Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tìm hiểu hoạt động của một số thư viện trường phổ thông quốc tế trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 89 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN - THƠNG TIN
------------------------------

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG
PHỔ THƠNG QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: ThS. LÊ THỊ THUÝ HIỀN
: NGUYỄN THỊ LAN ANH
: TV40B

Hà Nội – 2012

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lờng cảm ơn chân thành nhất tới giảng
viên Th.s Lê Thị Thúy Hiền người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hồn
thành Khóa luận này.
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Thư viện - Thơng
tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã trang bị kiến thức cho em trong suốt 4
năm học tập và nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ của Trường Quốc tế
Việt – Mỹ, Trường Quốc tế Hà Nội và Trường Quốc tế Singapore đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại thư
viện trường.
Trong q trình thực hiện Khóa luận này em khơng tránh khỏi những sai
sót do trình độ kiến thức có hạn. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

MỤC LỤC
Lời cám ơn

Trang


Lới nói đầu.............................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5
4. Bố cục khóa luận................................................................................. 5
Chương 1 : Khái quát về một số Thư viện Trường phổ thông Quốc tế
trên địa bàn Hà Nội .......................................................................................... 7
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển................................................ 7
1.1.1. Thư viện Trường Quốc tế Việt –Mỹ.................................... 7
1.1.2. Thư viện trường Quốc tế Hà Nội........................................ 9
1.1.3 Thư viện Trường Quốc tế Singapore .................................. 10

1.2.

Một số đặc trưng của thư viện trường quốc tế ............................. 11
1.2.1. Đặc điểm người dùng tin.................................................. 11
1.2.2. Cơ sở vật chất .................................................................. 15
1.2.3. Vốn tài liệu ...................................................................... 18

Chương 2 : Thực trạng hoạt động cuả một số Thư viện Trường phổ
thông Quốc tế trên địa bàn Hà Nội ................................................................20
2.1.

Công tác bổ sung vốn tài liệu ....................................................... 20
2.1.1. Kế hoạch bổ sung............................................................... 20
2.1.2. Diện đề tài bổ sung ............................................................ 25
2.1.3. Phương thức bổ sung tài liệu ............................................. 26


2.2.

Công tác xử lý tài liệu .................................................................. 27

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

2.2.1. Đăng ký tài liệu .................................................................. 28
2.2.2. Mô tả tài liệu ...................................................................... 31
2.2.3. Phân loại tài liệu ................................................................. 35
2.2.4. Các khâu xử lý kỹ thuật khác .............................................. 38
2.3.

Công tác tổ chức kho và bảo quản tài liệu.................................... 39
2.3.1. Công tác tổ chức kho .......................................................... 39
2.3.1.1. Phương thức tổ chức kho đóng ....................................... 41
2.3.1.2. Phương thức tổ chức kho mở ........................................... 44
2.3.1.3. Phương thức tổ chức kho phối kết hợp............................ 46

2.3.2. Công tác bảo quản tài liệu........................................................ 48
2.3.2.1. Những nguyên nhân hư hỏng của tài liệu......................... 48
2.3.2.2 Thực trạng của công tác bảo quản tài liệu......................... 51
2.4. Công tác phục vụ bạn đọc ............................................................... 56

2.4.1. Đọc tại chỗ........................................................................ 56
2.4.2. Mượn về nhà ...................................................................... 58
2.4.3. Các hình thức phục vụ khác ............................................... 62
Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị ....................................................... 65
3.1. Nhận xét .......................................................................................... 65
3.2. Kiến nghị......................................................................................... 68
Kết luận................................................................................................. 72
Phụ lục .................................................................................................. 73
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................... 87

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

LỜI NĨI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, cơng tác thơng tin nói chung và thơng
tin thư viện nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Sự phát
triển giao lưu văn hóa, thơng tin, khoa học kỹ thuật và nhất là việc khai thác hiệu
qủa thông tin đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Do sự phát triển của công
nghệ, kiến thức của con người được bảo quản lâu dài và được truyền bá một cách
nhanh chóng, thơng tin được cập nhập khơng ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người sử dụng. Thư viện là chiếc cầu nối giữa thông tin và người

đọc.
Trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với nhận thức của người
dân về vai trò của thư viện đã được nâng cao, nên thư viện ở nước ta ngày càng
phát triển giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Hệ thống thư viện ngày càng mở
rộng, bên cạnh những thư viện cơng cộng thì hệ thống thư viện chuyên ngành, đa
ngành phát triển rất mạnh, đặc biệt là khối các thư viện trường học. Ngoài thư
viện thuộc các trường học nhà nước cịn có sự xuất hiện của các trường quốc tế.
Ở nước ta trong những năm gần đây số lượng trường học quốc tế đã ngày
càng gia tăng với chương trình giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế từ mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp đào tạo đến đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,
phương tiện giảng dạy…Trong chương trình đổi mới ấy, hồn thiện hệ thống
thông tin thư viện nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu đào tạo chất lượng cao là
việc được đặc biệt chú trọng. Vậy các thư viện nằm trong khối các trường học

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

quốc tế đó đã được hoạt động như thế nào. Nó đã đáp ứng được các yêu cầu
chung của thư viện hay chưa.
Nhằm mục đích nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của
một số Thư viện trường Quốc tế trên địa bàn Hà Nội, tìm hiểu những mặt mạnh
và mặt yếu để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả
phục vụ bạn đọc, xây dựng thư viện ngày một phát triển, góp phần vào sự nghiệp
giáo dục và đào tạo chung của nhà trường, tác giả đã chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt

động của một số Thư viện Trường phổ thông Quốc tế trên địa bàn Hà Nội ”
làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác bổ sung; công tác xử lý;
công tác tổ chức và bảo quản; công tác phục vụ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thư viện Truờng Quốc tế Việt – Mỹ, Thư
viện Trường Quốc tế Hà Nội và Thư viện Trường Quốc tế Singapore .
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu
4. Bố cục khóa luận
Ngồi phần lời cảm ơn, lời nói đầu, mục lục, kết luận, phụ lục, danh mục
tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3 chương:

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

- Chương 1 : Khái quát về một số Thư viện Trường phổ thông Quốc tế
trên địa bàn Hà Nội
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động cuả một số Thư viện Trường phổ thông

Quốc tế trên địa bàn Hà Nội
- Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG
PHỔ THƠNG QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

1.1.

Q trình hình thành và phát triển

Trường học là trung tâm văn hóa – khoa học – giáo dục đối với giáo viên
và học sinh. Do đó nhiệm vụ của nhà trường là làm tốt việc chăm sóc và giáo
dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban
đầu quan trọng của con người, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn
diện. Thư viện là một trong những phương tiện quan trọng giúp nhà trường làm
tốt nhiệm vụ trên.
Với chức năng chủ yếu là lưu trữ và luân chuyển sách báo, thơng qua nội
dung sách, báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và
học, xây dựng thế giới khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
Các hoạt động như : Tuyên truyền giới thiệu sách, triển lãm sách nhân các ngày
lễ kỷ niệm đã tác động tích cực đối với việc giáo dục tư tưởng và đồng thời

chống lại những ảnh hưởng xấu xâm nhập vào thư viện.
Mặc dù nằm trong khối các trường phổ thông quốc tế, với những đặc điểm
khác biệt trong chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất...thì
các thư viện trong các trường này vẫn được hình thành, tồn tại và phát triển
nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng của thư viện trường
phổ thông.
1.1.1. Thư viện Trường Quốc tế Việt - Mỹ (Vietnam American
International School -VAIS) (Phụ lục - hình 1.1)
Trường Quốc tế Việt - Mỹ (VAIS), được thành lập ngày 18 tháng 1 năm
2010, một cộng đồng toàn cầu thực sự, nơi học sinh đến từ Việt Nam và nhiều
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

nước trên thế giới tụ họp để trải nghiệm một nền giáo dục trường học tư nhân tốt
nhất. Nó cũng thuộc hệ thống các trường kết hợp từ giáo dục mầm non, giáo dục
tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông.
VAIS nằm trong hệ thống trường quốc tế Nacel được dựa trên một chương
trình giáo dục của Mỹ mang đến một bằng tốt nghiệp trung học Hoa Kỳ. Học
sinh có thể ghi danh vào một khóa học nghiên cứu đầy đủ hoặc tham gia vào một
chương trình văn bằng kép, trong đó tất nhiên họ được học về đất nước của họ
và bổ sung quá trình nghiên cứu với chủ đề chính từ các chương trình cốt lõi của
Mỹ. Trong tầm nhìn Nacel mang thương hiệu riêng của mình về giáo dục quốc tế
với các nước khác, nó đã phát triển một mơ hình trường trung học (SPP) tại Hoa
Kỳ. Là một phần của giai đoạn thứ hai và thứ ba của phát triển, Nacel đã thành

lập các trường học ở Hàn Quốc, Trung Quốc và một trường ở Ba Lan cùng với
Pháp và Việt Nam. Khởi tạo các giai đoạn thứ tư của phát triển, Nacel tìm kiếm
để mở trường học tại Nhật Bản, Đức và Brazil và xem xét lại các quốc gia hiện
đang phục vụ để bắt đầu các trường bổ sung.
Hiện nay, trường có 195 học sinh, 35 giáo viên và đội ngũ nhân viên hỗ
trợ giảng dạy là 20 người. Thư viện ra đời gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của Nhà trường. Là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, thư viện có
nhiệm vụ tổ chức các dịch vụ thông tin tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu và học tập cho các cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường
Quốc tế Việt – Mỹ. Hiện nay, thư viện có hai cán bộ, trong đó một người chịu
trách nhiệm quản lý trược tiếp và một cán bộ hỗ trợ.

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

9


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

1.1.2. Thư viện trường Quốc tế Hà Nội (Hanoi International School HIS) (Phụ lục - hình 1.2)
Trường Quốc tế Hà Nội được thành lập vào cuối năm 1996, được đưa ra
sau một thỏa thuận giữa Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CET) và Phát triển
Trường học Quốc tế Inc (ISD). Con tàu liên doanh trên cơ sở lãi suất 30% CET,
đó là phía Việt Nam, và lãi suất 70% ISD phía Hoa Kỳ. Danh sách học sinh vào
cuối năm đầu tiên là 54 từ học sinh chuẩn bị vào lớp 1 cho đến lớp 11, những
học sinh này đại diện cho 15 quốc tịch. Về phía giảng dạy có 13 cán bộ giảng
dạy, bao gồm hiệu trưởng và 16 nhân viên Việt Nam hỗ trợ. Nhà trường tiếp tục
phát triển bền vững và di chuyển để xây dựng trong năm học 1999-2000. Từ bắt

đầu của HIS là một trường học theo chương trình tú tài quốc tế (International
Baccalaureate – IB) nhận được giấy chứng nhận thành viên vào năm 1996. Các
lớp học của năm 1998 là khóa đầu tiên của sinh viên tốt nghiệp Văn bằng IB.
HIS là thành viên của Hội đồng các trường quốc tế trong tháng 7 năm 1998.
Hiện nay, trường Quốc tế Hà Nội đã có danh sách học sinh trên 285 đại
diện cho 42 quốc gia. HIS có một đội ngũ giáo viên là 50 và nhân viên hỗ trợ
giảng dạy là 50 người. Tiếp tục giới thiệu chương trình giảng dạy tú tài quốc tế
năm chương trình giảng dạy (International Baccalaureate Primary Years
Programme -PYP IB) là chương trình giảng dạy trường tiểu học. Xây dựng theo
mơ hình đào tạo quốc tế, nên cùng với việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
cũng như con người, thì thư viện cũng là một bộ phận rất được chú trọng. Ra đời
và phát triển song song với những hoạt động của trường Quốc tế Hà Nội, Thư
viện đã hỗ trợ hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Cho đến
thời điểm hiện tại, Thư viện có hai cán bộ thư viện tốt nghiệp chuyên ngành thư
viện đang giữ trách nhiệm quản lý và hỗ trợ toàn bộ hoạt động của thư viện.
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.1.3. Thư

viện

Chn ngành thư viện – thơng tin

Trường


Quốc

tế

Singapore

(KinderWorld

International school) (Phụ lục - hình 1.3)
Trường Quốc tế Singapore được thành lập năm 1986 tại Singapore, là một
thành viên của KinderWorld Education Group, tin tưởng trong việc cung cấp
một sự kết hợp các giá trị phương Đông với một triển vọng quốc tế về giáo dục.
Trước đây trung tâm trường học đã được mở ở Singapore và cho đến nay,
KinderWorld đã phát triển rộng rãi ở Việt Nam cung cấp giáo dục cho học sinh
Mầm non và một chương trình dự bị đại học. Vào cuối những năm 1990, các nhà
đầu tư của KinderWorld mở rộng hoạt động của nó vào thị trường nước ngồi,
trong đó có Việt Nam. KinderWorld đã mở trường quốc tế dưới thương hiệu của
Trường mẫu giáo Quốc tế KinderWorld (KIK) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh vào năm 2000 và các trường tiểu học quốc tế dưới tên thương hiệu của
Trường Quốc tế Singapore (SIS) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm
2004. KinderWorld đã làm việc chặt chẽ với Sở giáo dục tại Úc, Singapore và
Việt Nam để đảm bảo rằng các trường học đang đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Ở Việt Nam, Tập đoàn KinderWorld đã mở Trường mẫu giáo Quốc tế
KinderWorld (KIK). Ở đây các lớp học được đảm nhiệm bởi một giáo viên nước
ngoài với sự hỗ trợ của một giáo viên địa phương và được tiến hành bằng tiếng
Anh. Trường Quốc tế Singapore (SIS) là một trong những trường đã cung cấp
cho học sinh tại Việt Nam một chương trình tiểu học và trung học theo tiêu
chuẩn quốc tế. Với các liên kết cho các trường học khác nhau ở Singapore và Úc,
chương trình giảng dạy của Trường Quốc tế Singapore được rút gắn từ cấu trúc
chương trình giảng dạy của Singapore và chương trình giảng dạy của Úc. Tập

đồn KinderWorld của các trường cũng sử dụng tiếng Trung Quốc như một
ngoại ngữ thứ hai. Chương trình giảng dạy của trường chủ yếu dựa vào các tiêu
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

chuẩn do Bộ Giáo dục Singapore, Úc quy định và sau đó sửa đổi cho phù hợp
với cộng đồng học sinh quốc tế. Nhân viên của trường có nguồn gốc từ các nước
nói tiếng Anh bản ngữ và châu Á. Họ tiến hành các bài học sáng tạo của học sinh
làm trung tâm giữ những tiêu chuẩn cao của một nền giáo dục quốc tế. Đặc biệt,
nó phát triển và kết hợp tốt nhất các chương trình trong giáo dục Việt Nam dành
cho học sinh tiểu học và trung học, giữ lại các đối tượng cốt lõi - cụ thể là Tiếng
Việt, Tốn, Khoa học và Nhân văn, đạo đức.
Trong mơ hình đào tạo với hệ thống lớn và chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc
tế ấy, Thư viện đã sớm được đánh giá đúng vai trị của nó. Thư viện với cơ sở hạ
tầng khang trang, hiện đại đã được xây dựng từ những ngày đầu cùng với sự hình
thành và phát triển của Nhà trường. Nó đã là nền tảng, cơ sở phục vụ cho hoạt
động giáo dục và học tập của nhà trường. Đến nay, với đội ngũ cán bộ thư viện
gồm bốn thành viên đã luôn nỗ lực nhằm góp phần phát triển thư viện để thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình.
1.2.

Một số đặc trưng của thư viện trường quốc tế

1.2.1. Đặc điểm người dùng tin

Cũng giống như các thư viện trường phổ thơng nói chung, thành phần bạn
đọc của các thư viện trường phổ thông quốc tế trên địa bàn Hà Nội bao gồm 2
loại: Bạn đọc là học sinh và bạn đọc là cán bộ, giáo viên trong trường. Nhưng
nét đặc trưng của đối tượng bạn đọc ở đây đó là ngồi cán bộ, giáo viên và học
sinh họ là người Việt Nam, thì phần đơng là họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Do vậy, để làm tốt nhiệm vụ của mình, người cán bộ thư viện phải nắm vững đặc
điểm tâm lý cũng như yêu cầu của mỗi loại đối tượng, từ đó tổ chức hoạt động
thư viện và đưa ra những hình thức phục vụ phù hợp.
 Bạn đọc là học sinh
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

Trong nhóm đối tượng bạn đọc là học sinh thì có các nhóm đối tượng cụ
thể sau:
- Học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi học tiểu học, tư duy hình tượng cụ thể cịn chiếm ưu thế và chi
phối q trình tâm lý của các em. Đây cũng là giai đoạn mà việc học tập đóng
một vai trị quan trọng. Do cịn ít kinh nghiệm sống nên các em quan tâm tới rất
nhiều vấn đề có trong sách. Tuy vậy, hứng thú đọc của các em thường tập trung
vào một số đề tài và một số thể loại chủ yếu, thích hợp với đặc điểm tâm lý lứa
tuổi của các em như: Truyện cổ tích giúp trí tưởng tượng và ước mơ của các em
được bay cao, bay xa; sách viết về đề tài tình bạn thơng qua mơ tả thế giới lồi
vật giúp các em nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt nhân văn và ngây
thơ; Sách khoa học về đề tài lịch sử giúp cho các em có thể tìm tịi khám phá

nhiều điều mới lạ trong thiên nhiên và trong đời sống. Đặc biệt các em rất thích
đọc truyện tranh với các hình ảnh trực quan sinh động, màu sắc tươi sáng và các
tình tiết diễn biến nhanh là loại sách phù hợp nhất với lứa tuổi các em. Vì vốn từ
ngữ của các em chưa nhiều nên tranh ảnh, hình vẽ minh họa sẽ giúp các em hiểu
và cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Do đó, ngay cả với một lượng lớn
sách giáo khoa và sách nghiệp vụ trong thư viện cũng rất ít chữ viết, chủ yếu là
hình ảnh minh họa (Reading street - My skill Buddy, Math connect, Social
Studies Alive…).
Các loại sách các em yêu thích là: Truyện cổ tích, truyện cổ dân gian và đặc
biệt là truyện tranh, các loại sách về khoa học thưởng thức…ví dụ như: The
magic school bus, Weather and earth, Plants and animals, A fairyland costume
ball, The mising magic, From seed to plant, Fox anh his friends …
-Học sinh trung học cơ sở (THCS)
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

Ở độ tuổi này, các em có nhiều biến đổi về sinh lý cũng như tâm lý so với lứa
tuổi bậc tiêu học. Về cơ thể các em có những bước phát triển đột biến, đặc biệt là
hiện tượng dậy thì. Về tâm lý, tư duy trừu tượng bắt đầu phát triển mặc dù tư duy
hình tượng cụ thể vẫn cịn vai trị quan trọng. Tính tự lập, tự trọng phát triển và
chi phối mọi hoạt động. Sự mất cân bằng trong quá trình hoạt động thần kinh ở
lứa tuổi này, đặc biệt hưng phấn mạnh hơn ức chế đã khiến cho các em ở tuổi
này trở nên năng động, sôi nổi, giàu cảm xúc và đặc biệt là dễ bị kích động.
Những nét tâm lý đặc trưng đó ảnh hưởng khá lớn tới sự hình thành và phát triển

nhu cầu và hứng thú đọc sách của các em.
Hứng thú đọc sách ở lứa tuổi này cũng đa dạng và hài hòa hơn. Nên đối với
sách giáo khoa ở bậc THCS này cũng đã có những thay đổi phù hợp. Sách khơng
cịn nhiều hình ảnh nữa, mà được đi vào chi tiết, phân tích cụ thể hơn. Cịn đối
với sách tham khảo, những đề tài mà các em vẫn yêu thích vẫn là: Truyện cổ tích
(như Any small goodness, The little prince, Magic pickle…) và sách viết về đề
tài tình bạn (như Your best friend’s bỏyiend, The friends…). Tuy nhiên, với đặc
điểm hiếu động, thích tự lập thì truyện trinh thám với những tình tiết bất ngờ, ly
kỳ, mạo hiểm được các em được đặc biệt quan tâm (như The hidden, All action
clasics…) . Ngồi ra, các sách có đề tài lịch sử và khoa học cũng gây được sự
chú ý của các em.
Ở lứa tuổi tiểu học, các em có xu hướng đọc đi đọc lại một cuốn sách mà
mình yêu thích nhưng ở lứa tuổi này, các em thích trao đổi, bàn luận với bạn bè,
với người khác về giá trị và nội dung cuốn sách mình đã đọc. Tuy hứng thú đọc
sách của các em rộng hơn, cân đối hơn về mặt đề tài nhưng cường độ hứng thú
lại mạnh hơn nhiều. Nếu bắt gặp những cuốn sách phù hợp hấp dẫn, các em có

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

thể đọc một cách say sưa. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho việc nâng cao
trình độ cảm thụ sách cho các em.
-Học sinh trung học phổ thông (THPT)
Đây là độ tuổi mà các em đã có sự phát triển tương đối đầy đủ về thể chất và

tinh thần. Bên cạnh việc học tập, các em còn quan tâm tới nhiều việc khác như:
Giao lưu bạn bè và hướng nghiệp. Hứng thú đọc của các em không chỉ phụ thuộc
vào sở thích, giới tính mà cịn phụ thuộc vào kết quả học tập. Chẳng hạn những
em có học lực tốt thì thích đọc những loại sách có tư duy logic cao, các loại sách
về đề tài khoa học (như All about technology and design, Types of rocks and
minerals, Science everywhere, How do bikes work ?...) . Ở lứa tuổi này, do yêu
cầu cao của giáo viên trong việc học và ý thức tự học của các em được nâng cao,
nên mức độ sử dụng tài liệu học tập cao hơn so với hai cấp học trên.
Ngoài ra, bên cạnh những loại sách bổ trợ cho học tập, các em cịn thích đọc
các loại sách viết về đề tài tình yêu và truyện trinh thám. Thời kỳ này, hứng thú
đọc của các em tương đối ổn định, những thể loại, đề tài mà các em u thích có
ảnh hưởng lớn tới tính cách của các em. Do đó cần phải hướng các em đọc
những loại sách lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi. Các loại sách lứa tuổi này
yêu thích là: Sách bổ trợ các mơn học, sách hướng nghiệp, các sách về khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội…
 Bạn đọc là giáo viên và cán bộ trong trường
Với đối tượng này thì nhu cầu và hứng thú đọc mang tính ổn định cao, chủ
yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, các loại báo, tạp chí
chuyên ngành.
Sách giáo khoa giúp giáo viên xác định mức độ, khối lượng kiến thức cần
truyền đạt cho học sinh, mặt khác nó có tác dụng gợi ý về phương pháp giảng
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

15


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin


dạy và giáo dục mà không hạn chế về sự sáng tạo trong hoạt động sư phạm.
Đồng thời, sách giáo khoa cũng tạo cơ sở cần thiết cho việc giảng dạy thống nhất
trong tất cả trường học.
Sách nghiệp vụ giáo viên là loại sách phục vụ trực tiếp cho công tác giảng
dạy và bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên. Loại sách này gồm các sách
về phương pháp giảng dạy, sách bài giảng, các loại sách bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, sách tự học, sách tra cứu, các loại sách về khoa học giáo dục, tâm lý,
kinh nghiệm giáo dục và dạy học tiên tiến… Ngoài các loại sách tham khảo đọc
thêm, các loại báo, tạp chí chuyên ngành sẽ góp phần quan trọng để giáo viên và
cán bộ trong trường tích lũy kinh nghiệm, làm giàu hơn vốn kiến thức phục vụ
cho giảng dạy và quản lý được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo
dục.
Có thể nói, hiệu quả phục vụ của thư viện có tốt hay khơng phụ thuộc vào
việc cán bộ thư viện có nắm được những đặc điểm về tâm lý và nhu cầu của đối
tượng bạn đọc tại thư viện mình phụ trách hay khơng. Hơn nữa, cán bộ thư viện
phải luôn đổi mới trong công tác phục vụ để ngày càng thu hút được nhiều bạn
đọc đến thư viện. Có như vậy, cán bộ thư viện mới góp phần hoàn thành tốt chức
năng và nhiệm vụ của thư viện trong trường phổ thơng.
1.2.2. Cơ sở vật chất
Nhìn chung thư viện các Trường phổ thông Quốc tế trên địa bàn Hà Nội
có cơ sở vật chất khá khang trang. Diện tích thư viện tuy chưa lớn nhưng được
đặt ở nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Bàn ghế tủ giá trong thư viện đạt tiêu
chuẩn. Trong thư viện các thiết bị như quạt, bóng đèn, máy lạnh, máy hút bụi,
máy in thường, in màu, máy tính được nối mạng, máy chiếu… cũng được trang
bị đầy đủ. Tại các thư viện này khơng có hệ thống tủ mục lục, hộp phiếu, phích,
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

16



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

tất cả đều được quản lý bằng máy tính. Trong mỗi thư viện đều đuợc bố trí nơi
để tủ, giá sách và kê bàn ghế cho bạn đọc sử dụng thư viện. (Phụ lục - hình 1.4)
 Trường Quốc tế Việt – Mỹ (Phụ lục - hình 1.5)
Diện tích thư viện khoảng 170 m2 được chia thành các khu vực cho mỗi
cấp học. Ở mỗi khu vực lại được bố trí và sắp đặt phù hợp với lứa tuổi của các
em. Trong đó, khu vực dành cho học sinh tiểu học có diện tích 50m2, có 7 giá
sách, và một chiếc bàn hình thoi có qy ghế nhỏ xung quanh; khu vực làm việc
của nhân viên thư viện, tủ trưng bày và máy tính dành cho học sinh sử dụng là
25m2, với 2 chiếc bàn làm việc, 2 tủ trưng bày; khu vực dành cho sách giáo trình
là 15m2 với 8 giá sách và diện tích cịn lại là khu vực của THCS và THPT được
bố trí với 12 giá sách, 2 bàn trịn, 15 bàn hình chữ nhật với những chiếc ghế gấp
xếp xung quanh. Ngoài ra trong thư viện cịn có 1 bộ ghế sơ pha và một bộ ghế
nghỉ. Trường Quốc tế Việt – Mỹ có hệ thồng cổng từ giúp đảm bảo an ninh cho
tài liệu trong thư viện. Trong thư viện có 40 máy tính cho học sinh sử dụng tại
chỗ hoặc đăng ký mượn về phòng học.
 Trường Quốc tế Hà Nội (Phụ lục - hình 1.6)
Cho đến nay, Trường Quốc tế Hà Nội là một trường có cơ sở vật chất khá
khang trang phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học. Ngay từ những ngày đầu thư
viện đã được nhà trường quan tâm xây dựng. Thư viện được xây dựng tập trung
với hai phòng cạnh nhau, chia khu vực phục vụ cho từng cấp học. Phịng dành
cho học sinh cấp 1 có diện tích 50m2 , có kê 9 kệ, tủ sách, 2 bộ bàn ghế trịn và
có khu vực cho các em học tập trung. Phịng có diện tích lớn hơn khoảng 110m2
được chia thành khu vực cho giáo viên, sách cấp 2, cấp 3, khu vực học sinh tự
học và khu vực máy tính. Trong đó có 15 giá sách, có 25 laptop, 17 bàn tự học,
máy chiếu, bảng thông minh, đầu đĩa.
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B


17


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

 Trường Quốc tế Singapore
Là một trường có lịch sử lâu đời, với một hệ thống trường quốc tế ở rất
nhiều quốc gia trên thế giới, nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng
và phát triển trường học. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đây là một trong những
trường quốc tế thu hút được đông đảo học sinh theo học. Trên cơ sở giáo dục
theo hệ thống nối tiếp từ bậc tiểu học cho đến hết cấp THPT, nhưng trường lại
chia thành các địa điểm đào tạo khác nhau cho mỗi cấp. Đó là trường học dành
cho cấp 1 và trường học chung cho học sinh THCS và THPT. Do đó, ở mỗi cơ
sở lại được xây dựng một thư viện riêng, nhưng hoạt động của các thư viện theo
một thể thống nhất, với những tiêu chuẩn và quy tắc chung.
Đặc điểm chung ở các trường này là khu vực dành cho học sinh tiểu học
được tổ chức gần giống như một thư viện thiếu nhi. Các giá sách nhiều màu sắc
lôi cuốn chia thành các ngăn, tầng. Với diện tích 70m2 , có 15 giá sách, 2 bàn
hình chữ nhật, 3 bàn hình trịn cỡ nhỏ và khu vực tập trung được trải thảm và có
ghế băng dài quây xung quanh. Trong khu vực của học sinh cấp 1 còn được các
cán bộ thư viện ở đây chú trọng rất nhiều tới việc trang trí với những bức tranh
nhiều màu sắc trên tường, khung cảnh phù hợp và gây hứng thú.
Trong khu vực dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thơng
có diện tích khoảng 120m2, được bố trí bàn dành cho 2 người ngồi 1 phía, bàn
ngồi quay mặt vào nhau, khu vực này có 18 giá sách, 12 bộ bàn ghế hình chữ
nhật.
Thư viện được bố trí độc lập,cơ sở vật chất khang trang cùng nhiều tiện

nghi, đã và đang có nhiều hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập của giáo
viên cũng như học sinh.

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

18


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

1.2.3. Vốn tài liệu
Vốn tài liệu luôn được xem là yếu tố quan trọng, là cơ sở tiền đề cho sự ra
đời, tồn tại và phát triển của thư viện.
Thư viện các Trường phổ thông Quốc tế trên địa bàn Hà Nội luôn được
nhà trường quan tâm cung cấp ngân sách đầu tư cho bổ sung giáo trình và tài liệu
tham khảo hàng năm. Nguồn tài liệu các thư viện có khá đa dạng và phong phú.
Đặc điểm chung của thư viện ở các trường này là: Thư việnlà nơi lưu giữ
và phát sách giáo khoa và sách bài tập cho học sinh. Tùy theo chương trình đào
tạo của từng trường sẽ nhập đủ bộ sách giáo khoa cho học sinh. Vào đầu năm
học, cán bộ thư viện có nhiệm vụ bàn giao sách giáo khoa cho giáo viên chủ
nhiệm chuyển lại cho các em đối với học sinh tiểu học, còn đối với học sinh từ
trung học cơ sở trở lên thì cán bộ thư viện sẽ phát trực tiếp cho các em. Đặc biệt
ở thư viện Trường Quốc tế Singapore có hơn 2500 quyển vở để phát cho học
sinh vào đầu năm học.
Tài liệu ở các trường chủ yếu là tài liệu tiếng Anh được các cán bộ thư
viện mua trực tiếp từ nhà xuất bản ở nước ngoài hoặc thông qua các công ty
sách, được thể hiện:
 Thư viện Trường Quốc tế Việt – Mỹ : có 11.440 cuốn tài liệu,

100% tài liệu tiếng Anh.
 Thư viện Trường Quốc tế Hà Nội : có 30.000 cuốn tài liệu, trong
đó 75% tài liệu bằng tiếng Anh, 25% cịn lại là tài liệu tiếng Việt, Pháp,
Hàn và Nhật.
 Thư viện Trường Quốc tế Singapore : có 25.000 cuốn tài liệu, trong
đó 80% tài liệu bằng tiếng Anh, 20% cịn laị là tiếng Việt và tiếng Trung.

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

19


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

Dưới đây là bảng cho biết thành phần và tổng số tài liệu của 3 thư viện:
Trường

Quốc tế Việt – Mỹ

Quốc tế Hà Nội

Quốc tế Singapore

894

1.289

1.010


8.062

24.580

18.889

1.495

2.795

Loại tài liệu
Sách nghiệp vụ
(quyển)
Sách tham khảo
(quyển)
Sách giáo khoa
(quyển)
Sách khác
(quyển)
Tổng VTL

989
11.440

1.336
30.000

3.860


1.241
25.000

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng sách tham khảo chiếm số lượng lớn
trong tổng số vốn tài liệu của các thư viện (khoảng 75% - 85%). Tiếp đó là sách
giáo khoa chiếm khoảng 10% - 15%. Sách nghiệp vụ chiếm tỉ lệ thấp. Ở thư viện
Trương Quốc tế Hà Nội cịn có một cơ sở dữ liêu mua về từ nước ngoài hỗ trợ
cho giáo viên và học sinh học tiếng Anh và viết bài luận.
Đặc biệt ở Trường Quốc tế Singapore đã lưu giữ được một lượng sách tuy
là không lớn, chỉ khoảng hơn 200 cuốn, nhưng có ý nghĩa rất lớn. Đó là những
cuốn sách do chính các em học sinh tiểu học làm. Trong mỗi cuốn sách là những
hình vẽ, những mơ phỏng về câu chuyện cổ tích xưa. Với những nét chữ mộc
mạc, màu sắc sinh động được các em cùng nhau làm trong những giờ sinh hoạt
trên thư viện.

Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

20


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƯ VIỆN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Công tác bổ sung vốn tài liệu
2.1.1 Kế hoạch bổ sung
 Xây dựng chính sách bổ sung

Chính sách bổ sung là cơ sở quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một cơ
quan thơng tin thư viện nào. Chính sách bổ sung xác định rõ đối tượng phục vụ,
phương hướng phát triển vốn tài liệu của các cơ quan cùng các quy định, quy
chế, thủ tục lựa chọn tài liệu, lựa chọn nhà cung cấp tài liệu, phù hợp với khả
năng tài chính cũng như cơ cấu tổ chức của từng thư viện, khẳng định phương
châm bổ sung tài liệu, các diện chủ đề mà thư viện quan tâm thu thập cũng như
các thủ tục thanh lọc tài liệu.
Để xây dựng được một chính sách bổ sung dựa trên các nhân tố ảnh hưởng
khác nhau. Các trường quốc tế cũng như các thư viện của nó nằm trên địa bàn
thủ đơ Hà Nội – Trung tâm kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Khoa học Kỹ thuật
của cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho khi bổ sung tài liệu. Bởi vì, Hà Nội
có rất nhiều nhà xuất bản, Cơng ty sách lớn. Do vậy, có rất nhiều địa chỉ để thư
viện có thể bổ sung tài liệu làm phong phú vốn tài liệu của mình.
Do đặc thù của các trường quốc tế thường đào tạo theo mơ hình kết hợp,
xun suốt giữa các cấp. Nên khi xây dựng chính sách bổ sung phải xem xét bạn
đọc ở nhiều khía cạnh khác nhau như lúa tuổi, nhu cầu tin… Bởi vì, ở mỗi cấp
học khác nhau thì có thói quen sử dụng và nhu cầu tin khác nhau. Nếu cán bộ thư
viện nắm bắt tốt sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách bổ sung phù hợp từ đó
giúp việc phục vụ mang lại hiệu quả cao nhất.
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

21


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

Việc quan trọng nhất quyết định chất lượng bổ sung chính là việc lựa chọn
sách, mà việc lựa chọn sách lại phụ thuộc vào kỹ năng nghiệp vụ của người cán

bộ bổ sung, đồng thời cũng phụ thuộc vào sự đánh giá nội dung tài liệu. Hiện
nay, tại hầu hết các thư viện trường Quốc tế trên địa bàn Hà Nội công việc này
được các cán bộ thư viện làm tập trung, khơng có cán bộ chun trách đảm
nhiệm nên việc kiểm duyệt chất lượng tài liệu chưa thực sự hiệu quả. Bởi bên
cạnh những kiến thức nghiệp vụ thư viện được đào tạo, các cán bộ thư viện trong
quá trình làm việc ln tự tìm tịi, học hỏi thêm các kiến thức. Nhìn chung thì
việc lựa chọn tài liệu bổ sung chủ yếu dựa vào yêu cầu của cán bộ giáo viên và
học sinh trong trường đề xuất hoặc dựa trên theo dõi nhu cầu sử dụng tài liệu của
bạn đọc của cán bộ thư viện tổng hợp danh mục tài liệu và trình lên hiệu trưởng
hoặc giám đốc của trường quyết định. Tại Thư viện Trường Quốc tế Singapore
thì việc lên kế hoạch bổ sung cũng như lựa chọn, kiểm duyệt tài liệu đều được
tiến hành bởi ban giám hiệu nhà trường, cụ thể người quyết định đó là hiệu
trưởng.
Các thư viện này mỗi năm thường có hai đợt bổ sung: đó là đầu năm và
giữa năm. Ngồi ra, nếu như trong quá trình phục vụ, nhận thấy bạn đọc có nhu
cầu cao về một tài liệu nào đó mà thư viện cịn thiếu thì cán bộ thư viện sẽ xem
xét và lập danh mục tài liệu cần bổ sung đột xuất và trình lên ban giám hiệu xin
phê duyệt.
Cả ba thư viện của ba trường quốc tế Trường Quốc tế Việt – Mỹ, Trường
Quốc tế Hà Nội và Trường Quốc tế Singapore đều nằm trong hệ thống thư viện
trường học nên chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của nó là phục vụ cho giảng dạy
và học tập của nhà trường. Thư viện có trách nhiệm cung cấp sách giáo khoa,
sách bài tập, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên, truyện và báo Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

22


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin


tạp chí. Mỗi năm các thư viện trường quốc tế được nhà trường cấp một khoản
kinh phí để bổ sung những tài liệu bạn đọc cần.
Hầu hết các thư viện trường quốc tế trên địa bàn Hà Nội đều bổ sung tài
liệu chủ yếu vẫn là sách giáo khoa, sách tham khảo và báo-tạp chí. Với ngơn ngữ
chính là tiếng Anh và một số tài liệu thuộc ngôn ngữ khác như: tiếng Hàn, tiếng
Trung và tiếng Việt. Riêng Trường Quốc tế Việt – Mỹ khơng bổ sung báo – tạp
chí.
 Tìm tài liệu
Bổ sung tài liệu thực chất là quá trình tìm kiếm và thu thập những tài liệu
cần thiết đưa vào thư viện nhằm phục vụ nhu cầu tin của bạn đọc. Do đặc thù cán
bộ giáo viên và học sinh ở các trường này đến từ các nước khác nhau, với
chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế nên các tài liệu bổ sung chủ yếu là tài
liệu bằng tiếng Anh. Do đó, thư viện các trường phổ thơng Quốc tế trên địa bàn
Hà Nội nói chung và ở Trường Quốc tế Việt – Mỹ, Trường Quốc tế Hà Nội và
Trường Quốc tế Singapore nói riêng thì nguồn tìm kiếm tài liệu chủ yếu là ở các
nơi như: Nhà xuất bản (Scholastic, Pearson, Usborne…), công ty sách và thiết bị.
Các thư viện của các trường quốc tế, tài liệu bổ sung chủ yếu thông qua
công ty sách lớn ở Việt Nam như: Phahasa, Xunhasaba, Savina… Sau khi lên
danh mục các tài liệu cần bổ sung, cán bộ thư viện sẽ gửi danh sách này đến các
công ty sách và thiết bị lớn ở Việt Nam nhờ họ liên hệ tìm kiếm tài liệu từ các
nhà xuất bản ở nước ngoài. Ngoài ra, ở Thư viện Trường Quốc tế Việt – Mỹ cịn
bổ sung thơng qua nhà xuất bản Pearson ở Mỹ. Mỗi khi nhà xuất bản có đợt xuất
bản mới đều gửi một danh mục tài liệu mới cho thư viện. Dựa vào danh mục đó,
thư viện tiến hành lựa chọn tài liệu để lên kế hoạch bổ sung. Chi phí thanh tốn
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

23



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

sẽ được cán bộ thư viện gửi trực tiếp cho nhà xuất bản. Đây là một thuận lợi rất
lớn, nó giúp thư viện có thể bổ sung được sách đúng yêu cầu và vẫn tiết kiệm
được thời gian, chi phí đi lại cho cán bộ bổ sung.
Ngoài các nguồn bổ sung trên, ở thư viện Trường Quốc tế Hà Nội còn bổ
sung thông qua mạng Internet giúp thư viện bổ sung được các cơ sở dữ liệu mới,
đó là những cơ sở dữ liệu của nước ngồi. Điều đó thuận lợi là giảm chi phí đi lại
cho thư viện và giảm nguồn nhân lực phải trực tiếp đi bổ sung.
 Lựa chọn tài liệu
Cơng đoạn này địi hỏi người làm cơng tác bổ sung phải có trình độ và khả
năng đánh giá thẩm định cộng với sự linh hoạt trong nghề nghiệp. Cả ba thư viện
trên đều nằm trong hệ thống thư viện trường học cho nên việc bổ sung tài liệu
cũng phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của thư viện trường học.
Cho đến thời điểm hiện tại thì ở hầu hết các thư viện của trường phổ thông
Quốc tế trên địa bàn Hà Nội chủ yếu tập trung vào việc lựa chọn các sách tham
khảo về khoa học, xã hội, các sách dạy tiếng Anh. Về ngôn ngữ, ưu tiên bổ sung
tài liệu tiếng Anh, các tài liệu bằng ngơn ngữ khác như: tiếng Việt, Hàn, Trung,
Nhật có bổ sung với số lượng ít. Về loại hình thì bổ sung chủ yếu là tài liệu dạng
sách, báo để bạn đọc tiện tham khảo, khơng có tài liệu vi phim, vi phiếu, băng,
đĩa…
Trong quá trình lựa chọn tài liệu, các cán bộ thư viện ở đây rất quan tâm
tới các thông tin về nhà xuất bản, tác giả tài liệu. Các nhà xuất bản danh tiếng,
các tác giả có tên tuổi cũng có thể cho cán bộ bổ sung biết được chất lượng nội
dung của tài liệu.
Số lượng bổ sung ở mỗi đợt ln được các thư viện tính tốn chính xác. Vì
biết rằng nếu bổ sung với số lượng quá lớn sẽ gây ra tình trạng dư thừa, lãng phí
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B


24


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Chn ngành thư viện – thơng tin

nhưng nếu bổ sung với số lượng q ít sẽ khơng đủ số lượng bản để đáp ứng nhu
cầu. Trong quá trình bổ sung, do mỗi loại sách có nhu cầu khác nhau nên số
lượng bổ sung cũng khác nhau, các thư viện này luôn cố gắng đáp ứng tối đa nhu
cầu của bạn đọc tránh tình trạng bạn đọc phải chờ quá lâu do số lượng bổ sung
quá ít.
 Thu nhập tài liệu
Với nguồn kinh phí khá lớn và khá ổn định (mỗi năm khoảng 13.000 –
22.000 USD) đều được cả ba thư viện sử dụng phần lớn vào việc mua tài liệu.
Hiện nay, mua là phương thức duy nhất để thư viện đảm bảo bổ sung được
những tài liệu có giá trị mong muốn. Để mua được tài liệu từ nguồn vốn của nhà
trường,việc đầu tiên là thư viện xây dựng danh mục tài liệu cần mua và gửi lên
ban giám hiệu. Sau khi được thông qua, cán bộ bổ sung cần tìm nguồn cung cấp
tài liệu. Nguồn cung cấp tài liệu chính là cơ quan, tổ chức hay cá nhân nhận thực
hiện cung cấp tài liệu, cụ thể ở đây thường thông qua các công ty sách và thiết bị
hoặc các nhà xuất bản. Một hợp đồng kinh tế giữa thư viện và nhà cung cấp tài
liệu sẽ được ký kết, trong đó lưu ý các điểm ràng buộc về chủng loại tài liệu, số
lượng, chất lượng tài liệu, giá cả và thời gian nhận giao tài liệu… Khi thu thập
đủ theo đơn giá hàng, các công ty sách và thiết bị hay các nhà xuất bản sẽ
chuyển tài liệu đến thư viện và lúc này thư viện sẽ phải tiến hành kiểm tra số
lượng cũng như chất lượng sách.
Riêng Thư viện Trường Quốc tế Singapore thì người thực hiện phần lớn
các cơng đoạn đó lại là Ban giám hiệu. Cán bộ thư viện dựa trên nhu cầu của bạn

đọc lập danh sách tài liệu cần bổ sung, gửi Ban giám hiệu. Sau đó Ban giám hiệu
xem xét và quyết định thực hiện tìm kiếm nhà cung cấp. Cán bộ thư viện sẽ tiếp
quản tài liệu được bổ sung về và tiến hành các quy trình nghiệp vụ của thư viện.
Nguyễn Thị Lan Anh – TV40B

25


×