Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tìm hiểu nghệ thuật hát trống quân dạ trạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 94 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT HÁT TRỐNG QN DẠ TRẠCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Dậu
Sinh viên thực hiện

: Hoàng Đức Anh

Lớp

: Âm nhạc 2

Hà Nội – 2013


2

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cơ, bạn bè cũng như các cán bộ, diễn viên của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Hưng Yên. Em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Minh Dậu. Cô là người hướng dẫn tác giả trong suốt q
trình làm khóa luận, cơ đã ln động viên tinh thần cho em rất nhiều.


Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện tiếp đón và giải đáp những thắc
mắc để tác giả có được nguồn tư liệu cho bài viết.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cơ và bạn bè đã có
những ý kiến đóng góp cho bài viết được hồn thành một cách đầy đủ.
Mặc dù đã có những cố gắng rất nhiều, tuy nhiên với lượng kiến thức
còn hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong
nhận được sự đóng góp của thầy cơ, bạn bè và độc giả.


3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 7
6. Bố cục của đề tài .................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DẠ TRẠCH, HUYỆN KHOÁI
CHÂU, TỈNH HƢNG YÊN ......................................................................... 8
1.1. Vài nét về tỉnh Hƣng Yên .................................................................. 8
1.2. Khái quát về huyện Khoái Châu....................................................... 9
1.3. Nét đẹp truyền thống văn hóa xã Dạ Trạch ................................... 10
1.3.1. Lịch sử Dạ Trạch ....................................................................... 10
1.3.2. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng.................................................. 11
1.3.3. Hội làng ...................................................................................... 15
1.4. Nguồn gốc và sự hình thành của nghệ thuật trống quân Dạ Trạch.. 17

Tiểu kết ................................................................................................... 20
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT HÁT TRỐNG QUÂN DẠ TRẠCH ............. 21
2.1. Nghệ thuật hát trống quân Dạ Trạch ............................................. 21
2.1.1. Về ca từ ..................................................................................... 21
2.1.2. Về âm nhạc ................................................................................. 30
2.2. Lề lối tổ chức hát trống quân Dạ Trạch ......................................... 39
2.2.1. Tập tục ........................................................................................ 39
2.2.2. Nội dung trình tự cuộc hát .......................................................... 43


4
2.3. Diễn xƣớng ....................................................................................... 50
2.3.1. Không gian diễn xướng............................................................... 50
2.3.2. Hình thức diễn xướng ................................................................. 52
Chƣơng 3: NÉT ĐẶC TRƢNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGHỆ
THUẬT HÁT TRỐNG QUÂN DẠ TRẠCH HIỆN NAY ........................ 56
3.1. Nét đặc trƣng của hát trống quân Dạ Trạch với hát trống quân
một số địa phƣơng vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ .................... 56
3.1.1. Trống quân Dạ Trạch và Trống quân Đức Bác............................ 56
3.1.2. Trống quân Dạ Trạch và Trống quân Đào Quạt (Hưng Yên ), Tào
Khê (Hải Dương) .................................................................................. 59
3.2. Thực trạng của hát trống quân Dạ Trạch hiện nay ....................... 61
3.2.1. Thực trạng .................................................................................. 61
3.2.2. Hướng phát triển ......................................................................... 64
Tiểu kết ................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ................................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 69
PHỤ LỤC.................................................................................................... 71



5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với Ca trù là một bộ mơn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc
Việt Nam, loại ca nhạc trong cung đình được giới quý tộc và học giả yêu
thích; dân ca quan họ là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc
Bộ, Việt Nam. Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần,
thì có một loại hình nghệ thuật dân gian rất đặc sắc và cũng có lịch sử lâu
đời đó là hát Trống Quân.
Trống Quân là lối hát dao duyên thường được người dân tổ chức hát
vào ban đêm, dưới trăng mùa thu, trong lúc có hội hè, khi dân làng rảnh rỗi họ
phơ diễn tài nghệ đối đáp và trao đổi tâm tình hị hẹn. Trong lao động sản
xuất, người nông dân thường hát đố nhau để lao động thêm năng suất, và ở
thời hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hát Trống Qn cũng có một ví trí
quan trọng trong nền văn hóa dân tộc.
Xưa kia, hát Trống Quân phổ biến rộng rãi khắp vùng dồng bằng Bắc
Bộ, đặc biệt ở tỉnh Hưng Yên có Trống Quân Dạ Trạch, Xuân Cầu, Đào Quạt,
Hiệp Cường. Tỉnh Vĩnh Phúc và vùng Trung Du có Trống Quân Đức Bác,
Hữu Bồ, Hiền Quan. Tỉnh Bắc Ninh có Trống Quân Ninh Xá, Song Liễu, Ngũ
Thái,… Trống Quân đã có một thời phát triển mạnh mẽ cùng với các làn điệu
dân ca khác ở dồng bằng Bác Bộ như hát Xoan, hát Ghẹo (Phú Thọ), hát
Quan Họ (Bắc Ninh), hát Ả Đào (Nam Định),…
Ngày nay, hát Trống Quân vân là một loại hình dân ca đặc sắc. Tuy
nhiên, sức lan tỏa của nó khơng rộng rãi và cịn rất ít nơi sinh hoạt. Người dân
dưới sự tác động khách quan của nhiều hồn cảnh khác nhau, đã ít chú ý đến
những làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm mà cha ơng họ đã sáng tạo và gìn
giữ. Không chỉ vậy, sự phát triển “phi thường” của công nghệ thông tin, của
nền kinh tế thị trường, sự du nhập của nhiều dịng nhạc nhẹ, nhạc nước ngồi,
đã nảy sinh tư tưởng chán nản thưởng thức nghệ thuật truyền thống của một



6
số tầng lớp khan giả. Nguy cơ bị mai một của một số nghệ thuật truyền thống,
trong đó có nghệ thuật hát Trống Quân. Do vậy, nghệ thuật hát Trống Quân
cần phải được gìn giữ và phát huy.
Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm giữa trung tâm
đồng bằng châu thổ song Hồng – nơi có truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên
Dung giúp dân trồng lúa chữa bệnh cứu người từ bi đức độ, có truyền thống
lịch sử đầm Dạ Trạch chống giặc ngoại xâm… Ngoài ra, Dạ Trạch còn là
vùng đất được người dân lưu truyền một làn điệu dân ca cổ đặc sắc đó là hát
Trống Quân. Tuy nhiên, hiện nay, nghệ thuật hát Trống Quân ở Dạ Trạch
cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Bởi lẽ, lớp nghệ nhân đã từng
tham gia hát Trống Quân thuở trước, hầu hết đã theo về với tổ tiên, chỉ cịn lại
một số ít nghệ nhân vào tuổi bát tuần đã được ông cha truyền lại và giữ được
lối hát Trống Quân cho tới ngày nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nghệ
thuật Trống Qn ở Dạ Trạch là cần thiết.
Từ nhưng lý do trên, em đã chon đề tài “Tìm hiểu Nghệ thuật hát
Trống Quân Dạ Trạch” cho khóa luận tốt nghiệp Đại Học của mình. Với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc bảo vệ những giá trị nghệ
thuật đặc sắc của hát trống qn, góp phần gìn giữ nhưng nét văn hóa đặc sắc
văn hóa dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những yếu tố hình thành nên nghệ thuật hát Trống Quân
Dạ Trạch.
- Tìm hiểu lề lối, hình thức diễn xướng Trống Quân , nêu bật đặc
điểm. Đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giữ gìn và phát huy làn điệu
dân ca này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật hát Trống Quân ở Dạ Trạch

- Phạm vi nghiên cứu là xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên


7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm tài liệu.
- Phương pháp khảo sát điền dã để tiếp cận, quan sát miêu tả, phỏng
vấn, thống kê.
- Phương pháp phấn tích, so sánh, tổng hợp nguồn tư liệu có liên quan.
5. Đóng góp của đề tài
- Tìm hiểu về thể loại âm nhạc dân gian hát trống quân, qua đó tìm
hiểu những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật của thể loại âm nhạc này để mọi
người có thể biết đến hát trống quân như một một thể loại âm nhạc dân
gian chuyên nghiệp phổ biến. Làm cho diện mạo hát trống qn khơng bị
méo mó và qua đó cho mọi người biết rõ hơn về âm nhạc trong nghệ thuật
hát trống quân. Làm phong phú thêm tài liệu về nghệ thuật hát trống quân
cho những người quan tâm.
- Cung cấp những hiểu biết thêm về đặc điểm của hát Trống Quân Dạ
Trạch. Khẳng định một phong cách riêng mang tính độc đáo về nhạc cụ,
khơng gian, lề lối và hình thức diễn xướng trong nghệ thuật hát Trống
Quân Dạ Trạch
- Kiến nghị một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ
thuật, đưa hát Trống Quân dạ trạch trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài
nghiên cứu có cấu trúc như sau :
Chƣơng 1: Khái qt khơng gian văn hóa vung Dạ Trạch, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Chƣơng 2: Nghệ thuật hát Trống Quân Dạ Trạch
Chƣơng 3: So sánh Trống Quân Dạ Trạch với Trống Quân một số

địa phương cung Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ.


8

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DẠ TRẠCH,
HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƢNG YÊN
1.1. Vài nét về tỉnh Hƣng Yên
Vùng đất cổ Hưng n, nằm ở phía tả ngạn sơng Hồng được hình
thành cách đây vài ngàn năm trước. Từ thời Hùng Vương dựng nước đã có bộ
lạc Trâu (cịn gọi là Câu Lậu) sinh sống ổn địnhlâu dài ở đây và đã chung sức
cùng các tộc khác xây dựng nhà nước Văn Lang – Âu Lạc (như bộ lạc Rồng ở
xứ Bắc, bộ lạc Dâu ở hai bờ song Đuống,…) Theo Lĩnh Nam chích qi,cơng
chúa Tiên Dung là con của Hùng Quốc Vương (vua Hùng thứ ba, mà dân gian
gọi là “vua mở nước”), kết duyên cùng Chử Đồng Tử và khai phá mảnh đất
Hưng Yên. Điều này cho thấy mảnh đất Hưng Yên đã hình thành cách đây vài
nghìn năm. Tuy nhiên cái tên Hưng Yên thì mới được khai sinh từ năm 1831
trên cơ sở cấu thành từ ba vùng đất: trấn Sơn Nam Thượng ( vùng giữa và
phía nam), trấn Hải Dương (vùng đông bắc) và trấn Kinh Bắc (vùng tây bắc).
So với các địa phương khác trong vung đồng bằng Bắc Bộ thì Hưng n có
lịch sử hình thành gần 200 năm. Trải suốt chiều dài lịch sử, tỉnh Hưng Yên xó
nhiều thay đổi, đến năm 1949 Hưng Yên bao gòm 9 huyện là: Ân Thi, Kim
Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn
Lâm và thị xã Hưng Yên [23, tr 5].
Phố Hiến của Hưng Yên trước kia là cửa biển rộng lớn, nên từ thời xa
xưa đã có sự xuất hiện các thương thuyền của các thương gia nổi tiếng người
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cập bên; có nhuengx tổ chức quy mô và
thương điếm gia dịch trao đổi nhiều hàng hóa trên bến dưới thuyền vào ra tấp
nập, là kết quả giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Hưng Yên của nước Việt với

phương Tây ở các thế kỷ XVI – XVIII. Học giả phương Tây gọi là thời kỳ
Đại Thương Mại (Grand Commerce) quốc tế[35, tr.270].


9
Địa hình Hưng n tồn là đồng bằng của miền châu thổ song Hồng,
diện tích đất nơng nghiệp có 67.775 héc ta, được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ
nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngơ, khoai, sắn, đậu,…. Đặc
biệt rất phù hợp với nhãn lồng, một loại quả hấp dẫn bởi mùi thơm quyến rũ
khó quên khi thưởng thức. Là tỉnh có nhiều năm phỉa chống đỡ với thiên tai,
bão lũ, nhiều lần vỡ ddeeddax tạo ra hiện tượng đổi dịng nước xốy làm nảy
sinh nhiều đầm, hồ rộng lớn như Xuân Quan – Văn Phúc (Văn Giang), Dạ
Trạch (Khoái Châu), Ngọc Thanh (Kim Động)… Nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm, nên khí hậu ở vùng này được phân làm hai mùa nóng
lạnh rõ rệt.
Sau năm 1954. Tỉnh Hưng Yên cơ bản như cũ, chỉ có điều chỉnh một số
xã giữa các huyện. Ngày 26/01/1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị
quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải
Dương thành một tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại Hải Dương. Tại kỳ họp Quốc
hội kháo IX ngày 06/11/1996 quyết định tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh
Hải Dương và Hưng Yên.
1.2. Khái quát về huyện Khoái Châu
Huyện Khoái Châu nằm ở phái Tây của tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp
huyện Văn Giang và Yên Mỹ, phía Đơng giáp huyện Ân Thi, phía Nam giáp
huyện Kim Động, phái Tây giáp Hà Tây (nay là Hà Nội, được ngăn cách bởi
song Hồng). Khối Châu có tên từ sau 3 lần đại phá quân Nguyên, tướng
Nguyễn Khoái là một trong những vị tướng có cơng lớn trong cuộc kháng
chiến nên được vua ban vùng đất rộng lớn làm thái ấp, từ đó có tên là phủ
Khối Châ (Khối Châu Lộ). Địa hình Khối Châu khá phức tạp, cao thấp xen
kẽ nhau; vùng ngồi bãi có địa hình bán lịng chảo dốc, vùng trong để nhìn

chung có hướng dốc từ Bắc đến Nam và từ Tây sang Đông. Vùng đất này có
khí hậu ơn hịa, thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây


10
trồng đa dạng phong phú. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là đất, cát ven sông
và trữ lượng than nâu khá lớn trong lòng đất. nguồn nước ở đây rất phong
phú bởi Khối Châu nằm trong hệ thống sơng Hồng – hệ thống sơng lớn nhất
ở miền Bắc, do có nguồn nước phù sa bồi đắp đáp ứng nhu cầu về phát triển
nông nghiệp và dân sinh của huyện.
Từ thuở các vua Hùng dựng nước đến việc khai hoang mở đất, dẫn thủy
nhập điền, lấn biển ngăn sông, vùng đất Khối Châu đã được mở mang theo
dịng chảy lịch sử Đại Việt và trải qua nhiều sự thay đổi về địa giới hành
chính với các tên gọi khác nhau như Khối Lộ, Phủ Khối… Nhưng dù có ở
thời kỳ nào người dân nơi đây cũng luôn phát huy bản chất cần cù, sáng tạo,
chung sức đồng long chế ngự thiên nhiên, bám làng giữ đất, xây dựng quê
hương giàu đẹp, văn minh.
1.3. Nét đẹp truyền thống văn hóa xã Dạ Trạch
1.3.1. Lịch sử Dạ Trạch
Đã từ lâu, đồng bằng châu thổ sông Hồng được các nhà nghiên cứu cho
là chiếc nơi của văn hóa tiêu biểu của nền văn hóa Lạc Việt, mang trong mình
yếu tố Địa văn hóa và những yếu tố gắn liền với truyền thuyết – lịch sử. Dạ
Trạch, địa danh nổi tiếng vùng đất châu thổ sơng Hồng được khẳng định như
một điểm văn hóa trong dòng lịch sử ấy.
Dạ Trạch là một xã thuộc khu Bắc huyện Khối Châu tỉnh Hưng n,
phía Bắc giáp thơn Đa Hịa xã Bình Minh và thơn Đơng Tào Nam xã Đông
Tào, phái Đông giáp xã Tân Dân, phái Nam giáp đường 205B thơn Xn
Đình xã Hàm Tử, phía Tây giáp sông Hồng – cùng bờ bên kia sông Hồng là
xã Tự Nhiên thuộc địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội. Địa dư xã Dạ Trạch
hình chữ S, dài khoảng 2,5 km và rộng khoảng 1,5 km.

Theo truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên Dung thì cả xã Dạ Trạch
ngày nay trước kia là vùng đầm lầy đầy lau sậy, chính nơi đây Chử Đồng Tử


11
và Tiên Dung cơng chúa đã hóa về trời để lại đầm nước trong một đêm. Đồng
thời nơi đây đã in dấu chân của người anh hung đầm lầy Triệu Quang Phục
đánh giặc Lương và khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật và Đổng
Quế Nguyên Nhung chống thực dân Pháp.
Trải qua những bước thăng trầm lịch sử, Hưng Yên nói chung, Dạ
Trạch - Khối Châu nói riêng ln giữ vững được bản sắc riêng của mình với
truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dung và nổi danh là một vùng quê
văn hiến.
1.3.2. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng
1.3.2.1. Phong tục tập quán
 Tục cƣới Cheo và Sêu: Là một trong những tục lệ hết sức quan
trọng, khi trai gái lấy nhau phải tuân thủ đầy đủ các bước như: Ăn hỏi, xin
cưới, dẫn cưới, đón dâu và lại mặt. Ăn hỏi có cơi trầu, tút thuốc lá và một vài
mâm cơm mời họ hang trong nội tộc gia đình. Khi dẫn cưới, ngoài 7 hoặc 9
cháp lễ vật cổ truyền ( gồm: cau, chè, thuốc lá, bánh kẹo, lụa là,….), bên nhà
trai phải có một cái gọi là “lễ đen” (nhiều tiền hay ít tiền là do sự sắp xếp của
nhà trai) và một chiếc nhẫn vàng để chú rể hoặc mẹ chú rể trao cho cô dâu
trong ngày cưới. Đặc biệt trước khi cưới có tục “Sêu” đối với người đàn ơng,
có nghĩa là khi cha mẹ đã hỏi cho con trai một cơ gái để kết tóc se tơ thì
thường người con trai phải làm rể ba năm mới được cưới. Trong thời gian đó,
cứ đến mùa thu (mùa hồng, mùa cốm, mùa mà chim cu gáy xuống đồng ăn
thóc, lúa nếp bắt đầu kết sữa…) người ta giã gạo làm bánh cốm, đỗ xanh
đường hoặc mua bánh cốm quả hồng, con ngỗng đến để Sêu (biếu) nhà gái
đúng ba mùa thu thì mới được coi là rể hiền, sang xuân được phép cưới cô gái
làm vợ. Có thể nói đây là một phong tục cưới hỏi mang đậm bản sắc riêng của

vùng quê Dạ Trạch, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử phong tục ấy vẫn
được lưu truyền từ đời này qua đời khác.


12
 Khao hang Giáp: Trước kia ngơi đình làng chính là nơi để hội họp,
lien hoan cho những công việc quan trọng của làng. Tục Khao hang Giáp
cũng là tục lệ phổ biến ở nhiều nơi nhưng đối với hai làng của xã Dạ Trạch nó
lại diễn ra hết sức phong phú và trang trọng. Theo các cụ cao tuổi trong làng
Đức Nhuận kể lại: Trong làng xưa kia có hai tầng lớp là những người thông
minh học giỏi tự thi thố tài năng và đỗ đạt và những người nhà giàu dung tiền
mua chức quan chức sắc, mỗi lần như vậy đều phải lien hoan cỗ bàn linh
đình, hình thức đó gọi là khao.
 Giỗ Thành Hồng: Hàng năm ngoài những ngày giỗ đức Thánh
Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Dân làng Đức Nhuận còn tổ chức lễ kỉ
niệm ngày giỗ Thành Hoàng (hay giỗ cụ Hoàng theo như cách gọi của dân
làng) vào ngày 4 thangs4 (âm lịch), trong đó là sự có mặt của các vị chức sắc
và toàn thể dân làng. Tế lễ dâng hương được tổ chức long trọng, lễ vật phải có
là con lợn tô luộc chin với đầy đủ nội tạng khơng thiếu thứ gì.
 Tục lệ Tang Ma: Những tục lễ có từ thời xa xưa như. Lễ 3 ngày, 7
ngày, 49 ngày và 100 ngày, người con trai Trưởng đứng ra tổ chức tang lễ…
Tảo mộ chiều ngày 30 tết (âm lịch), ở đây người dân cho là chiều 30 tết đi tảo
mộ để thắp hương các cụ tổ tiên, những người thân đã khuất về nhà ăn tết
cùng gia đình rồi chứng giám thành cơng của năm cũ và phù hộ cho gia đình
năm mới gặp nhiều niềm vui và may mắn.
1.3.2.2. Tín ngƣỡng
 Thờ cúng Tổ tiên: Nét nổi bật của người dân Việt vùng đồng bằng
Bắc Bộ nói chung, xã Dạ Trạch nói riêng là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, được
thể hiện ở việc các gia đình đều lập bàn thờ cúng gia tiên ở những nơi trang
trọng nhất của ngơi nhà khi đã tìm hiểu “phong thủy”. Nhà nghiên cứu Toán

Ánh cho rằng: “ Cây có gốc mới trở thành xanh ngọn, nƣớc có nguồn mới trở


13
thành sông sâu”. Đúng như vậy, con người ta phải có tổ tiên, có nguồn cội
mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ cúng tức là quên nguồn gốc,
huống chi ông bà là những người đã sinh dưỡng cha me và cha mẹ đã sinh
dưỡng chúng ta. Thắp hương tưởng nhơ tổ tiên vào các ngày tuần, rằm,
mùng một hang tháng và các dịp lễ tết trong năm hoặc các ngày trọng đại
của gia đình.
 Thờ Thành Hồng: Có câu “ Trống làng nào láng ấy đánh, Thánh
làng nào làng ấy thờ”, Thành Hoàng làng được thờ phụng tại Đình là một vị
Thánh Nữ, theo như nội dung của bản dịch của ông Đinh Văn Kiền, cán bộ
Viện Bảo Tồn Quốc Gia và sự hiệu chỉnh của cụ Phung Quan Mên vào năm
1994 của bia tứ trụ thì: Người có cơng là Đức cung tần Hồng Thị Na mà dân
trong vùng gọi với một tên gần gũi và kính mến là cụ Hồng. Cụ sinh ngày 15
tháng chạp năm Kỷ Mão (1570), mất ngày 04 tháng 4 năm Canh Dần (1650).
Mến mộ đức cao cả của cụ mà nhiều nơi và nhiều người đã công đức về xây
dựng Chùa Sùng An Trạch. Gia đình họ Hồng thơn An Trạch xã Đức Trạch,
huyện Đơng An, phủ Khối Châu, đã sinh ra được người con gái tứ đức
(công,dung,ngôn,hạnh) vẹn toàn, đoan trang nhu thuận. Vua lấy làm cung tần
sống hài hòa như “đàn cầm đàn sắt”, được hết thảy mọi người quý trọng.
Người dân ở đây kể lại rằng: Ngày xưa vào khoảng thế kỷ XVI – XVII, tại
làng Đức Nhuận Thượng có một người con gái họ Hồng xinh đẹp lắm, lại
thong minh tài hoa, nhanh nhẹn. Vua cho triệu vào triều làm cug tần, bà là
nguwoif hiền thục tốt tính dịu dàng được vua yêu quý, do đó đã giúp đỡ dân
làng ở quê rất nhiều. Vào cung được hai năm thì bà hạ sinh cho nhà vua một
người con trai, gọi là “Cậu Quận”. Năm đó cậu Quận khoảng 3 – 4 tuổi, được
nhà vua cho về quê chơi( tức làng Đức Nhuận bây giờ), trước của nhà có một
cái ao sâuvơ tình cậu Quận bị ngã chết đuối, sợ nhà vua trị tội chu di chin họ

nên ngay trong đêm hơm đó phải huy động cả làng đào đất lấp ao. “Vì đào


14
ngay trong đêm hơm đó nên nhiều người dân đào bị đứt ngón chân ngón tay
hang rổ”. Sau đó, một phần vì thương con, phần vì xấu hổ bà khơng dám lên
triều đình mà xin ở lại quê sinh sống. Khi bà mất, dân làng nhớ công ơn bà
nên đã thờ phụng cho đến ngày nay.
 Tín ngƣỡng thờ Mẫu: Chế độ mẫu hệ còn ảnh hưởng khá sâu đậm
trong đời sống xã hội của cư dân người Việt Nam. Vì thế, người Viêt có
truyền thong thờ nữ thần, một đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân nơng
nghiệp [34,tr.96]. Có thể nói tín ngưỡng này là “Đạo Mẫu” đã xâm nhập khá
mạnh mẽ vào trong tâm thức đa số tầng lớp nhân dân nhiều vùng miền trong
cả nước, trong đó có vung Dạ Trạch. Cung, Ban, Điện thờ Mẫu trong chùa
Sùng Nghiêm thơn Đức Nhuận khá trang hồng lộng lẫy. Ở đây cũng được
sắp xếp tương đối công phu theo hệ thống Diện thần như sau: có Ngọc Hồng,
tam tịa Thánh Mẫu, ngũ vị Vương vương quan, tứ vị chầu bà, ngũ vị hồng
tử, thập nhị cơ nương… thể hiện cho sự tín tâm của những nguwoif sung bái
và tổng thể những người dân theo tín ngưỡng này. Bởi lẽ, hịa nhập với tín
ngưỡng thờ Mẫu ở đây còn là một loạt các hoạt động diễn xướng dân gian âm
nhạc đi theo như hát chầu văn, hầu bóng và lên đòng dành riêng cho các con
nhang đệ tử sung bái.
 Tín ngƣỡng thờ cá: Là một trong những tín ngưỡng của cư dân
nơng nghiệp Dạ Trạch. Đây là một tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân chinh
phục những đầm lầy còn lại. Tổ tiên của cư dân nơi đây là dân thủy cơ và cá
là “nguồn năng lượng” chủ yếu của họ, khi họ chưa chinh phục được đầm lầy
và biến đầm lầy thành ruộng đồng như ngày nay. Chính vì thế nên người dân
Dạ Trạch đã có tín ngưỡng thờ cá từ xa xưa được thể giện trong lễ hội là
những nghi lễ rước tượng “Ông Bế” hay cong gọi là “Bế ngư thần quan” hết
sức tôn nghiêm và trang trọng, các cụ già nơi đây còn kể rằng: Xưa kia nạn vỡ

đê 18 năm liền, Ngài (tức là Ông Bế) hiện than là con cá chép rất lớn đã trôi


15
dạt về vùng này, dân chai săn bắt nhưng không sao bắt được, những đứa trẻ
chăn trâu còn cưỡi trên lung chơi đùa, có nhiều khi Ngài cịn cứu cả nhưng
đứa trẻ chăn trâu bị ngã xuống song khỏi bị chết đuối. Về sau này không biết
Ngài trôi dạt đi đâu, nhân dân đã lập ban thờ cho đến ngày này.
1.3.3. Hội làng
Lễ hội Dạ Trạch cung chính là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người
dân Dạ Trạch nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung, ở đoa hội tụ
các giá trị văn hóa và thể hiện tính cộng đồng. Lễ thường đi kèm với Hội nên
có sức hấp dẫn cao. Lễ Hội là sự kết tinh, hòa quyện giữa đời sống nội tâm và
đời sống xã hội của họ.
Lễ hội đền Hóa Dạ Trạch được tổ chức để bày tỏ long thành kính, lịng
biết ơn đối với vị thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Lễ hội đã quy tụ về
đây không chỉ những thành viên trong làng xã, huyện, tỉnh mà nhân dân khắp
vùng, thậm chí cả nước với số lượng hang vạn người trong ba ngày diễn ra lễ
hội, đặc biệt là cư dân các tỉnh lân cận thuộc khu vực Bắc Bộ. Mặc dù ở lễ hội
tập trung mọi tầng lớp trong xã hội, nhưng ở đây họ lại không hề phân biệt
tơn giáo, tín ngưỡng, giai cấp, kể cả những người xa lạ ở khắp mọi nơi đổ về.
Tất cả mọi người đến với lễ hội luôn tự coi mình là con cháu của vị thánh
đang được thờ cúng, đó cũng là chất men cố kết cộng đồng.
Hàng năm dân làng mở hội từ ngày 10 đến 12 thang hai (âm lịch), nhân
dân trong vùng nô nức đến dự hội. Hội bắt đầu từ khi cây pháo hoa ở giữa sân
đền vừa nổ là đám rước bắt đầu. “Nhưng năm gần đây, khi nhà nước có lwnhj
cấm đốt pháo thì lễ hội lại vang lên bằng những hồi trống hội trầm hung linh
thiêng”. Lễ rước được coi là nghi thức quan trọng nhất, không thể thiếu trong
lễ hội đền Hóa Dạ Trạch. Lễ rước được tổ chức ngay trong buổi đầu tiên của
lễ hội, sáng ngày 10 tháng 2. Lễ rước nước nghĩ là lễ lấy và mang nước ở

song Hồng về đền. Theo tục lệ thì nước dung trong việc thánh ở đền cả năm


16
như làm lễ Mộc dục (tắm tượng), nước cúng phải là nước lấy ở giữa dòng song
Hồng. Lực lượng tham gia vào lễ này gọi là giai đồ, có vài tram người được
biên chế thành các dội như: Dội tế nam gồm các vị trung niên trở lên, đội tế nữ
gồm các bà trung niên trỏe lên, đội múa sênh tiền (múa tiên) gồm các thiếu nữ
khoảng 13 – 14 tuổi, ngồi ra cịn ban nhạc lễ, đội múa rồng, đội khiêng kiệu
thánh, đội khiêng kiệu chóe đựng nước, đội cờ, đội trống, đội múa quạt, lực
lượng chèo thuyền… Các đội này có trang phục ngày hội kiểu cách riêng.
Dẫn đầu là cờ thần ngũ sắc, tiếp đó là 10 cô gái đội dải lùa màu hồng
rộng, dài chừng 20 thước, uốn lượn rập rờn như song Hồng. Kiệu đi đầu rước
gậy thần và nón thần là vật thiêng liêng của Chử Đồng Tử cứu nhân độ thế.
TRong khi đó hai thuyền rồng bơi sang bờ song bên kia nơi xua kia Tiên
Dung quay màn tắm và gặp Chử Đồng Tử. Cờ xí rợp trời, chiêng khua dậy
đất. Các thiếu nữ đồng trinh ăn mặc trang phục ngày hội lấy nước mát từ giữa
dịng sơng của trời đất cho vào bình đẹp, phủ lụa để đem về làm nước cúng và
cho Tiên Dung tắm như tích xưa. Sau đó là lễ dâng hương tế. Ngày thứ hai
mở đầu là cuộc rước phát du (Thánh đi du ngoạn). Đi đầu đám rước là đội
múa sênh tiền đều là các cô gái. Cô đi dầu đặt trên hai vai bầu nước và đầu
đội một đĩa trầu cau. Những cỗ kiệu thánh đi len lỏi khắp các bãi ngơ, bờ mía,
khắp ác đường làng và kiệu dừng lại khá lâu trên bờ đầm như luyến tiếc lâu
đài nguy nga, tráng lệ xưa đã bay về trời để lại đầm nước mênh mông và
những lá tóc tiên xanh rờn tha thướt, mà các già lão nói đó là tóc Tiên Dung
cịn vương lại.
Trong lễ hội cổ truyền xã Dạ Trạch cịn có nhiều trị chơi giải trí dân
gian mang tính chất “hội” và các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ như:
Điệu múa bồng trong đám rước, chọi gà, bắt vịt dưới ao, leo cầu Kiều, đánh
đu,… đặc biệt cịn có giao lưu hát Trống Quân, Quan Họ trên song – trên hồ

bán nguyệt trước cửa đền, hát ca trù, chầu văn – hầu đồng… Du thuyền trên


17
song thả bóng bay, giao lưu văn nghệ với các xã bên cạnh bên bãi tự nhiên,
trên cầu tiên,…
Diễn biến của lễ hội Dạ Trạch vừa gắn bó với truyền thuyết vừa mang
dấu vết quen thuộc của hội làng, vừa có cái chung, nhưng lại có cái riêng khó
lẫn, cũng khó mà phân biệt được rành mạch đâu là lớp văn hóa gắn liền với
câu chuyện tình diễm lệ, đâu là lớp văn hóa cổ xưa của cư dân nơng nghiệp
tàng ẩn trong trò diễn. Là hội làng nhưng lại là hội để tưởng nhớ một mối tình
say đắm diễn ra trong mùa xuân với một dấu vết cõi trần rất thực, rất ảo mà
rất thiêng. Sức hấp dẫn của lễ hội Dạ Trạch chính là phương diện ấy. Lễ hội
Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một trong những thành tố vưn hóa có tiềm năng
to lớn đối với Dạ Trạch và sẽ cịn có sức sống mãnh liệt với không gian, thời
gian và trong tâm linh của người dân Việt.
Như vậy qua việc tìm hiểu các phong tục tập quán cũng như tín ngưỡng
của xã Dạ Trạch đã phần nào cho ta thấy đây là một vùng quê giàu truyền
thống văn hóa với những nét đẹp văn hóa riêng mang đậm bản sắc của vùng
Bắc Bộ, qua đó khẳng định văn hóa Dạ Trạch là một trong những cái nơi của
nền văn hóa của người Việt. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử những nét
đẹp văn hóa trên đã không tránh khỏi sự mai một, tuy nhiên những nét đẹp
mang tính bản sắc của vùng quê Dạ Trạch vẫn được người dân nơi đây lưu
truyền từ đời này qua đời khác và phát triển ngày càng toàn diện hơn.
1.4. Nguồn gốc và sự hình thành của nghệ thuật trống quân Dạ Trạch
Trong kho tàng dân ca Việt Nam, hát Trống Quân là một thể loại diễn
xướng dân ca bình dân và phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại sinh hoạt
văn hóa này thường được người dân tổ chức vào trong dịp hội hè, trung thu,
những đêm trăng thanh gió mát của trung tuần tháng tám.
Cho tới nay, chưa có cơng trình khoa học nào khẳng định chính xác hát

trống qn có từ bao giờ. Nhưng ở vùng Dạ Trạch người ta vẫn truyền nhau


18
rằng, vào đời vua Hùng thứ III, công chúa Tiên Dung trong một chuyến du
ngoạn dọc theo song Hồng đã có cuộc duyên kỳ ngộ với chàng trai nghèo Chử
Đồng Tử. Đôi vợ chồng không môn đăng hậu đối ấy đã cùng nhân dân cải
tạo cả vung lau sậy bạt ngàn và những bãi cát hoang sơ thành làng quê trù
phú. Công chúa Tiên Dung đã dạy dân cách trồng lúa, ƣơm tơ, dệt vải, và
đặc biệt còn dạy cả làn điệu hát Trống Quân . Triệu Quang Phục khi đánh
thắng Trần Bá Tiên đã cho binh sĩ của mình ăn mừng bằng cách hát và gõ
nhịp ngay trên thuyền, trong những bụi lau sậy tại vung đầm lầy Dạ Trạch.
Trình bày về nguồn gốc và thời điểm ra đời của hát Trống Quân có thể căn
cứ vào các giả thuyết sau:
Thứ nhất: hát Trống Quân xuất hiện từ đời nhà Trần, nửa sau thế kỷ
XIII. Thời kỳ chống quân Nguyên xâm lược, binh sĩ ta khi nghỉ ngơi đã ngồi
thành hai hàng đối nhau và gõ vào tang trống, cứ một bên hát xướng một bên
hát đối. Sau chiến thắng điệu hát được phổ biến ra nhiều nơi trên miền Bắc.
Thứ hai: hát Trống Quân xuất hiện từ khi vua Quang Trung dẫn quân
thần tốc ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh cuối thế ky XVIII. Để binh lính đỡ mệt
mỏi, vua bày cho một bên giả gái hát đối đáp trao tình với bên qn lính, kèm
theo trống đánh điểm nhịp, lúc nghỉ cũng như lúc đi đường. Do đọc chệch từ
“Trung Quân” thành “Trống Quân”, vì đã lấy làn điệu hát giải trí mà vua Quang
Trung tuyển chọn ở Nghêc Tĩnh trong cuộc hành quân ra Bắc diệt Thanh.
“Thƣơng con, nhớ vợ tram chiều
Quang Trung long sợ khó điều tiến binh
Bèn truyền nghỉ lại cắm dinh
Trong đồn cho phép tinh binh chơi bời
Dùi rơm, trống đất vui chơi
Hiện ra một cảnh nhƣ đời Thuấn Nghêu”



19
Thứ ba: xưa kia có lệ khi quan đổi lị sở thường được ban đồng liêu
theo tiễn một quãng đường, tay có cầm trống khẩu điểm nhịp, hát câu tiễn
bạn, trong đó có đoạn tống quân nam phố, thương như chi hà (nghĩa là tiễn
bạn lên đường về phương nam, nhớ thương ai đo được). Lối hát tiễn bạn
của giới nhà quan sau lan rộng ra ngoài dân gian và bị đọc chệch thành
“Trống Quân”
Dựa vào tư liệu và dựa vào kết quả điền dã thu được nhận thấy, Hưng
Yên là tỉnh có phong trào hát trống quân từ rất sớm, nhưng làng nào hát sớm
nhất là điều còn chưa lý giải được. Chỉ biết ở Hưng Yên xưa, trai gái làng nào
cũng biết hát Trống Quân, tiêu biểu là các làng: Xuân Cầu, Khúc Lộng (Văn
Giang), các làng thuộc các xã Bình Minh, Dạ Trạch (Khối Châu ), Đồng
Than (Yên Mỹ), Bãi Sậy ( Ân Thi)… đều có tiếng giỏi hát Trống Quân.
Theo GS.TS Phạm Minh Khang, hát Trống Quân được phát triển trong
quân ngũ của các thời phong kiến xa xưa. Những người lính thuở xưa thường
dùng thể loại này làm nét sinh hoạt văn hóa, có thể dùng bất kỳ vật gì để gõ
vào mạn thuyền, nồi chảo, bát đĩa để tạo ra những âm thanh giòn giã. Sau khi
thắng giặc ngoại xâm, Trống Quân đã phát triển ra chốn dân gian và trở thành
lối hát đối đáp của thanh niên nam nữ trong những đêm trăng thanh gió mát
sau những cơng việc đồng áng.
Thấy như người trước hoặc nệ vào trống (nhạc cụ) và từ quân (binh lính),
rồi chịu ảnh hưởng sâu nặng với long tự hào dân tộc chính đáng trước chiến
cơng lẫy lừng của vua Quang Trung diệt Thanh, mà gán ghép xe nối cho điệu hát
them giá trị hoặc qua lễ tiễn bạn nhà quan gọi chệch ra, cũng như nói Trống
Quân mang xuất xứ từ điệu hát dùng trong binh sĩ thời Trần chống quân Nguyên
là chưa đủ thuyết phục cho dù nền cac múa nhạc đời Trần rất phát triển. Cho đến
Cách Mạng Tháng Tám, hầu hết các đám Trống Quân vẫn cơ bản sử dụng trống
đất truyền đời, trong khi ở nước ta từ thế kỷ XIV, triều đình đã dùng trống da

bên cạnh trống đồng (được coi là trống thiêng) [22, tr.19]


20
Dù điệu hát Trống Quân có từ bao giờ và ra đời từ đâu thì nó vẫn là làn
điệu dân ca của những người dân đồng bằng Bắc Bộ, một lối hát giao duyên,
đối đáp tồn tại trên mảnh đất Dạ Trạch. Hôm nay, lớp người từng tham gia hát
không còn nhiều nữa nhưng những nghệ nhân vẫn hát vẫn kể và nhớ như in
những ngày hội hát Trống Quân thuở nào bên bờ đầm Dạ Trạch.
Tiểu kết
Qua những nét cơ bản về vùng văn hóa Dạ Trạch, có thể khẳng định
rằng: xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng n có một vị trí địa lý
thuận lợi, một lịch sử lâu đời, có thương cảng trên bến dưới thuyền và ra tấp
nập, là mạch máu của sự phát triển kinh tế giữa người Việt với các nước
phương Tây của nhiều thế kỷ trước. Có thể thấy, truyền thuyết và lịch sử đã
bội tụ cho nhau và xây dựng lên Dạ Trạch thành một điểm sang văn hóa cho
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi mà Triệu Quang Phục lấy làm căn cứ địa cho
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương. Đồng thời thong qua lịch
sử và diễn biến của Lễ hội Dạ Trạch sau này, phản ánh một tín ngưỡng của cư
dân nơng nghiệp, biểu tượng về một anh hung Văn hóa có cơng khai phá vùng
“đất thiêng” Dạ Trạch. Thời gian như một con sông mà truyền thuyết như một
bãi bồi của con sơng ấy, dịng sơng cứ cần mẫn chảy và luôn bồi đắp cho bãi
bồi những lớp phù sa mới.
Người dân nơi đây luôn tự hào về vùng đất q mình. Với mỗi khơng
gian, thời gian, cũng như mỗi giai đoạn lịch sử lại cho chúng ta những bàn
luận, những suy nghĩ, những khát vọng và mơ ước về một vùng đất mà ở đó
hứa hẹn cho một bức tranh tuyệt đẹp, một màn sử thi hung tráng, một truyền
thuyết về tình yêu và khát vọng, mang lại cho đất nước Việt Nam, cho đồng
bằng Bắc Bộ một nét “chấm phá” về Văn hóa đặc sắc được hun đúc bởi lễ hội
Chử Đồng Tử - Tiên Dung và khơng gian văn hóa vung Dạ Trạch . Có thể nói,

chính những giá trị lịch sử văn hóa, phong tục tập qn, tín ngưỡng ở Dạ Trạch
đã góp phần tạo nên nét đặc trưng cho nghệ thuật hát Trống Quân Dạ Trạch.


21

Chƣơng 2
NGHỆ THUẬT HÁT TRỐNG QUÂN DẠ TRẠCH
2.1. Nghệ thuật hát trống quân Dạ Trạch
2.1.1. Về ca từ
2.1.1.1. Nội dung lời ca
Hát Trống Quân Dạ Trạch thường đề cập đến những chủ đề ngợi ca non
sông đất nước, cảnh làm ăn lao động. Bên cạnh đó là những tích cũ hay điển
tích văn học như: Chinh Phụ Ngâm, Nhị Độ Mai, Kiều, Tần Cung Oán….
Tuy nhiên, vốn là thể loại hát đối đáp trai gái cho nên vượt lên tất cả, tình yêu
nam nữ vẫn là chủ đề lớn nhất của hát Trống Qn Dạ Trạch .
Chính vì vậy , chủ đề của làn điệu dân ca này là tình yêu nam nữ, nó
được biểu hiện rõ rệt trong cách xưng hô “chàng – thiếp, anh – em, chàng –
nàng, mình – ta,…” xun suốt trong tồn bộ từ đầu đến cuối cuộc hát. Tuy
nhiên, trong hát Trống Quân, chặng hát đầu tiên trong những đám khao có
xưng hơ “tơi” với tính chất lịch sự, xã giao, sau đó lại trở lại với “trổ hát”
cùng cách xưng hơ tình tứ.
Lời ca trong hát Trống Quân Dạ Trạch được sắp xếp như sau: (Để tiện
tra cứu nên dưới đây chỉ là trích lược, phần cịn lại được giới thiệu trong phần
phụ lục)
Phần đầu hát gọi, đan xen sự trách móc giận hờn, nhớ thương mơ mộng
như những lời hẹn đã đến hồi gặp lại…
Tiếp theo là loạt các trổ hát ( hay còn gọi là đoạn hát) rất “lãng mạn”
như ướm, hỏi, tình cảm của trai gái trong các cuộc hát. Chẳng hạn như:



22
Nam:
Trăm năm tính cuộc vng trịn
Anh tìm đâu đƣợc ngƣời hơn là nàng
Anh xin gửi tấm long vàng
Nguyện lấy đƣợc nàng, nàng chớ quên anh…
Trổ hát của nữ bẻ làn hay sang sa mạc (đổ giọng), ngâm tự do với mục
đích giới thiệu để vào chặng hát chào.
Sa mạc:
Đến đây muôn sự lạ lùng
Hát sao cho đƣợc thỏa long ngƣời xem
Tôi ra đây cùng chị cùng em
Tôi chào tất cả kẻ khen ngƣời cƣời
Hát chào gồm 10 cặp thơ lục bát:
Chào ông Tiên chỉ ngồi chơi
Chào ông thứ chỉ soạn bài cờ binh
Chào ông chánh hội đàn anh
Chào ông thƣ ký thấu tình cho tơi
Chào chiếu tộc biểu đang ngồi
Chào đến ơng phó đang thời việc quan
Tơi chào tất cả đông nhan
Chào tất Lý dịch trong làng vừa xong…
Qua những câu hát của nữ có đan xen sa mạc để vào hát những trổ hát
“họa” – họa trời, họa đất, họa hoa, họa quả bằng 10 hoặc trên 10 cặp lục bát
của mỗi trổ. Những trổ hát họa của hai bên nam nữ đưa ra nhẹ nhàng, dàn trải
theo tiết tấu cơ bản của điệu Trống Quân, xong đồng thời cũng phải sắc xảo,
nhanh nhẹn và họ luôn phải tỏ ra là những người tài trí, thơng minh, lịch thiệp
lại thông thạo hiểu biết về mọi mặt và ứng vận giỏi khi tham gia hội hát.



23
Nữ họa đất:
Dƣới đất có núi có sơng
Chất chứa trong long vàng bạc kim cƣơng
Có ngƣời sinh sống muốn phƣơng
Kinh, Tày, Nùng, Mán, Thổ, Mƣờng, Thái, Dao…
Nam họa trời:
Trên trời có mây có mƣa
Cố sấm, có chớp, có chùa nàng tiên
Trên trời có cửa phật tiền
Có ơng Nguyệt lão xe duyên vợ chồng…
Nữ hát sa mạc để vào họa hoa cho thấy họi hát được diễn biến một cách
nhịp nhàng theo chiều hướng càng lúc càng “ăn ý” nhau.
Nữ:
Hội làng Nam, Bắc, Tây, Đông
Nhận vợ nhận chồng chẳng tiện chàng ơi
Trời đất ta đã họa rồi
Giờ chàng họa quả, em thời họa hoa
Nam hát cò lả:
Yêu em hƣơng sắc đậm đà
Nón nghiêng che má, áo tà tung bay
Anh chờ để đón em đây
Cùng xem hoa nở cùng ngày vui chung
Trổ hát họa hoa, họa quả, mỗi trổ gòm 10 cặp lục bát và kết thúc đôi
thứ nhất là những câu hát có tính chất ước hẹn, thủy chung, gắn bó (có thể gọi
là hát giao hẹn):
Thu sang lay động lá vàng
Đơng về anh sẽ đón nàng, nàng ơi
Ơ này đẹp lắm mình ơi



24
Làng mừng hai đứa thành đôi vợ chồng
Khăn em thêu sắc chỉ hồng
Áo anh cành trúc, ơm vịng nhành mai…
Ngồi những lời lẽ mượt mà của điệu sa mạc giữa nam và nữ. Họ đã
vượt qua ranh giới, vượt qua quy ước để gia duyên bằng những lời ca mạnh
mẽ sắc xảo. Sự nhịp nhàng của “kẻ kéo, người co” từ những câu đố Kiều
hiểm hóc, nhưng cũng khơng qn đưa sa mạc xen kẽ trong các chặng hát.
Câu đó thường phát huy trí lực cho cả đơi bên, nổi bật ở phần này là sự khoe
tài phô diễn qua chặng nữ mời trầu, nam giảng tích trầu, hay nam và nữ cùng
họa cá, hoặc nam họa nắng nữ họa mưa… vô cùng phong phú, đa dạng.
Nữ mời trầu:
“…Trầu này têm tối hôm qua
Giấu cha giấu mẹ em mang mời chàng”
Nam giảng tích trầu:
“Chỉ vì một nỗi hai chàng
Cùng sinh một lứa nên nhầm đó thơi...”
Có những đoạn kể về mối lương duyên giữa chàng thôn Đức Nhuận và
cô gái thôn Yên Vĩnh đi buôn bán nơi xa mà vô tình gặp nhau hị hẹn, tự tình,
bất ngờ nhưng lại nên duyên, “mượn cảnh để thấu tình”
Nam hát:
“Thấy nàng mặt phƣợng mơi son
Mày ngài da phấn địa no trên cành
Cho nên anh muốn tỏ tình
Hỏi nàng q qn tính danh là gì?”
Nữ hát:
“Chẳng hay anh hỏi làm chi



25
Q em n Vĩnh huện thì Khối Châu
Tên em là Phạm thị Cầu
Kém bề nhan sắc kém màu thanh tao…”
Hoặc:
“Nghe chàng tỏ hết tóc tơ
Bây giờ mới biết thực là đồng hƣơng
Đội ơn chàng có long thƣơng
Hỏi thăm tên tuổi hỏi đƣờng thất gia…”
Lời ca mộc mạc nhưng đạt lý thấu tình, cả chàng trai và cơ gái đã sớm
tạo ra được sự “đắm say trong men tình” mà quên đi mệt nhọc, đường xa rảo
bước về hội Trống Quân. Phải chăng xưa kia những chàng trai cô gái vùng
quê Dạ Trạch đã dựa vào tích truyện về Chử Đồng Tử - Tiên Dung mà sang
tạo ra, ví vận ra những câu hát trong dân gian hậu thế sau này?
Cuối cùng là những chặng hát, những câu hát giao duyên, hát thách
cưới và những câu kết thúc điệu cò lả. Đêm hát đã vào tầm “say” thực sự để
đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật hát Trống Quân , vuotj qua tuổi tác để hịa
mình với nghệ thuật. Trăng càng cao, tiếng trống tiếng hát càng rộn ràng, thu
hút đông đảo bà con đến tham dự và cổ vũ. Nội dung câu hát tiếp theo đó là
những câu dẫn nối đến chuyện tình dun đẹp đẽ.
“Đơi ta nhƣ đũa tre già
Càng vót càng nhẵn càng và càn trơn”
Hoặc:
“Đơi ta nhƣ thể con Tằm
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong..”
Có thể nói, hát Trống Qn Dạ Trạch đã dùng hình thức nam – nữ hát
đối đáp, trao duyên tâm tình trước đơng đảo khán quan những khía cạnh tâm
trạng của quá trình trai gái tìm hiểu, trao duyên cho nhau với những nhớ



×