Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quan niệm về hiếu trong triết học phật giáo và giá trị của nó đối với giáo dục gia đình ở thành phố đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.29 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUAN NIỆM “HIẾU” TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ
GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Giảng viên hƣớng dẫn: T.S Dƣơng Đình Tùng
Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Kim Hồng

Đà nẵng tháng 4/2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM “HIẾU” TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ
GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Giảng viên hƣớng dẫn

: T.S Dƣơng Đình Tùng

Sinh viên thực hiện


: Lê Thị Kim Hồng

Lớp

: 13SGC

Đà Nẵng tháng 4/2017


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Dương Đình Tùng, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu
đã được cơng bố trước đó, các tài liệu trong khóa luận là trung thực đảm bảo
tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học về khóa luận của
mình.
Đà Nẵng, tháng 4/2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Kim Hồng


Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn bộ thầy cơ giáo, giảng viên
khoa giáo dục chính trị, các thầy cơ đã trực tiếp giảng dạy trau dồi kiến thức cho
tôi trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè ln động viên và
giúp đỡ tơi trong lúc khó khăn trong q trình học tập cũng như làm nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sĩ Dương Đình
Tùng người trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dạy tơi và tạo mọi điều kiện thuận

lợi để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc nghiên cứu khơng thể khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cơ giáo
và các bạn để khóa luận được hồn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 4/2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Kim Hồng



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo suốt thời gian mọi sự vật hiện tượng đều luôn vận động và biến đổi,
xã hội con người cũng chuyển biến từ chế độ này sang một chế độ mới tiến bộ
hơn, nhu cầu vật chất dần được cải thiện thì người ta lại đòi hỏi thêm về sự an
lành trong tâm hồn nghĩa là nhu cầu tinh thần cũng được chú trọng nhiều hơn.
Tơn giáo được hình thành và phát triển theo nhu cầu của con người, đó cũng là
nhu cầu chính đáng của quyền con người. Cũng xuất phát từ lẽ đó hay hồn cảnh
của từng con người, nhóm người, khu vực, dân tộc … Nảy sinh nhiều giáo phái
khác nhau như đạo Kito, Tin lành, Bà la môn, Nho Giáo, Phật giáo …
Song khi nhắc đến phương Đông, người ta nghĩ nhiều đến sự ảnh hưởng
của Phật giáo đối với con người, sự truyền bá giáo lý một cách sâu rộng củaPhật
giáo đã giúp tinh thần con người được an ủi một phần nào. Trong rất nhiều tơn
giáo nói trên mục đích sau cùng cũng là giải thốt con người đến cõi an lạc
nhưng trước đó đa phần đều dựa trên thần học, duy tâm siêu hình để nhìn nhận
đánh giá sự vật điều đó cũng chỉ thực hiện chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo.
Tuy nhiên khi nghiên cứu về Phật giáo người ta thừa nhận rằng đây không phải
là tôn giáo hữu thần, các giáo lí củaPhật giáo mang âm hưởng của trường phái

duy vật chất phát, sơ khai … Phật giáo đã bàn đến tất cả mọi lĩnh vực của xã
hội, những vấn đề của con người đang gặp phải, những giá trị sống và những
quan hệ giữa người với người, với việc đối nhân xử thế của con người và trong
đó phải đề cập đến quan niệm về “ Hiếu” của triết học Phật giáo
Trong các tôn giáo, chữ “ Hiếu” cũng được hệ thống khá cụ thể song vẫn
loanh quanh về quan niệm thường tình của nhân sinh. Bởi lẽ phận làm con thì
việc “ hiếu” với cha mẹ là lẽ thường tình. Điều này cũng là quy luật của cuộc
sống. Tuy nhiên khơng phải là khơng có quan niệm, tư tưởng nào vượt lên trên
quan niệm thường tình đó.
Thật vậy, đối với bàn về “ Hiếu” thì quan niệm, tư tưởng của triết học
Phật giáo đã triển khai và phát huy đưa giá trị về “ Hiếu” đến với sự hoàn bị của
nó. Bởi lẽ, theo tư tưởng Phật giáo thì chữ “ Hiếu” không đứng trong phạm vi
1


chật hẹp của tình mẫu tử trong cuộc đời này, mà chữ hiếu còn liên quan đến các
vấn đề của nhân loại, liên hệ đến cả vũ trụ nhân sinh.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học- kĩ thuật, con người với
nhịp sống hối hả tất bật, mức sống ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí
được nâng cao, song thay vào đó những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất là triết lý về
“ Hiếu” đang dần bị lãng quên giữa cái nhịp sống hiện đại, bị xói mịn bởi chủ
nghĩa thực dụng, duy vật chất. Đặc biệt hơn gia đình là tế bào của xã hội, việc
phát huy được những truyền thống tốt đẹpvề đạo đức của con người Việt Nam
thể hiện qua việc giáo dục gia đình của người Việt nói chung và mỗi vùng miền
khác nhau nói riêng hết sức cần thiết, bắt kịp được điều đó tơi đã tìm hiểu và
nghiên cứu về triết học Phật giáo bởi tơi tìm hiểu được rằng bàn về “ Hiếu”
không thể bỏ qua triết học Phật giáo, đã trình bày rất sâu sắc lại phù hợp với đời
sống nhân sinh nơi tơi sinh sống.Vì vậy tôi chọn đề tài “ Quan niệm về “ Hiếu”
trong triết học Phật giáo và giá trị của nó đối với giáo dục gia đình ở thành phố
Đà Nẵng hiện nay ”làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
+ Nghiên cứu về triết học Phật giáo
+ Nghiên cứu triết lý về “ Hiếu” trong triết học Phật giáo đối với giáo dục
gia đình ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về quan niệm “Hiếu”
trong triết học Phật giáo và giá trị của nó đối với giáo dục gia đình ở thành phố
Đà Nẵng hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nhận thấy trong quan hệ gia đình hiện nay luôn nảy
sinh nhiều vấn đề đặc biệt là tình cảm gia đình giữa cha mẹ con cái hay bà con
trong dịng họ có sự xa cách. Đề tài mong muốn sự gắn kết, lắng nghe thấu hiểu
nhau giữa cha mẹ con cái, quan hệ lễ nghĩa mà chú trọng là chữ Hiếu mà phận

2


làm con đối với cha mẹ, từ đó có thể thay đổi được một số biện pháp truyền
thống trong việc giáo dục con cái mà vẫn giữ được bản sắc của người Việt.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong đó cịn có các
phương pháp: so sánh, phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp … cũng được chú
trọng.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm
có 2 chương và 5 tiểu tiết.
Chương 1: Triết học Phật giáo và triết lý về “Hiếu” trong triết học Phật
giáo
Chương 2: Giá trị của “Hiếu” trong triết học Phật giáo với giáo dục gia

đình ở Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, những nền văn minh khác nhau với nhau, ngoài
việc nghiên cứu về sự vận động của các điều kiện kinh tế tức là các vấn đề về
vật chất, bên cạnh đó khơng thể bỏ qua các vấn đề về tinh thần, đặc biệt là tâm
linh. Việc nghiên cứu tôn giáo luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, khoa học. Đặc biệt ở phương đông mà cụ thể là Việt Nam tơn giáo được
hình thành từ rất sớm qua rất nhiều giáo phái du nhập trong đó Phật giáo có sức
ảnh hưởng rất lớn và các giáo lý của nhà Phật luôn là chủ đề bàn luận sơi nổi.
Có những tác phẩm, những bộ kinh của nhà Phật như Kinh Vu Lan Bồn,
Kinh Báo Ân Cha Mẹ … Các bộ kinh này đã bày tỏ các tư tưởng về “ Hiếu”
trong giáo lý nhà Phật một cách khá phổ biến với phần lớn người dân theo đạo ở
Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Ngồi ra cịn có những đề tài nghiên cứu trước đó, trong nước như đề tài
của TS. Phạm Huy Thành với đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với đời sống tinh thần nhân dân thành phố Đà Nẵng hiện nay” . Bài viết này đã
nêu rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đối với mọi lĩnh vực trong đời

3


sống xã hội từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp cụ thể để vấn đề về
Phật giáo hay tôn giáo được người dân tiếp cận một cách khoa học và đúng đắn.
Các đề tài khác cũng nghiên cứu về Phật giáo sâu sắc như đề tài “Đạo
hiếu” trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức Việt Nam hiện nay –
Luận văn thạc sĩ ( Nguyễn Thị Thu). Bài viết này trình bày khá cụ thể về đạo
hiếu trong giáo lý nhà Phật và ảnh hưởng của nó đến với đạo đức người Việt
Nam hiện nay từ đó có những đề xuất những giải pháp thay đổi tư tưởng đạo
đức, phát triển nhân cách sống hoàn thiện.
Bài viết “ Từ Đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo hiếu ngày nay” của

Nguyễn Thị Thọ đăng trên tạp chí triết học số 6- 2007, đã trình bày một cách
khái quát đạo Hiếu từ truyền thống đến hiện và khẳng định vai trị của chữ Hiếu
trong gia đình cũng như ngồi xã hội.
Bên cạnh đó, bài viết của GS Nguyễn Tài Thư “ Hiếu và việc xây dựng
đạo Hiếu trong xã hội ngày nay” đăng trên tạp chí triết học số 8- 2013, đã khẳng
định đạo Hiếu là một tiền đề quan trọng trong việc xây dựng đạo Hiếu trong xã
hội ngày nay.
Luận văn Tiến sĩ triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện
nay” ( Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004). Nội dung của đề tài là
đạo đức Phật giáo và giá trị của nó, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đạo
đức Việt Nam truyền thống.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn sách Bơng hồng cài áo Nxb Thanh
Niên đã lí giải về ý nghĩa của bông hoa hồng cài áo trong ngày Vu Lan
“Đaọ hiếu trong Lễ Vu Lan của Phật giáo” của tác giả Nguyễn Thị
Phương Hà trong được công bố trong luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa
học Nhân văn- Đh Quốc gia Hà Nội. Tác giả cũng muốn góp một tiếng nói nhỏ
về vấn đề này và qua đó để bày tỏ lịng tri ân đối với đấng sinh thành.
Các đề tài tiêu biểu gần đây của sinh viên khoa giáo dục chính trị - ĐHSP
– ĐHĐN khóa 10 SGC Phan Thị Cam với đề tài “ Đạo hiếu trong Phật giáo và
việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”
4


Bên cạnh đó cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về con người miền Trung cụ thể là
văn hóa xã hội con người thành phố Đà Nẵng mang nhiều giá trị sâu sắc về nhân
văn và tính giáo dục cao.
Nhìn chung các đề tài đã bày tỏ khá sâu sắc vấn đề về “ Hiếu” trong đời
sống nhân sinh. Song chưa có đề tài nào thực sự trình bày chi tiết về giá trị “
Hiếu” trong triết học Phật Giáo đối với giáo dục gia đình hiện nay.


5


Chƣơng 1: TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT LÝ VỀ “HIẾU”
TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.1 Khái quát về triết học Phật giáo
1.1.1 Sựhình thành và phát triể
n của Phậ
t giáo
Phật giáo ra đời từ cuối thế kỉ thứ VI trước cơng ngun tại một vùng đất
thuộc phía Bắc Ấn Độ, người sáng lập ra là Thái tử Xicdata (Bubbha) pháp hiệu
là Thích Ca Mâu Ni. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo được chia làm hai
giai đoạn: Thứ nhất từ thế kỉ thứ VI trước công nguyên đến giữa thế kỷ thứ IV
trước cơng ngun là thời kì hình thành Phật giáo,thứ hai từ thế kỷ IV trước
cơng nguyên đến công nguyên là thời kỳ bắt đầu Phật giáo chia làm nhiều tơng
phái khác nhau trong đó có hai tông phái lớn là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII là thời kỳ Phật giáo Đại thừa đối lập với Phật
giáo Tiểu thừa. Sau thế kỷ thứ VIII Phật giáo đi vào suy tàn trước sự tấn công
của Hồi giáo cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Phật giáo từng bước được
khôi phục và trở thành tơn giáo của Ấn Độ.
Giai đoạn thứ nhất: thời kì hình thành Phật giáo vào khoảng năm 566 đến
năm 485 trước công nguyên ở miền Trung Bắc Ấn Độ lúc đó tại thành Ca tỳ la
vệ nằm giữa Ấn Độ và Nepan ngày nay, thái tử Tất Đạt Ma được sinh thành,
phụ thân ngài là Tịnh Phạn, mẫu thân ngài là Ma Gia. Thái tử tức Đức Phật được
thụ thai một cách rất thần kì trong giấc mơ, bà Ma Gia thấy con voi trắng sáu
ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết rằng con bà sẽ trở thành
một vị vua vĩ đại hoặc một nhà hiền triết cao quý. Quả nhiên, tiên tri ứng
nghiệm ngài được sinh thành tại thành với sự thanh tịnh qua lời nói “ Ta đã đến
nơi” cùng với sự qua đời của mẫu thân ngài ngay sau đó.

Thời thiếu niên, đức Phật hiện sinh trong thái tử có một cuộc sống hoan
lạc, có sách cũng kể lại rằng ngài cũng lập gia đình và có một người con trai,
mãi đến năm hai mươi chín tuổi, người rời bỏ cuộc sống hoàng cung và trở
thành nhà hành khất lang thang đây đó.
Thấy được sự khổ đau mà con người phải trải qua nhưng chưa tìm được
lời giải, ngài quyết định đi tu để tìm ra chân lý về nỗi khỗ và cách giải thoát nỗi
6


khổ. Ngài ngồi thiền dưới một gốc cây bồ đề trong vịng sáu năm và đã tìm ra
chân lý của nỗi khổ đau cũng như con đường để giải thoát nỗi khổ đau của con
người. Khi sao mai vừa rạng ngài đã chứng quả vị giải thoát, ngài đã đi chu du
khắp xứ thuyết pháp độ sinh, trải qua 49 năm hoằng hóa, năm 80 tuổi ngài nhập
cõi niết bàn.
Ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước CN ở miền Bắc Ấn Độ, với những tư
tưởng tiến bộ và tích cực, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và
niềm tin của đông đảo quần chúng, trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách
tân tư tưởng và xã hội ở Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do
cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các trường phái triết học, tôn giáo khác nhau, cũng
như sự thay đổi của cuộc sống, Phật giáo cũng có sự thay đổi, được hồn chỉnh
dần để thích nghi. Qua q trình này, đặc biệt là qua các cuộc kết tập kinh điển,
Phật giáo phân ra thành nhiều phái khác nhau, với sự khác nhau về giới luật,
triết học, giáo lý, nghi thức mà điển hình là hai bộ phái Tiểu thừa và Đại thừa.
Tiểu thừa (Hinayana), hay Cỗ Xe Nhỏ, nhấn mạnh đến sự giải thoát cá
nhân, trong khi Đại thừa (Mahayana), hay Cỗ Xe Lớn, chú trọng đến việc tu tập
thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sinh một cách hồn hảo nhất. Mỗi
nhánh lại có nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay, ba hình thức chính cịn tồn
tại: một là Tiểu thừa, được biết như Theravada, ở Đơng Nam Á, và hai nhánh
Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.
Truyền thống Tiểu thừa lan rộng từ Ấn Độ đến Sry Lankavà Myanmar

vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, và từ đó đến Vân Nam phía Tây Nam
Trung quốc, Thái Lan, Lào, Cao Miên, miền Nam Việt Nam và vùng biển phía
nam (Do người Trung Quốc đặt cho phía nam TQ mà đặc biệt là vùng Đông
Nam Á). Không lâu sau đó, những chiếc túi của các thương nhân người Ấn Độ
theo đạo Phật đã được tìm thấy ở vùng duyên hải Bán Đảo Ả Rập, và thậm chí
xa hơn như Alexandria, Ai Cập. Các hình thức khác của Tiểu thừa cũng lan đi từ
thời đó đến Pakistan, Kashmir, Afghanistan vùng phía Đơng và dun hải của
Iran, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan ngày nay. Đây là những tiểu bang
cổ xưa của Gandhara, Bactria, Parthia và Sogdia. Từ căn cứ này ở vùng Trung
7


Á, các hình thức đạo Phật Tiểu thừa này lan rộng hơn vào thế kỷ thứ hai sau
công nguyên đến phía Đơng Turkistanvà xa hơn vào Trung Quốc, rồi đến
Kyrgyzstan và Kazakhstan vào cuối thế kỷ thứ bảy. Các hình thức Tiểu thừa sau
đó được kết hợp với những nét đặc trưng của Đại thừa cũng đến từ Ấn Độ, để
cuối cùng truyền thống Đại thừa trở thành hình thức chiếm ưu thế của Phật giáo
tại hầu hết vùng Trung Á.
Hình thức Đại thừa của Trung Quốc sau này lan đến Đại Hàn, Nhật Bản
và Bắc Việt Nam. Một làn sóng khác sớm hơn của Đại thừa, kết hợp với các
hình thức Shaivite của Ấn Độ giáo, lan truyền từ Ấn Độ đến Nepal, Nam
Dương, Mã Lai và các vùng ở Đông Nam Á, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ
năm. Truyền thống Đại thừa Tây Tạng, bắt đầu từ thế kỷ thứ bảy, kế thừa toàn
bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ, trải rộng khắp các vùng Hy Mã Lạp
Sơn và đến Mông Cổ, Đông Turkistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, phía Bắc Nội
Trung Hoa, Mãn Châu, Siberia và vùng Kalmyk thuộc Mông Cổ gần biển
Caspian, thuộc phần Châu Âu của nước Nga.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII là thời kỳ Phật giáo Đại thừa đối lập
với Phật giáo Tiểu thừa.Sau thế kỷ thứ VIII Phật giáo đi vào suy tàn trước sự tấn
công của Hồi giáo cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Phật giáo từng bước

được khôi phục và trở thành tôn giáo của Ấn Độ.
1.1.2 Phật giáo với tƣ cách là một trƣờng phái triết học
“Khơng có giai cấp trong cùng dòng máu đỏ, trong cùng một nước mắt,
… Mọi đẳng cấp đều hịa tan trong tơn giáo của ta cũng như mọi con sông chảy
về biển cả. Cũng như biển cả chỉ có một mùi vị - mùi vị của muối. học thuyết
của ta chỉ có một mục đích đối tượng là giải thốt khỏi sự đau khổ” (Trích Phật
Thích Ca)
Với tư cách là một trường phái triết học, toàn bộ nội dung của giáo lý nhà
Phật xoay quanh các vấn đề về nhân sinh, Những tư tưởng ấy thấm đượm triết lý
sâu sắc về cuộc sống, về con người do đó dễ dàng ảnh hưởng đến nhận thức của
con người. Nhắc đến thế giới quan triết học của Phật giáo được chia thành bốn
luận thuyết cơ bản bao gồm thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân duyên
8


và thuyết nhân quả. Các luận thuyết này đều mang màu sắc giải thích những trăn
trở, suy tư mà con người chưa lí giải được về tâm linh, về cuộc đời, về những gì
khơng biết được khi con người mất đi.
Trong thuyết vơ thường của Phật giáo có trình bày như sau, vơ thường là
khơng thường cịn, là chuyển biến thay đổi. Luật vơ thường chi phối tồn bộ vũ
trụ , thân và tâm ta, sự vật luôn luôn biến đổi khơng có gì là bất biến với vụ trũ
bao la rộng lớn, những tưởng mọi vật xung quanh ta đều ở trạng thái tĩnh song
chúng luôn vận động và tồn tại hai trạng thái cơ bản một là sự vô thường diễn ra
trong thời gian cực ngắn, như một cái chớp mắt, một sự chuyển biến vừa mới
khởi điểm đã kịp chấm dứt. Hai là sự vô thường được chuyển biến qua từng giai
đoạn mà Phật giáo cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo quy luật Thành Trụ -Hoại - Không, tức là mọi vật đều được cấu Thành , Trụ theo thời gian sau
đó chuyển đến diệt thành Hoại rồi hư vơ (Khơng) Ngồi ra vạn vật còn tuân thủ
theo quy luật Sinh – Trụ - Di – Diệt. Thuyết vô thường được xem là một trong
những giáo lý cơ bản của Phật giáo, là cơ sở lí luận cho phương thức sống, cho
triết lý sống của những tu sĩ. Có thể nói rằng với thuyết vơ thường này, nếu ta

khơng có sự thấu hiểu sâu sắc, chỉ nhìn hời hợt dễ rơi vào tình trạng hấp tấp, vội
vã nghĩ rằng mọi thứ đều sẽ diễn ra rất nhanh nếu ta không nắm bắt. Suy cho
cùng đó chẳng phải là cuộc sống của ngũ dục, con người chìm đắm trong trụy
lạc, bỏ qua quy luật tất yếu của vũ trụ mà đáng lẽ diễn ra hàng ngày.
Trong thuyết vô ngã, Phật giáo cho rằng vô ngã tức là khơng có cái ta
trong đó, thực chất như ta biết đấy, vạn vật đều có sự tồn tại cái ta trong đó, theo
kinh Trung Quốc có viết rằng cái ta chỉ kết hợp với bốn yêu tố chính là địa,
thủy, hỏa, phong. Bằng trí tuệ thơng thường khó mà nhận thức được cái ta chân
thực và cái ta chân ngã, thuyết vô ngã làm cho người ta khơng cịn tin vào cái
gọi là linh hồn vĩnh cửu, tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác và một khi đã tin sự
hiện hữu của linh hồn vĩnh cửu, ta cũng dễ dàng dẫn đến sự mê tín trong tâm
linh.
Trong thuyết lý nhân duyên sinh, bàn về mọi hiện tượng tâm lý và vật lý
tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân
9


của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng mười
hai yếu tố hay còn gọi là thập nhị nhân duyên trong đó bàn nhiều đến vơ minh,
hành, thức, danh sắc, sáu xứ, xuất, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão(tử).
Trong thuyết nhân quả, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang
tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, khơng mang tính chất hình thức của
sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng
ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả
do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả
vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống
tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc
sống chúng ta trở nên liều lĩnh và bất chấp hậu quả.
Khi nghiên cứu về Phật giáo, phải nhìn nhận rằng, Phật giáo là một tôn
giáo không phải hữu thần, thuộc trường phái duy vật chất đơn sơ, “ Nếu có một

tơn giáo nào dám đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là
Phật giáo, Phật giáo khơng cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với
những khám phá mới của khoa học. Phật giáo khơng cần phải từ bỏ quan điểm
của mình để xu hướng theo khoa học vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng
như vượt qua khoa học” (A.Einstern). Khi Phật giáo tiếp cận bàn về nhân sinh
cũng đã đưa ra một số giáo lý, triết lý sâu sắc nó thể hiện qua bốn chân lý thiêng
liêng, tuyệt diệu mà mọi người phải thực hiện. Đó là tứ diệu đế bao gồm khổ đế,
tập đế, diệt đế và đạo đế.
Khổ đế, triết lý nhân sinh Phật giáo cho rằng, “ Đời là bể khổ, đời là cả
những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh
còn nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh còn mặn hơn
nước biển.” vậy bản chất của đời người là khổ. Đây có thể được xem là một triết
lý khá tiêu cực, hạn chế bởi lẽ con người bị bó buộc trong một vịng luẩn quẩn
đầy rẫy bi hài, cuộc đời của mỗi con người đều là bể khổ mà chẳng ai thấy
tường tận nỗi khổ đó như thế nào. Tất cả nỗi khổ ấy được phản ánh qua bát khổ
( Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn khổ).
Có thể nói rằng, Phật giáo đã khái quát những nỗi khổ lớn nhất của con người
10


qua học thuyết khổ đế, với lòng bi thương sâu sắc của mình, Phật giáo đã chỉ ra
cho chúng sinh thấy được những nỗi khổ ấy để chúng sinh nhìn nhận, suy xét
đến khi gặp phải những nỗi khổ ấy mà khơng hoảng loạn tìm cách vượt qua, như
vậy Phật giáo có một điểm hay tức là khơng bơi hồng mọi thứ mà dám nhìn
thẳng vào hiện thực, khơng trốn tránh mà dũng cảm đối đầu.
Từ khổ đế, Phật giáo cũng chỉ ra được nguyên nhân sinh ra cái khổ hay
cách khác là theo Phật giáo là học thuyết tập đế, nói đến sự tích hợp, ngun
nhân đưa đến cái khổ, mọi sự vật đều chấp chứa nguyên nhân được khái quát
thành mười hai nguyên nhân dẫn đến khổ ( Thập nhị nhân duyên). Trong mười
hai nguyên nhân Phật giáo cũng chỉ ra rằng vô minh và ái dục là hai nguyên

nhân chủ yếu đưa đến nỗi khổ của con người. Vơ minh là sự khơng thơng suốt,
nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này đều là thực mà khơng nhìn ra
được sự ảo giả, khơng nhận thức được ngay chính bản thân mình, mọi thứ đều
vơ ngã vơ thường và nằm lẩn quẩn trong vịng ln hồi. Chính vơ minh kết hợp
với ái dục bắt nguồn từ tam độc mà Phật giáo chỉ ra rằng đó là tham, thân, si.
Ngồi vơ minh và ái dục cịn các nguyên nhân sinh ra khổ đều nằm trong số còn
lại của thập nhị nhân duyên.
Phật giáo bàn đến nỗi khổ của con người và cũng đề cập đến nguyên nhân
dẫn đến nỗi đó, cùng với những giáo lý nêu trên Phật giáo cũng đã chỉ ra và
khẳng định tất cả những nỗi khổ mà con người gánh chịu đều có được loại bỏ
được thơng qua tư tưởng diệt đế. Phật giáo khuyên chúng ta tâm thanh tịnh,
tránh xa vô minh, thế giới được khai sáng bằng ngọn đèn của sự tu thân dưỡng
tính, nỗi khổ được loại trừ, bể khổ được vượt qua thế giới khơng cịn nỗi đau
khổ ngự trị
Con đường giải thoát bể khổ được Phật giáo trình bày trong học thuyết
đạo đế tập trung chủ yếu qua tư tưởng con đường bát chánh đạo mà thực chất là
diệt trừ vô minh. Không nên nhầm tưởng bát chánh đạo và đạo đế là một, Phật
giáo chỉ ra rằng con đường bát chánh đạo
Chính kiến tức là : Cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật,
một người có chính kiến là người đã thâm nhập được Phật đạo đã hòa nhập vào
11


bể tánh giác ngộ giải thốt tồn triệt để có cái trí tuệ phủ khắp tam giới trí tuệ
vượt thốt khỏi khơng gian và thời gian, trí tuệ bát nhãhiển lộ, cái thấy biết
không vướng mắc trong trần gian này nữa, không vướng kẹt trong bất kỳ lý luận
nào, không vướng vào tri thức hiểu biết, vượt qua ngã và pháp vượt qua không
gian và thời gian, cái phút giây mà thấy biết vượt qua ngã và pháp phút giây
thấy biết vượt qua không gian và thời gian như thế được gọi là chính kiến.
Người có đủ chính kiến thì tất nhiên sẽ đủ ln các "chánh" cịn lại.

Chính tư duy tức là : Suy nghĩ chân chính, những suy tư không vướng
mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng
sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi.
Chính ngữ tức là : Khơng nói dối, khơng nói lời độc ác, khơng mách lẻo.
Là những lời nói thể hiện chân lý ngay tại đây và bây giờ, những lời nói để cho
người nghe thấu hiểu được chân lý mà thoát li sanh tử ln hồi.
Chính nghiệp tức là : Suy nghĩ lời nói hành động tương tầm với chính
kiến, khi một người có chính kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chính, hành
động ngơn ngữ đều thể hiện đạo lý để người khác được nhận đạo lý để khai mở
đạo lý của chính mình, những hành động được xuất phát từ nơi thân của mình,
nơi lời nói của mình thể hiện trọn vẹn cái đạo lý giác ngộ giải thoát và khai mở
trí tuệ cho mọi người để nhận chân ra được chân lý nhiệm màu đó được gọi là
chính nghiệp.
Chính mạng tức là "vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh
mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng."
Chính tinh tấn tức là "Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ
trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách
tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt,
khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các
thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng,
tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh
có thể duy trì, khơng có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập,

12


được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn."
Chính niệm tức là "Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các

thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷkheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích
điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Đây gọi là chánh niệm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm."
Chính định tức là luyện tập để đạt được các cấp độ trong tứ thiền định.
Với sự tập trung theo bát chánh đạo, nhận thức con người dần được hình
thành có chiều sâu từ bỏ mọi tội lỗi mà vấp phải để đi theo con đường chánh
đạo, đó cũng xem là động lực dẫn đến những an nhàn trong đời sống con người
mặc khác cũng tạo nên cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Có thể nói rằng những
giá trị, triết lý nhân sinh mà Phật giáo chỉ ra vô cùng hiện thực, chỉ ra được cái
khổ, chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ, chỉ ra được quá trình để diệt khổ.
Suy cho cùng vạn vật đều có nhân quả nhưng chỉ ra được sẽ khiến con người
khơng cịn u tối trong một đống hôn độn giữa cái trần thế và cái tâm linh.
Hệ thống giáo lý của Phật giáo vô cùng đồ sộ và mang nhiều giá trị khác
nhau, mọi triết lý của Phật giáo suy cho cùng vẫn mong muốn giải thoát con
người khỏi khổ đau, vượt qua khổ đau để tìm được con đường chân chính mà
tinh thần trong những triết lý ấy đồi hỏi con người phải có trách nhiệm đạo đức,
lấy đạo đức con người làm cốt cách không làm ngơ trước sự trần thế thái, trước
những điều đau khổ mà chúng sinh gặp phải hoặc người thân ta gặp phải phàm
là con người thì ai cũng có trái tim và khơng thờ ơ trước mọi sự khổ đau, cứu
khổ cứu nạn. Ấy cũng chính là cứu rỗi trần thế, nhẹ nhỏm tâm can của chính
mình, Phật giáo khơng lấy giáo lý làm cái trọng mà chỉ coi đó như phương tiện
để con người tìm được đến chân lý cuối cùng, cái chính vẫn là tự mỗi cá nhân tu
dưỡng rèn luyện đạo đức. Là một phạm trù triết học, Phật giáo đem lại cho
chúng ta nhìu khía cạnh của cuộc sống bao gồm thế giới quan cùng nhân sinh
13


quan giáo lý Phật giáo cũng thấm đượm nhiều ý nghĩa và triết lý nhân sinh được
xem là giá trị lớn nhất trong triết học Phật giáo.

1.2 Nội dung “ Hiếu” trong triết học Phật giáo
Phật giáo là một trong những tơn giáo ln đề cao vai trị của “ hiếu đạo” là
luôn tôn trọng cha mẹ ở mức độ cao nhất “ Thờ trời đất quỷ thần, không bằng có
hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh” (Kinh Tứ
Thập nhị Chương) Theo Hán Việt “ Hiếu” có nghĩa là biết ơn, phận làm con thì
phải hiếu thảo với cha mẹ ngoài ra đồ tang phục cũng được xem là hiếu, đạo làm
con khi cha mẹ mất đi phải hết lòng thờ kính thể hiện qua tang phục. Phật giáo xem
chữ hiếu là giới hạn cao nhất, là điều thiện tối cao và bất hiếu là điều ác lớn nhất “
Điều thiện tối cao khơng gì hơn hiếu, điều ác, ác nhất khơng gì hơn bất hiếu” (
Kinh Nhẫn Nhục) Phận làm con cái phải hiếu kính với cha mẹ, phụng dưỡng ơn
sinh thành nuôi nấng dạy dỗ từ khi lọt lịng mẹ đến khi tập đi, tập nói khơng ai khác
chính cha mẹ đã cho ta hình hài và hiếu đạo với cha mẹ cũng là lẽ tự nhiên.
Mặt khác, Phật giáo cũng chỉ ra rằng “ Hiếu” cũng phải được phận làm
con hướng dẫn chamẹ mình khơng vướng vào tham thân sân si tức là phải sống
tu tâm dưỡng tính trịn đạo đức của con người như trong kinh vu lan bồn, Mục
Kiền Liên đã giải thốt mẹ mình bởi sự thức tỉnh cũng với tấm lòng đạo hiếu của
mình. Đấy chính là hiếu hạnh của người xuất gia, trong các kinh của Phật chỉ ra
rằng để làm tròn bổn phận làm con phải thực hiện hiếu hạnh, hiếu đạo, hiếu
dưỡng và hiếu tâm đối với đấng sinh thành
Hiếu hạnh tức là biết giữ mình sống phải đạo phải phép khơng phải là gị
bó, sống để khơng hổ thẹn với mình với mọi người mà đặc biệt là với đấng sinh
thành, khơng làm gì để mọi người chê trách ảnh hưởng đến cha mẹ mình như
vậy chính là hiếu hạnh
Hiếu dưỡng tức là phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già khi ốm đau bệnh tật,
món ngon vật lạ kính cha mẹ đầu tiên.
“ Làm con đối với cha mẹ, khi đem dâng vật dụng cho cha mẹ, dù nhỏ đi
nữa thì được phước vơ lượng. Khi làm điều bất thiện đối với cha mẹ, dù một chỉ
một phút thì tội cũng vô lượng” (Kinh Tập Bảo Tạng) Đức Phật, bậc giác ngộ,
14



bậc thấy của tất cả cõi trời và người, bậc Đại trí tuệ, bậc được khắp sáu cõi Tơn
Kính, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác … Sau khi thành đạo đã thể thiện lịng từ
hiếu của mình đối với phụ vương, mẫu hậu, kế mẫu vừa theo thường pháp vừa
đúng Chính pháp.
Với những giáo lý được Phật giáo đem lại từ hình ảnh Đức Phật vượt
ngàn dặm đường xa trở về thăm phụ thân khi sắp lâm chung, để thể hiện lịng
hiếu kính Đức Phật đã tự khiêng một góc linh sàng của cha ngài. Bên cạnh việc
thể hiện chữ hiếu thoe thướng pháp, lòng hiếu của đức Phật còn nhằm hướng tất
cả chúng sinh đến việc hiểu và hành chính pháp. Quan niệm “ Hiếu” được Phật
giáo chỉ ra nhằm thể hiện sự từ bi, hiếu đạo. Dùng chính những giáo lý, học
thuyết ấy để đưa con người trải qua những tăm tối đến nơi ánh sáng, những giá
trị đạo đức của con người được khơi dậy trong tiềm thức để từ đó mà nung nấu,
rèn luyện hồn thiện những giá trị tốt đẹp ấy cho mỗi con người.
Phật giáo cũng đã chỉ ra rằng con người tồn tại trên cuộc đời này đều có
sự tương quan tương duyên với nhau gọi là lý nhân dun. Thứ nhất đó chính là
sự tương quan trong mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ, ơng bà, tổ tiên
dường như ln có một sợi dây vơ hình rang buộc bao thế hệ, bao con người với
tổ tiên dòng họ đấy người ta gọi là truyền thống hoặc là nghiệp. “Tích nhà Phật
cũng đã kể lại rằng, trong một lần đi dạo thế sự nhân gian ĐứcThế Tôn bắt gặp
hai cụ già vừa thấy ngài họ đã vội ơm chầm và khóc lóc gọi con ơi, các tỳ kheo
lấy làm ngạc nhiên và kéo họ ra, song ngài không cho phép, ngài bảo rằng hãy
để họ tự nhiên, đấy chính là cha mẹ ta từ kiếp trước trong lúc quẫn cùng đã nhìn
thấy được ta” Điều đó cho thấy rằng, mỗi người trong chúng ta đều có sự liên hệ
với những con người, khi ta cịn sống đó chính là sự liên hệ huyết thống khi ta
mất đi vãn sanh lại kiếp khác và lại một nơi nào đó ta bắt gặp lại mỗi con người
mnag tiền kiếp là đấng sinh thành ta hóa ra tương quan tương duyên. Thứ hai đó
là sự liên hệ giữa con người với xã hội, con người khó mà sống tách biệt khỏi xã
hội đây cũng được xem là một tư tưởng rất duy vật. Thứ ba, Phật giáo cho rằng
con người cịn có sự liên hệ với các đấng bồ tát. Như vậy phận làm con phải có

ý thức trách nhiệm đến cơng ni dưỡng sinh thành của cha mẹ, trải qua bao
15


nhiêu năm tháng cho chúng ta hình hài, ni dưỡng giáo dục chúng ta bao đêm
lo lắng bao ngày vất vả mưu sinh chỉ mong sao cho ta khôn lớn, khỏe mạnh.
Công ơn ấy lớn như trời bể, làm sao chúng ta có thể quên được.
Vậy nội dung “ Hiếu” trong triết học Phật giáo được thể hiện qua những
kinh Phật. Chữ Hiếu chính là sự biểu hiện đức tính cao thượng của con người
trong hầu hết các văn hóa của nhân loại. Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn,
nhớ ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong
vô lượng kiếp này sang kiếp khác. Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái nối kết
giữa mọi người, gia đình, thần tộc và tình dân tộc. Như vậy nói đến hiếu là nói
đến sự đáp đền ân nghĩa là một cách nói. Thực sự, nếu cuộc sống và con người
là thiêng liêng vơ giá thì hiếu đạo cũng thế, là nghĩa sống cao đẹp, do các nền
văn hóa khác nhau nên quan niệm về chữ hiếu và hình thức báo hiếu cũng khác
nhau. Trong kinh Phật có trích “ Hiếu là trên hết, hiếu là tất cả, là Mẹ của tất cả
công đức lành, Mẹ của tất cả những phương pháp tu hành để thành Phật”
Hiếu được đặt thành Kinh, đủ thấy tính chất của hiếu vơ cùng quan trọng,
hiếu khơng cịn hạn hẹp trong vấn đề “ Tận tâm kính dưỡng phụ mẫu” Theo tinh
thần Phật giáo, hiếu thảo với cha mẹ hiện đời cũng như cha mẹ trong quá khứ,
đúng nghĩa nhất là phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ. Khi cha mẹ còn sống,
phải tranh thủ khoản thời gian quý báu này để ân cần chăm lo săn sóc, thăm
viếng. Như thế gọi là đúng lúc, nếu bằng khơng thì khi cha mẹ chết đi sẽ khơng
cịn cơ hội nào nữa. Lúc ấy dù cho ta có hối hận, có tổ chức làm lễ, cúng giỗ to
lớn đến thế nào đi nữa cũng khơng cịn ý nghĩa gì. “ Phụng dưỡng cha mẹ là vận
may tối thượng” (Kinh Hạnh Phúc) Trong sách Đạo đức người xuất gia do tác
giả Nguyên Hùng viết rằng “ Muốn báo ân đức dưỡng dục cao dày của cha mẹ,
việc nhỏ thì tận tâm tận lực phụng thờ cha mẹ, khá hơn một chút thì làm cho cha
mẹ được vui, cịn xa hơn nữa thì làm cho cha mẹ phát khởi tâm Bồ Đề, hướng

dẫn tâm thức của cha mẹ đi vào chính pháp”. “Hiếu” trong đạo Phật cũng được
biểu hiện qua hai phương diện là vật chất và tinh thần. Về vật chất, con cái phải
chăm sóc ni dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ già yếu. Về tinh thần, người
con phải biết làm cho cha mẹ an vui qua hành vi thái độ cư xử tốt đối với cha mẹ
16


và qua lối sống đạo đức của bản thân. Cao hơn, người con phải biết hướng cha
mẹ đến với thiện pháp.
1.2.1 Cơởhình
s thành quan niệ
m vềHiế
u trong triế
t học Phậ
t giáo
Xuất phát từ những triết lý nhân sinh cơ bản mà Phật giáo mang lại cụ
thểlà những giáo lý cơ bản làm nên những bộ kinh có giá trị nhân văn sâu sắc.
Kinh sách Phật rất nhiều, thế nhưng giáo lý đạo Phật có một nguyên tắc căn bản,
do Đức Thế Tơn chứng ngộ, đó là đạo lý dun sinh chi phối vũ trụ và nhân
sinh. Duyên sinh là nhân duyên sinh ra. Các hiện tượng vũ trụ và nhân sinh đều
do nhiều mối quan hệ kết hợp với nhau mà sinh ra... những giáo lý này thể hiện
một phần nào tư tưởng Phật giáo đem lại cho nhân sinh. Đặc biệt trong các tư
tưởng ấy Phật giáo rất chú trọng về đạo đức của con người mà cụ thể là đạo
hiếu. Sở dĩ như vậy, Phật giáo cho rằng đối với cơng ơn sinh thành, dưỡng dục
tạo nên hình hài cho con của cha mẹ là trời biển và phận làm con phải làm trịn
đạo hiếu của mình. Từ những giáo lý trên, Phật giáo có những bộ kinh hết sức
tiêu biểu đó là Kinh Vu Lan Bồn vàKinh Báo Ân cha mẹ, đó cũng được xem là
cơ sở hình thành quan niệm về hiếu trong triết học Phật giáo.
Đức Phật đã chỉ ra rằng công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối
với con cái như trời, như biển cho nên không thể nào lấy của cải vật chất để bù

đắp lại được.Và phải chăng, mọi của cải vật chất, đều vơ thường biến hóa, nay
cịn mai mất, khơng có giá trị trường cửu. Trái lại, cha mẹ khơng có lịng tin đối
với Tam Bảo, đối với chính pháp, mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha
mẹ có được lịng tin; nếu cha mẹ làm điều ác, mà con cái biết hướng dẫn,
khuyến khích cha mẹ làm điều lành, nếu cha mẹ keo kiệt, tham lam mà con cái
biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ bố thí; nếu cha mẹ có ác kiến, tà kiến và
sống theo ác kiến, tà kiến mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ từ bỏ
ác kiến; tà kiến có được chính tri kiến và sống theo chính tri kiến thì con cái đó
đã làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ.
Tất nhiên, con cái muốn làm được như vậy, tự mình phải có đức tin chân
chính, tin ở Tam Bảo, tin ở chính pháp; tự mình phải là người tốt lành và làm
các điều tốt lành, tự mình thực hành các pháp bố thí: bố thí tài sản, bố thí pháp,
17


bố thí vơ úy (tức là sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ người khác để họ khỏi sợ hãi), và
bố thí tùy hỉ (tức là ln ln làm cho người khác vui vẻ và chia sẻ niềm vui với
họ), tự mình học, tu đúng pháp để có trí tuệ chân chính, hiểu biết chân chính,
khuyến khích cha mẹ bỏ điều ác làm điều lành, hoan hỷ bố thí và có trí tuệ chân
chính, một người con như vậy được Đức Phật tán thưởng là đã trả ơn đủ cho cha
và mẹ.
Chúng ta cần chú ý là: Tự mình khơng tin thì làm sao xây dựng được lịng
tin cho cha mẹ hay người khác được? Tự mình khơng làm điều lành, khơng bố
thí, khơng có trí tuệ thì làm sao khuyến khích cha mẹ và người khác làm điều
lành, bố thí và có trí tuệ được? Đó cũng chính là những điều đức Phật hướng đến
mong mọi người hướng thiện và làm trịn đạo hiếu của mình.
1.2.2 Nội

dung
Hiế

u” “trong

m củ
quan
a triế
t họ
c Phậ
nit giáo

Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp của mỗi con người, đức tính
ấy như nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống
hạnh phúc cho cá nhân gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo
là con đường giải thốt của chính pháp, là con đường của người phật tử. Không
hiếu thảo với cha mẹ thì khơng thể trở thành người phật tử chân chính được.
Khi nghiên cứu về “ Hiếu” trong triết học Phật giáo không thể bỏ qua nội
dung được thể hiện khá sâu sắc qua Kinh Vu Lan Bồn và Kinh Báo Ân của Phật
giáo
Kinh Vu Lan Bồn với nội dung kinh gồm ba phần, xin được trình bày vắn
tắt và khái quát. Thứ nhất, nói về Ngài Mục Kiền Liên một đệ tử xuất sắc của
của Đức Thế Tơn, sau khi đắc đạo thấy mẹ của mình sống trong cảnh giới quỷ
đói, ngài sử dụng năng lực thân thơng của mình đưa bát cơm dâng mẹ nhưng hỡi
ơi, mẹ ngài vì lịng tham che mờ cơm dâng đến miệng lại hóa thành than nên
khơng thể tài nào ăn được. Thứ hai, ngài Mục Kiền Liên xin Phật chỉ dạy
phương pháp cứu mẹ ra khỏi cảnh tù đày nơi địa ngục quỷ đói. Đức Phật dạy
rằng phải nhờ đến uy lực của tập thể chúng tăng mới cứu được mẹ ông. Vào
ngày rằm tháng bảy là ngày chư tăng tập trung tứ tự sau ba tháng an cư kiết hạ
thanh tịnh. Hãy sắm sửa vật dụng cúng dường chư tăng, nhờ chư tăng chú
18



nguyện mẹ ơng mới thốt được khổ, ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy thực
hiện phương pháp báo hiếu ấy nên đã cứu được mẹ. Thứ ba, ngài Mục Kiền Liên
cũng xin phép Phật cho các chư tăng, phật tử vào ngày đó thực hiện phương
pháp cúng dường để bày tỏ báo hiếu và đáp ân cha mẹ. Từ đó trở đi ngày rằm
tháng bảy hằng năm trở thành ngày lễ Vu Lan báo hiếu lớn không chỉ riêng Phật
giáo mà cịn những người khơng theo đạo Phật.
Có thế thấy rằng, hình ảnh “ Bát cơm hóa lửa” cho thấy một ý nghĩa triết
lý sâu sắc về bản tính con người, mẹ ngài Mục Kiền Liên bị đọa đày trong giới
ngạ quỷ, đói khát do nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn thì quả phải chịu cảnh thiếu
thốn. Kinh Tiếu Nghiệp Phân Biệt có viết rằng “ Nếu người tham lam bỏn xẻn,
khơng bao giờ biết bố thí do tánh keo kiệt bám víu vào tài sản của mình, nếu tái
sanh làm người sẽ bị nghèo nàn thiếu thốn” Trong Phật giáo hình ảnh ngọn lửa
được ám chỉ những thế lực tối tăm như tham sân si. Do lòng tham lam còn chi
phối mạnh mẽ tâm thức của bà ( Mẹ Mục Kiền Liên) nên khi nhận bát cơm, bà
vội vàng tay trái che bát, tay phải bốc ăn vì sợ người khác cướp mất. Sự tham
lam ích kỉ đó bùng lên mạnh mẽ hóa thành ngọn lửa thiêu thành than, lửa ở đây
là lửa của tâm thức chứ không phải lửa ở bên ngồi chính tâm thức đen tối của
bà đã sinh ra lửa bao trùm làm bà thấy lửa trong bát cơm của mình. Mặt khác,
như đã trình bày theo định luật chiêu cảm của nghiệp báo, khi dã tạo nghiệp đói,
thì dù có cơm ngon canh lành thì vẫn thấy lửa, cũng giống như người đã tạo ra
nghiệp ngu si, thì dù có gặp sách vở hay ho, họ cũng xem như giấy lộn mà thôi,
bởi lẽ nghiệp nhân và nghiệp qua luôn tương quan tương đồng. Ngài Mục Kiền
Liên dù có thần thơng đến đâu cũng khơng thể đưa mẹ ngài thốt khỉ cảnh ngạ
quỷ điều đó cũng cho thấy rằng, khơng thể dung sức mạnh thần thánh mà thay
đổi được nghiệp nhân quả khi đã gây ra. Ngọn lửa được sinh ra ở đâu thì phải
diệt ở đó, tức là mẹ ngài sinh ra nghiệp thì chính bà phải tự giải thốt khỏi
nghiệp. Đấy cũng chính là cái triết lý cơ bản mà mỗi người cũng thấy được.
Khơng thể bỏ qua hình ảnh thứ hai trong kinh Vu Lan Bồn đó chính là sự
chú nguyện của chúng chư tăng cúng dường . Đức Phật dạy phương pháp cứu
mẹ ngài Mục Kiền Liên là phải nhờ đến sức mạnh tâm linh của chư tăng trong

19


ngày tự tứ, điều đó nói lên sức mạnh của tập thể bao giời cũng mạnh hơn sức
mạnh cá nhân dù cho cá nhân ấy chính là Đức Phật. Sau ba tháng an cư kiết hạ
đến ngày rằm tháng bảy thì giải chế phải là ngày tự tứ, chữ “ Tự Tứ” được hiểu
nôm na là tùy ý, tức là mong muốn chư tăng tùy ý chỉ trích những lỗi lầm của
mình cho chư tăng thấy, nghe, nhìn để mình biết mà sám hối, nhờ sám hối nên
thân khẩu ý được thanh tịnh thì cơng đức rất lớn. Với tâm lực thanh tịnh, đầy đủ
các đức tính từ bi an lạc, chư tăng hướng tâm mình vào cảnh giới khổ đau của
ngạ quỷ luồng tâm từ của chư tăng hợp thành một nguồn năng lượng lớn có tác
dụng làm dịu đi cái nóng bức của cảnh giới ngạ quỷ, ví như luồng gió mát thổi
qua cảnh trưa hè oi bức, làm cho thân tâm của Mẹ ngài Mục Kiền Liên được nhẹ
nhàng thanh thốt và bình tĩnh hơn, do đó tạo điều kiện cho thiên tâm của bà
phát khởi, không những mẹ ngài Mục Kiền Liên được giải thoát khỏi chốn ngạ
quỳ tù đày mà những người đang sống trong cảnh giới đó cũng được dịu mát
tâm thức, nếu thiên tâm họ có phát khởi thì cũng sẽ được giải thốt như mẹ ngài
Kiền Liên.
Tóm lại, sự chú nguyện của chư tăng trong ngày tự tứ khơng phải xóa
được luật nhân quả, không phải trực tiếp cứu rỗi chúng sinh mà điều đó chỉ có
tác dụng trợ duyên, tạo những điều kiện thuận lợi cho chúng sinh phát tâm khởi
thiện chính mình. Thiện tâm của chính mình mới có thể cứu rỗi được chính họ
mà thơi.
Kinh Báo Ân Cha Mẹ được trình bày như sau : Thứ nhất ấy là duyên khởi,
Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô, ngài liền đảnh lể sát đất.
Đệ tử của Phật là ngài Anan ngạc nhiên hỏi Phật vì lí do gì mà lễ bái đống
xương khơ ấy. Đức Phật dạy rằng, đống xương khô này hoặc tổ tong kiếp trước
hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chí thành kính lễ.
Thứ hai, Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều
- Ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng

- Ân sinh sản khổ sở
- Ân sinh rồi quên lo
- Ân nuốt đắng nhổ ngọt
20


×