Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

GIÁP THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ
CÔNG TY VÀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Võ Văn Nhị

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2

5.

Những đóng góp của luận văn ............................................................ 2

6.

Kết cấu của luận văn............................................................................ 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN

...................................................................................4


1.1 Các nghiên cứu quốc tế ...................................................................... 4
1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................10
2.1 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận .......................................................... 10
2.1.1 Các lý thuyết nền tảng .................................................................. 10
2.1.1.1 Lý thuyết đại diện (agency theory) ........................................ 10
2.1.1.2 Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory) ............. 11
2.1.1.3 Lý thuyết tín hiệu (signaling theory) ..................................... 12


2.1.2 Định nghĩa hành vi điều chỉnh lợi nhuận..................................... 12
2.1.3 Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận .................................................... 13
2.1.3.1 Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thơng qua các xét đốn kế tốn
................................................................................................ 13
2.1.3.2 Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thơng qua cấu trúc các nghiệp
vụ kinh tế .............................................................................................. 15
2.1.4 Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận .................................. 16
2.1.4.1 Động cơ hợp đồng bồi thường quản lý .................................. 16
2.1.4.2 Động cơ giao ước nợ.............................................................. 17
2.1.4.3 Động cơ thị trường vốn.......................................................... 17
2.1.4.4 Động cơ pháp lý ..................................................................... 18
2.1.5 Hậu quả của hành vi điều chỉnh lợi nhuận .................................. 18
2.1.6 Mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong thực
nghiệm ...................................................................................................... 19
2.2 Quản trị công ty ................................................................................ 22
2.2.1 Định nghĩa về quản trị công ty (Corporate governance) ............ 22
2.2.2 Vai trị của quản trị cơng ty ......................................................... 23
2.2.3 Các đặc điểm cơ bản của quản trị công ty................................... 24

2.2.3.1 Hội đồng quản trị ................................................................... 24
2.2.3.2 Ủy ban kiểm toán ................................................................... 25

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
3.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 28
3.1.1 Tách vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc . 28


3.1.2 Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành .......................... 28
3.1.3 Thành viên Hội đồng quản trị độc lập ......................................... 29
3.1.4 Quy mô Hội đồng quản trị ........................................................... 30
3.1.5 Tính độc lập của Ban kiểm sốt ................................................... 30
3.1.6 Chun mơn của Ban kiểm sốt. .................................................. 31
3.1.7 Sở hữu cổ phần của các thành viên.............................................. 32
3.2 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 33
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 33
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu...................................................................... 35
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 38
3.3.1 Phân tích thống kê mơ tả .............................................................. 38
3.3.2 Phân tích tương quan ................................................................... 38
3.3.3 Phân tích hồi quy.......................................................................... 39
3.3.3.1 Ước lượng mơ hình ................................................................ 39
3.3.3.2 Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sự phù hợp của
mơ hình ................................................................................................ 40

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...43
4.1 Kết quả hồi quy mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận .
............................................................................................................ 43
4.2 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. ................................................................................. 47

4.2.1 Phân tích thống kê mơ tả .............................................................. 47
4.2.2 Phân tích tương quan ................................................................... 50


4.2.1 Phân tích hồi quy.......................................................................... 54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................64
5.1 Kết luận ............................................................................................. 64
5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 65
5.3 Hạn chế bài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương lai
............................................................................................................ 71
5.3.1 Hạn chế bài nghiên cứu ............................................................... 71
5.3.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai ...................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................74
Tài liệu tiếng Việt....................................................................................... 74
Tài liệu tiếng Anh ...................................................................................... 75

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CTCP

Cơng ty cổ phần


EPS

Lợi nhuận tính trên một cổ phiếu

FEM

Mơ hình tác động cố định

GLS

Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HNX

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

IFC

Tổ chức Tài Chính Quốc Tế

OECD


Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế

Pooled OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu kết hợp tất cả các quan sát

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

SEC

Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị Trường Chứng Khốn

UBCKNN

Ủy ban Chứng khốn Nhà nước



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số

Tên bảng

hiệu
3.1

Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu

4.1

Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình (*)

4.2

Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS, FEM, REM giai đoạn 1

4.3

Bảng kết quả ước lượng mơ hình GLS giai đoạn 1

4.4

Bảng thống kê mơ tả cho biến liên tục trong mơ hình (**)

4.5

Bảng thống kê mô tả cho biến không liên tục trong mơ hình (**)


4.6

Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình (**)

4.7

Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS, FEM, REM giai đoạn 2

4.8

Bảng kết quả hồi quy mơ hình GLS giai đoạn 2

4.9

Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Số

Tên biểu đồ

hiệu
4.1

Biểu đồ phân phối của phần dư của mơ hình FEM giai đoạn 1

4.2


Biểu đồ phân phối của phần dư của mô hình FEM giai đoạn 2


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng được trình bày trên báo cáo tài
chính. Tuy nhiên, các cơng ty lại có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận sao cho có
lợi nhất cho công ty. Theo thống kê mới nhất của Vietstock, tính đến hết ngày
08/04/2014 trong 500 doanh nghiệp đã phát hành báo cáo tài chính hợp nhất
kiểm tốn năm 2013 thì có đến 80% doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế. Thông tin này gây hoang mang cho các nhà đầu tư và đặt ra một
nghi vấn về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính. Một sự bất đối xứng
thơng tin ở đây sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các công
ty. Rủi ro xảy ra khi các doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến nhà đầu tư vì các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những cơng ty làm
ăn có hiệu quả và có triển vọng tăng trưởng cao. Các cơng ty niêm yết có xu
hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư (Phạm Thị Minh Trang,
2012). Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh lợi nhuận sẽ tương đồng với nguy cơ phá
sản (Võ Văn Nhị & Hồng Cẩm Trang, 2013). Quản trị cơng ty liệu có thể làm
giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty hay không. Theo nghiên cứu
của Vo & Phan (2012) thì các yếu thuộc quản trị cơng ty có mối quan hệ với
hiệu quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty tốt cho phép tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp, và minh bạch trong cơng bố thông tin ( Gupta & Sharma, 2014).
Quản trị công ty khơng tốt dẫn đến hậu quả xấu, thậm chí phá sản cơng ty. Sự
sụp đổ của những tập đồn nước ngoài như Enron, Worldcom hay của các tập
đoàn lớn của nước ta như Vinashin, Vinalines đều có nguyên nhân sâu xa từ việc
thực hiện quản trị công ty không tốt. Với mong muốn tìm ra các yếu tố thuộc
quản trị công ty giúp làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty đại

chúng, tác giả thực hiện bài viết “nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công
ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các cơng ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khốn TP.HCM”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần làm
giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận đó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về vấn đề mối
quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty đại
chúng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn với mẫu gồm 101 công ty cổ phần
niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh trong 5 năm từ
2009 - 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt lý luận: Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn:


Thu thập tài liệu từ các nghiên cứu khoa học, chuẩn mực kế tốn, các

thơng tư và các bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu.



Thu thập dữ liệu từ các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch

Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2013. Dữ liệu thu
thập được tổng hợp thành dạng bảng (panel data) để phục vụ cho việc nghiên
cứu.


Dựa vào tài liệu và dữ liệu thu thập, tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích

và đánh giá. Đưa ra các kiến nghị nhằm làm giảm hành vi điều chỉnh lợi
nhuận tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn
Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: trình bày các lý thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận và lý
thuyết về quản trị công ty.


3

Về mặt thực tiễn: Tìm ra mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều
chỉnh lợi nhuận là việc tách vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị với Tổng giám
đốc, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và thành viên Hội
đồng quản trị độc lập sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tăng tỷ lệ sở
hữu cổ phần của Ban giám đốc cũng làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các
cơng ty có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng lớn thì càng ít
hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, luận văn được trình bày gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan: chương này tác giả trình
bày các nghiên cứu liên quan trước đây đã nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi
nhuận tại Việt Nam và quốc tế.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: chương này trình bày các lý thuyết về hành vi
điều chỉnh lợi nhuận và quản trị công ty.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này tác giả phát triển các giả
thuyết nghiên cứu trong bài, đưa ra mơ hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
quản trị công ty với hành vi điều chỉnh lợi nhuận và trình bày phương pháp thu
thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chương này trình bày kết quả
hồi quy qua 2 giai đoạn và thảo luận về mối quan hệ giữa quản trị công ty và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Chương 5: Kết Luận – Kiến nghị: Chương này tác giả trình bày kết luận của
bài nghiên cứu, hạn chế bài nghiên cứu và đề xuất định hướng nghiên cứu trong
tương lai.


4

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN
1.1 Các nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu “Boad monitoring and Earnings managerment: Do outside
directors influence abnormal accruals?” của Peasnell & các cộng sự (2000) đã sử
dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự
(1995) – Modified Jones với một mẫu gồm 1271 quan sát các công ty Anh giai đoạn

1993 – 1995. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ các thành viên Hội đồng quản
trị bên ngoài làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận và sự hiện diện của một Ủy ban
kiểm toán sẽ hỗ trợ vai trò giám sát của Hội đồng quản trị. Nghiên cứu cũng tìm
thấy các cơng ty có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD càng tăng thì càng làm giảm
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ
giữa quy mơ Hội đồng quản trị và tần số cuộc họp của Hội đồng quản trị với hành
vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu “Corporate governance and Earnings managerment” của
Chtourou & các cộng sự (2001) đã sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều đỉnh lợi
nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 3947 công ty Mỹ trên Compustat năm
1996. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ thành viên Ủy ban kiểm toán là thành viên độc lập
không điều hành và không phải là quản lý của các công ty khác cũng như mức bồi
thường bằng quyền chọn mua cổ phiếu và chuyên mơn của Ủy ban kiểm tốn thì
ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng tỷ lệ
các thành viên Hội đồng quản trị độc lập khơng điều hành và tách vai trị Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì khơng ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận.
Nghiên cứu “Earnings managerment and Corporate governance: The roles of
the board and the audit commmitee” của Xie & các cộng sự (2003) đã sử dụng mơ
hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) –
Modified Jones với một mẫu gồm 282 quan sát các công ty Mỹ trong năm 1992,
1994 và 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một quy mô Hội đồng quản trị lớn,


5

một Ủy ban kiểm tốn có chun mơn về tài chính và tăng tần số cuộc họp của Ủy
ban kiểm toán sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu khơng có đủ
bằng chứng để kết luận tần số cuộc họp của Hội đồng quản trị và tỷ lệ các thành
viên Hội đồng quản trị bên ngồi có liên quan tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Nghiên cứu “Board composition and earnings management in Canada” Park
& Shin (2004) đã sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
Dechow & các cộng sự (1995) – Modified Jones với một mẫu gồm 539 quan sát các
công ty Canada giai đoạn 1991-1997. Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy sự hiện diện
của thành viên Hội đồng quản trị đến từ các trung gian tài chính và sự hiện diện của
cổ đơng là tổ chức thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thứ hai, tăng tỷ lệ
thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận, kết
quả này trái ngược với quan điểm cho rằng tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị
bên ngoài sẽ giúp Hội đồng quản trị tăng tính độc lập, giải quyết xung đột lợi ích
giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Lý giải cho kết quả này, Park & Shin lập luận
rằng các thành viên Hội đồng quản trị bên ngồi ở các cơng ty Canada thiếu sự tinh
tế trong lĩnh vực tài chính hay thiếu sự truy cập thông tin để phát hiện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận, thêm vào đó có thể các thành viên bên ngoài thiếu quan tâm đến
hoạt động cơng ty vì họ thiếu quyền sở hữu, hoặc là do họ thiếu sự độc lập thực sự
và thiếu quyền lực để thực hiện việc giám sát.
Nghiên cứu “Board, audit committee, culture and earnings management:
Malaysian evidence” của Rahman & Ali (2006) đã sử dụng mơ hình nhận diện hành
vi điều đỉnh lợi nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 97 công ty niêm yết ở
Malaysia giai đoạn 2002-2003. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng một Hội đồng
quản trị với quy mơ nhỏ sẽ phát huy vai trị giám sát hơn là một Hội đồng quản trị
lớn. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Xie & các cộng sự (2003).
Nghiên cứu khơng có đủ bằng chứng để kết luận, việc tách vai trò của Chủ tịch Hội
đồng quản trị với Tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập không
điều hành cũng tỷ lệ thành viên Ủy ban kiểm toán độc lập khơng điều hành có liên
quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.


6

Nghiên cứu “Earnings Management And Corporate Governance In The UK:

The Role Of The Board Of Directors And Audit Committee” của Lei (2006) đã sử
dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự
(1995) – Modified Jones với một mẫu gồm 344 công ty niêm yết ở Anh giai đoạn
2000-2002. Nghiên cứu cho thấy việc tách vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị
với Tổng giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài sẽ tác động
làm giảm hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận. Còn việc tăng tần số cuộc họp của Ủy
ban kiểm toán sẽ tác động làm giảm hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận. Nghiên cứu
khơng tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên độc lập của Ủy ban kiểm toán
cũng như chuyên mơn về tài chính – kế tốn – kiểm tốn của các thành viên Ủy ban
kiểm toán với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu “Good Corporate Governance And Earnings Management
Practices: An Indonesian Cases” của Muhardi (2010) đã sử dụng mơ hình nhận diện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 128 công ty
Indonesia giai đoạn 2005-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tách biệt vai trò
Chủ tịch Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc và tỷ lệ sở hữu của cổ đông kiểm
sốt lớn hơn 51% thì tác động làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu
cho thấy khơng có mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập
không điều hành và tỷ lệ thành viên độc lập trong Ủy ban kiểm toán cũng như sự
hiện diện của chuyên gia phân tích tài chính – sử dụng nợ với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận.
Nghiên

cứu

“Corporate

Governance

Characteristics


and

Earnings

Management: Empirical Evidence from Chinese Listed Firms” của Gulzar & Wang
(2011) đã sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991)
với một mẫu gồm 1009 công ty Trung quốc trong giai đoạn 2002-2006. Kết quả
nghiên cứu cho thầy rằng sự tách biệt vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị với Tổng
giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và tăng tần số cuộc họp
của Hội đồng quản trị và tập trung sở hữu thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.


7

Nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành
viên Hội đồng quản trị độc lập với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu “Earnings Management and Board Characteristics in Thai Listed
Companies” của Sukeecheep & các cộng sự (2013) đã sử dụng mơ hình nhận diện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) – Modified Jones
với một mẫu gồm 550 công ty niêm yết ở Thái Lan trong giai đoạn 2006-2010. Thứ
nhất, nghiên cứu tìm ra rằng tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị tham gia Hội
đồng quản trị của các cơng ty khác thì làm làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận
và các cơng ty có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD càng tăng thì càng làm giảm
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thứ hai, nghiên cứu tìm thấy thành viên Hội đồng
quản trị độc lập khơng điều hành thì làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Park & Shin (2004), Sukeecheep & các
cộng sự giải thích cho kết quả này là do thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại các
công ty niêm yết của Thái Lan thiếu sự độc lập thật sự và thiếu quyền lực để điều
tra hành vi sai trái của Ban quản lý. Cuối cùng nghiên cứu khơng tìm ra mối quan
hệ giữa sự tách biệt vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc, quy

mô Hội đồng quản trị và tần số cuộc họp của Hội đồng quản trị với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận.

1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh
nghiệp niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khốn TP.HCM” của Phạm Thị Bích Vân
(2012) sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các
cộng sự (1995) - Modified Jones với một mẫu nghiên cứu gồm 54 doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong năm 2010. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mơ hình Modified Jones khơng hiệu quả trong việc nhận
diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Và tác
giả Phạm Thị Bích đề nghị một mơ hình khác để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo tác giả trong nghiên cứu
của tác giả Phạm Thị Bích Vân thì tác giả Phạm Thị Bích Vân sử dụng mơ hình của


8

Dechow & các cộng sự (1995) nhưng lại tiếp cận dựa trên khoản doanh thu và nợ
phải thu thay vì khoản thay đổi trong doanh thu và khoản thay đổi trong nợ phải thu
như Dechow & các cộng sự (1995).
Nghiên cứu “Vận dụng mơ hình của DeAnglelo và Friedlan để nhận dạng
hành động điểu chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị” của Nguyễn Thị Minh Trang
(2012) đã sử dụng mô hình điều chỉnh lợi nhuận của DeAngelo (1986) và Friedlan
(1994) nghiên cứu với mẫu là 20 doanh nghiệp thuộc 4 loại hình doanh nghiệp là
doanh nghiệp nhà nước, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty cổ phần có xu hướng điều
chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Các loại hình doanh
nghiệp cịn lại có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ
phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Huỳnh
Thị Vân (2012) cũng sử dụng đồng thời mơ hình DeAngelo (1986) và mơ hình
Friedlan (1994) nghiên cứu với một mẫu gồm 43 công ty cổ phần trong năm đầu
niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2008-2010. Nghiên cứu cho thấy phần lớn các công
ty điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết. Thêm vào đó nghiên cứu cũng
tìm thấy vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đầu niêm yết tác động
làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu “Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nguy cơ phá sản của các công
ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn TP.HCM” của Võ Văn Nhị & Hồng
Cẩm Trang (2013) đã xem xét mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và
nguy cơ phá sản của 85 công ty niêm yết trên HOSE niên độ kế toán 2011 thơng
qua việc sử dụng mơ hình của Leuz & cộng sự (2003) để xác định hành vi điều
chỉnh lợi nhuận và sử dụng chỉ số Z của Altman (2000) để xác định nguy cơ phá sản
công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ điều chỉnh lợi nhuận thì tương đồng
với nguy cơ phá sản.


9

Như vậy, các nghiên cứu ở Việt Nam về hành vi điều chỉnh lợi nhuận mới
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
(Phạm Thị Bích Vân, 2012), động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Nguyễn Thị
Minh Trang, 2012; Huỳnh Thị Vân, 2012) và rủi ro hay hậu quả của hành vi điều
chỉnh lợi nhuận (Võ Văn Nhị & Hồng Cẩm Trang, 2013). Chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu về yếu tố giám sát thuộc quản trị công ty giúp làm giảm hành vi điều
chỉnh lợi nhuận. Các nghiên cứu quốc tế nghiên cứu về yếu tố giám sát thuộc quản
trị công ty để làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận thì kết quả nghiên cứu là khác
nhau giữa các nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa

quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm tìm ra các yếu tố giám sát
giúp làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho các công ty tại Việt Nam.
Kết luận
Tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu trong
nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu trong chương này. Tồn bộ các cơng trình
nghiên cứu quốc tế đều là những cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản
trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các quốc gia khác nhau trong những
thời điểm khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu trong nước được trình bày là những
cơng trình nghiên cứu đã nghiên cứu về mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận, động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận và rủi ro của hành vi điều chỉnh lợi
nhuận.


10

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận
2.1.1 Các lý thuyết nền tảng
2.1.1.1

Lý thuyết đại diện (agency theory)

Ngay từ thế kỷ 18, Adam Smith đã đề cập đến vấn đề tư lợi cá nhân rằng
trong doanh nghiệp, các cổ đông (bên ủy quyền) không nên kỳ vọng và tin tưởng
rằng người quản lý công ty (bên đại diện) sẽ hành động như họ muốn, bởi lẽ người
quản lý cơng ty ln có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán và lợi dụng vị trí của
mình để tìm kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các cổ đông và công ty và

vấn đề này được đề cập sâu sắc trong lý thuyết đại diện.
Lý thuyết đại diện được hiểu là một mối quan hệ hợp đồng giữa một hoặc
nhiều người (bên ủy quyền-principals) với một người khác (bên đại diện- agency)
để thực hiện một số cơng việc, và do đó đã chuyển quyền ra các quyết định cho
người đại diện (Jensen & Meckling, 1976). Mối quan hệ giữa bên ủy quyển và bên
đại diện xuất hiện trong công ty đại chúng là giữa chủ sở hữu và nhà quản lý
(Mitnick, 1973).
Lý thuyết đại diện cho rằng nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm
mục đích tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Lý thuyết này cho rằng trong thị trường vốn và thị trường lao động khơng hồn hảo,
nhà quản lý sẽ cố gắng tối đa hóa tiêu dùng cá nhân bằng chi phí phải gánh chịu bởi
cổ đơng. Bên đại diện có khả năng điều hành hoạt động của doanh nghiệp dựa trên
lợi ích cá nhân của họ thay vì lợi ích của cổ đơng bởi vì có sự bất đối xứng thơng tin
(thí dụ, nhà quản lý có sự hiểu biết nhiều hơn cổ đông về khả năng họ đạt được mục
tiêu) và những điều khơng chắc chắc (ví dụ, vô số các yếu tố cấu thành nên kết quả
cuối cùng, và khơng có bằng chứng là có phải bên đại diện đã trực tiếp chi phối kết
quả đạt được, theo hướng tích cực hoặc tỷ lệ nghịch). Hành vi tư lợi cá nhân của
nhà quản lý còn bao gồm cả việc tiêu thụ một số nguồn lực của doanh nghiệp dưới
hình thức bổng lộc và tránh các nguy cơ rủi ro, theo đó các nhà quản lý sợ rủi ro sẽ


11

bỏ qua các cơ hội mang lại lợi nhuận mà trong đó các cổ đơng của cơng ty sẽ thích
họ đầu tư.
Như vậy, hành vi tư lợi xảy ra khi có sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền
kiểm sốt hay chính là do mẫu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông. Để
giảm thiểu hành vi này các cổ đông nên gắn kết nhà quản lý với lợi ích chung của
cổ đơng và doanh nghiệp. Hay các cổ đơng nên gánh chịu thêm chi phí đại diện
(agency cost) như là thưởng cho nhà quản lý. Các hình thức thưởng cho nhà quản lý

như thưởng bằng tiền mặt và cổ phiếu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh dài
hạn (long-term bonus), thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu (stock options grant)
hoặc thưởng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh đạt được (performance unit
grant), và thưởng cổ phiếu có điều kiện (restricted stock grant). Tuy nhiên, vấn đề
chi phí đại diện như lương, thưởng có thể là con dao hai lưỡi. Khi các cổ đông gánh
chịu chi phí đại diện dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thì các nhà quản lý sẽ
cố gắng đạt được kết quả kinh doanh tốt với mong muốn nhận được lợi ích từ đó.
Nếu khơng thể điều hành tốt có thể nhà quản lý sẽ sử dụng các thủ thuật để đạt được
mong muốn cá nhân.
2.1.1.2

Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo đức
kinh doanh trong việc quản lý một tổ chức. Ban đầu nó được chi tiết bởi Edward
(1984) với cách tiếp cận nhằm giải quyết “nguyên tắc ai hay cái gì cần quan tâm
nhất” (principle of who or what really counts).
Trong quan điểm truyền thống của một công ty, các cổ đông chỉ xem chủ sở
hữu hoặc các cổ đông của công ty là quan trọng, và công ty có một nhiệm vụ ủy
thác rằng buộc để đặt nhu cầu của họ lên trước tiên và để tăng giá trị cho họ. Thay
vào đó lý thuyết các bên liên quan lập luận rằng có những bên có liên quan, bao
gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các nhà tài chính, cộng đồng, các cơ
quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại và tổ chức cơng đồn.
Ngay cả đối thủ cạnh tranh đơi khi được tính là các bên liên quan - tình trạng của họ
được bắt nguồn từ khả năng ảnh hưởng đến các công ty và các bên liên quan.


12

Theo đó, nhà quản lý với tư cách là người đại diện cho cổ đông phải đưa ra

các quyết định kinh tế đảm bảo sự tồn tại, phát triển của doanh nhiệp, đồng thời bảo
vệ lợi ích của các bên liên quan.
2.1.1.3

Lý thuyết tín hiệu (signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu lần đầu tiên được nhắc đến trong nghiên cứu của
G.A.Akerlof (1970) (Lê An Khang, 2007, trang 22), sau đó tiếp tục được phát triển
bởi M.Spence (1973) và J.Sigtiz (1975) (Lê An Khang, 2007, trang 23). Lý thuyết
này đề cập đến sự tồn tại của thông tin bất cân xứng (information asymmetry).
Thông tin bất cân xứng trên xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thơng tin cịn bên
khác thì khơng biết đích thực mức độ thơng tin ở mức nào đó. Hậu quả của thơng
tin bất cân xứng là gây ra lựa chọn bất lợi khi thông tin bị che đậy trước khi kí kết
hợp đồng và xuất hiện tâm lý ỷ lại sau khi kí kết hợp đồng.
Trong doanh nghiệp thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản
lý với các cổ đông và doanh nghiệp với nhà đầu tư. Doanh nghiệp khơng phát tín
hiệu hoặc phát tín hiệu khơng chính xác sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư. Hay nhà quản
lý là người trực tiếp điều hành sẽ nắm rõ thông tin doanh nghiệp nhưng cố tình che
đậy gây ra lựa chọn bất lợi cho các cổ đông và tâm lý ỷ lại của nhà quản lý.

2.1.2 Định nghĩa hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu sâu
rộng trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các nhà nghiên cứu thường phát triển định nghĩa
riêng của họ về hành vi điều chỉnh lợi nhuận để phù hợp với mục đích của họ (
Noronha, et al., 2008).
Trong nghiên cứu này tác giả xin trình bày định nghĩa về hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của Healy & Wahlen (1999) như sau:
“Hành vi điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện khi các nhà quản lý sử dụng các xét
đoán trong báo cáo tài chính và trong cấu trúc các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi báo

cáo tài chính nhằm đánh lừa các bên có liên quan về kết quả hoạt động kinh doanh


13

tiềm ẩn của doanh nghiệp, hoặc nhằm tác động đến các kết quả của hợp đồng mà
chúng phụ thuộc vào số liệu kế toán được báo cáo”.
Theo định nghĩa trên ta có thể hiểu nhà quản lý có hai thủ thuật để tác động
điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn chủ quan. Hai thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận
sẽ được tác giả trình bày trong phần 2.1.3

2.1.3 Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận
2.1.3.1

Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua các xét đoán kế

toán
Xét đoán kế toán đối với hàng tồn kho
Chuẩn mực kế toán cho phép nhà quản lý lựa chọn phương pháp đánh giá
hàng tồn kho khác nhau như phương pháp nhập trước – xuất trước, bình quân gia
quyền hay thực tế đích danh. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho khác nhau sẽ tác
động làm giá trị hàng tồn kho cuối kỳ khác nhau và giá vốn hàng bán khác nhau ảnh
hưởng đến lợi nhuận kế toán. Ví dụ, trong thời kì lạm phát với giá mua hàng tăng
cao thì việc lựa chọn chính sách đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập
trước – xuất trước sẽ làm tăng giá trị hàng tồn kho cuối kì và làm giảm giá vốn hàng
bán hơn so với phương pháp bình qn gia quyền, do đó sẽ làm tăng lợi nhuận hơn
so với việc sử dụng phương pháp bình quân gia quyền.
Chuẩn mực kế toán cũng yêu cầu hàng tồn kho phải trình bày theo giá thấp
hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Khi giá trị thuần có thể thực
hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho thì doanh nghiệp cần lập dự phòng giảm

giá hàng tồn kho. Khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho mang tính xét đốn
cao vì vậy các nhà quản lý thường thao tác nhằm tác động đến lợi nhuận theo mong
muốn. Nhà quản lý có thể lập dự phòng nhiều hơn (hoặc thấp hơn) mức thực tế
nhằm làm tăng (hoặc giảm) giá vốn hàng bán để làm giảm (hoặc tăng) lợi nhuận.
Xét đoán kế toán đối với lập dự phịng nợ phải thu khó địi
Khi doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng thì doanh
nghiệp sẽ phát sinh khoản nợ phải thu. Chuẩn mực kế toán quy định nợ phải thu
phải được được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Có nghĩa doanh


14

nghiệp cần phải ước tính khoản nợ phải thu khó đòi để lập dự phòng. Căn cứ lập dự
phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy như nợ phải thu quá hạn ghi trong
hợp đồng kinh tế, khế ước vay…, doanh nghiệp đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần
nhưng vẫn chưa thu hồi được. Như vậy, doanh nghiệp có thể thao tác tuổi nợ để lập
dự phịng làm tăng (hoặc giảm) chi phí và giảm (hoặc tăng) lợi nhuận. Trường hợp
thứ hai phải lập dự phòng là khi doanh nghiệp có đủ bằng chứng về một khoản nợ
chưa đến hạn nhưng khách hàng lâm vào tình trạng phá sản hoặc tổn thất lớn mất
khả năng thanh toán, trường hợp này doanh nghiệp phải ước tính tỷ lệ nợ khơng thể
thu hồi để lập dự phịng. Doanh nghiệp có thể ước tính tỷ lệ cao (hoặc thấp hơn) để
giảm (hoặc tăng) lợi nhuận.
Xét đoán kế toán đối với tài sản cố định
Chuẩn mực kế toán cho phép nhà quản lý lựa chọn phương pháp khấu hao
khác nhau như phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần
hay khấu hao theo số lượng sản phẩm. Phương pháp khấu hao khác nhau sẽ tác
động làm chi phí khấu hao khác nhau nên lợi nhuận sẽ khác nhau. Ví dụ, nhà quản
lý muốn giảm lợi nhuận trong những năm đầu khi mua tài sản thì sẽ chọn phương
pháp khấu hao theo số dư giảm dần thay vì khấu hao theo đường thẳng.
Nhà quản lý cũng thao tác lợi nhuận thơng qua việc ước tính thời gian sử

dụng hữu ích của tài sản. Việc ước tính này mang tính xét đốn nên nhà quản lý có
thể ước tính tăng thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để làm giảm chi phi phí khấu
hao và tăng lợi nhuận hoặc ngược lại.
Ngồi ra, nhà quản lý cũng có thể tác động đến việc vốn hóa chi phí trong
sửa chữa lớn tài sản cố định để tăng lợi nhuận.
Các khoản mang tính chất xét đốn khác
Ngồi lựa chọn những chính sách kế tốn về hàng tồn kho, tài sản cố định và
nợ phải thu khó địi thì các khoản mục mang tính chất ước tính khác cũng được nhà
quản lý sử dụng trong điều chỉnh lợi nhuận như ước tính dự phịng đầu tư ngắn hạn,
dài hạn, chi phí bảo hành, chi phí lương hưu, tỷ lệ hồn thành hợp đồng dài hạn..


15

2.1.3.2

Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua cấu trúc các

nghiệp vụ kinh tế
Cắt giảm chi phí hữu ích
Doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và
phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí duy tu bảo dưỡng thiết bị để tránh lỗ hay duy
trì mức lợi nhuận kì vọng.
Hoạt động bán hàng
Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện
giao dịch vào cuối kỳ kế tốn với khách hàng mà khơng u cầu khách hàng thanh
toán ngay. Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải
là bán hàng qua đại lý và sẽ làm tăng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp trong
kỳ. Thủ thuật này chính là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ
báo cáo.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự
nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm sau.
Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng mua sản phẩm của doanh nghiệp để
chờ tăng giá. Hay doanh nghiệp sẵn sàng nới lỏng hạn mức tín dụng để tăng kích
thích mua hàng làm tăng sản lượng. Việc nới lỏng hạn mức tín dụng có thể đẩy
doanh nghiệp vào tình thế khó khăn khi có q nhiều khoản nợ phải thu và có thể sẽ
làm phát sinh nhiều khoản nợ phải thu khó địi gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất
Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức
công suất sản xuất tối ưu, tùy thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị
trường. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải tăng lợi nhuận, cơng ty có thể quyết
định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành
đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy
móc thiết bị phải làm việc quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tối năng suất và độ bền.
Ngồi ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu khơng bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản
và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.


16

Hoạt động thanh lý tài sản
Doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm thanh lý tài sản để điều chỉnh lợi
nhuận vì lãi/lỗ từ thanh lý tài sản sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả HĐKD. Ví
dụ, nếu việc thanh lý tài sản gây ra một khoản lỗ trong khi doanh nghiệp đang mong
muốn tăng lợi nhuận thì có thể doanh nghiệp sẽ trì hỗn việc thanh lý tài sản đó.
Hoạt động đầu tư tài chính
Doanh nghiệp có thể sẽ trì hỗn việc bán các khoản đầu tư khơng hiệu quả để
tránh lỗ trong kì báo cáo. Mặc dù, có thể tránh lỗ trong kì báo cáo nhưng việc tiếp
tục nắm giữ các khoản đầu tư không hiệu quả này có thể sẽ càng gây nhiều tổn thất
cho doanh nghiệp trong tương lai.

Hay doanh nghiệp sẽ bán ngay các khoản đầu tư hiệu quả để tăng lợi nhuận
trong kì báo cáo, động thái này thường được ví như việc gặt lúa non, vì cơng ty đã
tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.
Một động thái khác doanh nghiệp có thể sử dụng là tác động đến việc mua cổ
phiếu quỹ với hi vọng làm tăng EPS.

2.1.4 Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận là nhằm thu được những lợi ích
nhất định cho doanh nghiệp hay cho nhà quản lý, cũng có thể là nhằm bảo đảm các
hợp đồng mà có các điều khoản rằng buộc dựa trên thơng tin kế tốn. Theo đó, có
bốn động cơ chính của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đã được nhắc đến nhiều trong các
nghiên cứu là động cơ hợp đồng bồi thường quản lý, động cơ giao ước nợ, động cơ thị
trường vốn và động cơ pháp lý.
2.1.4.1

Động cơ hợp đồng bồi thường quản lý

Nhà quản lý có xu hướng hành động để tối đa hóa lợi ích của mình. Đây chính là
hành vi tư lợi đã được nhắc đến trong lý thuyết đại diện. Khi hợp đồng bồi thường quản lý
dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chỉ số lợi nhuận hoặc doanh
thu thì các nhà quản lý sẽ có động cơ để thực hiện hành vi tư lợi. Watts & Zimmerman
(1990) cho rằng các nhà quản lý có động lực để thúc đẩy báo cáo lợi nhuận từ tương
lai đến kỳ kế toán hiện hành khi một kế hoạch giải thưởng tồn tại dựa trên lợi nhuận.


×