Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đặc điểm trào phúng trong thơ văn tú xương và tú quỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.61 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
******

LÊ THỊ XUÂN

ĐẶC ĐIỂM TRÀO PHÚNG TRONG THƠ
VĂN TÚ XƢƠNG VÀ TÚ QUỲ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2015


1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
******

ĐẶC ĐIỂM TRÀO PHÚNG TRONG THƠ
VĂN TÚ XƢƠNG VÀ TÚ QUỲ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Phong Nam
Người thực hiện:


Lê Thị Xuân
(Khóa 2011 - 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là do
tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của của PGS.TS Nguyễn Phong Nam.
Nếu có gì khơng hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Xuân


3

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi cịn
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều người.
Nhân đây tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều
kiện cho tôi được thực hiện đề tài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Phong
Nam trong suốt q trình thực hiện khóa luận, từ việc xác định trọng tâm đề
tài, tìm kiếm tài liệu để phát triển nội dung đề tài…
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà nghiên cứu Thy Hảo

Trương Duy Hy đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu trong q trình
nghiên cứu.
Qua đây, tơi cũng xin cám ơn các thầy cô quản lý thư viện trường Đại
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, phịng tư liệu khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ tơi
trong việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu để hồn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Dù đã nỗ lực cố gắng song do điều kiện về thời gian và khả năng
nghiên cứu có hạn nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý chân thành của các thầy cơ và
các bạn để khóa luận có thể hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Xuân


4


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Bố cục đề tài .............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1. TÚ XƢƠNG VÀ TÚ QUỲ - HAI GƢƠNG MẶT TIÊU BIỂU
CỦA THI CA TRÀO PHÚNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GIAO THỜI....... 9

1.1. Tú Xƣơng – bậc “thần thơ thánh chữ” ................................................... 9
1.1.1. Cuộc đời .................................................................................................. 9
1.1.2. Sự nghiệp............................................................................................... 12
1.1.3. Vị trí của Tú Xương trong nền văn học Việt Nam ............................... 13
1.2. Tú Quỳ - danh sỹ đất Quảng Nam...................................................... 1 4
1.2.1.Cuộc đời ................................................................................................. 14
1.2.2. Sự nghiệp............................................................................................... 16
1.2.3. Vị trí của Tú Quỳ trong nền văn học Việt Nam.................................... 18
1.3. N h ữ n g

đi ể m

tươ n g

đồ n g

về

phon g

cá c h

t r à o p h ú n g c ủ a h a i n h à t h ơ……. . . . . . . . . . . . . . . . 1 9
1.3.1. Khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội mục rỗng, thối nát ................... 19
1.3.2. Tự trào – một hình thức trào phúng đặc biệt......................................... 21
CHƢƠNG 2. NÉT ĐẶC SẮC CỦA THƠ CA TRÀO PHÚNG TÚ XƢƠNG
VÀ TÚ QUỲ ............................................................................................ 2 4
2.1. Trào phúng sâu cay – gam màu đậm đặc trong thơ Tú Xƣơng........... 2 4
2.1.1. Chủ đề trào phúng trong thơ Tú Xương ................................................ 24
2.1.2. Các sắc thái trào phúng trong thơ Tú Xương ........................................ 33



2.2. Trào phúng dân dã – nét riêng của thơ văn Tú Quỳ ........................... 4 6
2.2.1. Đối tượng trào phúng trong thơ văn Tú Quỳ ........................................ 46
2.2.2. Các sắc thái trào phúng trong thơ văn Tú Qùy ..................................... 52
2.2.3. Tiếng cười trào phúng biến hóa ............................................................ 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử nền văn học trung đại Việt Nam, chắc hẳn không ai không
biết đến Tú Xương – một nhà thơ trào phúng lớn của dân tộc. Sống 37 năm
nằm gọn vào thời kỳ đau thương nhất của đất nước, cuộc đời gặp nhiều trắc
trở trong nghiệp thi cử nên những vần thơ trào phúng của Tú Xương mang ý
vị châm biếm, mỉa mai sâu sắc. Nhà thơ trung đại thường chịu sự ảnh hưởng
của tính quy phạm văn chương, nhưng thơ Tú Xương lại nằm ngồi khn
khổ đó. Tác phẩm Tú Xương khơng chỉ chú ý đến tính nghệ thuật mà nội
dung cũng rất phong phú, đa dạng. Mọi mặt của đời sống được hiện lên trên
trang thơ đủ hình hài và màu sắc. Đặc biệt, khơng chỉ cười mọi thói hư, tật
xấu của thiên hạ mà Tú Xương còn tự cười mình. “Thơ Tú Xương đặc sắc là
chứng tích của một thời đại, hơn nữa đó là con đẻ của một “thánh chữ”,
không thể trộn lẫn với người khác”. Như vậy, thơ văn trào phúng của Tú
Xương mang một màu sắc, một phong cách riêng in dấu lên nền văn học Việt
Nam trung đại những điều mới mẻ. Tú Xương được tôn vinh là tổ sư của
trường phái thơ văn trào phúng Việt Nam.
Bên cạnh Tú Xương, trong số các gương mặt văn nhân Việt Nam ở thế

kỷ XIX không thể khơng nhắc đến Tú Quỳ. Ơng trở thành một hiện tượng
Văn học. “Nhà văn Nguyễn Văn Xuân, trong một nghiên cứu công bố từ năm
1968, khi đề cập đến “hiện tượng” Tú Quỳ, có viết: “Ở miền Nam Trung Việt,
đặc biệt ở Quảng Nam, Tú Quỳ là một nhà thơ được rất nhiều người biết. Hẳn
nhiên là biết hơn cả trăm lần Nguyễn Du.” [14]. Ở đây chỉ là cách nhìn của
một nhà văn xứ Quảng nhưng qua đó cũng khẳng định vị trí của nhà thơ trào
phúng trong nền văn học dân tộc.
Tú Xương và Tú Quỳ là hai nhà thơ trào phúng lớn của Việt Nam. Tuy


2

nhiên, mỗi người lại khốc lên mình một màu sắc trào phúng rất khác nhau
dệt nên một bức tranh thơ văn đa sắc. Bên cạnh Tú Xương với lối trào phúng
cay độc là một Tú Quỳ với lối trào tiếu rất dân dã. Hai ơng có rất nhiều điểm
tương đồng về hoàn cảnh sống và cuộc đời, thế nhưng cảm hứng sáng tác của
họ lại rất khác xa nhau. Chính vì thế chất trào phúng trong thơ văn họ cũng
khơng giống nhau.
Bằng việc nghiên cứu đặc điểm trào phúng trong thơ văn của hai nhà thơ
này, chúng ta sẽ có một cách nhìn đầy đủ hơn về diện mạo lối thơ trào phúng
của nền văn học trung đại Việt Nam và có cái nhìn hệ thống với thơ văn trào
phúng ở thời kỳ sau. Đề tài “Đặc điểm trào phúng trong thơ văn của Tú
Xương và Tú Quỳ” là một đề tài mới, kích thích sự khám phá, tìm hiểu của
người nghiên cứu.
Tất cả những lí do trên đã thơi thúc tôi chọn đề tài “Đặc điểm trào
phúng trong thơ văn Tú Xương và Tú Quỳ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Hi vọng sẽ đưa đến cho bạn đọc những góc nhìn mới mẻ và đa chiều hơn khi
tiếp cận thơ văn của hai tác giả lớn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài báo, cơng trình nghiên cứu về thơ văn Tú Xương

Tú Xương là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam và được giới
phê bình, lí luận quan tâm, chú ý. Trong cuốn sách Trần Tế Xương về tác gia
và tác phẩm, Vũ Văn Sỹ - Đinh Minh Hằng - Nguyễn Hữu Sơn đã tuyển chọn
và giới thiệu đến bạn đọc bài viết của rất nhiều tác giả có tên tuổi, hầu hết họ
đã dành nhiều lời khen cho áng thơ văn của nhà thơ đất Bắc này, đặc biệt là
về mảng thơ trào phúng.
Nhận xét về giá trị thơ văn của Tú Xương, Lê Đình Kỵ đã khẳng định:
Tú xương là “đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam”. Cịn nhà phê bình
nghiên cứu Vũ Đăng Văn lại cho rằng Tú Xương là “ông tổ thơ trào phúng


3

Việt Nam”. Qua bài viết của hai nhà nghiên cứu trên, ta có thể khẳng định
được vị trí và vai trị to lớn của Tú Xương trong tiến trình phát triển của văn
học và vị trí của thơ trào phúng Tú Xương trong cái nhìn lịch đại.
Trong bài viết Nghệ thuật thơ Tú Xương, Trần Thanh Mại – Trần Tuấn
Lộ đã đi sâu phân tích thơ Tú Xương ở hai mảng trào phúng và trữ tình, hai
ơng cho rằng “khi nói đến thơ Tú Xương, người ta biết Tú Xương về mặt
nghệ thuật trào phúng nhiều hơn về mặt nghệ thuật trữ tình” và điều trước tiên
khi người ta liên tưởng đến văn thơ Tú Xương là “những cái cười mỉa mai,
cay độc, những câu chửi tinh vi mà tàn nhẫn, những ngọn roi rất sắc, rất ngọt
quật thẳng vào những thói hư tật xấu của một xã hội giao thời”. Bài viết bước
đầu đã đưa ra những nhận định khái quát về thơ văn Tú Xương trong sự so
sánh với các nhà thơ đương thời: Nguyễn khuyến, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Công Trứ, Học Lạc,…
Không phản bác lại ý kiến của hai tác giả trên nhưng Nguyễn Lộc trong
bài Kết cấu trữ tình, trào phúng trong thơ Tú Xương lại đưa ra ý kiến cho
rằng hai mảng thơ trữ tình và trào phúng đan xen nhau và đưa ra đánh giá
“Nghệ thuật trào phúng của Tú Xương đạt đến đỉnh cao, trước hết vì tiếng

cười của ơng là sự phê phán của một lý trí nhạy bén, nhưng đồng thời cũng là
cảm xúc nhạy bén của con tim”. Như vậy, Nguyễn Lộc cùng đồng ý với ý
kiến Thanh Mại – Trần Tuấn Lộ thơ Tú Xương có hai mảng trữ tình và trào
phúng. Nhưng qua bài viết đã làm rõ được những đặc sắc trong nghệ thuật
trào phúng trong thơ văn của ông Tú xứ Bắc Kỳ.
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu khác (Nguyễn Sỹ Tế,
Nguyễn Tn, Đồn Hồng Ngun,...) cịn nghiên cứu về giọng cười, kiểu kết
cấu và lối tự trào, hệ thống trào phúng trong thơ Trần Tế Xương.
Tiếp thu và phát triển các cơng trình nghiên cứu trước, Tuấn Thành và
Anh Vũ trong cuốn Trần Tế Xương – Tác phẩm và lời bình cũng đã tập hợp,


4

tuyển chọn được rất nhiều bài viết, trong đó mảng thơ trào phúng rất được
quan tâm chú ý:
Xuân Diệu trong bài viết Thơ Tú Xương đã đề cập đến tiếng cười trong
thơ của tác giả họ Trần này và so sánh cái ý thơ Tú Xương so với các nhà thơ
khác (Học Lạc, Từ Diễn Đồng, Tú Quỳ, Nguyễn Thiện Kế). Trong đó đưa ra
những đánh giá của các nhà thơ lớn dành cho thơ Tú Xương và đánh giá sự
ảnh hưởng của Tú Xương trong nền văn học dân tộc.
Cũng tiếp cận trên phương diện trào phúng, trong bài viết Giọng cười
trong tiếng nói Tú Xương Nguyễn Tuân đã đi từ âm sắc đến ngôn ngữ, khám
phá tiếng cười trên mọi mặt của cuộc sống, ông đã đi sâu phân tích các sắc
thái của tiếng cười và từng phương diện biểu hiện chủ yếu để chúng ta thấy
được ngòi bút tài hoa Tú Xương.
Cũng trong cuốn Trần Tế Xương tác phẩm và lời bình, khơng chỉ dừng
lại ở việc khám phá chất trào phúng trong thơ Tú Xương mà Nguyễn Lộc ở
bài Kết cấu trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương cịn đưa ra những lí
giải về nghệ thuật trào phúng của Tú Xương. Đoàn Hồng Nguyên trong bài

Thơ Tú Xương với kiểu tự trào thị dân đã vượt qua những nhà nghiên cứu
khác ở phương diện tự trào của Tú Xương và khẳng định vị trí thơ văn ơng
trong dịng chảy văn học.
Thơ văn Trần Tế Xương được rất nhiều người kể cả bạn đọc và giới phê
bình nghiên cứu quan tâm. Các tài liệu chính thống đã đề cập rất nhiều, bên
cạnh đó cịn có một số tạp chí, trang internet vẫn đề cập tình hình nghiên cứu
về Tú Xương. Trên Tạp chí sơng Hương nhà phê bình nghiên cứu Đỗ Lai
Thúy đã đánh giá rất cao điệu cười của Tú Xương “Người Việt tuy hay cười,
nhưng ít cười hay. Bởi thế, cho đến nay, thơ Việt chỉ có ba cái cười đáng
kể/nể. Đó là cười Xuân Hương, cười Nguyễn Khuyến và cười Tú Xương”.
Như vậy, nhà nghiên cứu cho rằng Tú Xương là một trong ba nhà thơ trào


5

phúng “cười” hay nhất Việt Nam. Ông đưa ra nhận xét thơ trào phúng Tú
xương cả ba mảng: trữ tình, triết lý, trào phúng như ba mặt của một kim tự
tháp, và nhìn ở mặt nào ta cũng thấy trào phúng bởi trữ tình và triết lý thơ ơng
đều bắt nguồn từ trào phúng. Nghệ thuật trào phúng Tú Xương đã được Đỗ
Lai Thúy đánh giá lên một tầm cao mới.
Như vậy, ta thấy thơ văn Tú Xương đặc biệt là thơ văn trào phúng đã
được giới phê bình, nghiên cứu rất quan tâm bằng những bài viết súc tích.
2.2. Những bài báo, cơng trình nghiên cứu thơ văn Tú Quỳ
Tuy không nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu như các nhà thơ
trào phúng khác: Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,… nhưng Tú
Quỳ là một “hiện tượng đặc biệt” mà khi nghiên cứu về mảng thơ trào phúng
chúng ta không thể không nhắc đến.
Trong cuốn Từ điển tác giả, tác phẩm văn học (dùng trong nhà trường) –
Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý đã đưa ra đánh giá “nghệ
thuật trào phúng của Tú Quỳ tuy chưa đạt đỉnh cao như Tú Xương nhưng

cũng đã góp vào làng cười Việt Nam một điệu cười riêng khá sắc sảo, hóm
hỉnh, có sức mạnh phê phán cao và mang đậm nét cá tính sáng tạo của nhà thơ
trào phúng xứ Quảng”.
Hiện nay, “tôn danh ông đã được các nhà nghiên cứu Văn sử học đã
đánh giá đúng mức, đưa tên ông vào từ điển với nhiều lần tái bản như
- Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Bá Thế - Nguyễn Q.
Thắng – Nxb Văn hóa năm 1992.
- Từ điển Tác gia Việt Nam – Nguyễn Q. Thắng – NXB Văn hóa 1999.
- Từ điển Văn học Việt Nam của Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng
Cường, NXB Đại Học Quốc gia, tái bản lần 3, 2001.
- Từ điển Tác giả tác phẩm văn học Việt Nam (dùng cho nhà trường) của
Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý (đồng chủ biên), Đại học


6

Sư phạm, 2004.
- Từ điển Văn học bộ mới – Chủ biên: Đỗ Đức Hiếu – Nguyễn Huệ Chi,
Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Nxb Thế giới, 2004.
- Văn thơ Tú Quỳ cũng được nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo giới thiệu
trên các sách báo như sách Thơ Ca Trào Phúng của Bùi Quang Huy biên soạn
do NXB Đồng Nai ấn hành, 1996” [9, tr.24].
Đặc biệt, đáng chú ý là cơng trình của Thy Hảo Trương Duy Hy, với nỗ
lực trên bốn mươi năm tìm kiếm khơng ngừng nghỉ ơng đã cho ra đời cuốn
sách Tú Quỳ - Danh sỹ Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng, 1993. Trong cơng trình
này, nhà nghiên cứu đã giới thiệu tới độc giả hơn chín mươi tác phẩm của Tú
Quỳ ở nhiều thể loại khác nhau (thơ, phú, vè, văn tế, câu đối, thư tín,…), và
một số nhận định đánh giá những giá trị thơ văn của ơng. Khơng chỉ dừng lại
ở đó, Trương Duy Hy còn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm Thơ văn
Tú Quỳ, Nxb Văn hóa thơng tin, 2008. Nếu ở cuốn sách trên ông chỉ đưa ra

những ý kiến nhận định, đánh giá của người khác xung quanh giá trị thơ văn
Tú Quỳ, thì ở cơng trình này ơng đã đưa ra quan điểm và cách nhìn nhận của
bản thân đối với thơ văn danh sỹ này.
Ở trường đại học, trước tác của Tú Qùy đã được đưa vào nghiên cứu.
Năm 2011, luận văn Thơ văn Tú Quỳ của Hoàng Thị Kim Phượng trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là cơng trình luận văn đầu tiên nghiên cứu
về tác giả này. Cơng trình đã làm rõ được những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật trong thơ văn Tú Quỳ. Hoàng Thị Kim Phượng đã có đề cập đến
tiếng cười trào phúng tuy nhiên cơng trình mới chỉ dừng lại nghiên cứu trào
phúng như một khía cạnh. Vì thế vẫn chưa cụ thể, sâu sắc.
Không dừng lại khám phá thơ văn Tú Quỳ trên phương diện văn học.
Trong bài viết “Thơ văn Tú Quỳ - Từ điểm nhìn văn hóa” trên Tạp chí Non
Nước số 184, Nguyễn Phong Nam đã đi sâu lý giải hiện tượng Tú Quỳ. Bài


7

viết đã đưa ra quan niệm của các nhà nghiên cứu về nhà thơ Tú Quỳ, và nêu
rõ bản chất của thơ ca ông. Cuối cùng, Nguyễn Phong Nam đã đưa ra kết luận
sáng tác của Tú Quỳ thuộc về những giá trị văn hóa – văn học dân gian và nó
“đã trở thành một hiện tượng văn hóa chứ khơng đơn thuần về vấn đề thể loại,
khơng cịn là chuyện câu chữ, tiểu tiết” [14]. Như vậy, qua bài viết này thơ
văn Tú Quỳ đã được nhìn nhận ở một phương diện khác, tạo nên giá trị mới
mẻ cho đứa con đẻ tinh thần ơng Tú Giảng Hịa.
Qua tìm hiểu ở phần trên ta thấy, số lượng cơng trình nghiên cứu về Tú
Xương khá đa dạng, trong lúc những cơng trình nghiên cứu về Tú Quỳ đang
hạn chế. Và chưa có cơng trình chính thức nào nghiên cứu riêng đặc điểm trào
phúng trong thơ văn Tú Xương và Tú Quỳ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này, chúng tơi đi sâu tìm hiểu đặc điểm trào phúng của hai

nhà thơ, từ đó làm nổi bật những đóng góp của hai cây bút trào phúng trong
nền văn học nước nhà.
Để hồn thành khóa luận này, chúng tơi đã sử dụng hai nguồn tài liệu
chính: Thơ văn Tú Quỳ của Thy Hảo Trương Duy Hy (2008), Nhà xuất bản
văn hóa thơng tin; Thơ Tú Xương do Mạnh Linh sưu tầm, tuyển chọn (2014),
Nhà xuất bản văn học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, chứng minh
- Phương pháp so sánh, đối chiếu


8

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, thư mục Tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn bao gồm hai chương:
Chương 1: Tú Xương và Tú Qùy – hai gương mặt tiêu biểu của thơ ca
trào phúng Việt Nam giai đoạn giao thời
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp, vị trí của
hai nhà thơ trên văn đàn Việt Nam, đồng thời khám phá sự tương đồng trong
phong cách trào phúng của hai nhà thơ Tú Xương – Tú Quỳ
Chương 2: Nét đặc sắc của thơ ca trào phúng Tú Xương và Tú Quỳ
Chương hai, chúng tơi đi sâu tìm hiểu đối tượng, các sắc thái trào phúng
và phong cách trào phúng của hai nhà thơ.


9


CHƢƠNG 1
TÚ XƢƠNG VÀ TÚ QUỲ - HAI GƢƠNG MẶT TIÊU BIỂU CỦA THI
CA TRÀO PHÚNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GIAO THỜI
1.1. Tú Xƣơng – bậc “thần thơ thánh chữ”
1.1.1. Cuộc đời
Tú Xương có rất nhiều tên gọi. Thuở nhỏ, tên của ông là Trần Duy
Uyên. Khi đi thi Hương, ông lấy tên là Trần Tế Xương; về sau lại cải lại thành
Trần Cao Xương. Ông đỗ Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên còn được gọi là
Tú Xương. Tên tự của ơng là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích. Tú Xương sinh
ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), tại làng Vị
Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay là phố Minh Khai, phường Vị
Xuyên, thành phố Nam Định).
Tú Xương thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm đổi thành họ Trần bởi
vào đời nhà Trần lập công lớn sẽ được phong quốc tính (đổi họ theo vua).
Ơng nội Trần Tế Xương là Trần Duy Năng, thân sinh là Trần Duy Nhuận
cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc
học Nam Định, sinh được 9 người con (6 trai, 3 gái), Tú Xương là con trưởng.
Tú Xương đi học sớm, nổi tiếng thông minh từ nhỏ, 10 tuổi đã có thể đối
đáp thơ nhưng cuộc đời ông lại lận đận về thi cử. “Cũng lều cũng chõng cũng
đi thi”, Tú Xương vác lều chõng đi đến tám lần. Năm 15 tuổi (1885) ông đi
dự khoa thi đầu tiên, và khoa thi cuối cùng là khoa Bính Ngọ (năm 1906). Tú
Xương sớm địi nghiệp học nhưng đời thi gập ghềnh, thi mãi mới đậu Tú tài
khơng lên nổi cử nhân. Vì thế, đã có lúc ông đổi tên thành Cao Xương để thay
đổi vận đen nhưng hỏng vẫn hồn hỏng.
Ơng cưới vợ rất sớm, năm 16 tuổi lấy bà Phạm Thị Mẫn, là con gái nhà
dòng dõi, nhưng cái số “lấy chồng kẻ chợ”, “quanh năm buôn bán ở mom


10


sông – nuôi đủ năm con với một chồng”, cuộc sống khó khăn, nghèo khổ; một
tay bà phải vun vén, tần tảo ni đủ bảy miệng ăn trong gia đình. Tú Xương
khơng có một nghề chính sống chủ yếu dựa vào vợ, chính vì thế gia đình lại
càng nghèo đói.
Cuộc sống thiếu thốn về vật chất, đúng năm Trần Tế Xương đậu tú tài
(1894) thì ngơi nhà số 247 phố Hàng Nâu (nay là phố Minh Khai) bị cháy. Cụ
Nhuận làm lại xây bằng gạch, nhưng rồi ngơi nhà đó lại bị bà Hai An chiếm
đoạt. Sự đểu cáng, nghèo đói đã cứa xé Tú Xương với tất cả sự cay cú, vất vả,
buồn phiền.
Khi mất ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu của ông nội và bố để lại. Gia
đình ơng Tú chuyển đến nhà số 280 cùng phố mà sau này địa phương đã xếp
hạng là di tích lưu niệm Tú Xương chính là do mẹ vợ nhà thơ (bà Hai Sửu)
chia cho con gái.
Tú Xương sống trong bối cảnh giao thời của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX. Đây là một xã hội chưa định hình khi xã hội phong
kiến chưa tắt hẳn và xã hội tư bản cũng chưa rõ dạng.
Ông sinh ra trong giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Năm Tú Xương
3 Tuổi, Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Định. Năm 12 tuổi
(1882), Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ hai, triều đình ký hàng ước
dâng nước ta cho giặc. Hiệp ước Harmand 1883, rồi hiệp ước Petenotre 1884
đã đặt nền đô hộ của Pháp lên khắp 3 kỳ. Triều đình nhà Nguyễn chỉ là một
đống suy tàn, đổ nát, dìm cả nước ta vào đêm đen nơ lệ. Phong trào khởi
nghĩa của văn thân lần lần thất bại, các nhà chí sĩ u nước vẫn chưa có một
con đường đi sáng suốt. Xã hội đứng trước chế độ thực dân nửa phong kiến,
nền kinh tế tư bản được xác lập ngay trên đất thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã
hội. Nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột một cách dã man. Sự ô hợp của chế
độ phong kiến và chế độ thực dân đã đẻ ra những quái thai của thời đại. Bộ



11

máy thống trị quan liêu kiểu phong kiến trung cổ phương Đông được thay thế
bằng một bộ máy thống trị quan liêu kiểu mới do quan chức thực dân cầm
đầu, kéo theo là một hệ thống tay sai gồm quan lại phong kiến cũ và thông
ngôn, ký lục, viên chức mới. Nền kinh tế tư bản hình thành mang nặng tính
chất thuộc địa nắm vị trí độc quyền, nền kinh tế tư sản dân tộc vẫn còn tồn tại
nhưng què quặt, ln bị kìm hãm. Kinh tế đơ thị phát triển mạnh, bộ mặt thay
đổi rất nhiều so với thời phong kiến. Về văn hóa, chúng đưa Thiên chúa giáo
vào với mục đích nếu khơng thay thế được Nho giáo, Phật giáo thì cũng lấn
át, đè bẹp, cắt đứt nền văn hóa Việt Nam với Trung Quốc và các nước Đơng
Nam Á. Sau đó nhanh chóng gây ảnh hưởng nền văn hóa phương Tây, văn
hóa Pháp để chúng dễ dàng cai trị. Chữ quốc ngữ được các cố đạo Pháp sáng
lập, người có vai trị lớn nhất là linh mục Francisco de Pina (gốc Bồ Đào
Nha). Sau khi Pina chết Alexandere de Rhodes tiếp tục hồn chỉnh, ngồi mục
đích truyền giáo chúng cịn thực hiện ý đồ văn hóa nơ dịch. Muốn xâm chiếm
thuộc địa việc đầu tiên là thay đổi văn hóa. Thực dân Pháp đã nhanh chóng
thay thế nền văn hóa Hán học, kèm theo đó là việc thi cử chữ Hán có lịch sử
tồn tại lâu đời trên đất nước ta lâm vào cảnh suy tàn. Văn hóa thực dân, Tây
học nhanh chóng cạnh tranh và thắng thế Hán học. Cùng với việc thay đổi văn
hóa đó là sự hình thành lối sống “Âu hóa”, “tư sản hóa” tác động đến lối sống
cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Hình thái xã hội mới hình thành, đầu tiên là
ở Nam Kỳ sau đó lan rộng khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Cuộc đổi thay đó đã
làm rúng động toàn cõi An Nam, khiến làng Vị Xuyên của Tú Xương cũng
không tránh khỏi tác động. “Tú Xương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân
của cuộc đổi thay này” [20, tr.133]. Bằng tài năng và tâm huyết của mình Tú
Xương đã làm nhà thư ký trung thành của thời đại, ghi chép một cách chân
thực và sâu sắc bức tranh xã hội đương thời. Bản thân là một người có tấm
lịng u nước thương dân, nhưng lại khơng thể ra giúp nước, ông đã dùng



12

ngịi bút của mình để chiến đấu phơi bày hiện thực thối nát của xã hội thời
bấy giờ.
Tú Xương đột ngột qua đời khi tài năng đang ở độ chín, mới 37 tuổi.
1.1.2. Sự nghiệp
Tú Xương được xem là bậc thần thơ thánh chữ, nhà thơ trào phúng kiệt
xuất của nền văn học Việt Nam. Với khả năng trào phúng thần tình, di sản
văn học của ơng là một tiếng cười trào phúng đầy thông minh và sắc sảo.
“Đặc điểm tiếng cười của Tú Xương là: 1) Khơng mang tính chất thuần túy
đạo đức, ý thức hệ, mà mang tính chất hài hước, sinh hoạt, cười vui; 2) Có
tính chất khá phổ biến: vừa cười người, vừa cười mình, khơng tự đặt mình ra
ngồi đối tượng của tiếng cười; 3) Có tính chất lưỡng tính: vừa phủ định, vừa
khẳng định” [20, tr.233]. Văn chương Trần Tế Xương trong sáng, dễ hiểu, dễ
thuộc. Đọc thơ ông, ta cảm nhận được một cái vị mộc mạc mà trau chuốt, đó
là sự trộn lẫn giữa nền học vấn uyên thâm và vốn văn hóa dân gian cổ truyền
của dân tộc.
Tú Xương sáng tác khá nhiều và chỉ sáng tác bằng chữ Nôm. Hiện nay
còn lưu lại khoảng 200 bài với đủ thể loại: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát,
văn tế, phú, câu đối,… Ngồi ra cịn một số bài thơ dịch. Tuy nhiên, tình hình
tác phẩm Tú Xương rất phức tạp, khơng có di cảo, khơng có cơng trình nào
được biên soạn đầy đủ đáng tin cậy khi tác giả còn sống hay vừa nằm xuống.
Thơ Tú Xương sáng tác chủ yếu để giải sầu hoặc mua vui, đọc cho vợ con,
bạn bè nghe rồi tùy ý truyền khẩu. Vì thế nên rất dễ bị lẫn lộn vào dân gian
(văn học dân gian). Lúc đầu cũng có một số bài thơ của ông được sưu tầm
đăng dần trên các báo. Sau đó, những cơng trình sưu tầm nghiên cứu dày dần
lên, các tác phẩm sưu tầm cũng ngày càng được so sánh, đối chiếu cẩn thận,
loại trừ các bài tồn nghi.
Trong hành trình phát triển thơ ca Việt Nam, thơ Tú Xương là một hiện



13

tượng cách tân rõ nét. Sở dĩ nói như vậy bởi vì, khác với bút pháp ước lệ,
tượng trưng của thơ ca cổ điển, đến đây Tú Xương đã phơi bày hiện thực một
cách trần trụi như nó vốn có. Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương được nhìn
với lăng kính đầy chân thực, nhân vật trong thơ ơng cũng là những cái tên cụ
thể. Ông đã ném trả nghệ thuật về với hiện thực cuộc sống. Qua sự cách tân
trong bút pháp và tư duy nghệ thuật của Tú Xương có thể nói rằng chính Tú
Xương là người mở đầu, báo hiệu cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong
thơ Việt Nam 1930 – 1945.
1.1.3. Vị trí của Tú Xương trong nền văn học Việt Nam
Tú Xương là một nhà thơ lớn của dân tộc, “Kìa ai chín suối xương khơng
nát – Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn” là hai câu thơ Nguyễn Khuyến dùng để
nói về sự nghiệp của Tú Xương. Dù thân thể đã hơn 100 năm nát với cỏ cây
nhưng văn chương ông vẫn bất chấp mọi thử thách của thời gian. Sau khi
cách mạng vô sản thành công, văn chương Tú Xương như một vườn hoa
trong thời kì nở nộ. Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức làm lễ kỉ niệm Tú Xương
50 năm ngày mất (1957) tại thủ đô Hà Nội, 100 năm ngày sinh (1970) tại
Nam Định. Trong các trường phổ thơng và đại học đều có daỵ thơ văn Tú
Xương. Xuân Diệu đã viết về Tú Xương “Ông nghè ơng thám vơ mây khói –
Đứng lại văn chương một tú tài” và “xếp hạng Tú Xương đứng thứ 5 sau “ba
thi hào dân tộc” (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương) và Đoàn Thị
Điểm” [20, tr.128]. “Lịch sử văn học dân tộc đã dành cho Tú Xương một vị
trí đặc biệt: Tú Xương là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, đã kế tục và nâng
cao truyền thống văn học trào phúng của dân tộc, do đó có một ảnh hưởng sâu
sắc đối với tất cả các nhà thơ trào phúng thuộc thế hệ sau”[19, tr.405].
Không chỉ vậy, Tú Xương cịn có cơng hiện đại hóa ngơn ngữ văn học
Việt Nam. Kế tục Nguyễn Du, Tú Xương đã đưa lời ăn tiếng nói của nhân dân

vào thơ. Ơng đã nhập ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ đời thường mà không


14

hề làm tầm thường hóa văn học. “Và trên văn đàn bác học, chung quanh thơ
Tú Xương, nở rộ cả một loạt thơ cùng chung một mạch hứng, kể từ một số
thơ của Nguyễn Khuyến (đi trước một chút) cho đến thơ của Học Lạc, Từ
Diễn Đồng, Huyện Nẻ, Tú Khắc,… Nhưng trong trào lưu thơ đó, Tú Xương
là nhà thơ tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất, toàn diện và hoàn chỉnh nhất” [19,
tr.507].
Tú Xương xứng đáng đứng vào hàng ngũ những nhà thơ trào phúng lớn
của thế giới.
1.2. Tú Quỳ - danh sỹ đất Quảng Nam
1.2.1.Cuộc đời
Tú Quỳ tên thật là Huỳnh Quỳ, hiệu là Hướng Dương, sinh ngày 15
tháng 5 Mậu Tý, niên hiệu Minh Mệnh thứ IX (1828) tại làng Giảng Hòa,
tổng Quảng Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Đại Thắng,
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Theo gia phả thì Tú Quỳ thuộc đời thứ IX, một gia tộc mà vị thế tổ
Huỳnh Đại Lang (tức Huỳnh Văn Nê), vốn gốc Thừa Tuyên, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào đây khai hoang và định cư từ thời Hồng Đức nhà Lê
(thế kỷ XV).
Huỳnh Quỳ là con trưởng nhà nho Huỳnh Kim Cương (tức Huỳnh Kim
Cang – từng đỗ tú tài 3 lần). Mẹ ông họ Trần, quê ở làng Vĩnh Trinh, thuở
nhỏ Huỳnh Quỳ học chữ nho với thầy Tú Sáu (tức cụ Trần Thế Thận) ở Bến
Đền (Gò Nổi).
Cũng giống như Tú Xương, cuộc đời thi cử của Tú Quỳ cũng vô cùng
lận đận. Năm 19 tuổi ông đi thi lần đầu tiên đỗ tú tài, sau đó thi lại lần thứ hai
vẫn chỉ đậu tú tài nhưng ông là người được xếp đầu bảng. Cũng chính vì thế,

từ đó, ơng được người dân gọi là Tú Quỳ. Ông trở về quê làm nghề dạy học,
theo gót ơng nội, cha và chú ruột, không màng đến khoa cử, hoạn lộ. Trong


15

q trình dạy học, ơng đã làm quen với nhiều nho sỹ nổi tiếng miền Trung
trong đó có nhiều khoa bảng rất thân thiết với ông như Phạm Liệu đỗ đầu Đệ
tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Mậu Tuất 1898 (Đứng đầu “Ngũ phụng
Quảng Nam”), Nguyễn Đình Hiến đỗ phó bảng năm 1901 (một trong “Tứ kiệt
Quảng Nam”), hoặc tuần vũ Nguyễn Hiển Dĩnh (nhà hoạt động nổi tiếng của
nghệ thuật hát bội).
Tú Quỳ sống vào thời đại nhiều biến động, chính quyền phong kiến Việt
Nam lạc hậu, thối nát, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Xã hội có sự
phân hóa giai cấp rõ rệt. Giai cấp thống trị tham nhũng, sách nhiễu nhân dân,
hằng năm thiên tai, lụt lội làm cho nhân dân đói khổ, lầm than. Giữa lúc đó,
năm 1858 Pháp kéo quân sang xâm lược Việt Nam. Từ đây nhân dân phải
chịu một cổ hai trịng nơ lệ, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.
Năm 1885, tiếng súng chống Pháp do Tôn Thất Thuyết nổ tại kinh thành
Huế đã bị áp đảo. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Cam
Lộ, Quảng Trị). Tại đây, tháng 5 năm 1885 kêu gọi dân chúng phò Vua cứu
nước.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương nhân dân ta đã đứng dậy chống Pháp. Chỉ
ít ngày sau khi chiếu Cần Vương ban bố, ở Quảng Nam các nghĩa sĩ như Trần
Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến đứng ra thành lập Nghĩa hội
Quảng Nam ở Quế Sơn, cử Trần Văn Dư làm Hội trưởng.
Tú Quỳ tham gia tích cực, sốt sắng chiêu mộ nghĩa binh cho Nghĩa hội.
Đến khi tiến sĩ Trần Văn Dư bị Châu Đình Kế ám hại tại Vĩnh Điện ông vẫn
tiếp tục phục vụ dưới cờ Nghĩa hội do phó bảng Nguyễn Duy Hiệu thay thế.
Chính từ đây ơng bị phong trào nghi kỵ bởi những bài thơ Đường luật phản

ánh sâu sắc những tiêu cực trong nội bộ phong trào. Các quan lại dưới trướng
cụ Hường coi ông là cái gai trong mắt nên tìm mọi cách để trừ khử ông.
Nhưng bản chất cương trực, lại là người nặng lịng với nước non, khơng chịu


16

được những hành động sai trái ấy nên ông muốn gióng lên một hồi chng
cảnh tỉnh những tân quan dưới trướng cụ. Những hành động sai trái của thuộc
hạ cụ Hường đã khiến cho nhân dân ngày càng ác cảm, sục sơi lịng phẫn nộ,
nhất là vụ tàn sát đạo khơng “chọn lọc” khiến nhiều người bị chết oan. Vì thế
Tú Quỳ đã chỉ trích gay gắt những đường lối sai lệch dẫn đến hao binh tổn
lực, nhiều người hi sinh vơ ích. Kết quả, ơng bị bắt và trừng trị suýt mất mạng
tại Tân Tỉnh.
Được cụ Hường tha tội ông trở về quê tiếp tục dạy học. Một điểm cần
lưu ý, trong suốt thời gian phục vụ Nghĩa hội cụ Hường chỉ tha chết cho hai
người: Người thứ nhất là thầy dạy cụ - Tế tửu Nguyễn Đình Tựu và người thứ
nhì là Tú Quỳ. Như vậy, phải chăng do Tú Quỳ có một sức ảnh hưởng rất lớn
trong lòng nhân dân?
Tháng 10 năm 1887, sau khi Nguyễn Duy Hiệu bị Pháp bắt và xử chém,
Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử để khỏi rơi vào tay kẻ thù, Nghĩa hội
Quảng Nam tan rã.
Sau ngày đó, ơng trở về sống ổn định những ngày cuối cùng nơi quê
hương. Vào tuổi cửu tuần, ông nổi tiếng là một danh sỹ đất Quảng Nam và
được vua Khải Định ban hàm Hàn lâm đãi chiếu. Ông qua đời vào ngày 6
tháng 3 Bính Dần – Bảo Đại nguyên niên (nhằm vào 17 tháng 5 năm 1926),
thọ 98 tuổi.
1.2.2. Sự nghiệp
Tú Quỳ được biết đến là một người thông minh từ nhỏ, ông có biệt tài về
mặt văn chương, thi phú. Năm 15, 16 tuổi ông đã sáng tác thơ. Năm 19 tuổi,

dùi mài kinh sử đi thi nhưng ông chỉ đậu tú tài. Sau khi thi lại lần hai với danh
tú tài đầu bảng, ơng trở về q và sau đó đi khắp dải đất miền Trung làm nghề
dạy học. Đi đến đâu ơng sáng tác đến đó. Tú Quỳ sáng tác nhiều thơ ca, từ
phú, vè, văn tế, đối, liễn, chữ thờ, thư tín,… nhưng có lẽ xuất sắc nhất vẫn là


17

những vần thơ trào phúng và các bài văn tế. “Nếu như đương thời ở phía Bắc
có Nguyễn Khuyến, Tú Xương; ở Nam Bộ có Nhiêu Tâm, Học Lạc, thì Tú
Quỳ là nhà thơ trào phúng lớn ở miền Trung” [8, tr.284-285]. Tác phẩm Tú
Quỳ hướng đến rất nhiều đối tượng: thực dân Pháp xâm lược, vua quan hèn
nhát, đàn áp nhân dân, bọn hương lý cửa quyền hống hách,… Ngịi bút của
ơng cịn đả kích các thói hư tật xấu của nhân dân lao động: mê tín dị đoan,
ham chuộng của lạ,… Tuy nhiên khác với các tầng lớp trên, tiếng cười ở đây
nghịch ngợm là chính.
Ngịi bút của ông cũng theo tinh thần Đồ Chiểu “Chở bao nhiêu đạo
thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ngoài lên án sâu
sắc hạng người lợi dụng Nghĩa hội làm điều gian ác, Tú Quỳ còn hòa nhập
vào đời sống của nhân dân làm việc thiện. Sáng tác thường được ơng tặng cho
người có nhu cầu đến xin.
Tú Quỳ thường sáng tác cho những ai nhờ vả như vợ thợ rèn xin ông bài
văn tế để đọc trước linh sàng, vợ ông chài xin văn tế về tế chồng – một ngư
phủ mệnh bạc, người xin câu đối,… nên thơ văn ông được nhiều người học
thuộc và biết đến bởi cách nói gần gũi, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Chính vì thế, tuy khơng được liệt vào danh sách những nhà văn học sử nổi
tiếng như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Học Lạc,… nhưng văn chương Tú
Quỳ có sức sống bền bỉ với thời gian. Những người có tuổi sống cùng thời ở
Quảng Nam, chắc khơng ai không biết đến một vài bài thơ văn Tú Quỳ. Thơ
văn ông không được ghi chép, xuất bản mà chủ yếu là do tính chất truyền

miệng nên thất lạc nhiều, và đơi lúc cịn chưa chính xác.
Tú Quỳ đã để lại cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ. Hơn 40 năm tìm
kiếm Tú Quỳ, nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Duy Hy đã sưu tầm trên 400
đơn vị, nhưng mới có 88 tác phẩm được cơng bố bao gồm nhiều thể loại: có
43 tác phẩm thuộc thể loại thơ, 30 tác phẩm câu đối và chữ thờ, 13 tác phẩm


18

thuộc thể loại phú – văn tế, 1 tác phẩm thuộc thể loại vè, 1 tác phẩm thuộc thể
loại thư tín.
Khối lượng tác phẩm khổng lồ này khơng thể tìm trong sách vở, mà bằng
con đường điền dã Thy Hảo đã băng trên mọi nẻo đường, sưu tầm trong nhân
dân. Có lẽ trong Văn học Việt Nam khơng có một nhà thơ nào lại lưu giữ
được trong lòng quần chúng một khối lượng tác phẩm lớn đến vậy.
Bằng những thành ngữ súc tích mà gợi cảm, lời lẽ bình dị, đặc biệt các
sắc thái riêng của ngôn ngữ miền Trung (Quảng Nam) được Tú Quỳ vận dụng
một cách thuần thục làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú.
Nghệ thuật trào phúng của Tú Quỳ đã góp vào làng cười Việt Nam một điệu
cười khá sắc sảo, hóm hỉnh, có sức mạnh phê phán cao và mang đậm nét cá
tính sáng tạo của nhà thơ trào phúng xứ Quảng. “Có thể dừng lại ở đây để nói
rằng, thật là q hóa biết bao, việc đi tìm văn thơ Tú Quỳ chẳng khác gì tìm
lại những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian” [8, tr.293].
Ngay sau khi tác phẩm nghiên cứu về Tú Quỳ của Thy Hảo Trương Duy
Hy được công bố, nhận thấy giá trị thơ văn nghệ thuật của ngòi bút xứ Quảng,
để tưởng nhớ, ban lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã đặt tên con đường gọi là
đường Tú Quỳ (Theo Quyết định số 21/2011 do Chủ tịch HĐND Đà Nẵng ấn
ký ngày 23/12/2011 tại quận Liên Chiểu).
1.2.3. Vị trí của Tú Quỳ trong nền văn học Việt Nam
Tác phẩm của Tú Quỳ rất đặc sắc, mang một giọng điệu, một thi pháp rất

riêng trong làng trào phúng Việt Nam. Nhưng vì nhiều lí do, thơ văn Tú Quỳ
khơng được xuất bản và được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Tuy nhiên,
sáng tác của ơng vẫn được nhân dân gìn giữ, coi trọng và lưu giữ suốt hơn
một thế kỷ qua. Cũng chính vì lẽ đó mà Nguyễn Văn Xn đã gọi ông là
“kiện tướng của nền văn học quần chúng”. Cần nhanh chóng có một cơng
trình nghiêm túc về ơng Tú Quỳ, trong bài viết này Hoàng Thanh Thụy đã rút


×