Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giao an tu chon van 11 tuan 2829

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.68 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TỪ ẤY (Tố Hữu) Ngày soạn: 24/2/2013 Ngày dạy: 28/2/2013 Tiết: 27 A. Mục tiêu bài học: Gióp hs: - Củng cố thêm kiến thức tác phẩm "Từ ấy" - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu, phân tích tp thơ trữ tình. - Có ý thức trong việc vận dụng kiến thức văn học về tác gia vào quá trình đọc – hiểu tác phẩm văn học. B. Chuẩn bị - GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - HS: vở ghi, C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài dạy: HĐ của GV và HS Nội dung HĐI: Hướng dẫn học sinh I. Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi. trả lời một số câu hỏi. Câu 1: Hãy nêu nhận xét về các hình ảnh được tác GV đưa câu hỏi giả tô đậm trong khổ đầu của bài thơ? Những hình ảnh ấy biểu hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào khi bắt gặp lí tưởng cộng sản? Câu 2: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Mặt trời trời chân lí chói qua tim” đối với người chiến sĩ và nhà thơ Tố Hữu. Gợi ý: Hướng dẫn cách trả lời Câu1: Các hình ảnh trong khổ đầu của bài thơ đều HS thảo luận trả lời. là những hình ảnh được tô đậm tính đột ngột, mạnh GV chốt lại mẽ, chói lọi, tưng bừng: “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, “vườn hoa lá”, “rất đậm hương”, “rộn tiếng chim”. Những hình ảnh ấy nói rằng, lí tưởng cộng sản lần đầu đến với Tố Hữu như một luồng ánh sáng quá đột ngột và vô cùng mãnh liệt khiến nhà thơ trẻ tuổi cơ hồ như bị choáng váng. Lí tưởng ấy đem đến cho nhà thơ, cùng với luồng ánh sáng chói lọi, một niềm vui lớn: tác giả cảm thấy tâm hồn mình như một khu vườn đầy hoa và rộn rã tiếng chim. Tâm trạng này chứng tỏ Tố Hữu rất say mê lí tưởng cộng sản. Câu 2: Lí tưởng đối với Tố Hữu không phải chỉ là chuyện của nhận thực lí trí mà còn là chuyện của tình cảm, chuyện của trái tim. Có tình cảm thì lí tưởng trở thành hành động cách.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HĐII. Tổ chức luyện tập GV nêu đề bài. Hướng dẫn HS cách làm * Mở bài: Cần nêu được vấn đề cần nghị luận * Thân bài: Cần phân tích được các ý sau: - Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. + Chú ý khai thác hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí + Bút pháp trữ tình lãng mạn và hình ảnh so sánh.. - Những nhận thức mới về lẽ sống. + Ý thức tự nguyện. + Q niệm mới về lẽ sống.. mạng. Có tình cảm thì lí tưởng có thể trở thành thơ. Sở dĩ lí tưởng cộng sản không chỉ tác động tới nhận thức lí trí mà còn tác động tới tình cảm “chói qua tim” của Tố Hữu nữa, vì lí tưởng cộng sản mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc hướng về nhân loại cần lao bị áp bức bóc lột trong XH cũ. II.Luyện tập. Đề bài: Lý tưởng sống cao đẹp được thể hiện trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu). a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Dẫn dắt vấn đề cần bình luận. b. Thân bài: * Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim - Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí + động từ mạnh: bừng, chói  Khẳng định, nhấn mạnh lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới, nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim - Bút pháp trữ tình lãng mạn và hình ảnh so sánh gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống với màu sắc, hương thơm, âm thanh, diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khơi dậy cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. *Những nhận thức mới về lẽ sống : Tôi buộc lòng tôi với mọi người - Ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người, đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh con người cụ thể. - Q niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Điệp từ để tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. Sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương - tình hữu ái giai cấp  Sức mạnh của tình đoàn kết  Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> bằng nhận thức, bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, nhà thơ cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. * Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm Tố Hữu. - Sự chuyển biến sâu - Cách xưng hô ruột thịt + số từ ước lệ vạn nhấn + Cách xưng hô ruột thịt sắc mạnh, khẳng định tình cảm gia đình nồng ấm, thân trong tình cảm Tố Hữu.. thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ + Tấm lòng đồng cảm xót giữa bản thân với quần chúng lao khổ. thương của nhà thơ. - Tấm lòng đồng cảm xót thương của nhà thơ đối với những cuộc đời bất hạnh và lòng căm giận trước những bất công ngang trái của cuộc đời cũ.  Nhà thơ đã đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. =>Hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh gợi cảm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giọng thơ, nhịp điệu say sưa, dồn dập, hăm hở, hệ thống vần cuối phong phú có sức ngân vang  Sự vận động trong tâm trạng nhà thơ  Từ ấy rất tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu: nhà thơ của lý tưởng cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa, sôi nổi.  Bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. * Kết bài: Khái quát lại c. Kết bài: HS thảo luận lập dàn ý. - Bài thơ thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của nhà HS trình bày thơ Tố Hữu. GV chốt lại một dàn bài - Bài thơ diễn tả niềm vui sướng, say mê mãnh liệt chung, của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ  Bài thơ là tuyên ngôn của tập Từ ấy nói riêng và toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. 4/ Cñng cè: GV hÖ thèng l¹i néi dung bµi. 5/Hướng dẫn tự học: Về nhà học bài, viết thành bài văn hoàn chỉnh ChuÈn bÞ bµi: Đặc điểm loại hình tiếng Việt. Ôn kiến thức đã học D/ Rót kinh nghiÖm: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ĐĂC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT Ngày soạn: 5/3/2913.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày dạy: 8/3/2013 Tiết: 28 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Kiến thức: Củng cố thêm kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng việt - Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh phân tích đặc điểm loại hình tiếng việt - Thái độ: Sử dụng Tiếng Việt trong sáng, có hiệu quả. II. ChuÈn bÞ - GV: SGK, gi¸o ¸n, tài liệu tham khảo - HS: ôn tập kiến thức đã học III. TiÕn tr×nh bài d¹y 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của GV và HS Nội dung HĐI. Hướng dẫn HS I. Bài tập 1: làm bài tập 1. Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ GV hướng dẫn (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh Tiếng HS thảo luận nhóm, đại Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập: diện nhóm trả lời. - Trèo lên cây bởi hái hoa N1: ngữ liệu 1 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân (1) N2: Ngữ liệu 2 Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc. (2) N3: ngữ liệu 3 Em có chồng rồi anh tiếc em thay. GV chốt lại. - Thuyền ơi có nhớ bến chăng, (1) Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền(2) (Ca dao) - Yêu trẻ (1), trẻ (2) đến nhà; kính già (1) , già (2) để tuổi cho. Hướng dẫn: - Nụ tầm xuân (1): TP phụ của cụm đ từ chỉ đối tượng của hoạt động hái. Nụ tầm xuân (2): CN của đ từ nở - Bến (1): thành phần phụ của cụm đồng tự chỉ đối tượng của động từ nhớ. Bến (2): CN của động từ đợi. - Trẻ (1): TP phụ thuộc của cụm đồng tự chỉ đối tượng của động từ yêu .Trẻ (2): CN của động từ đến. II. Bài tập 2: Dựa trên những đặc điểm của tiếng, hãy HĐII: Hướng dẫn HS phân tích sự tinh tế và cái hay trong hai vế đối nhau; làm bài tập 2. - Chuồng gà kê áp chuồng vịt GV hướng dẫn cách - Trò chơi trời cho. phân tích Hướng dẫn: - Kê: là gà HS thảo luận phân tích - Áp: là vịt GV gọi HS đọc bài của + Câu "Chuồng gà kê áp chuồng vịt"vừa là chơi chữ mình đồng nghĩa, vừa chơi chữ đồng âm. Việc chơi chữ HS khác nhận xét, bổ đồng nghĩa và chơi chữ đồng âm rất đẽ xảy ra khi mỗi sung âm tiết đều có nghĩa và từ không biến đổi hình thái. GV Nhận xét đánh giá. + Ở câu 'Trò chơi trời cho"ta dễ thấy đây là biện pháp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HĐIII: Hướng dẫn làm bài tập 3. Giáo viên hướng dẫn phân tích. Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hướng dẫn của GV phân tích. HS trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá. nói lái một cách rất tự nhiên. Nói lái không phải là chuyện độc đáo của các ngôn ngữ đơn lập, nhưng ngôn ngữ càng biến đổi hình thái bao nhiêu thì càng khó nói lái bấy nhiêu. Một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt là mảnh đất màu mỡ cho hiện tiệng nói lái, ở đó cơ hội nói lái thành công là rất cao, khiến cho người Việt nhiều người thích nói lái và ai cũng có thể nói lái. Bài tập 3: Phân tích đặc điểm loại hình của tiếng việt thể hiện ở những câu sau: a. Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò. b. Ta về mình có nhớ ta,. Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Hướng dẫn: a/- Mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một từ đơn Từ k0 biến đổi hình thái: từ đậu1 là đtừ, từ đậu2 là d từ, nhưng k0 khác nhau về hình thức. Cũng thế, từ bò1 là động từ không khác về hình thức với từ bò2 là danh từ. b/- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt thể hiện rõ ở các mặt: Mỗi âm tiết là một từ đơn. Từ ta1, ta3, ta4 và từ mình đều làm chủ ngữ nên đặt trước các động từ vị ngữ (về nhớ). Từ ta2 làm bổ ngữ nên đặt sau động vị ngữ (nhớ) Từ ta1, ta3, ta4 khác về chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp với từ ta2 nhưng không khác nhau về hình thức, chỉ khác nhau về vị trí so với động từ vị ngữ: ta1, ta3, ta4 đặt trước động từ vị ngữ (về, nhớ), ta2 đặt sau động từ vị ngữ (nhớ) 4. Củng cố: Giáo viên chốt lại kiến thức. Lưu ý khi sử dụng tiếng Việt. 5. Hướng dẫn tự học: Tìm những câu tiếng Việt trong đó có một từ được dùng ở các vị trí và chức năng khác nhau mà không có sự thay đổi hình thái. Ôn tập kiến thức trong bài Tôi Yêu em để giờ sau học. D. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×