Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Du lịch kỳ nghỉ tết nguyên đán ở đà nẵng thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 72 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên án ở à Nẵng- Thực
trạng và giải pháp phát triển

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
Ngƣời hƣớng dẫn :

à Nẵng, tháng 5/ 2013


2

A. MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước nhu cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của các
ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể và ngày càng
chứng tỏ vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh tế nói chung, hiện nay du lịch đã
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, ngành “cơng nghiệp khơng


khói” này đã và đang đem lại hiệu quả xã hội vơ cùng to lớn góp phần vào sự phát
triển của kinh tế thế giới. Ngày nay du lịch không chỉ đem đến cho con người những
cảm xúc tuyệt vời thơng qua các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tham quan, tắm
biển, vui chơi giải trí, hành hương về với cội nguồn, thiên nhiên… mà du lịch còn là
thước đo chất lượng cuộc sống xã hội.
Ở Việt Nam, ngành du lịch tuy sinh sau đẻ muộn nhưng nó đã góp phần làm thay
đổi hình ảnh của đất nước, không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp ngân
sách quốc gia liên tục tăng, mà du lịch còn mang cả thế giới vào Việt Nam và đưa hình
ảnh Việt Nam ra bên ngồi thế giới. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX, Đảng ta cũng đã xác định: “Phát triển để du lịch thực sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn…”
Đà Nẵng một thành phố trẻ và năng động, là trung tâm công nghiệp, thương mại,
du lịch và dịch vụ của miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng nằm ở trung điểm của sáu
di sản thế giới: Phong Nha - Kẻ Bàng; cố đô Huế; Nhã nhạc cung đình Huế; phố cổ
Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn và khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun. Đà Nẵng
lại là nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng
như: Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, Viện bảo tàng
Chăm, Thành Điện Hải… cùng với bãi biển dài và đẹp như: Mỹ Khê, Non Nước, Xuân
Thiều… Đà Nẵng thật sự hội đủ các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch và
có một ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, một điểm đến hấp dẫn cho du khách…
Thực tế cho thấy, thời gian qua ngành du lịch thành phố đã có sự phát triển
nhanh chóng và có sự gia tăng liên tục cả về du khách nội địa lẫn du khách quốc tế.
Tuy nhiên, với tầm phát triển như hiện nay thì Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hết tiềm
năng vốn có của mình, vì vậy để Đà Nẵng thực sự trở thành một thành phố du lịch
trong tương lai gần thì việc đầu tư cho ngành du lịch cần được chú trọng hơn nữa, có


3

như thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều của du khách

trong và ngoài nước như hiện nay.
Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người đoàn tụ, là dịp để cả gia
đình cha mẹ, vợ chồng, con cái quây quần tụ họp tận hưởng những thành quả sau một
năm lao động, thế nhưng quan niệm đó dường như đã có đơi nét thay đổi, hiện nay Tết
lại là cơ hội để mọi người thực hiện những chuyến thăm quan du lịch. Lí giải cho điều
này thật dễ hiểu, một khi mức sống được nâng cao, thêm vào đó là khoảng thời gian
nhàn rỗi vào dịp tết khá dài, cùng với rất nhiều loại hình du lịch hấp dẫn là những điều
kiện thúc đẩy số lượng khách đi du lịch kỳ nghỉ Tết tăng mạnh, và một điều quan trọng
đó là quan niệm “du xuân” dường như đã và đang dần trở thành xu hướng mới không
thể thiếu trong xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó mà các điểm du lịch trở thành sự lựa
chọn lý tưởng của du khách vào kỳ nghỉ tết Nguyên Đán, điều này làm cho xu thế đi
du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đã trở thành một hiện tượng xã hội, và Đà Nẵng
chính là một trong những điểm đến hấp dẫn được du khách trong và ngoài nước lựa
chọn đầu tiên.
Với những lí do như trên, tơi quyết định chọn đề tài “Du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên
Đán ở Đà Nẵng- Thực trạng và giải pháp phát triển” làm nội dung nghiên cứu của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam việc nghiên cứu thực trạng du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán chỉ
được đề cập một cách sơ lược qua các trang báo, tạp chí du lịch, các chương trình du
lịch của các cơng ty du lịch, như trên trang (www.vietvisiontour.com.vn) có đăng bài
“du lịch Tết - Nét văn hóa đón tết xưa và nay của người Việt” đưa ra khái niệm về du
lịch kỳ nghỉ Tết, phân tích những lí do tại sao hiện nay trong dịp tết mọi người lại có
xu hướng đi du lịch nhiều hơn. Hay trên tạp chí du lịch Việt Nam tác giả Khánh Hồng
có đăng bài “Sơi động tour du lịch Tết Nguyên Đán” đề cập đến vấn đề du lịch Tết đã
trở nên ngày càng phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, tạo ra cuộc cách
mạng lớn về việc chuẩn bị đón khách du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán của các công
ty lữ hành trong nước…
Tại Đà Nẵng, các cơng trình nghiên cứu chun sâu về phát triển du lịch thì chỉ
phân tích một cách tổng thể vấn đề phát triển du lịch nói chung của thành phố. Còn

nghiên cứu cụ thể về thực trạng du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán chỉ có một số rất ít


4

các tác phẩm, bài viết đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến, nhưng hầu hết là những
bài viết thể hiện một khía cạnh, bộ phận của vấn đề, như là: Tác giả Văn Sơn trên tạp
chí du lịch Việt Nam (2010) đăng bài “Đà Nẵng tổ chức nhiều tour du lịch Tết hấp
dẫn”giới thiệu các tour du lịch tết Nguyên Đán hấp dẫn của các công ty du lịch như
Saigontouris, Mai Linh,Vietravel, Huy Khánh… và lượng khách đăng ký tăng so với
những năm trước như thế nào.
Đề cập đến cơng tác chuẩn bị đón khách du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán
của thành phố Đà Nẵng, trên trang (cadn.com.vn, số ra ngày13/1/2012) có bài “Giữ
sạch phố phường để vui tết đón xuân” và “Khách du lịch đến Đà Nẵng, Huế tăng cao
trong dịp Tết” là tiêu đề của bài viết trên trang (vov.vn, số ra ngày 21/7/2012), trong
bài này tác giả cho biết thành phố Đà Nẵng và Huế đón nhiều đồn du lịch quốc tế với
lượng khách lên tới hàng nghìn người và cơng tác phục vụ khách du lịch trong kỳ nghỉ
Tết Nguyên Đán của UBND thành phố Đà Nẵng. Các tài liệu của Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch thì cũng chỉ đề cập một cách chung chung về tình hình khách du lịch đến
Đà Nẵng, công tác phục vụ khách của thành phố trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Qua quá trình tìm hiểu nhận thấy các bài viết trên đây đã đề cập đến du lịch trong
kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu
một cách chuyên sâu về thực trạng du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ở Đà Nẵng cũng
như việc sẽ phát triển du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ở Đà Nẵng như thế nào,
chính vì vậy đây sẽ là một đề tài mới, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực trạng và
giải pháp phát triển du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ở Đà Nẵng.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tham khảo
các bài viết trên các báo và tạp chí, các tài liệu tìm được Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch cung cấp tơi sẽ cố gắng sưu tầm, tập hợp lại và mô tả một cách đầy đủ, khoa học
góp phần tích cực vào sự phát triển vấn đề một cách hoàn thiện.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ Tết
Nguyên Đán ở Đà Nẵng.
Góp phần đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán
ở Đà Nẵng. Có những kiến nghị cụ thể về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong kỳ
nghỉ Tết Nguyên Đán, nhằm làm tăng tính hiệu quả cho ngành du lịch Đà Nẵng góp
phần tạo ra nguồn lợi nhuận lớn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố và


5

tạo dựng thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói
riêng và quảng bá du lịch Việt Nam nói chung.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng phát triển du lịch trong kỳ nghỉ tết Nguyên
Đán ở Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Sử dụng số liệu năm (2008-2013) để phân tích về thực trạng phát
triển du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ở Đà Nẵng.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tôi đã khai thác tư liệu từ
nhiều nguồn khác nhau.
Tài liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến thức
cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.
Các sách, tin, bài từ các báo, tạp chí là nguồn tư liệu cần thiết giúp tơi có được
những thơng tin quan trọng cho đề tài
Các luận văn tốt nghiệp, cơng trình nghiên cứu khoa học của khóa trước, các

bài viết trên các website tạo nền tảng và định hướng cho việc hình thành cấu trúc đề
tài, phương pháp trình bày đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp như thống
kê, mô tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong q trình nghiên
cứu tơi thực hiện đề tài qua các bước sau:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung
nghiên cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các thư
viện ở Đà Nẵng, các sách báo, trang điện tử… Ngoài ra, tơi cịn tìm kiếm tư liệu thơng
qua bạn bè, thầy cô, giáo viên hướng dẫn…
+ Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tơi tiến hành phân tích, thống kê các
nguồn tư liệu để tìm ra được tính toàn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa các vấn


6

đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra
Tôi đã tiến hành nghiên cứu thu thập các thông tin từ những người làm trong
công tác nghiên cứu, phát triển du lịch ở Đà Nẵng. Qua đó, tìm được những thơng tin
chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
6. óng góp của đề tài
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lí luận nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch kỳ nghỉ
Tết Nguyên Đán tại Đà Nẵng trong một vài năm qua, cũng như đưa ra những giải pháp
việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong
thời kì kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Đặc biệt đây cũng là nguồn thơng tin
quan trọng cho các doanh nghiệp để có thể làm căn cứ xây dựng những chiến lược
“cung” đáp ứng nhu cầu du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán cho du khách ở thành

phố Đà Nẵng trong tương lai.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài có kết cấu
gồm 2 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung
Chƣơng 2. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ở
Đà Nẵng


7

B. NỘ DUN
C ƢƠN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN C UN
1.1. Lý luận về du lịch
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống
nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào
tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản trong đó
có khái niệm du lịch và du khách là một đòi hỏi cần thiết.
Giáo sư - Tiến sĩ Berkener, một chun gia có uy tín về du lịch trên thế giới đã
đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu
định nghĩa”.
Do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa
nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách
gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu
và khơng rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai
phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:

- Sự di chuyển, lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay
tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức
về thế giới xung quanh, có hoặc khơng việc kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trinh di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, khơng ít người, thậm chí ngay cả các
cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành
kinh tế. Do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó
cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội


8

kinh doanh. Trong khi đó, họ khơng biết rằng du lịch cịn là một hiện tượng xã hội. Nó
góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lịng u nước…
Chính vì vậy, tồn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát
triển như đối với giáo dục, văn hóa, thể thao…(Trần Đức Thanh và Nguyễn Minh Tuệ,
1999). [Trần

ức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch (in lần thứ 5), Nxb

ại học quốc gia

à Nội, Trang 14]

1.1.1.2. Nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu
này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các
nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du
lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản
xuất xã hội.
Trong các ấn phẩm khoa học về du lịch, người ta thừa nhận rằng, nếu xét trên
tổng thể nhu cầu con người, về thực chất nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt
và tổng hợp của con người. Do vậy, để có thể hiểu một cách tổng quát, đầy đủ nhu cầu
du lịch trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem thế nào là “nhu cầu” nói chung của con
người. [Nguyễn Văn

ính (chủ biên) - (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái bản

lần thứ nhất), Nxb ại học Kinh tế Quốc dân, trang 58]
Theo các chuyên gia tâm lí học, nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính
tâm lí của con người, là sự địi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu
được thỏa mãn sẽ gây cho con người những xúc cảm dương tính, trong trường hợp
ngược lại sẽ gây nên những ấm ức, khó chịu ( xúc cảm âm tính).
Đối với các nhà kinh doanh du lịch, việc nắm được nhu cầu của du khách tiềm
năng là điều vơ cùng quan trọng. Có nắm được nhu cầu thì mới có thể đưa ra những
sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh. Từ trước tới nay, trong lĩnh vực tâm lí học, có
nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về nhu cầu của con người. Và ở đây, chúng ta
tiếp cận nhu cầu theo lý thuyết nổi tiếng nhất. Đó là lý thuyết Maslow. Năm 1943, ơng
đã đưa ra mơ hình khái niệm nhu cầu của con người xếp theo thứ bậc. Sau đó, ơng đã
bổ sung thêm hai thang bậc cho phù hợp với xã hội. Hai bậc thang đó là: Nhu cầu thẩm
mỹ, cảm nhận cái đẹp (Aesthetics, appreciation of beauty) và nhu cầu hiểu biết
(Knowledge and understanding). [Nguyễn Văn

ính (chủ biên) - (2009), Giáo trình


Kinh tế du lịch (tái bản lần thứ nhất), Nxb ại học Kinh tế Quốc dân, trang 59]


9

Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích,
động cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia về du lịch đã phân loại nhu
cầu du lịch theo ba nhóm cơ bản sau:
Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm: đi lại, lưu trú, ăn uống.
Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức
cái đẹp vv…)
Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung (thẩm mỹ, làm đẹp, thơng tin, giặt là…). [Nguyễn
Văn ính (chủ biên) - (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái bản lần thứ nhất), Nxb
ại học Kinh tế Quốc dân, trang 63]
Trên thực tế khó có thể xếp hạng phân thứ bậc các loại nhu cầu của khách du
lịch. Các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể
thiếu đề con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu đi du
lịch mà khơng có cái gì ấn tượng, giải trí tiêu khiển, khơng có dịch vụ thỏa mãn các
nhu cầu thì khơng thì gọi là đi du lịch được. Trong cùng một chuyến đi thường kết hợp
để đạt nhiều mục đích khác nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời.
1.1.1.3. Khả năng tổ chức các hoạt động du lịch
Sự phát triển của du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định.
Một số điều kiện là cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả mọi vùng, mọi quốc gia
muốn phát triển du lịch. Đó là hệ thống các điều kiện chung, cần thiết để phát sinh ra
nhu cầu đi du lịch và để đảm bảo cho việc thực hiện thành cơng một chuyến hành trình
du lịch. Các điều kiện này có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động đi du lịch. Còn một
số điều kiện khác là cần thiết, mang tính đặc thù để phát triển một loại hình du lịch ở
từng điểm, từng vùng du lịch nhất định. Những điều kiện này có ảnh hưởng chủ yếu
đến hoạt động kinh doanh du lịch của một cơ sở, một vùng hay một quốc gia.
Những điều kiện đặc trưng tác động lên sự phát triển của du khách chỉ ở từng

chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước. Những điều kiện đặc trưng quan trọng nhất là môi
trường tự nhiên, những giá trị văn hóa lịch sử, những thành tựu chính trị và kinh tế,
những sự kiện và hồn cảnh đặc biệt có sức hút khách du lịch đến địa điểm nào đó.
Nếu như dưới góc độ kinh tế du lịch những điều kiện chung ảnh hưởng đến cầu và
cung thì những điều kiện khu vực chủ yếu chỉ tác động đến khả năng cung ứng du lịch
của địa phương.


10

Nếu như chúng ta coi các điều kiện chung như là các điều kiện đủ để phát triển
du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch như là các điều kiện cần để phát triển du
lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội phát triển
cao, song nếu khơng có tài ngun du lịch thì cũng khơng thể phát triển được du lịch.
[Trần

ức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch (in lần thứ 5), Nxb

quốc gia

ại học

à Nội, trang 103]

Tài ngun du lịch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch.
Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và phục
vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop – Nhà địa lý học
người Bungary: “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác
nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho
dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”.

Tài nguyên du lịch gồm nhiều loại, có hàm nghĩa rộng, phức tạp, chồng chéo.
Chính vì vậy, nhiều học giả và các cơ quan nghiên cứu du lịch ở nước ta và quốc tế đã
xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên khác nhau. Về các loại tài nguyên du lịch, xét
dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. [Trần
Nhập môn khoa học du lịch (in lần thứ 5), Nxb

ức Thanh (2008),

ại học quốc gia

à Nội, trang

103]
1.1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh của ngành du lịch
Du lịch cũng được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡ việc
thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ví dụ như phục vụ vận
chuyển, phục vụ ăn uống, lưu trú, phục vụ hướng dẫn tham quan…
Kinh doanh du lịch lữ hành
Đây là nghề kinh doanh đặc trưng của kinh tế du lịch. Nó có chức năng sản xuất,
lưu thơng (mua – bán) và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trên thị trường để
thu lợi ích kinh tế. Đồng thời bảo đảm giữ gìn phát huy bản sắc văn hố dân tộc, an
toàn xã hội, an ninh quốc gia và giao lưu quốc tế.
Kinh doanh du kịch lữ hành diễn ra theo một số chu trình gồm 4 bước:
B1: Sản xuất hàng hố (Xây dựng chương trình cơ bản)
B2: Tiếp thị và ký kết hợp đồng du lịch.
B3: Tổ chức thực hiệp hợp đồng du lịch.


11


B4: Thanh quyết toán hợp đồng du lịch.
Kinh doanh lƣu trú
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ cho thuê
buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các
điểm và khu du lịch nhằm mục đích lợi nhuận. Thơng thường, đây là hoạt động kinh
doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và cũng là hoạt động thu hút vốn đầu tư lớn
nhất trong khách sạn. Tuy nhiên hiện nay các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du
lịch ngày càng đa dạng phù hợp với các loại địa hình khác nhau. Chúng ta có thể bắt
gặp như: Camping, Bungalow, Motel…
Kinh doanh cơ sở lưu trú là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động du
lịch, nó đóng vai trị vừa là một sản phẩm du lịch, vừa là điều kiện cơ sở vật chất để
phát triển du lịch tại địa phương.
Kinh doanh ăn uống
Bên cạnh hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng
là một hoạt động quan trọng của điểm và khu du lịch. Đối tượng phục vụ của dịch vụ
này không chỉ dành cho khách du lịch thuần túy mà còn đáp ứng nhu cầu của đối
tượng khách vãng lai hoặc khách khác. Doanh thu từ ăn uống chỉ đứng sau doanh thu
từ kinh doanh lưu trú.
Kinh doanh vận chuyển
Hoạt động du lịch gắn liền với phương tiện vận chuyển khách du lịch. Đó là mối
quan hệ biện chứng khơng thể tách rời hoặc phá bỏ được. Phương tiện vận chuyển
cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên loại hình du lịch dựa trên tiêu chí của chính nó.
Đối với khách du lịch quốc tế thường di chuyển trên các máy bay, tàu biển liên quốc
gia. Các phương tiện này do ngành khác quản lí. Ở các nước phát triển, các hãng du
lịch lớn thường có các hãng vận chuyển riêng. Đối với khách du lịch nội địa, phương
tiện đi lại phổ biến là ôtô chất lượng cao để phù hợp với điều kiện địa hình và thời gian
lưu trú. Kinh doanh vận chuyển ít nhiều chịu ảnh của hoạt động du lịch. Vào mùa vụ
du lịch, phương tiện vận chuyển hoạt động với tần suất cao và ngược lai, lúc trái vụ
hoạt động với tần suất thấp.

Kinh doanh dịch vụ bổ sung
Cung cấp các dịch vụ bổ sung là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch. Sở
thích và nhu cầu của khách du lịch tăng nhanh hơn so với sự cung cấp các dịch vụ ở


12

những cơ sở đón tiếp khách. Điều đó thúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải mở
rộng các thể loại dịch vụ mà trước hết là các loại dịch vụ bổ sung. Dịch vụ bổ sung bao
gồm:
ịch v l m gi u thêm s hi u biết: triển lãm, quảng cáo, thông tin...
ịch v l m sống ộng hơn cho k ngh v th i gian ngh (như vui chơi giải
tr ): Tổ chức tham gia các lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội... học những điệu múa và
bài hát dân tộc; học cách nấu món ăn đặc sản; karaoke, internet, bida, bowling…
Dịch v l m d d ng việc ngh lại c a khách: Hoàn thành những thủ tục đăng
ký hộ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan; các dịch vụ thông
tin như cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép, tráng phim
ảnh; các dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng ký vé giao thông, mua vé
xem ca nhạc; đánh thức khách dậy, tổ chức trơng trẻ, mang vác đóng gói hành lý...
ịch v tạo i u kiện thuận tiện trong th i gian khách ngh lại: Phục vụ ăn
uống tại phịng ngủ; phục vụ trang điểm tại phịng, săn sóc sức khỏe tại phòng; đặt một
số trang bị cho phòng như vô tuyến, tủ lạnh, radio, dụng cụ tự nấu ăn (phịng có bếp
nấu).
ác dịch v th a m n nh ng nhu cầu

c biệt c a con ngư i: Cho thuê xưởng

nghệ thuật (họa, điêu khắc); cho thuê hướng dẫn viên; cho thuê phiên dịch, thư ký; cho
thuê hội trường để thảo luận, hịa nhạc; cung cấp điện tín, các dịch vụ in ấn, chụp lại;
cho sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao.

ịch v thương mại: Mua sắm vật dụng sinh hoạt; mua sắm vật lưu niệm; mua
hàng hóa q hiếm có tính chất thương mại.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt động kinh
doanh khác, nhưng nó ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh
doanh du lịch nói chung. Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ
hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành,
tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất sẵn có, cịn chi phí tổ chức cung cấp dịch vụ bổ
sung khơng đáng kể so với lợi nhuận thu được.
Đối với các nhà kinh doanh lữ hành, dịch vụ bổ sung được ví như chất xúc tác
kích thích sự hành động của du khách chọn tour du lịch của cơng ty mình. Nếu doanh
nghiệp lữ hành nào khai thác tối các thế mạnh về sự phong phú, độc đáo, khác lạ của
dịch vụ bổ sung khi tiếp thị nguồn khách sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn.


13

Tăng dịch vụ cũng có nghĩa là tăng thêm việc làm cho người lao động. Xu hướng
hiện nay là chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch
vụ. Điều này cũng có nghĩa là các dịch vụ bổ sung tạo ra thêm việc làm, đồng thời gián
tiếp tạo nên sự chuyển dịch đó.
Bên cạnh đó, sự đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ bổ sung là cơ sở cũng như
tiêu chuẩn quan trọng để xếp hạng các cơ sở lưu trú. Hiện nay rất nhiều cơ sở kinh
doanh du lịch cạnh tranh và thu hút khách chủ yếu dựa vào thế mạnh của các dịch vụ
bổ sung này nhằm thu hút khách công vụ, thương gia...
- Kinh doanh h ng lưu niệm: Bán các đồ lưu niệm, các đặc sản của địa phương
- Kinh doanh dịch v vui chơi giải tr : Những trò chơi dành cho trẻ em, cho
người lớn, đặc biệt các khu du lịch ngày nay có đưa vào những trị chơi mang cảm giác
mạnh.
ịch v chăm sóc sắc ẹp: Chủ yếu tại các khu du lịch như cắt tóc, trang


điểm…

1.1.2. Tác ộng c a ng nh du lịch
Du lịch được mô tả như là một ngành công nghiệp vừa năng động, vừa tinh tế,
nó đem lại nguồn doanh thu khổng lồ so với bất cứ ngành dịch vụ nào trên thế giới và
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, của nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo điều
kiện của từng nước mà ngành du lịch có những đóng góp khác nhau đối với nền kinh
tế quốc dân bởi vì hoạt động du lịch địi hỏi sự phối hợp liên ngành, đa lĩnh vực và có
tính xã hội hố cao.
1.1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế
Công nghiệp không khói, tên gọi khơng chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu. Theo tài liệu Chỉ số cạnh tranh Du lịch 2009
(Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009), do Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 GDP, 10,9 %
xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế giới”. Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được
nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World
Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ
xuất khẩu (export income) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên
liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ
USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày.


14

Du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiểu quả kinh tế cao khi khách du
lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng họ sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn nơng sản thực
phẩm dưới dạng các món ăn đồ uống và mua hàng hoá như là các đặc sản của vùng, đồ
thủ công mỹ nghệ... Như vậy địa phương sẽ thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao (tiết
kiệm được chi phí bảo quản, lưu kho, đóng gói, vận chuyển, sự hao hụt khi xuất khẩu
ra thị trường thế giới). Một ngành kinh tế muốn phát triển tất yếu phải có sự tham gia

và chịu sự tác động hai chiều với các ngành kinh tế khác. Là một ngành dịch vụ, một
ngành kinh tế độc đáo, du lịch phát triển là động lực thúc dẩy quá trình sản xuất, kinh
doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua du lịch, các ngành
kinh tế như nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp hàng tiêu dùng bán đươc một
số lượng hàng lớn với giá cả cao. Bên cạnh đó, du lịch cịn đóng vai trò như một nhà
quảng cáo, nhà maketing cho các sản phẩm của các ngành kinh tế khác, kích thích và
thúc đẩy các ngành thay đổi dây chuyền hiện đại, nghiên cứu mẫu mã để làm hài lòng
thị hiếu của khách hàng. Ngành du lịch phát triển cịn kích thích sự phát triển của các
ngành xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng... thông qua các cơ sở du lịch và khách
du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của ngành này.
Ngành du lịch cịn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các
nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “Tại
nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng
đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên
Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hịa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm
2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích
phát triển nhân đạo đã phát biểu: “Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự
nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách
mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới cịn lớn hơn viện trợ chính thức của
các chính phủ” [(Global Tourism drives history's greatest shift of wealth from rich
to poor – Counterpart) (Trần Bình (2011), “Ng nh

u Lịch có vai trị

c biệt

quan trọng ối với s phát tri n c a Việt Nam”, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh
tế - Xã hội Việt Nam)]
Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam biểu
hiện qua tỷ phần doanh thu của ngành trên tổng sản lượng quốc gia (GDP) và tỷ lệ số

lượng lao động hoạt động trong ngành trên tổng lực lượng lao động của cả nước. Phát


15

triển du lịch sẽ giúp nguồn ngoại tệ tăng góp phần vào thu nhập quốc gia, ngành du
lịch là một trong những nhân tố thúc đẩy giao lưu quốc tế thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây
lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam, nguồn
ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan
trọng của cán cân thanh tốn giúp đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam
và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Du lịch phát triển tạo ra được
nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, chất lượng cuộc sống
được cải thiện.
Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn
minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch cịn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình
ảnh của một xứ sở, phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện giao lưu văn hóa để du khách có
thể am hiểu hơn về văn hóa của nước chủ nhà.
Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú,
và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, triển
vọng tiến xa hơn của ngành du lịch sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội nước nhà
phát triển.
Xét dưới góc độ kinh tế, du lịch mở ra hướng đầu tư hợp tác giữa các nước, dần
dần thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo. Vì vậy du lịch được
ví như là động cơ, là sức đẩy của con tàu kinh tế đất nước. Ngồi mục đích tự thân của
nó, ngành du lịch cịn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành nghề
khác. Để ngày một phát triển, du lịch cùng các ngành kinh tế khác “cùng dắt tay đi
lên” một cách hài hoà, đồng bộ, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh.
1.1.2.2. Đối với xã hội
Du lịch với bản chất của nó là nghỉ ngơi và khám phá, tìm hiểu điều này đem lại

cho con ngươi nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Về mặt y tế, du lịch giúp con người
phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống. Các cơng trình nghiên cứu về sinh học
khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ ngơi hợp lí du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật,
kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
1.1.2.3. Đối với môi trường
Phát triển du lịch phụ thuộc rất nhiều vào kho tài sản tự nhiên và nhân tạo của
từng quốc gia. Môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội chính là những thơng số đầu


16

vào cho phát triển du lịch. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo
vệ, khơi phục và tối ưu hố mơi trường thiên nhiên xung quanh, bởi vì mơi trường này
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động khác của con người. Mặt khác, việc
đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng đất nhất
định lại địi hỏi tối ưu hố q trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt
mình, q trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo
sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí. Du lịch – bảo vệ mơi trường là những hoạt
động gần gũi và liên quan mật thiết với nhau.
oạt động du lịch tác động lên môi trƣờng tự nhiên ở các mặt sau:
Tác ộng ến môi trư ng nước: góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và
ngồi khu vực, giảm sức ép ơ nhiễm nguồn nước. Du lịch phát triển kéo theo các dự án
về cấp thoát nước trong từng khu du lịch như xây nhà máy nước sạch, đặt hệ thống
chảy riêng nước thải rất có ý nghĩa làm sạch mơi trường nước giúp dân địa phương có
nước sạch để sinh hoạt. Đặc biệt trong mỗi khu du lịch đều tổ chức hệ thống ao hồ có
sự liên hệ với nhau nên có tác dụng đến việc khắc phục nạn úng thuỷ trong khu vực.
Tuy vậy, trong quá trình phát triển du lịch xấu cũng có một số tác động xấu tới mơi
trường nước như làm ơ nhiễm nước mặt từ q trình xây dựng các khu du lịch; ảnh
hưởng tới diện tích lưu vực của nguồn nước, ô nhiễm từ các chất thải sinh hoạt của
nhân viên và khách du lịch; ảnh hưởng tới lượng nước ngầm; ô nhiễm nước biển từ các

hoạt động du lịch biển...
Tác ộng tới môi trư ng không kh : góp phần ổn định điều kiện khí hậu trong
vùng, đáp ứng ngày càng nâng cao của du khách nên trong các khuông viên các khu,
điểm du lịch đã bố trí các vườn hoa, cơng viên, rừng cảnh quan, hồ nước... có tác dụng
tích cực vào việc điều hồ khơng khí, góp phần cải thiện khí hậu, và làm giảm bớt ơ
nhiễm khơng khí tại khu vực. Tuy vậy, việc phát triển du lịch cũng gây nên một số tác
động xấu cho mơi trường khơng khí như việc ơ nhiễm tiếng ồn, khơng khí từ các
phương tiện giao thơng, khách du lịch và chất thải sinh hoạt của hoạt động du lịch.
Tác ộng tới mơi trư ng ất: góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua việc
xây dựng khách sạn, các khu vui chơi giải trí... Như vậy những diện tích đất được bỏ
hoang nâng cao giá trị của mình và quan trọng là mơi trường đất được cải tạo. Tuy
nhiên hoạt động du lịch ảnh hưởng tới môi trường đất thể hiện ở các mặt sau: ảnh


17

hưởng tới cơ cấu sử dụng đất; thay đổi câu trúc địa chất của khu vực; ô nhiễm đất từ
các hoạt động du lịch…
Tác ộng tới môi trư ng sinh vật: thông qua việc quy hoạch các khu bảo tồn,
vườn quốc gia góp phần hạn chế việc khai thác động thực vật q hiếm bưa bãi. Bên
cạnh đó trong khn viên các khu du lịch có bố trí các vườn cây, khu ni chim thú
làm tăng tính đa dạng sinh học của vùng. Tuy nhiên, do vấn đề nhu cầu thực phẩm
cung cấp cho hoạt động du lịch ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác qua mức động
vật quí hiếm gây tổ hại đến đa dạng sinh học. Các yếu tố ô nhiễm từ du lịch như rác
thải, nước thải, khí gây mùi đều có thể ảnh hưởng tới hệ sinh vật và gây hiện tượng
thiếu oxy.
Phát triển du lịch ln có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực xã hội và mơi
trường, hay nói đúng hơn là giữa chúng lng có mối quan hệ hai chiều. Phát hiện
được quy luật về sự tác động giữa chúng là cách giúp chúng ta phát huy tính tích cực
và hạn chế tiêu cực gây nên trong quá trình phát triển. Đó cũng chính là cách giúp cho

khơng chỉ du lịch mà kinh tế, xã hội, mơi trường ln có tính bền vững.
1.2. Tết Nguyên án
1.2.1. Tết Nguyên Đán trong văn hóa ngư i Việt
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là
điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn
vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những
giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn
mùa xuân-hạ-thu-đông. Ở Việt Nam Tết Nguyên Đán thường được kể từ ngày mồng
một cho đến hết ngày mồng bảy.
Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận
theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xn, Hạ,
Thu, Đơng - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn cịn dựa
vào nơng nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn
trời mưa nắng phải thì", người nơng dân cịn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị
thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần
Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật,


18

cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những
ngày này.
Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình, người Việt Nam có tục
hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở
về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ
tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với
những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về q ăn Tết", đó khơng
phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội
nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

+ Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn
viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý
chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trị, bệnh nhân với thầy thuốc,
ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...
+ Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30,
trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những
người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia
đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết
là sự thể hiện lịng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã
khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon
hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Tết Nguyên Đán là ngày “làm mới”, Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi
người có cơ hội ngồi ơn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được
bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, qt vơi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được
chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch
sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi
người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được
gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh
toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp
qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hịa với nhau, nói năng từ tốn, lịch
sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp. Người Việt chọn ngày Tết làm
cơ hội để tạ ơn, con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp


19

chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi
hoặc quà thưởng để ăn Tết...
1.2.2. u lịch trong k ngh Tết Nguyên Đán
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm nên đây

sẽ là cơ hội để mọi người thực hiện những chuyến thăm quan du lịch. Những tour du
lịch hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên Đán như là một món quà đặc biệt cho những ngày
lao động và học tập vất vả, bạn bè và người thân sẽ có thời gian nhiều hơn dành cho
nhau cùng nhau hưởng thụ cuộc sống với những điểm du lịch hấp dẫn.
Đối với du khách quốc tế du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán là dịp để khám
phá khung cảnh thiên nhiên, nét văn hóa đặc sắc của người Việt trong những ngày lễ
Tết; để được hịa mình vào những lễ hội để hiểu hơn những phong tục Tết cổ truyền
của người Việt Nam mà trước nay chỉ biết đến qua sách báo.
Chính vì những lẽ đó mà các điểm du lịch trở thành sự lựa chọn lý tưởng của du
khách vào kỳ nghỉ tết Nguyên Đán, điều này làm cho xu thế đi du lịch trong kỳ nghỉ
tết Nguyên Đán đã trở thành một hiện tượng xã hội. Du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán
phát huy được nét văn hóa du xuân, thưởng ngoạn và cũng đồng thời làm đa dạng,
phong phú thêm hình thức đón năm mới của người Việt.
Du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán- một sự đổi mới hết sức logic và phù hợp với sự
phát triển xã hội. Điều đó đã chứng tỏ rằng nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao.


20

C ƢƠN 2. T ỰC TR N
N

V

Ả P ÁP P ÁT TR ỂN DU LỊC

Ỉ TẾT N UYÊN ÁN Ở

KỲ


N N

2.1. Tổng quan về thành phố à Nẵng
2.1.1. Đi u kiện t nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích
1.256,24 km², gồm 6 quận, 2 huyện và 47 xã, phường. Thành phố Đà Nẵng nằm ở
15o55' đến 16o 14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng khơng, cách Thủ đơ Hà Nội 764 km
về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng là một trong
những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường
biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt
thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đây cũng là yếu tố căn bản đầu
tiên cho sự hình thành những giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng của Đà Nẵng.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao
khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và
có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất
thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
2.1.1.3. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và

miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.


21

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28-30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23oC. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20oC.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào
các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3,
4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến
165 giờ/tháng.
Với vị trí địa lí thuận lợi, cùng với hệ thống phương tiện giao thơng phát triển,
địa hình đứng liền kề núi sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hịa,
Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo tồn những
giá trị văn hóa truyền thống.
2.1.1.4. Nguồn nước
Biển, bờ biển
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi
Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số
cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi
cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng cịn là nơi trú đậu tránh bão
của các tàu có cơng suất lớn.
Đà Nẵng cịn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,

Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo
Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh
doanh, dịch vụ, du lịch biển.
Sơng ngịi, ao hồ
Sơng ngịi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố
và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sơng chính là
Sơng Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và
sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn


22

thành phố cịn có các sơng: Sơng n, sơng Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan,
sông Phú Lộc...
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 30 hồ, đầm các loại với tổng diện tích
mặt nước hồ vào khoảng 1,8 triệu m2 dung tích chứa nước tối đa vào khoảng 3,3 triệu
m3. Hệ thống hồ, đầm đóng vai trị quan trọng đối với thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là
đối với khu vực đô thị của Đà Nẵng. Do q trình phát triển và chỉnh trang đơ thị, diện
tích của nhiều hồ, đầm đã bị giảm, thậm chí một số hồ diện tích cịn lại rất nhỏ và hầu
như chỉ cịn đảm nhận chức năng tạo cảnh quan mơi trường mà thôi.
Trên địa bàn thành phố phát hiện duy nhất điểm nước khống Đồng Nghệ. Kết
quả phân tích cho thấy thuộc loại nước khống silic có giá trị chữa bệnh cao. Thành
phố đã cấp giấy phép khai thác cho công ty TNHH Phước Sơn từ năm 1994-2003 và
công ty Thực phẩm miền Trung (từ 12/2001 đến 5/2004).
2.1.1.5. Tài nguyên rừng và sinh vật
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở
phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong
đó đất có rừng là 15.933 ha; rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468
ha; rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng của thành phố có ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa

học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho
thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà,
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân.
Đà Nẵng có thảm thực vật rừng tự nhiên nhiệt đới che phủ khá tốt. Một thời kỳ
dài tác động ảnh hưởng đến rừng bởi các nguyên nhân chiến tranh, khai thác tài
nguyên, xâm lấn đất đai v.v... đã làm cho rừng phân hóa cấu trúc các sinh cảnh rừng.
Đà Nẵng hiện có các sinh cảnh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới,
sinh cảnh rừng phục hồi tự nhiên, sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi và sinh cảnh rừng trồng.
Lê Anh Thắng (2009), luận văn “ Nghiên cứu
nhiên khu v c Đ Nẵng ph c v phát triên b n v ng”

ánh giá t i nguyên thiên
ại học quốc gia

à Nội,

trang 35
2.1.2. Lịch sử hình th nh v phát tri n
Những phát hiện khảo cổ học đã chứng minh tại Đà Nẵng có dấu vết của một sự
diễn tiến lịch sử từ cuối thời kì đồ đá mới đến văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Chămpa.


23

Căn cứ vào tư liệu thành văn của Trung Quốc lẫn Việt Nam, có thể xác định vùng đất
Đà Nẵng hiện nay, vào thời kì Bắc thuộc nằm trong quận Nhật Nam. Năm 137, Khu
Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm (Nhật Nam) nổi dậy, sau đó thành lập nước Lâm
Ấp. Thời kì này, Đà Nẵng nằm trong châu Lý (Rí) của Lâm Ấp.
Lịch sử hình thành và phát triển của Đà Nẵng gắn liền với quá trình mở rộng
lãnh thổ của Đại Việt. Điều này minh chứng cho vị trí chiến lược quan trọng của mảnh

đất “yết hầu” của miền Thuận Quảng trên hành trình mở nước về nam của dân tộc.
Bên cạnh vai trò tiền cảng của xứ Đàng Trong, Đà Nẵng còn là nơi kẻ thù nổi
tiếng súng đầu tiên khi xâm lược Việt Nam, đó là thực dân Pháp (1/9/1858) và 97 năm
sau là đế quốc Mỹ (8/3/1965). Đà Nẵng đã khẳng định vai trò là tiền đồn của đất nước
khi chứng minh một tinh thần bất khuất, hiên ngang trước họng súng kẻ thù.
Sau khi xâm chiếm toàn bộ nước ta và bước đầu thiết lập chế độ thuộc địa, đầu
thế kỷ XX, Đà Nẵng được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương.
Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh
doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế
biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước
mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài
Gòn, Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đà Nẵng được mang tên Thái Phiên,
một người con ưu tú của Đà Nẵng, thể hiện tinh thần tự hào và ý chí độc lập của người
dân Đà Nẵng. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết
lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn
định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng
thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây
dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường
sá, cơng trình cơng cộng, cơ sở thơng tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng…
Năm 1975, hịa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam
- Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc
dù cịn lắm khó khăn nhưng cơng cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều
thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.


24

Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết

cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao
gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hịa Vang và huyện đảo Hồng Sa gồm 5
quận, 2 huyện, 47 phường xã, diện tích là 942,46km2 và dân số là 663,115 người.
Ngày 15/7/2003, Đà Nẵng được công nhận là Đô thị loại I. Trải qua 2 lần thay đổi về
địa giới hành chính vào năm 2005, Đà Nẵng hiện có 6 quận, 2 huyện, 45 phường và 11
xã, với dân số gần 1 triệu người.
Hiện nay, Đà Nẵng đang ngày càng đi lên mạnh mẽ trên tiến trình hội nhập và
phát triển trong thời đại mới, và chính tiến trình lịch sử phát triển liên tục cùng điều
kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí chiến lược hàng đầu đã tạo cho Đà Nẵng những nét riêng
biệt, độc đáo về văn hố-xã hội, tín ngưỡng- tâm linh so với các vùng miền khác của
đất nước.
2.1.3. Đi u kiện kinh tế - x hội
Trong những năm gần đây Đà Nẵng có tốc độ GDP bình qn tăng cao hơn
mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông
nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện… kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch
thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hố, khoa
học và cơng nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và
khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát
triển, đô thị được chỉnh trang... Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997 2010 (theo giá cố định 1994) đạt 11,30%/năm so với mức bình quân 7,27%/năm của
cả nước. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành cơng
nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 46,5%; ngành dịch vụ 50,5%; ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản 3% (năm 2009).
Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng
tiêu dùng, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng… Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
20%/năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi
đầu trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành
phố cơng nghiệp trước năm 2020.



25

Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và
Chợ Cồn; cùng với những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Siêu
thị BigC (Vĩnh Trung Plaza), siêu thị Intimex, siêu thị Co.op Mart… Đây là những
trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.
Ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Đà Nẵng hiện là trung tâm lớn nhất của khu
vực miền Trung – Tây Nguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương
mại cổ phần, liên doanh, và cơng ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục
trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn…
Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với
tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di
động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, internet, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh,
điện hóa…Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm
gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất nhập khẩu khơng ngừng
tăng lên qua các năm với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 13,1%/năm (giai đoạn 19972010). Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2010 đạt 1219,0 triệu
USD, tăng 35,3% so với năm 2009. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố
gồm dệt may, thuỷ hải sản, dăm gỗ, đồ chơi trẻ em, hàng thủ công mỹ nghệ… Với
phương châm chủ động mở rộng thị trường theo hướng đa phương hố quan hệ kinh
tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, đến
nay các sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở hơn chín mươi quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Đà Nẵng với các nước nằm trên tuyến
Hành lang kinh tế Đông Tây như Lào, Thái Lan... hiện cũng đang được chú trọng phát
triển.
Trong giai đoạn mới 2010 – 2020, Đà Nẵng đã định hướng phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu tổng quát là tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một
trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung
với vai trị là trung tâm cơng nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng
biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế;

trung tâm bưu chính - viễn thơng và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm
văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung. Một số
chỉ tiêu trong giai đoạn mới: Tăng trưởng kinh tế (GDP) với tốc độ 12% - 13%/năm,
GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 4.500USD - 5000USD, kim ngạch xuất


×