Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Kịch bản điện ảnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.08 KB, 16 trang )

Kịch bản điện ảnh


Kịch bản hay phải đồng bộ với đạo diễn giỏi
Sau Liên hoan phim Châu á - Thái Bình Dương, khi Việt Nam thắng lợi
lớn với "Ðời cát" được giải phim truyện hay nhất, đương nhiên, câu hỏi đặt ra
là tại sao "Ðời cát" lại được hoan nghênh?
Thực chất “Ðời cát” đúng là một bộ phim hay. Lần trở lại quá trình làm
phim “Ðời cát”, người ta mới ngộ ra một điều là kịch bản phim có tác dụng quyết
định đến thế nào với sự thành công của cả một bộ phim.
Chẳng phải đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã tinh đời khi nhận ra trong
hàng trăm truyện ngắn có truyện “Ba người đàn bà trên sân ga” của nhà văn Hữu
Phương thực sự có cấu tứ điện ảnh, mang dáng dấp một bộ phim tương lai. Và
Thanh Vân mời Nguyễn Quang Lập chuyển thể truyện ngắn thành phim.
Người ta thường không công bằng khi đổ lỗi đầu tiên cho kịch bản phim,
thậm chí “chê” là kịch bản phim quá nặng về chất văn học. Ðạo diễn Lưu Trọng
Ninh rất thành công với “Hãy thứ lỗi cho em”; “Ngã ba Ðồng Lộc”; “Bến
không chồng” cũng cho rằng: “Hiện nay hiếm thấy kịch bản được thực sự gọi là
kịch bản điện ảnh. Thường thấy những tác phẩm văn học viết theo lối kịch bản
phim thì nhiều hơn. Có lẽ ở ta chưa có những nhà viết kịch bản phim chuyên
nghiệp. Nếu đạo diễn phim lại đánh cược bộ phim của mình vào những kịch bản
không chuyên như thế thì sẽ tự đánh mất mình thôi. Vì thế theo tôi, kịch bản “Ðời
cát”, rất hay, lời thoại viết đắt giá, rất điện ảnh”.
Cùng ý nghĩ với Lưu Trọng Ninh, đạo diễn Ðỗ Minh Tuấn cũng rất khen
kịch bản “Ðời cát”. Song, theo Ðỗ Minh Tuấn, các nhà đạo diễn điện ảnh hôm
nay phải chấp nhận tình trạng những kịch bản điện ảnh nghiệp dư của những nhà
biên kịch tay trái, không được đào tạo bài bản chính quy. Vậy nên đạo diễn phải
dựa vào chính mình, “tự cứu lấy mình trước khi trời cứu”, bằng cách chỉ cần chộp
bắt được 10% chất liệu của kịch bản có thể dựng thành phim được, là bắt tay vào
làm ngay. Bởi quyền năng của đạo diễn rất lớn, với tư duy điện ảnh, anh ta có thể
chỉ cần chộp bắt được ý tưởng phù hợp với sáng tạo của mình, rồi sau đó xoay đảo


thêm bớt, nhấn lướt, triển khai, kết thúc theo phong cách của mình, là đã có thể
sáng tạo thành một bộ phim. Ðạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng cho rằng đạo diễn
không nên quá lệ thuộc vào kịch bản mà phải tự đưa ra một hệ thống hình ảnh,
tình huống riêng của mình, nghĩa là phải nhìn kịch bản ở góc nhìn thực sự của đạo
diễn. Anh còn có nhận xét thú vị, cho “Bến không chồng” là tiểu thuyết lành nhất
trong ba tiểu thuyết được giải của Hội Nhà văn VN năm đó, đó là “Nỗi buồn
chiến tranh” của Bảo Ninh và “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn
Khắc Trường. Âậy thế mà Lưu Trọng Ninh vẫn phải tước đi bớt 8/10 những yếu tố
khốc liệt của tiểu thuyết “Bến không chồng” để dựng thành phim. Ðôi khi có thể
gặp kịch bản rất hay, có vấn đề nhưng đạo diễn phải né tránh trong cách thực hiện
phim, và khó có thể được đi tới tận cùng những vấn đề gai góc do chính kịch bản
phim hay đã đặt ra.
Ðỗ Minh Tuấn cũng chia sẻ với Lưu Trọng Ninh, khi nhận xét rằng có
khi gặp được kịch bản “gai góc” về vấn đề, nhưng khó làm phim, thậm chí khó
được thông qua. Vì thế có khi đạo diễn phải chấp nhận một kịch bản không hay
nào đó để được duyệt kinh phí làm phim, ngõ hầu được sáng tạo, còn hơn là không
có phim để làm...
... Sự thành công của “Ðời cát” đã đụng chạm đến một vấn đề gây tranh cãi
hiện nay: Kịch bản phim cần có tính văn học không, tính văn học hay tính điện
ảnh quyết định thành công của kịch bản phim?
Một bộ phim hay như “Ðời cát” trong thực tế đã định vị được cả tính văn
học lẫn tính điện ảnh phải là hai đặc tính kết hợp cùng lúc trong kịch bản phim. Vì
kịch bản phim trước hết là cái viết, đã được định hướng cho việc sẵn sàng để trở
thành hình ảnh phim là cái thấy, do đó trước tiên nó phải được viết như văn học,
sau đó trở thành cái viết đặc thù như một bộ phim trên giấy. Chính vì thế mới có
chuyện đạo diễn Thanh Vân tự đi tìm được “tứ” cho bộ phim của mình, ở một nơi
thật xa so với bộ phim sau này của anh, đó là truyện ngắn “Ba người trên sân ga”
của Hữu Phương, và mời Nguyễn Quang Lập viết, theo yêu cầu của mình về điện
ảnh. Cũng vì thế, hai người đã có mối quan hệ lý tưởng về sự hợp tác giữa hai
nhân vật thường là “đồng sàng dị mộng” trong cuộc hôn nhân văn chương và điện

ảnh, giữa nhà biên kịch và nhà đạo diễn phim.
Từ “Ðời cát” có thể nói rằng, kịch bản phim ở VN sẽ còn quyết định đến
số phận điện ảnh VN. Song, chính đạo diễn điện ảnh phải là người ra quyết định,
bắt đầu từ chất lượng văn học, chất lượng điện ảnh và sự tổng hoà của hai loại chất
lượng này trong sản phẩm cuối cùng là bộ phim. Ðó là điều mà “Ðời cát” đạt tới,
chứ chưa phải là những ưu thế về kỹ nghệ làm phim hiện đại.
Kịch bản tốt - tiền đề cho một bộ phim thành công

Kịch bản văn học là tiền đề, để sau đó đạo diễn sẽ phân cảnh, thực hiện
theo cách của mình. Giả sử có cùng một kịch bản văn học do 5 đạo diễn thực hiện,
ta sẽ được 5 phim khác nhau về phong cách, tuy giống nhau về nội dung. Đó là ưu
điểm của kiểu kịch bản Việt Nam đang dùng.
Thời lượng phát sóng phim truyền hình lớn nên ngốn nhiều kịch bản, đòi
hỏi phải huy động nhiều nguồn viết. Những nhà biên kịch chuyên nghiệp được đào
tạo còn trụ lại với nghề rất ít (phần đông bỏ đi làm công việc khác). Một số đạo
diễn - thực chất là những nhà văn điện ảnh - tự viết lấy kịch bản. Lực lượng còn lại
rơi vào đủ các ngành nghề: nhà báo, nhà giáo, nhạc sỹ, hoạ sỹ, kỹ sư, bác sỹ...
thậm chí là lao động tự do. Ai yêu thích điện ảnh, có khả năng, đều có thể trở
thành tác giả kịch bản.
Lực lượng viết kịch bản đáng kể nhất là các nhà văn. Đây là lực lượng biên
kịch của hầu hết các phim bộ dài tập và cả các phim ngắn tập. Không tính các nhà
văn biên chế trực tiếp ở các hãng phim, còn có nhiều cây bút quen thuộc khác.
Trong tương lai gần, lực lượng chủ công viết kịch bản có lẽ vẫn phải trông đợi vào
các nhà văn - những “biên kịch” nghiệp dư.
Nhà viết kịch hàng đầu của Pháp - ông Jean Claude Carriere - người đã
viết hơn 80 kịch bản điện ảnh, sân khấu, từng đoạt nhiều giải thưởng lớn, trong đó
có cả giải Oscar - đã chỉ ra điểm khác biệt giữa hai quan niệm kịch bản. Ở Pháp,
kịch bản điện ảnh không phải là văn học, trong khi ở ta, bản thân nó lại mang tên
kịch bản văn học. Kịch bản văn học là tiền đề, để sau đó đạo diễn sẽ phân cảnh,
thực hiện theo cách của mình. Giả sử có cùng một kịch bản văn học do 5 đạo diễn

thực hiện, ta sẽ được 5 phim khác nhau về phong cách, tuy giống nhau về nội dung.
Đó là ưu điểm của kiểu kịch bản ta đang dùng. Kịch bản sẽ chọn được người thực
hiện phù hợp nhất. Ưu điểm nữa, do nó là văn học nên các nhà văn ngoại đạo điện
ảnh có thể viết được. Thường thì kịch bản do các nhà văn viết ra mạnh về câu
chuyện, lời thoại, nhưng yếu về kỹ thuật kịch bản. Điểm yếu này đều được các nhà
văn nhận biết và tìm cách khắc phục theo cách riêng của mình. Trong tương lai
gần, mỗi năm nước ta phải sản xuất từ 5 đến 10 phim truyện nhựa, vài bốn trăm
tập phim truyền hình. Số lượng tăng, cái gánh trách nhiệm sẽ nặng thêm trên vai
những người làm phim. Bao giờ thì đời sống trong phim của ta thật như cuộc sống
ngoài đời, để không còn những lời buộc tội? Khó đấy, nhưng không thể không làm.
Trước hết, hãy từ cái đầu tiên: Kịch bản!
(Theo Lao Động)
Kịch bản cho phim truyện, khó và thiếu đủ đường

Tình trạng túng thiếu kịch bản hay, sự lấn sân ồ ạt của truyền hình sang
lĩnh vực điện ảnh, những bất cập trong cơ chế chính sách đối với đội ngũ sáng
tác... là những nội dung được đặt ra trong Tọa đàm "Làm gì để có nhiều kịch bản
hay cho phim truyện?" vừa diễn ra tại Hà Nội.
Nghệ sĩ Nhân dân Hải Ninh, người có nhiều đóng góp lớn đối với nền
điện ảnh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua cho rằng, đây là những vấn đề cực kỳ
nóng bỏng, khi mà trong những năm gần đây, các hãng phim trong cả nước chỉ
cho "ra lò" 4 - 5 bộ phim truyện nhựa có chất lượng.
Hiện nay, nước ta có một đội ngũ các nhà viết kịch bản chuyên nghiệp đông
đảo và hàng trăm nhà văn, chưa kể đến kho tàng văn học đồ sộ của nước ta, nhưng
vẫn thiếu những kịch bản tầm cỡ. Nhiều kịch bản hay, gần với hiện thực cuộc sống
đều được các đài truyền hình mua bản quyền hoặc khi tiến hành làm phim đã đánh
mất phần nhiều ý tưởng. Ðây được coi là sự lãng phí lớn trong đời sống văn hóa
của nước ta.
Bốn yếu tố dẫn đến "thảm kịch này" theo đạo diễn Lê Ðức Tiến, Phó giám
đốc Hãng phim Truyện Việt Nam là do chỉ tiêu sản xuất ít, thù lao thấp, xét duyệt

khó khăn, thiếu đạo diễn giỏi. Hiện nay, một số tác giả có tiếng như Nguyễn
Mạnh Tuấn, Phạm Thùy Nhân, Lê Ngọc Minh... đều lao vào viết kịch bản cho
phim truyền hình, "vừa mau bát gạo, vừa nhanh đồng tiền".
Nhà biên kịch Ðoàn Trúc Quỳnh đã viện dẫn câu trả lời của nhà văn Anh
Thư khi ông có ý định chuyển truyện "Trên đồi gió cỏ" của tác giả này sang kịch
bản phim truyện để mô tả sự thật "buồn và nghiệt ngã" đang diễn ra trong lòng nền
điện ảnh Việt Nam. "Thôi em xin, để em làm luôn 2 tập truyền hình. Ðưa sang anh
nghe nói duyệt khó lắm, viết đi sửa lại dăm lần, bảy lượt, cả năm không xong.
Nhuận bút thì có 10 triệu đồng chứ có hơn gì... làm truyền hình, em có ngay 8
triệu, phát sóng lại nhiều người biết đến".
Ðây cũng là lý do khiến nhà văn Chu Lai cho rằng, "chơi điện ảnh là một
cuộc chơi lãng mạn và tinh khiết ". Không phải vô cớ khi nhà văn Nguyễn Quang
Lập cho biết, để viết một kịch bản điện ảnh (phim truyện nhựa), một nhà văn phải
hy sinh một truyện dài, hay một tiểu thuyết, hoặc 3, 4 truyện ngắn". Ðiều này đã
được chứng minh cụ thể ở các kịch bản "Ðời cát" (mất 4 năm), "Bến không
chồng" (6 - 7 năm), "Mùa ổi" (4 - 5 năm).
Bên cạnh đó, nhiều nhà biên kịch cũng thẳng thắn thừa nhận, các nhà biên
kịch chuyên nghiệp ít đi thực tế sâu, dài ngày, mà phần lớn ở nhà đọc, tưởng
tượng nên viết chưa sát cuộc sống, chưa hay. Ðó là chưa kể sự hẫng hụt trong đào
tạo đội ngũ biên kịch chuyên nghiệp, vấn đề cán bộ giảng dạy, điều kiện học tập,
giáo trình giảng dạy... mà theo như ông Lò Văn Minh, Trưởng khoa Ðiện ảnh
Trường Sân khấu - Ðiện ảnh đang đặt ra hết sức gây gắt.
Rõ ràng kinh phí vẫn là một bài toán khó giải đối với ngành điện ảnh, khi
mà vài năm lại đây, Cục Ðiện ảnh đã đầu tư tương đối lớn cho công tác sáng tác,
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. Hơn 90% kịch bản
trong các trại sáng tác là không được quay thành phim, do cách thức tổ chức trại
viết không gắn liền với quy trình làm phim. Vì vậy, theo ông Lê Ðức Tiến, các
hãng phim cần có nguồn kinh phí ổn định hàng năm dùng để đầu tư sáng tác kịch
bản. Kinh phí đó để cho các nhà văn, nhà biên kịch đi thực tế, đầu tư ban đầu, giao
lưu trao đổi, xem phim...

×