Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Dựa trên những cơ sở nào để Hoa Kỳ trở thành và có thể duy trì lâu dài vị trí một siêu cường kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.59 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI

Chủ đề 1:
Dựa trên những cơ sở nào để Hoa Kỳ trở thành và có thể duy trì lâu dài vị trí
một siêu cường kinh tế thế giới?

Giảng viên:
Họ và tên:
MSV:
Lớp:

1


MỤC LỤC
A.MỞ BÀI
B.NƠI DUNG
I.HOA KÌ…………………………………………………………………………3
1.Hoa Kì là gì?..........................................................................................................3
2. Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) ……………………………………………………………
4
II. NGUYÊN NHÂN LÀM NÊN MỘT HOA KÌ HÙNG MẠNH VÀ DUY TRÌ
VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG THẾ GIỚI?......................................................................6
1.NGUYÊN NHÂN………………………………………………………………...6
2. DUY TRÌ VỊ THẾ SIÊU CƯỜNG THẾ GIỚI…………………………………6
2.1 MỘT NỀN KINH KẾ DỊCH VỤ…………………………………………..…
6
2.2
“SỰ
HỦY
DIỆT


TẠO”………………………………………………..7

SÁNG

2.3 CÁC CÔNG TY LỚN VÀ NHỎ…………………………………………….…
8
2.4 VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ MỸ………………..9
2.5 CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MƠ CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC
MỸ……….9
2.6
MỘT
CON
SỐ
XÉT………………………..10

CỦA

CÁC

CON

SỐ

ĐỂ

XEM

2.7 ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI……………………………………………………10
III.TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM………………………………………………11
C.KẾT LUẬN…………………………………………………………………….12

2


A.LỜI MỞ ĐẦU
Hoa Kỳ có tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ở Việt Nam
thường gọi tắt là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ. So với nhiều quốc gia trên thế giới, Mỹ
có lịch sử thành lập muộn từ năm 1776 nhưng đang là nước có nền kinh tế và vị
thế đứng đầu thế giới. Yếu tố giúp Hoa Kỳ trở thành và có thể duy trì lâu dài vị trí
một siêu cường quốc thế giới ngoại trừ có địa lý kinh tế tự nhiên, là một quốc gia
có thể nói là may mắn nhất thế giới thì với nhiều chính sách được hoạch định, Hoa
Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn
và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Vậy tạo sao nói vậy thì chúng ta sẽ cùng đi
phân tích.
Trong lần thực hiện tiểu luận này, chắc chắn không thể tránh khỏi các khiếm
khuyết về nội dung và hình thức. Em mong nhận đươc các ý kiến xây dựng của
Thầy Trần Văn Kết và các bạn sinh viên trong trường, đặc biệt là các giáo viên của
khoa trường Đại học Quản lý và Kinh doanh.

3


B.NỘI DUNG
I.HOA KÌ
1.Hoa Kì là gì?
- Hoa Kỳ có tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ở Việt Nam thường gọi tắt
là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ. So với nhiều quốc gia trên thế giới, Mỹ có lịch sử thành
lập muộn từ năm 1776 nhưng đang là nước có nền kinh tế và vị thế đứng đầu thế
giới.
- khái niệm: Siêu cường là một quốc gia có sức mạnh đặc biệt, đứng hàng đầu
trong hệ thống quốc tế và khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện và phơ

trương sức mạnh trên phạm vi tồn thế giới. Siêu cường quốc thường được coi có
mức quyền lực cao hơn cường quốc. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên
năm 1943 để chỉ Liên bang Xô viết, Hoa Kỳ và Đế quốc Anh. Sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, Đế quốc Anh mất dần ảnh hưởng, chỉ cịn Liên bang Xơ viết cùng Hoa
Kỳ được coi là hai siêu cường trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
Hiện nay, đa số giới truyền thông và hàn lâm thế giới cho rằng chỉ mỗi Hoa Kỳ đáp
ứng đủ tiêu chuẩn để được coi là siêu cường. Bên cạnh Hoa Kỳ có các cường quốc
được cho là những siêu cường tiềm năng có thể cạnh tranh đơi chút với Mỹ bao
gồm Ấn Độ, Nga và đặc biệt từ gần đây là Trung Quốc. Nhật Bản vào những năm
1980 được coi là siêu cường rất tiềm năng nhưng sau đó suy thối dần dần và cũng
mất cơ hội cạnh tranh với Mỹ. Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới,
sở hữu nền kinh tế lớn nhất và sức mạnh quân đội cao nhất.

4


2. Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ)
Là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ cơng
nghiệp hóa và trình độ phát triển cao.[29][30] Đây khơng chỉ là một nền kinh tế phát
triển mà cịn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh
nghĩa (Nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP).[31] Mỹ
có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ
11 thế giới tính theo PPP năm 2016.[32][33] Đồng đơ la Mỹ (USD) là đồng tiền được
sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất
thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội,
niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trị trung tâm của Hoa Kỳ
trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (WWII) và
hệ thống đô la dầu mỏ (Petrodollar System).[34][35] Một vài quốc gia sử dụng đồng
đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức, và nhiều quốc gia khác coi nó như
đồng tiền thứ hai phổ biến nhất (de facto currency).[36][37] Những đối tác thương mại

lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm: Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn
Quốc, Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ và Đài Loan.[38]
Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống
cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao.[39] Giá trị nguồn tài
nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đơ la năm 2016.
[40]
Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền cơng trung bình cao nhất
trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và
đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất
năm 2007.[41][42] Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới (không bao
gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890.[43] Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu
mỏ[44] và khí gas[45] lớn thứ 3 thế giới. Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim
ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 tồn cầu,
đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới.[46] Nước Mỹ khơng chỉ có nền
kinh tế lớn nhất, mà cịn có sản lượng cơng nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn
5


thương mại và phát triển (UNCTAD).[47] Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa
lớn nhất cho các loại hàng hố, mà cịn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch
vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016.[48] Trong tổng số
500 công ty lớn nhất thế giới, có 134 cơng ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.[49]
Hoa Kỳ là một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất trên
tồn cầu. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng
khốn có mức vốn hố lớn nhất.[50] Các khoản đầu tư nước ngồi tại Mỹ đạt 2,4
nghìn tỷ đô la,[51] trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngồi vượt 3,3
nghìn tỷ đơ la.[52] Nền kinh tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực
tiếp[53] và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển.[54] Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71%
GDP năm 2013.[55] Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với chi tiêu
trung bình hộ gia đình lớn gấp 5 lần tại Nhật Bản.[56] Thị trường lao động Mỹ đã

thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư rịng tại đây ln
nằm trong mức cao nhất thế giới.[57] Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong
các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo
của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.[58]
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm
2007-08, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan
ngân sách quốc hội.[59] Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm
2009, và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống
còn 4,1%. Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ cơng đã chiếm hơn 100% GDP.
[60]
Tổng tài sản có tài chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đơ la và tổng nợ tài chính
nội địa là 106 nghìn tỷ đô la.

6


II. NGUYÊN NHÂN LÀM NÊN MỘT HOA KÌ HÙNG MẠNH VÀ DUY TRÌ
VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG THẾ GIỚI?
1.

NGUN NHÂN

Hồn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến
nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều
cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở
giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có
những con sơng dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng
bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản
dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ
chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an tồn nhất

xét về điều kiện địa lý”.
Trong lịch sử lồi người khơng có bất kỳ nước lớn nào sau khi lập quốc lại có
thể bỏ ra chi phí ít như thế vào công việc đảm bảo an ninh quốc gia, hơn nữa
trong một thời gian dài như vậy không phải lo ngại về việc an ninh quốc gia bị
các thế lực bên ngoài xâm phạm. Kể từ năm 1865, sau khi chấm dứt cuộc
chiến tranh Nam Bắc, trên đất liền nước Mỹ chưa hề xảy ra chiến tranh quy
mô lớn.
Trong 120 năm từ cuộc chiến tranh chống Anh cho tới khi xảy ra vụ Trân
Châu Cảng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Mỹ hầu như chưa bị
đe doạ lần nào. Chỉ sau khi xuất hiện các loại vũ khí sát thương quy mơ lớn
như vũ khí hạt nhân thì khoảng cách an toàn của nước Mỹ mới bị mất đi, các
vụ tập kích khủng bố lại làm lung lay phịng tuyến tâm lý “cảng an tồn” của
người Mỹ.

7


S ở d ĩ s ự tr ỗi d ậy c ủa M ỹ là tr ỗi d ậy ít t ốn kém, không nh ững nh ờ vào s ự ưu
vi ệt v ề hoàn c ảnh đị a lý mà đi ều quan tr ọng h ơn là do trong quá trình tr ỗi d ậy,
n ước M ỹ đã th ể hi ện m ột ki ểu “tr ỗi d ậy trí tu ệ”, “tr ỗi d ậy ngh ệ thu ật”, “tr ỗi d ậy
thông minh”. D ĩ nhiên s ự tr ỗi d ậy c ủa M ỹ c ũng là m ột ki ểu “tr ỗi d ậy ma lanh”,
th ậm chí trên m ột s ố m ặt còn là s ự tr ỗi d ậy b ỉ ổi và tàn nh ẫn. Ng ười ta có
nh ững ý ki ến khác nhau v ề v ấn đề tính ngh ệ thu ật ho ặc tính ma lanh c ủa s ự
tr ỗi d ậy ấy.

2. DUY TRÌ VỊ THẾ SIÊU CƯỜNG THẾ GIỚI
2.1. MỘT NỀN KINH KẾ DỊCH VỤ
Nền kinh tế quốc gia bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh
giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ.
Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP Hoa Kỳ trong năm

2006. Trong đó đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo
hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải,
chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí,
tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về
thực phẩm và đồ uống.
Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP bao gồm các ngành: ngành chế tạo, như máy
tính, ơtơ, máy bay, máy thiết bị – chiếm 12,1%; xây dựng – chiếm 4,9%; khai thác
dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác – chiếm 1,9%; nơng nghiệp chiếm
ít hơn 1%. Liên bang, bang và chính quyền địa phương chiếm phần cịn lại –
12,4% GDP.
Những khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là dịch vụ tài chính, các dịch vụ
chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là máy
tính và đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế.
Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô – 211,9 tỷ
đô-la, và dầu thô – 225,2 tỷ đô-la.
Những nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật
Bản và Đức. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ trong năm 2006 là ôtô và
phụ tùng ôtô, xe bán tải và máy bay dân sự. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Mỹ là Canada, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc và Anh Quốc.
8


2.2. “SỰ HỦY DIỆT SÁNG TẠO”
Hệ thống kinh tế Mỹ phản ánh những gì mà nhà kinh tế học người Úc trong thế kỷ
20 Joseph Schumpeter đã mô tả: “sự hủy diệt để sáng tạo” của một thị trường tự do
tư bản chủ nghĩa. Việc làm, các công ty và tồn bộ các ngành cơng nghiệp đều như
vậy.
Trên thị trường tự do, quyết định về việc sản xuất cái gì và ở mức giá nào được
đưa ra thông qua hoạt động mua bán tự do.
Những người mua, người bán hoàn tồn độc lập. Có lúc chỉ do một số ít người. Có

lúc do hàng triệu người – chứ khơng phải do chính phủ hay do lợi ích cá nhân của
những người cầm quyền. Giá cả được định ra bằng cách này phản ánh tốt nhất giá
trị của hàng hóa và dịch vụ; đồng thời, là chỉ dẫn tốt nhất để các nhà sản xuất ra
những sản phẩm đang có nhu cầu cao nhất trên thị trường.
Người Mỹ cũng coi thị trường tự do là một cách để khích lệ tự do cá nhân, chủ
nghĩa đa quyền chính trị và chống lại sự tập trung quyền lực.

2.3. CÁC CÔNG TY LỚN VÀ NHỎ
Các công ty nhỏ – là những công ty có ít hơn 500 nhân viên – chiếm phần lớn
trong nền kinh tế Mỹ.
Chúng có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi
nhanh chóng của khách hàng, thơng qua những giải pháp kỹ thuật sáng tạo nhằm
giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Đóng góp của chúng trong GDP là 50,7%
trong năm 2004. Cơ quan quản lý các công ty nhỏ Hoa Kỳ cho biết: “Trong số gần
26 triệu công ty tại Mỹ, đa số là các công ty rất nhỏ – 97,5% – có ít hơn 20 nhân
viên. Các cơng ty này chiếm một nửa GDP và tạo ra 60 đến 80% tổng số việc làm
mới trong thập kỷ qua”.

9


Tại Mỹ, nhiều công ty nhỏ cũng được lãnh đạo bởi những người có xuất thân từ
các nhóm dân cư thiểu số.
Trong số tất cả các công ty phi nông nghiệp ở Mỹ vào năm 2006 thì 6,8% do người
Mỹ gốc Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha, 5,2% do người Mỹ gốc Phi, 4,8% do Mỹ
gốc Á, 0,9% do người Mỹ gốc da đỏ hoặc người Alaska bản địa và 0,1% do người
Hawaii bản địa hoặc người bản địa thuộc vùng đảo Thái Bình Dương sở hữu.
Để tăng lượng tiền mặt có được, các cơng ty này bán cổ phần (quyền sở hữu tài
sản) hoặc trái phiếu (một hình thức vay tiền) cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng
thương mại cũng trực tiếp cho các công ty lớn nhỏ vay tiền. Chính quyền trung

ương và chính quyền các bang đưa ra những quy định chi tiết để đảm bảo hệ thống
tài chính này hoạt động một cách lành mạnh và an toàn; đồng thời, cung cấp cho
các nhà đầu tư những thông tin mà họ cần để đưa ra những quyết định sáng suốt.
Một tập đồn lớn có thể sở hữu hàng triệu nhân viên trở lên, phần lớn các nhân
viên này đều sở hữu cổ phần nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số giá trị
cổ phiếu của cơng ty. Khoảng một nửa hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu phổ thông
một cách trực tiếp hoặc thông qua các qũy tương hỗ, hay qua các kế hoạch đầu tư
trợ cấp hưu trí.

2.4. VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ MỸ
Nhiều người phàn nàn rằng sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là quá ít
ỏi và quá chậm chạp. Một số người khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa
hồn tồn được tự do vì có q nhiều hành vi điều tiết của chính phủ. Những ý
kiến trái ngược này đã gây ra các cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử kinh tế Mỹ
với tiêu điểm là vai trị của chính phủ.
Tầm quan trọng của sở hữu tư nhân phù hợp với niềm tin vào tự do cá nhân của
nước Mỹ. Từ khi giành được độc lập, người Mỹ đã ln tìm cách hạn chế quyền
lực của chính phủ thơng qua các cá nhân, kể cả vai trị của nó trong giải quyết các
vấn đề kinh tế. Và đa số người Mỹ vẫn cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu
việt hơn so với sở hữu nhà nước trong việc tạo ra sản lượng kinh tế cao nhất.
Mặc dù vậy, phần lớn người dân Mỹ vẫn muốn chính phủ phải đảm nhận một vài
nhiệm vụ nào đó trong nền kinh tế. Và hệ thống luật pháp của Mỹ đã tạo ra một cơ
sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh.
10


Các cơng ty – ít nhất là các cơng ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho
phép hoạt động kinh doanh.
Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép thành lập và hoạt động.
(Hơn một nửa các tập đoàn của Mỹ được thành lập ở bang Delaware vì họ thích cơ

chế quản lý của bang này). Các cơng ty cần phải có các loại giấy đăng ký, giấy
phép và giấy cho phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.
2.5. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MƠ CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ
Chính quyền liên bang có vai trị tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển
kinh tế và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá
chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang,
ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ, quản lý lượng cung tiền và sự sử dụng tín
dụng (chính sách tiền tệ), trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu
ngân sách và chi tiêu thuế (chính sách tài khóa).

2.6. MỘT CON SỐ CỦA CÁC CON SỐ ĐỂ XEM XÉT
Dù gì đi nữa, quy mơ nền kinh tế Hoa Kỳ luôn đứng cao nhất hoặc cận cao nhất
trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế:


Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đơ-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số
thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của
toàn thế giới. Riêng GDP của một bang – bang California – đạt 1,5 nghìn tỷ
trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước, vào
năm đó.



Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực
kinh doanh và bất động sản – đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006.
Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn
đa quốc gia lớn nhất thế giới. Bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang
phát triển.




Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỷ đô-la, chiếm
4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm
11


18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng thứ
15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỷ đô-la vào giữa năm 2006.


Đứng thứ 3 về mơi trường kinh doanh thơng thống trong năm 2007, sau
Singapore và New Zealand.

2.7. ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI
Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngồi thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ,
nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài
khổng lồ đổ vào nước Mỹ. Khiến cho lãi suất tiết kiệm trong nước luôn bị duy trì ở
mức thấp.
“Các dịng vốn đầu tư từ nước ngồi đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh
hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu
tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã
phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ”, Trung tâm Nghiên
cứu Quốc hội đã nhận định như vậy.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nhà đầu tư nước ngoài sở
hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ. Bao gồm cổ phiếu cơng ty,
trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị
và thị trường bất động sản của Mỹ.
“Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất
trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”,

theo CRS.
Trong khi nhiều người lao động Mỹ phải đối mặt với các thách thức lớn phía trước
thì khơng gì quan trọng hơn là phải tăng cường đầu tư hơn nữa vào giáo dục và đào
tạo. Từ đó, có cái nhìn lạc quan rằng nước Mỹ sẽ duy trì được vị thế cao nhất trong
nền kinh tế tồn cầu. Nhờ vào sức mạnh tiềm tàng của nó và tính dễ thích ứng với
mọi đổi thay.
“Việc nước Mỹ sẽ đóng một vai trị ít quan trọng hơn trong nền kinh tế tồn cầu là
một điều khơng thể tránh khỏi. Do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia
trên thế giới”, Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định như vậy về nền kinh tế Mỹ.
“Nhưng khơng có lý do gì để nước Mỹ khơng thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia
thịnh vượng nhất hành tinh”.

12


III.TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM
Hoa Kỳ đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng
hóa Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2014 tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 34,94 tỷ USD, chiếm hơn
11,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2014. Việt Nam
xuất siêu với 28,655 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị
trường này đạt 6,284 tỷ USD. Theo đánh giá, thương mại hai chiều giữa Việt Nam
- Hoa Kỳ năm 2015 này sẽ đột phá và vượt xa con số 34,94 tỷ USD của năm 2014.
Lý do là Việt Nam đang ngày càng làm tốt hơn việc cải cách các thủ tục hành
chính, cải tiến về kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ngồi ra, khả
năng Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong thời gian tới cũng
được các chuyên gia dự báo.

C.KẾT LUẬN
Thế giới thời hậu chiến được đa số người coi là một thế giới đa cực, với Hoa Kỳ là

siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới, sở hữu nền kinh tế lớn nhất và sức mạnh
quân đội cao nhất. Sự ước định chính trị tồn cầu hiện nay khơng thể được đơn
giản hóa một cách dễ dàng. Trong khi nhiều người lao động Mỹ phải đối mặt với
các thách thức lớn phía trước thì khơng gì quan trọng hơn là phải tăng cường đầu
tư hơn nữa vào giáo dục và đào tạo. Từ đó, có cái nhìn lạc quan rằng nước Mỹ sẽ
duy trì được vị thế cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nhờ vào sức mạnh tiềm
tàng của nó và tính dễ thích ứng với mọi đổi thay.
“Việc nước Mỹ sẽ đóng một vai trị ít quan trọng hơn trong nền kinh tế tồn cầu là
một điều khơng thể tránh khỏi. Do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia
trên thế giới”, Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định như vậy về nền kinh tế Mỹ.
“Nhưng khơng có lý do gì để nước Mỹ khơng thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia
thịnh vượng nhất hành tinh”. . Dựa trên những cơ sở bởi nhiều yếu tố trên thì Hoa
Kỳ trở thành và có thể duy trì lâu dài vị trí siêu cường quốc

13


14



×