Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tác động cảu biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đầm phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.72 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI
ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI THỪA THIÊN HUẾ

Giảng viên: TS. Mạc Như Bình
Họ và tên: Đặng Hữu Lộc
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K54C
MSSV: 20L3080252

Huế, 2021


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề tồn cầu, đã, đang và sẽ tiếp
tục diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến hầu khắp các lĩnh vực kinh tế,
xã hội và cộng đồng dân cư của các quốc gia. BĐKH và các biểu hiện
của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường
và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng cả trực tiếp và gián
tiếp đến hệ sinh thái (HST) quan trọng ven bờ như hệ sinh thái đầm phá .
Có thể thấy do tác động của BĐKH cũng như tác động từ con
người, sự tương tác và vận động giữa các quá trình biển và lục địa diễn
ra phức tạp hơn và ảnh hưởng lớn địa hình, địa mạo và hình dạng của
các đầm phá ven biển miền Trung nước ta. Ví dụ như hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai, đây là hệ đầm phá có sự phát triển và biến đổi rất phức
tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, và ảnh hưởng lớn HST tự nhiên
trong đầm. Đặc biệt là sự biến đổi của các cửa của Tam Giang - Cầu Hai,
ban đầu hệ đầm phá này chỉ có 01 cửa (cửa Tư Hiền), sau đó lũ lụt đã
mở thêm cửa Hồ Dn (1904), sau đó thay đổi vị trí và dịch chuyển dần


để có vị trí cửa Thuận An như ngày nay. Trong q trình hình thành và
tồn tại của hệ đầm phá này, rất nhiều các trận lũ lụt, mưa bão lớn bất
thường do hậu quả của BĐKH đã xảy ra, thúc đẩy quá trình hình thành
và bồi lấp các cửa của đầm phá, có những lúc đầm phá có nhiều cửa (ví
dụ như sau trận lụt tháng 11/1999), đây được gọi là trạng thái tai biến
của đầm phá. Sự lấp cửa, chuyển mở cửa đầm phá đột ngột do các hiện
tượng thời tiết bất thường như vậy thường là những tai biến gây nhiều
hậu quả nặng nề về môi trường, sinh thái, thiệt hại lớn về dân sinh, kinh
tế và tạo ra trạng thái phát triển không bền vững ở vùng ven bờ địa
phương Thừa Thiên - Huế, và đó cũng là lí do để thực hiên chuyên đề
này .


NỘI DUNG



×