Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu Họa sĩ vẽ bằng ánh sáng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.93 KB, 22 trang )

Họa sĩ vẽ bằng ánh sáng
1. Họa sĩ vẽ bằng ánh sáng
Thời trước, công việc quay phim được giao cho một người. Người này
không chỉ sử dụng máy quay mà còn phải rửa và tráng phim trong phòng kín. Tuy
nhiên theo thời gian, khi nghệ thuật quay phim ngày càng phát triển và trở nên
phức tạp, nhiệm vụ của nhà quay phim dần dần đặc trưng hơn và sự đóng góp của
họ trong bộ phim ngày càng quan trọng. Rất nhiều sáng tạo kỹ thuật ghi nhận cho
đạo diễn D.W.Griffith bắt nguồn từ nhà quay phim của ông, Billy Bitzer, hoặc sự
cộng tác thân thiết đầy sáng tạo giữa hai người.
Đạo diễn hình ảnh hiện đại ( Director of Photography- Cinematographer )
không bắt buộc là người trực tiếp cầm máy quay, nhưng họ phải chuyển tải được ý
tưởng của biên kịch và đạo diễn thành hình ảnh sống động. Dưới tay Đạo diễn
hình ảnh có nhiều người phụ trách từng việc riêng biệt. Những người này giúp
Đạo diễn hình ảnh rảnh rang để giải quyết trách nhiệm chính - sáng tạo tâm trạng,
không khí, kiểu quay phù hợp cho mỗi cảnh và duy trì chất lượng những việc này
trong suốt cả phim.
Đạo diễn hình ảnh được coi là hoạ sĩ vẽ bằng ánh sáng. “Nếu không nhờ
trình độ và tài năng của đạo diễn hình ảnh thì không thể nào chuyển tác phẩm của
nhà văn thành những cảnh phim sống động cho mọi người xem”, nhà quay phim
Michael Benson nói. Vai trò của Đạo diễn hình ảnh bắt đầu từ khi phim còn chưa
bắt đầu bấm máy. Họ thường xuyên phải hội ý với nhà sản xuất và đạo diễn về vô
số chi tiết kỹ thuật, kể cả sự lựa chọn nguyên liệu phim và phòng kín. Họ cũng
thường chọn địa điểm được tả trong kịch bản để chắc chắn nó thích hợp với cảnh
quay, tính toán bao nhiêu máy quay và dụng cụ ánh sáng đủ để quay cảnh đó. Đạo
diễn nghệ thuật và hoạ sĩ thiết kế phông màn cùng thảo luận với đạo diễn hình ảnh
về góc độ ánh sáng và cách lắp đặt máy quay trong mỗi cảnh.
Nhiều người nghĩ rằng đạo diễn chỉ cho diễn viên những việc phải làm và
Đạo diễn hình ảnh ghi hình cảnh đó. Điều đó đúng, nhưng quá trình này không chỉ
đơn giản như vậy. Sự chuyển biến từ kịch bản ban đầu đến những hình ảnh trên
màn ảnh rộng diễn ra qua ống kính của Đạo diễn hình ảnh. Làm phim là tập hợp
những gì có sẵn và lọc qua một thiết bị- máy quay. Trước khi ghi hình cảnh đầu


tiên, tất cả chỉ có hợp đồng, ý tưởng, khái niệm, kịch bản, và hy vọng mà thôi.
Một khi phim đã khởi quay, đạo diễn hình ảnh là người quan trọng thứ hai
trong đoàn, chỉ sau đạo diễn. Làm việc cùng nhau, đạo diễn và đạo diễn hình ảnh
quyết định góc quay, bố trí, chuyển động máy quay trong từng phân cảnh. Việc gì
đã làm cho đạo diễn hình ảnh đặt máy quay ở đây mà không là ở đằng kia? Janusz
Kaminski cho rằng: "Tất cả những kinh nghiệm cuộc đời của một người tạo ra mỗi
chọn lựa sáng tạo của anh ta. Đó là điều tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi đạo diễn
hình ảnh”. Rồi họ chọn ống kính và bộ lọc sáng phù hợp để có thể đạt được những
nét cơ bản theo kịch bản có trước, xác định độ sáng, dựng dụng cụ tạo sáng để tạo
được hiệu quả và màu sắc đặc thù. Sau đó đạo diễn hình ảnh cùng xem lại cảnh đã
quay mỗi ngày để đánh giá hiệu quả công việc và thay đổi kịp thời trong lần quay
tới.
Vào giai đoạn cuối, đạo diễn hình ảnh giám sát sự thay đổi của bản phim
đầu tiên trong phòng kín để chắc chắn độ sáng và phong thái các màu sắc chủ đạo
phù hợp với những hình ảnh chất lượng trên màn ảnh rộng cho khán giả thưởng
thức. Đạo diễn hình ảnh bỏ nhiều thời gian vào công việc, bù lại họ mang đến cho
khán giả, trong vài giây phút ngắn ngủi, cơ hội để đến một thế giới hoàn toàn mới
lạ.

2. Các vị trí khác trong nhóm quay phim
Nhà quay phim ( Camera Operator )
Đạo diễn hình ảnh có phải là nhà quay phim không?
Câu trả lời là "phải". Trong những đoàn làm phim nhỏ, Đạo diễn hình ảnh
vẫn hay đảm nhận việc ghi hình. Nhưng nhà quay phim không phải lúc nào cũng
là Đạo diễn hình ảnh. Nhà quay phim thường sử dụng ánh sáng từ các hướng khác
nhau để quay cận cảnh mặt diễn viên. Đôi lúc trong những cảnh nhiều máy quay
phim ở các góc độ, họ không sử dụng ánh đèn nào cả. Nhà quay phim điều khiển
máy quay, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các đoạn phim đã thực hiện: ánh sáng,
góc nhìn, hình ảnh và sự diễn đạt âm thanh. Họ cần nắm rõ cấu tạo của máy quay
và thường giải quyết những vấn đề kỹ thuật xảy ra trong suốt quá trình làm phim.

Đạo diễn hình ảnh thì thạo sử dụng ánh sáng với nhiều kiểu và độ nhoè
khác nhau. Trong những cảnh hoành tráng, đạo diễn hình ảnh thường quản lý
nhiều nhà quay phim lo riêng về các chuyển động của máy quay. Sự khác biệt giữa
hai chức danh, ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật, còn nằm ở khoản lương họ nhận
được.
Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có thêm:
+ Trợ lý quay phim thứ nhất ( Focus Fuller ) - thay ống kính, giữ máy quay
hoạt động theo đúng chế độ, giữ nguyên mục tiêu khi máy quay chuyển động,
đánh dấu vị trí diễn viên đứng và đo khoảng cách từ vật thể đến ống kính.
+ Trợ lý quay phim thứ hai ( Clap Boy)- chuẩn bị đạo cụ cho Trợ lý thứ
nhất, thay phim, điền vào bản báo cáo hoạt động và sử dụng clapperboard ở đầu
hay cuối mỗi phân cảnh.
Phụ trách ánh sáng ( Gaffer )
Vai trò của người phụ trách ánh sáng ảnh hưởng mật thiết đến sự thành
công của một bộ phim. Nói cho cùng, tất cả những công việc sản xuất như phông
màn, đạo cụ, tài năng, và quay phim đều phải dựa vào ánh sáng mới nổi bật được.
Ánh sáng ẩu dễ làm hư một tác phẩm nghệ thuật, và ngược lại, ánh sáng đẹp sẽ
làm tăng thêm giá trị một bộ phim bình thường.
Phụ trách ánh sáng quản lý độ sáng, màu sắc, độ tương phản, nguồn sáng và
tính tự nhiên của ánh sáng. Họ cũng thường là người quản lý điện đóm, bảo đảm
đủ năng lượng cho các độ sáng ở mọi cảnh quay. Trong những cảnh rộng, họ
thường có thợ điện và vài người thợ lắp ráp giúp những việc tay chân cần thiết cho
các yêu cầu điện đóm. Nhờ đó người phụ trách có thể rảnh rang lo ánh sáng, cụ thể
là thiết kế, sắp đặt, và điều khiển những thiết bị ánh sáng và dàn đèn.
Kinh nghiệm và phong cách là những yếu tố cần thiết để chọn một người
quản lý ánh sáng. Kinh nghiệm rất quan trọng. Lo ánh sáng cho một góc quay hay
nhiều góc quay cùng một lúc là những chuyện rất khác nhau. Nhiều người phụ
trách ánh sáng đã vô cùng lúng túng khi tìm cách lên đèn cho một cảnh sử dụng
nhiều máy quay ở các góc độ, nhất là khi họ đã quen với kiểu quay một máy. Nói
về phong cách, đó là khả năng ghi nhớ bối cảnh của một bộ phim. Ví dụ trong một

bộ phim khung cảnh đồng quê, phụ trách ánh sáng cần chú ý hạn chế kiểu ánh
sáng thành thị màu mè.
Phụ trách ánh sáng phối hợp chặt chẽ với Đạo diễn hình ảnh để cùng làm
tôn lên phong cách nghệ thuật của một bộ phim. Họ thường đứng ở vị trí thứ ba,
sau Đạo diễn, Đạo diễn hình ảnh ( và nhà quay phim, nếu có ). Có câu chuyện kể
rằng khi một vị đạo diễn hình ảnh nổi tiếng và đáng kính được các sinh viên hỏi
điều gì quan trọng nhất họ có thể làm để nâng cao chất lượng hình ảnh, ông đã trả
lời: “Hãy thuê người phụ trách ánh sáng tốt nhất có thể, thậm chí chia một phần
lương của mình cho anh ta”.
Trợ lý ánh sáng ( Best Boy )
Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có trợ lý ánh sáng. Trợ lý làm việc chủ
yếu với đạo diễn hình ảnh và là cánh tay phải của người phụ trách ánh sáng. Công
việc chủ yếu của họ là bảo đảm điện năng, chăm lo cho nhóm quay phim, lắp đặt
thiết bị, quản lý công việc giấy tờ, và thuê thêm người nếu có những cảnh quay
lớn phức tạp. Đôi lúc khi quản lý ánh sáng quá bận, người trợ lý này phải luôn
luôn sẵn sàng để phụ việc hoặc làm thay người phụ trách ánh sáng.
Một khi Đạo diễn hình ảnh và phụ trách ánh sáng đã hội ý xong, công việc
của trợ lý ánh sáng là lên đèn ở độ sáng và mờ cần thiết để phối hợp với tốc độ
phim, tương phản, thiết bị lọc sáng, ống kính, và loại phim. Thường những bóng
đèn họ sử dụng là những bóng đèn lớn ( 12,000 W đến 36,000 W ) và cần khá
nhiều điện năng. Vài loại bóng đèn họ sử dụng được thiết kế đặc biệt chỉ dùng để
bắt chước ánh sáng ngày ( đèn HMI ) hoặc đêm ( đèn Tungsten ). Họ cũng có
những loại keo để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau và làm ánh sáng nhạt hơn.
Hậu đài ( Grips )
+ Key Grip: Quản lý các nhân viên hậu đài. Đồng thời đây cũng là người
tháp tùng và mang theo đầy đủ đồ nghề cho nhà quay phim đến những địa điểm
quay.
+ Second Company Grip: Đặt hàng dụng cụ cần thiết cho công việc hậu đài
ở mỗi phim.
+ Crane/ Dolly Grip: Người thiết kế đường ray máy quay, điều khiển tay

cẩu máy quay hoặc lo phần "chân" của các máy quay, như cây chống, cây dù đủ
cỡ...
+ Construction Grip: Dựng/ tháo phông màn, dựng dàn đèn, bảo trì phông
cảnh.
+ Company Grips: Giúp việc lặt vặt cần thiết khi dựng cảnh.

3. Một số kỹ thuật quay phim
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân
xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết
định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn
sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…
Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà
còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả.
Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên
quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.
Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch
tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao
1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim )
quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận
cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng
để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.
Trong cảnh quay góc cao máy quay nhìn xuống sự vật. Theo kỹ thuật thì nó
có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong
chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và
giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối
cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác
mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ
nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.
Trong phim của Murnau The Last Laugh, diễn viên Emil Jannings thường
được quay từ trên xuống sau sự sụp đổ của ông, trong khi trước đó các cảnh miêu

tả ông như là một ông gác cổng kiêu hãnh thường được quay ở góc thấp. Trong
cảnh quay góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của
cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh
và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức
mạnh cho nhân vật.
Sự sắp đặt máy quay góc thấp chiếm ưu thế trong phim Citizen Kane của
Orson Welles để làm nổi bật sự to lớn phi thường của ông trùm báo chí. Để chấp
nhận việc thường xuyên sử dụng kiểu quay này, Welles đã phải xây dựng phim
trường toàn là trần nhà. Chính sự có mặt khắp nơi của trần nhà ở cảnh nền đã tạo
nên một trong những nét đặc trưng khác thường của Citizen Kane. Chỉ đơn thuần
thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc
đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và
hành động trong phim.
Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện
phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc
thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự
vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả
cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua
bao nhiêu thập kỷ làm phim.
Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự
chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di
chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho
chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị
trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im
một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình
ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa
cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.
Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở
một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay
chính thức. Đạo diễn hình ảnh trong trường hợp này khá quan trọng trong việc

quyết định chuyển động máy, ví dụ sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải
không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của
nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng
ngược lại.
Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay
nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không
cần dùng chân chống. Kiểu quay này bắt nguồn từ nhà quay phim thời sự và được
sử dụng rộng rãi trong các phim tài liệu và những nhà làm phim tiên phong. Đầu
những năm 60’ việc sử dụng máy quay phim cầm tay trong việc sản xuất phim
điện ảnh ngày càng tăng, vừa tiện lợi vừa đạt được cảm giác thật hơn trong một số
cảnh quay.

NGHỆ THUẬT QUAY PHIM

Anh chàng quay phim này có trang phục lạ quá?! Không biết người đến từ
nước nào nhỉ?

×