Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện sa pa tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ THỊ VÂN CHI

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SAPA – TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ THỊ VÂN CHI

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SAPA – TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số

: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS. Đỗ Thế Tùng


Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của GS, TS. Đỗ Thế Tùng. Các số liệu và trích dẫn trong
luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn khơng trùng với bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Hà Thị Vân Chi


MỤC LỤC
Danh mu ̣c chữ viế t tắ t…………………………………………………………i
Danh mu ̣c bảng……………………………………………………………….ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC Í T NGƢỜI ....................................... 11
1.1. Viê ̣c làm và những nhân tố chủ yế u ảnh hưởng đế n giải quyế t viê ̣c làm 11
1.2. Các chủ thể giải quyết việc làm ............................................................... 32
1.3. Kinh nghiê ̣m giải quyế t viê ̣c làm cho lao đ ộng dân tô ̣c it́ người ở mô ̣t số
điạ phương. ...................................................................................................... 38
Chƣơng 2 : THƢ̣C TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ M CHO
LAO
ĐỘNG CÁC DÂN TỘC Í T NGƢỜI TRÊN ĐIA
̣ BÀ N HUYỆN SAPA –
TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2006 – 2012 ...................................................... 43
2.1. Thực tra ̣ng về những nhân tố ảnh hưởng đế n giải quyế t viê ̣c la................

43
̀m
2.2. Thành tựu trong giải quyế t viê ̣c làm cho lao đ ộng các dân tô ̣c it́ người
trên điạ bàn huyê ̣n SaPa – Tỉnh Lào Cai ......................................................... 57
2.3. Hạn chế và những vẫn đề cần đạt ra trong giải quyết việc làm cho lao
động dân tộc ít người ở SaPa .......................................................................... 68
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THƢ̣C
HIỆN TỐT HƠN NHIỆM VỤ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ M CHO LƢ̣C
LƢỢNG LAO ĐỘNG CỦ A CÁC DÂN TỘC Í T NGƢỜI TRÊN ĐIA
̣
BÀN HUYỆN SAPA ...................................................................................... 74
3.1. Phương hướng giải quyế t viê ̣c làm cho lao đ ộng các dân tơ ̣c ít ngư ời ở
Huyện Sa Pa .................................................................................................... 74
3.2.Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao đ ộng các dân tô ̣c it́
người ở Huyê ̣n Sa Pa – Tỉnh Lào Cai ............................................................. 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006 – 2010

24

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế
hàng năm thời kỳ 2006 – 2010.

26


Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu dân tộc ít người huyện Sa Pa năm
46

2009
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Sa Pa thời kỳ
từ 2006- 2010

54

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNH- HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN - TTCN

: Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

HTX

: Hợp tác xã

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ


PTNT

: Phát triển nông thôn

TTCN – XDCB

: Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bẩn

TB & XH

: Thương binh và xã hội

VRG

: Tập đoàn cao su Việt Nam

XKLĐ

: xuất khẩu lao động

ii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở nước ta, đồng bào các dân tộc it́ người chi ếm khoảng 14%
dân số cả nước; cư trú trên 52 tỉnh, thành phố; phần lớn đồng bào các dân tộc
ít người sinh s ống ở vùng đặc biệt khó khăn: miền núi, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

về kinh tế, quốc phịng, an ninh và mơi trường sinh thái . Dân tô ̣c ít người
trước đây chủ yế u số ng dựa vào kinh tế tự nhiên , mang nă ̣ng tính chấ t tự cung
tự cấ p . Nay tài nguyên thiên nhiên ngày càng ca ̣n kiê ̣t , dân số tăng nên nhiề u
người lao đô ̣ ng không có kế sinh nhai , nhưng phầ n lớn trình đô ̣ ho ̣c vấ n và
nghề nghiê ̣p thấ p , khó tìm việc làm , đời số ng hế t sức khó khăn . Do đó giải
quyế t viê ̣c làm cho ho ̣ trở thành cấ p bách.
Sa Pa cũng là mô ̣t trong những huyê ̣n cầ n ng hiên cứu và giải quyế t vấ n
đề việc làm. Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở
năm 2009 là 52.899 người với 7 dân tộc; trong đó người Mơng chiếm
51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Xã Phó 1,06%
cịn lại là các dân tộc khác chiếm 0,23%. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã,
sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công
truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở
trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông và dịch vụ thương nghiê ̣p.
Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc ít người
cịn rất thấp và khơng đồng đều. Kinh tế hàng hóa chậm phát triển, kinh tế tự
nhiên và nửa tự nhiên cịn chiếm tỉ trọng khơng nhỏ. Tình trạng du canh du cư
vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản. Đời sống của đại bộ phận đờ ng
bào dân tộc ít người cịn nhiều khó khăn, thậm chí có nơi rất khó khăn. Nghèo
đói vẫn cịn trên diện rộng, sinh hoạt văn hóa thiếu thốn, tỷ lệ số người mù
chữ và thất học còn lớn. Một số bệnh dịch chưa bị đẩy lùi một cách căn bản,
1


có nơi, có lúc cịn phát triển, gây tử vong cao. Nhiều tiêu cực xã hội phát sinh.
Bọn phản động và các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng địa bàn hiểm trở của
miền núi để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng nước ta về mọi mặt.
Trong thời gian vừa qua, trong các dân tộc ít người ở Sa Pa, số người
đến tuổi lao động khơng có việc làm hoặc có việc làm nhưng khơng ổn định
khá nhiều do hạn chế về trình độ và ở xa trung tâm huyện, thị trấn.

Vì vậy, giải quyết việc l àm cho lao đ ộng các dân tô ̣c ít người khơng
chỉ có ý nghĩa về m ặt kinh tế mà còn có ý nghiã về cả các m ặt chính tri ̣, xã
hô ̣i, văn hóa.
Xuất phát từ thực tế trên, “Giải quyế t viêc̣ làm cho lao đ ộng các dân
tô ̣c ít ngƣời trên điạ b àn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai” đươ ̣c cho ̣n làm đ ề
tài luâ ̣n văn tha ̣c sỹ chuyên ngành kinh tế chiń h tri.̣
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nhiều quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lao
động, việc làm. Tiêu biểu như:
- Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp của PGS. Nguyễn
Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995.
- Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của Thạc
sĩ. Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động -xã hội, Hà nội, 2002 .
Các tác giả cho rằng vấn đề việc làm cho người lao động là một trong
những vấn đề toàn cầu, đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách
việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn
đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của các công trình đã đề xuất hệ thống các
quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm và khuyến nghị, định hướng
một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam.
2


“Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc
làm trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” (2001) do
PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài, đã phân tích rõ mối quan hệ
giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tác giả cho rằng: việc nâng cao
chất lượng nguồn lao động không chỉ nhằm đáp ứng u cầu phát triển, mà

cịn góp phần giải qút việc làm, giảm thất nghiệp. Từ đó, các nhà nghiên
cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và
giải quyết việc làm ở nước ta.
Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ về đề
tài giải quyết việc làm và các biện pháp giải quyết việc làm có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc.
“ Nghiên cứu nhu cầu học nghề, hỗ trợ việc làm sau học nghề của phụ
nữ và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề thuộc Hội phụ nữ,
phục vụ triển khai đề án 295 Lao động nữ và giới 2013” Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Thị Lan Hương Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Đề tài đã
đánh giá thực trạng dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho phụ nữ sau học nghề. Đánh
giá thực trạng năng lực của các cơ sở doanh nghiệp thuộc Hội Liên hiệp phụ
nữ. Đề xuất khuyến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách dạy
nghề và việc làm cho phụ nữ; Bổ sung một số nghề đào tạo mới phù hợp với
phụ nữ để đưa vào giảng dạy ở cơ sở doanh nghiệp. Tổng quan chính sách
dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho phụ nữ. Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương đã
đề cập tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu trong tác phẩm:
“Khảo sát tình hình lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam”.
Đề tài đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam làm cơ
sở đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện chính sách XKLĐ để
giảm thiểu các tác động tiêu cực, và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động
3


trong giai đoạn tới. Đề tài đã phân tích và làm rõ các mặt được và chưa được
của xuất khẩu lao động tại 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình, Bắc Giang.
Quá trình trước khi đi XKLĐ: việc tiếp cận của người lao động đến các kênh
thơng tin chính thức cịn gặp nhiều khó khăn; người lao động phải nộp chi phí
chính thức cao hơn so với quy định ở một số thị trường có thu nhập cao như
Đài Loan, Nhật Bản. Quá trình sống và làm việc ở nước ngoài: Lao động Việt

Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc thích nghi với điều kiện sống và làm
việc tại nước ngoài. Sau khi về nước, phần đông người lao động gặp khó khăn
trong hịa nhập thị trường lao động do thiếu thông tin về việc làm; những kinh
nghiệm làm việc, tác phong công nghiệp cũng như kỹ năng tay nghề và ngoại
ngữ của người lao động mặc dù đã được cải thiện nâng lên đáng kể nhưng lại
không được tận dụng và phát huy.
“Các giải pháp tài chính đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”
của Nguyễn Văn Dần, Hà Nội, 2000. Tác giả đã nghiên cứu về vấn đề việc làm,
thất nghiệp và vai trị của tài chính đối với việc giải qút việc làm của đất nước.
Thực trạng và định hướng sử dụng các cơng cụ tài chính để giải qút việc làm ở
Việt Nam và kinh nghiệm về giải quyết việc làm của một số nước.
“Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Trần
Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, Nxb. Sự thật, 1991. Các tác giả nghiên cứu về
vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế, xã hội; hiện
trạng lao động và việc làm, phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao động
và giải quyết việc làm có hiệu quả ở Việt Nam.
“Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng,
Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, 1997. Các tác giả đã phân tích vị trí vai
trị của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam đồng
thời đưa ra các khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm, thực trạng
vấn đề việc làm ở Việt Nam và phương hướng giải quyết; khuyến nghị, định
4


hướng một số chính sách cụ thể về việc làm, mô hình tổng quát về chương trình
quốc gia xúc tiến việc làm nghiên cứu khác có liên quan. Tuy nhiên công trình
này không đề cập riêng việc làm của lao động các dân tộc ít người và cũng chưa
chỉ rõ nhưng nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm.
Luận án Tiến sỹ của TS. Phan Chính Thức (2003) với đề tài: “ Những
giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự

nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Hà
Nội. Công trình này đề cập hệ thống đào tạo nghề trên giác độ hệ thống cung
ứng nhân lực lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu và nghiên
cứu thực trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam.
Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm và thất nghiệp, coi
đó là một vấn đề có tính toàn cầu; đã đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc
làm, hệ thống hoá những khái niệm lao động, việc làm, thu nhập; đánh giá
thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam nói chung; đề xuất quan điểm và
phương hướng giải quyết vấn đề việc làm và khuyến nghị, định hướng một số
chính sách cụ thể về việc làm trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Các công trình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như:
Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Giải quyết việc làm ở nông thôn và những
vấn đề đặt ra”; Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8. Nguyễn Hữu Dũng (2004),
“Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong q trình đơ thị hố, cơng
nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 247. Vũ
Đình Thắng (2002), “Vấn đề việc làm cho lao động nơng thơn”, Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, số 3. Bùi Văn Quán (2001), “Thực trạng lao động, việc làm ở
nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005”, Tạp chí Lao động
và Xã hội, số chuyên đề 3. “Việc làm cho người nông dân hết đất sản xuất,
quy hoạch lại nguồn lao động”, của Nguyễn Văn Nam, đăng trên Thời báo
Kinh tế Việt Nam, 19/8/2005. "Chất lượng lao động nông thôn thấp” của tác
5


giả Huyền Ngân, trên Thời báo kinh tế Việt Nam số ra ngày 23/3/2005. “Đẩy
mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ - hướng giải quyết việc làm quan trọng
trong hội nhập” của TS Bùi Thị Lý - Đại học Ngoại thương Hà Nội, đăng
trên Tạp chí Cộng sản số 801, 7/2009.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã đưa ra những kết luận chung
về việc làm và thu nhập của người dân nông thôn nước ta. Đặc biệt các đề tài

đã tìm ra được giải pháp để nâng cao trình độ lao động ở nông thôn, đồng thời
đưa ra phương hướng phát triển trình độ lao động nông thôn trong quá trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhưng các đề tài chủ yếu dựa vào
nguồn lao động nơng thơn đã có trình độ và tầm hiểu biết ít nhiều, mối quan
hệ nông thôn và thành thị đã được rút ngắn, chưa tìm ra nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến giải quyết việc làm và đi sâu nghiên cứu, đánh giá các nhân tố đó.
Các đề tài nghiên cứu lao động nông thôn dựa trên sự kế thừa của các đề tài
trước đó, nghiên cứu lao động trên phạm vi rộng lớn mà chưa đi sâu vào vấn
đề lao động ở miền núi - bộ phận lao động quan trọng đóng góp vào sự phát
triển các tỉnh miền núi nước ta.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
đầu tư cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc ít người, tạo cơ hội cho đồng bào vượt lên khó khăn phát triển kinh
tế-xã hội, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước như:
- “Chiế n lược toàn diê ̣n về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số

” (do

2685/VPCP-QHQT, ngày

21/5/2002). “Chương trình mục tiêu quố c gia xóa đói giảm nghèo và việc làm
giai đoạn 2001-2005” do Thủ tướng Chiń h phủ phê duyê ̣t theo Quyế t đinh
̣ số
143/2001/QĐ-Ttg, ngày 27/9/2001). “Chương trình phát triển kinh tế xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai

6



đoạn 2006 - 2010” (do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
07/2006/QĐ-T\Tg ngày 10/01/2006).
- Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta cịn có Chương trình Phát triển kinh tếxã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc ít người và miền núi (Chương
trình 135), Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục
tiêu Quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường, Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu,
Quyết định 134, Quyết định 32, Quyết định 33… dành cho các xã đờ ng bào
khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người nghèo nói riêng và người nghèo cả
nước nói chung.
Các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội đột
phá giúp người nghèo ổn định cuộc sống. Nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn
lên làm giàu, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
ít người, miền núi.
Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cũng đã có những bài viết về vấn đề
nguồn nhân lực các dân tộc ít người được đăng tải trên các Tạp chí như:
“ Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ” Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa - chủ biên
(1998), NXB Chính trị Quốc Gia. Cơng trình đã phân tích đặc điểm kinh tế,
xã hội vùng dân tộc ít người, từ đó đưa ra định hướng chung cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công trình chưa khai thác những đặc
điểm về dân cư, tộc người, nguồn lực lao động. “Chính sách dân tộc đã thực
sự đi vào cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum” của Nguyễn
Thanh Cao, tạp chí Tư tưởng Văn hoá 2004; “Chính sách cử tuyển- một chủ
trương đúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
giáo dục, đào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số” của Nguyễn Thị
Mỹ Trang- Lại Thị Thu Hà, Tạp chí Dân tộc học 2005.
7


Các bài viết này bước đầu đề cập đến các vấn đề cấp bách hiện nay

như giáo dục - đào tạo, việc làm cho đồng bào dân tộc ít người… với những
cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đề tài, cơng trình khoa học nào phân
tích, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người dưới
dạng một luận văn khoa học kinh tế. Để thực hiện đề tài khoa học này, tác giả
có lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu, kết hợp khảo sát thực tiễn
trên địa bàn huyện Sa Pa (Tỉnh Lào Cai) để phân tích, từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp với tình hình thực tế của Huyện trên cơ sở những đường lối,
quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của
tỉnh đề ra trong những năm tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luâ ̣n văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vâ ̣n du ̣ng lý luâ ̣n về viê ̣c làm và giải quyế t viê ̣c làm cho người lao
đô ̣ng vào khảo sát thực tra ̣ng giải quyế t viê ̣c làm cho lực lươ ̣ng lao đô ̣ng dân
tô ̣c it́ người ở Sa Pa , từ đó đề xuấ t những giải pháp để t hực hiê ̣n tố t nhiê ̣m vu ̣
này ở Sa Pa trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mơ ̣t là , tóm lược lý luận về việc làm , giải quyết việc làm , những nhân
tố ảnh hưởng đế n giải quyế t viê ̣c làm và phân tić h yêu cầ u bức thiế t về

viê ̣c

làm của dân tộc ít người . Tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết việc làm cho dân
tô ̣c it́ người ở mô ̣t số tin
̉ h của nước ta.
Hai là , khảo sát thực trạng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động
của dân tộc ít người trên đ ịa bàn huyện Sa Pa từ năm 2006 – 2012 và những
vấ n đề cầ n giải quyế t để thực hiê ̣n tố t hơn nhiê ̣m vu ̣ này.
Ba là, đề xuất phương hướng và nh ững giải pháp chủ yế u nh ằm giải
quyế t viê ̣c làm cho lao đ ộng các dân tô ̣c it́ người ở huyê ̣ n Sa Pa giai đoa ̣n
2012 – 2020.

8


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luâ ̣n văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luâ ̣n văn làm rõ nhu cầ u viê ̣c làm của dân tô ̣c ít người ở Sa Pa và
những giải pháp phù hơ ̣p để đáp ứng nhu cầ u ấ y.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Những người lao đô ̣ng trong đô ̣ tuổ i từ

15 – 60 thuô ̣c các dân tô ̣c ít

người trên điạ bàn huyê ̣n Sa Pa.
Thời gian khảo sát: từ năm 2006 – 2012 và dự báo đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Kế thừa lý lu ận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; Các nghị quyết, quyết định
của Đảng bộ tỉnh Lào Cai về giải quyết việc làm cho lao đ ộng các dân tơ ̣c it́
người. Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các quan điểm của các nhà nghiên cứu,
các học giả về vấn đề trên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa lý luâ ̣n về viê ̣c làm và giải quyế t viê ̣c làm từ các công triǹ h
khoa ho ̣c đã đươ ̣c công bố , vâ ̣n du ̣ng các phương pháp ngh iên cứu khoa ho ̣c
kinh tế , nhấ t là phương pháp kế t hơ ̣p lô gic với lich
̣ sử , trừu tượng hoá khoa
học, phân tić h và tổ ng hơ ̣p, sử du ̣ng số liê ̣u thố ng kê.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn khơng đi sâu tìm hiểu vai trò của giải quyết việc làm như các
luận văn trước đó đã nghiên cứu mà phân tić h rõ tiń h đă ̣c thù của những

người lao đô ̣ng thuô ̣c các dân tô ̣c it́ người . Đánh giá, phân tích những nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm cho đồng bào dân tộc ít người nói chung và
đồng bào dân tộc ở Sa Pa nói riêng. Từ đó, đưa ra thành tựu và hạn chế về
việc làm có tính đặc thù cho lao động Sa Pa.
9


Đề xuất những gi ải pháp nhằm giải quyế t tố t vấ n đề viê ̣c làm cho lao
động các dân tô ̣c ít người trên điạ bàn huyê ̣n Sa Pa – tỉnh Lào Cai
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài l ời mở đầ u , kế t luâ ̣n , danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , Luận văn
gồm 3 chương 8 tiết:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về giải quyế t viê ̣c làm cho lao
đô ̣ng dân tô ̣c ít người.
Chƣơng 2: Thực tra ̣ng giải quyế t viê ̣c làm cho lao đô ̣ng các dân tô ̣c ít
người trên điạ bàn huyê ̣n Sa Pa – Tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp chủ yế u để thực hiê ̣n tố t hơn
nhiê ̣m vu ̣ giải quyế t viê ̣c làm cho lực lươ ̣ng lao đô ̣ng của các dân tô ̣c ít người
trên điạ bàn huyê ̣n Sa Pa.

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ M
CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC Í T NGƢỜI
1.1. Viêc̣ làm và nhƣ̃ng nhân tố chủ yế u ảnh hƣởng đế n giải quyế t
viêc̣ làm
1.1.1. Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1.1. Khái niệm việc làm

Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao
cấp, người lao động chỉ được coi là có việc làm khi được hoạt động trong thành
phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể), nhất là được vào biên chế
nhà nước. Theo cơ chế đó, xã hội khơng thừa nhận việc làm ở các thành phần
kinh tế khác, đồng thời cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp…
Ngày nay, quan niệm về việc làm đã được mở rộng hơn, đúng đắn và
khoa học hơn, đó là các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập, mà
không bị pháp luật cấm. Điều 13, chương II Bộ Luật lao động Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”.
Như vậy, việc làm là những hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội, mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị
luật pháp cấm.
Một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và các thành viên trong gia đình, đáp ứng một yêu cầu nào đó của xã hội.
Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó khơng bị
pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ
của hoạt động được thừa nhận là việc làm.
11


Quan niệm về việc làm trên đây là hoàn toàn phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, người lao động có thể làm bất cứ việc gì, ở bất kì đâu, miễn
là không vi phạm luật pháp để mang lại thu nhập và thu nhập cao hơn. Quan
niệm trên đã mở ra nhiều hướng giải quyết việc làm, mở rộng thị trường lao
động, phong phú và đa dạng, thực hiện mục tiêu tận dụng triệt để sức lao
động và tiềm năng toàn xã hội.

1.1.1.2. Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là các phương thức giúp người lao đô ̣ng tìm đư ợc
việc làm trong các ngành công nghi ệp, nông nghiê ̣p, dịch vụ ( bao gờ m dich
̣
vụ hành chính cơng – tức là bô ̣ máy nhà nước ), gắ n với đào ta ̣o , bồ i dưỡng
trình độ chuyên môn, tạo ra các cơ hội để người lao động tăng được thu nhập
phù hợp với khả năng và lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng vì đã tạo cơ hội cho
người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ
bản nhất là quyền được làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần
xây dựng quê hương đất nước.
Nói tóm lại, “ Giải quyết việc làm là thực hiện các biện pháp, chính
sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tạo điều kiện cho người lao động
có việc làm”.
Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết việc làm: Nhà nước,
các doanh nghiệp, các đoàn thể và bản thân người lao động. Hiện nay, giải
quyết việc làm là một chính sách xã hội quan trọng và cấp bách. Nhà nước ta
cũng đã và đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo ra việc làm mới, tăng quỹ
thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nhiệp, nông thôn và vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Muốn vậy, các thành phần kinh tế cần
mở rộng các ngành, nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ, có khả năng sử dụng nhiều
12


lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi
phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trao lập
nghiệp của thanh niên va đào tạo lao động có nghề. Tổ chức chặt chẽ hoạt
động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài.
Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội va an sinh xã hội. Sớm xây

dựng và thực hiện chính sách xã hội đối với người lao động thất nghiệp.
1.1.1.3. Việc làm cho lao động dân tộc ít người
Dân tộc, được hiểu ở đây chính là “dân tộc - tộc người” mà đến nay các
nhà nghiên cứu đều thống nhất một cộng đồng dân tộc người có ba tiêu chí
sau: một là, có ngơn ngữ chung; hai là, có đặc trưng về văn hóa sinh hoạt
chung; ba là, có ý thức tự giác về tộc người. Cả ba tiêu chí trên hợp thành tính
tộc người. Ngơn ngữ là dấu hiệu quan trọng đầu tiên, vừa là phương tiện giao
tiếp giữa những người đồng tộc, vừa là vách ngăn với các dân tộc khác. Văn
hóa tộc người được biểu hiện trong vơ vàn các lĩnh vực văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần, như các loại hình nhà cửa, đồ dùng trong gia đình, y phục,
ăn uống, tập quán, nghi lễ, nghệ thuật dân gian, tôn giáo,…ý thức tự giác tộc
người được thể hiện ở tên tự gọi (Kinh, Tày, Thái, Mường,…) và quan niệm
về nguồn gốc lịch sử con người.
Dân tộc ít người là khái niệm chỉ các cộng đồng dân tộc người không
phải đa số trong quốc gia-dân tộc. Ở Việt Nam, theo cách phân chia hiện nay
có 55 thành phần tộc người, trong đó người Kinh được xem là cư dân đa số,
54 tộc người còn lại được xem là cư dân thiểu số. Thiểu số hay đa số là xem
xét trên phạm vi toàn quốc không xem xét trên phạm vi một địa phương cụ
thể, bởi một tộc người này được xem là thiểu số khi xét trên phạm vi toàn
quốc, nhưng ở một địa phương có khi lại là đa số như trường hợp người Tày ở
Cao Bằng, người Nùng ở Lạng Sơn, người Thái ở Sơn La,…
13


Ở đây cần phân biệt khái niệm “dân tộc” với “miền núi”. Dân tộc là chỉ
cộng đồng xã hội tộc người, còn miền núi là hình thái lãnh thổ, được phân
biệt với trung du và đồng bằng. Miền núi được dùng để chỉ địa bàn có địa
hình dốc, lồi, có độ cao trên 200m so với mặt nước biển. Tỉnh miền núi là tỉnh
có trên 2/3 diện tích núi. Sở dĩ khái niệm “dân tộc” thường có quan hệ với
khái niệm “miền núi”, nhất là trong thực hiện chính sách dân tộc vì miền núi

là địa bàn tụ cư phần lớn các tộc người thiểu số. Tuy nhiên, ở miền núi khơng
chỉ có tộc người thiểu số, mà có cả tộc người đa số (Kinh); mặt khác, các tộc
người thiểu số cũng không chỉ cư trú ở miền núi, mà còn ở cả đồng bằng.
Như vậy, việc làm cho lao động dân tộc ít người là hoạt động tạo ra của
cải vật chất hoặc tinh thần không bị pháp luật cấm của lực lượng lao động
thiểu số, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. Hoạt động này
mang lại lợi ích cho bản thân họ và tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng.
1.1.1.4. Ý nghĩa của giải quyế t viê ̣c làm cho lao động dân tợc ít người
Việc làm đối với người lao động là vơ cùng quan trọng, nó là điều kiện
để tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan của người lao động. Giải quyết
việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vì vậy, giải qút việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bởi con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực cho sự phát triển. Và giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người
cịn có ý nghĩa về cả mặt chính trị và an ninh quốc phịng.
a. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người giúp người lao
động tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
Nghèo đói đã và đang là thách thức đối với các dân tộc ít người trong
quá trình phát triển và hội nhập. Theo số liệu thống kê năm 2008, tỷ lệ người
dân tộc ít người trong cả nước chỉ chiếm 13,8%, nhưng lại chiếm tới 29% số
14


hộ nghèo ở Việt Nam. Có thể nói, hộ nghèo là đồng bào dân tộc ít người cịn
chiếm tỷ lệ cao: Tây Bắc là 18,7%, Tây Nguyên 17,4%. Tình trạng tái nghèo,
phát sinh hộ nghèo ở một số tỉnh còn rất lớn. Thu nhập bình quân trên đầu
người của lao động dân tộc ít người cịn thấp, có nơi dưới 60.000đồng/tháng.
Vì vậy, giải quyết việc làm không chỉ tạo thêm thu nhập cho lao động ít người
mà cịn giúp họ ngày một nâng cao mức sống, xóa được đói, giảm được

nghèo. Bởi giải quyết việc làm là quá trình duy trì, phát triển thêm nhiều
ngành nghề, các loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả
năng của lao động dân tộc ít người. Giúp họ định canh, định cư, tránh tình
trạng du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy.
b. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người là biện pháp thúc
đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và tăng cường giao lưu bn bán giữa
các vùng miền.
Các dân tộc ít người có các trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau.
Một số ít các dân tộc cịn tiến hành các hoạt động săn bắn, hái lượm, đánh cá,
loại hình kinh tế của họ là chiếm đoạt, thừa hưởng của cải sẵn có của tự
nhiên, họ chưa chuyển sang được loại hình kinh tế sản xuất. Tuy nhiên, đại bộ
phận các dân tộc ít người ở Việt Nam mặc dù cịn tiến hành kinh tế chiếm
đoạt, nhưng đã chuyển sang loại hình mới, cao hơn kinh tế sản xuất, tức là tác
động vào đối tượng sản xuất để làm ra nhiều của cải vật chất nuôi sống con
người. Do loại hình kinh tế khác nhau đã kéo theo những sự khác nhau trong
đời sống các tộc người. Nếu với kinh tế chiếm đoạt, cơng cụ sản xuất rất thơ
sơ, chỉ có nỏ, tên, dao; làm rẫy chỉ cần rìu, rựa, cuốc; nghề làm ruộng sử dụng
cày, bừa và sức kéo của trâu bị. Sản phẩm làm ra chủ ́u để ni sống bản
thân và gia đình; hàng hóa cịn ở dạng thơ, có giá trị thấp. Chính vì thế nền
kinh tế hàng hóa ở đây cịn chưa có điều kiện phát triển hoặc nếu có thì cũng
ở một trình độ cịn thấp kém. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít
15


người sẽ giúp tạo thêm nhiều ngành nghề mới; phân công lại lao động giữa
các vùng theo hướng chuyên môn hóa để khai thác tối đa mọi nguồn lực;
người dân tộc ítu nười từ sự đầu tư của các chương trình, dự án khác nhau của
Nhà nước sẽ được tiếp xúc với các trang thiết bị, máy móc, cơng nghệ mới,
cải tạo lại kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từ đó giúp thay đổi lối tư duy sản
xuất và loại hình kinh tế cũ; quy mô sản xuất hàng hóa được mở rộng, sản

phẩm hàng hóa làm ra phong phú hơn và không ngừng nâng cao về chất
lượng. Một số sản phẩm hàng hóa mang tính đặc trưng vùng miền, mang đậm
bản sắc dân tộc sẽ có điều kiện vươn ra thị trường ở trong và ngoài nước. Từ
đó, thu nhập của đồng bào dân tộc ít người không ngừng tăng lên, đời sống
được cải thiện lại làm xuất hiện các nhu cầu mới về hàng hóa, dịch vụ, kích
thích nền sản xuất hàng hóa phát triển.
c. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người góp phần làm cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; xây dựng nông thôn mới.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các tỉnh có đơng đồng bào dân tộc
ít người sinh sống cịn chậm, về cơ bản tỷ trọng giá trị nơng nghiệp cịn cao,
tỷ trọng giá trị công nghiệp thấp, thương mại dịch vụ phát triển kém. Không
những công nghiệp phát triển yếu, mà ngay cả những tiềm năng về ngành
nghề truyền thống cũng chưa được khơi dậy. Ở miền núi phía Bắc ít có những
vùng phát triển nghề thủ công quy mô lớn, không có những làng nghề tập
trung như đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, một số địa phương
đã khai thác, phát huy lợi thế về đường giao thông, nhất là qua cửa khẩu biên
giới, đẩy mạnh phát triển thương mại biên mậu tiểu ngạch và chính ngạch
(Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,…). Song nhìn chung do địa hình chia cắt,
giao thông kém phát triển, trình độ tiếp cận thị trường yếu, nên hoạt động
thương mại còn yếu, sản xuất tự cung tự cấp vẫn cịn nặng, cơng nghiệp dịch
vụ kém phát triển. Vì vậy, giải quyết việc làm là việc tạo ra số lượng và chất
16


lượng tư liệu sản xuất, chất lượng lao động. Muốn giải quyết tốt vấn đề việc
làm cho lao động ít người cần phân phối lại lao động giữa các vùng miền, đầu
tư về cơ sơ hạ tầng kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại lao động có trình độ
chuyên môn thấp, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất làm tiền đề để phát
triển các ngành công nghiệp khai khoáng với nguồn tài nguyên sẵn có, từ đó
thúc đẩy sản xuất hàng hóa, dịch vụ phát triển sẽ làm giảm tỷ trọng lao động

trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành cơng nghiệp và
dịch vụ; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thơn theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi giải qút tốt vấn đề việc làm cho lao động dân tộc ít người thì
nơng thơn miền núi mới có điều kiện phát triển, đời sống kinh tế xã hội được
nâng cao: hình thành nhiều khu buôn bán sầm uất, thay thế lối sống du canh
du canh bằng nếp sống ổn định và văn minh hơn; trình độ dân trí của người
lao động được nâng cao; tạo khơng khí đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau
giữa các dân tộc sinh sống trên cùng một địa bàn và với người dân ở các nơi
khác, cùng chung sức xây dựng cộng đồng bản, xã , góp phần bảo vệ mơi
trường, giữ gìn trật tự trị an,… xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh
và hạnh phúc.
d. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người giúp gìn giữ và
phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, phát huy bản sắc dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc dù có số dân ít hay
nhiều, trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao hay thấp cũng đều có những sắc thái
văn hóa độc đáo riêng góp phần làm đa dạng, phong phú cho nền văn hóa Việt
Nam. Nhưng trong quá trình hội nhập và phát triển nhiều nét văn hóa cũng như
nhiều ngành nghề truyền thống đang bị mai một và đứng trước nguy cơ biến
mất. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ítnguười sẽ giúp khơi phục

17


và phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa có giá trị cao mà vẫn mang đậm tính dân tộc.
e. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người sẽ đảm bảo vững
chắc nền an ninh quốc phòng
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chinh phục thiên nhiên
khắc nghiệt và nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Trong bối cảnh chịu

sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên và sự tác động của sự kiện lịch
sử, các dân tộc đã sớm có ý thức tự giác, chung sống trong một quốc gia dân
tộc. Mặc dù trình độ phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, nguồn gốc lịch sử,
phong tục tập quán có điểm khác nhau, song các dân tộc ít người cũng như đa
số đã đoàn kết, đồng cam, cộng khổ, tương trợ, tương thân, tương ái đấu tranh
chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống
nhất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân, trên từng địa
bàn, nhiều nhân tố tiềm ẩn tác động không nhỏ vào truyền thống đoàn kết các
dân tộc. Đặc biệt, các thế lực thù địch lợi dụng địa hình xa trung tâm kinh tếchính trị của một số xã vùng giáp biên, đời sống cịn khó khăn, lạc hậu, sự
nhẹ dạ, cả tin của một số đồng bào dân tộc ít người để thực hiện âm mưu diễn
biến hòa bình. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động dân tộc ít
người cịn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc: Giúp đồng bào dân tộc trau
dồi vốn hiểu biết về kinh tế-chính trị-văn hóa, từ đó nâng cao cảnh giác, kịp
thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ, giữ gìn nền anh ninh quốc
phịng quốc gia.
1.1.2. Những nhân tớ chủ ́ u ảnh hưởng đế n giải quyế t viê ̣c làm cho
lao động dân tộc ít người
1.1.2.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên, kinh tế – xã hội
a. Yếu tố tự nhiên

18


Lao động các dân tộc ít người tập trung chủ ́u ở miền núi, đây là nơi
có vị trí chiến lược về chính trị và an ninh quốc phịng, là vùng giàu tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội. Những tiềm năng về tài nguyên tự nhiên: khí
hậu, đất đai, rừng, khoáng sản, sơng ngịi đã tác động tích cực đến việc phát
huy tiềm năng của người lao động dân tộc ít người , thể hiện ở việc họ có thể
sử dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế. Đất đai màu
mỡ, đa dạng, tầng canh tác dày, địa hình phân cách đã tạo nên nhiều vùng

sinh thái có tiềm năng trong phát triển nông nghiệp đa dạng với các loại cây
trồng, vật nuôi khá phong phú như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng chè, các
loại cây ăn quả... Khí hậu cận ôn đới, hệ thống sông ngòi, đồi núi tạo nên
những danh thắng sơn thủy hữu tình, với bản sắc văn hóa đa dạng phong phú
của các dân tộc anh em cùng sinh sống là những tiềm năng lớn để phát triển
kinh tế du lịch. Hơn nữa, các công trình thủy điện lớn như thủy điện Sơn La,
Hòa Bình đã tạo điều kiện mở rộng và phát triển các hệ thống dịch vụ, với các
chương trình dịch vụ vui chơi, giải trí có thể khai thác để thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đặc điểm địa hình bị chia cắt của các tỉnh
miền núi gây nhiều khó khăn cho việc giao lưu, tiếp xúc với các dịch vụ xã
hội và phát triển kinh tế, nếu được khắc phục bằng cách phát triển giao thông
vận tải…, sẽ tạo điều kiện giải quyết việc làm.
Ở một số tỉnh đất trống, đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng, cịn
chiếm tỷ lệ cao so với diện tích tự nhiên, như Sơn La 60,92% , Hòa Bình
36,89%, Lai Châu 58%, Điện Biên 53,3%.
Ví dụ: Năm 1993 trong chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, dự án
hợp tác trồng rừng Việt Nam – Thụy Điển đã đưa cây cao su vào trồng tại một số
tỉnh trong vùng như huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, huyện Bát Xát – Lào Cai,
đến nay các cây còn lại ở hai điểm trên đang sinh trưởng và phát triển tốt.

19


×