Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dịch phim truyền hình pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.03 KB, 6 trang )

Dịch phim truyền hình

Không hiểu dạo này vì sao nhà đài dịch phim chiếu trên truyền hình lại
bị sai những lỗi thông thường nhiều đến thế, làm người xem vừa bực bội, vừa
khó hiểu, vừa buồn cười!
Ở đài HTV thì khán giả chắc đã nghe quá nhiều than phiền về khâu dịch
của phim Thiên long bát bộ: sửa lại tên nhân vật Kiều Phong thành Tiêu Phong
(với lời giải thích rằng Tiêu hay Kiều gì thì cũng là nhân vật đó, trong khi chi tiết
này khiến đoạn Tiêu Phong kinh ngạc khi biết mình là con nuôi của Kiều Tam
Hòe khiến khán giả thấy buồn cười vì chẳng lẽ anh ta họ Tiêu, cha anh họ Kiều mà
không biết mình là con nuôi?), hoặc lược bớt những câu thoại "bạo lực" một cách
cẩu thả (chẳng hạn một nhân vật giận dữ nói: "Nếu các người không đem thuốc
giải đến, ta sẽ giết sạch!", có lẽ nghe chữ giết sạch bạo lực quá nên bản dịch đã đổi
thành "Nếu các người không đem thuốc giải đến thì... thôi").
Đài VTV thì dịch những từ nhiều nghĩa lại hay chọn nghĩa... sai. Chẳng hạn
trong phim Kết luận cuối cùng, khi hai nhân vật giằng co nhau ở trên tháp, người
đàn ông nói "You will kill us", có nghĩa là "Cô sẽ giết chết hai chúng ta", lại
được dịch thành "Cô sẽ giết chết chúng tôi" - vì "us" vừa có nghĩa là "chúng tôi"
vừa có nghĩa là "chúng ta" - khiến câu này sai nghĩa.
Trong một phim truyền hình thần thoại khác, một nhân vật nói "You will
lost in this large woods", có nghĩa là "Anh sẽ bị lạc trong khu rừng rộng lớn này",
lại được dịch thành "Anh sẽ bị lạc trong những khúc gỗ lớn này", vì nhầm tưởng
woods (khu rừng) là số nhiều của wood (khúc gỗ), khiến câu này vô nghĩa. Mới
đây, trong bộ phim Thiết mộc lan, từ "agent" chỉ người đại diện của các ngôi sao
được dịch thành "đại lý".
Đó chỉ là vài trong hằng hà sa số những lỗi dịch của đài truyền hình. Thiết
nghĩ khi phim phát trên truyền hình, độ chính xác nên được coi trọng hơn, chứ
dịch sai nghĩa, tối nghĩa, vô nghĩa thế này thì tội nghiệp khán giả lắm!
Nhà văn Lê Bầu: "Người dịch phim phải rất cẩn thận"

Ông là một dịch giả có tên tuổi ở Hà Nội nhờ sự am tường về tiếng


Trung và vốn sống từ nhiều năm học tập và làm phiên dịch ở Trung Quốc.
Với truyền hình, Lê Bầu là một khán giả khá kỹ tính, nhất là khi xem những
phim truyền hình Trung Quốc - ''món ăn'' đang được khán giả ưa chuộng

* Ông đánh giá thế nào về phim Trung Quốc?
- So với phim ta thì phim Trung Quốc rõ ràng hơn cả về nội dung và nghệ
thuật. Từ góc độ của một dịch giả, tôi thấy có mấy điều không ổn thế này: Tên
phim hay bị đổi tuỳ tiện không phản ánh được chủ đề của phim. Gần đây phim Lã
Bất Vi, theo tên gốc là Loạn thế xuất anh hùng có thể dịch tạm là Anh hùng thời
loạn, dịch Lã Bất Vi là chưa đạt. Tên phim nguyên thể nói rõ được chủ đề tư tưởng
của phim là ca ngợi Lã Bất Vi - anh hùng thời loạn chứ không phải tên buôn vua
bán chúa như sử sách đã chép. Hay Thượng Hải thương tang (Thượng Hải bể dâu)
dịch thành Câu chuyện Thượng Hải là chưa hay.
* Phải chăng những lỗi đó là do trình độ của người dịch?
- Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, có thể người dịch vội, muốn làm cho
nhanh, hoặc có thể họ không biết mà lại không chịu tra cứu.
* Theo ông, phẩm chất quan trọng của một người dịch phim là gì?
- Tính cẩn thận phải là phẩm chất đầu tiên. Người dịch không được chủ
quan. Nhiều chữ Trung Quốc rất giống nhau, chỉ khác một dấu chấm hoặc dấu
phẩy, hất lên hất xuống của nét mà nghĩa đã khác, chưa nói đến việc cùng âm khác
nghĩa rất nhiều. Gặp những trường hợp chỉ cần hơi nghi ngờ về mặt ngữ nghĩa
phải tra lại ngay, đặc biệt, với tên người, tên đất, tên chức vụ. Người dịch cũng
phải biết nhiều điển tích. Điều quan trọng đối với bất kỳ người dịch ngôn ngữ nào
là phải am hiểu phong tục tập quán đất nước của ngôn ngữ mình dịch. Lao động
dịch thuật đòi hỏi kiến thức tổng hợp, nhiều khi dịch mà không hiểu những điển
tích thì câu rất vô nghĩa.
MC Diễm Quỳnh: 'Dịch phim là một cách giải trí'


"Công việc dịch các phim Trung Quốc đối với tôi giống như một người

lâu lâu mới dùng đến tay phải của mình. Hằng ngày làm các chương trình,
đến tối về túc tắc dịch, được sống trong không khí trầm tĩnh hơn. Sự thay đổi
cảm giác đó giúp mình bớt mệt". Đó là tâm sự của speaker truyền hình đang
được yêu thích hiện nay.

* Quỳnh có hài lòng về những bộ phim mà mình đã tham gia dịch?
- Quỳnh tự thấy mình tệ nhất ở chỗ: Phim nào cũng làm dở dang bởi bị
công việc khác chi phối. Những phim như Vương triều Ung Chính, Con đường
lạc đà, Lã Bất Vi… đều dịch một nửa rồi thôi. Còn về trình độ dịch để đạt được
những câu xuất thần như Chém dao xuống nước, nước càng chảy mạnh - Nâng
chén tiêu sầu, lại càng sầu thêm như của Ngọc Thạch thì Quỳnh chịu thôi.
* Có ý kiến cho rằng lối diễn đạt của Quỳnh đôi chỗ còn mới, hiện đại
quá, chưa phù hợp với không khí cổ của phim?
- Mình không phủ nhận điều này. Chuyên môn sâu của Quỳnh là tiếng
Trung hiện đại bởi vậy, đó như một điều bất khả kháng. Nhưng để lựa chọn giữa
phim hiện đại và lịch sử thì mình vẫn thích chọn lịch sử hơn.
* Vậy cái khó thường gặp trong dịch thể loại phim này là gì?
- Trong tiếng Trung Quốc chỉ có 3 ngôi nhân xưng chính là tôi, anh và
người ấy. Đảm bảo sự chính xác về ngôn ngữ, lại phải giữ được không khí cổ bằng
một hệ thống đại từ tương đương với một người trẻ như Quỳnh quả thật là rất khó.
Bên cạnh đó, những thành ngữ, câu nói của các bậc hiền triết như Khổng Tử,
Mạnh Tử… nếu dịch sát nghĩa thì e rằng nhiều khán giả không hiểu, vậy là phải
mày mò cân nhắc để dịch sao cho rõ nghĩa mà phải phù hợp với không khí của
phim. Một điều khó nữa là các bài hát trong phim, Quỳnh luôn phải cố gắng để
làm sao dịch cho sát nghĩa mà lại phải thành vần, thành điệu. Vì thế, đôi khi không
tránh khỏi sai sót.
Dịch giả Khánh Thoại: 'Bạo lực, tình dục có mặt ở các phim'

"Bạch tuộc" là một trong những bộ phim dài tập nổi tiếng nhất của truyền
hình Italy. Giữa thập kỷ 80, bộ phim được trình chiếu tại Việt Nam với cái tên

"Một mình chống lại maphia" và gây ra cơn sốt phim truyền hình trong cả nước.
Người dịch bộ phim, ông Đặng Khánh Thoại hiện là Tham tán Công sứ tại Roma

* "Bạch tuộc" là bộ phim Italy đầu tiên được anh dịch sang tiếng Việt,
anh đã học tiếng Italy như thế nào?
- Chúng tôi bắt đầu dịch lời bộ phim này từ giữa những năm 80. Hai tập
đầu, tôi dịch chung với anh Nguyễn Văn Nam và anh Nguyễn Văn Thu. Chị Phạm
Đan Tâm và tôi là nhóm 5 sinh viên VN học tiếng Italy tại Liên Xô cũ từ năm
1968 đến 1974. Từ tập 3 đến tập 7 thì tôi đảm nhận hoàn toàn.
* Sau đó, anh còn dịch nhiều bộ phim khác của Italy, điều gì khiến anh
say mê với công việc đó?
- Có rất nhiều lý do. Tôi yêu đất nước Italy. Nền điện ảnh Italy là một trong
những nền điện ảnh xuất sắc nhất của châu Âu. Và vào những năm đó, tôi cũng
cần tiền. Tôi nhớ, lúc đó người ta đã trả tôi theo số phút của phim được chiếu, cứ
8.000 đồng một phút. Ngoài phim Bạch tuộc được chiếu ở Việt Nam vào những
năm 1984-1985, tôi còn dịch các Cám dỗ, Nghề nguy hiểm, Những nấc thang
danh vọng, Bác sĩ pháp y. Con gái tôi, cháu Đặng Phương Thảo là dịch giả
phim Người đàn bà thân thiện.
* Trong phim "Bạch tuộc", anh thích nhân vật nào nhất?
- Tất nhiên là thanh tra Catalini, nhưng tôi cũng thích người đóng vai Tano.
Họ thực sự là những diễn viên xuất sắc. Tôi nhớ hồi chiếu phim này, nhiều cô gái
Hà Nội đã coi thanh tra Catalini là thần tượng. Những người đóng vai thanh tra
sau này đều không đoạt được thành công như thế. Còn Tano thì lúc nào cũng tỉnh

×