Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn tạ duy anh qua bức tranh của em gái tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.9 KB, 60 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN TẠ DUY
ANH QUA BỨC TRANH CỦA EM GÁI TƠI
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Bích Hạnh
Người thực hiện:
Lương Thị Thanh

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Nhật Ánh, trong cuộc hành trình tìm về với chính mình, đã
từng “xin một vé đi tuổi thơ”, dù Người bán vé hững hờ - khe khẽ đáp - Hôm
nay hết vé(Robert Rojdesvensky). Trên con đường đi tìm những hồi niệm đó,
nghệ sĩ xứng danh là những người nhạy cảm hơn đời. Có rất nhiều tác phẩm
văn học viết về trẻ con với những cái nhìn chân thật, gần gũi nhưng cũng
khơng kém phần kì diệu. Cứ thế, người đọc như lạc trong thế giới ấy, để rồi


khi bắt gặp một ngã rẽ thú vị trong sáng tác của Tạ Duy Anh - tập truyện ngắn
Bức tranh của em gái tôi, ta ngỡ ngàng, tự vấn.
Tập truyện ngắn Bức tranh của em gái tơi cho ta cái nhìn mới về
phong cách sáng tác của Tạ Duy Anh. Đây không phải là sự vươn mình thử
nghiệm sang một mảng sáng tác khác, hay đơn thuần là viết một tác phẩm giải
trí, mà đây là quà tặng bằng cả tâm huyết, tấm lòng của Tạ Duy Anh dành cho
độc giả - những ai là trẻ thơ hoặc đã từng là trẻ thơ. Có lẽ đã quá nổi tiếng ở
mảng sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết cho người lớn, nên truyện thiếu nhi
của Tạ Duy Anh ít được quan tâm. Đây chính là những lí do đưa tác giả khóa
luận đến với đề tài “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh qua Bức
tranh của em gái tôi”.
2. Lịch sử vấn đề
Văn viết cho người lớn của Tạ Duy Anh gai góc, ám ảnh, song văn viết
cho thiếu nhi của ông lại rất trong trẻo, nhân hậu và thuần khiết. Trong số đó
phải kể đến tuyển tập Truyện vừa thiếu nhi chọn lọc, tập truyện Bức tranh của
em gái tôi,…Đây là ngã rẽ khá thú vị trong sáng tác Tạ Duy Anh nhưng đến
nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đáng kể và quy mô về mảng sáng


3

tác này, đa phần chỉ dừng lại ở một số bài nghiên cứu trên báo chí, phỏng vấn,
điểm sách hay trên các trang web,… còn rời rạc và nhỏ lẻ.
Trong bài Tạ Duy Anh và bản nhạc con đà điểu, Vân Anh nhận xét:
“Giống như một cuốn nhật kí ngày thơ bé đầy hồn nhiên nhưng cũng khơng ít
những trải nghiệm lạ kì, tuyển tập truyện ngắn mới nhất viết cho thiếu nhi của
cái tên kì cựu trong làng văn này khiến người ta hiếu kì và tị mị ngay từ khi
lật giở những trang sách đầu tiên. Cuốn sách với hơn 30 tác phẩm là những
mảnh hồn trong trẻo nhất của nhà văn trải lên trang giấy gửi tặng tuổi thơ quãng thời gian đẹp và đáng nhớ nhất của mỗi đời người như ông từng khẳng
định”[7].

Trong bài phỏng vấn Viết cho trẻ em, phải tự làm sạch mình, Nguyễn
Nhật Ánh phát biểu: “chỉ có sách mới giúp trẻ em phát triển trí tưởng tượng
và trưởng thành về cảm xúc một cách tốt nhất. Cịn sách có hấp dẫn được các
em hay không là do tài năng của nhà văn quyết định chứ khơng thể đổ lỗi cho
hồn cảnh” [15].
Nguyễn Văn Hải, trong bài Về tâm trạng của nhân vật người anh trong
truyện ngắn Bức tranh của em gái tơi,đã phân tích diễn biến tâm lí của anh
trai bé Kiều Phương qua ba chặng theo sự phát triển của câu chuyện [1].
Như vậy, cho đến nay, có thể khẳng định có rất ít cơng trình nghiên cứu
về sáng tác cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh. Một số bài nhỏ lẻ đa phần chỉ tập
trung vào giá trị của mảng sáng tác này mà chưa nêu bật phong cách, bút pháp
của Tạ Duy Anh. Tác giả khóa luận đã chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật
truyện ngắn Tạ Duy Anh qua Bức tranh của em gái tôi”, hi vọng sẽ đóng góp
một hướng nhìn về phong cách nghệ thuật của nhà văn này.


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy
Anh qua Bức tranh của em gái tôi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập truyện Bức tranh của em gái tôi (2008), nhà xuất bản Đồng Nai.
4. Giới thuyết thuật ngữ
4.1. Phong cách nghệ thuật
“Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất
tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện
nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong các
tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”[16, tr.255]. Có

thể nhận thấy, phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể
trực tiếp của nó: các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác
phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi
yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là
nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho
tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc
thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”,
hay còn gọi là “phong cách thời đại” (phong cách Phục hưng, Ba - rốc, chủ
nghĩa cổ điển), các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách
dân tộc, phong cách cá nhân của chính tác giả.
Nói chung, “phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể
nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Khơng phải bất cứ nhà văn
nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có
được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và
được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra
sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng, Xuân


5

Diệu và Chế Lan Viên,....Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các
sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện
tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ
thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy”[16, tr.256].
4.2. Khơng gian nghệ thuật
“Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể
của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một
điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật
cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia,
liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh

nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về khơng gian, nên mang
tính chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể, cịn có khơng gian tâm tưởng (...).
Do vậy khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, khơng quy được vào
khơng gian địa lí” [16, tr.160].
Nói cụ thể hơn “khơng gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc
nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng trưng, mà cịn cho thấy
quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn
học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như
nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [16, tr.161].
4.3. Thời gian nghệ thuật
Đây là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh
thể của nó. “Cũng như khơng gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn
học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời
gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết
qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành
thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ
thuật”[16, tr.322]. Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, có thể dồn nén


6

trong chốc lát, hay có thể kéo dài đến vơ tận. “Thời gian nghệ thuật được đo
bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng
đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa
khác,… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm” [16, tr.322].
“Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế
giới” [16, tr.322]. Có thời gian nghệ thuật khơng tách rời với chuỗi biến cố
cốt truyện; có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dịng tâm trạng và ý thức, có
tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tương lai; có thời
gian nghệ thuật “trơi” trong các diễn biến sinh hoạt; có thời gian nghệ thuật

gắn với các vận động của thời đại, lịch sử; lại có thời gian nghệ thuật có tính
“vĩnh viễn”. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con
người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự cảm
thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
Tương ứng với mỗi phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học
có kiểu thời gian nghệ thuật riêng.
“Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu
trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu loại hình các
hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử” [16, tr.323].
4.4. Giọng điệu
Là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với
hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi
tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay
suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,...” [16, tr.134]
“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu
thẫm mĩ của tác giả có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn
và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [16, tr.134 ]. Đây là một trong những
phạm trù thẫm mĩ của tác phẩm văn học thể hiện đậm nét phong cách sáng tác
của nhà văn.


7

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Đặt những sáng tác cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh trong một hệ thống
logic, chặt chẽ, gắn với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đồng thời
gắn chúng với tiến trình phát triển của văn học thiếu nhi sau 1975 để có cái
nhìn tồn diện và khách quan nhất, từ đó khái quát các luận điểm, triển khai
đề tài một cách khoa học.

5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Nhằm phân tích trực tiếp những tác phẩm th ̣c phương diện nội dung
hay nghệ thuật. Đồng thời trên cơ sở phân tích, những biểu hiện của phong
cách nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh qua Bức tranh của em gái tơi, tác
giả khóa luận sẽ rút ra những nhận định có tính chất khái qt về phong cách
nghệ thuật truyện ngắn thiếu nhi của Tạ Duy Anh.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đặt sáng tác của Tạ Duy Anh trong tương quan với những tác giả viết
cho thiếu nhi khác cùng thời hoặc đối chiếu ngay giữa các truyện ngắn,tiểu
thuyết của chủ thể sáng tạo này. Đó chính là phương tiện cần thiết để tác giả
khóa luận nhận diện điểm nổi bật trong phong cách sáng tác cho thiếu nhi của
Tạ Duy Anh.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Bức tranh của em gái tôi - Một lối rẽ trong phong cách nghệ
thuật của Tạ Duy Anh
Chương 2: Bức tranh của em gái tơi - Thế giới cổ tích thốt thai khỏi
sự câm lặng.
Chương 3: Bức tranh của em gái tôi - Đặc sắc trong nghệ thuật trần
thuật.


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
- MỘT LỐI RẼ TRONG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA
TẠ DUY ANH

1.1.

Tạ Duy Anh – có một dịng văn học bước qua lời nguyền
Văn học Việt Nam sau 1975 có sự đổi mới rõ rệt. Sau lời ai điếu cho

một giai đoạn văn học minh họa thì những địi hỏi bức thiết phải cởi trói, phải
đổi gác cho nền văn học càng được xướng ca rộn rã. Một loạt những tiếng
vang của thế hệ “làn sóng thứ nhất” như Dương Thu Hương, Lê Lựu, Nguyễn
Huy Thiệp, Bảo Ninh,... dường như là một điều thuận lợi khi chính họ đã đặt
bước chân đầu tiên trên con đường khai hóa nhưng đồng thời đó cũng là một
thử thách lớn đòi hỏi Tạ Duy Anh phải có những bước đi mới, khơng lặp lại
những người đi trước và khơng lặp lại chính mình. Văn chương khơng cần
đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có (Đời thừa - Nam Cao).
Khơng vượt qua cái bóng cây đa cây đề, vượt qua lối mịn thì người nghệ sĩ sẽ
tự tay đào mồ chơn chính tác phẩm và chính mình. Liệu Tạ Duy Anh có bước
qua được chính lời nguyền đó?
Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Dũng (9/9/1959) tại làng Đồng, xã
Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Nơi đây, sau trở thành quê
hương của hầu hết các nhân vật trong sáng tác của ông. Tạ Duy Anh tốt
nghiệp khóa IV trường Viết văn Nguyễn Du năm 1992 và ở lại giảng dạy bộ
môn sáng tác văn học ở trường đến năm 2000. Ông là Hội viên Hội nhà văn


9

Việt Nam, là tác giả của những tác phẩm gây dư luận. Tác phẩm đã xuất bản,
về truyện ngắn bao gồm: Bước qua lời nguyền (1990), Luân hồi (1994), Ánh
sáng nàng (1997), Gã và nàng (2000), Những truyện không phải trong mơ

(2002), Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (2003), Ba đào kí (2004), Bố cục
hồn hảo (2004) và một số tập truyện dành cho thiếu nhi: Hiệp sĩ áo cỏ
(1993), Quả trứng vàng (1998), Vó ngựa trở về (2000), Bức tranh của em gái
tôi (2008).
Về tiểu thuyết: Khúc dạo đầu (1991), Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật
(2002), Thiên thần sám hối (2004).
Ngồi ra, Tạ Duy Anh cịn một số tản văn và các sáng tác trên các lĩnh
vực khác.
Tạ Duy Anh viết đều và viết khỏe. Ông dùng chính tác phẩm của mình
để trả lời cho định mệnh của số phận người cầm bút. Chính vì tâm niệm khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có nên hành trình
sáng tác của Tạ Duy Anh là hành trình ln nỗ lực làm mới, để khẳng định
độc bản.Như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên trời, từ khi mới sinh ra, đứng trước
trang giấy như một thứ lửa thử vàng - mỗi trang đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh
nghề nghiệp, Tạ Duy Anh chọn cách viết - viết để chống lại nỗi đau tinh thần
xuất phát từ hiện thực khơng ngừng vị xé, viết để đối mặt và giải phẫu cuộc
đời. Văn Tạ Duy Anh như muốn kéo căng con người ra, hành hạ con người vì
chính những điều qi đản của con người. Văn Tạ Duy Anh thể hiện rõ dấu
vết nghiệm sinh từ đời sống thực, từ những trải nghiệm đau đớn của chính
bản thân. Văn Tạ Duy Anh hừng hực, xoắn vặn ào ạt cuốn băng đi các sự kiện
bởi cảm xúc sôi trào, mỗi câu mỗi chữ cứ triền miên cắn cấu vào nhau. Nó
khiến người đọc xơn xao khi một nhà văn trẻ xuất hiện từ thời kì đổi mới dám
Bước qua lời nguyền rồi sau đó hăm hở Đi tìm nhân vật để cuối cùng khẳng
định rằng có một Thiên thần sám hối. Nhưng cũng chính độc giả lại băn


10

khoăn suy nghĩ có thật Tạ Duy Anh đã bước qua lời nguyền hay chỉ là hô hào,
khuếch trương?

Bước qua lời nguyền làm nổi danh tác giả ngay khi được đăng trên báo
Văn Nghệ. Đó được xem là đỉnh cao truyện ngắn Tạ Duy Anh; tạo nên một
hiện tượng “có một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”
(Hoàng Ngọc Hiến). Bước qua lời nguyền xác định một ngồi bút hiện thực
sắc sảo, cam đảm nhìn lại quá khứ đớn đau của mình, của một thế hệ lớn lên
trong hai lớp hận thù: hận thù dòng họ và hận thù giai cấp. Một thằng bé
muốn bước qua lời nguyền để bên vực cho một cô bé, lớn lên chúng muốn
vượt qua hận thù để bảo vệ tình yêu. Bước qua lời nguyền đánh dấu giai đoạn
cuối của thời kì đổi mới, nằm trong khuynh hướng văn học đấu tranh phê
phán xã hội, duyệt lại những sai lầm quá khứ như Những thiên đường mù của
Dương Thu Hương, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,
Bến không chồng của Dương Hướng,... Trên đỉnh vinh quang do thành công
của truyện ngắn này đem lại, Tạ Duy Anh ngày càng càng tỉnh táo trước dư
luận, và hào hứng đi tìm cái đẹp, giải mã cuộc đời.
Sau tiếng vang của truyện ngắn Bước qua lời nguyền, tưởng như Tạ
Duy Anh cũng trở thành “nhà văn một tác phẩm” như một số cây bút trẻ đầy
triển vọng khác vì khơng tự vượt qua nổi chính tác phẩm của mình thì Tạ Duy
Anh thay câu trả lời lại tiếp tục mở rộng chủ đề tội ác trong tiểu thuyết Lão
khổ và Đi tìm nhân vật. Ảnh hưởng của Dostoievski, Tạ Duy Anh ngày càng
đào sâu những vực thẳm của tội lỗi, tìm hiểu những biến thể của tội ác, thăm
dị từng nguồn gốc phát sinh để tìm ra gốc gác những khổ đau của con
người.Lão khổ vẫn giữ bút pháp hiện thực cổ điển, Đi tìm nhân vật đã biến
chuyển nhiều để tạo ra một hiện thực mới nơi kí ức, hồi ức khơng cịn thụ
động, bất động. Trong Đi tìm nhân vật, mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết đều đưa đến
những nghi vấn: kí ức ư? Có phải thế khơng hay chỉ là “lầm lẫn”, hay chỉ là


11

tin tức một chiều? Kí ức có trung thành khơng? Tại sao tôi nhớ cái này mà

không nhớ cái kia?... Đi tìm nhân vật là cuốn tiểu thuyết phá cách nhất về mặt
cấu trúc. Tạ Duy Anh như đã đến thời điểm bứt phá khỏi lời nguyền, khơng
cịn phải thai nghén, đào bới nó nữa mà đến lúc phải lột xác nó ra nên Đi tìm
nhân vật khó đến gần với bạn đọc.
Chưa thỏa mãn, Tạ Duy Anh tiếp trình làngThiên thần sám hối. Kết cấu
chặt chẽ và gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt. Cảm hứng bắt nguồn
từ câu chuyện ba ngày cuối cùng trong bụng mẹ của một bào thai sắp chào
đời, nhưng ai cũng có thể tự tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình,
tự vấn. Có điều nó khơng q nghiệt ngã, ráo riết mà nó mở đường cho nhân
vật - con người một lối thoát lương tâm.
Từ thợ đào hầm trở thành nhà văn nổi tiếng, cái duyên văn chương của
Tạ Duy Anh khiến người ta nhớ đến nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn - một người
từng chuyển nghề đến bốn lần mới đi đến điểm dừng cuối cùng trong hành
trình nghề nghiệp. Về nguyên nhân rẽ lối, Tạ Duy Anh tiết lộ: Từ khi còn là
học sinh lớp 8 trường huyện tôi đã viết một tập truyện ngắn dựa theo đề tài cơ
giáo cho sẵn và đó là bài văn duy nhất tơi được điểm trung bình suốt thời cấp
ba. Vậy là tôi tiếp tục con đường manh nha từ truyện bịa đầu tiên ấy.
“Truyện bịa” ở đây là cách nói khác của khả năng tưởng tượng phong
phú. Cái năng khiếu, thiên hướng nhà văn nảy nở từ sớm, có điều ngay cả Tạ
Duy Anh cũng khơng ngờ được mình chính là người bước qua lời nguyền của
làng: Chúng tôi lớn lên với một nỗi ám ảnh về một lời nguyền theo đó khi nào
đá có thể nổi lên mặt nước thì làng mới có người đỗ đạt. Bên cạnh vốn liếng
trời ban thì nhiệt huyết lao động nghệ thuật mới chính là tác nhân cơ bản giúp
Tạ Duy Anh giải thiêng lời nguyền. Phần nhiều tác phẩm của Tạ Duy Anh có
số phận long đong trước khi khẳng định được vị thế, nhưng khơng vì vậy mà
nhà văn cho phép mình cẩu thả trong sáng tạo nghệ thuật Bất cứ một sự buông


12


thả nào đều phải trả giá ngay. Tạ Duy Anh quyết liệt với chính mình Tơi nghĩ
về tác phẩm nào đó thì lâu, nhưng thể hiện nó thì rất nhanh. Khi tơi bị cuốn
vào bài viết thì khơng có ngày đêm, giờ giấc gì nữa, có thời kì cả tuần tôi
không ra khỏi ngõ.Đọc truyện của Tạ Duy Anh, một câu hỏi được đặt ra. Giã
từ thế kỷ XX lý trí và nhân bản; những lời nguyền nào đáng nguyền rủa,
những lời nguyền nào nhân loại trước sau phải bước qua? Phải chăng truyện
của Tạ Duy Anh là tín hiệu của dòng văn học mới, “một dòng văn học bước
qua lời nguyền”.
Khó có thể nói hết cái lý khiến Tạ Duy Anh “hành đạo” bằng ngơn ngữ,
nhưng có thể tin theo cách nghĩ của tác giả Tôi tin rằng không có cuộc đối
thoại nghiêm túc nào lại tìm được điểm kết thúc trừ phi đó là cuộc đối thoại
với cái chết!.Hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh hẳn cịn rất dài và nhiều bí
ẩn. Vậy nên, hãy chờ đợi thời gian lên tiếng định giá và đấy mới là thước đo
thực sự công bằng đối với lĩnh vực nghệ thuật. Duyên nghiệp đã chọn Tạ Duy
Anh làm người giải thiêng lời nguyền bằng cách viết, viết không ngừng nghỉ!
1.2.

Phong cách nghệ thuật của Tạ Duy Anh từ Bước qua lời nguyền,

Thiên thần sám hối đến Bức tranh của em gái tôi
Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành một bộ phận có vị trí đặc biệt
trong mỗi nền văn học dân tộc. Nó được xem là hành trang quan trọng của trẻ
em trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu giữ trong thời niên thiếu rất khó
phai mờ. Hơn thế nữa, văn hóa đọc ngay từ thời thơ ấu có tác dụng ni
dưỡng tâm hồn, giáo dục, định hướng sự phát triển toàn diện ở trẻ rất cao.
Ở nước ta, đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết
cho trẻ em, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám 1945, nền văn học
thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Đến nay trải qua nhiều thăng trầm,
văn học thiếu nhi Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng, phát triển phong



13

phú, đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học
dân tộc.
Từ năm 1975 đến nay, văn học thiếu nhi có sự phát triển khơng chỉ về
đề tài, nội dung mà cịn cả ở thể loại, ở hình thức. Một số sách phê bình
nghiên cứu văn học thiếu nhi lần đầu tiên được xuất bản. Đội ngũ sáng tác
đông đảo, nhiều cuộc thi viết cho thiếu nhi ở mọi lứa tuổi được nhà xuất bản
Kim Đồng, nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Trẻ, các tạp chí Vì trẻ thơ,
Mực tím, Áo trắng, báo Hoa học trò, báo Thiếu niên tiền phong … phát động
thu được kết quả rất khả quan. Đây là tín hiệu “nảy nở” của một bộ phận
trong nền văn học dân tộc.
Đại hội Đảng lần VI, với đường lối đổi mới, đã đem lại niềm tin, sức
mạnh cho toàn Đảng, tồn dân, đem lại bầu khơng khí mới cho văn học nói
chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Nhà văn viết cho thiếu nhi ở giai đoạn
này đã được quan tâm nhiều hơn. Đội ngũ sáng tác cho các em ngày càng
đông đảo. Các tác giả lớp trước đã tự đổi mới trong việc mở rộng đề tài và tìm
tịi hướng khái thác mới mẻ phù hợp với nhu cầu cuộc sống, nhu cầu bạn đọc.
Đến đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác được bổ sung thêm nhiều cây
bút trẻ. Về truyện có: Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh,
Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu…; về thơ có Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Hồng
Sơn, Dương Thuấn, Mai Văn Hai, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thuỷ,
Nguyễn Thị Châu Giang…Lớp người trẻ này tuy chưa có sự từng trải và
những tích luỹ kinh nghiệm; nhưng bù lại, họ có sự mới mẻ, hiện đại, có cái
táo bạo, mạnh dạn trong sự tìm tịi, và chính họ đã đem lại cho văn học thiếu
nhi những nét mới trẻ trung tươi tắn.
Văn học thiếu nhi đã trải qua ngót một thế kỷ với khối lượng tác phẩm
đồ sộ, nội dung khá đa dạng, phong phú. Có những nhà văn, nhà thơ chuyên
nghiệp dành nhiều tâm huyết viết cho thiếu nhi. Nhiều tác phẩm văn học thiếu



14

nhi được các em yêu quý, vượt qua được sự thử thách của thời gian. Nhiều
truyện, thơ không những chỉ được các em thiếu nhi Việt Nam biết đến mà cịn
được dịch ra tiếng nước ngồi đến với thiếu nhi cả thế giới. Tuy nhiên, quá
trình phát triển của văn học thiếu nhi thời gian qua khơng phải khơng có
những hạn chế. Đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi đa phần là các cây bút đã
thành công ở thể loại văn “người lớn” rẽ lối sang nên một số tác phẩm chưa
thật sự thích hợp với các em. Nội dung cịn khơ cứng, nặng về tính giáo dục.
Nhiều người cịn quan niệm viết cho thiếu nhi chỉ là hình thức giải trí, khơng
đặt nặng về giá trị nghệ thuật…. Sự hạn chế ấy cũng là tất yếu.
Người ta thường nói Món q lớn nhất, bí mật lớn nhất, thời gian đẹp
nhất của cuộc đời mỗi con người là tuổi thơ. Viết đã khó, viết cho trẻ em
càng khó. Người viết phải huy động tối đa trí tưởng tượng, sống lại bằng
những hồi ức tuổi thơ sinh động của chính mình đồng thời phải am hiểu bắt
kịp những tính cách, tâm tư, tình cảm, sự dí dỏm,... của đời sống trẻ thơ hơm
nay. Nếu có cố, cũng chỉ là những sáng tác người lớn mang danh viết cho các
em thiếu nhi mà thôi.Không ngủ quên trong thành công, song song với những
sáng tác cho người lớn, Tạ Duy Anh nỗ lực khẳng định chính mình bằng
những sáng tác cho trẻ thơ và cho những ai từng là trẻ thơ. Bước qua lời
nguyền kể về hai đứa trẻ bước qua thù hận để bảo vệ tình yêu. Đi tìm nhân vật
mở đầu bằng hình ảnh thằng bé đánh giày. Thiên thần sám hối mở ra từ tiếng
nói đầy bản lĩnh của một bào thai. Có thể nhận thấy trẻ em giữ một vị trí quan
trọng trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu
nhiên hay môtip quen thuộc trong sáng tác của chủ thể sáng tạo. Chính Tạ
Duy Anh đã từng lí giải Có thể do tơi hiểu tâm lí con người ở lứa tuổi ấy hơn.
Nhưng có một sự thật là bao giờ tơi cũng muốn một nhân vật trưởng thành
cùng với tác phẩm của mình. Nhưng chủ ý rõ ràng nhất của tơi là nhân loại

luôn luôn ở tuổi chưa trưởng thành, luôn ln có thể thế này hoặc thế khác


15

nếu như bỏ mặc họ[29]. Điều này thể hiện khá rõ trong các sáng tác cho thiếu
nhi của Tạ Duy Anh. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng đây là một lối rẽ
khá thú vị. Khơng cịn Sự khắc nghiệt của đá, gia giảm tính chất nỗi đau tinh
thần, những áng văn cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh réo rắt nhiều cung bậc nhẹ
nhàng, nhiều thanh âm trong trẻo của cuộc sống. Khó có thể tin rằng Tạ Duy
Anh - một nhà văn “lộn trái” cuộc đời bằng cách phanh phui, mổ xẻ mọi ngóc
ngách nhưng khi nhìn đời bằng con mắt trẻ thơ lại trong veo đến vậy. Tác
phẩm của nhà văn nhẹ mà sâu lắng, nó ru dịu dàng con người sau những xô
bồ của cuộc sống trong những êm đềm của một thời ấu thơ. Nó vỗ về con
người chạm vào phần thẳm sâu nhất để rồi con người giật mình khắc khoải
trước nhịp gõ tha thiết và tàn nhẫn của thời gian.Bức tranh của em gái tôi
đánh dấu một lối rẽ trong phong cách sáng tác của Tạ Duy Anh.


16

CHƯƠNG 2
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
- THẾ GIỚI CỔ TÍCH THỐT THAI KHỎI SỰ CÂM LẶNG
2.1. Bức tranh của em gái tơi - những câu chuyện cổ tích được thai nghén
từ cuộc sống
2.1.1. Thời thơ ấu đang vùn vụt lao qua những “ga” cuối cùng
Trong cuộc đời mỗi con người có những khoảnh khắc mà có đi suốt cả
một đời ta vẫn không thể nào quên được và không thể nào tìm lại được. Đó
chính là những khoảnh khắc tươi đẹp của thời thơ ấu. Một ngòi bút khéo

chạm vào miền sâu thẳm - nơi chôn nhau cắt rốn, nơi tuổi thơ cao vút tiếng
sáo diều hay chiều chiều cưỡi trên lưng trâu sẽ gợi nên những xúc cảm, dư vị
sâu xa. Ngụp lặn với đủ hỉ nộ ái ố của cuộc đời, Tạ Duy Anh như kẻ lãng du
đi tìm ý nghĩa cuộc sống, cuối cùng khơng ngờ câu trả lời tìm được ở chính
nơi gần gũi, thân thuộc nhất. Trong Bức tranh của em gái tôi, thế giới tuổi thơ
hiện lên đầy màu sắc, sống động và bạn đọc có thể bất chợt bắt gặp đâu đó
bóng dáng của chính mình. Những câu chuyện “dở hơi” ngày bé lại có sức lay
động hồn người mãnh liệt:
Khi đã ở ngồi đường, làm như vơ tình, nó đi sát vào tơi cốt cho
cái đầu bù của nó trội hẳn lên:
- Ồ, cậu vẫn chỉ đến cằm tớ thôi nhỉ!
Nhiều lúc phát bực, tơi gắt:
- Chờ đấy, sẽ có lúc tớ cao bằng cậu.
- Khi nào thế nhỉ?
- Sang năm!
Thằng Nghé cười rất ghét:
- Vậy thì từ hơm nay tớ đi ngủ để chờ cậu lớn vậy.[1, tr.31]


17

Sự hơn thua của hai đứa trẻ được bộc bạch thẳng thắn.Trẻ con có thể
giận nhau, choảng nhau nhưng sau đó lại vơ tư làm bạn. Tâm hồn trẻ thơ chứa
chan mạch nguồn trong trẻo là vậy. Người lớn bỗng giật mình hổ thẹn, ngẫm
ngợi về những mâu thuẫn chất chồng - về những cái không đáng nhớ mà con
người cứ tự chất thêm gánh nặng cho mình? Cuộc sống luôn chứa đựng
những tranh đua, giành giật. Vận động là quy luật tất yếu để thúc đẩy cuộc
sống phát triển. Say cái tôi hiếu thắng, cái cách con người ta hơn thua nhau
khiến ta ngỡ ngàng, chau mày, thậm chí rùng mình. Ta bỗng thèm được một
lần “dở hơi”, ganh đua nhau vì chuyện cỏn con như hai đứa trẻ trong những

trang văn Tạ Duy Anh.
Miên man trong chuyến tàu tuổi thơ mà Tạ Duy Anh cầm lái, có lúc
độc giả bật cười vì nét ngây ngơ của những tâm hồn trẻ thơ, có lúc lại ngẫn
ngơ tiếc nuối khi bắt gặp đâu đó hình bóng của mình thấp thống trong những
trị chơi ấu thơ. Hình ảnh những đứa trẻ thơn q sạm đen vì nắng, bê bết bùn
đất nhưng rực lên là đôi mắt trong veo không vẩn chút bụi đời. Cuộc đời lam
lũ được nhìn dưới lăng kính trẻ thơ bỗng chốc hóa nên thần tiên, linh điệu.
Một cuộc bẫy cị với đứa trẻ khơng đơn thuần là cuộc rượt đuổi con mồi mà
mang đậm màu sắc phiêu lưu bởi cái niềm tin ngộ nghĩnh nhưng mãnh liệt
Người ta bảo có cị vàng cơ. Cị vàng đẻ trứng bằng vàng ấy, anh Tú biết
không? Hay một câu chuyện đùa phi lí có thể khiến một đứa trẻ hiếu động
răm rắp tin là thật Chị đừng rủa em thành quạ.... Cô bé Tuấn Nam ngộ
nghĩnh, đanh đá trong Quà của Lọ lem bỗng dưng trở nên ít lời một cách đáng
ngờ chỉ vì đọc truyện “Bảy con quạ” trong đó cũng chỉ vì nghịch ngợm mà
bảy cậu bé bị ông bố lỡ miệng rủa cho thành quạ [1, tr.138]. Đừng bao giờ
nói dối với trẻ con là vì vậy, sáng nào Tuấn Nam mở mắt ra cũng ngơ ngác
tìm cái gì đó vì nó tin rằng phép lạ chỉ xảy ra vào nửa đêm mà khi đó thì nó
đang ngủ say [1, tr.138].


18

Tuổi thơ - một quãng ngây thơ, một quãng mà người ta khóc và cười
bằng những cảm xúc thật sự. Một tiếng ngỗng kêu đêm thành tiếng thảm thiết
gọi chồng của con Mái non mắt đỏ hoe. Tiếng Cò Bợ mẹ trong Bẫy cị thành
tiếng cứu con tơi với!. Hai anh em bé Vin chưa kịp vui mừng vì chú Cò Bợ
con sập bẫy đã mường tượng ra cảnh đêm nay mẹ nó sẽ khóc hết nước mắt.
Rồi chỉ vài hơm nữa thế nào cũng thấy xác một con Cị Bợ mẹ chết ủ rũ vì mất
con [1, tr.28]. Đứa trẻ vô tư nhưng nhạy bén phát hiện ra sự sống tiềm ẩn sau
những sự vật rất đỗi bình thường. Bao nhiêu lâu rồi ta chưa lắng lịng mình để

nghe lời thủ thỉ giãi bày của cuộc sống quanh ta? Bao nhiêu lâu rồi ta đã quen
với sự trơ lì cảm xúc?
Những mảnh ghép vụn vặt, vụng về của tuổi thơ hình thành nên đứa
trẻ. Có đứa trẻ nào ý thức được mình đang lớn lên từng ngày. Qua một đêm sẽ
đến một ngày mới với bao trò chơi hấp dẫn đang mời gọi. Nhưng tổng của
những ngày mới đó thì tuổi thơ đã ở sau lưng. Cuộc đời đã lấy đi tuổi thơ. Khi
hình thức thực sự thành vỏ bọc và nội dung thì thực sự nằm sâu trong vỏ bọc
ấy. Phải chăng vỏ bọc càng dày con người ta càng khôn lớn? Hay do vật chất
đã lấy đi tuổi thơ? Lúc ta biết thế nào gọi là giá trị vật chất, thế nào là lo toan,
bươn chải thì tuổi thơ đã mất đi! Hay “Do tình yêu lấy mất! Khi một thứ tình
u “lạ thường” nhen nhói trong mỗi con tim của mỗi con người, khi ta biết
thế nào là trằn trọc, khi biết thế nào là nhớ mong, biết thế nào là lo lắng và thế
nào là qn bản thân của chính mình thì lúc ấy tuổi thơ đã bay đi! Đi như thể
một bước chân nhẹ nhàng giữa ranh giới hai thời khắc bé nhỏ”. Bức tranh của
em gái tôi - những câu chuyện nhỏ mở ra một chân trời bao la, rộng lớn. Từ
thực tại nhìn về cả một thời thần tiên sống lại khiến tâm hồn tôi được gột rửa,
để lúc tỉnh giấc, cảm giác choáng ngợp là sự tiếc nuối [1, tr.9].


19

2.1.2. Cuộc sống được kể tiếp
Nhà thơ nổi tiếng nước Đức - Hainơ từng phát biểu: Thế giới đã nát tan
và để lại vết nứt trên mình thi sĩ. Đây là một thực tế của sự ảnh hưởng, tác
động của khách quan đến văn nghệ sĩ nói chung. Mối quan hệ giữa họ với
hiện thực còn ở chiều ngược lại, nhà văn nhà thơ tìm thấy ngọn nguồn cảm
hứng sáng tạo từ hiện thực đời sống và khát vọng thực hiện sứ mệnh của
người nghệ sĩ: tác phẩm của họ ít nhiều tác động tích cực đến xã hội. Lịch sử
văn học Việt Nam là một minh chứng sinh động cho điều đó. Văn học Việt
Nam chặng đường 1945 -1975 đã tập trung làm nhiệm vụ phục vụ cách mạng,

cổ vũ chiến đấu - tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. Nghệ sĩ thực sự là chiến sĩ
trong bối cảnh máu lửa của dân tộc. Đến khi lịch sử sang trang, những nhà
văn - chiến sĩ trưởng thành trong giai đoạn trước 1975 như Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu..., sau đại thắng mùa xuân 30 tháng 4, họ đã có bước
chuyển đổi trong sáng tác. Bức tranh đời sống xã hội đã đổi màu, đó là một
trong những yếu tố tác động đến nghệ thuật, trong đó có văn học. Nhà văn
thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực, quan niệm về con người... là tất
yếu, giống như sự sáng tạo là một xu thế vận động không ngừng của văn học.
Như vậy, hợp chất làm nên bức tranh hiện thực trong sáng tác của một
nhà văn bao gồm nhiều yếu tố. Tạ Duy Anh từng đưa ra cách hiểu về nội
dung hiện thực trong sáng tác: Mỗi người có một cách nhìn hiện thực được
quy định trước hết bởi môi trường sống, khả năng nhận thức, những ám ảnh
về hạnh phúc và tai ương mà họ trải qua, chiều hướng tư tưởng mà họ đeo
đuổi… Nó thuộc về sự bí ẩn cá nhân. Hiện thực làng Đồng nói riêng và làng
quê Việt Nam nói chung có ảnh hưởng khá rõ nét trong các sáng tác của Tạ
Duy Anh. Tuy nhiên nhà văn họ Tạ không tiếp tục tái hiện bức tranh về cái
đói cái khổ của người nơng dân. Ở một loạt truyện ngắn, tiểu thuyết của mình,


20

Tạ Duy Anh đi xa hơn, mục kích cái hậu quả của sự nghèo khổ dài dài đã đẻ
ra một loạt thói quen. Cũng như các cây bút văn học sau 1975, trước lợi thế
của khơng khí dân chủ, nhà văn đã quay cận cảnh hiện thực trần trụi, những
“tệ” và “nạn” diễn ra sau luỹ tre làng. Phác hoạ bộ mặt xã thôn qua sáng tác
của Tạ Duy Anh, chúng ta nhận thấy một mảng màu nham nhở xám xịt. Đấy
là bóng tối của thù hận, hủ tục và lịng tham. Những cái phi nhân tính đó “lấn
sân” cái tình làng nghĩa xóm, gây bao sóng gió cho những cuộc đời đều phải
đánh vật để kiếm sống.
Kéo căng bạn đọc bằng những cái nhìn sắc lạnh của mình, những tưởng

tâm hồn Tạ Duy Anh khơng cịn chỗ cho những rung động thường tình trú
ngụ. Nhưng khơng, tạm rời xa cái khơng khí u ám ở trên, trong những sáng
tác cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh, người đọc ngỡ ngàng ngụp lặn, tắm táp
lịng mình trong những câu chuyện cổ tích được thai nghén từ chính cuộc
sống. Tạ Duy Anh không cần dụng công cầm bút, uốn nắn câu chữ mà tác giả
để cho cuộc sống kể tiếp những câu chuyện thần tiên. Có những chuyện
thường ngày lại y như cổ tích, một lúc nào đó chợt nhớ lại chính bản thân ta
cũng phải ngạc nhiên vì sự kì diệu của nó. Từ một quả trứng của chị mái Mơ
trót đẻ rơi trong đám lá tre thành chú gà con, từ chú gà con thành một đàn gà.
Một tiểu tiết rất nhỏ nhưng cần một cái nhìn tinh đời mới phát hiện ra.
Chuyện thật như đùa, hay chuyện đùa như thật hay cũng chính cuộc sống đã
kể tiếp câu chuyện bằng sự kì diệu do chính nó tạo nên?
Bức tranh của em gái tôi mang đậm dấu ấn của cuộc sống - văn hóa
Việt. Đàn gà, chú Ngỗng, những con tò he, đến cái bát múc cám lợn sứt một
miếng,... đi vào văn Tạ Duy Anh bỗng chốc trở nên ngộ nghĩnh. Có lúc tác giả
chỉ đích danh địa điểm như Gò con Ngựa, Cánh đồng Soi hạ,... hay có lúc tác
giả gọi chung chung bằng cái danh xưng Quê nội. Một tiếng quê gợi nên bao


21

nhiêu xúc cảm. Một miền quê như bao miền quê thôn dã của Việt Nam với
vườn cây, ao cá, hàng rào dâm bụt, với những triền đê lồng lộng gió Bà đã kê
sẵn cho Nhím chiếc chõng tre dưới gốc cây sấu già. Nhím sẽ đi thăm vườn
trại, ao cá của ơng bà nội một vịng rồi lăn ra chiếc chõng kia ngủ một giấc
[1, tr.37]. Giấc ngủ êm đềm chắp cánh cho đứa trẻ đến với thiên đường, đến
với chị Hằng, chú Cuội hay đến với thế giới cổ tích mà đêm đêm bà với mẹ
vẫn hay kể Bà tơi thuộc rất nhiều truyện cổ tích. Vào những đêm trăng bà
thường kê chõng dưới dàn hoa thiên lí, ngồi đón gió thổi lại từ phía biển. Tơi
nghiện chuyện bà kể: Hồng Trìu kén vợ, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải

Ngọc Hoa, Thúy Kiều Kim trọng...bà thuộc làu và đọc bằng thứ giọng êm ái
như ru [1, tr.117]. Sẽ thật thua thiệt cho một ai lớn lên mà thiếu lời ru à ơi của
bà của mẹ, thiếu những câu chuyện cổ tích nơi người tốt sẽ được đền đáp, kẻ
xấu sẽ bị trừng trị. Tâm hồn người đó sẽ khuyết đi một phần khơng có gì bù
đắp được.
Viết cho trẻ thơ, rất khó để viết hay. Viết khơng khéo cũng chỉ là áng
văn người lớn mang danh dành cho trẻ em. Tạ Duy Anh khơng phiêu lưu đâu
xa, tìm kiếm những cái không tưởng. Biết chắc lọc trong máu thịt quê hương,
nhìn đời bằng con mắt của một đứa trẻ, Tạ Duy Anh có cơng khai phá, mở
đường cịn cuộc sống đã làm nốt phần việc của nó. Những câu chuyện trong
Bức tranh của em gái tơi vì thế nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thật ý vị!
2.2. Bức tranh của em gái tôi - trẻ con mới đủ sức tin là thật
2.2.1. Chân dung của tình bạn
Xưa nói về Nguyễn Du, Mộng Liên Đường có câu Nếu khơng phải có
con mắt trơng thấu cả sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có
cái bút lực ấy. Nay nói về Tạ Duy Anh phần nào cái cốt lõi của ý trên vận vào
thấy hợp lí. Dẫu biết rằng văn chương Tạ Duy Anh vẫn còn bỏ ngõ và chưa


22

có độ thẩm thấu, độ lùi của thời gian nhưng hành trình sáng tạo nghệ thuật
của nhà văn này vẫn khiến mọi người nể phục. Viết là cách mà Tạ Duy Anh
chống lại nỗi đau tinh thần xuất phát từ hiện thực khơng ngừng vị xé. Nhà
văn viết nhiều về thực trạng đen tối của cuộc sống thế nhưng Tạ Duy Anh
khơng phải là một nhà hồi nghi chủ nghĩa. Tạ Duy Anh luôn đặt niềm tin vào
cuộc sống, tin vào điều kì diệu mà văn chương mang lại cho cuộc đời này,
dẫu có lúc mệt mỏi đến tuyệt vọng vì xem tivi thấy người ta giết một lúc hàng
ngàn người, thấy bất lực đến chảy nước mắt vì chỉ một thằng quan tham làm
nhân dân mất đứt hàng tỉ tiền đóng thuế, thấy những gì mình viết ra vơ nghĩa

đến thảm hại, nhưng rồi vẫn lại cầm bút và viết thơi, và vẫn phải tin là vì
những đóng góp nhỏ hơn cả hạt bụi của mình mà ngày mai sẽ sáng hơn hôm
nay một chút. Niềm tin mãnh liệt của Tạ Duy Anh thể hiện rất rõ trong các
sáng tác cho thiếu nhi - tin vào một thế giới cổ tích, một phép lạ hơn cả là tin
vào tình người nói chung và tình bạn bè nói riêng.
Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn.Câu danh ngơn đó đã
dành tất cả sự trân trọng,ưu ái cho tình bạn. Thế gian sẽ đơn điệu biết
mấy,con người sẽ nghèo nàn, nhạt nhẽo nếu tình bạn khơng tồn tại. Tình bạn
ấy là hai tiếng thiêng liêng cao đẹp. Ca dao từng đề cao tình cảm bạn bè:
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
Từ xưa đến nay đã có bao nhiêu tình bạn cao đẹp, thiêng liêng; biểu
hiện sâu sắc của tình bạn là tấm lịng tri âm, tri kỉ. Trong tích xưa, tiếng đàn
của Bá Nha chỉ mình Chung Tử Kì nghe và hiểu được. Đến khi Tử Kì chết,
Bá Nha treo đàn khơng đánh vì khơng cịn một Tử Kì thứ hai nữa.
Song bạn bè hiểu nhau chưa đủ mà còn phải biết quan tâm chăm sóc
lẫn nhau. Tình bạn giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân cũng rất cao
đẹp. Nguyễn Trãi nói về bạn mình:


23

Nghèo ốm ta thương bạn
Ngông cuồng bạn giống ta.
Nguyễn Mộng Tuân mừng nhà mới của bạn đã tạ lại tấm lịng bạn mình:
Mang rượu đến cùng ơng thưởng thức
Say theo người, chớ tỉnh mình ta.
Quả thật đó là những tấm lòng tri kỉ tri âm trong nguồn cội. Khác với
Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Khuyến với Dương Khuê
không cùng một tư duy chính trị, Song khơng vì thế mà họ không trở thành

bạn bè. Dương Khuê mất Nguyễn Khuyến đã khóc bạn bằng những vần thơ
đầy xúc động:
Rượu ngon khơng có bạn hiền
Khơng mua khơng phải khơng tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo những hững hờ
Dàn kia gãy cũng ngẫn ngơ tiếng đàn
Viết tiếp những trang sách đẹp về tình bạn của các bậc đi trước, văn
học hiện đại khá chú trọng đến thứ tình cảm thiêng liêng này. Ở bất cứ lứa
tuổi nào con người cũng cần tình bạn; càng lớn càng cần bạn, về già thì bạn
càng quý. Nhưng tình bạn ở lứa tuổi ấu thơ là cung bậc đẹp và trong sáng
nhất. Dễ nhận thấy điều này trong các sáng tác cho thiếu nhi của các tác giả
Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Nhật Ánh, Tạ Duy Anh,….Chủ đề bao trùm
nhất trong thơ Phạm Hổ là tình bạn Tơi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời
sống con người. Trong hơn mười tập thơ viết cho các em, đã có sáu tập. Dấu
hiệu nhận biết chủ để tình bạn trong thơ Phạm Hổ trước hết nằm ở cách đặt
tên cho các tập thơ: Chú bị tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn im
lặng, Những người bạn ồn ào,…Đi vào văn bản, ta thấy cảm hứng tình bạn


24

xuyên suốt ở hầu hết các bài thơ, tập thơ. Một chú Bò lang thang trong chiều
với tiếng ậm…ò đã trở thành hình ảnh đáng yêu trong nỗi thiết tha gọi bạn:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra song uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bị chào: Kìa anh bạn

Lại gặp anh ở đây!
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bị cười nhoẻn miệng
Bóng bị chợt tan biến
Bị tưởng bạn đi đâu
Cứ ngối trước nhìn sau
Ậm…ị tìm gọi mãi.
(Chú bò tìm bạn)
Hay như Nguyễn Nhật Ánh - cây bút viết cho thiếu nhi hàng đầu cũng
luôn chú trọng khai thác mảng đề tài này. Kính vạn bơng xoay quanh cuộc
sống của những người bạn thân với những tính cách trái ngược: Q Rịm
thơng minh, tốt bụng nhưng nhát gan và có phần vơ tâm; Tiểu Long khù khờ,
giỏi võ; nhỏ Hạnh học giỏi, dịu dàng mà hậu đậu. Mỗi tập truyện là câu
chuyện về cuộc sống thường ngày của ba người bạn: nhiều khi hài hước, đôi
lúc khiến độc giả thót tim hay cảm động nhưng ln kết thúc với những bài
học sâu sắc.
Tạ Duy Anh cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo đó. Bức tranh của em gái
tơi với ba lăm câu chuyện nhỏ đầy màu sắc đã có đến mười sáu câu chuyện
xoay quanh chủ đề tình bạn. Khởi đầu của tình bạn đơi khi đơn giản đến bất
ngờ bởi có lẽ tạo hóa đã định đoạt, gắn cho một số người những tưởng xa lạ


25

chữ nhân duyên để rồi họ sát cánh bên nhau suốt đời với nhân duyên giữa
những người bạn tốt. Nhím trong Ngọt ngào quê nội bằng tấm lòng khoan
dung chân thành đã xóa bỏ khoảng cách ban đầu, để cuối cùng nhận lại món
q lớn, nhất là sau hai hơm về q nội. Nhím đã có thêm tới bốn người bạn.
Chả mấy chốc hàng trăm bạn trong làng sẽ đến với Nhím. “Q nội cũng thật
tuyệt”. Nhím thầm nghĩ.... Khơng một chút toan tính, tình bạn của những đứa

trẻ tiếp thêm lửa cho trang văn Tạ Duy Anh ấm nồng.
Cảm động hơn hết là tình bạn của cơ bé và cậu bé trong câu chuyện Lời
nói dối rực sáng. Cả hai cùng bệnh nặng, nhưng cậu bé như quên bản thân
mình, tim cậu thắt lại khi hiểu rằng bệnh của cô bé nặng hơn bệnh của cậu và
cô bạn cậu đang ở giữa ranh giới của sống và chết. Lời nói dối bỗng chốc trở
nên trơi chảy Ồ cậu khơng thể hình dung nổi nó đẹp như thế nào đâu (...) Bầu
trời xanh dìu dịu, màu xanh của những buổi chiều thả diều ấy. Ngày nào mặt
trời cũng trôi qua khung cửa, hệt như màu vàng nung. Trong tầm mắt của
mình là cây phượng, chỉ tháng sau là đỏ rực hoa cho mà xem, có thể thị tay
ra hái được. Ngày nào cũng có những con chim ở đâu kéo về. Cậu biết chúng
nó làm gì khơng? Mình đốn là tụi nó sắp mở hội ở đâu đó [1, tr.110]. Người
bạn tốt là người bạn không chỉ chia sẻ niềm vui mà ln ở bên ta lúc khó
khăn, hoạn nạn. Từ đó, người họa sĩ nhí bất đắc dĩ đã vẽ nên không đơn thuần
một bức tranh phong cảnh hữu tình, mà đó là bức tranh của sự sống, của hi
vọng để cô bé đem cả nụ cười và niềm mơ ước vào giấc ngủ. Sự thật dù có
khắc nghiệt bức tường tróc lở, xám nghét nhưng có hề gì, có ai đánh thuế
tưởng tượng, nhất là nó cứu được một người bạn của ta! Bạn bè chính là quà
tặng quý giá nhất mà ta có trong cuộc đời này.
Trong Bức Tranh của em gái tơi, Tạ Duy Anh cịn đề cập đến một tình
bạn khá đặc biệt. Khơng cùng màu da, khơng cùng ngơn ngữ nhưng có hề gì,
tình bạn giữa nhân vật Tôi và Anny vẫn rất tuyệt vời. Nhân vật Tôi trong


×