Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo tại việt nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 81 trang )

-1-

ỌC
N N
ỌC SƯ P
M
K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo tại Việt Nam từ
thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Thương
Người hướng dẫn : Nguyễn Hữu Giang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


-2-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Bảng 1.2.2.2 (a) Chữ Quốc ngữ trong Bản tường trình hàng năm gửi cho

Trang
31


linh mục bề trên ở Rơ ma _ Jỗn Roiz
Bảng 1.2.2.2(b)

Chữ Quốc ngữ trong Sách bằng chữ Ý của Christoforo

31

Borri viết năm 1621
Bảng 1.2.2.2(c)

Chữ Quốc ngữ trong “Thư bằng chữ Ý”

34

Bảng 1.2.2.2(d)

Chữ Quốc ngữ trong “Bản tường trình hàng năm về An

34

nam”_Gaspar d’Amaral
Bảng 1.2.2.2(e)

Chữ Quốc ngữ trong cuốn “Tường thuật về các thầy

35

giảng ở giáo đoàn Đàng Ngoài”_ Gaspar d’Amaral
Bảng 1.2.2.2 (f) Chữ Quốc ngữ trong Hai quyển bản thảo Lịch sử Đàng


35

Ngoài _ Alexandre de Rhode (1636)
Bảng 1.2.2.2(g)

Chữ Quốc ngữ trong “ Hành trình mười năm”
_Alexandre de Rhodes (1647)

37


-3-

PHẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, có thể nói sự ra đời của chữ quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong
lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc, nó đã kết thúc thời kì kéo dài sự tách biệt giữa
tiếng Việt và chữ viết, chữ Hán và chữ Nơm khơng phản ánh hồn tồn như tiếng nói
của người dân Việt Nam thời bấy giờ. Ngược dịng lịch sử tìm về với cội nguồn của
chữ Việt, khi nhắc đến nguồn gốc chữ quốc ngữ cũng tức là gắn liền với công cuộc
truyền bá đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương Tây vào nước ta từ thế kỉ XVI,
XVII. Đạo Thiên Chúa là một trong những tơn giáo lớn ở Việt Nam song nó được
truyền vào nước ta khá muộn. Các giáo sĩ phương Tây đã bắt đầu đến Việt Nam truyền
giáo từ thế kỉ XVI nhưng đó chỉ là những hoạt động mang tính chất đơn lẻ và ngẫu
nhiên, chỉ đến thế kỉ XVII, công cuộc truyền giáo tại Việt Nam mới thực sự được bắt
đầu với một chương trình có hệ thống, có sự chuẩn bị chu đáo. Khi nhìn nhận lại vấn
đề truyền giáo tại Việt Nam, nếu như nói đó là một nhiệm vụ, sứ mạng phải mở rộng
tôn giáo, hay là sự gắn bó như “hình với bóng” với sự bành trướng xâm lược của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, thì việc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam cịn
mang ý nghĩa khác, đó là sự chuyển tải các giá trị văn hóa phương Tây. Xét riêng thời

kỳ này, việc truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây đã đi cùng với một đóng góp
khơng thể phủ nhận của họ là loại chữ ghi âm tiếng Việt bằng hệ thống kí tự Latinh mà
chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Nghiên cứu về đề tài chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo ở Việt Nam sẽ giúp
chúng ta hiểu sâu hơn một số vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam thời trung đại đặc
biệt là trong giai đoạn đầy biến động từ thế kỷ XVII – XIX. Tìm hiểu về vấn đề này
giúp cho chúng ta biết được lịch sử quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa vào nước ta,
biết được lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ, loại chữ viết mà chúng ta
đang sử dụng ngày nay, cũng như biết được mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại


-4-

giữa hai vấn đề này. Bên cạnh đó thấy được tác động và ý nghĩa của chữ Quốc ngữ đối
với đạo Thiên Chúa cũng như đối với nền văn hóa của người Việt.
Với ý nghĩa thực tiễn và khoa học đó, chúng tơi chọn đề tài “Chữ quốc ngữ và
vấn đề truyền giáo tại Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về vấn đề chữ quốc ngữ và truyền bá đạo Thiên Chúa ở nước ta đã có nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu, đã có một số cơng trình được cơng bố, trong đó chúng tơi
có thể chia thành các nhóm sau:
Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam là một đề tài thu hút sư quan tâm của rất nhiều
nhà nghiên cứu. Trong cuốn: “Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam” của Nguyễn Hồng, do
nhà xuất bản Hiện đại ấn hành năm 1950 đã trình bày khá rõ quá trình về lịch sử
truyền giáo trên đất nước ta từ từ những năm đầu tiên đến cuối thế kỉ XVII. Tuy nhiên
trong đó tác giả chú trọng đi sâu từng giai đoạn nhỏ theo sự phân bổ các vị thừa sai
đến truyền giáo tại Việt Nam, hơn nữa cuốn sách chỉ đi được 1 nửa chặng đường mà
chưa tìm hiểu đến những giai đoạn sau của công cuộc truyền giáo trên đất nước ta.
Bên cạnh đó có cuốn: “Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam” của Phạm Hồng

Lam, trong đó tác giả đã nêu được về bối cảnh lịch sử đất nước ta và những yếu tố
thúc đẩy việc truyền giáo, đồng thời xác định được từ thế kỉ XVII trở đi đạo Thiên
Chúa mới chính thức được du nhập vào nước ta, song, Phạm Hồng Lam vẫn chưa đi
sâu vào tìm hiểu các giai đoạn phát triển của việc truyền giáo kể từ sau thể kỉ XVII,
mà chủ yếu là chú trọng làm rõ các sự kiện thời bấy giờ liên quan đến đạo Thiên Chúa
nên chưa tạo được một cái nhìn tổng quát về quá trình truyền giáo đúng như tiêu đề
cuốn sách.
Ngồi ra cịn có tác phẩm “Sự du nhập của đạo Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ
thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm, NXB Hội Khoa học lịch sử Việt
Nam, xuất bản năm 2001. Cũng là một tài liệu chuyên biệt về lịch sử đạo Thiên Chúa,
cuốn sách đã trình bày rõ giúp người đọc biết được sự thúc đẩy truyền bá đạo Thiên
Chúa ra vùng đất ngoại sau các cuộc phát kiến địa lý như thế nào, quá trình du nhập
Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, và thái độ các vương triều đến thế kỉ XIX đối với tôn
giáo này. Tuy nhiên cuốn sách lại nghiêng về mảng đánh giá sự kết hợp, lợi dụng giữa


-5-

việc truyền bá đạo Thiên Chúa với âm mưu xâm lược thực dân của các nước phương
Tây, chính vì vậy người đọc vẫn chưa khái quát được một cách khách quan về sự du
nhập Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, đặc biệt giai đoạn từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.
Như vậy, qua các cơng trình này đã thấy trình bày cụ thể, chi tiết về từng giai
đoạn của công cuộc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, tuy nhiên các tác giả vẫn
chưa làm rõ một khía cạnh đi cùng quá trình truyền giáo rất đáng quan tâm là sự sáng
tạo chữ quốc ngữ.
Về vấn đề chữ quốc ngữ Linh mục Đỗ Quang Chính trong cuốn “Lịch sử chữ
quốc ngữ (1620 – 1659)” đã trình bày khá cụ thể về nguồn gốc chữ quốc ngữ giai đoạn
từ 1620 đến 1659, song đó chỉ là một giai đoạn đầu trong chặng đường khá dài cho
đến lúc chữ quốc ngữ được hoàn thiện và sử dụng phổ biến ở nước ta.
Lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ qua các giai đoạn cũng đã được

tác giả Hoàng Xuân Việt trình bày rất rõ trong cuốn “Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ”
của, NXB Văn hóa thơng tin xuất bản năm 2006, song tác phẩm này cũng chỉ dừng lại
ở chỗ nghiên cứu từng giai đoạn hình thành và phát triển đến lúc hoàn thiện chữ quốc
ngữ cho đến tận thế kỉ XIX, đặc biệt là vai trò cũng như tầm ảnh hưởng đối với nhân
dân Nam Bộ, chứ chưa có sự kết hợp trong việc hệ thống các giai đoạn truyền giáo và
việc sử dụng chữ quốc ngữ trong vấn đề truyền giáo.
Trong bài viết “Chữ quốc ngữ được công giáo khai sinh năm 1651” của tác giả
Trần Văn Cảnh in trên trang web Dunglac.org đã đề cập đến mối quan hệ giữa Công
giáo và chữ quốc ngữ song lại đi sâu về khía cạnh làm rõ vai trị người sáng tạo ra chữ
quốc ngữ, cơng lao của các giáo sĩ, giáo dân và Thánh bộ truyền giáo ở giáo triều
Rơma trong thời kì đầu truyền giáo. Trên báo Người Lao Động gày 7/1/2006 có bài
“Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” của GS.TS Phạm Văn Hường, song đúng với tiêu
đề, bài báo chỉ đi sâu tìm hiểu nguồn gốc ra đời của chữ quốc ngữ.
Bên cạnh đó cịn có một số bài viết đăng trên các sách, báo và tạp chí viết về
vấn đề này. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về vấn đề chữ
quốc ngữ và vấn đề truyền giáo ở Việt Nam từ thế kỷ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ
XIX và cũng chưa có cơng trình nào thực sự nói rõ về mối quan hệ giữa hai vấn đề
này, cũng như chưa có những đánh giá thực sự khách quan và khoa học về vai trò của
chữ quốc ngữ và đạo Thiên Chúa ở Việt Nam.


-6-

Tuy nhiên đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tơi kế thừa và đi sâu
nghiên cứu, hồn thiện đề tài của mình.
3.

ối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 . Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài này là lịch sử chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo
ở Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX và mối quan hệ giữa hai
vấn đề, ngồi ra chúng tơi cịn nghiên cứu tình hình Việt Nam trước thế kỉ XVII và
những yếu tố thúc đẩy công cuộc truyền giáo ở đây.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chữ quốc ngữ và vấn đề truyền bá đạo Thiên Chúa tại Việt Nam chưa được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, khai thác. Do hạn chế về tài liệu, tư liệu lịch sử nên
đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu trong phạm vi:
Về khơng gian: bao gồm tồn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Về thời gian: từ khi cơng cuộc truyền giáo chính thức bắt đầu ở Việt Nam, tức thế
kỷ XVII đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 1858.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu về lịch sử truyền bá đạo Thiên Chúa và
lịch sử hình thành, hồn chỉnh chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ
XIX, yêu cầu để sáng tạo chữ quốc ngữ của các giáo sĩ phương Tây và mối quan hệ
của nó đối với vấn đề truyền giáo, tác dụng như thế nào đến công cuộc truyền giáo ở
giai đoạn này và một số vấn đề liên quan.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, chúng tôi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái niệm về chữ quốc ngữ và nguồn gốc đạo Thiên Chúa.
- Khái quát về xã hội Việt Nam trước thế kỉ XVII.
- Tìm hiểu quá trình truyền giáo và sáng tạo chữ quốc ngữ ở Việt Nam từ thế kỉ
XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phân tích sự kết hợp giữa sáng tạo chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo vào Việt
Nam và những tác động của nó.
- Rút ra một số nhận xét đánh giá của bản thân.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu



-7-

5.1. Nguồn tư liệu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sẽ sử dụng các nguồn tư liệu thành văn
chủ yếu sau:
- Các sách chuyên khảo như: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam của tác giả
Nguyên Hồng, Sự du nhập của đạo Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỉ XVII đến
thế kỉ XIX của tác giả Nguyễn Văn Kiệm, Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ của tác giả
Hoàng Xuân Việt…
- Các bài viết từ các báo, kỷ yếu, tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Xưa
&Nay, Tơn giáo.
- Ngồi các nguồn tài liệu trên, chúng tơi cịn khai thác tài liệu trên báo đài, các
phương tiện truyền thông và từ các bài viết trên một số website như:
...
Đây là nhưng nguồn tài liệu phong phú cần được khai thác triệt để.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đứng trên quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam để đánh giá các sự kiện.
- Về phương pháp nghiên cứu: Với đề tài “Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo ở
Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX” chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp khai thác tài liệu thành văn, phương
pháp lôgic, phương pháp lịch sử để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng lịch sử, bên cạnh
đó kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu… các tài liệu lịch sử, để
rút ra những nhận xét khoa học.
6. óng góp của đề tài
Nghiên cứu thành công đề tài: “Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo tại Việt
Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX” có ý nghĩa trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn:
- Thứ nhất, đề tài cung cấp kiến thức lịch sử một cách hoàn chỉnh về vấn đề

truyền giáo cũng như công cuộc sáng tạo chữ quốc ngữ giai đoạn từ thế kỉ XVII đến
nửa đầu thế kỉ XIX và các vấn đề liên quan.
- Thứ hai, qua đề tài này đánh giá một cách khách quan vai trò của các giáo sĩ
phương Tây trong thành tựu đóng góp mang ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta.


-8-

- Bên cạnh đó đề tài sẽ tập hợp tư liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy sau
này.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 2 chương:
- Chương 1: Chữ Quốc ngữ và đạo Thiên Chúa ở Việt Nam từ thế kỷ XVII đến
nửa đầu thế kỷ XIX
- Chương 2: Mối quan hệ giữa chữ Quốc ngữ với vấn đề truyền giáo vào Việt
Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX


-9-

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CHỮ QUỐC NGỮ V

O THIÊN CHÚA Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVII
ẾN NỬA

1.1


ẦU THẾ KỈ XIX

ạo Thiên Chúa và quá trình truyền bá vào Việt Nam

1.1.1 Khái quát về đạo Thiên Chúa
Ta thường nghe các danh từ quen thuộc khi nói về tơn giáo này như là Thiên
Chúa giáo, đạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, Ki tơ giáo, đạo Hoa Lang…. Vậy tại sao lại
có nhiều tên gọi khác nhau khi chỉ về một tôn giáo như vậy?
Tên gọi Thiên Chúa giáo là muốn chỉ tôn giáo này tin rằng có một Chúa trời
sinh ra vũ trụ mn lồi, tuy nhiên bản chất cụm từ “Thiên Chúa giáo” là chỉ về tất cả
các tôn giáo thờ Thiên Chúa là thần linh tối cao và duy nhất ngự trên trời (“Thiên” là
trời, “Chúa” là chúa tể, “giáo” là tơn giáo). Bên cạnh đó, thuật ngữ Thiên Chúa giáo
cịn thường đùng để chỉ giáo hội cơng giáo Rơma, hay gọi tắt là “Công giáo”. Công
giáo, gốc Hy Lạp có tên là Katholicos, nghĩa là phổ quát, cũng tức là tôn giáo mang
đến hạnh phúc cho mọi người.
Tương tự như Thiên Chúa giáo, “đạo Thiên Chúa”, cũng là tên gọi của tôn giáo
tôn thờ một Thiên Chúa là đấng tạo hóa, tuy nhiên nghĩa của nó có phần hẹp hơn ý chỉ
đến một thứ tơn giáo gói gọn trong một đất nước, một dân tộc.
Cũng xuất phát từ ý nghĩa trên, từ “Trời” trong tiếng Anh là Christ, phiên âm
sang tiếng Việt là Khirixito hay Kirixito, nói gọn là Kitơ, nên tơn giáo này cịn được
gọi là Kitơ giáo, và chuyển sang âm Hán Việt là Cơ Đốc giáo.
Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này được gọi là đạo Hoa Lang hay Sài
Lang. Theo Từ điển Hán Việt của Giáo sư Lê Đức Niệm thì:


-10-

- Sài là một lồi giống chó sói.
- Lang là chỉ một lồi sói lang.
Sài lang thường ví với bọn gian ác, đám người xấu đến sục sạo.

- Hoa là thủ đoạn xảo trá không thành thật.
Như vậy Sài lang hay Hoa lang đều được dùng với ý để miệt thị để chỉ đây là một loại
tà đạo.
Cũng có ý kiến cho rằng: “Hoa lang là tên gọi của những lái buôn Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha đến xứ ta, nhiều người cho rằng nguồn gốc tên đó là một thức vải
có hình khoai lang lái bn Bồ đem vào bán. Vì hiểu lầm đạo Cơng giáo là đạo của
người Bồ và người Tây Ban Nha nên dân chúng mời gọi là đạo Hoa Lang hay Hoa
Lang đạo” [17; tr.9]
Như vậy với rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng nó đều có một điểm chung là để chỉ
một tơn giáo thờ Thiên Chúa là đấng tối cao đã sáng tạo nên vũ trụ và mn lồi.
1.1.1.1 Sự ra đời của đạo Thiên Chúa
Vào khoảng thế kỉ thứ V-TCN, nhà nước chiếm hữu nơ lệ La Mã được thành lập
ở phía Bắc bán đảo I-ta-li-a. Sau khi thành lập, chỉ trong vòng vài thế kỷ, bằng những
biện pháp mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bành trướng, xâm lược lãnh thổ, La Mã từ một
quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ hẹp đã trở thành một đế quốc rộng lớn trải dài từ Tây
sang Đông bao gồm bán đảo I-ta-li-a và các nước vùng Địa Trung Hải.
Với phương châm “cạo lông chứ không lột da”, giai cấp quý tộc chủ nô La Mã đã
ra sức bóc lột quần chúng nhân dân, những người nô lệ, và các dân tộc bị chinh phục.
Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các nô lệ với chủ nô, giữa các
dân tộc bị chinh phạt với kẻ đi xâm lược. Mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm khi quần chúng
nhân dân đứng dậy đấu tranh địi tự do cơng bằng xã hội với một lực lượng tham gia
đông đảo, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cut lãnh đạo năm 73
TCN. Tuy nhiên đáp lại nhà nước La Mã lại ra sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa làm
mâu thuẫn ngày càng một dâng cao. Sống trong một đất nước, một chế độ tràn ngập sự
áp bức bóc lột đã khiến cho tâm lý người dân bị ức chế, họ căm phẫn chính quyền cai
trị nhưng lại khơng tìm được cho mình một lối thốt. Từ đó nảy sinh tâm lý ln trơng
chờ vào một lực lượng siêu nhiên có thể đánh đổ đế quốc La Mã, giải phóng dân tộc,
xây dựng một vương quốc của sự cơng bình. Và Ki tơ giáo đã ra đời trong một hồn
cảnh chính trị xã hội như vậy.



-11-

Đạo Thiên Chúa ra đời dựa trên nền tảng của đạo Do Thái kết hợp với những tư
tưởng triết học của Hy Lạp và La Mã cổ đại với hai đại biểu là Sê-nếch ở La Mã (4-65
SCN) và Phu-lông gốc người Do Thái ở Hy Lạp (25-TCN – 50 SCN). Những yếu tố
kế thừa của đạo Do Thái là những tín điều được nêu trong kinh thánh của đạo Do Thái
như lịch sử sáng chế, tội tổ tông, mầu nhiệm Đức Chúa Trời…ngay bản thân Chúa
Jesus, người đóng vai trị quan trọng trong đạo Ki Tơ hiện thân của Đấng Cứu Thế
cũng được nhắc đến rất nhiều trong kinh thánh của đạo Do Thái. Song đạo Ki Tơ có
một vài điểm khác biệt, cũng là nhất thần giáo, nhưng tôn giáo này lại nhất thần trong
tam vị nhất thể (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần), trong đó Jesus Christ là
Chúa con, được đưa xuống trần gian để chịu đựng những đau khổ thay cho loài người
để cứu vớt con người. Đạo Thiên Chúa không phải là tôn giáo của một dân tộc nhưng
thực sự là tôn giáo của tất cả lồi người.
1.1.1.2 Q trình phát triển của đạo Thiên Chúa
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến ngày hôm nay đạo Thiên Chúa đã trở
thành tôn giáo phổ biến và có số tín đồ đơng đảo nhất thế giới, đó là cả một q trình
tồn tại, phát triển với nhiều diễn biến thăng trầm.
Đạo Thiên Chúa khi vừa mới ra đời biểu hiện sự đấu tranh mãnh liệt của quần
chúng nhân dân chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ. Mặc dù không chỉ ra được lối thoát
nhưng các cộng đồng Thiên Chúa giáo tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng tương thân
tương ái giữa các tín đồ, khơng phân biệt đẳng cấp, chủng tộc, kẻ nơ lệ hay người tự
do…Chính vì vậy, Thiên Chúa giáo bị coi là tà giáo, là tôn giáo của kẻ phản loạn, do
đó bị những nhà cầm quyền La Mã ra sức đàn áp (năm 64 Hồn đế Nê-rơ đã thảm sát
đẫm máu những tín đồ Thiên Chúa giáo). Đến thời kì Hồng đế Đi-ơ-clê-xiêng (258305) việc đàn áp được thực hiện với quy mô lớn và tàn khốc hơn, bằng cách ra lệnh
thiêu hủy các cơ sở tôn giáo, đốt Kinh sách, dùng cực hình ép các tín đồ bỏ đạo. Sự
đàn áp các tín đồ kéo dài đến hết thề kỉ thứ III-SCN.
Từ cuối thế kỷ thứ III trở đi, tình hình chính trị - xã hội La Mã có sự chuyển biến
quan trọng, chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu suy yếu và tan rã, nhiều người thuộc tầng

lớp bóc lột cũng tin và theo đạo Thiên Chúa. Chính quyền La Mã cũng thay đổi thái
độ, khơng những khơng cấm đốn, khơng dửng dưng với tơn giáo này mà ngược lại
chuyển sang ủng hộ, tạo điều kiện cho Thiên Chúa giáo phát triển. Đầu thế kỷ IV
hoàng đế Ga-lơ-ri-út, ra lệnh bãi bỏ việc cấm đạo. Đến năm 313 Hồng đế Cơng-


-12-

stăng-tin ra sắc chỉ Milanô trả lại tài sản cho giáo hội bị tịch thu trước kia, năm 325
ơng cịn đứng ra triệu tập Công đồng Nice để xác định giáo lý Thiên Chúa giáo với
bản Tuyên xưng đức tin (Kinh Tin Kính) và chấn chỉnh tổ chức giáo hội. Đến thời
Hồng đế Tê-ơ-đơ (379-395), Thiên Chúa giáo được thừa nhận là quốc đạo của đế quố
La Mã.
Bước sang các giai đoạn mới, thời phong kiến, tư bản chủ nghĩa…tôn giáo này
tiếp tục phát triển mạnh mẽ và phân nhánh thành các tổ chức tôn giáo khác nhau. Dưới
thời phong kiến, đạo Thiên Chúa có bước phát triển mạnh mẽ, phạm vi ảnh hưởng mở
rộng ra toàn châu Âu, song trong nội bộ tơn giáo này lại có sự xáo trộn và chia rẽ
không kém phần gay gắt. Hàng loạt cộng đồng Thiên Chúa giáo ở phía Đơng La Mã
lần lượt tách khỏi giáo hội Công giáo ở Rôma, đến năm 1054, do tranh chấp quyền lực
và địa vị giữa Giáo Hồng Rơma và Thượng vụ giáo chủ phương Đơng, giáo hội miền
Đơng và giáo hội miền Tây có sự đoạn tuyệt với nhau, giáo hội phía Đơng lấy tên gọi
là giáo hội Chính thống giáo (mãi đến 7/12/1965 hai giáo hội mới tuyên bố giải vạ cho
nhau và chấm dứt sự đoạn tuyệt này). Riêng giáo hội phía Tây thì lấy tên gọi là giáo
hội Thiên Chúa hay gọi là đạo Cơng giáo, Gia-tơ giáo. Trong q trình phát triển, giáo
hội đạo Thiên Chúa tiếp tục phân hóa mạnh mẽ thành nhiều nhánh với 200 đến 300
giáo phái ra đời và tồn tại đến tận ngày nay.
1.1.2 Quá trình truyền bá Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam
1.1.2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII
Thế kỉ XVII, lịch sử chứng kiến ở Việt Nam một cuộc khủng hoảng sâu sắc về
chính trị, đó là sự phân chia đất nước thành hai vùng riêng biệt “Đàng Trong” “Đàng

Ngoài” với hai chế độ chính trị, hai vương triều khác nhau cai trị, đó là tình trạng chia
đơi và phân tranh của một dân tộc cùng một quốc gia, cùng một phong tục và cùng
một tiếng nói.
Năm 1599 sau khi dẹp xong về cơ bản sự phản kháng của các tàn dư nhà Mạc,
Trịnh Tùng ép vua phải phong mình làm Đơ ngun sối Tổng quốc chính Thượng
phụ Bình An vương. Trịnh Tùng cũng đặt lệ chọn thế tử để nối nghiệp ngang với nhà
vua. Từ đó về sau, con cháu Trịnh Tùng lên nắm quyền chính đều theo lệ xưng vương,
chính thức bắt đầu cho thời kì đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thời kì vua
Lê – chúa Trịnh.


-13-

Trong khi đó, Nguyễn Hồng (trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam) trên danh
nghĩa vẫn thần phục nhà Lê nhưng khơng quy phục chúa Trịnh, điều đó dẫn đến cuộc
nội chiến Trịnh – Nguyễn bắt đầu cho sự phân chia đất nước ra thành hai lãnh thổ, hai
chính quyền riêng biệt là Đàng Ngoài và Đàng Trong kéo dài gần 2 thế kỷ. Như vậy
khi cục diện Nam - Bắc triều kết thúc cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đồn Trịnh Nguyễn đến ngày khơng thể dung hịa. Năm 1627, chiến tranh giữa hai tập đồn Trịnh
- Nguyễn đã nổ ra. Sau một thời gian bất phân thắng bại, trải qua bảy trận chiến lớn
nhỏ giữa tập đoàn phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn, đến năm 1672 hai bên quyết
định lấy sông Gianh làm ranh giới, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Vùng đất từ đèo
Ngang trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh gọi là
Đàng Ngoài. Đất Thuận - Quảng được gọi là Đàng Trong.
“Từ 1627 đến 1672 diễn ra 7 cuộc chiến tranh lớn giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.
Năm 1672 hai bên dàn hóa, lấy sơng Gianh làm gianh giới. Việt Nam từ đó bị phân
chia, Đàng ngồi dưới quyền cai trị của nhà Trịnh, còn Đàng Trong thuộc nhà
Nguyễn. Chỉ đến khi phong trào Tây Sơn thắng lợi, đất nước mới thực sự thống nhất
về lãnh thổ.” [10; tr.29]
Chế độ chính trị khủng hoảng cộng với nội chiến kéo dài đã làm cho nền kinh tế
Việt Nam thế kỉ XVII bị đình đốn nghiêm trọng. Biểu hiện đầu tiên là ở nền kinh tế

nơng nghiệp Đàng Ngồi, xu hướng chung là ruộng tư ngày càng lấn át ruộng cơng.
Xu hướng đó đã đẩy hàng vạn người vào cảnh đói nghèo và bị đẩy ra khỏi quá trình
sản xuất, họ trở thành lực lượng mà sử cũ gọi là dân vong mệnh, phải đi phiêu bạt
khắp nơi để kiếm sống. Chiến tranh triền miên vừa không cho phép tu bổ lại vừa là
một trong những ngun nhân làm hư hỏng các cơng trình thủy nơng. Thiên tai mất
mùa vì thế liên tục xảy ra. Trái lại ở Đàng Trong với “pháp chế khoan dung giản dị” đã
khai khẩn được một diện tích đất hoang lớn, kinh tế nhờ đó phát đạt, đời sống nhân
dân cũng tương đối ổn định. Mặc dù phát triển trong những điều kiện hết sức khó
khăn, kinh tế thủ cơng nghiệp Đàng Ngồi và Đàng Trong đều có những chuyển biến
đáng khích lệ. Trên phạm vi cả nước, hàng loạt trung tâm thủ công nghiệp lớn đã xuất
hiện. Nếu ở Đàng Ngồi có Bát Tràng, Thổ Hà, Hàm Rồng…thì ở Đàng Trong cũng
có Thuận Hóa nổi tiếng với nghề dệt, Quảng Nam nổi tiếng với nghề gốm..
Thương mại thế kỷ XVII tương đối phát triển. Thị trường địa phương đã hình
thành và mầm mống của thị trường cả nước cũng đã xuất hiện, các đô thị lớn đã trở


-14-

thành trung tâm kinh tế, hàng hóa như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An… tuy còn nhỏ
bé nhưng thương nhân đã là một lực lượng xã hội. Tuy nhiên ở thời kỳ này buôn bán
lại bị coi là nghề không lương thiện, người làm nghề buôn bán bị xếp vào hàng thấp
nhất trong xã hội.
Sự suy vong của nhà Lê từ thế kỉ XV đã kéo theo những hệ quả trong văn hóa
Việt Nam thế kỉ XVI – XVII. Trước hết là trên lĩnh tư tưởng, Nho giáo vẫn giữ địa vị
chi phối trong xã hội, được nhà nước bảo vệ và đề cao, tuy nhiên đã từng bước bị suy
thối. Như đã nói ở trên, cùng với sự suy sụp của thể chế phong kiến tập quyền, tôn ti
trật tự phong kiến khơng cịn như trước và sự băng hoại về nhân cách và phẩm giá của
giai cấp thống trị, Nho giáo khơng cịn được tơn sùng như trước nữa. Các chuẩn mực
Nho giáo không được coi trọng như xưa, cả trong nội dung lẫn quy chế giáo dục thi cử
đều bộc lộ những hạn chế ngày càng lớn. Sự mua bán chức tước và học vị, sự gian lận

trong thi cử cũng là một thực tế đáng lo ngại của xã hội đương thời. Việc học, thi cử và
tuyển dụng quan lại chủ yếu đển kiếm một chức vị màu mỡ. Thế kỷ XVII, XVIII
người ta thậm chí có thể “mua” được chức tước: “Năm 1750, Trịnh Doanh ban hành
thông kinh. Cứ nộp ba quan là ai cũng có thể thi hương mà khơng phải qua vịng sơ
khảo trước đó. Từ thương nhân, ngư dân, cho đến địa chủ đều có thể đi thi. Ngày thi
dân chúng chen nhau chật chội tới mức có người chết do nghẹt thở. Thí sinh thì ngang
nhiên mở sách vở và tài liệu một cách công khai” [12; tr.32].
Trong khi Nho giáo bị suy thối và khơng cịn giữ được vị trí độc tơn thì lúc này
Phật giáo và Đạo giáo lại có điều kiện khơi phục lại, mặc dù khơng phát triển đến mức
cực thịnh như dưới thời Lý – Trần. Trong gia tộc chúa Trịnh và chúa Nguyễn có nhiều
người sùng Phật, đội ngũ những nhà tu hành và chùa chiền cũng nhiều hơn hẳn trước
đó, các chúa Nguyễn trong Nam và chúa Trịnh ngoài Bắc đã cho xây mới và tu sửa
nhiều chùa chiền, chẳng hạn như chùa Bút Tháp được tu sửa lại, các chùa mới được
xây dựng như Đình Bảng, Hương Tích và đặc biệt là chùa Thiên Mụ ở Huế. Đạo giáo
thời kìa này cũng có bước phát triển. Song sự nhiễu hương của xã hội cũng đã gây nên
những tác động không nhỏ đối với cả Phật giáo lẫn Đạo giáo, chính vì vậy mà mặc dù
Phật giáo và Đạo giáo phát triển nhưng cũng khơng khắc phục nổi khủng hoảng văn
hóa tinh thần thời kỳ này. Như Lê Thành Khôi đã nhận xét, “Phật giáo cũng như Lão
giáo thời kì này vẫn yếu, ngay cả Nho giáo cũng bị suy giảm vai trò, phải tìm đến nơi
cửa Phật. Nhiều nhà Nho đi tu. Xuất hiện những quan niệm tán dương những điểm


-15-

tương đồng về nguồn gốc và giáo lý của tam giáo. Có thể khẳng định là hỗn dung tam
giáo đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XVII và XVIII, tạo thành nền tảng của đa số dân chúng
hiện nay” [12; tr.33].
Trong bối cảnh như vậy, một tôn giáo mới, Đạo Thiên Chúa đã du nhập vào đất
nước Việt Nam. Vào thế kỉ XVI, đặc biệt là XVII, người Bồ Đào Nha đã nắm giữ
những ưu thế quan trọng trong buôn bán với người phương Đơng, trong đó có Việt

Nam, giáo hoàng Alexandre VI đã cho phép giáo sĩ người Bồ Đào Nha được hưởng
đặc quyền ưu tiên truyền đạo ở đây. Công cuộc truyền đạo được tiến hành từ nửa cuối
thế kỉ XVI nhưng đến đầu thế kỷ thứ XVII mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nở rộ.
Thương mại và truyền đạo là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau nhưng nó thường có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong bối cảnh truyền đạo Thiên Chúa tại Việt
Nam thời kì này. Năm 1664, cơng ty Đông Ấn của Pháp ra đời tiếp tục gây ảnh hưởng
ở phương Đông. Năm 1668, hội truyền giáo của nước ngồi cũng được thành lập, có
nhiệm vụ truyền giáo ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.
1.1.2.2 Những khó khăn và thuận lợi của đạo Đạo Thiên Chúa khi du nhập vào
Việt Nam
* Khó khăn
Mỗi một tơn giáo sau khi đã được định hình đương nhiên phải truyền bá tơn giáo
đó và tiếp tục mỗi khi có điều kiện và cơ hội, đạo Thiên Chúa cũng như bất kì một tơn
giáo nào, khơng nằm ngồi sứ mạng và nhiệm vụ bất di bất dịch là truyền bá ra các
vùng đất ngoại. Thế kỉ XVI và XVII, Giáo hội Thiên Chúa ở La Mã đã mở rộng việc
truyền đạo ra khắp châu lục: Á, Phi, Mỹ, trong đó có Việt Nam. Đến với Việt Nam,
các nhà truyền giáo nói riêng và Đạo Thiên Chúa nói chung đã gặp phải khơng ít khó
khăn.
Khó khăn lớn nhất khi Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam chính là sự
khác biệt giữa những tín ngưỡng, phong tục truyền thống, ý thức hệ của người dân
Việt với những quan niệm, luật lệ giáo điều của tôn giáo mới. Đối với người dân Việt
Nam, thờ cúng tổ tiên cũng là một tín ngưỡng có truyền thống từ xa xưa. Cũng như
những dân tộc khác trong khu vực, mỗi gia đình người Việt không chỉ thời cổ đại,
trung đại…mà cho đến tận ngày hôm nay dù theo tôn nào cũng thờ một vị thần có tên
gọi chung là “tổ tiên”, đó được coi là thần hộ mệnh của mỗi gia đình, có nguồn gốc từ
niềm tin vào sự bất tử của linh hồn những người đã chết: “Trong quan niệm của người


-16-


Việt chết là sự thay đổi trạng thái, chuyển sang một cuộc đời khác. Hồn người chết
vẫn có uy lực. Tổ tiên có thể phù hộ hay trừng phạt con cháu đối với những người đã
khuất. Về phần mình con cháu thông qua thờ cúng, bày tỏ sự báo hiếu đối với ơng bà
tổ tiên của mình” [12; tr.22].
Thế nhưng khi đạo Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam, ngoài mang trong mình
sứ mệnh truyền giáo thì tơn giáo này có sự khác biệt khơng giống với bất kì một tơn
giáo nào ở phương Đơng, như một nét “cá tính” riêng biệt của phương Tây. Nếu như
Nho giáo, Phật giáo… luôn dạy con người phải giữ chữ hiếu, thờ cúng ông bà, tổ tiên
và phù hợp với phong tục truyền thống của nhân dân Á Đơng thì thì đạo Thiên Chúa
lại đặt chữ hiếu và tơn kính tối cao với duy nhất một mình Thiên Chúa, mọi sự hiếu
thảo khác khác kể cả với người sinh thành ra mình đều đặt dưới đấng tơi cao là Thiên
Chúa. Trong khi đó thờ cúng tổ tiên vốn là một tục lệ có từ ngàn xưa của người dân
Việt Nam nói riêng và người phương Đơng nói chung, cho nên sự khác biệt trong luật
lệ này đã dẫn đến một mâu thuẫn lớn, vì thế Đạo Thiên Chúa khơng được dễ dàng du
nhập và nhân dân đông đảo hưởng ứng như các tôn giáo khác. Chính vì thế mà thuở
ban đầu đạo Thiên Chúa bị coi lầm là một tà đạo, có thể làm hại đến thuần phong mỹ
tục và những tập quán cổ truyền trong nước, cịn những kẻ theo đạo thì cũng bị người
khác cho là những kẻ đã đi ngược với luân thường đạo lý, có thể làm đảo lộn trật tự cổ
truyền, lay chuyển cả nền tảng luân lý và có thể đưa nước nhà đến sự nguy vong. Nói
về vấn đề này: “Trong khi thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tâm trí của người Việt Nam, thì
người cơng giáo khi đó khơng được phép thờ cúng tổ tiên. Sự khác biệt về văn hóa –
tơn giáo trên đã gây ra nhiều va chạm giữa người công giáo và người ngồi cơng
giáo, một ngun nhân chính của xung đột giữa người cơng giáo và người ngồi cơng
giáo (hay trong lịch sử gọi là vấn đề lương – giáo)”. [12; tr.28].
Đồng thời khi Đạo Thiên Chúa chính thức được truyền bá vào nước ta, với tính
ưu việt và nền văn minh phát triển của các nước phương Tây, tôn giáo này có sự mặc
cảm ln coi tín ngưỡng bản địa, tục thờ cúng các vị anh hùng dân tộc…là sự mê tín.
Đây chính là những khác biệt trở ngại gây nên sự khó khăn rất lớn khi đạo Thiên Chúa
du nhập vào nước ta. “…tôn giáo này coi mọi tín ngưỡng và tơn giáo bản địa là mê
tín, dị đoan, thấp kém và chủ trương xóa sạch để thay thế bằng Kitô giáo. Làm như

vậy họ đã công khai xâm phạm nền văn hóa dân tộc, đồng hóa dân bản địa về mặt tinh
thần, cũng có nghĩa là xóa bỏ cơ sở tồn tại quan trọng của một dân tộc”[12; tr.43].


-17-

Nhà nước phong kiến nắm quyền ở các triều đại lẽ đương nhiên là phải ngăn chặn sự
xâm hại ảnh hưởng đến nề văn hóa của dân tộc như vậy.
Khó khăn không chỉ dừng lại ở sự khác biệt mà cịn xuất hiện ngay chính trong
bối cảnh truyền đạo. Đạo Thiên Chúa chính thức được truyền bá vào nước vào nửa
năm đầu thế kỉ XVII với các vị thừa sai Dòng Tên, cùng thời điểm, lãnh thổ Việt Nam
bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía Nam gọi là
Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản. Phía Bắc gọi là Đàng Ngồi do vua Lê,
chúa Trịnh nắm quyền. Trong bối cảnh một quốc gia cùng chung tiếng nói, chung
phong tục nhưng lại bị chia cắt thành hai vùng với sự cai quản của hai thế lực khác
nhau như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình truyền đạo của các thừa sai nước
ngồi, khiến cho cơng cuộc truyền giáo trên đất nước ta khơng thể diễn ra một cách
liên tục và bình thường được: “Việc đi lại của các thừa sai từ Đàng Trong ra Đàng
Ngoài, từ vùng này sang vùng khác rất khó khăn và nhiều nguy hiểm. Nhiều họ đạo, xứ
đạo được hình thành để rồi tan rã vì khơng có người chủ chăn hoặc do chiến tranh tàn
phá; thậm chí có nới, có lúc, người giáo dân bị huy động đi phục vụ chiến tranh,
người lo chạy loạn, lo kiếm miếng ăn, giữ gìn mạng sống, khơng cịn nghĩ đến chuyện
hành đạo.” [13; tr.45].
Đồng thời bên cạnh đó cịn tồn tại một số khó khăn tuy khơng q lớn nhưng
cũng là một trong những nhân tố góp phần cản trở sự phát triển mạnh mẽ của quá trình
truyền giáo. Đó là sự suy giảm về mặt kinh tế của Bồ Đào Nha từ cuối thế kỉ XVI và
đầu thế kỉ XVII đã không đủ điều kiện đáp ứng cho việc truyền giáo ở Việt Nam. Cụ
thể: “Vào cuối thế kỷ ấy, các vị ẩn sĩ dòng thánh Augustino người Bồ Ðào Nha đến
phiên họ, cũng cố gắng vào truyền giáo hai lần nhưng kết quả rất khiêm tốn, và họ bỏ
cuộc vì những lý do đặc biệt là việc tiếp liệu” [43; tr.1] . Lý do “tiếp liệu” khiến cho

cơng cuộc truyền giáo ở Việt Nam bị gặp khó khăn theo chia sẻ của một giáo sĩ là: "Vì
có nhiều cuộc di dân trong vương quốc này, và vì Dịng của tơi khơng thể nào đương
đầu được với những nhu cầu của công cuộc truyền giáo này bởi lẽ cần dự trù nhiều
tốn kém. Dịng thực sự có rất ít của cải trong các vùng đó, nên khơng duy trì được các
cơng cuộc truyền giáo ấy và cũng sẽ không thực hiện được trừ trường hợp phải chi
dụng rất nhiều; và đấy cũng là kinh nghiệm của các linh mục Dòng Tên trước đây:
Nếu cứ phải liên tục lo tặng quà và lễ vật khác nữa, không những cho vua và các ông


-18-

hồng mà cịn cho các vị quan cao cấp; thì e cũng cần phải cứ tiếp tục như đã từng
làm trong nhiều trường hợp.” [43].
Một trong những trở ngại lớn đối với việc truyền đạo ở Việt Nam là thế kỉ XVI
và XVII, Giáo hội đạo Thiên Chúa La Mã đã mở rộng việc truyền đạo ra khắp thế các
lục : Á, Phi, Mỹ. Sang thể kỉ XVIII, Giáo hội Đạo Thiên Chúa La Mã bị trào lưu tư
tưởng triết học mới của giai cấp tư sản phương Tây đã kích mạnh mẽ rồi sau đó lại bị
tấn cơng dữ dội trong Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, hầu hết các giáo đoàn Thiên
Chúa bị giải thể, khiến cuộc truyền giáo trên thế giới trong đó có Việt Nam bị chậm lại
một thời gian dài do sự hỗ trợ cho cuộc truyền giáo ở nước ngoài từ Pháp bị gián đoạn.
Như vậy, đạo Thiên Chúa khi truyền bá vào Việt Nam đã vấp phải những khó
khăn và tất yếu nó đã khơng được tiến hành một cách tồn diện và nhanh chóng, trong
đó khó khăn đầu tiên là trở ngại chủ yếu.
* Thuận lợi
Bên cạnh những khó khăn trở ngại, các nhà truyền giáo khi đến đất nước Việt
Nam cũng gặp một số thuận lợi mang tính lịch sử nhờ đó thúc đẩy cơng cuộc truyền
giáo đi xa. Thuận lợi đầu tiên nằm trong chính bối cảnh lịch sử, đó là vào thời điểm
này đất nước đang bị chia cắt thành hai vùng, các chúa ở Đàng Trong và Đàng Ngoài
đang ra sức chạy đua quyền lực, muốn liên hệ ngày càng nhiều với các thương nhân
nước ngoài để mua vũ khí, nhằm tăng thêm sức mạnh quân sự gây hấn và uy hiếp đối

phương, chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu buôn nước ngồi vào bn
bán ở nước ta, sự có mặt và truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây theo các tàu buôn
một phần nhờ vào những lễ vật của họ “Lúc ấy nếu có giáo sĩ lên bờ mang theo lễ vật
quý thường được cho phép ở lại một nơi nào đó để giảng đạo” [13; tr.47], một phần là
để đảm bảo cho sự có mặt của các tàu bn tiếp theo sẽ đến Việt Nam: “Thời gian các
giáo sĩ ở lại bao lâu là tùy thuộc rất nhiều vào việc có xuất hiện hay khơng sau đó các
thuyền bn nước ngồi. Nếu q lâu khơng thấy tàu bn đến, các thừa sai thường bị
trục xuất bởi những lý do nội bộ” [13; tr.47]. Các giáo sĩ đã tận dụng những cơ hội
như vậy để tiếp xúc, gần gũi và giảng đạo trên khắp đất nước ta, lúc đầu là Đàng
Trong, sau đó nhanh chóng mở rộng ra Đàng Ngồi.
Cũng chính bởi tình hình chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX có
nhiều xáo trộn và diễn biến phức tạp, chiến tranh liên miên hao người tốn của giữa các
tập đoàn phong kiến Việt Nam, chết chóc đau thương đã khiến cho đời sống nhân dân


-19-

vô cùng cơ cực dẫn đến tâm lý chán nản và thất vọng đối với chế độ đương thời, muốn
tìm một chỗ dựa tinh thần để giải thoát khỏi cảnh lầm than, đạo Thiên Chúa du nhập
vào Việt Nam trong bối cảnh như vậy nên mặc dù có nhiều điểm khác với tín ngưỡng
truyền thống người Việt Nam nhưng vẫn được nhân dân hưởng ứng và tin theo.
Bên cạnh đó, một trong những chất xúc tác khiến cho quá trình truyền bá đạo
Thiên Chúa được diễn ra thuận lợi hơn chính là tính tình thuần hậu tốt lành của người
dân Việt Nam. Christophe Borri đã nêu cảm nhận về người dân Việt rất “nhã nhặn lịch
sự”: “Dân chúng ở nhiều nước vùng Đông Á thường coi những người Tây phương là
tục tằn, tìm cách tránh mặt khinh thì ở xứ Nam, trái lại dân chúng kéo đến gặp gỡ
chúng tôi, hỏi han chuyện vãn, mời chúng tôi dùng bữa với họ. Nói chung, họ cư xử
với chúng tơi một cách lịch sự thân mật của một dân tộc có một văn hóa cao” [9;
tr.36]. Đứng trước một tơn giáo mới hoàn toàn xa lạ được du nhập từ châu Âu, nhiều
người dân trong môi trường khoan dung tôn giáo sẵn có của người Việt cùng với bối

cảnh xã hội thời bấy giờ đã tin theo vào đón nhận tơn giáo mới, trong đó có cả sư sãi,
quan lại chấp nhận rửa tội, nhờ vậy mặc dầu gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng đạo
Thiên Chúa vẫn nhanh chóng bám rễ và ngày càng phát triển trong xã hội Việt Nam.
Nhìn lại quá trình du nhập Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, chúng ta không thể
không công nhận sự chuẩn bị kĩ lưỡng và khéo léo tạo ra một thời cơ cho việc truyền
đạo được tiến hành dễ dàng, đó là vào những năm nửa cuối thế kỉ XVIII Giám mục
Pigneau de Béhaine, quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tơng tịa Đàng Trong (17711799), đã hết lịng giúp đỡ Nguyễn Phúc Ánh, khi ông đang bị khốn đốn bởi cuộc vây
hãm của quân Tây Sơn. Giám mục này đã đưa hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh (lúc bấy
giờ mới lên 4 tuổi) sang Pháp và vận động người Pháp giúp đỡ tàu chiến, vũ khí để
Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn và chúa Trịnh. Tâm định của các vị thừa sai và của
giám mục Bá Đa Lộc là muốn cho người theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam được an
thân giữ đạo và tôn giáo này được mở rộng. Việc làm này khơng phải là khơng có kết
quả “trong vùng Nguyễn Ánh kiểm soát, việc truyền bá đạo Thiên Chúa được tiến hành
hoàn toàn tự do, từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua cho đến những năm đầu của thập kỉ
20 thế kỉ XIX, việc truyền bá đạo Thiên Chúa diễn ra bình thường trong cả nước” [13;
tr.49].


-20-

Đó những điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá đạo Thiên Chúa và tạo điều kiện
cho nó bắt rễ sâu vào xã hội Việt Nam, đương đầu với những khó khăn trong q trình
tồn tại, để trở nên một giáo hội Công giáo phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
1.1.2.3 Quá trình du nhập và phát triển đạo Thiên Chúa ở Việt Nam
Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Việt Nam bắt đầu giao thương với các nước
phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và cả Nhật Bản ở châu Á để trao đổi hàng
hóa và vũ khí quân sự. Thời gian này, Giáo hội Thiên Chúa giáo ở La Mã cũng phát
động cuộc truyền giáo quy mô lớn đi đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn
Đơng, Á châu. Có thể kể đến các nhà thừa sai như Phanxicô Xaviê (1541), Matteo
Ricci đến Ấn Độ và Trung Hoa nhưng họ không đạt được kết quả đáng kể.

Ở Việt Nam, theo Khâm định Việt sử thì: “vào năm 1533, Ngun Hịa I, đời Lê
Trang Tông đã ra một chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa, chỉ dụ ấy cho biết, có một giáo sĩ
tên I-ni-khu, theo đường biển vào giảng đạo tại làng Ninh Cường, làng Quần Anh
thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Còn
theo cuốn Sử ký Hội Thánh của cha Huân xuất bản ở Bùi Chu năm 1940 thì nói rõ hơn
là rất lâu trước khi các giáo sĩ Dòng Tên (Jésuites) đến truyền giáo ở Bắc Kỳ thì đã có
mấy dịng Dominicains, có trụ sở ở Manila, đến giảng đạo tại các xã Ninh Cường,
Quần Anh, Trà Lũ, Bích Câu thuộc tỉnh Nam Định” [13; tr.50]. Tuy nhiên công cuộc
truyền đạo ở giai đoạn này mới chỉ mang tính chất dị dẫm, ngẫu nhiên chứ chưa thực
sự mang lại kết quả. Mãi đến đầu thế kỉ XVII, công cuộc truyền bá tôn giáo này tại
Việt Nam mới chính thức được bắt đầu, và trải qua những diễn biến thăng trầm với các
tổ chức truyền giáo nước ngoài khác nhau.
Việc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam chỉ chính thức được đánh dấu vào
năm 1615 gắn liền với hoạt động của Dòng Tên (Bồ Đào Nha). Thời điểm này tại Nhật
đang diễn ra một cuộc bắt bớ cấm đạo khốc liệt, rất nhiều thương nhân buôn bán người
Nhật phải dừng chân tại Hải Phố, hay còn gọi là Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam (Đàng
Trong), cùng với họ là rất nhiều giáo dân người Nhật cũng đến cư trú tại Hải Phố để
tránh cuộc bắt đạo ở trong nước. Chính vì vậy vào năm 1615, trung tâm truyền giáo
của Bồ Đào Nha tại Macao cử hai giáo sĩ Francois Buzomi và Diego Carvalho sang
Hải Phố để giúp đỡ và an ủi về mặt tinh thần đối với những giáo dân này, trên thực tế
những giáo sĩ này thuộc biên chế đi truyền giáo ở Nhật Bản, việc dừng chân ở Hải Phố
(Đàng Trong) nước ta nhằm mục đích chính là động viên các giáo dân người Nhật và


-21-

giúp họ giữ đạo, Linh mục Nguyễn Hồng đã viết trong Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam
(Tập 1): “Tuy cùng đi với cha Diego Carvalho, nhưng cha này, thực ra, được bề trên
tỉnh dòng sai đến chỉ là để hoạt động truyền giáo tạm thời trong khu cư trú của giáo
dân Nhật tại cửa Hội An: yên ủi, giúp đỡ và bảo vệ đức tin của họ trong khi vì đức tin

phải rời bỏ quê hương đến sống ở đất khách quê người” [9, tr.45]. Tuy nhiên, cùng
với nhiệm vụ chính, họ cũng tranh thủ các giáo dân người Nhật buôn bán ở đây biết
tiếng Việt để làm thông ngơn và tìm hiểu về phong tục, tín ngưỡng của người dân nơi
họ cư trú để thực hiện sứ mạng bất di bất dịch của tôn giáo là truyền đạo. Sau khi tới
cửa Hội An (18-1-1615) công việc đầu tiên của giáo sĩ Buzomi là cất tạm một nhà
nguyện cho giáo dân Nhật ở đó và cho người Bồ trong thời gian đến buôn bán, đồng
thời cũng là trụ sở đầu tiên làm căn cứ truyền giáo cho vùng chung quanh. Lễ Phục
Sinh năm đó, họ đón nhận 10 người tân tịng, những bơng lúa đầu mùa của cánh đồng
truyền giáo tại Việt Nam. Một năm sau họ đã cải giáo được 300 người Việt ở các vùng
xung quanh.
Đầu năm 1616, Macao cử giáo sĩ Andrea Fernandez, người Bồ sang thay thế cho
Diego Carvalho được gọi về để tìm đường sang Nhật. Được biết công cuộc truyền giáo
xứ Nam được nhiều kết quả và hứa hẹn, năm 1617, Macao lại cử thêm giáo sĩ
Phanxicô de Pina, người Ý và Phanxicô Barretô, người Bồ sang giúp việc cho
Buzomi. Linh mục Alexandre de Rhodes đã nói về hai giáo sĩ: “Cả hai đều là những vị
thừa sai anh hùng can đảm, hoạt động hy sinh không biết nhọc. Trong một thời gian
vắn, hai cha đã thu lượm được những kết quả to tát” [9; tr.48]. Vượt hơn các giáo sĩ
khác, Phaxicô de Pina cịn có tài học tiếng, ơng là người duy nhất trước Alexandre de
Rhodes, giảng cho dân chúng mà không cần đến thông ngôn. Từ Hội An, các thừa sai
bắt đầu mở rộng khu vực truyền đạo sang Bình Định, Quảng Nam, Quy Nhơn và các
tỉnh khác ven vùng duyên hải ở Đàng Trong. Hàng năm lại có thêm các thừa sai đến
Đàng Trong truyền đạo.
Từ năm 1618 đến năm 1622, số thừa sai hoạt động truyền giáo ở Việt Nam là 4
vị: ba giáo sĩ Buzomi, De Pina và Borri ở Nước Mặn với hai thầy Diaz và Agostinơ,
cịn giáo sĩ Pedre Maquez và hai thầy người Nhật ở cửa Hội An. Ơ cửa Hội An, số
người Nhật đến buôn bán mỗi ngày một đông, nhiều khi tới hơn ngàn người. Theo
Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam (Tập 1) của Linh mục Nguyễn Hồng, năm 1619,
“Pedre Maquez rửa tội thêm được 40 người và dựng một nhà nguyện riêng cho họ”.



-22-

Trước tình hình thuận lợi đó năm 1624, Macao lại gửi tiếp sang Đàng Trong
thêm 6 giáo sĩ do Gabriel de Mattos dẫn đầu, trong đó có giáo sĩ Alexandre de Rhodes,
người đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc truyền giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên,
trong mười năm đầu cơng cuộc truyền giáo của các thừa sai Dịng Tên chỉ hạn chế ở
Đàng Trong, trong hoàn cảnh đất nước bị phân chia họ không được phép vượt ranh
giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Mãi đến năm 1627, nhờ vào tài ngoại giao tốt,
A. de Rhodes đươc Trịnh Tráng cho phép về giảng đạo tại Hà Nội và “lại cịn được
Trịnh Tráng cho dựng một ngơi nhà lớn ở gần cửa dinh của mình để vừa làm nhà ở
vừa làm nhà thờ” [13; tr.53]. Tại Đàng Ngoài, A. de Rhodes đã hoạt động rất tích cực,
mặc dù thời gian ở lại đây là không lâu nhưng với sự có mặt của ơng, cơng cuộc truyền
giáo tại Đàng Ngồi đã phát triển một cách rất mạnh mẽ, không chỉ giáo dân mà cả
những người trong dòng tộc chúa Trịnh cũng theo đạo: “A.de Rhodes cũng cải giáo
cho một người chị của chúa theo đạo lấy tên thánh là Catherine, bà này kéo theo 17
người trong gia đình trong đó có mẹ mình, đồng thời rất nhiệt thành đi giác ngộ đạo
mới cho mọi người.” [13; tr.53] Nhờ đó việc truyền đạo ở Đàng Ngoài được tiến hành
rất thuận lợi, tính đến năm 1629, ở Hà Nội và các vùng lân cận đã có 3500 giáo dân.
Với sự nỗ lực xây dựng Giáo hội Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam, A.de Rhodes đã
thúc đẩy công cuộc truyền giáo tại đây phát triển nhanh chóng. Cho đến năm 1645, “Ở
Đàng Trong, Đạo Thiên Chúa đã được truyền bá rộng rãi ở các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Thuận Hóa, Quảng Bình với số giáo dân khoảng 50000 nghìn
người.
Ở Đàng Ngồi, Đạo Thiên Chúa lại được truyền bá ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Nội và các tỉnh lân cận, Hưng Hóa, Tuyên Quang, với số dân khoảng 100000 (có sách
nói khoảng 200000), trong đó riêng Nghệ An có khoảng 72 làng theo đạo, 100 nhà thờ
lớn, 300 nhà thờ nhỏ…” [13; tr. 54]
Đến năm 1649, ở Đàng Ngồi có: “4 nhà thờ ở Kinh đô và 12 nhà thờ ở vùng
ngoại ô, 120 nhà thờ ở Nghệ An. 114 ở Kẻ Nam, 74 ở Thanh Hóa, 50 ở Kẻ Đơng, 25 ở
Kẻ Bắc và 15 nhà thờ ở Kẻ Tây. Con số thầy giảng là 70, trong đó hàng chục vị có

kinh nghiệm.” [12; tr.114]
Trên nền móng vững chắc của Giáo hội Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam mà A.de
Rhodes và các cộng sự của ông đã gây dựng được, công cuộc truyền giáo tại đây tiếp
tục phát triển không ngừng cùng với sự nỗ lực của các nhà thừa sai nước ngoài. Ngày


-23-

9 tháng 9 năm 1659, Giáo hồng Alexanđê VII thơng qua Sắc chỉ Super
Cathedram quyết định thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận và chọn hai người thừa sai
thuộc Hội Thừa sai Paris làm Đại diện Tơng Tịa. Giáo phận Đàng Trong từ sông
Gianh trở vào Nam, gồm cả phần đất Chiêm Thành, Chân Lạp do Giám mục Pierre
Lambert de la Motte cai quản. Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc, bao
gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu cai quản.
Hội thừa sai Pari bắt đầu từ sáng kiến của Alexandre de Rhodes, sau thời gian truyền
giáo tại Việt Nam, nhận thấy đây là một vùng đất rất có triển vọng, ơng đã đề nghị Tịa
thánh tăng cường phái các thừa sai đến truyền giáo tại xứ này. Theo đề nghị của A. de
Rhodes đã phong các giám mục đại diện tơng tịa để tạo điều kiện truyền giáo trong
khu vực. Cuối cùng với nỗ lực của De Rhodes, Hội thừa sai được thành lập, là một tổ
chức chuyên lo việc đào tạo các giáo sĩ để gửi đi Viễn Đông. Hội được các nhà quyền
quý ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, chính thức ra mắt vào ngày 27/10/1663, đặt trụ
sở tại phố Bac, Paris. Không dừng lại ở đó, trong q trình hoạt động tại Việt Nam,
Pallu và Lambert là những người đã lập ra các kế hoạch phối hợp hoạt động cho các
giáo sĩ, đào tạo các linh mục bản xứ, chăm coi việc giảng đạo ở Việt Nam. Hội nghị
Mục vụ đầu tiên đã được triệu tập ngày 14 tháng 2 năm 1670 tại Đình Hiến tỉnh Nam
Định, trong đó Giám mục Lambert de la Motte đã qui định thể chế nhà Đức Chúa Trời
(Giáo Hội), và thành lập Dòng Mến Thánh giá, là dòng tu nữa, những nữ tu sĩ là những
cộng tác viên rất đắc lực của hàng giáo phẩm trong việc truyền đạo bên cạnh giáo dân,
nhất là trong các vùng thơn q.
Đồng thời với sự giúp đỡ nhiệt tình của Hội Thừa sai Paris đã xây dựng Đại

chủng viện Penang (1870) để đào tạo các linh mục bản xứ châu Á và Việt Nam, và
suốt ba thế kỷ đã gắn bó với giáo hội địa phương cho tới sáng ngày 12 tháng 8 năm
1975, ngày mà các vị thừa sai ngoại quốc sau cùng được lệnh ra khỏi Việt Nam.
Sự phát triển của đạo Thiên Chúa từ nửa sau thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XVIII đã
tạo ra một diện mạo mới cho sự có mặt của đạo Thiên Chúa tại Việt Nam. Các vùng
truyền giáo lớn được chia thành địa phận, gồm các tỉnh giáp ranh nhau, mỗi địa phận
do một Giám mục cai quản. Mỗi địa phận chia thành nhiều giáo xứ do linh mục nước
ngoài hoặc linh mục bản địa trông coi, dưới giáo xứ là các họ đạo có các chức như
trùm trưởng, trùm phó để điều hành việc đạo. Đặc biệt mỗi một địa phận được phép
mở chủng viện để đào tạo thầy giảng, đào tạo linh mục người bản xứ. “Cho đến năm


-24-

1686 có cả thảy 16 chủng sinh Việt Nam từ cả Đàng Trong và Đàng Ngoài ở các lớp
Latinh, triết học và thần học” [12; tr.103]. Như vậy, những hoạt đông của hai Giám
mục Pallu và Lambert đã đánh dấu một bước ngoặt của công cuộc truyền giáo tại Việt
Nam, từ đây, Giáo Hội Việt Nam đã tiến thêm một bước trong q trình hồn thiện và
những hoạt động truyền giáo cũng đi vào nề nếp và có tổ chức hơn, từ những họ đạo,
xứ truyền giáo nhỏ lẻ, giờ đây trên đất nước Việt Nam đã chính thức xuất hiện một tôn
giáo mới bên cạnh các tôn giáo cũ với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp.
Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt
Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tơng tồ Đàng Trong (1771 – 1799), người đã giúp
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới
của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945); cũng là người mang lại nhiều
“cơ hội” cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam.
Thành tựu đạt được tất yếu sẽ là sự đẩy mạnh và tiển triển dần dần số giáo dân
cũng như Linh mục bản địa: “Vào năm 1743 Địa phận Đàng Trong đã có 300 nhà thờ,
70.000 bổn đạo với 29 linh mục ngoại quốc và 200 thầy giảng.” [13; tr.67] và “Đến
năm 1742 đã phong 7 linh mục Việt Nam. Ngoài ra, các thừa sai dòng Đa Minh cũng

đã phong 7 linh mục cho người Việt trong thời gian từ 1738 đến 1750” [12; tr.115]
Đến đầu thế kỉ XIX, tình hình Chính trị Việt Nam có sự chuyển biến, Nguyễn
Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, 1802 lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, đóng đơ ở
Phú Xn, mở ra triều đại đầu tiên của nhà Nguyễn. Đến đây, do những mối liên hệ
trước đây giữa Nguyễn Ánh và Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), nhớ ơn Bá Đa Lộc,
vua Gia Long đã cho phép tự do truyền đạo Thiên Chúa.
Tính đến năm 1800, ở Đàng Trong có:
“Một giám mục Thế diện Tơng tòa
5 thừa sai
15 linh mục bản xứ
50.000 giáo dân” [13; tr.69]
Ở Đàng Ngồi:
“Ở địa phận Tây có một giám mục, 6 giáo sĩ thừa sai ngoại quốc, 63 inh mục
bản xứ, 120000 giáo dân.


-25-

Địa phận Đơng có 1 giám mục, 4 giáo sĩ thừa sai ngoại quốc, 41 linh mục bản
xứ, 140.000 giáo dân.
Cộng với số liệu Đàng Trong, cả nước có:
3 giám mục
15 giáo sĩ thừa sai ngoại quốc
119 linh mục bản xứ
310.000 giáo dân.” [13; tr.72]
Người công giáo bắt đầu gặp nhiều cuộc cấm đạo kể từ triều vua Minh Mạng.
Đặc biệt là phong trào Văn Thân với khẩu hiệu “Bình Tây sát Tả” vào những năm
1867 – 1868, 1873 – 1874, 1883 – 1885. Tuy dưới triều Nguyễn, Đạo Thiên Chúa gặp
nhiều khó khăn do những cuộc bắt bớ, cấm đạo quy mơ lớn, nhưng với lịng u mến
tin tưởng tuyệt đối của các con chiên và những Giám mục, Linh mục, Đạo Thiên Chúa

vẫn tiếp tục phát triển như muốn chứng minh sự tồn tại bất diệt của tôn giáo này. Đến
giữa thế kỉ XIX người ta ước lượng số dân Đàng Trong là 10 triệu, Đàng Ngoài là 17
triệu, trong số 27 triệu dân của cả nước, giáo dân chỉ có 530.000 người (Đàng Ngồi
có 90.000 người, Đàng Trong có 440.000 người). Tồn thể các họ đạo được phân
thành 7 giáo phận với 3 ở Đàng Trong và 4 ở Đàng Ngoài 240 linh mục, 900 chủng
sinh, 650 thầy giảng.
Từ những hạt nhân đầu tiên là một vài thừa sai được gửi tới an ủi giúp đỡ cho số
giáo dân Nhật đang lánh nạn ở Hội An, công cuộc truyền giáo vào Việt Nam bắt đầu
nhen nhóm và trải qua ngót 350 năm, nó khơng ngừng phát triển vượt lên trên những
khó khăn nội tại và những cuộc bách hại cấm đạo, dần hình thành một giáo hội Công
giáo riêng với những người Linh mục bản xứ điều hành độc lập. Công giáo đã từng
bước len lỏi vào đời sống người dân Việt và thực sự bắt rễ vào xã hội Việt Nam.
1.2 Chữ Quốc ngữ và quá trình sáng tạo chữ quốc ngữ ở Việt Nam từ thế kỷ
XV

đến nửa đầu thế kỉ XIX
1.2.1. Khái niệm “chữ Quốc ngữ”
Tác giả Huỳnh Ái Tông trong bài viết “Nguồn gốc chữ quốc ngữ” nêu lên ý kiến:

Danh từ chữ Quốc ngữ hay chữ Việt, mà người Việt chúng ta đã dùng từ lâu, là danh
từ khơng được chính danh. Bởi vì theo ơng: “Danh từ chữ Quốc ngữ là danh từ chung,
chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn chữ Nôm, cũng là chữ quốc ngữ của


×