Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận Văn thac si Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 105 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành xong các môn học trong chương trình đào tạo theo qui định của
bộ Giáo Dục và Đào Tạo, được sự đồng ý của bộ môn Địa Chất Dầu Khí – khoa Dầu
Khí – Trường0020Đại học Mỏ Địa chất, Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí
biển (NIPI), tôi đã đến thực tập tại phòng thí nghiệm mô hính hóa và vật lý của Viện
nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển. Sau hơn hai tháng thực tập tại Viện, dưới
sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, các chú trong thí nghiệm cũng như mọi người trong
Viện nghiên cứu khoa và thiết kế dầu khí biển, đặc biệt là chú Nguyễn Đức Lân,
trưởng phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa đã giúp tôi hoàn thành tốt quá trình
thực tập tại Viện. Sau đó dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Kim Long, tôi đã hoàn
thành đồ án với đề tài : “ Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo
kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu lõi và phân tích độ hạt tầng
Oligocen trên, Miocen dưới mỏ X lô 09/1 bể Cửu Long”.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Kim Long,
giảng viên bộ môn Địa Chất Dầu Khí – trường đại học Mỏ Địa Chất và TS. Nguyễn
Đức Lân trưởng phòng phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa cùng với các anh
các chú trong phòng thí nghiệm.
Trong quá trình thực hiện đồ án do khả năng của bản thân có hạn và thời gian thực
hiện đồ án còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày , tháng ,năm 2014

Sinh viên thực hiện



Đỗ Quang Tùng
2



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC PHỤ LỤC 7
PHỤ BẢN 7
MỞ ĐẦU 9
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG VÀ LÔ 09-1
11
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ VÀ NHÂN VĂN 12
1.1:Đặc điểm địa lý tự nhiên 12
1.1.1: Vị trí địa lý. 12
1.1.2: Đặc điểm địa hình. 13
1.1.3: Đặc điểm khí hậu. 13
1.2: Đặc điểm kinh tế nhân văn. 14
1.2.1: Đặc điểm dân cư. 14
1.2.2: văn hóa – xã hội. 14
1.2.3: Đặc điểm giao thông vận tải. 17
1.2.4: Đặc điểm kinh tế. 18
1.3: Đánh giá thuận lợi và khó khăn đến ngành dầu khí. 19
1.3.1: Thuận lợi. 19
1.3.2: Khó khăn. 20
CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHU VỰC BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 09-1 21
2.1: Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể. 21
2.1.1: Giai đoạn trước năm 1975. 21
2.1.2: Giai đoạn từ năm 1975-1979 22
2.1.3: Giai đoạng từ năm 1980-1988 22
2.1.4: Giai đoạn từ năm 1989 đến nay. 23
2.2: Lịch sử nghiên cứu mỏ X, lô 09-1. 24
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27

3.1: Địa tầng. 27
3.1.1: Móng trước Kainozoi. 30
3.1.2: Thống Oligocen dưới. 31
3.1.3: Thống Oligocen trên. 32
3.1.4: Thống Miocen dưới. 33
3.1.5: Thống Miocen giữa. 34
3.1.6: Thống Miocen trên. 34
3.1.7: Pliocen – Đệ Tứ. 35
3

3.2 Cấu trúc 35
3.2.1: Các yếu tố cấu trúc. 35
3.2.2: Phân tầng cấu trúc. 37
3.2.3: Cấu tạo mỏ X, lô 09-1. 38
3.3: Hệ thống đứt gãy 45
3.3.1: Hệ thống đứt gãy bể Cửu Long. 45
3.3.2: Hệ thống kiến tạo mỏ X trong lô 09-1. 46
3.4: Lịch sử phát triển địa chất. 47
3.4.1: Thời kỳ trước tạo Rift. 48
3.4.2: Thời kỳ đồng tạo Rift. 49
3.4.3: Thời kỳ sau tạo Rift. 50
CHƯƠNG 4. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 09-1. 52
4.1: Biểu hiện dầu khí và các tích tụ dầu khí. 52
4.2: Đặc điểm đá sinh. 52
4.2.1: Độ phong phú vật chất hữu cơ. 53
4.2.2: Loại vật chất hữu cơ và môi trường tích tụ. 53
4.2.3: Độ trưởng thành của vật chất hữu cơ. 54
4.2.4: Quy mô phân đới sinh dầu của các tầng đá mẹ. 55
4.3: Đặc điểm đá chứa. 56
4.3.1: Đá móng trước Kainozoi. 56

4.3.2: Đá chứa cát kết Oligocen. 56
4.3.3: Đá chứa cát kết Miocen hạ. 57
4.4: Đặc điểm đá chắn. 58
4.4.1: Tầng chắn mang tính khu vực. 58
4.4.2: Tầng chắn mang tính địa phương. 58
4.5: Di chuyển và nạp bẫy. 60
4.6: Các play hydrocarbon và các kiểu bẫy. 60
4.6.1: Play đá móng nứt nẻ (play 1). 60
4.6.2: Play Oligocen (play 2). 61
4.6.3: Play Miocen hạ (play 3). 61
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ THẤM, ĐỘ RỖNG
THEO KÍCH THƯỚC HẠT TRUNG BÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
63
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
5.1: Phương pháp xác định độ rỗng 64
5.1.1: Khái niệm và phân loại độ rỗng. 64
5.1.2: Phương pháp xác định độ rỗng 65
5.2: Phương pháp xác định độ thấm. 66
5.2.1: Khái niệm và phân loại độ thấm 66
5.2.2: Phương pháp xác định độ thấm 67
5.3: Các phương xác định kích thước hạt 70
CHƯƠNG 6: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THẠCH HỌC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐÁ CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU 77
6.1: Đặc điểm địa chất của đối tượng nghiên cứu 77
6.1.1: Đặc điểm địa chất hệ tầng Trà Tân 77
4

6.1.2: Đặc điểm hệ tầng Bạch Hổ 79
6.2: Đặc Điểm thạch học của đối tượng 81
6.2.1: Đặc điểm thạch học trầm tích Oligocen trên hệ tầng Trà Tân 81

6.2.2: Đặc điểm thạch học trầm tích Miocen dưới hệ tầng Bạch Hổ 84
6.3: Tính chất vật lý đá của đối tượng 86
6.3.1: Tính chất vật lý đá của trầm tích Oligocen trên hệ tầng Trà Tân 86
6.3.2: Tính chất vật lý đá của trầm tích Miocen trên hệ tầng Bạch Hổ 87
CHƯƠNG 7: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ HẠT, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ
RỖNG, ĐỘ THẤM, KÍCH THƯỚC HẠT TRUNG BÌNH 88
7.1: Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo các nhóm kích thước hạt trung bình. 88
7.1.1: Mối tương quan giữa kích thước hạt trung bình và độ rỗng, độ thấm 88
7.1.2: Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 96

5

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Số hình vẽ
Tên hình vẽ
Số trang
1
Hình 1.1
Sơ đồ phân bố mỏ X trong bể Cửu Long
12
2
Hình 3.1
Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long
28
3
Hình 3.2

Cột địa tầng tổng hợp của mỏ X
29
4
Hình 3.3
Cấu tạo mặt móng bể Cửu Long
31
5
Hình 3.4
Sơ đồ phân vùng kiến tạo bể Cửu Long
36
6
Hình 3.5
Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long
37
7
Hình 3.6
Bản đồ cấu tạo Sh-11
39
8
Hình 3.7
Bản đồ cấu tạo Sh-10
40
9
Hình 3.8
Bản đồ cấu tạo Sh-8
41
10
Hình 3.9
Bản đồ cấu tạo Sh-7 intra
42

11
Hình 3.10
Bản đồ cấu tạo Sh-7
43
12
Hình 3.11
Bản đồ cấu tạo Sh-5
44
13
Hình 3.12
Quá trình phát triển địa chất bể Cửu Long
49
14
Hình 4.1
Mức độ trưởng thành vật chất hữu cơ
53
15
Hình 4.2
Môi trường thành tạo vật chất hữu cơ
54
16
Hình 4.3
Sự biến đổi các chỉ số sinh dầu theo mặt cắt
ngang qua trung tâm bể
55
17
Hình 4.4
Sự phân bố các tầng chắn trên mặt cắt địa chấn
59
18

Hình 5.1
giao diện thao tác của chương trình thiết lập
trong máy Poroperm chế độ đo Single step
69
19
Hình 5.2
giao diện thao tác của chương trình thiết lập
trong máy Poroperm chế độ đo Multi step
69
20
Hình 5.3
Sơ đồ thiết bị CFS 700
70
6

21
Hình 5.4
Hàm solver – excel 2010
73
22
Hình 5.5
Biểu đồ kích thước hạt theo minimet của mẫu
4-1-34 giếng X-1X
75
23
Hình 6.1
Mặt cắt địa chất qua giếng khoan X-1X và X-
2X
77
24

Hình 6.2
Bản đồ đẳng nóc Oligocen trên
78
25
Hình 6.3
Bản đồ đẳng nóc Miocen dưới
80
26
Hình 7.1
Mối tương quan giữa kích thước hạt trung bình
(Md) với độ rỗng (Phi)
88
27
Hình 7.2
Mối tương quan giữa kích thước hạt trung bình
(Md) với độ thấm (K)
89
28
Hình 7.3
Mối tương quan giữa độ thấm và độ rỗng
90
29
Hình 7.4
Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng
91
30
Hình 7.5
Yếu tố thủy lực mỏ X
92


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Số bảng
Tên bảng
Số trang
1
Bảng 2.1
Bảng kết quả thử vỉa giếng khoan X-1X và X-
2X
25-26
2
Bảng 6.1
Bảng phân chia độ hạt, thang Kachinskii (Nga)
71
3
Bảng 6.2
Bảng chia kích thước hạt theo Hoa Kỳ
71-72
4
Bảng 6.3
Bảng kích thước hạt theo Vietsovpetro
72
5
Bảng 6.4
Bảng phân tích kích thước hạt của mẫu 4-1-34
giếng X-1X
74-75



7

DANH MỤC PHỤ LỤC

STT
Số phụ lục
Tên phụ lục
Số trang
1
Phụ lục 1
Bảng phần trăm khối lượng theo kích thước hạt
của mẫu lõi giếng X-1X.
96-97
2
Phụ lục 2
Bảng phần trăm khối lượng theo kích thước hạt
của mẫu lõi giếng X-2X
97-98
3
Phụ lục 3
Bảng số liệu độ thấm, độ rỗng của mỏ X.
98-99-100
4
Phụ lục 4
Kết quả tính toán hàm Normdist cho giếng khoan
X-1X
100-101
5
Phụ lục 5
Kết quả tính toán hàm Normdist cho giếng khoan

X-2X
101-102
6
Phụ lục 6
Sai số bình phương và tổng sai số bình phương
của tần suất tích lũy khối lượng giữa logarit kích
thước hạt với kích thước hạt giếng khoan X-1X
102-103
7
Phụ lục 7
Sai số bình phương và tổng sai số bình phương
của tần suất tích lũy khối lượng giữa logarit kích
thước hạt với kích thước hạt giếng khoan X-2X
103-104
8
Phụ lục 8
Kết quả phân tích kích thước hạt trung bình (Md)
và độ lệch chuẩn (std) bằng Solver của mỏ X
104-105
PHỤ BẢN
1. Sơ đồ phân bố mỏ X trong bể Cửu Long
2. Cột địa tầng tổng hợp của bể Cửu Long
3. Cột địa tầng tổng hợp của mỏ X
4. Sơ đồ phân vùng kiến tạo bể Cửu Long
Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long
5. Bản đồ cấu tạo SH-11 ( nóc hệ tầng Trà Cú)
6. Bản đồ cấu tạo SH-7 ( nóc hệ tầng Trà Tân)
7. Mặt cắt địa chất qua giếng khoan X-1X và X-2X
8. Bản đồ đẳng nóc Oligocen trên bể Cửu Long
Bản đồ đẳng nóc Miocen dưới bể Cửu Long

8

9. Bảng số liệu tính toán kích thước hạt trung bình
10. Biểu đồ tương quan giữa kích thước hạt trung bình và độ thấm
Biểu đồ tương quan giữa kích thước hạt trung bình và độ rỗng
11. Biểu độ tương quan giữa độ thấm và độ rỗng
Biểu đồ tương quan giữa độ thấm và độ rỗng theo kích thước hạt trung bình

9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tìm kiếm, thăm dò một mỏ dầu khí không thể bỏ qua các công tác đánh
giá, xác định các thông số vật lý đá của mỏ cũng như yếu tố thủy lực. Đối với mỏ X
đang trong quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí, công tác tính toán thông số độ thấm,
độ rỗng và yếu tố thủy lực của mỏ là không thể thiếu. Trong đồ án nghiên cứu này với
sự giúp đỡ của phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa, Viện nghiên cứu khoa học
và thiết kế dầu khí biển, tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá thông số độ thấm, độ rỗng
và yếu tố thủy lực của mỏ X thuộc lô 09/1 bể Cửu Long qua đề tài: “ Nghiên cứu mối
tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu
lõi và phân tích độ hạt của tầng Oligocen trên, Miocen dưới mỏ X, lô 09/1 bể Cửu
Long”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đồ án này là phân tích kích thước hạt trung bình của mỏ,
quá đó đánh giá khả năng ảnh hưởng của kích thước hạt trung bình tới thông số độ
rỗng, độ thấm của mỏ. Qua đó nhận định tính collector của mỏ.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tầng Oligocen trên trong phạm vi mỏ X lô 09/1 bể Cửu
Long. Do tính chất thông số độ thấm, độ rỗng ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, ứng với
mỗi môi trường thành tạo thì các yếu tố ảnh hưởng là khác nhau với các mức độ ảnh

hưởng là khác nhau nên rất khó để áp dụng đồ án này trên phạm vi lớn.
4. Nội dung nghiên cứu
Dựa vào tài liệu độ hạt, độ thấm, độ rỗng thu thập được từ mỏ X, tiến hành phân
tích và phân chia kích thước hạt trung bình, qua đó đánh giá môi tương quan giữa kích
thước hạt trung bình với độ thấm, độ rỗng và mối tương quan giữa độ rỗng, độ thấm
theo kích thước hạt trung bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và phân chia nhóm kích thước hạt. Lập
các biểu đồ tương quan giữa kích thước hạt trung bình với độ thấm, độ rỗng, giữa độ
thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình, qua đó đánh giá thông số độ thấm, độ
rỗng và khả năng tương quan của chúng trong mỏ X.
10

6. Bố cục đồ án
Đồ án gồm 105 trang đánh máy vi tính. Trong đó có 30 hình vẽ, 5 bảng số liệu, 8
phụ lục và 11 phụ bản.
Cấu trúc đồ án gồm hai phần chủ yếu:
Mở đầu
Phần 1: Khái quát trung về bể trầm tích Cửu Long
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu khu vực bể Cửu Long và lô 09/1
Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 4: Tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long và lô 09/1
Phần 2: Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt
trung bình của đối tượng nghiên cứu
Chương 5: Phương pháp nghiên cứu
Chương 6: Đặc điểm địa chất, thạch học và tính chất vật lý đá của đối tượng nghiên
cứu
Chương 7: Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình
của đối tượng nghiên cứu

Kết luận

11












PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỂ TRẦM
TÍCH CỬU LONG VÀ LÔ 09-1
12

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ VÀ NHÂN VĂN
1.1:Đặc điểm địa lý tự nhiên.
1.1.1: Vị trí địa lý.
Bể trầm tích Cửu Long nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất
liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long và là vùng khai thác dầu chính của Việt Nam.
Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình
Thuận. Bể Cửu Long được xem là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Bể
Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi
đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat – Natuna và phía Đông Bắc là đới
cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể có diện tích 36.000 km
2

, bao gồm
các lô: 09, 15, 16, 17 và một phần của các lô: 01, 02, 25 và 31. Bể được bồi lấp chủ yếu
bởi trầm tích lục nguyên Đệ Tam, chiều dày lớn nhất của chúng tại trung tâm có thể đạt
tới 7-8 km.

Hình1.1: Sơ đồ phân bố mỏ X trong bể Cửu Long
(Báo cáo trữ lượng mỏ X (Vietsovpetro) )
13

Độ sâu nước biển tại vùng mỏ khoảng 50m, thuận lợi cho việc sử dụng các giàn
khoan tự nâng. Các kết quả nghiên cứu địa chất công trình biển cho thấy phần trên của
đáy biển thuận tiện cho việc xây dựng các công trình biển.
Mỏ X nằm ở lô 09-1, cách giếng khoan BK-14 của mỏ Bạch Hổ 7 km về phía Đông
Nam; cách giếng khoan RC-3 của mỏ Rồng 9 km về phía Đông và cách thành phố
Vũng Tàu khoảng 120 km về phía Đông Nam. Trong lô 09-1 có nhiều mỏ đã và đang
khai thác như mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, Đông Rồng, Đông Nam Rồng hoặc trong quá
trình thăm dò, thẩm lượng như mỏ Mèo Trắng cách BK-14 của mỏ Bạch Hổ 8 km về
phía Tây Nam; cách RC-3 của mỏ Rồng 6 km về phía Tây Bắc và cách thành phố
Vũng Tàu khoảng 120 km về phía Đông Nam.
1.1.2: Đặc điểm địa hình.
Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km với diện tích khoảng 39.734
km
2
bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long
(thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa
ở rìa).
Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước
biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng
rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là những
vũng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân cư còn thưa, chưa được khai thác

nhiều.
Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng
biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh. Các đồng bằng phù sa ở rìa
tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa
sông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau).
1.1.3: Đặc điểm khí hậu.
Vùng nghiên cứu nằm cách không xa so với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khí hậu
nhiệt đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng của biển. Hàng năm có hai mùa: mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình từ 25-27
0
C, ít
gió bão lớn, lượng mưa trung bình 1300-1750mm. Độ ẩm bình quân cả năm là 80%. Ở
đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong mùa khô kéo dài là sự xâm nhập sâu vào đất liền của
nước mặn làm tăng độ chua và chua mặn trong đất cũng như những tai biến do thời
14

tiết, khí hậu đôi khi có thể xảy ra.
Trong khu vực đôi khi có gió thổi mạnh với tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và
tháng 10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng
Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt
cho thuyền bè.
Chế độ thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên
xuống, biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm
nhiệt độ mặt nước khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ đáy biển khoảng 20,5 – 22
0
C.
1.2: Đặc điểm kinh tế nhân văn.
1.2.1: Đặc điểm dân cư.
Diện tích của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 1.982 𝑘𝑚

2
. Mật độ bình quân dân số khoảng
503 người/𝑘𝑚
2
. Tổng số dân của tỉnh đến tháng 4/2010 là 1.009.719 người.
Năm
1992
1994
1996
1999
2000
2001
2003
2005
2009
2010
Dân Số
673,0
670,8
706,2
800,6
822,0
841,5
884,9
913,1
996,7
1.009,7
(Dân số : ngàn người)
Theo thống kê dân số tháng 4 năm 2009 thì: Dân số thành thị chiếm 49,85% dân số
toàn tỉnh. Nam giới chiếm 49,99% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có cơ cấu dân số như sau:

Nhóm tuổi từ 0-14: 25,46% (Nam giới là 131.886 người chiếm 52% dân số nhóm tuổi
này): Nhóm tuổi từ 15-59: 67,74% (Nam giới là 328.906 người chiếm 49% dân số
nhóm này): Nhóm tuổi từ 60 trở lên: 6,8% (Nam giới là 27.338 người chiếm 40% dân
số nhóm này).
Thành phần dân tộc: Kinh (97,53%), Hoa (1,01%), Chơ Ro (0,76%), Khmer
(0,23%), Tày (0,14%). Các dân tộc khác chiếm 0,33% dân số tỉnh, trong đó người nước
ngoài là 59 người. Tỷ lệ số dân theo Phật giáo là 21,66% (trong đó 48,4% là Nam);
Công giáo là 25,8% (trong đó 49,6% là Nam); Cao Đài là 0,99%; Tin Lành là 0,41%;
Tôn giáo khác là 4,34% và không theo bất kỳ tôn giáo nào là 46,11%.
1.2.2: văn hóa – xã hội.
Theo Báo cáo của UBND tỉnh năm 2011, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội
của cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát, lãi suất ngân hàng, nguyên
liệu đầu vào, giá cả các mặt hàng tăng cao nhưng kinh tế xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục
15

phát triển ổn định. Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu
cơ bản đạt so với Nghị quyết:
Giáo dục đào tạo: Phát triển ổn định và có nhiều mặt tích cực: Đã đưa vào sử dụng
11 trường với 300 phòng học, nâng tổng số trường trên toàn tỉnh lên 382 trường học.
Số trường đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh là 116 trường, đạt 30,4% (NQ 34%); tỷ lệ huy
động cháu đi nhà trẻ đạt 22,2% (NQ 21%); trẻ đi mẫu giáo, đạt tỷ lệ 81% (NQ 81%); tỷ
lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,27%; số học sinh bỏ học đầu năm học giảm 0,18% so với
năm học trước. Về xã hội hóa giáo dục, năm 2011 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 4
dự án xây dựng trường mầm non. Tính đến nay có 25 dự án của doanh nghiệp đầu tư
cho giáo dục, trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang xây dựng, 9 dự án
đã cấp giấy chứng nhận đầu và 9 dự án đã được chấp nhận chủ trương. Bà Rịa Vũng
Tàu có trình độ văn hóa tương đối cao, cơ sở vật chất hiện đại. Tỉnh có khá nhiều
trường Đại học như: Đại học Bà Rịa, Cao đẳng Sư Phạm, Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa
Vũng Tàu, Cao đẳng Nghề Dầu khí, cơ sở của Đại học Mỏ-Địa chất, Đại học Dầu
khí…

Về công tác dân số-y tế: Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo. Tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 12% (NQ 12,5%), tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm
chủng mở rộng đạt 98%. Thực hiện khám, chữa bệnh cho khoảng 2 triệu lượt người
(NQ 2 triệu lượt). Đưa vào sử dụng mới Trung tâm y tế huyện Đất Đỏ, Trung tâm
chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trường Trung cấp y tế và 2 hệ thống xử lý rác thải tại
bệnh viên Lê Lợi và bệnh viện Bà Rịa. Hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với 4 trung tâm
y tế tuyến huyện tại Tân Thành, Châu Đức, Long Điền và Côn Đảo. Thêm 02 xã được
công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã, phường đạt chuẩn lên 75/82,
chiếm tỷ lệ 91,56% (NQ 94%).
Về văn hóa-thể thao: Công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị được
triển khai thực hiện tốt. Tổ chức thành công chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập
tỉnh. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các
ngày lễ lớn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của nhân
dân địa phương và du khách. Triển khai Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015. Đưa vào sử dụng đền thờ Côn Đảo và Trung tâm
văn hóa tỉnh tại Bà Rịa.
16

Trên lĩnh vực thể dục, thể thao đạt được những thành tích đáng khích lệ: Các vận
động viên giành được 290 huy chương các loại ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và mở rộng. Đã phê duyệt và triển
khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Phát thanh-truyền hình: Đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết
số 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội; Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2011-2016; Duy trì thời lượng phát sóng, phát thanh 24 giờ/ngày.
Các chính sách an sinh xã hội: Được đặc biệt quan tâm. Giải quyết việc làm cho
33.500 lượt lao động, trong đó giải quyết việc làm mới cho 16.500 lượt lao động; tỷ lệ
thất nghiệp 3%. Xét duyệt cho 1.300 dự án vay vốn giải quyết việc làm với tổng kinh

phí 27 tỷ đồng. Tổ chức đào tạo nghề cho 25.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 58%, đạt 100% so với NQ. Tính đến cuối năm, dự kiến có 6.000 hộ thoát nghèo
theo chuẩn tỉnh, 1.800 hộ nghèo chuẩn quốc gia; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh
còn 9,76%, theo chuẩn quốc gia còn 3,47. Giải quyết cho 21.000 lượt hộ nghèo vay
vốn với doanh số cho vay là 252 tỷ đồng; cấp mới 105.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo; miễn giảm học phí cho 24.871 học sinh. Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ
người nghèo, người có công, đối tượng chính sách. Song song với công tác đảm bảo an
sinh xã hội, giảm nghèo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình hưởng ứng tích cực.
Công tác bảo vệ môi trường: Có những chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ rác thải nguy
hại xử lý đạt 100%. Đã đưa vào sử dụng 06 lò đốt rác thải y tế, tỷ lệ rác thải y tế được
xử lý đạt 100%; rác thải sinh hoạt đang được chôn lấp tạm tại các bãi rác trên địa bàn
tỉnh, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được xử lý đạt 83%. Tỷ lệ rác thải công nghiệp xử lý đạt
80%, dự kiến năm 2012 xử lý đạt 100%. Trên địa bàn hiện có 12 dự án xử lý rác thải,
trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động; 01 dự án đang xây dựng giai đoạn 2 và 08 dự
án đang hoàn tất các thủ tục đầu tư. Có 5/8 khu công nghiệp đi vào hoạt động đã cơ
bản hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung. Về dự án Hạ tầng kỹ thuật xử lý
chất thải tập trung 100 ha Tóc Tiên, huyện Tân Thành dự kiến hoàn thành trong Quý
I/2012. Về lâu dài, tỉnh cũng đã triển khai xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với
17

biến đổi khí hậu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh; phê
duyệt bản đồ quy hoạch về phân vùng phát thải khí thải, xả nước thải theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường giai đoạn 2011-2015, đang trình Bộ Tài nguyên-Môi
trường xem xét có ý kiến; hoàn thiện đề án xử lý chất rắn đảm bảo hợp vệ sinh trên địa
bàn tinh đến năm 2020.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng có những
bước tiến đáng kể. Về công tác giáo dục, việc đào tạo nguồn nhân lực ngày càng phát
triển và có chất lượng cao, tăng cả về mặt số lượng và chất lượng. Trong đó, thành phố
Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật vừa đông vừa có chất lượng cao đến từ

các tỉnh thành trong cả nước.
1.2.3: Đặc điểm giao thông vận tải.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ở Phía
Bắc, với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn
phía Nam giáp biển Đông. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển
Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này rất thuận lợi cho tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như:
khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển, vận tải biển, đánh bắt nuôi trồng và
chế biến hải sản, phát triển du lịch biển.
Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau.
Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường
cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
Đường sông: Hệ thống các cảng biển các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị
Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây.
Từ Vũng Tàu có thể đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm.
Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu tiếp nhận cho máy bay trực thăng phục vụ
cho tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long
Thành được xây dựng cách Vũng Tàu khoảng 70 km.
Đường sắt: Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch của ngành đường
sắt đến năm 2015, một đường sắt cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp
HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h.
18

1.2.4: Đặc điểm kinh tế.
Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của
tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Á tỷ lệ các
mũi khoan tìm kiếm, thăm dò gặp Dầu khí khá cao. Tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có
giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng
Đông và các mỏ mới như Mèo Trắng, Gấu Trắng Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng
góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu (ngành dầu khí đóng góp

24% GDP cho nước nhà năm 2011).
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung
tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện
lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước
(trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước).
Công nghiệp nặng gồm có: sản xuất phân đạm ure (800.000 tấn/năm), sản
xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có
hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam
(South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và
Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội đã đi vào hoạt động từ năm
2009.
Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của
khu vực Đông Nam bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài
Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải
có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng.
Về lĩnh vực du lịch: tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả
nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du
lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá
ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu
USD)
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,78%. Công
nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ
19

giảm từ 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22%
so với năm 2005).
Phấn đấu đến năm 2015, thành phố Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh
và đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân
10,8%/năm. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp

3%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn
mới), cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42
lần/người/năm; 92% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn văn
hóa; 99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.
Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký gần 28,1 tỷ USD. Trong đó, có 118 dự án trong KCN với tổng vốn đầu
tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ USD.
Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9 % trong tổng vốn đăng
ký đầu tư. Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng trong tốp những địa phương thu
hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam.
Kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu
thập kỷ 1990, sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch
đúng hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông
nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh.
Hàng năm Bà Rịa Vũng Tàu đóng góp GDP rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. GDP
bình quân đầu người là 5.800 USD cao gấp 5 lần bình quân cả nước (năm 2011).
1.3: Đánh giá thuận lợi và khó khăn đến ngành dầu khí.
1.3.1: Thuận lợi.
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Vũng Tàu nằm trên giao điểm nối Miền Đông và
miền Tây Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường biển, đường bộ, đường thủy và
đường hàng không phát triển. Nguồn nhân lực dồi dào hầu hết tập trung từ các tỉnh
thành trong cả nước nên có trình độ học vấn, kỹ thuật cao.
Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ dầu
khí phục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam.
Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, được đào tạo
bài bản. Giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hoá.
20

Vị trí của thành phố thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước trong
khối Đông Nam Á cũng như quốc tế.

Mặt khác, chính trị của tỉnh ổn định, tạo điều kiện và thu hút đầu tư của các Tập
đoàn, các Công ty nên rất thuận lợi cho công tác thăm dò và khai thác Dầu khí cũng
như các ngành nghề khác. Vì vậy, Bà Rịa Vũng Tàu thu hút được rất nhiều của các Tập
đoàn, Công ty trong và ngoài nước vào lĩnh vực dầu khí đầu tư như: PVEP,
Vietsovpetro, PVD, PTSC, DMC, BP, Total, ConocoPhillip, Petronas …
1.3.2: Khó khăn.
Từ tháng 5 đến tháng 10 là vào mùa mưa nên gây khó khăn cho công tác tìm kiếm,
thăm dò Dầu khí. Bão tố xảy ra gây khó khăn cho các tàu thuyền ngoài khơi cũng như các
công trình Dầu khí trên biển. Mùa khô cũng cần để ý đến gió mùa thổi mạnh , gió mùa
Đông Bắc - Tây Nam thổi theo hai chiều ngược nhau trong hai mùa cũng gây trở ngại cho
việc thăm dò và khai thác Dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phí cho
công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao.
Việc đào tạo và tuyển dụng đội ngũ có trình độ kỹ thuật cao chưa đáp ứng được nhu
cầu. Nguyên do là việc đào tạo vẫn thiếu rất nhiều công nghệ, thiết bị hiện đại nên phải
mất một thời gian dài đào tạo lại.
Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, sửa chứa
và đóng mới giàn khoan… nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Phần lớn các tàu và thiết bị
hỏng vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém. Các phương tiện hiện đại vẫn
phải nhập khẩu với chi phí rất cao.
Vấn đề phòng chống ăn mòn các công trình Dầu khí ngoài biển cũng là một khó lớn
trong công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí.
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là vấn đề bức xúc đặt lên hàng đầu do rác thải
của công nghiệp Dầu khí, công nghiệp đóng tàu
Chúng ta phải thuê các thiết bị hiện đại để bảo vệ vùng biển và vùng khai thác dầu
khí, thuê các chuyên gia về Dầu khí với chi phí cao.

21

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHU VỰC BỂ CỬU LONG

VÀ LÔ 09-1
2.1: Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể.
Trong những mỏ đã và đang khai thác hiện nay ở Việt Nam thì mỏ Bạch Hổ là mỏ
dầu lớn nhất được phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam do XNLD Vietsovpetro điều
hành. Mỏ được đưa vào khai thác từ năm 1986. Hiện nay mỏ đang ở cuối giai đoạn
khai thác thứ 3 và dự tính đến năm 2025 thì mỏ sẽ được khai thác hết. Hiện nay, có rất
nhiều mỏ đã và đang được Vietsovpetro đưa vào khai thác như mỏ Rồng, Đông Rồng,
Đông Nam Rồng, Rạng Đông… và các mỏ đang trong thời kỳ thăm dò, thẩm lượng
như Nam Rồng-Đồi Mồi, Mèo Trắng, A …
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm kiếm thăm
dò dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam. Căn cứ vào quy mô, mốc lịch sử và kết
quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể Cửu Long được chia thành 4 giai
đoạn.
2.1.1: Giai đoạn trước năm 1975.
Đây là thời gian đầu tiên thực hiện các công tác khảo sát địa vật lý khu vực như từ,
trọng lực và địa chấn để phân chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu, ký các hợp
đồng dầu khí.
Năm 1967, US Navy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hàng không
gần như khắp lãnh thổ Miền Nam. Năm 1967 – 1968, hai tàu Ruth và Maria của Alpine
Geophysical Corporation đã tiến hành đo 19.500 km tuyến địa chấn ở phía Nam Biển
Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969, công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo địa vật lý biển bằng
tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của Biển Đông
với tổng số 3.482 km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Trong năm 1969 US Navy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000 km
tuyến địa chấn bằng 2 tàu R/V E.V Hunt ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển Đông,
trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đầu năm 1970, công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ở Nam
Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 km x 50 km, kết hợp
giữa các phương pháp từ, trọng lực và hàng không, trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu

22

Long. Năm 1973-1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long là
09, 15 và 16.
Năm 1974, công ty Mobil trúng thầu trên lô 09 đã tiến hành khảo sát địa vật lý, chủ
yếu là địa chấn phản xạ, từ và trọng lực, với khối lượng là 3.000 km tuyến.
Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975 Công ty Mobil đã khoan giếng khoan tìm
kiếm đầu tiên trong bể Cửu Long BH-1X, nằm ở phần đỉnh của cấu tạo Bạch Hổ. Kết
quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819m đã cho dòng dầu
công nghiệp, lưu lượng dầu đạt 342 𝑚
3
/ngày. Kết quả này đã khẳng định triển vọng và
tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long.
2.1.2: Giai đoạn từ năm 1975-1979.
Năm 1976, Công ty địa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km tuyến địa chấn 2D
dọc theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn.
Kết quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng được các tầng phản xạ chính: từ CL20
đến CL80 và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với một mặt cắt trầm tích Đệ Tam dày.
Năm 1978 công ty Gecco (Na Uy) thu nổ địa chấn 2D trên lô 10, 09, 16, 19, 20, 21 với
tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới tuyến 2x2 km và
1x1 km. Riêng đối với lô 15, công ty Deminex đã hợp đồng với Gecco khảo sát 3.221,7 km
tuyến địa chấn với mạng lưới 3,5 x 3,5 km trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long (nay là Rạng
Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu địa chấn này Deminex đã khoan 4 giếng khoan
tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất Trà Tân (15-X-1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu
Long (15-C-1X) và Đồng Nai (15-G-1X). Kết qủa khoan các giếng này đều gặp các biểu
hiện dầu khí trong cát kết tuổi Miocen sớm và Oligocen, nhưng dòng dầu không có ý nghĩa
công nghiệp.
2.1.3: Giai đoạng từ năm 1980-1988.
Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam trong giai đoạn này
được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vị, đó là Xí nghiệp liên

doanh Vietsovpetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành khảo sát 4.057 km tuyến
địa chấn MOB - điểm sâu chung, từ và 3.250 km tuyến trọng lực. Kết quả của đợt khảo sát
này đã phân chia ra được tập địa chấn B (CL4-1, CL4-2), C (CL5-1), D (CL5-2), E (CL5-3)
và F (CL6-2), đã xây dựng được một số sơ đồ cấu tạo dị thường từ và trọng lực Bouguer. Năm
1981, tàu nghiên cứu Iskatel đã tiến hành khảo sát địa vật lý với mạng lưới 2x2,2 km - 3x2,5
23

km địa chấn MOB-ORT-48, trọng lực, từ ở phạm vi lô 09, 15 và 16 với tổng số 2.248 km
tuyến.
Năm 1983-1984, tàu viện sĩ Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4.000 km tuyến địa chấn để
nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long. Trong thời gian này XNLD Vietsovpetro đã
khoan 4 giếng trên các cấu tạo Bạch Hổ và Rồng: R-1X, BH-3X, BH-4X, BH-5X và TĐ-1X
trên cấu tạo Tam Đảo. Trừ TĐ-1X, tất cả 4 giếng còn lại đều phát hiện vỉa dầu công nghiệp từ
các vỉa cát kết Miocen dưới và Oligocen (BH-4X). Cuối giai đoạn 1980 - 1988 được đánh dấu
bằng việc Vietsovpetro đã khai thác những tấn dầu đầu tiên từ 2 đối tượng khai thác Miocen,
Oligocen dưới của mỏ Bạch Hổ vào năm 1986 và phát hiện ra dầu trong đá móng granit nứt
nẻ vào tháng 9 năm 1988.
2.1.4: Giai đoạn từ năm 1989 đến nay.
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu
khí ở bể Cửu Long. Với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Dầu Khí, hàng loạt
các công ty dầu nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc cùng đầu tư vào các lô
mở và có triển vọng tại bể Cửu Long. Đến cuối năm 2003 đã có 9 hợp đồng tìm kiếm thăm
dò được ký kết trên các lô: 09-1, 09-2, 09-3, 01&02, 01&02/96, 15-1, 15-2, 16-1, 16-2, 17.
Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát địa vật lý thăm dò, các công ty dầu khí
đã ký hợp đồng với các công ty dịch vụ khảo sát địa chấn có nhiều kinh nghiệm trên thế giới
như: CGG, Geco-Prakla, Western Geophysical Company, PGS v.v. Hầu hết các lô trong bể
đã được khảo sát địa chấn tỉ mỉ không chỉ phục vụ cho công tác thăm dò mà cả cho công tác
chính xác mô hình vỉa chứa. Khối lượng khảo sát địa chấn trong giai đoạn này, 2D là 21.408
km và 3D là 7.340,6 𝑘𝑚
2

. Khảo sát địa chấn 3D được tiến hành trên hầu hết các diện tích có
triển vọng và trên tất cả các vùng mỏ đã phát hiện. Trong lĩnh vực xử lý tài liệu địa chấn 3D
có những tiến bộ rõ rệt khi áp dụng quy trình xử lý dịch chuyển thời gian và độ sâu trước
cộng (PSTM, PSDM).
Cho đến hết năm 2003 tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác đã khoan
ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro chiếm trên 70%. Bằng kết
quả khoan, nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định: Rạng Đông (lô 15.2), Sư Tử Đen, Sư
Tử Vàng, Sư Tử Trắng (lô 15.1), Topaz North, Diamond, Pearl, Emerald (lô 01), Cá Ngừ
Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô 16.1), Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09-1). Trong số phát
hiện này có 5 mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng (bao gồm cả Đông Rồng và Đông Nam Rồng), Rạng
24

Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc hiện đang được khai thác với tổng sản lượng khoảng 45.000
tấn/ngày. Tổng lượng dầu đã thu hồi từ 5 mỏ từ khi đưa vào khai thác cho đến đầu năm
2005 khoảng 170 triệu tấn.
2.2: Lịch sử nghiên cứu mỏ X, lô 09-1.
Lô 09-1 có rất nhiều mỏ lớn đã được tìm thấy và khai thác như: Bạch Hổ, Đông
Rồng, Đông Nam Rồng, Rồng trung tâm, Nam Rồng. Hầu hết được tìm thấy trong đá
móng trước Kainozoi, và một phần dầu trong Oligocen và Miocen dưới.
Với trữ lượng dầu đang suy giảm, việc tìm kiếm thăm dò các mỏ mới là rất quan
trọng, liên doanh Vietsovpetro đã sử dụng các công nghệ hiện đại để phát hiện các mỏ
mới. dựa trên những công tác minh giải tài liệu địa chấn 3D các khu vực ít được nghiên
cứu của mỏ Bạch hổ đã được thể hiện vào năm 2009 trên cơ sở tài liệu hiện có theo
miền thời gian 3D PSDM ( time domain). Kết quả là đã xây dựng được bộ bản đồ
chung cho các khu vực ít được nghiên cứu và mỏ bạch hổ theo các tầng phản xạ chính
SH-3,5,7,8,10,11 và SH-BSM. Từ kết quả minh giải đã phát hiện ra một loại cấu tạo
tiềm năng trong đó có cấu tạo X.
Nghiên cứu cấu trúc địa chất khu vực của cấu tạo X, phân tích tổng hợp tài liệu địa
chấn- địa vất lý, kết quả khoan ở lô 09-1 và các khu vực lân cận được thể hiện ở báo
cáo NIR-I3( 2010) “Phân tích tổng hợp tài liệu địa chất địa vật lý và kết quả khoan

thăm dò trên các diện tích tiềm năng ít được nghiên cứu lô 09-1”. Đây là cơ sở để biện
luận cơ sở địa chất đặt giếng khoan tìm kiếm thăm dò X-1X đầu tiên trên cấu tạo X.
Cho đến thời điểm 01.01.2013, trên diện tích cấu tạo X đã khoan 2 giếng tìm kiếm-
thăm dò: X-1X và 2x.
Giếng khoan X-1x, được khoan thân xiên, bắt đầu khoan vào ngày 06.05.2012 bằng
giàn tự nâng “ MURMANSKAIA”, nhằm mục đích tìm kiếm- thăm dò các vỉa dầu khí
trong trầm tích Miocen duới và Oligocen trên của cấu tạo X lô 09-1. Khi khoan đến
chiều sâu thiết kế đáy 3585m/CSTĐ 3400m, ngày 11.06.2012 đã quyết định tiếp tục
khoan sâu thêm vào tầng SH-8. Giếng kết thúc khoan vào ngày 12.06.2012 với chiều
sâu đáy thực tế là 3671m/CSTĐ 3490,3m. Trong giếng khoan X-1x đã tiến hành thử
vỉa 5 đối tượng, trong đó hai đối tượng thuộc trầm tích Oligocen trên, ba đối tượng
trong lát cắt trầm tích Oligocen dưới.
25

Giếng khoan X-2X bắt đầu khoan vào ngày 25.08.2012 bằng giàn tự nâng
“TAMDAO-02”, nhằm mục đích tìm kiếm thăm dò các vỉa dầu khí trong trầm tích
Miocen dưới và Oligocen trên của cấu tạo X, lô 09-1. Giếng khoan thân xiên theo
phương vị 225
0
. Khi đạt đến chiều sâu thiết kế 4103m thì xảy ra sự cố kẹt bộ khoan (tại
độ sâu 3027m), bắt buộc phải mở cửa sổ ống 245m ở chiều sâu 2631m để khoan thân
hai. Giếng khoan kết thúc vào ngày 24.11.2012 tại chiều sâu đáy thực tế là
3970m/CSTĐ 3517m. Tương tự như với giếng khoan X-1X. giếng X-2X cũng tiến
hành thử vỉa với 2 đối tượng.kết quả thử vỉa được biểu diễn ở bảng 2.1.

GK
Đối tượng
Thống
Khoảng thử, m
Thân giếng

CSTĐ
Kết quả thử vỉa
X-1X
I
Oligocen
trên
3658-3493
Dòng dầu khí tự phun:
Øc = 19,06 mm
Qd = 214 m3/ng.đ
Qg = 51000 m3/ng.đ
Øc = 15,87mm
Qd = 191 m3/ng.đ
Qg = 58000 m3/ng.đ
Øc = 12,7mm
Qd = 182 m3/ng.đ
Qg = 45000 m3/ng.đ
3478-3322
II
3485-3408
Dòng dầu khí tự phun:
Øc = 19,06 mm
Qʜ = 250 m3/ng.đ
Qᴦ = 19540 m3/ng.đ
Øc = 15,87mm
Qd = 230 m3/ng.đ
Qg = 916000 m3/ng.đ
Øc = 12,7mm
Qʜ = 150 m3/ng.đ
Qᴦ = 12800 m3/ng.đ

3314-3241
III
Miocen
dưới
3370-3328
Sau 8h chờ dòng, nhận được khí, nước
và váng dầu. Sau khi bơm nitơ nhận
được dòng yếu gồm 70% nước bẩn +
30% hỗn hợp dầu và nitơ.
3205-3165

×