Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Câu đặc biệt trong tuyển tập truyện ngắn hay các tác giả nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.89 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------

LÊ THỊ THANH

CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------

CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
ThS. Trịnh Quỳnh Đơng Nghi

Người thực hiện:


LÊ THỊ THANH
(Khóa 2011 - 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015


LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình làm việc nghiêm túc và hết mình, đề tài khóa luận tốt
nghiệp chun ngành Ngôn ngữ học Câu đặc biệt trong tuyển tập Truyện ngắn
hay các tác giả nữ của tôi đã thu hoạch được những kết quả nhất định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè trong khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình làm việc.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Trịnh
Quỳnh Đông Nghi, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và quan tâm thường
xuyên và động viên tinh thần, giúp đỡ mọi mặt để đề tài khóa luận này được
hồn thành.
Tơi mong muốn khóa luận tốt nghiệp này sẽ đóng góp một phần nào đó trong
q trình nghiên cứu giảng dạy và học tập về câu đặc biệt trong tác phẩm văn
học ở các cấp học phổ thông.
Tuy nhiên, do hạn chế nhiều mặt, khóa luận này chắc chắn khơng thể tránh
khỏi những sai sót nhất định. Tơi mong muốn nhận được sự quan tâm và đóng
góp ý kiến của tất cả những ai tâm huyết với đề tài.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 4
Chương Một. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....... 5
1. 1. Câu tiếng Việt ................................................................................................. 5
1. 1. 1. Khái niệm ................................................................................................... 5
1. 1. 2. Phân loại câu .............................................................................................. 6
1. 2. Câu đặc biệt .................................................................................................... 8
1. 2. 1. Các quan niệm về câu đặc biệt ................................................................... 8
1. 2. 2. Quan niệm của tác giả luận văn ............................................................... 13
1. 3. Vài nét về tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ (Nhiều tác giả, 2009,
NXB văn học)....................................................................................................... 14
Chương Hai. KHẢO SÁT CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ .................................................... 17
2.1. Câu đặc biệt danh từ ...................................................................................... 18
2.1.1. Câu đặc biệt danh từ miêu tả sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của vật, hiện
tượng, nêu hồn cảnh khơng gian, thời gian, xác nhận sự hiện diện của một cảm
xúc. ....................................................................................................................... 19
2.1.2. Câu đặc biệt danh từ dùng làm lời gọi ....................................................... 24
2.2. Câu đặc biệt vị từ .......................................................................................... 27


2.2.1. Câu đặc biệt vị từ chỉ sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của sự kiện ......... 27
2.2.2. Câu đặc biệt vị từ chỉ sự tồn tại khái quát .................................................. 29
2.3. Câu đặc biệt thán từ....................................................................................... 31
2.4. Câu đặc biệt từ loại khác ............................................................................... 34
Chương Ba: VAI TRÒ CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ .................................................... 38
3. 1. Vai trò của câu đặc biệt đối với nội dung của tập truyện ngắn. ................... 38

3.2. Vai trò của câu đặc biệt trong việc thể hiện nghệ thuật. ............................... 45
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 53
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ là một vấn đề rộng và được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất
sớm. Từ xa xưa người ta đã để ý đến lời ăn tiếng nói trong ứng xử hằng ngày
cũng như ý thức gọt giũa ngôn từ trong văn chương nghệ thuật. Câu là một vấn
đề được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm theo những định hướng khác
nhau. Đặc biệt là những năm gần đây, dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng,
câu được mở rộng biên độ nhìn nhận. Trong đó, câu đặc biệt là một vấn đề thú vị
tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo.
Tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ (Nhiều tác giả, 2009, NXB văn
học), bao gồm 19 truyện ngắn của 19 tác giả nữ. Nội dung xoay quanh cuộc sống
gia đình, tình yêu, bạn bè... Tiếp cận các truyện ngắn này dưới góc độ của câu
đặc biệt là một thể nghiệm của chúng tơi để nhìn nhận các truyện ngắn hậu hiện
đại từ lí thuyết ngơn ngữ học.
Mặt khác, khi đề cập về câu đặc biệt trong các tác phẩm văn học từ trước tới
nay cũng rất ít cơng trình nghiên cứu, đào sâu vào vấn đề. Vì vậy chúng tơi quyết
định chọn tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ để khảo sát về câu đặc biệt.
Chúng tơi hi vọng khóa luận sẽ cho thấy được vai trò, giá trị nghệ thuật của câu
đặc biệt đối với tác phẩm văn học. Ngoài ra việc nghiên cứu vấn đề này cũng bổ
sung và đào luyện hơn những lí thuyết về câu, một đối tượng nghiên cứu quan
trọng của ngơn ngữ nói chung và việc dạy học các bộ mơn ngơn ngữ trong nhà
trường nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về câu đặc biệt đã được các nhà Việt ngữ nghiên cứu rất nhiều, song vẫn
chưa có sự thống nhất trong cách lí giải:


2

Nhóm tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hồng Văn Thung
trong cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt tập 2 (1983), nghiên cứu câu theo hoàn
cảnh và mục đích nhất định.
Trong cuốn Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (2006), tác giả Cao
Xuân Hạo chia câu đặc biệt thành các kiểu: thán từ, hô ngữ và ứng ngữ, các tiêu
đề. Ở đây nhà nghiên cứu cho rằng: trước khi kết luận đâu là một câu đặc biệt
đâu là một câu bình thường thì cần đặt những câu đó trong một văn cảnh hoặc
nếu khơng có ngơn bản thì phải tưởng tượng ra tất cả những ngơn bản có thể có
để tìm ra ý nghĩa và giá trị dụng pháp thực của nó.
Trong giáo trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương (2009) trong Câu tiếng
Việt nghiên cứu câu ở 3 bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng. Phân loại
câu theo cấu tạo ngữ pháp, dựa vào số lượng kết cấu chủ - vị nòng cốt chia câu
thành 4 loại chính: câu đơn, câu ghép, câu phức thành phần và câu đặc biệt.
Trong câu đặc biệt thì lại phân chia một cách tỉ mỉ: câu đơn đặc biệt dùng để xác
định thời gian, nơi chốn, địa điểm; câu đơn đặc biệt dùng để thông báo, kể, miêu
tả về sự tồn tại, hiện diện của sự vật, sự vật hiện tượng; câu đơn đặc biệt dùng để
biểu lộ cảm xúc và câu đơn đặc biệt dùng để gọi đáp, cuối cùng là câu đặc biệt
dùng để phủ định - khẳng định.
Trong cuốn giáo trình Ngữ Pháp tiếng Việt (2000) của Diệp Quang Ban, ông
bàn về câu đặc biệt ở các khía cạnh như: Cấu tạo, ý nghĩa và cách dùng của câu
đặc biệt, đặc tính cú pháp ý nghĩa các yếu tố ngôn ngữ tham gia cấu tạo câu đơn
đặc biệt.
Nghiên cứu về câu, trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam - phần câu (2009) Diệp

Quang Ban phân biệt kĩ về câu dưới bậc và câu tỉnh lược, ông không đề cập về
hiện tượng câu đặc biệt.


3

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, (2012) Diệp Quang Ban chia câu đặc
biệt thành hai kiểu lớn: câu đặc biệt danh từ và câu đặc biệt vị từ.
Câu đặc biệt trong tác phẩm văn học thường được đề cập trong phần nghệ
thuật tác phẩm, tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách riêng biệt trong một
cơng trình.
Nói về tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ, cho đến nay chưa có một
bài nghiên cứu chun sâu hồn chỉnh nào về giá trị nội dung hay nghệ thuật của
tác phẩm. Khai thác câu đặc biệt trong tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ
là một hướng nghiên cứu mới nhằm mục đích nhìn nhận các tác phẩm văn học
hiện đại dưới góc độ ngơn ngữ học.
Điểm qua những ý kiến đánh giá, tìm hiểu về câu đặc biệt và Truyện ngắn
hay các tác giả nữ nói chung của các nhà nghiên cứu có thể thấy rằng câu đặc
biệt trong Truyện ngắn hay các tác giả nữ chưa được đề trong cơng trình nghiên
cứu nào. Từ những kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở cho chúng tôi thực hiện tốt
hơn đề tài: Câu đặc biệt trong tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Câu đặc biệt trong Truyện ngắn hay các
tác giả nữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thiện đề tài này tơi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Phương pháp phân tích tổng hợp.


4

5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chia làm 3 chương:
Chương Một: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương Hai: Khảo sát câu đặc biệt trong tuyển tập Truyện ngắn hay các tác
giả nữ
Chương Ba: Vai trò của câu đặc biệt trong tuyển tập Truyện ngắn hay các tác
giả n


5

Chương Một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. 1. Câu tiếng Việt
1. 1. 1. Khái niệm
Mặc dù được quan tâm từ rất lâu của giới nghiên cứu, nhưng những vấn đề
liên quan về câu tiếng Việt vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, cịn có
nhiều ý kiến không thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.
Các tác giả của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam trong Ngữ pháp tiếng Việt
định nghĩa: "Câu là đơn vị dùng từ, hay đúng hơn dùng ngữ mà cấu tạo nên
trong q trình tư duy, thơng báo; nó có nghĩa hồn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp,
và có tính chất độc lập". [15, tr.167].
Trong cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (1998), Diệp Quang Ban
định nghĩa: "Câu là đơn vị của nghiên cứu ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên

trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn
vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự
đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình
cảm. Câu đồng thời là đơn vị thơng báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ". [3, tr.107]
Trong Ngữ pháp Việt Nam (2009) Diệp Quang Ban lại nói một cách ngắn gọn
hơn: "Câu (câu đơn) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp
của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung
quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể".
Theo Nguyễn Thị Lương trong giáo trình Câu tiếng Việt (2009) thì "Câu là
đơn vị ngơn ngữ khơng có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn
vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng,


6

được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói".[12, tr. 17]
1. 1. 2. Phân loại câu
Sự phân loại câu của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ hiện nay khá phức tạp
và dựa vào những tiêu chí khác nhau như cấu trúc câu, mục đích nói; các nhà
nghiên cứu đã đưa ra cách phân loại riêng tùy thuộc vào những kiến giải riêng
khác nhau.
Trong cuốn giáo trình Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ
thơng, Nguyễn Thị Thìn phân loại câu theo hai căn cứ:
- Thứ nhất: Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản: bao gồm câu đơn và
câu ghép:
+ Câu đơn chia làm: câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt;
+ Câu ghép chia làm: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
- Thứ hai: Phân loại câu theo mục đích sử dụng, bao gồm:
+ Câu trần thuật.
+ Câu nghi vấn.

+ Câu cầu khiến.
+ Câu cảm thán.
Nguyễn Thị Lương trong cuốn giáo trình Câu tiếng Việt (2009), phân loại câu
theo cấu tạo cú pháp, dựa vào số lượng kết cấu chủ - vị nòng cốt, chia câu thành
bốn loại chính: câu đơn, câu ghép, câu phức và câu đặc biệt.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (1998) Diệp Quang Ban phân thành
ba loại câu: câu đơn, câu phức và câu ghép.
- Câu đơn gồm: câu đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt.
+ "Câu đơn hai thành phần là câu đơn có một cụm chủ - vị duy nhất làm
thành nòng cốt câu".


7

Ví dụ:
1) Tơi / đi học.
2) Cái áo thun / rất đẹp.
+ "Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể có
thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú
pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ". [3,
tr.152]
Ví dụ:
1) Cục đá. (câu đặc biệt danh từ)
2) Té ghế. (câu đặc biệt vị từ)
3) A! (câu đặc biệt thán từ)
- "Câu phức thành phần là câu gồm hai cụm chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có
một cụm làm nịng cốt câu, những cụm chủ - vị cịn lại đều bị bao hàm trong
nịng cốt câu".
Ví dụ:
1) Thúy làm bài tốt /là không phải bàn cãi.

Cụm chủ vị Thúy làm bài tốt: Thúy là chủ ngữ và làm bài tốt là vị ngữ, nằm
trong lòng cụm chủ vị lớn hơn.
2) Nó /bị Thúy đánh bầm mặt.
Ở ví dụ này cụm chủ vị Thúy đánh bầm mặt nằm trong lịng cụm chủ vị lớn
hơn.
Qua đó cho thấy cụm chủ vị khơng phải nịng cốt câu trong câu phức có thể
nằm ở thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,...của nòng cốt câu và bị nòng cốt
câu bao hàm.
- "Câu ghép là câu có tổ chức đặc thù từ hai cụm chủ - vị hoặc hai dạng câu


8

đơn đặc biệt (cái tương tự câu đơn đặc biệt nằm trong một cấu tạo ngơn ngữ lớn
hơn chính nó) trở lên, khơng bao hàm lẫn nhau, có quan hệ ý nghĩa với nhau và
được biểu thị theo những cách nhất định".
Ví dụ:
1) Mặc dù cơ giáo / đã ra bài tập về nhà nhưng Hùng / vẫn khơng
làm. (Có hai cụm chủ vị không bao hàm nhau).
2) Mây / bay, gió / thổi, trời / đổ mưa.
(Đây là dạng câu ghép chuỗi, có ba cụm chủ vị).
+ Câu ghép được chia thành hai loại lớn: câu ghép có từ liên kết (chia làm
câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép qua lại) và câu ghép khơng
có từ liên kết (câu ghép chuỗi) .
Sự phân loại câu của mỗi nhà nghiên cứu là khác nhau, chúng tôi chọn cách
phân loại câu của Diệp Quang Ban làm cơ sở nghiên cứu trong q trình thực
hiện đề tài khóa luận của mình.
1. 2. Câu đặc biệt
1. 2. 1. Các quan niệm về câu đặc biệt
Cũng như các khái niệm và sự phân loại câu thì câu đặc biệt cũng có nhiều

cách hiểu khác nhau:
Theo Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam thì: "Câu đơn đặc biệt là loại câu bao
gồm nòng cốt đơn đặc biệt, tức nòng cốt thành phần".
- Câu đơn đặc biệt xác định trạng thái tồn tại của sự vật: thành phần duy nhất
của nòng cốt đơn đặc biệt là một động ngữ do tiểu loại động từ tồn tại đảm
nhiệm.
Ví dụ:
1) Có bóng người!


9

2) Đang cần tiền.
- Câu đơn đặc biệt biểu thị về sự đánh giá sự vật: thành phần duy nhất của
nịng cốt thường là từ loại tính từ.
Ví dụ:
1) Tốt quá.
2) Lạnh.
- Câu đơn đặc biệt xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng và sự kiện: thành
phần duy nhất của nịng cốt thuộc từ loại danh từ
Ví dụ:
1) Q trưa rồi! Ai nấy đều ra về.
2) Sông Tô Lịch. Buổi chiều.
3) Tai nạn.
4) Một hồi trống. Học trò kéo nhau vào lớp.
[15, tr.188]
- Câu đơn đặc biệt liệt kê sự vật: thành phần duy nhất của nòng cốt thuộc loại
danh từ
Ví dụ:
Đám người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

[15, tr. 188]
Theo Nguyễn Thị Thìn: "Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một nịng cốt câu,
nịng cốt câu chỉ có một thành phần chính, khơng phân biệt chủ ngữ - vị ngữ".
Ở đây tác giả phân chia câu đặc biệt thành các loại:
- Câu đặc biệt danh từ: nòng cốt câu do danh từ, ngữ danh từ hoặc đại từ đảm
nhiệm.
Ví dụ:


10

1) Trộm, trộm!
[13, tr.118]
2) Hà Nội, ngày 2/5/1988.
[13, tr.119]
3) Ai đấy?
[13, tr.119]
4) Tơi.
- Câu đặc biệt vị từ: nịng cốt câu do động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính
từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
1) Chạy. (động từ)
2) Cháy hết cả rồi! (ngữ động từ).
3) Rét quá! (tính từ).
4) Rất đau lịng. (ngữ tính từ)
- Câu đặc biệt tình thái: là câu do tình thái từ, quán ngữ tình thái hoặc tổ hợp
từ chuyên dùng để biểu thị một loại hành vi ngơn ngữ nhất định tạo thành.
Ví dụ:
1) Nga ơi.
2) Ôi! Đau quá!

Quan niệm câu đặc biệt của Nguyễn Thị Lương: "Câu đặc biệt là câu không
cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, mà chỉ được tạo thành bởi một từ hoặc
một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhưng vẫn là một cấu trúc cú pháp
độc lập, có chức năng biểu đạt một hành động ngơn ngữ như những câu bình
thường".
Tác giả chia câu đơn đặc biệt thành các kiểu câu đặc biệt sau:


11

- Câu đơn đặc biệt dùng để xác định thời gian, nơi chốn, địa điểm (được cấu
tạo bởi danh từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ).
+ Danh từ hoặc cụm danh từ:
Ví dụ:
1) Ga xép. Một giờ đêm. Khơng một bóng người.
2) Mùa xn, ngày 79. Kiến ở đơng quá.
(Dẫn theo, [12, tr.109])
3) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[12, tr.109]
+ Cụm động từ:
Ví dụ:
Đã trễ giờ.
- Câu đơn đặc biệt được dùng để thông báo, kể, miêu tả về sự tồn tại, hiện
diện của sự vật, sự việc, hiện tượng.
Ví dụ:
1) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thống mái chùa cổ kính.
2) Trong những lũy tre thưa lao xao tiếng dân ở lán về. Mặt ruộng lố
nhố từng đám người đang tập hợp.
[12, tr.110]
- Câu đơn đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc

Ví dụ:
1) Haha! Một lưỡi gươm!
2) Cha mẹ trời đất! Những nghe đã phát ngán.
[12, tr.112]
3) Mừng quá!


12

- Câu đơn đặc biệt dùng để gọi đáp
Ví dụ:
1) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai
hết.
2) Thằng kia! Ơng tưởng mày chết đêm qua.
[12, tr. 113].
3) Mẹ kiếp! Nhanh.
- Câu đặc biệt dùng để phủ định - khẳng định
Ví dụ:
1) Hắn quay lại hỏi:
- Gì hả?
- Khơng.
2) Thầy sờ ngà cãi lại:
- Khơng phải! Nó chần chẫn như cái địn càn.
Thầy sờ tai quả quyết:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân khinh khỉnh bác lại:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột nhà.
[12, tr.115]
Theo quan niệm của Diệp Quang Ban trong cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng
Việt 2000, NXBBGD&ĐT Đại học Huế Trung tâm đào tạo từ xa: "Câu đặc biệt

là câu đơn được làm thành từ một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung
tâm phụ), khơng chứa hay khơng hàm ẩn một trung tâm cú pháp chính thứ hai có
quan hệ với trung tâm cú pháp chính nói trên là quan hệ giữa chủ ngữ với vị
ngữ".


13

Ơng phân chia câu đặc biệt theo "bản tính từ loại" của từ - thành tố chính
thành:
- Câu đơn đặc biệt - danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ hay cụm
danh từ (chính phụ và đẳng lập).
Ví dụ:
1) Bom tạ.
2) Tồn những bản cáo thị... tồn những lệnh tản cư.
- Câu đơn đặc biệt - vị từ có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay
cụm động từ, tính từ (chính phụ và đẳng lập).
Ví dụ:
1) Ngã!
2) Cháy nhà!
3) Ồn ào một hồi lâu.
Trên đây là một số quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về câu đặc
biệt. Tùy vào mỗi nhà nghiên cứu mà họ có những lí giải riêng, khơng thể khẳng
định đâu mới là quan niệm hồn chỉnh chính xác nhất.
1. 2. 2. Quan niệm của tác giả luận văn
Các quan niệm và cách phân chia câu đặc biệt của các nhà nghiên cứu là
khác nhau, tuy nhiên chúng ta thấy có một vài điểm chung như:
Các tác giả trong Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, phân chia câu đặc biệt
theo chức năng của câu.
Nguyễn Thị Lương có cách chia giống với các tác giả trong UBKHXH, chỉ

chia thêm dạng câu đặc biệt phủ định - khẳng định.
Tác giả Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên đều chia câu đặc biệt theo cấu
trúc ngữ pháp thành câu đặc biệt danh từ và câu đặc biệt vị từ.


14

Nếu như nghiên cứu câu trong mối quan hệ với văn bản thì Đỗ Thị Kim Liên
có đề cập khi phân chia câu đặc biệt.
Câu đặc biệt trong văn bản: có một số thành phần vốn là thành phần phụ của
cấu trúc câu chính được tách ra khỏi câu chính để nhằm những mục đích nhấn
mạnh.
Các tác giả trên đều xem câu đặc biệt là một hiện tượng bất thường trong ngôn
ngữ. Hiện tượng nhiều câu văn "bất thường", "đặc biệt" xuất hiện trong các tác phẩm
văn học ngày càng nhiều. Đó là một trong những cách thức mà tác giả vận dụng ngơn
ngữ vào trong văn học. Nó góp phần rất lớn trong quá trình diễn đạt ý tưởng và ý
nghĩa cho văn bản được trẹn và hoàn chỉnh nhất. Qua đó cho thấy vai trị quan trọng
của ngơn ngữ, đặc biệt là câu. Với đặc trưng và chức năng của câu đặc biệt thì vấn đề
các nhà văn sử dụng để tạo nên tác phẩm là rất cần thiết.
Câu đặc biệt có vai trị quan trọng trong giao tiếp hằng ngày và ngày càng được
nhiều người sử dụng một cách ưa thích, nó vừa đáp ứng được thơng tin cần biểu đạt
vừa đáp ứng được về mặt thời gian cũng như ý đồ của người tham gia cuộc thoại.
Còn trong văn chương nghệ thuật, các nhà văn nhà thơ sử dụng câu đặc biệt như một
thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
Ở đây, để phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài và thuận lợi cho khảo sát,
chúng tôi phân loại câu đơn đặc biệt theo bốn nhóm chính, trong đó ba nhóm dựa
vào từ loại của thành tố chính là: Câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt vị từ, câu đặc
biệt thán từ và nhóm bốn bao gồm các từ loại khác hoặc không xác định rõ từ
loại.
1. 3. Vài nét về tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ (Nhiều tác giả, 2009,

NXB văn học)
Hòa vào dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam, các nhà văn nữ dần


15

khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn. Họ là những người nghệ sĩ có
lịng đam mê viết lách và không ngừng nỗ lực để đem đến cho nền văn học sự
phong phú trong các tác phẩm của mình. Những cái tên như Y Ban, Nguyễn
Ngọc Tư, Thụy Anh, Thùy Linh, Di Li,...đang ngày càng trở nên quen thuộc với
độc giả cả nước.
Tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ bao gồm 19 truyện ngắn của 19
tác giả. Mỗi tác phẩm là một cách viết riêng phản ánh từng góc cạnh của cuộc
sống, là những cảnh đời, những số phận, cũng có thể là những nỗi niềm tâm
trạng của tác giả,...xoay quanh những vấn đề về tình u, gia đình, xã hội,... Đó
là những gì diễn ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta, từ bối cảnh nông thôn
cho tới thành thị.
Trong tuyển tập truyện ngắn này độc giả sẽ tìm thấy được những cá tính sáng
tạo, những va chạm của cuộc sống đời thường, những câu chuyện bình dị đến lạ
nhưng tất cả đã đóng góp chung vào diện mạo nền văn học đương đại một cái
nhìn mới về tư tưởng cũng như ý nghĩa nội dung, lao động sáng tạo nghệ thuật.
Cụ thể, trong các truyện ngắn như:
Xã nói của Nguyễn Thị Cẩm, nội dung chủ yếu nói về tình u của những đơi
trai gái, tình yêu của người cha bảo vệ đứa con gái mang hình hài của mẹ nó.
Ơng càng giữ chặt bao nhiêu thì đứa con gái tràn đầy nhựa sống của ông lại rời
xa ông bấy nhiêu. Cô con gái đến tuổi nồng yêu và đó như là một nhu cầu của
tuổi trẻ rạo rực, dù bố cơ có cấm thế nào cũng không thể. Phải chăng ông bố bảo
vệ đứa con gái như vậy là quá ích kỉ cho bản thân, hay là ông chịu bao nhiêu nỗi
đau mà đứa con không thể nào thấu. Hai người, hai cha con sống cùng nhau,
nhưng tận cùng vẫn không thể nào hiểu cho nhau được.

Hay trong truyện ngắn Chiếc phao cứu sinh của Trần Thùy Mai, cả quá trình


16

tác phẩm xoay quanh ba nhân vật: Trúc Ty, ông Hân và Diêu (một họa sĩ nổi
tiếng). Tác phẩm nói lên bản chất của những người ngoài cuộc chỉ biết nhìn bề
ngồi, chỉ theo ý kiến chủ quan mà đã vội ảo tưởng mình đúng, mình có thể hơn
người này, mình có lịng tốt sẽ giúp cho ai đó thốt khỏi rắc rối bế tắc của cuộc
sống. Mà không hề nhìn nhận vào bản chất của vấn đề một cách đa diện (Diêu).
Chiếc phao cứu sinh mà Trúc Ty vẽ chính là lịng biết ơn với người chồng của
mình, có thể nói là người mẹ thứ hai sinh ra nàng một lần nữa. Bức tranh đã làm
cho một họa sĩ tài năng hiểu nhầm về một con người. Và qua truyện ngắn này
cho chúng ta thấy, thực chất con người thường ghen tị với những thứ gì họ khơng
có, hay nói cách khác là họ q ích kỉ đối với người khác. ...
Mặc dù chưa phải là những tác phẩm tiêu biểu nhất nhưng tồn tập truyện
ngắn đã góp phần vào dòng chảy văn học một cách tự nhiên. Thiên tính nữ được
thể hiện đậm nét trong từng tác phẩm. Đặc biệt dưới góc nhìn của chính các tác
giả nữ đã đem đến cho bạn đọc cảm nhận sự thú vị mới mẻ trong lối viết và cách
phản ánh vấn đề được nói đến.


17

Chương Hai
KHẢO SÁT CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY
CÁC TÁC GIẢ NỮ
Khảo sát toàn bộ tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ, chúng tôi thống
kê được 6224 tổng số câu, trong đó có 4404 câu đơn và 423 câu đặc biệt chỉ
chiếm tỉ lệ 9,6% trong 19 truyện ngắn.

Bảng 2.1: Bảng tính tỉ lệ phần trăm số câu đơn.
Số câu

Tỉ lệ %

Tổng số câu

6224

100%

Câu đơn

4404

70,8%

Bảng 2.2: Bảng tính tỉ lệ phần trăm số câu đặc biệt.
Số câu

Tỉ lệ %

Câu đơn

4404

100%

Câu đặc biệt


423

9,6%

Bảng 2.3. Bảng tính tỉ lệ phần trăm các loại câu đặc biệt
Số câu

Tỉ lệ phần trăm (%)

Tổng số câu đặc biệt

423

100

Câu đặc biệt danh từ

90

21,2

Câu đặc biệt vị từ

256

60,5

Câu đặc biệt thán từ

59


13,9

Câu đặc biệt từ loại 18
khác

4,4


18

Xét về mặt cấu trúc pháp, câu đặc biệt thực chất là một câu sai, nó khơng có đầy
đủ các thành phần như những câu văn bình thường khác. Tính trong toàn tuyển
tập truyện ngắn tỉ lệ câu đặc biệt chỉ chiếm 9,6%, so với các loại câu khác trong
tác phẩm văn chương thì q ít. Nhưng vì nó là một câu "sai", chúng chỉ chứa
một trung tâm cú pháp chính nên 9,6% là khơng nhỏ so với một sáng tạo nghệ
thuật. Câu đặc biệt khi đi vào văn bản nghệ thuật như là một dụng ý nghệ thuật
tác giả gửi gắm vào tác phẩm của mình.
Câu đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, sở
dĩ nói như vậy là vì chúng ta biết được đặc trưng của câu đặc biệt hết sức ngắn
gọn và đáp ứng được yêu cầu trong các cuộc giao tiếp có ngữ cảnh giữa cuộc trị
chuyện. Trong giao tiếp trực tiếp, câu đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong việc
đáp ứng các yêu cầu về một cuộc trò chuyện giữa các đối tượng, nhanh nhưng
vẫn đầy đủ thông tin cần biết và thể hiện được thái độ cảm xúc của từng nhân vật.
Nhận thấy giá trị của câu đặc biệt mà các nhà văn nhà vận dụng vào trong các tác
phẩm văn chương nghệ thuật, nhằm làm tăng nên giá trị biểu đạt cho nội dung
của tác phẩm. Chính vì thế, mà các tác giả trong tuyển tập Truyện ngắn hay các
tác giả nữ đã vận dụng kiểu câu đặc biệt để viết thành những truyện ngắn có giá
trị cao.
2.1. Câu đặc biệt danh từ

Câu đơn đặc biệt danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ hay cụm
danh từ (chính phụ hay đẳng lập). Ý nghĩa khái quát của câu đặc biệt danh từ là
"Chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật, nêu lên vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt
hay xuất hiện một thời điểm đó". [3, tr. 155]
Khảo sát trong tồn bộ tuyển tập truyện ngắn, cho thấy số lượng câu đặc biệt
danh từ chiếm không nhiều, chiếm 21,2% rải rác ở hầu hết các truyện ngắn. Sự


19

xuất hiện của câu đặc biệt nhằm làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm văn học và
đạt được mục đích thể hiện của tác giả.
2.1.1. Câu đặc biệt danh từ miêu tả sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của vật,
hiện tượng, nêu hồn cảnh khơng gian, thời gian, xác nhận sự hiện diện của
một cảm xúc.
Mục đích của câu đặc biệt dạng này nhằm đưa người đọc vào cương vị người
chứng kiến, nhằm làm sống lại những sự vật, cảm xúc ấy.
Tác phẩm Cái bóng, miêu tả cô gái đang mơ mộng về một người con trai cơ
thầm u thì một tiếng gọi làm cơ giật mình quay lại với hiện tại.
...Cịn thì, tơi trở lại là tơi, một cơ gái trẻ, trịn trịa, có mái tóc chấm
lưng, rất đáng yêu và... làm việc cùng bệnh viện với anh.
- Cô Lan!
Tiếng gọi giật giọng làm tôi hoảng cả hồn.
"Cô Lan" là một câu đặc biệt danh từ mà tác giả dùng để gọi tên nhân vật tôi.
Thể hiện sự bất ngờ, sự đánh thức của nhân vật đang trơi miên man trong cảm
xúc kí ức của mình để quay về với thực tại. Đó là tiếng gọi của một người, tại
môi trường công việc của cô. Sự có mặt của câu đặc biệt trong đoạn này làm cho
ta cảm thấy được sự hiện diện có mặt của cô gái và chàng trai, đồng thời cảm
nhận được mạch cảm xúc của nhân vật kể chuyện.
Cũng để nói đến một thời gian trong quá khứ, nhưng Thụy Anh đã dùng cách

nói lấp lửng để miêu tả sự hiển hiện của thời gian:
- Anh hỏi này, em làm đây lâu chưa?
- Dạ, lâu rồi ạ. Đã ba năm...
"Đã ba năm..." cách sử dụng câu của tác giả rất dụng ý khi lồng từ "đã" vào. Một
mặt thể hiện được hồi ức của cô gái, một mặt thể hiện sự thất vọng khi mà cô


20

nghe được câu hỏi của người mà cô tương tư trong suốt thời gian dài. Tác giả
nhấn mạnh thời gian cơ làm ở đây ba năm là khơng hề ít, trong khi cùng làm việc
nhưng sự có mặt của cơ trong ba năm dường như là không tồn tại.
Khi tác giả tái hiện lại sự việc xảy ra trong thời gian sẽ giúp cho người đọc
hình dung ra được sự việc đó xảy ra như thế nào, vào thời điểm đó có khác với
thời điểm kia khơng. Từ đó độc giả sẽ cảm nhận được tâm lí, trạng thái của nhân
vật trong tác phẩm, đôi khi là nhập vai vào nhận vật để hiểu sâu hơn ý nghĩa nội
dung tác phẩm.
Hơm qua.
Nghe như gió thoảng.
- Anh!
- Sao?
- Tay! Đừng làm thế!
Hơm nay.
Rướn mình.
(Xã nói).
"Hơm qua", "Hơm nay", nếu như ở trong một câu bình thường thì thành phần
của chúng là trạng ngữ, nhưng ở đây tác giả tách ra làm thành một câu và trở
thành câu đặc biệt. Vì vậy mà hai câu này không chỉ để thông báo về thời gian
trong quá khứ và thời gian hiện tại mà nó cịn miêu tả lại những cảm xúc của cơ
gái. "Hôm qua" là những hành động hồi hộp, ngại ngùng của cơ gái trước sự mị

mẫm của người u, nhưng "Hôm nay" lại khác, một cảm giác mới, mạnh mẽ và
hợp tác hơn của chính bản thân cơ gái "Rướn mình", qua đó tác giả cho ta thấy
được từng cung bậc cảm xúc của cô gái khi yêu. Cũng trong tác phẩm này, tác
giả cũng đã mô tả thời gian mong mỏi trong tâm lí của Huấn. Sự khao khát của


×