Thể loại SIT-COM
SIT-COM sẽ thu hút khán giả Việt Nam?
Ra đời từ hàng chục năm nay nhưng SIT-COM vẫn là một trong những
chương trình truyền hình thu hút đông đảo khán giả nhất hiện nay. SIT-COM
được viết tắt từ Situation Comedy (Hài kịch tình huống). Mỗi tập phim là một tình
huống hài với một số diễn viên và bối cảnh nhất định.
Một cảnh quay Lẵng hoa tình yêu
Cả series có thể kéo dài hàng trăm tập và trong nhiều năm. Việc thực hiện
sản xuất series truyền hình này được tiến hành trong một trường quay lớn, với
nhiều máy quay phối hợp và thu thanh, dựng hình trực tiếp tại hiện trường. Công
việc hậu kỳ chỉ đơn giản và chỉnh sửa và làm nhạc cho phim.
Một thể loại mang hơi hướng SIT-COM được thấy xuất hiện trên màn ảnh
nhỏ Việt Nam chính là những chương trình câu chuyện truyền hình được làm
trong trường quay đã được đài THVN thực hiện từ thập kỷ 80. Đến khi những
phim truyện TH đầu tiên xuất hiện, thể loại này dần tự biến mất. Đến những năm
90, một loạt phim của Mêhicô, Brazil như Người giàu cũng khóc, Nô tỳ Isaura,
Đơn giản tôi là Maria… xuất hiện và được công chúng đón nhận một cách hào
hứng. Đây là những serie phim dài tập, tương tự như câu chuyện truyền hình của
VTV nhưng là dài tập và điểm khác biệt đó là mỗi tập lại đặt ra một vấn đề, một
tình huống. Nhưng thể loại này chỉ rộ lên một vài năm, sau đó nhường chỗ cho
phim TH Hàn Quốc, Trung Quốc.
Là kịch tình huống nhưng SIT-COM mang đậm chất hài hước, dí dỏm,
mang tính giải trí cao (hoàn toàn khác với thể loại phim tình cảm của Mêhicô,
Braxin trước đây. Các phim hiện tại đang gặt hái doanh thu ở Mỹ, có thể kể tên ở
đây là: Những người bạn (Friends), Chuyện thành phố (Sex and the city), Hồ
sơ X (X-file)… Trên sóng VTV, trong các tiểu phẩm của chương trình Gặp nhau
cuối tuần: Chuyện của sếp (20 tập), Chuyện Giang Còi, Quang Tèo (20 tập),
Chuyện hàng xóm cũng chính là một thể loại SIT-COM. Mỗi tập là một tình
huống hài hước, phản ánh cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội. Chỉ
có điều, bởi sự giới hạn về kinh phí nên chưa có trường quay riêng và nhiều máy
quay phối hợp và dựng phim trực tiếp. Vừa qua, Hãng phim THTP.HCM vừa thực
hiện 20 tập Lẵng hoa tình yêu với sự giúp đỡ của Hàn Quốc. Đây là một hướng
giải pháp hợp lý trong mục tiêu tăng số lượng đầu phim phát sóng. Bởi ưu điểm
của thể loại phim này là thời gian sản xuất ngắn. Chỉ mất 3,4 ngày/tập phim. Nội
dung phim cập nhật những vấn đề thời sự nên được khán giả chú ý theo dõi. Và
việc sản xuất mang tính định kỳ, chuyên nghiệp và gọn gàng trong một bối cảnh là
trường quay lớn. Ở Trung Quốc, các đài truyền hình nước này đều làm SIT-COM
và thu được doanh thu quảng cáo rất cao trên sóng truyền hình.
Trong điều kiện làm phim THVN hiện nay, việc xây dựng một trường quay
cho phim dài tập là một nỗ lực đáng khích lệ. Làm sao để có được những đạo diễn
có tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ diễn viên có thể theo phim trong thời gian dài,
một trường quay hoàn chỉnh, một đội ngũ những người viết kịch bản chuyên
nghiệp và dồi dào? Đó là những vấn đề cần giải quyết trong việc đưa thể loại SIT-
COM vào Việt Nam.
Sitcom (situation comedy), một công nghệ sản xuất phim truyền hình theo
đúng nghĩa, phim chỉ có các tình huống ứng xử và đặc biệt là có các tình huống
hài, gây cười trong một số bối cảnh cố định...
Thể loại phim sản xuất theo công nghệ Sitcom đã được các nhà làm phim
truyền hình trên thế giới thực hiện từ rất lâu, chúng ta có thể biết và hiểu rõ thêm
về phim sản xuất theo công nghệ Sitcom thông qua các bộ phim được phát sóng
trên VTV gần đây như bộ phim truyền hình Mỹ rất ăn khách “Những người bạn”,
“Sabrina cô phù thủy nhỏ”.
Từ trước tới nay phim truyền hình Việt Nam hoàn toàn được làm theo công
nghệ điện ảnh, thực chất những khán giả Việt Nam yêu thích phim truyền hình
chưa được thưởng thức phim truyền hình theo đúng nghĩa.
Lý do khá đơn giản là, nền điện ảnh và truyền hình Việt Nam còn quá non
trẻ, và cũng chưa có thời điểm thích hợp để làm phim sitcom.
Theo ông Khải Hưng – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình
Việt Nam, thời gian này là thời điểm thích hợp nhất để làm phim sitcom vì phim
truyền hình đang thu hút khán giả, nhu cầu của khán giả cũng ngày một cao hơn.
Trong khi ấy phim Sitcom có thể đáp ứng được nhu cầu xem phim giải trí
của người Việt Nam, bởi nội dung rất đơn giản chỉ đề cập những mối quan hệ đời
thường, những tình huống tạo nên tiếng cười thoải mái nhưng lại sâu sắc và gần
gũi với người xem.
“Những người bạn” đã thu hút hàng triệu khán giả truyền hình Mỹ, cô diễn
viên Jeniffer Aniston trở nên nổi tiếng từ phim này, thế nhưng khi được chiếu trên
VTV thì hầu hết khán giả truyền hình Việt Nam chưa thích thú, chưa cười thoải
mái và cũng chưa thấy ý nghĩa sâu trong phim.
Bộ phim Sitcom sắp tới của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam
cũng dựa theo kịch bản của nước ngoài, có sự biến đổi, sáng tạo nội dung cho phù
hợp với nhu cầu tâm lý của khán giả Việt Nam, dự kiến dài khoảng 300 tập, nguồn
kịch bản từ Trung Quốc đang được cải biên để đến đầu năm 2006 bấm máy. Khán
giả truyền hình hãy chờ xem bộ phim Sitcom đầu tiên của Việt Nam!
Khởi quay 500 tập phim sitcom Những người độc thân vui vẻ
Kế hoạch mỗi năm sản xuất 105 tập phim Những người độc thân vui vẻ
(mỗi tập 50 phút) không còn là thách thức đối với các nhà làm phim truyền hình
lần đầu “thể nghiệm” ở thể loại sitcom (hài tình huống).
Sau 10 ngày quay, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Sản
xuất phim truyền hình VN (VFC), đã trao đổi với chúng tôi về bộ phim này.
- Làm phim sitcom điều quan trọng nhất là “trường quay đủ chuẩn”. Cho
thấy, dự án Những người độc thân vui vẻ đã rất may mắn khi trở thành dự án khai
trương trường quay ở Mỹ Hào (Hưng Yên)?
Đạo diễn ĐỖ THANH HẢI: Đây là phim đầu tiên chúng tôi làm theo hình
thức xã hội hóa. Một doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng trường quay, hệ
thống kỹ thuật và cung cấp bản quyền. Còn nhiệm vụ của chúng tôi là sản xuất
phim. Đây là cách hai bên cùng hợp tác dựa trên thế mạnh của mỗi đơn vị. Trường
quay rộng 2 ha tại Mỹ Hào, Hưng Yên được làm theo mô hình trường quay
Bavaria - Đức gồm các phòng làm việc, phòng họp, phòng hóa trang, phòng phục
trang, phòng thiết kế mỹ thuật, phòng máy, phòng diễn viên, khu vực quán cà phê
hỗ trợ các hoạt động của khu vực trường quay.
Riêng khu vực quay rộng khoảng 700m2, bên trong có dàn ánh sáng gần
200 đèn chiếu các loại, bộ điều khiển tự động cho phép dàn đèn di chuyển khắp
khu phim trường để chiếu sáng toàn bộ bối cảnh. Bên cạnh đó là toàn bộ thiết bị
thu thanh phục vụ việc sản xuất phim truyền hình thu tiếng đồng bộ nội cảnh và
ngoại cảnh. Trong trường quay hiện nay dựng khoảng 15 bối cảnh, trong đó có
một khu tiền sảnh khách sạn 2 tầng có thang máy, quầy phục vụ lễ tân, cầu thang
gác và sảnh hành lang, mô phỏng khu vực sảnh của một khách sạn 4 sao.
- 500 tập phim được trông vào 7 diễn viên hài quen thuộc của “Gặp nhau
cuối tuần”. Liệu họ có khiến khán giả nhàm chán vì… cười những hơn 4 năm chỉ
với 1 câu chuyện ở “chung cư” không nhỉ?
Những người độc thân vui vẻ được mua bản quyền từ bộ phim truyền hình
ăn khách của Trung Quốc - Khu nhà mới trong nắng. Phim là những tình huống
bi-hài trong cuộc sống của một nhóm người sống và làm việc ở một khu chung cư.
7 diễn viên chính gánh các vai diễn dài và nặng là Chí Trung, Vân Dung, Quốc
Khánh, Quang Thắng, Minh Hằng, Phạm Bằng… Nhìn từ kịch bản, bản thân câu
chuyện với các tình huống hài hước, dí dỏm đã đem đến cho người xem những nụ
cười nhẹ nhàng cùng những suy ngẫm…
Việc chọn 7 diễn viên hài là do hợp vai và chúng tôi muốn phát huy cái
duyên hài của họ trong những vai diễn vừa sức, không có ý mượn họ để chọc cười
khán giả. Tôi chịu trách nhiệm đạo diễn 10 tập đầu tiên để vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, chỉnh đổi các công đoạn sản xuất vì đây là phim được sản xuất theo công
nghệ mới, quay thu đồng bộ. Những tập tiếp theo sẽ do đạo diễn Trọng Trinh,
Phạm Thanh Phong và Khải Anh thực hiện.
- Lần đầu làm phim sitcom, bản thân các đạo diễn cũng phải vừa làm vừa
điều chỉnh, vậy các diễn viên có gặp khó khăn gì không khi phải chia tay với lối
diễn “có người nhắc thoại”, hoặc ra trường quay mới học thoại?