Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.68 KB, 2 trang )
Khi nào bạn được gọi là "lãnh đạo"?
Bạn mang chức danh "nhà quản lý" khi bạn nhận công việc quản lý. Nhưng chức danh gì
không nói lên rằng bạn là ai. Bạn chỉ trở thành một nhà lãnh đạo khi mọi người gọi bạn
như vậy. Chỉ nhân viên của bạn có thể trao cho bạn danh hiệu lãnh đạo.
Nói cách khác, tổ chức sẽ cho bạn chiếc mũ của
nhà quản lý mà mọi người trong đó biết chính thức
rằng bạn là một nhà quản lý. Sau đó, nhân viên của
bạn, khi họ tin tưởng bạn, sẽ cho bạn danh hiệu
lãnh đạo.
Nhiều tác giả và nhiều nhà nghiên cứu đã và đang cố gắng xác định và định nghĩa từ "lãnh đạo".
Đa số các nghiên cứu tập trung vào các đặc điểm lãnh đạo, thói quen, khả năng, hành vi, phong
cách, giá trị, kỹ năng và đặc tính. Dave Ulrich - một chuyên gia tư vấn quản lý chia nghiên cứu về
lãnh đạo thành các phần:
- Các nhà lãnh đạo là ai (giá trị, động cơ và tố chất cá nhân).
- Các nhà lãnh đạo biết gì (kiến thức, kỹ năng và khả năng).
- Các nhà lãnh đạo làm gì (hành vi, thói quen, phong cách và trình độ).
Có hai điều dẫn tới rất nhiều sự nhầm lẫn xung quanh vấn đề về lãnh đạo và định nghĩa về lãnh
đạo. Thứ nhất, nhiều tác giả sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm lãnh đạo và quản lý như thể chúng
là một. Thứ hai, rất nhiều nhà nghiên cứu việc lãnh đạo đã gặp những người trong vị trí lãnh đạo
chính thức của tổ chức (như giám sát viên, nhà quản lý, điều hành cấp cao) - và suy luận rằng
việc lãnh đạo là một công việc của vai trò quản lý chính thức.
Thực tế, lãnh đạo khác và phân biệt với quản lý - nó không nhất thiết phải là một phần của vị trí
quản lý chính thức.
Lãnh đạo diễn ra ở tất cả các cấp độ của tổ chức. Sự tất yếu của việc lãnh đạo có liên quan đến
việc tạo ra những điều kiện sau và khuyến khích những người khác đi theo:
- Một sự hiểu biết có chia sẻ về môi trường.
- Một tầm nhìn chia sẻ nơi chúng ta sẽ đến
- Các giá trị tổ chức được chia sẻ
- Cảm giác về quyền lực được chia sẻ.
Trong khi chức năng lãnh đạo là "bức tranh lớn", chức năng quản lý lại hẹp hơn. Lãnh đạo được
mô tả là "tìm đường", quản lý là "đi đường". Quản lý có liên quan đến việc: