Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phong cách nghệ thuật thơ thanh thảo qua khối vuông rubic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.44 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ THANH THẢO QUA
KHỐI VUÔNG RUBIC
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Bích Hạnh
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Phượng

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Giới thuyết thuật ngữ .................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THANH THẢO VÀ HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY


NGHỆ THUẬT THƠ ...................................................................................... 7
1.1. Thanh Thảo với quan niệm thơ .................................................................. 7
1.1.1. Thế giới nghệ thuật thơ “mãi mãi là bí mật” .......................................... 7
1.1.2. Sáng tạo thơ ca – sự tái sinh không ngừng ............................................. 9
1.2. Hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật ...................................................... 11
1.2.1. Từ Dấu chân qua trảng cỏ .................................................................... 12
1.2. 2. … đến Khối vng Rubic ..................................................................... 15
CHƯƠNG 2. KHỐI VNG RUBIC - THẾ GIỚI NGHIỆM SUY TỪ
“KHOẢNG NGƯNG LẶNG SÂU THẲM NHẤT” CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH...... 19
2.1. Cái tơi trăn trở về con đường nghệ thuật ................................................. 19
2.1.1. Trân trọng những con người nghĩa khí ngàn đời .................................. 19
2.1.2. Khát khao sáng tạo của một hồn thơ “không biên độ” ......................... 24
2.1.3. Tận hiến từ những điều bình lặng nhất ................................................. 26
2.2. Cái tôi chiêm nghiệm về tráng ca thuở trước .......................................... 29
2.2.1. Tự họa chân dung thế hệ xoay trần đánh giặc ...................................... 29
2.2.2. Suy tư trước khoảng lặng trong tâm hồn người lính ............................ 32
2.2.3. Ám ảnh về nỗi đau chiến tranh cuộn xoáy con thuyền ......................... 35


2.3. Cái tơi nghiệm suy mong kiếm tìm sự sống ............................................. 37
2.3.1. Day dứt về số phận mang khát vọng con người .................................... 38
2.3.2. Thấm nghiệm cuộc sống ngọt ngào chua chát nồng say ...................... 40
2.3.3. Day trở về những điều được - mất ........................................................ 42
CHƯƠNG 3. KHỐI VUÔNG RUBIC - NÉT ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG
THỨC NGHỆ THUẬT ................................................................................. 45
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 45
3.1.1. Thơ tự do - sự giao hòa giữa thơ và nhạc ............................................. 45
3.1.2. Trường ca - sự tương hợp của nhiều giác quan .................................... 49
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 54
3.2.1. Cấu trúc của chuỗi cườm không dây ..................................................... 54

3.2.2. Chất tượng trưng, siêu thực - những sắc màu lạ................................... 58
3.2.3. Nhịp điệu thơ - bản hợp âm cảm xúc .................................................... 62
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 66
3.3.1. Giọng hoài niệm trong cõi sâu lặng lẽ .................................................. 66
3.3.2. Giọng trầm trầm day dứt....................................................................... 69
3.3.3. Giọng suy tư triết lí giàu “chất thực” - “chất nghĩ” .............................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếp nối âm hưởng của thơ kháng chiến, thơ trẻ chống Mỹ đã đem đến cho
nền thơ ca Việt Nam hiện đại một tiếng nói mới, khỏe khoắn sơi nổi bằng đặc trưng
riêng của thế hệ mình; thể hiện ý thức tìm tịi đổi mới góp phần đưa nền thơ ca
chống Mỹ lên đến đỉnh cao. Những gương mặt trẻ “lưng đeo gươm, tay mềm mại
bút hoa” như Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm,
Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Hữu Thỉnh... đã khẳng định được vị trí của mình
trong nền thơ chống Mỹ bằng cách nhìn riêng, giọng điệu riêng của thế hệ mình.
Thanh Thảo xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam với sự cách tân đầy cá
tính sáng tạo như một sự tiếp sức trong đội ngũ các nhà thơ trẻ. Ơng ln trăn trở
tìm cho mình một hướng đi, một nét riêng trên con đường sáng tạo thơ ca. Là một
nhà thơ áo lính trưởng thành từ những năm tháng bom đạn ở Trường Sơn, trực tiếp
chiến đấu ở chiến trường miền Nam khốc liệt, Thanh Thảo đã đem đến một tiếng
thơ mới mẻ, một dáng dấp riêng cho thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Bằng tài năng
và tâm huyết của mình, Thanh Thảo ln trăn trở, nghĩ suy về sự đổi mới nghệ
thuật, về ý thức cách tân sáng tạo trong thơ. Thơ ông thể hiện những đột phá táo bạo
trong cách tân nghệ thuật, điều này đã góp phần làm nên nét độc đáo trong phong

cách nghệ thuật thơ của “một cây bút ham cách tân, dám dấn thân”. Khối vuông
Rubic được coi là tập thơ kết tinh tất cả những nỗ lực cách tân của nhà thơ và là tập
thơ ghi lại rõ nhất dấu ấn phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo. Đó là những trăn
trở khơng biên độ của một hồn thơ Thanh Thảo về nhân tình thế thái, về quan niệm
nhân sinh và sáng tạo nghệ thuật trên con đường cách tân văn học.
Nghiên cứu đề tài “Phong cách nghệ thuật thơ Thanh Thảo qua Khối vuông
Rubic” nhằm khám phá những nét độc đáo trong phong cách thơ Thanh Thảo; đồng
thời khẳng định tài năng và vị trí của tác giả trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
Thông qua đề tài này, hi vọng góp thêm một cái nhìn mới về thơ Thanh Thảo, cũng
như vận dụng vào việc dạy thơ Thanh Thảo trong nhà trường phổ thông.


2

2. Lịch sử vấn đề
Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ những nhà thơ trẻ thời
chống Mỹ. Là nhà thơ ln có ý thức tìm tịi đổi mới nên đã đạt được nhiều thành
tựu nghệ thuật thơ ca. Và đến nay, Thanh Thảo vẫn không ngừng cách tân thơ với
những hình thức nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy, thơ Thanh Thảo nói chung và
tập Khối vng Rubic nói riêng đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu phê bình văn học.
Nghiên cứu về quan niệm thơ Thanh Thảo, nổi bất nhất có thể kể đến là
Quan niệm của Thanh Thảo về thơ của Mai Bá Ấn. Trong bài này, tác giả đã tìm
hiểu khá tồn diện về quan niệm thơ Thanh Thảo qua việc nghiên cứu các bài viết
phê bình tiểu luận của ông. Tác giả cho rằng Thanh Thảo đã đưa ra nhiều quan niệm
mới mẻ, sâu sắc từ quan niệm thơ, bản chất của thơ, chức năng giáo dục của thơ đến
thi pháp thơ, ngơn ngữ, hình ảnh, biểu tượng thơ. Hệ thống các quan niệm này “khá
nhất quán nhằm mục đích tìm ra cái hay, cái độc đáo của tác phẩm văn học mà
không ồn ào tranh luận, không nặng về lý thuyết nhưng có độ bền của tính triết lý.
Mỗi bài viết của anh đều in đậm cá tính của riêng anh” [1, tr.73].

Chu Văn Sơn trong bài viết Thanh Thảo với trường ca, đã đi sâu vào trường
ca Thanh Thảo và nhận thấy ẩn trong thế giới nghệ thuật của ông là vẻ đẹp “lấp lánh
và lặng lẽ”. Đặc biệt, tác giả tập trung nghiên cứu những bứt phá trong cấu trúc lạ,
và ông cho rằng Thanh Thảo được biết đến như một nhà cách tân hình thức, khơng
ngừng “săn tìm những cấu trúc mới” cho mỗi bản trường ca. Trường ca của Thanh
Thảo có khi là một giao hưởng thơ như Đêm trên cát, có khi là một dạng Rubic
trường ca như Khối vng Rubic, có khi lại tựa vở kịch… “toàn những cấu trúc lạ
hoắc”. Vậy mà “người đọc vừa bị cuốn hút theo dòng sống thực từ khoảnh khắc
sang khoảnh khắc của mạch thơ, vừa có khái thú vì đang được dạo trong những
cơng trình kiến trúc lạ, được thưởng ngoạn những dạng cấu trúc tân kì” [34].
Với bài viết Đêm trên cát - Nhập hồn Cao Bá Quát, Xuân Cang nhận định
Thanh Thảo là một “nhà ngoại cảm” đang nói ra những lời xuyên sâu nhất, âm vang
nhất tiếng thơ Cao Bá Quát như nhập vào hồn người xưa. Qua việc phân tích tác


3

phẩm Đêm trên cát trong sự đối sánh với Trà Giang thu nguyệt ca của Cao Bá Quát,
tác giả đã nhận định “những câu thơ Thanh Thảo gập ghềnh và chập chờn đi suốt
những chặng đường thơ Cao Bá Quát… Quả là Thanh Thảo đã có một cái nhìn thật
mới về Cao Bá Quát, một cái nhìn xuyên suốt hàng ngàn bài thơ” [5, tr.84].
Về nghệ thuật biểu hiện, nổi bật với bài viết Một tìm tịi thú vị của Thanh
Thảo của Chu Văn Sơn. Ở đây, tác giả đã khám phá một tìm tịi đầy hấp dẫn về
nghệ thuật cách tân thơ trong bài Đàn ghita của Lorca: “Là một tay bút ham cách
tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn khơng ít vốn liếng đem về đầu
tư cho thơ mình”[17, tr.135], khiến cho những sáng tác của mình nhiều lúc “là lạ
như một thứ trường ca giao hưởng” có lúc lại như “những ca khúc thơ”. Theo tác
giả, “Đàn ghita của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét
nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi”[17, tr.137]. Mạch triển khai
của bài thơ theo cấu trúc của một ca khúc “vừa nhập cấu trúc ca khúc vào lòng bài

thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ” [17, tr.137]. Bài thơ là sự “đồng bệnh
tương lân” của hồn kẻ hậu sinh Thanh Thảo và bậc tiền nhân xứ sở Tây ban cầm.
Trong cuốn Những đóng góp của thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước đối với
nền văn học Việt Nam hiện đại, Chu Văn Sơn đã nghiên cứu khá sâu về thế giới thơ
Thanh Thảo qua bài viết Thanh Thảo – Nghĩa khí và cách tân. Khi khai thác vẻ đẹp
“lấp lánh chất người” trong thơ Thanh Thảo, tác giả đã khẳng định “chất người
chính là nỗi trăn trở, niềm day dứt cả đời Thanh Thảo” [14, tr.197]. Đặc biệt, tác giả
xoáy sâu vào bản lĩnh của “một ngòi bút ham cách tân… một bản lĩnh dám dấn
thân, dám tiên phong”[14, tr.206]. Thanh Thảo không chỉ đem đến một tiếng thơ
“đầy những bận tâm, toàn những day dứt nhân bản sâu kín… tồn những trải
nghiệm sinh tử, rớm máu mà vẫn kiên tâm”[14, tr.209] mà ông còn “đột phá vào
cấu trúc thơ”, điều này thể hiện rõ trong Khối vuông Rubic. Tác giả khẳng định
“Thanh Thảo đã mày mị tìm hiểu nhiều lĩnh vực, từ thơ sang văn xuôi, từ âm nhạc
đến hội họa, từ sân khấu đến điện ảnh, từ kiến trúc đến những trị chơi đậm tính trí
tuệ…tất cả chỉ nhằm mục đích cuối cùng: làm giàu cho thơ” [14, tr.215].
Bàn về biểu tượng thơ Thanh Thảo, trong bài Cỏ xanh và lửa đỏ, Mai Bá Ấn


4

đã tập trung khai thác ý nghĩa của cặp biểu tượng “cỏ xanh và lửa đỏ”. Tác giả còn
khẳng định “cỏ xanh” và “lửa đỏ” trong thơ Thanh Thảo là “một kiểu tư duy khá
độc đáo, kết hợp một cách logic những cái đối lập tưởng chừng như không thể kết
hợp được” [3, tr.67]. Điều này thể hiện rõ ý thức cách tân thơ trong q trình góp
phần hiện đại hóa thơ ca của ơng. Bên cạnh đó, Mai Bá Ấn cịn nói về thể thơ trong
Khối vng Rubic, đó không đơn giản là thơ văn xuôi như chúng ta thường nghĩ mà
là một loại “thơ tích hợp thể loại, vừa là văn xuôi, vừa là điện ảnh, vừa là kịch, vừa
là hội họa, vừa là âm nhạc… tất cả cùng xoay trịn và tạo nên một kiểu thơ tích hợp,
độc đáo, mới lạ” [3, tr.67]. Đây là đỉnh cao trong ý thức cách tân kết cấu nghệ thuật
bằng sự trộn lẫn những loại hình nghệ thuật độc đáo.

Bửu Nam trong bài Khối vng rubic - Một hướng tìm tịi mới của thơ Thanh
Thảo, đã nói đến những chủ đề tư tưởng chính của tập thơ Khối vng Rubic. Tác
giả cịn khẳng định đây là “một tìm tịi rất là Thanh Thảo” về hình thức nghệ thuật:
“đó là một tìm tịi mới và có thể gọi là cách tân, vì nó đem lại nhiều thơng tin nghệ
thuật mới về cuộc đời mà hình thức cũ khơng thể chun chở nổi” [33].
Bên cạnh những bài viết của các nhà phê bình, cịn có một số cơng trình
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của các trường khác nhau như: Tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật của Thanh Thảo (2006) của Đặng Thị Hương Lý; Tư duy nghệ
thuật thơ Thanh Thảo (2008) của Đoàn Thị Ngọc Thủy; Yếu tố tượng trưng siêu
thực trong thơ Thanh Thảo (2011) của Nguyễn Thanh Tuấn…
Nhìn chung, có rất nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu về thơ Thanh
Thảo. Bằng những con đường khác nhau, các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá
khá sâu sắc về thơ ông. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết và cơng trình này đều đi
vào tìm hiểu một vài đặc sắc về tư tưởng chủ đề, quan niệm nghệ thuật và phác họa
chân dung thơ Thanh Thảo. Những nghiên cứu bàn về phong cách nghệ thuật thơ
Thanh Thảo chưa nhiều và nằm rải rác trong các bài viết khác nhau. Đến nay, gần
như chưa có cơng trình nào đi sâu một cách có hệ thống bàn về phong cách nghệ
thuật thơ Thanh Thảo qua Khối vuông Rubic.
Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá đó, ở đề tài này, người nghiên cứu tiếp


5

tục đi sâu hơn và có hệ thống hơn về phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo trong
Khối vuông Rubic để khẳng định phong cách thơ ông; đồng thời, qua đó giúp cho
việc tiếp cận, lĩnh hội tác phẩm được dễ dàng hơn, góp phần khẳng định vị trí và tài
năng của một hồn thơ có nhiều đóng góp cho nền thi ca dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phong cách nghệ thuật thơ Thanh Thảo được thể
hiện qua những nét độc đáo trong tư duy, quan niệm nghệ thuật, và qua một số nét

nghệ thuật đặc sắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập thơ Khối vuông Rubic của Thanh Thảo (1985),
Nxb Tác phẩm mới, H.
4. Giới thuyết thuật ngữ
“Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ
thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung
thuộc cùng một thể loại” [15, tr.782]. Hay trong cuốn Lí luận văn học cũng định
nghĩa: “Phong cách là dấu hiệu độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm
chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [13, tr.482-483].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù
thẫm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một
nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc…
Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu
hiện của tính nghệ thuật. Khơng phải nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những
nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách độc đáo” [10, tr.255-256].
Nguyễn Khắc Sính trong cuốn Phong cách thời đại cho rằng: “Phong cách nghệ
thuật là nét đặc sắc độc đáo của chỉnh thể sáng tạo văn học thể hiện trong sự thống nhất
hình thức và nội dung” [16, tr.9]. Và “Khơng phải nhà văn nào cũng có phong cách mà
chỉ có những nhà văn lớn, nhà văn ưu tú mới làm nên chỗ độc đáo có tính chất thẫm mỹ
và cái độc đáo ấy là nét xuyên suốt, thống nhất, ổn định trong sự phong phú, đa dạng và
đổi mới trong tất cả các sáng tác của nhà văn đó” [16, tr.65].


6

Phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện cái nhìn độc đáo, riêng biệt, có
tính phát hiện của nhà văn đối với cuộc sống. Những đặc điểm riêng biệt, độc đáo
được thể hiện và lặp đi lặp lại nhiều lần trong sáng tác của nhà văn, giúp người đọc
nhận ra được nhà văn qua tác phẩm.

Như vậy, phong cách nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật, là những nét
độc đáo từ nội dung đến hình thức được thể hiện trong các tác phẩm của một nhà
văn để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng nhằm thấy rõ tư tưởng của nhà thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, người nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tìm hiểu về phong cách thơ Thanh
Thảo, đề tài không nghiên cứu riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một chỉnh thể hệ
thống của tiến trình phát triển lịch sử văn học, để thấy được điểm sáng phong cách
Thanh Thảo.
5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Qua việc phân tích những biểu hiện
độc đáo trong thơ Thanh Thảo, đi đến khái quát thành những luận điểm cơ bản, sau
đó tổng hợp lại vấn đề nhằm thấy rõ giá trị thơ ông.
5.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Tìm hiểu những nét đặc sắc trong
phong cách nghệ thuật thơ Thanh Thảo trong sự đối sánh với các tập thơ trước đây
của ông và với các nhà thơ khác cùng thời, để thấy được những nét đặc trưng riêng
cũng như thấy được phong cách độc đáo của tác giả.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm 3 chương:
Chương 1. Thanh Thảo và hành đổi mới tư duy nghệ thuật thơ
Chương 2. Khối vuông Rubic - Thế giới nghiệm suy từ “khoảng ngưng lặng
sâu thẳm nhất” của cái tôi trữ tình
Chương 3. Khối vng Rubic - Nét đặc sắc về phương thức nghệ thuật


7

CHƯƠNG 1
THANH THẢO VÀ HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ
1.1. Thanh Thảo với quan niệm thơ

Là một nhà thơ có ý thức sáng tạo nghệ thuật, khao khát được dấn thân, mở
đường, Thanh Thảo không ngừng suy ngẫm, trăn trở về cái đẹp, về nghệ thuật.
Những quan niệm thơ được ông phát biểu khá đa dạng và độc đáo theo cách cảm,
cách nghĩ của riêng mình. Đó chính là sự kết tinh từ chính q trình sáng tạo nghệ
thuật không ngừng nghỉ của ông.
1.1.1. Thế giới nghệ thuật thơ “mãi mãi là bí mật”
Khơng chỉ là một nhà thơ, Thanh Thảo còn xuất hiện với tư cách là một
người viết tiểu luận - phê bình được bạn đọc rất chú ý bởi giọng văn sắc sảo với
những phát hiện độc đáo, mới mẻ. Là một người say mê nghiên cứu các lý thuyết,
trào lưu văn học hiện đại phương Tây kết hợp với thực tiễn sáng tác của mình,
Thanh Thảo đã có những quan niệm thơ khá mới lạ, sâu sắc.
Ơng đã khơng ít lần phát biểu quan niệm của mình về thơ trong các bài trả
lời phỏng vấn, các bài tản văn, tiểu luận - phê bình… Dường như với Thanh Thảo
thơ là lẽ sống của cuộc đời nên trong quan niệm của mình, ơng nhìn thơ ở mọi góc
cạnh. Ơng cho thơ một định nghĩa, ông kiếm tìm bản chất của thơ, những mối quan
hệ của thơ và thế giới và quan trọng hơn là tư tưởng cách tân, đổi mới, làm giàu cho
thơ.
Quan niệm thơ được Thanh Thảo phát biểu bằng một giọng văn sắc sảo, có
tính triết lí cao. Với ơng, thơ là một thế giới bí ẩn - “mãi mãi là bí mật”. Có thể ta
“mãi mãi dị tìm” nhưng “mãi mãi không thể nào chạm đáy”, bởi “Thơ không từ
chối bất cứ cái gì, nhưng thơ khát khao sự bí ẩn” [25, tr.215]. Ơng cịn cho rằng:
“Thơ là chữ nghĩa nhưng cũng không phải là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý
thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của
nhà thơ”. Đó là “tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là
cả đời người, của nhiều đời người” [25, tr.233]. Như vậy, thơ là phần của vơ thức,
nó xuất phát từ tận sâu bên trong tâm hồn con người. Thơ phải chính là số phận của


8


người làm thơ. Đến với thơ ca, con người phải trải qua một cuộc hành trình đi tìm
mình, đi khám phá những bí mật vơ tận trong tâm hồn mình; bởi “thơ có thể bất
chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận
người” [25, tr.116]. Do vậy, thơ trước hết là những kí thác thầm kín của người nghệ
sĩ, sau nữa là sự cộng hưởng của tâm hồn thi nhân với những thân phận khác trong
cuộc đời. Vì thế, theo ơng “thơ khơng cần lý giải, mà cần được cảm, được xúc
động, được đánh thức một cách như tình cờ” [25, tr.477].
Trong quan niệm của Thanh Thảo, thơ còn chứa đựng nhiều ý nghĩa và triết
lí sâu xa bởi vì “thơ có thể cùng một lúc kích động nhiều người, nhưng lại chỉ dành
cho từng con người riêng biệt, từng con người muốn qua cảm nhận thơ để cảm nhận
chính con người mình, và qua chính con người mình mà cảm nhận thế giới. Một thế
giới vừa chuyển động vừa đăm đắm nhìn, một cái nhìn mơ màng và thức tỉnh” [25,
tr.215]. Thanh Thảo khẳng định thơ chỉ dành cho một người; qua thơ, mỗi người sẽ
tự cảm nhận về mình và về thế giới, “thơ nói những điều kì lạ nhưng khơng vu vơ,
nó là mũi khoan dị tìm những nguồn mạch bí mật” (Khối vng Rubic).
Thanh Thảo đã có một quan niệm khá mới lạ về chức năng giáo dục của thơ:
“Thơ đích thực khơng nhằm giáo dục cải tạo ai, nhưng nó lại giúp thanh lọc tâm
hồn con người” [25, tr.286]. Giá trị muôn đời của thơ vẫn là những giá trị mang tính
nhân văn, những vấn đề thuộc về con người, về nhân loại. Và cái làm nên giá trị ấy
chính là ở sự “thanh lọc tâm hồn”. Chính vì vậy trong quan niệm của Thanh Thảo,
thơ khơng phải là thứ vật chất bình thường mà là tiếng gọi của tâm linh. Thanh
Thảo còn nhấn mạnh khả năng thức tỉnh của thơ: “Thơ có ích khơng phải vì thơ
giáo huấn ai, giáo dục ai, cải tạo ai, mà vì thơ thức tỉnh con người trước cái “trăm
năm”, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một thống
nhìn lại chính mình một cách bình thản” [24, tr.80]. Thơ đôi khi chỉ cần một khoảnh
khắc nhưng nó có thể đồng cảm, an ủi và nâng đỡ con người trước mọi hoàn cảnh
của cuộc sống; hơn thế, nó cịn lay động và thức tỉnh tâm hồn con người. Và Thanh
Thảo cũng đã cảnh báo “Tơi có thể nói ngay rằng: những kẻ nào toan tính lợi dụng
thơ, rốt cuộc đều bị thơ lợi dụng và không hiếm kẻ đã bị thơ làm cho điên đảo khi



9

nó hứa hẹn những thiên đàng bất tử, những trái quả ngon ngọt của vinh quang”
(Khối vuông Rubic).
Thanh Thảo là nhà thơ vừa sáng tác vừa có những suy niệm khá độc đáo về
thơ. Chính sự cộng hưởng của một tư duy sắc sảo cùng với sự cảm nhận tinh tế
trong tâm hồn của một thi sĩ đã tạo nên một hệ giá trị riêng trong những suy niệm
của ông về thơ. Với Thanh Thảo thì thơ mãi mãi là bí mật bởi thơ chẳng là gì nhưng
cũng có thể là tất cả. Và để tạo ra cõi bí mật trong thơ đó, Thanh Thảo đã có những
quan niệm độc đáo về sự sáng tạo trong thơ ca.
1.1.2. Sáng tạo thơ ca – sự tái sinh không ngừng
Thanh Thảo cũng quan niệm rằng nói đến thơ là nói đến sự sáng tạo, khi làm
thơ thì nhà thơ phải biết rằng mình đang sống trong lịng sự sáng tạo. Mỗi thế giới
nghệ thuật thơ phải là một thế giới riêng biệt, mới mẻ, sống động. “Thơ chẳng ai
giống ai, chẳng ai mong giống ai, và khơng có lối đi nào chung cho cả hai nhà thơ
cả. Đó là thách thức, và cũng là cái làm nên sức quyến rũ của thơ” [25, tr.239]. Nhà
thơ phải ln tự đổi mới mình, đừng bao giờ lặp lại chính mình nếu khơng thơ sẽ
khơng thể nào tồn tại. Đó là cái khắc nghiệt mà nhà thơ phải đối diện trong hành
trình sáng tạo của mình; “…trong thơ, u cầu đó là thường xun: phải sống lại
qua mỗi bài thơ, cặp mắt mình phải được tái sinh liên tục. Cái yêu cầu gần như
không tưởng! Nhưng thơ sẽ chết nếu không thực hiện được yêu cầu ấy” (Khối
vng Rubic). Nhà thơ có phong cách phải sáng tạo một thế giới thơ riêng, một
tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng trong thế giới nghệ thuật của mình bằng chính
sự trải nghiệm trong đời thơ của mình. Và Thanh Thảo cũng cho rằng, sáng tạo là
biểu hiện của sự sống, nghệ thuật bắt nguồn từ nội tại cuộc sống: “Khơng phải vì
chống lại cái chết mà con người sáng tạo. Chính nhu cầu tự thân của cái sống làm
nảy lên cây táo non, làm nảy lên nghệ thuật” (Khối vuông Rubic).
Với Thanh Thảo, thơ phải là tiếng gọi từ tâm thức và thiên lương của nhà
thơ. Người nghệ sĩ phải sống thật với mình và với đời bởi “phàm làm thơ dù viết về

ai, về cái gì cuối cùng cũng nhằm bộc lộ mình” [25, tr.470]. Nhà thơ phải thơng qua
nỗi đau của bản thân để nói về nỗi đau của nhân loại, bởi hơn ai hết, nhà thơ hiểu


10

rằng: “dù thi sĩ một phút thôi, cũng không giấu nổi mình” (Ở năm tám mươi lăm của
một con tàu). Nhà thơ đi tìm thi hứng ở chính tâm hồn mình với tất cả những biến
động sâu thẳm của nó. Vì vậy, quá trình sáng tạo thơ bao giờ cũng thể hiện thiên
năng của nhà thơ. Với ông “nhà thơ đích thực là người có thể mơ khi đang tỉnh, và
rất tỉnh khi đang mơ” [25, tr.228]. Thi nhân chỉ có thể sáng tạo trong ám ảnh của vơ
thức và tâm linh. Bằng sự nghiệm sinh của thi sĩ, Thanh Thảo đã có những quan
niệm tinh tế và sâu sắc về sự sáng tạo của nhà thơ.
Đến với thơ, người nghệ sĩ phải chấp nhận sự dấn thân, chấp nhận sự thách
thức. Khi cầm bút tức là lúc nhà thơ đang tự cứu mình cũng là đang tự làm tổn
thương mình, bởi “Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ…
Thơ là con dao găm “tôi tự ném vào khoảng trống” (Văn Cao), nhưng người bị
thương lại chính là tơi” [22, tr.5]. Nhà thơ lúc nào cũng đi trên ranh giới giữa sự
sống và cái chết, giữa cái đẹp và sự tầm thường, giữa nỗi đau tinh thần và niềm vui
sáng tạo. Nhưng chính ở trạng thái chênh vênh đó, nghệ thuật mới ra đời: “Như một
diễn viên xiếc trên dây, mọi cặp mắt khán giả đang đổ dồn vào anh thán phục sự
thăng bằng tương đối mà quên rằng dưới chân diễn viên là… khơng khí, là vực
thẳm, là hiểm nguy. Và chính diễn viên là người quên điều đó trước” [21, tr.26].
Thanh Thảo cũng cho rằng, ngôn ngữ thơ là điều ám ảnh thường trực trong
tư duy sáng tạo của nhà thơ. Bởi lẽ, nhà thơ ln phải kiếm tìm, dấn thân để chống
lại sự sáo mịn trong ngơn ngữ thơ của mình. Và ơng đã có một phát biểu khá độc
đáo trong việc sáng tạo ngơn ngữ thơ: “Với thơ có một điều dường như nghịch lý: là
khi cái nhìn của thi sĩ càng trong, thậm chí trong suốt thì ngơn ngữ thơ lại càng mờ”
[25, tr.227]. Đây không chỉ là một ý niệm về ngơn ngữ thơ mà chính từ sự trải
nghiệm trong đời thơ của mình. Thanh Thảo nêu ra một kinh nghiệm trong việc

sáng tạo ngôn ngữ thơ. Trong quan niệm của Thanh Thảo, ngôn ngữ thơ không chỉ
là những kí hiệu phản ánh hiện thực cuộc sống bên ngồi mà cịn là những mã thẩm
mĩ giúp người đọc cảm nhận, khám phá hiện thực bên trong.
Về cấu trúc của tác phẩm thơ, Thanh Thảo đã tập trung nỗ lực cách tân của
mình đột phá vào cấu trúc thơ. Và Thanh Thảo đã thực sự khẳng định mình trong


11

thế hệ các nhà thơ cùng thời bởi một tư duy thơ hồn tồn mới; “Rubic - đó là cấu
trúc của thơ”, bởi “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubic
là trị chơi kì lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp những ý nghĩ. Có hàng
tỉ cách sắp xếp” (Khối vng Rubic). Thanh Thảo - dùng hình ảnh của trị chơi
rubic để biểu thị cấu trúc của thơ mình. Phải chăng, thơ cũng là một trị chơi đầy bí
ẩn mà mỗi lần thay đổi, diện mạo thơ lại xuất hiện đầy bất ngờ. “Rubic thơ” của
Thanh Thảo - sự hỗn loạn trên bề mặt con chữ, thực chất là một cách biểu hiện của
tầng sâu những cảm xúc thầm kín bên trong. Cũng như khối rubic, mỗi vịng xoay
chuyển, ta lại có một trật tự mới của những ô màu; nhưng dù hỗn độn thế nào thì
bên trong chúng vẫn được kết nối bằng một trục cố định. Thanh Thảo vốn quan
niệm rằng, thơ phải lặn sâu vào những dòng chảy thực chuyển động theo khoảnh
khắc, đầy bất định với những liên tưởng bất chợt. Nhưng cái càng bất chợt, ít trật tự
ấy lại được liên kết bởi những xâu chuỗi khó nhận biết và đầy bí mật. “Tơi hay nghĩ
những điều chưa thành/ Những màu sắc lạ thoáng nhanh qua đầu/ Tôi hay xâu
chuỗi vào nhau/ Những chữ rời rạc như xâu hạt cườm/ Có khi dùng sợi chỉ thường/
Có khi là một chuỗi cườm không dây” (Chuỗi cườm).
Tất cả quan niệm trên đều thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, khát khao
kiếm tìm và khái quát về thơ ca của Thanh Thảo. Là một nhà thơ, Thanh Thảo cũng
đã có những suy nghiệm khá độc đáo về thơ. Chính những suy nghiệm đó đã làm
nên một thế giới thơ vơ cùng độc đáo và tràn ngập những cảm xúc, những suy tư.
Với Thanh Thảo, nói về thơ cũng là một cách để người nghệ sĩ tỏ bày những suy tư

của mình lên trang giấy một cách trực diện nhất. Những quan niệm đó góp phần vào
việc làm phong phú và hiện đại hóa hệ thống quan niệm nghệ thuật về thơ ca.
1.2. Hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ
thuật. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh
quan của người sáng tạo. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hiện
tượng thơ.
Nguyễn Bá Thành đã khẳng định: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và


12

sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thức khách quan theo
nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan
và nhân sinh quan của người sáng tạo” [20, tr.36]. Hay “tư duy nghệ thuật là một bộ
phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ
thẫm mĩ” [10, tr.381]. Ta có thể hiểu, tư duy nghệ thuật một mặt là hoạt động nhận
thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh, tìm tịi để nhận thức hiện thực và khái quát
hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ quan; mặt khác tư duy nghệ thuật
chính là q trình nhận thức của độc giả về tác phẩm nghệ thuật.
Thanh Thảo đã thực sự “khuấy đảo thơ đương đại Việt Nam” với một tư duy
nghệ thuật hiện đại. Ông là nhà thơ đã nói được sự trần trụi của cuộc chiến và thổi
vào thơ tiếng nói đầy bận tâm về thế sự, về đời sống trước mọi sự đổi thay. Tư duy
thơ Thanh Thảo góp phần đánh dấu một sự đổi mới trong tư duy thơ Việt Nam hiện
đại.
1.2.1. Từ Dấu chân qua trảng cỏ
Thanh Thảo là nhà thơ áo lính, trưởng thành từ những tháng năm bom đạn ở
Trường Sơn. Ngay sau 1975, tên tuổi của Thanh Thảo đã có những tiếng vang lớn
trên thi đàn Việt Nam với: Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những người đi tới biển
(1977). Thanh Thảo trở thành một tiếng thơ mạnh mẽ, ấn tượng trong thơ ca cách

mạng Việt Nam. Sáng tác của Thanh Thảo giai đoạn này hướng về hiện thực chiến
tranh cùng với những vấn đề nhân sinh được đặt ra trong đó.
Với quan điểm tư duy thơ hiện đại, Thanh Thảo ln trăn trở, tìm lối đi cho
thơ để thơ luôn vận động. Và ông đã đưa ra một tun ngơn rất riêng của người lính
trẻ bằng giọng thơ sâu lắng, không ồn ào, hoa mỹ. Bài ca của chúng tơi/ là bài ca
ống cóng/… bài ca của hơm nay/ thô sơ và hực sáng/ mang lẽ đời đơn giản/ nói
được đến ngày mai (Bài ca ống cóng). Nhà thơ đã tuyên ngôn về đề tài, chất liệu và
cảm hứng mới cho thơ mình và thế hệ mình. Họ sẽ viết về đời sống thực mà họ nếm
trải, về những cái quen thuộc bình thường, gắn bó với thế hệ. Vì vậy, sáng tác của
Thanh Thảo giai đoạn này chủ yếu thiên về bộc bạch, giãi bày cùng với những suy
tư, trăn trở của một người lính mới bước vào hiện thực khốc liệt của chiến trường.


13

Trước hiện thực nóng hổi của chiến trường, thơ Thanh Thảo hướng tới những
vấn đề mang ý nghĩa khái quát: hình tượng nhân dân, chân dung người lính, lí
tưởng, hạnh phúc… Từ những điều tưởng như giản dị ấy song nó lại có ý nghĩa bao
quát về một lớp người, về cả một thời kì. Bằng cái tơi thấm thía nỗi đau của cuộc
chiến, Thanh Thảo đã viết những câu thơ bề mặt tưởng như thanh thản nhưng ẩn
đằng sau những câu chữ ấy, nhà thơ hướng người đọc vào chiều sâu cảm xúc, suy
nghĩ. Câu thơ mang đậm chất văn xi như lời tự sự: những tình u thật thà không
ồn ào/ chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt/ chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi
giác quan (Thử nói về hạnh phúc). Thanh Thảo cũng đã nói rất thật về chiến tranh,
về những hi sinh mất mát, về cả quan niệm của một người lính trẻ khơng chịu chết
cho bất cứ tín điều mù quáng nào mà chỉ sẵn sàng chết cho đất nước mình: chúng
tơi khơng muốn chết vì hư danh/ khơng thể chết vì tiền bạc/ chúng tôi xa lạ với
những tin tưởng điên cuồng/ những liều thân vơ ích (Thử nói về hạnh phúc). Những
người lính trẻ trong thơ Thanh Thảo đã tun ngơn về lẽ sống của mình: đất nước
đẹp mênh mang/ đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt/ chỉ riêng Người,

chúng tơi dám chết! (Thử nói về hạnh phúc).
Khơng chỉ thế, Thanh Thảo đã gửi vào thơ lục bát cái tinh thần, khẩu khí của
thời đại mình; đã áp sát những vấn đề thời sự nóng hổi của cuộc sống vào thơ. Có
lúc, ơng đưa lối tư duy logic hiện đại vào khiến câu thơ lục bát nặng trĩu suy tư,
chứa đựng nhiều lý giải, suy nghiệm về cuộc đời: Ai đi gần ai đi xa/ Những gì gửi
lại chỉ là dấu chân/ Vùi trong trảng cỏ thời gian/ Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta/
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha/ Cho người sau biết đường ra chiếm trường (Dấu chân
qua trảng cỏ). Chất suy tư ấy đã được nảy sinh từ hiện thực gian khổ, ác liệt của đời
sống chiến trường thông qua sự trải nghiệm sâu sắc của cái tơi thế hệ. Qua đó, chân
dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng hiện lên như những con người đầy tinh thần
trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước.
Lên đường ra trận, dấu chân người lính in khắp nẻo đường đất nước. Gia tài
của họ không chỉ là “chiếc bịng con” mà cịn là tình cảm không thể nào nguôi quên
đối với mẹ già, với người con gái nơi hậu phương. Những điều tưởng chừng như rất


14

đơn giản nhưng nó lại ln xốy sâu vào tâm thức mỗi con người: Anh nhớ em/
Quân thù không thể biết/ Anh nhớ em/ Trường Sơn có bao nhiêu cây xanh/ Chót vót
trên kia thắm một vịm lá đỏ/ Nỗi nhớ anh dâng lên tới đó/... Anh nhớ/ Anh nhớ gì
hơm nay/ Cả những điều nhỏ nhoi bình lặng nhất/ Của hai ta cũng soi vào đất
nước/ Bằng ngọn lửa riêng bền bỉ suốt đời mình (Những người đi tới biển).
Cái khác nhất, mới nhất của Thanh Thảo chính là cái giọng thơ táo bạo, gai
góc khi phản ánh về chiến tranh. Một cách nói mới mẻ, trần trụi, dữ dội nhưng vẫn
lấp lánh chất thơ - đó là tiếng nói của những người trong cuộc - những người cùng
thế hệ. Cả thế hệ xoay trần đánh giặc/ Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua sông/...
Cuộc sống ở đây vẫn cuộc sống bình thường/ Cái lạ nhất là khơng thấy gì lạ cả/...
Phải thương lắm mới đi làm cách mạng/ Phải thương nhiều hơn mới giữ nổi lòng
tin/ Nhưng phải thương đến tận cùng đớn đau mới làm người Mẹ (Những người đi

tới biển).
Hiện thực chiến tranh được nhìn một cách trần trụi và khốc liệt như vốn có.
Thanh Thảo không hề bỏ qua hoặc lảng tránh những đau thương mất mát, khơng lý
tưởng hóa q đà mà âm hưởng thơ vẫn đong đầy chất bi hùng của một sử thi hiện
đại: Ngày dân tộc trở về đường số một/ Lịng khơng ngi thương những cánh rừng
này/ Nơi những đứa con nằm lưng đèo cuối dốc/ Dọc theo lối mòn chìm khuất dưới
rừng cây/ Nếu một ngày ta dựng những hàng bia/ Xin hãy đề “nơi đây những cuộc
đời chưa bao giờ yên nghỉ (Những người đi tới biển). Sự hi sinh của người chiến sĩ
được Thanh Thảo trình bày một cách thẳng thắn, tự nhiên, bằng giọng nói thường.
Là sự cứng cỏi chấp nhận. Cách nhìn hiện thực như thế đã làm nên nét riêng trong
thơ Thanh Thảo.
Với Dấu chân qua trảng cỏ, Thanh Thảo đưa ngòi bút của mình đến với xu
hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của nhân dân,
người lính. Tập thơ tái hiện lại một cách tương đối toàn diện cả một thời bi hùng
của dân tộc. Bắt đầu từ Dấu chân qua trảng cỏ, Thanh Thảo đã thể hiện nét táo bạo
trong cách cảm, cách nghĩ của mình về những vấn đề lớn của dân tộc. Tuy nhiên,
thơ Thanh Thảo thời kì này vẫn cịn giữ trong nó âm hưởng của văn học sử thi. Là


15

một nhà thơ ln có ý thức đổi mới về nghệ thuật, luôn khát khao được dấn thân,
mở đường, Thanh Thảo khơng chỉ dừng lại ở đó. Sau những bước đi ban đầu của
mình, thi sĩ vẫn khơng ngừng theo đuổi những dự định sáng tạo mới. Và phải đến
Khối vng Rubic ra đời, thì những nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo mới
được bộc lộ.
1.2. 2. … đến Khối vuông Rubic
Bước sang Khối vuông Rubic, Thanh Thảo có nhiều thể nghiệm mới về mặt
nghệ thuật, thể hiện một ý thức cách tân về thể loại rõ rệt. Tập thơ là bước chuyển
biến quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Thanh Thảo. Tác phẩm ra đời ngay sau

khi hồ bình lập lại, đánh dấu cho bước đột phá cả về nội dung và nghệ thuật của
phong cách thơ Thanh Thảo. Từ đây, Thanh Thảo đã mở ra chặng đường sáng tạo
mới cho sự nghiệp của mình; đồng thời, góp phần mở ra những ngả đường mới cho
thơ Việt đương đại.
Hiện thực chiến tranh được Thanh Thảo nói tới trong Khối vuông Rubic là
một hiện thực rộng lớn, có tầm khái qt cao. Ở đó khơng chỉ có những hi sinh, mất
mát mà cịn có những những góc khuất tâm hồn người lính và cả những tâm tư,
nguyện vọng sâu kín mà thống thiết của con người. Cái tơi người lính nói về thế hệ
mình với đầy đủ những tình cảm, khát vọng, những suy nghĩ và tâm tư bằng giọng
thơ hoài niệm giàu sắc điệu vừa ngang tàng, khẩu khí vừa lắng đọng, thâm trầm: thế
hệ chúng tơi trắng từng đêm lội nước/ sình bết từ chân bết đến đầu/ nên giọng nói
có nhiều khi ngang dọc/ nên cái nhìn có lắm phen gai góc/ vì ngọn lửa chịu sình là
lửa thực/ đã bùng lên/ dám cháy tận sức mình (Một người lính nói về thế hệ mình).
Đó là tun ngơn của người trẻ về chiến tranh. Thanh Thảo đã viết về cuộc chiến rất
thực đến trần trụi mà đầy cả trách nhiệm. Giờ đây, tiếng nói của thế hệ trẻ bớt đi cái
“ồn ào, náo nhiệt” mà trầm lắng suy tư, nghiêng về phân tích, lí giải cuộc chiến và thế
hệ mình. Những suy ngẫm, tự bạch, độc thoại với thế hệ được cảm nhận bằng kinh
nghiệm của người trong cuộc: thế hệ chúng tôi không chỉ sống bằng kỉ niệm/ không
dựa dẫm những hào quan có sẵn/ lịng vơ tư như gió chướng trong lành/ như sắc trời
ngày nắng tự nhiên xanh (Một người lính nói về thế hệ mình).


16

Chiến tranh qua đi, cuộc sống mới ngổn ngang bề bộn, những thay đổi của
con người khiến nhà thơ cũng phải thay đổi tư duy của mình. Với cái tơi nhiều trăn
trở, tuy tư, nhà thơ bày tỏ những quan niệm về con người, không né tránh những
vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội bằng giọng trầm lắng, day dứt, chiêm nghiệm
về những giá trị đời sống, giá trị con người.
“Tôi xoay những ô vuông. Lại một đoạn đối thoại:

- anh chuyên đánh quả, nhưng đã bao giờ anh đánh quả thời gian?
- chuyện đàn bà! Anh có để ý khi phụ nữ trang điểm cho trẻ lại cho đẹp hơn
là họ đã đánh quả cả thời gian lẫn mắt ta đấy. Một mũi tên chết hai con chim!
- cịn anh?
- tơi bán đồng hồ dởm. Đó cũng là một cách đánh quả thời gian. Cịn anh?
- tơi có mặt ở cơ quan đủ “tám giờ vàng ngọc” nhưng khơng làm gì cả. Đó
cũng là một cách đánh quả thời gian.”
(Khối vuông Rubic)
Tư duy thơ Thanh Thảo lúc này là lối tư duy phản tỉnh, day dứt về những đổi
thay, nhìn thẳng vào nhiều vấn đề có phần gai góc trong xã hội. Tất cả được nhà thơ
thực tả với cái nhìn hiểu đời, cái nhìn đầy trăn trở. Là sự ích kỷ, hẹp hịi của con
người; “Hơn cả tắm trong lửa, trong nước, là tắm trong những ý nghĩ trung thực.
Vào nhà hát, ra cuộc đời, chúng ta chỉ thích đóng vai khán giả: bi kịch là của người
khác, sự tẩy rửa xảy đến cho người khác” (Khối vuông Rubic) và cái mà nhân loại
đang thiếu là “một lịng tốt bình thường”. Là sự giàu nghèo trong xã hội; một bên là
cuộc sống chật vật, đói khổ “trên đường phố dịng người chảy tan vào nắng/ có kẻ
đói hoa mắt thấy hàng triệu mặt trời” (Đọc những nhà thơ da đen) và một bên là
cuộc sống xa hoa “thịt bị già dai ngốch, đổ đi, cho hai bát gà” (Khối vuông
Rubic). Là cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh của con người “những tấm áo lấm bụi
đầm mồ hôi/… nghe thanh thản trên lưng người bốc vác” (Bến sông Hàn buổi trưa).
Thanh Thảo cũng bày tỏ những băn khoăn, chiêm nghiệm của mình về hạnh phúc:
“Làm sao tính tốn được hạnh phúc?... anh hãy chỉ tơi xem: ơ vuông nào cất giữ
hạnh phúc, màu sắc nào tượng trưng hạnh phúc?” (Khối vng Rubic). Chính cuộc


17

sống mới với bao ngổn ngang bề bộn, những mối quan hệ giữa con người đổi thay
khiến cho nhà thơ cũng phải thay đổi tư duy nghệ thuật. Cái tôi trữ tình trong thơ
Thanh Thảo trở nên đời hơn với những tâm tình thực, đẹp hơn trong cái nhìn mn

mặt đời thường.
Vừa đi ra khỏi cuộc chiến, con người trở lại đời sống hằng ngày với nhiều đổ
vỡ, mất mát. Bao giá trị đã đổi thay. Thơ trở về với cái hàng ngày, bớt đi chất giọng
hào sảng, ngọt ngào mà thay vào đó là giọng thơ ráp giàu chất nghĩ. Có tiếng nói
tình cờ làm thay đổi số phận. Đây hiếng thì thầm của khoảnh khắc qua nhanh. Ta
đã dằn vặt vì một vài bậc lương, vì anh thủ trưởng quan liêu hay chị mậu dịch viên
cửa quyền, vì bà vợ đoảng hay đứa con học hành lơm cơm.Có lúc nào ta hồn tồn
n tĩnh trong một ơ vng xanh. Hãy biết q trọng những gì khơng trở lại (Khối
vuông Rubic).
Là một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, bước sang thời
bình, đứng trước những phạm vi hiện thực mới, Thanh Thảo ln tìm tịi, nỗ lực
trong đổi mới tư duy nghệ thuật. Và người nghệ sĩ ấy đã ln trăn trở, tìm cho mình
một lối đi cho thơ, mà trước hết là tạo một cấu trúc thơ lạ lẫm của riêng mình - cấu
trúc rubic. Trong Khối vuông Rubic, Thanh Thảo đã bày tỏ quan niệm về sáng tạo
nghệ thuật. Những tư tưởng về nghệ thuật của nhà thơ trong tác phẩm này như là
một tuyên ngôn nghệ thuật mở ra con đường tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Thanh
Thảo cũng như con đường để đến với thơ hiện đại. “Tôi xoay những ô vng.
Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubic một trị chơi kì lạ. Chúng ta phải vất vả bao
nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỉ cách sắp xếp. Rubic - đó là cấu trúc
của thơ.” (Khối vng Rubic). Biểu tượng “Rubic thơ” là biểu tượng lớn trong cuộc
đời sáng tác của Thanh Thảo, kết tinh những quan niệm nghệ thuật và thực tiễn sáng
tác của nhà thơ. Rubic là thực thể sinh động và toàn vẹn. Ở đó, những ơ màu hỗn
loạn lại châu tuần rất trật tự xung quanh cái trục bí mật của rubic. Thơ cũng vậy,
Thanh Thảo đã cấu trúc thơ mình như những ô vuông với những sắc màu hiện thực
và xoay bất tận từ sử thi chiến tranh đến những mảng đời thường. Khối vuông Rubic
là một sự sáng tạo cấu trúc nghệ thuật, theo lý thuyết tiếp nhận hiện đại thì đó cũng


18


là sự đồng sáng tạo của độc giả. Tác giả xoay theo ý tác giả, người đọc tham gia
chơi cứ tùy ý tự xoay theo tiếp nhận của mình. Mỗi ô màu là mỗi mảnh đời, mỗi số
phận khác nhau.
Bằng cái tôi khát khao sáng tạo nghệ thuật, Thanh Thảo đã thể hiện những
cảm nghĩ về thơ ca nghệ thuật trong rất nhiều sáng tác. Điều đó nói lên một sự quan
tâm chú ý của tác giả về chính nghề thơ, quan niệm, sứ mạng của thơ ca. Trường ca
Khối vng Rubic là một tìm tịi mới, nó đem lại nhiều thơng tin nghệ thuật mới về
cuộc đời mà hình thức cũ không thể chuyên chở nổi. Thanh Thảo đã tìm được một
từ hay để diễn đạt ý tưởng, quan niệm của mình, đó là trị chơi rubic: Xoay những ô
vuông với những màu sắc vàng, xanh, đen khác nhau; những vịng xoay đó là tồn
bộ những cái gì sâu thẳm nhất của nhà thơ được biểu lộ. Mỗi vòng xoay là một ý
tưởng, một hồi ức, một cảnh đời, một đối thoại đầy ý nghĩa, một suy ngẫm triết lý
về thơ và đời: “Có lẽ, anh chỉ nên sống bằng thời gian của chính mình, con người
anh là đồng hồ sinh học của anh. Như thế anh có thể làm việc trong những hoàn
cảnh hết sức khác nhau mà không sợ bị khớp hay bị lạc lõng… Bằng thứ đồng hồ ấy
anh đo được những tốc độ và những khoảng ngưng lặng sâu thẳm nhất” (Khối
vuông Rubic).
Nếu như trước đây trong mảng đề tài về chiến tranh, ta thường gặp hình
tượng cái tơi trữ tình suy tư, chiêm nghiệm về những mất mát, hi sinh trong chiến
đấu thì nay, khi chiến tranh vừa đi qua ta lại gặp cái tơi trữ tình với bao nỗi day dở
về những sự đổi thay, một cái tôi trải nghiệm về những vấn đề nhân sinh. Sự thay
đổi này cho thấy một hành trình mới của cái tơi trữ tình trong thơ Thanh Thảo. Tư
duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo là tư duy của một nhà thơ giàu trải nghiệm.


19

CHƯƠNG 2
KHỐI VUÔNG RUBIC - THẾ GIỚI NGHIỆM SUY
TỪ “KHOẢNG NGƯNG LẶNG SÂU THẲM NHẤT” CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH

“Cái tơi trữ tình là nhân lõi sáng tạo thơ ca, là cây cầu của mối quan hệ giữa
thơ ca và thế giới. Cái tơi trữ tình bao qt cả mở đầu và kết thúc cũng như tồn bộ
q trình sáng tạo, nó tổ chức điểm nhìn, tổ chức sự vận động cảm xúc cũng như
toàn bộ các phương tiện nghệ thuật nhằm xây cất hình tượng trữ tình. Nó là tất cả
sản phẩm tinh thần thơ ca, là cách nhận thức, thể hiện thế giới, con người bằng
phương thức đặc thù của thơ ca” [14, tr. 51-52]. Cái tôi trữ tình là yếu tố quan trọng
để nhận diện cá tính sáng tạo của nhà thơ; bộc lộ trọn vẹn thế giới quan, tư tưởng,
tình cảm của nhà thơ trước các hiện tượng của đời sống.
Cái tôi trong thơ Thanh Thảo là thế giới của những cảm xúc, suy tư, khắc
khoải trước bộn bề cuộc sống đời thường cũng như những ngóc ngách bí ẩn trong
tâm hồn con người; đó cịn là cái tôi bộc lộ những chiêm nghiệm, ám ảnh khôn
nguôi về chiến tranh; những nỗi niềm, cách cảm, cách nghĩ về nghệ thuật thơ ca.
2.1. Cái tôi trăn trở về con đường nghệ thuật
Là một người nghệ sĩ đầy bản lĩnh sáng tạo, suốt đời thơ Thanh Thảo luôn
băn khoăn, trăn trở, tìm những cách biểu đạt mới làm giàu cho thơ mình. Đó là sự
khát khao sáng tạo của một con người luôn muốn tận hiến cho đời từ những điều
bình lặng nhất. Thơ Thanh Thảo dành mối quan tâm đặc biệt tới những con người
sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái. Đồng thời cịn
mang đậm tính triết lí - chiêm nghiệm về quan niệm, bản chất của thơ ca.
2.1.1. Trân trọng những con người nghĩa khí ngàn đời
Mười một tác phẩm trong Khối vuông Rubic cũng mang dáng dấp của những
vòng xoay đầy ngẫu hứng, vượt khỏi mọi ranh giới của không gian và thời gian để
thể hiện những nhân cách con người. Mỗi vịng xoay là một hình ảnh con người
hiện ra, mà trước hết đó là những con người mang vẻ đẹp nghĩa khí, mang nhân
cách lớn. Đặc biệt là những nhà thơ mà Thanh Thảo cảm phục như Cao Bá Qt,
L.Aragơng, G.Lorca, Maiacơpxki... “Nịi thi sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do


20


đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có một cách để hiểu kẻ viết: cứ xem anh viết về
ai, có thể biết anh là ai” [17, tr.136].
Có lúc vịng xoay này là hình ảnh một người nghệ sĩ tài hoa người Tây Ban
Nha - Phêđêricô Gaxia Lorca (1898-1936). Với Thanh Thảo, Lorca là một nhà
thơ mà ông hết sức ngưỡng mộ, bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca là khoảnh khắc
bắt nguồn từ những ám ảnh lớn về cuộc đời và sự nghiệp của thiên tài Lorca mà đặc
biệt là những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ của Lorca.
Hình tượng Lorca được Thanh Thảo xây dựng bằng những thi liệu đầy ám
ảnh trong thế giới nghệ thuật thơ của chính Lorca: Đàn ghi-ta, áo chồng đấu sĩ, hoa
li-la, chàng kị sĩ đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, con ngựa đen, khúc hát dân
gian, đấu trường đẫm máu, cô gái Di-gan, lá bùa hộ mệnh... Qua đó, Thanh Thảo
cịn thể hiện sự ngưỡng mộ, đồng cảm và thương tiếc sâu sắc đối với một thiên tài
nghệ thuật của thế kỷ XX. Đây cũng là một sáng tạo nghệ thuật mang dấu ấn đặc
trưng của Thanh Thảo.
Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lorca “Khi tơi chết
hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là di nguyện của người nghệ sĩ lớn suốt đời hi sinh
cho nghệ thuật và đấu tranh chống phát xít bạo tàn. Cái chết của Lorca và những
phẩm chất tài năng của người nghệ sĩ ấy bắt gặp hồn thơ Thanh Thảo, để tuyệt bút
này ra đời. Hình ảnh người nghệ sĩ thiên tài hiện lên qua tiếng đàn: Tây-Ban-Nha áo
choàng đỏ gắt/ li-la li-la li-la/ đi lang thang về miền đơn độc/ với vành trăng chếnh
chống/ trên n ngựa mỏi mịn (Đàn ghi-ta của Lorca). Chủ thể trữ tình xót xa,
thương cảm trước cái chết bi hùng của Lorca và sự nghiệp nghệ thuật dở dang: TâyBan-Nha/ hát nghêu ngao/ bỗng kinh hồng/ áo chồng bê bết đỏ (Đàn ghi-ta của
Lorca). Hình ảnh Lorca “như người mộng du” đi vào cõi chết nhẹ nhàng như đi vào
cõi mộng, cõi mơ. Phong thái Người vẫn bình thản, ung dung xem thường cái chết.
Hình tượng “đàn ghi-ta” và “tiếng đàn ghi-ta” xuyên suốt bài thơ với những
cung bậc, sắc màu, âm thanh, trạng thái đầy ám ảnh đã trở thành biểu tượng cho tài
năng và số phận của nhà thơ vĩ đại Lorca. Với những khúc ghi-ta dồn dập: tiếng
ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan/ tiếng ghi-ta ròng ròng/ máu chảy (Đàn ghi-ta của



21

Lorca), Thanh Thảo đã thể hiện những cảm xúc dâng trào, những nỗi đau giằng xé
trước sự hi sinh của thi sĩ tài hoa.
Thanh Thảo đã rất thành công khi tạo dựng một tượng đài Lorca bằng ngôn
ngữ của thơ và âm nhạc. Đàn ghi-ta của Lorca là tiếng nói tri âm của người nghệ sĩ
với một người nghệ sĩ. Sự đồng cảm lạ kỳ của Thanh Thảo với Lorca khiến người
đọc vừa hiểu về Lorca vừa có một cái nhìn trọn vẹn hơn về con người Thanh Thảo một trí thức giàu suy tư và một người nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, lí tưởng.
Vịng xoay tiếp theo là hình ảnh ngời sáng một nhà thơ vĩ đại của nền văn
học hiện đại Pháp thế kỷ XX – A-ra-gông (1897 - 1982). A-ra-gông là một nhân vật
khổng lồ của văn học Pháp thế kỷ XX. Không chỉ là nhà thơ lớn, ơng cịn là nhà
tiểu thuyết bậc thầy, nhà phê bình văn học xuất sắc. Cùng với Andre Breton, Paul
Eluard, ông là người sáng lập nên trường phái siêu thực trong văn đàn Pháp. Cảm
mến tài năng, nhân cách của Người, Thanh Thảo đã cất lên những vần thơ với lòng
cảm phục sâu sắc. Là một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào đấu tranh bảo vệ hịa bình,
người chiến sĩ luôn dâng hiến trái tim chân thành cho tự do, hịa bình của nhân loại.
A-ra-gơng trở thành một con người vĩ đại trong lòng tất cả mọi người dân thế giới.
A-ra-gơng/ nước Pháp có thể vắng người những giờ hoan lạc/ nhưng không thể
vắng người những lúc đắng cay (Ở năm tám mươi lăm của một con tàu).
Chỉ bằng một bài thơ ngắn, Thanh Thảo đã khái quát cả cuộc đời A-ra-gông:
ở tuổi hai mươi/ người ném khẩu súng để cầm câu thơ… ở tuổi bốn mươi/ câu thơ
trong tay Người vụt sáng chói… ở tuổi sáu mươi/ ngỡ giơng bão lặn cả vào lồng
ngực/ ngoảnh nhìn lại những vinh quang đau xót… ở tuổi tám mươi… những câu
thơ phút chốc hóa thành dịng sơng (Ở năm tám mươi lăm của một con tàu). A-ragông - một nghệ sĩ có tâm hồn phong phú, rắn rỏi ln cất lên tiếng nói của lương
tâm và trí tuệ. Ơng là người luôn bộc lộ trái tim chân thành, tin vào lý tưởng đã
chọn, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ hịa bình của nhân dân Pháp và thế
giới. Thanh Thảo đã ảnh hưởng phong cách thơ A-ra-gông rất lớn, đó là: khơng dấu
chấm câu, ngắt dịng rất linh hoạt, tự do, không theo khuôn phép nào, câu thơ dài để
bộc lộ hết xúc cảm tuôn trào, đặc biệt là giàu nhạc điệu.



22

Rồi vịng xoay sau là hình ảnh ngời sáng một nhà thơ vĩ đại của Nga Maiacốpxki (1893 - 1930), Người được mệnh danh nhà thơ của quãng trường, nhà
thơ hùng biện. Ngưỡng mộ nhân cách và tài năng của Maiacốpxki, Thanh Thảo đã
ngợi ca Người bằng những lời thơ đẹp đẽ nhất. Bởi chỉ cần tiếng thơ của Maia vang
lên là cả quảng trường sôi lên cuồng nhiệt “mong đến gần để được nghe giọng nói
nhà thơ”: giữa trăm nghìn lời ngợi ca/ Maia đến/ một nửa số nhà thơ đột nhiên
đứng lặng/ ai cũng tưởng Maia chết lâu rồi/ chỉ sự nghiệp của Người còn mãi mãi
(Nếu Maiacốpxki sống đến tuổi chín mươi). Khơng chỉ là một nhà thơ vĩ đại Maia
còn là một con người “hiền hơn cả tiên ông” với phong thái của một người nghệ sĩ.
Dáng vẻ của một thiên tài, nụ cười lặng lẽ ở tuổi chín mươi “hồn nhiên như trẻ nhỏ”
như xâm lấn thế giới tâm hồn chủ thể trữ tình: tóc như mây mắt như lá/ vầng trán
như khoảng trời yên ả… vẻ lặng im/ kỳ lạ/ của thiên tài (Nếu Maiacốpxki sống đến
tuổi chín mươi).
Và vịng xoay cuối cùng trong Khối vng Rubic là hình ảnh của thi nhân
uống rượu trong đêm với nhà thơ Cao Bá Quát. Sau gần 128 năm, Cao Bá Quát qua
đời, Thanh Thảo viết trường ca Đêm trên cát, để nói về cuộc đời thơ của Cao Bá
Quát với tất cả sự quý trọng, cảm kích. Đêm trên cát được Thanh Thảo viết theo bút
pháp đồng hiện độc đáo về nhân vật Cao Bá Quát mà có người gọi là một “hiện
tượng nhập hồn”. Từ sự kiện Cao Bá Quát có một đêm uống rượu trên sông Trà và
để lại bài thơ bất hủ Trà giang thu nguyệt ca, Thanh Thảo đã sáng tạo nên một
trường ca bất hủ gồm 444 câu viết về một đêm của Cao Bá Quát. “Những câu thơ
trong đêm trăng sơng Trà đã xui khiến Thanh Thảo tìm về một đêm trên cát, chính
là đêm âm vang mãnh liệt nhất xuyên sâu nhất tiếng thơ Cao Bá Quát. Và bản
trường ca cứ thế mà đi “cứ đi và đi mãi” mải miết như dịng nước chảy khơng bến
khơng bờ… nhà thơ đã đi một mạch những câu thơ như nhập hồn người xưa, một
cách tự nhiên, như tiếng nói của linh hồn vốn thế” [5, tr.86]. Câu chuyện là cảm xúc
dồn nén của cái tơi trữ tình trong chỉ một đêm tại một địa điểm cụ thể mà đã khái
quát được cả khơng khí ngột ngạt của một giai đoạn lịch sử dân tộc.

Với hai mươi lăm câu thơ đầu tiên của trường ca Đêm trên cát, Thanh Thảo


×