lịch sử đã
chứng minh, võ ngựa của quân Nguyên Mông đi đến đâu thắng đến đấy
nhưng nó đã 3 lần thất bại trước tinh thần đoàn kết và sáng tạo của nhân dân
Đại Việt. Hay thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã mang những vũ khí tối tân
nhất vào Việt Nam để xâm lược nhưng nó khơng thể thắng nổi “tinh thần

nồng nàn u nước của nhân dân ta”. Ngày nay, trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì
1


văn hóa vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc của
mỗi một quốc gia là cơ sở, nền tảng để giao lưu quốc tế. Trong vịng xốy của
giao lưu quốc tế, mỗi dân tộc nếu khơng có bản lĩnh, bản sắc văn hóa thì dân
tộc đó sẽ dễ bị hịa tan, nhấn chìm trong làn sóng tồn cầu hóa đó.
Đình làng là một trong những loại hình di tích lịch sử văn hóa mang đậm
yếu tố truyền thống của dân tộc ta. Nó ít bị chịu ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại lai. Từ xưa, hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân đình” đã trở nên quen
thuộc và đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà...”
Hay
“Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
(Ca dao)
Ngơi đình thấm sâu vào hồn đất Việt từ bao thế hệ cha ơng cho đến nay.
Sân đình, bến nước, cây đa vẫn cịn đó vẫn cịn ngun vẻ đẹp trầm mặc, sâu
lắng. Đình ra đời với đa chức năng: là nơi để hội họp, bàn bạc những chuyện
trong làng và đây cũng là nơi thực thi lệ làng như thu thuế, xét xử, ...; là nơi
thờ thành hoàng làng – “vị vua tinh thần” của làng; và đình cũng là trung tâm
văn hóa. Càng đi sâu nghiên cứu về đình làng, chúng ta sẽ càng hiểu thêm về
những vẻ đẹp tiềm ẩn của văn hóa truyền thống người Việt. Việc tìm hiểu
những giá trị văn hóa q báu đó sẽ đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước
ta trong vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa góp phần xây dựng nền

văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm vừa qua do kinh tế phát triển, dân số tăng nhanh, xu thế đơ
thị hóa phát triển mạnh khiến cho khơng ít đình làng đã bị phá hủy, thu hẹp do
nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, các nhà máy, xưởng sản xuất mọc lên
2


ngày càng nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu giá trị, thực trạng
của các ngơi đình làng để có những giải pháp bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị
là điều rất cấp thiết.
Hà Nội là một vùng đất ngàn năm văn hiến, đây đã sớm trở thành một
trung tâm chính trị và tơn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Trải qua những thăng
trầm của lịch sử, những di tích ấy đã mang trong mình nhiều giá trị về văn
hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Đình Quan Nhân ở phường Nhân Chính,
quân Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là một cơng trình kiến trúc nghệ thuật
độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách tồn diện.
Được sự đồng ý của Khoa Di sản văn hóa – Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội và sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Phạm Thu Hương, tơi chọn di tích
đình Đình Quan Nhân ở phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hi
vọng, trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tơi có thể vận dụng
những kiến thức lý thuyết đã học trên giảng đường vào thực tiễn để nghiên
cứu một cách tổng thể, toàn diện về một di tích. Việc nghiên cứu đình Quan
Nhân khơng chỉ để tìm hiểu những giá trị ẩn chứa bên trong nó mà cịn là việc
làm thiết thực để các cơ quan chuyên ngành có biện pháp bảo vệ, khai thác,
phát huy giá trị di tích.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu, tìm hiểu các mặt giá trị về lịch sử văn hoá

và kiến trúc nghệ thuật di tích đình Quan Nhân.
Trên cơ sở khảo sát thực địa tại di tích, cùng với những hiểu biết của bản
thân để bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá, đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của di tích.
Bên cạnh đó, bài khóa luận cũng mong muốn góp một phần nhỏ nhằm
cung cấp thêm thông tin, tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, nâng
3


cao kiến thức chuyên ngành về di tích lịch sử - văn hố nói chung và di tích
đình Quan Nhân nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: di tích đình Quan Nhân ở phường Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình Quan Nhân gắn liền với q
trình hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng đến nay và nghiên cứu lễ
hội của đình hiện nay để thấy được những thay đổi so với lễ hội ngày xưa
trong khuôn khổ những tài liệu thu thập được.
+ Về khơng gian: Nghiên cứu đi tích đình Quan Nhân trong khơng
gian văn hóa của làng Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng học, Sử học, Dân tộc
học, Xã hội học, Mỹ thuật học, …
+ Phương pháp khảo sát điền dã với các kỹ năng: quan sát, chụp ảnh, đo
vẽ, ghi chép, ghi âm, phỏng vấn, nói chuyện, …
Ngồi ra, q trình thực hiện khóa luận, tơi cịn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích – tổng hợp, thống kê, đối chiếu, tập

hợp,…
5. Bố cục bài khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bố cục
bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Đình Quan Nhân trong diễn trình lịch sử.
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đình Quan Nhân.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Quan Nhân .

4


Chương 1
ĐÌNH QUAN NHÂN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI
1.1.1. Vị trí địa lý
Đình Quan Nhân nằm ở phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội. Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày
22/11/1996, chính thức hoạt động có hiệu lực từ ngày 01/1/1997.
Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội: phía Bắc
giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, phía Đơng giáp quận Hai Bà Trưng và
Hồng Mai, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Từ
Liêm. Diện tích tự nhiên 913,2ha. Dân số tính đến tháng 4/2009 là 217.960
người. Bộ máy hành chính Nhà nước của quận được tổ chức thành 11 đơn vị
cấp phường: Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xn Nam, Thanh Xn
Trung, Nhân Chính, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Đình, Kim Giang,
Khương Trung, Khương Mai. Đây là một địa phương có nhiều di tích lịch sử
văn hóa đã được xếp hạng như đình Vịng, đình Khương Trung, đình Quan
Nhân, Cự Chính... và đặc biệt nhất là gị Đống Thây - nơi nghĩa quân Lam
Sơn do tướng Lê Triệu chỉ huy tại cầu Mọc qua sông Tô Lịch (thế kỷ 15) đã
chôn xác quân Minh, giết chết tướng giặc là Vi Lượng. Thanh Xuân là quê

hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà giáo mà tiêu biểu nhất là Đặng Trần
Côn - tác giả "Chinh phụ ngâm", Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân... Nhân dân
Quận Thanh Xuân đã có nhiều đóng góp sức người, sức của trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước góp phần làm nên truyền thống
lịch sử cách mạng, văn hóa và lối sống mang bản sắc riêng của người Hà Nội.
Theo tuyến đường quốc lộ 6, xuôi Hà Nội về phía Tây Nam cách trung
tâm Thủ đơ Hà Nội chừng 7 km, nằm giữa khu vực bờ Nam sông Tô Lịch cho
đến bờ Bắc sông Nhuệ là những làng Mọc cổ thuộc đất xã Nhân Mục xưa
5


gồm 7 làng là: Thượng Đình, Hạ Đình, Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan
Nhân và Phùng Khoang.
Phường Nhân Chính hiện nay có diện tích 160,9 ha với số dân 37.127
người (số liệu năm 2009) , với 16 cụm dân cư được chia thành 91 tổ dân phố.
Vị trí địa lý của phường: phía Bắc giáp quận Đống Đa, phía Nam giáp
phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), phía Tây giáp phường Trung
Hịa (quận Cầu Giấy), phía Đơng giáp phường Thượng Đình.
Từ thời xa xưa, Nhân Mục là một vùng đất mấp mơ với nhiều gị, đống,
cây cối rậm rạp, hồ, ao, sơng ngịi, … Một số địa hình cịn lưu lại qua bia ký
như gò Miếu, gò Mả Chúa, gò Vòi Voi, gò Cổ Ngựa. Các xứ đồng mang tên
như: xứ Mộc Dừa, xứ Đường Ngang, xứ Đường Nha, xứ Bĩa Tranh, xứ
Đường Hương, xứ Đọi, xứ Chân Chim, …
Cùng với những ghi chép trong gia phả dòng họ Nguyễn Hữu Mục Tộc
làng Chính Kinh có ghi: “Đằng trước từ đường có núi (gị), một bên có dịng
nước, cây cối gốc sâu, quả tốt, cầu gỗ bắc đẹp đẽ,…”
Để cải tạo địa hình làm nơi cư trú, sinh hoạt thuận lợi, người dân đã khai
hoang, đào đắp bờ lũy, ao chm để tạo nên những xóm làng, những cánh
đồng với địa hình bằng phẳng hơn. Họ cũng biết làm mương máng, đào ao,
đào giếng chứa nước sinh hoạt, giữ nước phục vụ cho cày cấy. Mùa mưa,

nước ngập xóm làng, mưa xong, nước lại rút về ao, chuôm, khi hạn hán lại có
nước để dùng. Ao ngồi chức năng để chứa nước, giữ nước cịn dùng để ni
cá, thả bèo, trồng rau,…
1.1.2. Lịch sử hình thành của vùng đất
Mỗi di tích lịch sử khi ra đời và tồn tại đều gắn với một địa danh và
những nhân vật lịch sử. Bởi vậy, di tích đó sẽ bị chi phối và ảnh hưởng về mặt
tư tưởng, nếp sống của những con người ở trên mảnh đất đó. Mặt khác, chính
những mảnh đất và con người đó là những minh chứng khơng thể thiếu được
trong sự hiện diện của di tích. Vì vậy, để tìm hiểu một cách tồn diện về di

6


tích, chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu khái qt về mảnh đất và con người
nơi đó, chính nơi mà di tích đã ra đời và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử.
Đình Quan Nhận hiện nay tọa lạc ở trên vùng đất làng Quan Nhân, phường
Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Để nghiên cứu một cách
tồn diện về đình Quan Nhân thì phải nghiên cứu về vùng đất nơi mà di tích
tồn tại.
Trước đây, Nhân Chính có tên Nơm là kẻ Mọc chỉ vùng đất có nhiều
rừng rậm và cây to, sau có tên chữ là Nhân Mục. Đến cuối thế kỷ XVI đầu
thế kỷ XVII do số dòng họ gia tăng nên tách làm hai xã là Nhân Mục Cựu
gồm hai làng Thượng Đình, Hạ Đình và xã Nhân Mục Mơn gồm các làng
Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Quang (Phùng
Khoang) nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và xã Trung Văn
huyện Từ Liêm.
“Về phạm vi quản lý thì Nhân Mục Môn hơi dài, nhân khẩu đông nên
đến cuối thế kỷ XVIII đã cắt thôn Phùng Khoang của xã Nhân Mục Mơn
trước thuộc huyện Thanh Trì xứ Sơn Nam nay thăng làm xã thuộc vào tổng
Thiên Mỗ huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây”1.

Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đã xóa bỏ Bắc thành thành lập tỉnh Hà
Nội thì tổng Khương Đình huyện Thanh Trì và hai tổng Dịch Vọng, Thiên
Mỗ của huyện Từ Liêm cũng đều thuộc vào đó.
“Ngày 1/10/1988, vua Đồng Khánh ký thỏa ước với tồn quyền Đơng
Dương nhường đất thành phố Hà Nội cho Pháp. Ngày 26/12/1896, toàn quyền
ra Quyết định chuyển tỉnh lỵ Hà Nội về làng Cầu Đơ thuộc Thanh Oai”2.
“Ngày 18/8/1899, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định: tách những xã thuộc
huyện Vĩnh Thuận ngoài địa giới thành Hà Nội và một số xã thuộc huyện Từ
Liêm và Thanh Trì ra khỏi Hà Nội, đặt là khu vực ngoại thành”3. Ngày
1

Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, 1975, tr 71
Phạm Minh Phương, Lễ hội năm làng Mọc ở Hà Nội, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2010, tr 20
3
Phạm Minh Phương, Lễ hội năm làng Mọc ở Hà Nội, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2010, tr 23
2

7


3/5/1902 đổi tỉnh Hà Nội làm tỉnh Cầu Đơ. Ngày 6/12/1904 toàn quyền ra
Nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ làm tỉnh Hà Đơng. Ngày 10/12/1914, tồn
quyền ra Nghị định xóa bỏ khu ngoại thành Hà Nội từ ngày 1/1/1915 gọi là
huyện Hồn Long thuộc tỉnh Hà Đơng. Từ ngày 25/8/1942, toàn quyền tiếp
dụ Bảo Đại: đưa huyện Hoàn Long nhập về Hà Nội làm nhượng dị Pháp, lấy
tên là Đại lý đặc biệt. Thế là lúc này các xã thôn thuộc kẻ Mọc thủa xưa cũng
phụ thuộc vào Đại lý này. Tháng 5/1956, xã Nhân Chính chính thức được
thành lập trên cơ sở đất đai và dân số của các làng: Giáp Nhất, Quan Nhân,
Cự Lộc và Thượng – Hạ Đình, thuộc quận IV, Hà Nội. Năm 1961, thành phố
đã cắt vùng Thượng – Hạ Đình ra khỏi xã Nhân Chính nhập vào huyện Thanh

Trì cịn Giáp Nhất, Quan Nhân, Cự Chính nhập vào huyện Từ Liêm và thuộc
ngoại thành Hà Nội.
Ngày 1/1/1997, thành phố đổi xã Nhân Chính sang phường Nhân Chính
và thuộc vào quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Đất Nhân Chính là đất ven đơ, gắn liền với trung tâm văn hiến mấy
nghìn năm. Theo sử sách thì từ thời xưa Nhân Chính đã có người đẹp, tiêu
biểu trước hết là Thánh bà Trương Mỵ Nương. Có lẽ dịng họ Trương này là
dịng họ lập nghiệp ở đây sớm nhất “Thủa trước ở thôn Quan Nhân, xã Nhân
Mục Mơn, huyện Thanh Trì có gia đình ơng Trương Bồn thuộc dòng họ cự
tộc, bà vợ là Hồ Thị Phỏng sinh được một cô con gái tên là Mỵ Nương. Nàng
có nét mặt như ngọc trong bình pha lê, miệng cười chum chím như hoa phù
dung nở vào sáng sớm, sắc sảo mắt mày nhìn qua thì chim sa cá lặn, dịu dàng
tư thế bước đi như trăng dạo hoa đưa, trăm nét chu toàn, bốn đức trọn vẹn”4.
Thứ đến là hoàng hậu Trần Thị Tùng và cung phi Trần Thị Túc. Hoàng hậu
và cung phi là con gái quan Quản Lĩnh họ Trần ở thôn Hoa Kinh xã Nhân
Mục, là cháu ngoại họ Trần Quốc (dịng tơn thất) ở thôn Quan Nhân cùng xã.
Từ năm 1506, Thị Tùng được vua Lê Uy Mục phong làm hoàng hậu sau đó
Thị Trúc cũng vào cung.
4

Theo ngọc phả lưu lại ở đình Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, thành phố Hà Nội

8


Vì đây là làng cổ ven đơ nên ở đây có rất nhiều dịng họ lâu đời, đến nay
vẫn cịn gia phả và nhà thờ họ. Như ở thôn Giáp Nhất có dịng họ Nguyễn
Hữu. Đây là một dịng họ lớn có ơng Nguyễn Tuấn đậu Đệ tam giáp đồng tiến
sỹ khoa Quý Sửu, hiệu Hoằng Định 14 (1513). Bên cạnh họ Nguyễn Hữu cịn
có họ Nguyễn Đình (nay cụ Nguyễn Đình Bổng đại diện) và họ Nguyễn Bá

(nay cụ Nguyễn Bá Đạm giữ gia phả) đến lập trại từ thời Lý, cụ tổ làm đến
chức hữu bộc xạ. Trong họ có người nổi danh như nhà văn Nguyễn Bá Học.
Họ Đỗ ở Giáp Nhất cũng lập ấp khá sớm. Thời Gia Long có nhà Đỗ Hữu
Trạch giàu có, nhiều ruộng, lắm của cải (nay cụ Đỗ Đức Nho đại diện). Họ
Vũ đến sau (nay nhà giáo Vũ Lâm Bút đại diện). Họ Hoàng thế kỷ XIX mới
nhập tịch, trội về mặt kinh doanh.
Thơn Quan Nhân có dịng họ Trương đến lập ấp sớm nhất, có Thánh bà
Trương Mỵ Nương đã cùng chồng chống giặc Nam Chiếu thời cuối nhà
Đường đến thời Trần lại được lập miếu thờ những người có cơng thuộc dịng
họ. Họ Lưu là họ sớm có mặt ở thôn Quan Nhân đến nay đã hơn 23 đời. Họ
Lê Sỹ là dịng dõi cơng thần Lê Lai có cơng giúp Lê Lợi thốt vịng vây giặc
Minh, sử sách ghi cơng là “liều mình cứu chúa”, q ở huyện Lương Sơn, tỉnh
Thanh Hóa. Về sau có cụ Lê Vinh ra Thăng Long làm chức Từ uy tướng quân
thân với quan đại phu họ Trần ở thôn Quan Nhân. Gặp khi họ Trần khơng có
con tria nối dõi, xin cụ Vinh người con thứ ba là Lê Khuông làm con ni thờ
tự. Từ đó, Lê Khng nhập cư Quan Nhân thành dịng họ Lê Sỹ đến nay đơng
khoảng 600 người chia làm 9 chi họ. Họ Lê là một vọng tộc có nhiều văn
thần, võ tướng và làm rể vua Lê (1676 - 1680). Họ Đỗ Đăng có khoảng 100
nhân khẩu nay đã có 4 chi. “Ở thơn Hoa Kinh có dịng vọng tộc nổi tiếng là
họ Nguyễn Thái Bảo đến nay đã 20 đời, nhiều thế hệ có người nổi danh cả về
văn lẫn võ. Họ Nguyễn Ấn Sơn lập ấp ở Nhân mục Môn đã nhiều đời, riêng
dịng tiểu tơn từ cụ Phúc Ninh đến năm 1965 đã có 8 đời”5. Họ Nguyễn Hữu
5

Theo gia phả họ Nguyễn ở làng Quan Nhân

9


cũng nổi tiếng ở thôn Hoa Kinh nhưng theo gia phả chỉ biết rõ từ thế kỷ XVI

trở lại đây.
Như vậy, ở Nhân Chính có nhiều dịng họ, những dịng họ trên là những
dịng vọng tộc có danh tiếng từ xưa, đến nay vẫn còn giữ được gia phả và nhà
thờ họ.
1.1.3. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội
* Đời sống kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp
Làng Mọc nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, hữu ngạn sông Tơ Lịch là
một vùng đồng bằng phì nhiêu, xưa kia có các ao hồ làm cho lượng nước
điều hịa:
“Sơng Tơ nước chảy lững lờ
Anh trông đầu nọ, em chờ đầu kia”.
Qua nhiều thế kỷ, nhân dân nơi đây đã đoàn kết khai phá, cải tạo để vùng
đất này ngày càng trở nên màu mỡ. Cư dân làng Mọc xưa lấy nơng nghiệp
làm ngành sản xuất chủ yếu. Ở làng có nhiều giống lúa đặc sản như tám thơm,
nếp hoa, … bán thóc cho Mễ Trì làm hàng xáo, đem gạo vào nội thành bán
cho dân thị. Ngồi ra họ cịn trồng thêm một số loại hoa màu khác chủ yếu
vẫn là ngơ và rau. Do có sự quan tâm đến quá trình làm đất, hệ thống tưới tiêu
mà đất đai nơi đây được canh tác tốt, năng suất cây trồng ngày càng cao; cùng
với hệ thống ao chuôm từ xa xưa để lại có thể coi là những cơng trình thủy lợi
dân sinh đầu tiên góp phần cho nơng nghiệp phát triển. Ruộng ở đây thường
một năm chỉ cấy được một mùa, cịn vụ chiêm thì chỉ những ruộng gần ao hồ
mới có thể cày cấy được. Những nơi ruộng cao, đất pha cát nhiều, thiếu nước
thì trồng khoai như khoai lang, khoai sọ,…; các loại cây trồng trong vườn
thường là ổi, nhãn, mít,… Ở làng Mọc cịn truyền tụng câu ca:
“Tiền làng Mọc, thóc làng Khoang, khoai lang Đơ Đồng”

10



Để có nguồn phân bón cung cấp cho sản xuất nơng nghiệp, người dân
làng Mọc đã tích cựu chăn ni trâu, lợn, bị, gia cầm,… Ngồi ra họ cịn ni
cá, trồng vườn. Trước đây, ở Nhân Mục, người phụ nữ là người lao động
chính trên cánh đồng, mọi cơng việc trong gia đình đều cần tới bàn tay đảm
đang của người phụ nữ, có thể vì lý do đó mà vai trò của người phụ nữ càng
được coi trọng, người phụ nữ có một vị thế quan trọng trong gia đình, dân
gian cịn lưu truyền câu ca:
“Nước sơng đổ lẫn nước đồng
Con gái làng Mọc dạy chồng bằng roi,
Nước sông đổ lẫn nước ngòi
Con gái làng Mọc lấy roi dạy chồng.”
- Nghề tiểu thủ cơng nghiệp
Ngồi nghê làm ruộng, người dân làng Mọc cịn có nghề đi bn, bện
thừng, làm thợ mộc, thợ nề, thợ tiện, thợ hàn,… Vì do nằm trên vị trí gần kinh
thành, có đường Lai Kinh đi qua nên nghề lang bốc thuốc, chữa bệnh khá phát
triển, ở làng Quan Nhân, Phùng Khoang có nhiều thầy lang, y bác sỹ giỏi.
Theo tư liệu ở làng Phùng Khoang xưa có một số thầy lang làm thuốc gia
truyền nổi tiếng như cụ Nguyễn Công Di chữa được các bệnh vơ sinh và
phong tình được tặng bức hồnh phi đề “Biển Thước truyền thế”, hay cụ
Nguyễn Huy Phúc giỏi chữa bệnh sài ở trẻ sơ sinh, cụ Nguyễn Văn Nghiễm
giỏi chữa các bệnh ngoại khoa,…
Xưa vì làng có ít ruộng nên người dân phải làm thêm nghề phụ là bện
thừng bằng thân cây giang, tre nứa, đay để phục vụ sản xuất nông nghiệp như
dây thừng xỏ mũi trâu cày, dây buộc gàu sịng tát nước,… Khơng chỉ phục vụ
trong làng, người dân trong làng còn đưa vào các chợ ở Hà Nội, Hà Đông
nhập để phục cụ cho các vùng khác. Trước đây, người già, người trẻ đều có
thể làm thừng vì đây là một cơng việc hồn tồn thủ cơng, do vậy nên năng
suất kém mà sản phẩm tiêu thụ chậm, giá cả rẻ nên gọi là nghề phụ để cải

11



thiện đời sống. Sau này, khi đất nước hịa bình, đổi mới, điện đã được đưa về
đến tận từng thôn xóm thì nghề làm thừng có nhiều cải tiến mới mang lại
năng suất cao hơn. Người ta thay việc dùng sức người bằng mô tơ điện,
nguyên liệu đa dạng hơn trước đó là cịn làm dây thừng bằng ni lơng nên sản
phẩm phong phú hơn rất nhiều như có thể dùng để kéo, dây đánh bắt cá, buộc
hàng hóa, chăng treo khẩu hiệu,… nói chung tất cả những gì liên quan đến
“buộc”.
Tuy nằm ở gần đường Lai Kinh nhưng buôn bán không phát triển nhiều
ở 5 làng Mọc. Tuy nhiên, theo truyền thuyết và lịch sử kể lại thì nghề tiểu
thương, buôn bán nhỏ cũng ra đời ở đây khá sớm. Như ở gia phả dòng họ
Nguyễn Hữu Mục tộc cũng có đoạn ghi trong họ có ơng làm quan Thị vệ ở
thời Lê khi về hưu ông đã đi bn.
* Văn hóa – xã hội
- Nhân tài làng Mọc
Người ta có câu “Người ta là hoa đất” hay “Hiền tài là nguyên khí quốc
gia”,… Người dân kẻ Mọc xưa đại bộ phận sống bằng nghề nông, bản chất
cần cù, chất phác từ đó hun đúc lên trong quan hệ gia đình, dịng tộc, rộng ra
là xóm giềng, làng xã nên cũng tạo ra những đức tính chung, tình cảm chung
đó là tình cảm cộng đồng, tinh thần hiếu học, đồn kết, gắn bó,… Do sống ở
gần kinh thành nên người dân sớm có tinh thần hiếu học, chuộng hiền tài.
Nhiều nhân tài đã được ni dưỡng từ chính những làng quê ấy.
Ở làng Mọc Quan Nhân sớm nổi tiếng về truyền thuyết Thánh bà Trương
Mỵ Nương của dòng họ Trương. Đặc biệt còn chuyện kể về dòng họ Trần vốn
là tôn thất nhà Trần được cấp thực ấp ở Trang Nhân Mục, sau vụ thảm sát của
Giản Tu Công Lê Oánh, người họ Trần phải trốn chạy khắp nơi. Họ Trần
ngày nay ở Quan Nhân khơng cịn gia phả nên khơng truy được gốc tích. Họ
Nguyễn Đình cũng là một họ lớn, đến nay con cháu đông đúc, thịnh vượng,
có nhiều tiến bộ. Ngồi ra cịn có các dịng họ Lưu, Lê Trọng, Phạm, Lê Sỹ,


12


Lê Đình, Phùng, Đỗ,… Có thể nói, dịng họ là nơi nuôi dưỡng, sinh thành
những người con ưu tú cho quê hương đất nước và việc giáo dục truyền thống
hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, lại thêm bản chất thật thà, chất phát,
sống có nề nếp, trọng lẽ phải, hịa thuận, đồn kết là những nét đẹp cao quý
của người dân đất Mọc.
- Nho học
Nho học là một hệ thống quan điểm về triết học, chính trị, đạo đức,… có
nguồn gốc từ Trung Hoa và đã trở thành một hệ tư tưởng chính thống bị giai
cấp phong kiến cầm quyền sử dụng, truyền bá và nó có ảnh hưởng khá mạnh
và sâu sắc tới tư tưởng, truyền thống phương Đơng, trong đó có nước ta.
Đất kẻ Mọc xưa nay vẫn được ví là đất học, nơi có truyền thống khoa
bảng nổi tiếng. Ở năm làng Mọc có rất nhiều người đỗ đạt, làm quan lại trong
triều đình phong kiến ở các cấp độ khác nhau. Có người đỗ tiến sỹ, cử nhân,
tú tài,… Bên cạnh những dòng họ có nhiều đời làm tướng như họ nguyễn
Thái Bảo thì lại có dịng họ nhiều đời con cháu làm nghề “viết chữ” trong
hoàng triều như họ Nguyễn Hữu Mục tộc,… Họ là những người đỗ đạt làm
vinh danh cho quê hương đất Mọc ven kinh kỳ. Điều đó cho thấy Nho giáo đã
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân. Bởi vậy, nếu quan sát
trong các đình, chùa, miếu,… các văn tự Hán Hán, Hán Nơm còn thấy được ở
nhiều nơi. Câu đối được xem là một loại văn thường dùng trong đời sống
hàng ngày, biểu lộ cảm nghĩ, ca ngợi, chúc mừng, thăm viếng, khuyên răn,…
tùy từng trường hợp cụ thể. Thăm chùa Thanh Xuân – Mọc Phùng Khoang
chúng ta sẽ bắt gặp đôi câu đối trước cửa chùa đề:
“Nhật tụng Kim kinh kỳ Quốc thái
Thời tuyên Ngọc kệ chúc dân an”
Tạm dịch là: quanh năm suốt tháng chỉ đọc bài kệ Ngọc và tụ kinh Kim

Cương để cầu cho đất nước thái bình, dân cư an nghiệp hay Quốc thái dân an.

13


Có thể nói, ngày xưa để phục vụ cho mục tiêu của nền giáo dục phong
kiến là dạy học, sống theo lý tưởng Nho giáo và được gói trọn trong câu “Tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Các bậc Nho học thường lấy các gương
sáng đời trước khuyên dạy học trò chăm chỉ học hành để sau này được hiển
vinh, sung sướng. Thăng Long là nơi hội tụ nhân tài nên cũng đòi hỏi và sản
sinh ra những người thầy giỏi giang và nhân cách, chính vì vậy, đây là đất
“dụng văn” của một lượng lớn các thầy giỏi. Họ mở lớp dạy học không chỉ ở
nội thành mà còn ở các vùng ven, tạo ra một vệt làng có truyền thống hiếu
học bao xung quanh Thăng Long, trong đó có nhiều làng đã trở thành làng
khoa bảng. Họ đã nối tiếp nhau, dày công đào tạo được nhiều thế hệ học trò
giỏi, đỗ đạt cao, thành đạt về sự nghiệp.
- Phật giáo
Ở vùng Mọc, đạo Phật rất được tơn sùng vì đạo Phật chủ tâm cứu khổ,
cứu nạn, luân lý nhân nghĩa của Phật giáo là bình đẳng, vô ngã, vị tha, khuyên
răn con người ta hướng tới điều thiện. Chùa chiền đã được xây dựng từ rất
sớm là nơi hội tụ của con người một lòng hướng tới điều thiện, là nơi các bà,
các chị thường xuyên lui tới. Mặt khác, chùa còn là trung tâm đồn kết dân cư
trong vùng, khơi dậy lịng u thương, tỏ đức hiếu sinh. Ở làng Mọc có nhiều
chùa chiền được xây dựng từ lâu đời như: chùa Giáp Nhất (Phúc Lâm Tự),
chùa Cự Chính (Bồ Đề Tự), chùa Quan Nhân (Sùng Phúc Tự), chùa Thanh
Xuân (Thanh Xuân Tự), chùa Quan Âm (Quan Âm Tự).
Có thể nói ở vùng Mọc, Phật giáo có vị trí, vai trị quan trọng trong sinh
hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Trên chng của chùa Bồ Đề (chùa Cự
Chính - 1814) có khắc câu:
“Bồ Đề nghi ngút hương bay

Gió xua niềm tục, chng say cõi lòng”
- Truyền thống cách mạng
Từ cuối thể kỷ XIX đến đầu thể kỷ XX ở năm làng Mọc đã có phong
trào đấu tranh yêu nước. Có rất nhiều tấm gương như: quan Đốc học Lê Đình

14


Diên, Tri phủ Nguyễn Như Mai, nhà giáo Nguyễn Hào tham gia phong trào
Đơng Kinh Nghĩa Thục; cụ Nguyễn Đình Diếc đã làm quả bom bằng xi măng
tiêu diệt tên quan Ba Phát là Sapui ở phố Tràng Tiền 1913, …
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và tổ chức lãnh đạo các
phong trào đấu tranh yêu nước thì nhiều người dân đất Mọc đã tham gia vào
các tổ chức quần chúng của Đảng trong nội thành. Ngay trong làng cũng có
nhóm “Nơng hội đỏ”. Đến thời kỳ tiền khởi nghĩa thì ở vùng Mọc đã có
những tổ chức quần chúng của Đảng hoạt động bí mật nhưng sâu rộng.
Những năm chống Mỹ cứu nước, nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu,
góp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn, cho sự nghiệp giải phóng miền
Nam thống nhất tổ quốc. Có thể nói: “Phát huy truyền thống yêu nước, chống
ngoại xâm, chống thê lực phong kiến phản động, nhân dân trong làng nối tiếp
nhau từ thế hệ này đến thế hệ khác, cha truyền con nối giữ vững ý chí độc lập
tự do”. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ và nhân dân phường Nhân Chính
ln tích cực phấn đấu hơn nữa chăm lo mọi mặt đời sống vật chất cũng như
tinh thần cho nhân dân để nơi đây mãi xứng đáng là vùng đất giàu truyền
thống văn hiến – cách mạng.
1.2. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA ĐÌNH QUAN NHÂN
1.2.1. Lịch sử hình thành, tồn tại của đình Quan Nhân
Đình Quan Nhân được xây dựng cách đây lâu đời. Theo thần tích lưu
truyền do Đơng các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1573 niên hiệu Hồng
Phúc thứ 2 thì ngơi đình cũ được khởi dựng từ năm 1573. Đến năm Chính

Hịa thứ 21 (1701) thì đình được chuyển về trung tâm trang ấp là ngơi đình
Quan Nhân hiện nay. Theo cụ từ kể lại, trước đây, đình được xây ở một vùng
đất khác cách vị trí của đình hiện nay khoảng 5km về phía Bắc. Sau một trận
lũ lớn, ngơi đình cũ bị cuốn trơi, một số tấm lá cọ lợp mái trôi dạt về mảnh đất
mà hiện nay đình đang tọa lạc. Thấy vậy, người dân trong làng đã góp cơng
sức, tiền bạc, ruộng vườn để xây lại ngơi đình.

15


Căn cứ vào bia hậu cịn lưu giữ tại đình với dịng chữ “Ngày lành tháng
ba năm Chính Hịa thứ 21” cho biết ngơi đình Quan Nhân được xây dựng năm
1701.
Do chịu ảnh hưởng chiến tranh nên đình Quan Nhân đã bị hư hỏng nặng,
đến năm 1901, đình được dân làng xây dựng lại. Qua khảo sát thực tế cho
thấy, ở lịng thượng lương ở tịa đại đình của đình Quan Nhân có ghi: “Thành
Thái tam niên lục nguyệt nhị thập tứ nhật” (ngày 24 tháng 6 năm 1901).
Theo một số tài liệu chữ Hán còn lưu giữ được tại Ban quản lý di tích
đình Quan Nhân, hồ sơ khoa học xếp hạng di tích thì đình Quan Nhân đã trải
qua rất nhiều lần được trùng tu, tu sửa để có kiến trúc như hiện nay. Cụ thể:
- Năm Khải Định Đinh Tỵ (1917) thay cột quân cuối cùng của gian bên
phải đình.
- Năm 1941, thay mái lợp lá bằng ngói mũi hài, thay ván dong của hậu
cung đình bằng tường gạch, thay vì kèo hậu cung và tồn bộ rui, hoành,...
- Từ năm 1978 đến 1979, Ban quản lý di tích cho trùng tu, sửa chữa một
số cột, xà, đao, và thay ngói. Từ đó đến nay nhân dân địa phương vẫn thường
xuyên tiến hành tu sửa nhỏ như chống dột, đảo lại ngói, qt lại vơi vữa,
chống mối mọt,...
- Năm 2003, tiến hành lát lại sân đình bằng gạch Bát Tràng.
- Năm 2011, xây dựng hệ thống tường bao bằng đá xung quanh di tích để

bảo vệ di tích khơng bị xâm hại.
1.2.2. Lịch sử vị thần được thờ trong đình Quan Nhân
Dựa vào bản ngọc phả “Việt Thường thị Hùng Hiền vương hồng tơn
Ninh Hải quận ngọc phả cổ lục” khắc trên bia đồng còn lưu giữ tại đình. Thần
tích của Thành hồng được thờ ở đình Quan Nhân được chép lại như sau:
Xưa kia, nước Nam mở vận, Thánh đế sáng lập cơ đồ, cha con truyền
nối, thống nhất giang sơn. Bấy giờ thời Kinh Dương Vương truyền đến đời
thứ hai – Lạc Long Quân, định cư ở núi Nghĩa Lĩnh, trị vì thiên hạ. Long

16


Quân lấy con gái của Đế Lai, hiệu là Âu Cơ lập làm chính cung Hồng hậu.
Thế rồi Âu Cơ mang thai, khi ấy có mây lành ngũ sắc che phủ trên đỉnh Ngũ
Lĩnh. Sau khi bà sinh được một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai,
tất cả đều có tư chất hơn người, anh hùng cái thế. Khi trưởng thành được vua
cha phong hầu lập ấp, chia làm 15 bộ giao họ cai quản.
Một hôm, Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là
giống Tiên, chủng loại khác nhau, không thể cùng ở mãi một nơi được. Nhân
đó, Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi còn Long Quân dẫn 50 con xuống phía
Nam và phong con trưởng làm Hùng Vương kế ngơi của cha. Tất cả đều trở
thành thần núi, thần sông của nước Nam ta, khi thì tỏ ra oai linh nơi đầu non
Ngũ Lĩnh, khi thì ẩn hiện linh ứng nơi góc biển trời Nam.
Lại nói một trong những người con của Long Quân là bộ chủ xứ Kinh
Bắc là Thủy bộ quan, tên là Hùng Dược Công, lấy vợ người đất Ái Châu là
Cao Thị Châu lập làm chính phi. Hùng Cơng bộ chủ vốn có lịng hào phóng,
đức độ; chính phi thì hịa thuận, một lịng trung hậu. Sân vườn sớm mẩy cành
lan, cành quế, điềm báo sinh con gái. Khi này, Hùng Cơng đã ngồi 50 tuổi,
phu nhân cũng ngoại tứ tuần.
Một hơm, chính phi trở về quê cũ đất Ái Châu để hành lễ bái yết gia tiên.

Trên đường đi đến chân núi trang Nam Ngạn, thấy một miếu nhỏ thì bỗng
dưng mưa gió nổi lên, thời đất tối đen. Phu nhân dừng xe vào miếu trú mưa.
Vào trong miếu, trời đất bỗng như sa sầm, mờ ảo. Bà mơ màng như thiếp đi,
mộng thấy một người ăn mặc chỉnh tề, dung mạo khôi ngô, cao lớn đến đứng
ở bên cạnh bà chính phi. Bà hỏi: “Đại phu là ai từ đâu tới?” Nngười này đáp:
“Thần vốn là chính thần ở miếu này, được thiên đình cho giáng xuống trần,
may gặp người mẹ đến, nên xin được đầu thai xuất thế”. Nghe xong, chính
phi tỉnh dậy vô cùng hoảng hốt, liền truyền sỹ tốt tức tốc khêng kiệu xuất
hành. Khi về đến quê ngoại, bà đi thăm viếng lăng mộ cha mẹ, bái yết từ
đường. Xong việc, chính phi lại lên đường về trị phủ Xứ Kinh Bắc. Từ đó như

17


đã mang thai, đến ngày 10 tháng giêng năm Đinh Mùi thì sinh hạ một con trai.
Đứa trẻ tai to, mặt lớn, mắt phượng, mày rồng có quý tướng. 100 ngày thì cha
mẹ đặt tên là Hùng Lãng Cơng. Xn sinh Hè lớn, ngày qua tháng lại, Hùng
Lãng đã tròn 18 tuổi, thiên bẩm thông minh, lại đôn hậu, khoan hòa. Vua cha
cho làm chủ tướng vùng đất Vũ Tiên.
Khi này tộc họ lớn Trương Thị ở trang Quan Nhân xã Nhân Mục Mơn,
Huyện Thanh Trì có một người con gái sắc nước nghiêng thành, tứ đức kiêm
gồm, có chí khí bậc nữ trung hào kiệt, anh hung mẫn thế. Khi công nương 17
tuổi theo cha xuôi thuyền đi buôn bán vải vóc và thường qua lại đất Vũ Tiên.
Một hôm, Hùng Lãng xa giá tuần du bỗng gặp người con gái này. Thấy nhan
sắc nàng, Hùng Lãng mang lòng mến mộ. Hùng Lãng cho xa giá về phủ lỵ, sai
gia thần mời cha nàng là vị họ Trương vào phủ để xin được cưới con gái ông.
Lúc gặp mặt Hùng Lãng nói rằng: “Nay gia đình Hồng cơng cha hiền sinh
được con ngọc, ta muốn mua để làm gia bảo, vậy có xứng khơng?” Trương
Cơng đáp rằng: “Nhà có đóa hoa đào yêu (câu thơ trong Kinh Thi: “Đào chi
yêu yêu”, ý chỉ người con gái yểu điệu) sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ khi

tuổi già xin ngài lượng tính cho”. Nghe xong Hùng Lãng rất ngưỡng mộ, đem
đồ sính lễ đến hỏi cưới. Trương Thị được phong làm chánh phu nhân.
Ít lâu sau, Trương Thị xin được về quê quán ở trang Quan Nhân, xã
Nhân Mục Môn bái lễ gia tiên, hơm đó là 18 tháng giêng. Dân làng dựng quán
sở để vợ chồng Hùng Lãng ở tạm sau đó lưu lại tại nhà phu nhân để phụng
thờ gia tiên.
Sau khi đi khỏi làng, làng xóm bỗng bị bệnh dịch. Dân làng lập đàn để tế
lễ, mộng thấy một người mặc áo xanh, tay cầm cờ trắng từ khơng trung giáng
xuống nói là thiên sứ nhà trời giáng xuống giúp dân làng lúc bệnh hoạn, loạn
ly này. Nói xong, người này lại bay lên trời. Nhân dân biết đó là điềm báo liền
mời các vị phụ lão đến để nói lại điềm báo này. Hơm đó ngày 12 tháng 3 hành
lễ bái tạ, từ đó về sau, bệnh hoạn tiêu trừ, người vật yên lành. Do vậy dân làng

18


lập một nơi thờ sinh thần. Hùng Lãng hứa cho dân làng làm hộ nhi hương,
miễn trừ sai dịch để lo phụng thờ thần. Nhờ đó nhân dân an khang, xóm ấp
khá giả, đó là nhờ ân đức của ngài.
Khi này có giặc đơng tới trên vạn qn kéo đến biên ải, cướp phá giết hại
dân đen. Triều đình sai tướng lĩnh mang quân ra biên ải chặn giặc. Hùng Lãng
được phong là Bồ chánh quan lãnh quan thủy bộ ứng chiến. Ông bái tạ vua
cha kéo quân đến đát Nam Chân thuộc trấn Sơn Nam thì lập doanh đồn. Quân
hai bên giao chiến tới năm, sáu trân thì giặc thua to, bỏ chạy, số bị truy đưởi
chết vài trăm tên, số bị bắt sống, có cả tướng sối cũng tới hàng nghìn tên.
Ngày khải hồn, Lãng Cơng rút qn về dinh thự. Sau năm, sáu tháng trời
chống giặc, quân sỹ mệt mỏi, khơng lo đề phịng. Một hơm ơng trở về quê
ngoại ở trang Quan Nhân, quân giặc biết được cho bao vây tứ phía. Ơng dàn
binh khơng kịp, lại gặp quân giặc đông nên phải lánh vào gia thần chỉ có
khoảng 60 người ra ứng cứu. tướng giặc địi ơng quy hàng và hứa cho chức

tước nhưng ơng vẫn một lịng trung kiên, khơng chịu khuất phục, liều tử thủ.
Sau 10 lần giao chiến, ông đánh tan bọn giặc. Qn giặc biết ơng là người có
tài trí dũng, liền cho thu quân về quận Hải Ninh.
Được tin Lãng Công kiên định, không chịu khuất phục kẻ thù, vua cha
ban khen. Ơng xi thuyền về dinh thự. Hơm đó là ngày 2/8 bỗng dưng trời
đất tối đen, gió mưa nổi lên, sóng nước trên sơng cuộn dâng và khơng thấy
ông đâu nữa. Dân làng hành lễ bái lạy. Xong việc, gia thần về dinh phủ báo
tin thì thấy phu nhân cũng đã hóa. Dân làng, gia tộc được giao hành lễ mai
tang và sau dựng miếu thờ phu nhân và được phong là Dực Đức Quan Nhân
nương công chúa. Trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần Lê, miếu thờ linh
ứng, các đời ban tặng sắc phong, cho dân làng phụng thờ mãi mãi.

19


Chương 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI
ĐÌNH QUAN NHÂN
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
2.1.1. Không gian cảnh quan
Người nơng dân Việt Nam đã dành cho đình những tình cảm tốt đẹp
nhất. Họ dồn nguồn tài sản có được để xây dựng một cơng trình kiến trúc lớn
nhất trong làng mình chính vì vậy trong Tiếng Việt đã xuất hiện những từ
như: “tày đình” để chỉ những hiện tượng lớn lao.
Kiến trúc đình làng là một cơng trình cổ truyền của dân tộc. Ngơi đình
khơng chỉ là trung tâm văn hóa của làng xã mà cịn là một cơng trình phục vụ
cho tín ngưỡng – một cơng trình linh thiêng vì vậy việc chọn đất, hướng đình
rất được coi trọng. Vị trí được chọn để xây dựng đình được dựa theo quan
niệm “phong thủy” trong tín ngưỡng truyền thống. Đất dựng đình phải được
lựa chọn cẩn thận nếu chọn sai sẽ ảnh hưởng đến cả làng: mất mùa, dịch

bệnh,...
“Toét mắt là tại hướng đình,
Cả làng toét mắt riêng mình em đâu”
Chính vì vậy, khi xây dựng ngơi đình, cộng đồng làng xã không chỉ chú
ý đến bản thân kiến trúc ngơi đình mà cảnh quan bên ngồi đi tích cũng được
quan tâm, chọn lựa kỹ càng. Không phải đơn thuần hay ngẫu nhiên mà người
Việt xây dựng nên đình làng một vị trí nào đó mà ở đây việc chú trọng tới
khơng gian cảnh quan của ngơi đình cịn mang đậm yếu tố tâm linh. Không
gian liên quan đến kiến trúc khơng chỉ là vị trí, cảnh quan xung quanh mà
nhiều khi còn bao hàm cả yếu tố âm dương.
Trong không gian lớn, người ta thường chú ý đến thế đất. Mặt trước phải
quang đãng và càng đẹp hơn khi có núi chầu về, có gị đồi và nhiều khi có “tả
thanh long, hữu bạch hổ”. Trong khơng gian ấy người Việt thường quan niệm
20


phía trước quang quẻ nhìn thẳng ra đồng ruộng, đối với vùng xa biển thì phía
trước thường có gị đống (có khi xa tới chục cây số). Như vậy, nó góp phần
thể hiện quyền lực của thánh trong di tích. Đây cũng là yếu tố phong thủy.
Đặc biệt trong kiến trúc người Việt thường chú ý tới đầm hồ tự nhiên ở phía
trước mặt để rạo nên âm dương đối đãi kiến trúc. Bới kiến trúc cao nổi lên là
dương và nước là âm. Sự kết hợp đối đãi giữa hai yếu tố âm dương đã tạo cho
kiến trúc của người Việt mang màu sắc linh thiêng hơn. Đôi khi người Việt
cũng quan tâm đến dịng chảy tự nhiên, đó là những con sông. Người ta cho
rằng bên phải là dương, bên trái là âm nên tốt nhất dòng chảy thuận từ phải
qua trái là hướng tốt nhất vì dịng lưu thuận chiều sẽ tạo cho mọi nguồn hạnh
phúc được phát sinh, phát triển.
Điều quan trọng không kém trong không gian lớn đó là vị trí và thế đất.
Vị trí để xây dựng đình phải là nơi cao ráo, vùng đất “tụ linh, tụ thủy”. Người
Việt cho rằng, vị trí xây dựng đình rất quan trọng. Nếu đình được xây ở vị trí

tốt thì âm dương thuận nên dân làng khẻo mạnh, làm ăn mùa màng thuận lợi,
trong làng có nhiều người đỗ đạt cao,… Ngược lại, nếu xây đình ở vị trí
khơng tốt, phong thủy, âm dương khơng thuận thì sẽ ảnh hưởng đến làng như
mùa màng thất bát, dịch bệnh, thiên tai,…
Trong khơng gian của di tích, yếu tố âm – dương rất được coi trọng.
Quan niệm xưa thường chú ý tới yếu tố nước. Chính vì vậy mà trơng khn
viên của di tích, người ta thường tạo ra các giếng lớn hay những hồ nước ở
gần trước mặt di tích đó là những điểm tụ phúc, một lời nhắc nhở với thần
linh và cũng là ước vọng xuất phát từ tư duy nông nghiệp.
Khi xây dựng di tích, một yếu tố cũng được người Việt xưa quan tâm đó
là hướng của di tích. Đình Quan Nhân được xây theo hướng Nam. Thông
thường, theo quan niệm của cha ông ta thì hướng Nam thường được chú ý
nhiều nhất vì đây là hướng đón gió mát vào mùa hè và tránh được những lồng
khí lạnh vào mùa đơng nên mới có câu “Lấy vợ hiền hịa, làm nhà hướng

21


Nam”. Và khi có ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thì “Thánh nhân Nam
diện nhi thính thiên hạ” (Thánh nhân ngồi quay hướng Nam để nghe lời giãi
bày của thiên hạ), đó là hướng của các bậc đế vương, sau đó trở thành hướng
của các thần linh khi các ngài trở thành ông vua tinh thần của dân chúng.
Người Việt từ xa xưa khi dựng làng, lập ấp đã biết chọn địa thế đất vừa
thuận lợi cho việc làm ăn và sinh hoạt vừa tận dụng được những lợi thế của
thiên nhiên. Người ta tin rằng ở thế đất tốt sẽ ăn nên làm ra, đón điều lành,
tránh điều dữ. Đình Quan Nhân khơng nằm ngồi quy luật đó. Đình Quan
Nhân tọa lạc trên một vùng đất rộng của làng. Với vị trí ngay sát đầu làng, án
ngữ ngay sau cổng làng, ngơi đình dường như đã trở thành nơi đón nhận
những nguồn sinh lực cho cả cộng đồng dân cư trong làng, đồng thời cũng là
nơi trừ bỏ những điều khơng tốt lành cho làng. Được bố trí một cách hài hịa,

các đơn ngun kiến trúc của đình tạo cho chúng một khơng gian thống,
rộng, bề thế, uy nghiêm nhưng rất gần gũi, thân quen.
Phía trước đình Quan Nhân có một ao lớn. Đây khơng phải là ao tự nhiên
mà nó được tạo nên do dân làng đào đất để đắp nền cho đình. Ao hình vng,
có tường gạch bao quanh. Tường gạch cũng được người dân chăm chút xây
dựng một cách cầu kỳ. Không giống như các loại tường rào khác, tường chỉ
cao chưa đầy 1 mét, khơng xây bít kín mà ở giữa thường được tạo thành các ơ
nhỏ để tạo nên vẻ thống đãng, khơng bí bách. Trên cùng của tường là mái
ngói nhỏ. Ngói được sử dụng ở đây là loại ngói mũi hài để tạo nên sự hài hòa.
Ở các trụ tường thường được trang trí hình một búp sen nổi lên mang vẻ đẹp
cổ kính. Ao có 3 cầu ao làm bằng đá xanh. Hai bên trụ cầu là tượng hai con
cóc bằng đất nung thể hiện ước muốn của cư dân nơng nghiệp về nơi tụ thủy,
mong mưa thuận gió hịa. Hai cầu ao hai bên cũng là lối dẫn đi ra sân nổi ở
giữa. Hai bên cầu ao là hai con rồng đá đang vươn mình ra phía ao sen. Xung
quanh ao có những cây cổ thụ như cây đa, xồi, si,… tỏa bóng mát. Ở giữa ao
có xây một khoảng đất hình vng được đắp nổi lên để làm nơi chơi cờ người,
22


×