Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Nguyên tắc chụp ảnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.84 KB, 12 trang )

Nguyên tắc chụp ảnh
Nguyên tắc chụp ảnh
Theo một gợi ý rất thú vị của bạn Nguyễn Việt, NTL thử đưa ra một
nguyên tắc chung bao gồm nhiều bước căn bản để đảm bảo việc thành công trong
thao tác chụp ảnh thông thường.
1. Kiểm tra hiện trạng máy móc
Việc làm này rất đơn giản nhưng hầu như tất cả đều bỏ qua cho đến khi có
sự cố về chất lượng hình ảnh hay trục trặc kỹ thuật. Vì thế trước mỗi lần đi chụp
ảnh bạn hãy kiểm tra lại các chi tiết sau:
- Ống kính máy ảnh: bề mặt ngoài cùng của ống kính phải sạch, không có
bụi, vết tay, vết nước...Bạn nên thử zoom vài lần xem có vấn đề gì không?
- Pin: bạn đã sạc pin chưa? hoặc bạn đã có thêm pin dự trữ...
- Thẻ nhớ: bạn cần biết chắc chắn chiếc thẻ nhớ mang theo hoạt động tốt
với thân máy ảnh của mình. Tổng dung lượng của các thẻ nhớ tính toán cho một
chuyến đi cũng rất quan trọng.
- Bạn nhớ tắt máy sau khi đã kiểm tra xong.
2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy
Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xấu ảnh của bạn khi chụp
nhầm WB hay dùng ISO cao vào lúc không cần thiết...Vậy thì ta chỉ cần để 30
giây để tiến hành thao tác sau đây:
- Kiểm tra lại chế độ cân bằng trắng WB
- Kiểm tra lại giá trị ISO: bạn nên dùng ISO bé nhất khi có thể
- Kiểm tra lại kích thước ảnh/chất lượng ảnh: NTL khuyên bạn nên dùng
kích thước lớn nhất cùng chất lượng cao nhất để dễ thao tác thêm về sau nếu cần.
- Kiểm tra lại các chế độ hỗ trợ như tăng độ sắc nét, độ tương phản, làm rực
rỡ mầu sắc...: NTL khuyên bạn không nên dùng, nếu có thể, vì chúng chỉ làm cho
ảnh của bạn...kém hơn mà thôi.
3. Thiết định các thông số kỹ thuật chụp ảnh
Với các loại máy dCam & BCam cho phép lựa chọn "mode" chụp ảnh thì
bạn nên sử dụng. Với các loại máy ảnh tự động 100% với các modes mặc định thì
bạn nên chọn đúng "mode" cần thiết cho tấm ảnh của mình.


- Chọn chế độ chụp ảnh tuỳ theo nhu cầu thực tế: Av hay Tv...
- Chọn chế độ đo sáng: nếu máy của bạn có khả năng đo sáng điểm "spot"
thì bạn cần chú ý không sử dụng nó cho các thể loại ảnh nói chung vì spot đòi hỏi
một kinh nghiệm sử dụng nhất định. Thông thường bạn có thể chọn đo sáng trung
tâm hay đo sáng phức hợp.
- Chọn chế độ canh nét: có 2 loại canh nét là AF-S cho các chủ thể cố định
và AF-C cho các chủ thể chuyển động. Nếu máy của bạn cho phép lựa chọn chế
độ AF/MF thì bạn nên kiểm tra xem máy của mình có ở AF không nhé.
- Chọn chế độ đèn flash/chống mắt đỏ: thông thường bạn không cần sử
dụng chế độ chống mắt đỏ trừ trường hợp chụp ảnh trong đêm tối. Bạn nên chủ
động tắt hay bật đèn flash chứ không nên để ở chế độ "Auto".
- Kiểm tra lại chức năng hiệu chỉnh Ev xem nó có ở vị trí "0"? Bạn chỉ nên
sử dụng chức năng này khi thật sự nắm vững nó.
4. Chụp ảnh
Có vẻ như ai cũng biết nhưng thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng thao
tác đúng việc canh nét và đo sáng. Bạn có thể đọc lại bài viết phía trên về thao tác
canh nét. Một điều đơn giản cần nhớ là bạn chỉ bấm máy sau khi đã có đèn hiệu
mầu xanh xuất hiện cùng tiếng "bip" nhỏ.
Chúc thành công và có nhiều ảnh đẹp!
Độ nét sâu của trường ảnh
Có thể bạn đã từng nghe nói tới thuật ngữ "Độ nét sâu của trường ảnh" hay
từ viết tắt bằng tiếng Anh "DOF" (Depth Of Field)* và thắc mắc không hiểu nó có
ý nghĩa và quan trọng thế nào với tấm ảnh của bạn? NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn
đề này bằng cách nhìn chính xác và đơn giản nhất nhé.
Độ nét sâu của trường ảnh, DOF, là một khái niệm của nhiếp ảnh về vùng
ảnh nét rõ phía trước và phía sau điểm canh nét. Hay nói một cách khác thì khi bạn
chỉnh nét vào một điểm xác định thì phần ảnh phía trước và phía sau của điểm này
cũng sẽ nét. Vùng nét rõ này được gọi là "Độ nét sâu của trường ảnh".

(Camera focused here = điểm canh nét của máy ảnh; Camera = vị trí của

máy ảnh)
Độ sâu của trường ảnh được khống chế bởi nhiều yếu tố trong đó quan
trọng nhất là khẩu độ mở của ống kính "Aperture"** Dưới đây là hình ảnh
minh hoạ cho một số khẩu độ mở của ống kính tiêu chuẩn. Bạn sẽ được làm quen
với các thuật ngữ như "Diaphragm"*** - hệ thống cơ khí gồm nhiều lam kim loại
nhỏ có tác dụng xác định khẩu độ mở của ống kính; "f stop" - chỉ số xác định của
từng khẩu độ mở của ống kính.

Như bạn đã thấy ở hình minh hoạ trên đây, khẩu độ mở của ống kính có
hình một lỗ nhỏ mà kích thước của nó có thể được thay đổi bằng các lam kim loại.
Lỗ mở càng rộng thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và khi lỗ mở nhỏ thì lượng
ánh sáng đi tới "sensor" hay phim ít đi. Chính kích thước của lỗ mở này sẽ
quyết định độ sâu của trường ảnh. Lỗ mở càng lớn thì DOF càng nhỏ. Lỗ mở
càng bé thì DOF càng lớn.
Yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh là
khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể. Với cùng một khẩu độ mở của ống kính
thì khi máy ảnh càng gần chủ thể thì DOF càng nhỏ và khi máy ảnh càng xa chủ
thể thì DOF càng lớn.
Ví dụ dưới đây minh hoạ rất rõ ràng sự khác biệt của DOF khi ta đặt máy
ảnh ở gần chủ thể và thay đổi khẩu độ mở của ống kính.

Ở f/4 ta có thể thấy các hình máy ảnh phía trước và phía sau của điểm canh
nét đều mờ.

×