Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn lê minh khuê sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.15 KB, 60 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê sau 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay
đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật của nó, sự
ảnh hưởng của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, cùng những vấn đề
bức thiết nổi lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến,… là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự thay đổi của văn học. Văn học bước sang một chặng đường
mới với những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện.
Trong bức tranh chung ấy, cùng với sự khởi sắc của tiểu thuyết và kí,
truyện ngắn cũng đang có bước đột phá về nghệ thuật. Xuất hiện hàng loạt
cây bút nữ năng động như Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Ấm, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài…mỗi người một phong cách, một nét vẽ, cùng
góp phần làm sinh động hơn, phong phú hơn bức tranh truyện ngắn đương
đại. Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn nữ để lại dấu ấn khá đậm


trong làng truyện ngắn sau 1975. Chị để lại ấn tượng bởi một lối viết sắc sảo,
chân thực, khách quan, đôi khi lạnh lùng và suồng sã. Chị quan tâm nhiều hơn
đến những trăn trở, băn khoăn về số phận con người, thâm nhập sâu hơn vào


3
những vùng hiện thực chưa được khai phá. Với bản lĩnh của người cầm bút,
với tâm huyết và sự say mê nghề nghiệp, Lê Minh Khuê đã tìm được vị trí
xứng đáng trên văn đàn Việt Nam.
Chọn, nghiên cứu đề tài Hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê sau 1975 chúng tơi hi vọng góp thêm một góc nhìn đối với
truyện ngắn Lê Minh Khuê cũng như định vị được vai trị, vị trí của cây bút
truyện ngắn này trong dòng chảy truyện ngắn đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Là một nhà văn, nhà báo năng động và nhạy cảm, ngịi bút Lê Minh
Kh sớm thích ứng với thời cuộc. Nếu trước 1975, những trang văn đẹp của
chị là những trang viết sống động về chiến tranh, về huyền thoại người lính
thì sau 1975 những sáng tác hấp dẫn, để lại dư ba là những tác phẩm mạnh
dạn chạm đến những vấn đề gai góc của cuộc sống đời thường. Cuộc sống
thời hậu chiến ngổn ngang, bề bộn là mảnh đất màu mỡ để ngòi bút của chị
thăng hoa. Chị viết nhiều. Sau khi khởi động bằng tập truyện ngắn Đoạn kết
(1981), chị tiếp tục tăng tốc với Một chiều xa thành phố (1987), Bi kịch nhỏ
(1993), Lê Minh Khuê – truyện ngắn (1994), Trong làn gió heo may (1999),
Màu xanh man trá (2006), Một mình qua đường (2006), Những ngơi sao,
trái đất, dịng sơng (2009) …Truyện ngắn của chị dành được sự quan tâm đặc
biệt của bạn đọc và các nhà nghiên cứu.
Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết Lê Minh Khuê ngòi bút truyện ngắn
sung sức nhận xét: “Lê Minh Khuê là một cây bút nữ có nhiều đóng góp về
truyện ngắn. Từ hồn nhiên trong trẻo đến sắc sảo, nghiêm ngặt, chị ln có
chất giọng riêng…Việc đổi mới bút pháp trong những năm gần đây là dấu

hiệu đáng mừng. Lê Minh Khuê là một trong những cây bút đầy tài năng và
rất sung sức”.[7]


4
Là người viết nghiên cứu và phê bình già dặn, nhiều kinh nghiệm, Bùi
Việt Thắng khi bàn về truyện ngắn Lê Minh Khuê cũng đã nhận định: “Lê
Minh Khuê là một nhà văn có phong cách độc đáo”, sử dụng nhiều giọng
điệu khác nhau. Nhưng về cơ bản Lê Minh Kh có những giọng chính:
“Giọng điệu trữ tình, giọng hài hước, giễu nhại, giọng lo âu” [19]
Còn trong bài Ấn tượng Lê Minh Khuê, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Có
những nhà văn viết một cách bình thường về những điều khác thường. Có nhà
văn khác lại lấy giọng khác thường để kể về những điều bình thường. B aben
kể về những điều khác thường một cách cũng rất khác thường. Lê Minh Khuê
theo tôi nghĩ thuộc kiểu nhà văn thứ nhất như lời của I.Erenbua” [20].
Cũng bàn về giọng điệu, trong bài Lê Minh Khuê một cốt cách văn
chương, Vũ Hà viết: “giọng văn của chị là một “giọng văn đẹp và trang
nghiêm, khiến độc giả không thể không suy ngẫm, trái tim không ngủ yên” [5].
Vượt qua phạm vi đánh giá về một mặt riêng lẻ, hoặc những nhận xét có
tính chất khái lược về một tác phẩm cụ thể, Hồ Anh Thái trong bài viết Lê
Minh Khuê – người đàn bà “viễn thị” đã giúp người đọc có cái nhìn tồn
diện hơn về con người cũng như sáng tác của chị.
Bên cạnh các nhận xét, đánh giá cao về truyện ngắn Lê Minh Khuê, còn
một vài ý kiến ngược chiều tỏ ra nghi ngờ những vấn đề mà Lê Minh Khuê
đặt ra trong tác phẩm. Trong bài Bi kịch nhỏ là một truyện ngắn không
trung thực đăng trên Báo Sài Gịn Giải Phóng (Chủ nhật ngày 5/9/1993),
Trung Nguyễn cho rằng “Bi kịch nhỏ là không trung thực. Dụng ý bơi đen
bóp méo sự thật của tác giả thật rõ ràng” .
Ngoài những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, mười năm gần
đây truyện ngắn Lê Minh Khuê cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của sinh

viên, học viên cao học tại các trường đại học. Trong luận văn Thạc sĩ Đặc
sắc truyện ngắn Lê Minh Khuê, tác giả Nguyễn Thị Đạm (Đại học Vinh) đã


5
khẳng định vị trí và những đóng góp của Lê Minh Khuê trong văn xuôi đương
đại. Luận văn cũng đã chỉ ra những nét đặc sắc của truyện ngắn Lê Minh
Khuê trên phương diện kết cấu và giọng điệu. Tuy nhiên, do đề tài khá rộng,
phủ hết toàn bộ sáng tác của Lê Minh Khuê trước và sau 1975 nên nhìn chung
cịn khái qt, chưa đi sâu vào từng phương diện cụ thể trong sáng tác của chị.
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Mai (Đại học sư phạm Đà
Nẵng) chú ý đến Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê.
Khóa luận tập trung nghiên cứu các phương diện: Nhân vật trần thuật, điểm
nhìn trần thuật, ngơn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật.
Nhìn chung, các bài viết, các nghiên cứu trên bước đầu cũng đã khai vỡ
được một số phương diện của truyện ngắn Lê Minh Khuê, đặc biệt nghệ thuật
trần thuật – một bước tiến về mặt nghệ thuật của Lê Minh Khuê được nhiều
nghiên cứu quan tâm. Tiếp cận các nghiên cứu trên, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài Hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975
hy vọng đem đến cái nhìn tương đối tồn diện về truyện ngắn Lê Minh Khuê,
trên cơ sở đó đánh giá những đóng góp của chị đối với tiến trình vận động của
truyện ngắn đương đại.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát chính của đề tài là 4 tập truyện ngắn của Lê Minh
Khuê Bi kịch nhỏ (Nxb Hội nhà văn, 1993); Màu xanh man trá (Nxb Phụ
nữ, 2006); Một mình qua đường (Nxb Phụ nữ, 2006); Những ngơi sao, trái
đất, dịng sơng (Nxb Phụ nữ, 2009). Ngồi ra đề tài cịn tham khảo một số
truyện ngắn trước 1975 của Lê Minh Khuê để vận dụng trong quá trình so
sánh, đối chiếu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


6
Với đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu bức tranh hiện thực
trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975 và các phương thức biểu hiện đặc
sắc như nhân vật trần thuật, kết cấu và giọng điệu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đối chiếu – so sánh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
5. BỐ CỤC KHĨA LUẬN
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Truyện ngắn Lê Minh Khuê trong tiến trình truyện ngắn sau 1975
Chương 2: Truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975 – bức tranh hiện thực nhiều
màu sắc
Chương 3: Phương thức biểu hiện hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê sau 1975


7


8
Chương 1

TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ TRONG TIẾN TRÌNH
TRUYỆN NGẮN SAU 1975
1.1. LÊ MINH KHUÊ - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐỜI, NHỮNG CHẶNG

ĐƯỜNG VĂN
1.1.1. Những chặng đường đời
Cuộc đời là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hành trình
sáng tạo văn chương của nhà văn. Từ cuộc đời người đọc có thể tìm thấy sự
đồng cảm, tri âm cũng như chân dung, quan niệm văn chương của chính tác
giả. Đối với Lê Minh Khuê, mỗi chặng đường đời in dấu rất rõ trong hành
trình sáng tạo nghệ thuật của chị.
Lê Minh Khuê tên khai sinh là Lê Thị Minh Khuê, sinh ngày 6 tháng 12
năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lê Minh Khuê mồ
côi cha mẹ từ rất sớm, lớn lên trong sự cưu mang, đùm bọc của chú và dì.
Người chú u thích văn học Pháp, sách vở của ơng đã mở ra trong tâm hồn
cô bé một thế giới mới, ươm mầm hạt giống văn chương đầu tiên trong Lê
Minh Khuê.
Năm 1965, chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt, cô gái tỉnh Thanh chưa
đầy 16 tuổi rời ghế nhà trường, tham gia kháng chiến. Những tháng năm gian
khổ, đối đầu với bom rơi, đạn nổ khốc liệt suốt ngày đêm trên tuyến đường
Hồ Chí Minh lịch sử, cơ gái đầy mẫn cảm ấy đã tận mắt chứng kiến sự khốc
liệt của chiến tranh, lặng lẽ khóc bên những nấm mộ đồng đội ngã xuống,
nhiều đêm mất ngủ, trăn trở, suy nghĩ về chiến tranh, về đất nước, con người.
Chính những năm tháng gian khổ đầy thử thách ấy là nguồn cảm xúc dồi dào
trong những sáng tác sau này của nhà văn.


9
Năm 1967, chị bị thương và điều trị tại quân y viện. Với lòng say mê văn học
cùng sự động viên của nhiều người, Lê Minh Khuê bắt đầu viết và lần lượt cho ra
đời những bài ghi chép, phóng sự, truyện ngắn dưới bút danh Vũ Thị Miền.
Năm 1969 chị được chuyển về làm phóng viên báo Tiền Phong, đến
năm 1973 chị đi B. Đây cũng là thời gian chị làm phóng viên của đài truyền
hình Việt Nam (1973 – 1977). Công việc thông tấn gấp gáp dường như khơng

thích hợp với tố chất của chị. Năm 1978 Lê Minh Khuê chuyển sang làm biên
tập viên của nhà xuất bản Hội nhà văn.
Hiện nay, đã nghỉ hưu nhưng chị vẫn được tín nhiệm đảm trách cương
vị Chủ tịch hội đồng văn xi của Hội nhà văn Hà Nội, Phó chủ tịch hội đồng
văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam. Và điều đáng ghi nhận hơn cả, con người
của công việc không bao giờ ngừng nghỉ trong chị, vừa làm việc Lê Minh
Khuê vừa sáng tác, các tác phẩm của chị vừa ra đời đã được sự đón đọc nồng
nhiệt của nhiều thế hệ bạn đọc.
1.1.2. Những chặng đường văn
Khai sinh đứa con đầu lòng Bức tranh in trên báo Văn nghệ năm 1971,
kí tên Vũ Thị Miền, Lê Minh Khuê tỏ ra là một cây bút có duyên với truyện
ngắn. Từ những bước đi đầu tiên đến với văn chương và dần hiện lên rõ nét
qua từng trang viết, ngịi bút của chị càng viết càng chín. Chặng đường văn
của chị là một quá trình phát triển liên tục, đều đặn, trải dài trên cả hai mốc
thời gian trước và sau 1975.
Trước 1975, để cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của tồn dân tộc, ngịi bút
Lê Minh Kh chủ yếu hướng vào đề tài chiến tranh, ca ngợi những con
người đang chiến đấu ngoài mặt trận, những con người đặt lợi ích chung của
đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, sẵn sàng hi sinh cái tôi cũng như mọi
quyền lợi chính đáng để chung tay góp sức vào cuộc kháng chiến bảo vệ tổ
quốc. Các nhân vật của chị được đặt trong các cao điểm bom đạn, ranh giới


10
giữa sự sống và cái chết rất mong manh, nhưng tất cả không làm vơi đi nhiệt
huyết của tuổi trẻ, họ sẵn sàng chấp nhận.
Ở chặng thứ nhất này Lê Minh Khuê đã sáng tác tất cả 12 truyện gồm:
Con sáo nhỏ của tôi, Bạn bè tôi, Nơi bắt đầu những bức tranh, Những ngôi
sao xa xôi, Cao điểm mùa hạ, Mẹ, Tình u người lính, Con trai của những
người chiến sĩ, Bình minh ven biển, Chuyện nhỏ hồi chiến tranh và hai

truyện cuối cuộc chiến: Anh kĩ sư dạo trước, Bầu trời trong xanh. Trong số
12 truyện đó, ngồi 10 truyện đầu tác giả xây dựng nhân vật theo mơ hình lý
tưởng của văn học thời chiến, 2 truyện sáng tác cuối cuộc chiến có sự thay đổi
về nghệ thuật xây dựng nhân vật, báo hiệu cho sự vận động trong cái nhìn
cũng như bút pháp của nhà văn trên con đường văn nghiệp của mình.
Bước sang chặng thứ hai, ngòi bút Lê Minh Khuê càng sung sức. Một
loạt truyện ngắn ra đời trong sự nỗ lực đổi mới của chị. Tuy nhiên, một số tác
phẩm vẫn còn dấu ấn của phong cách sáng tác trước 1975. Nhưng đến khi tập
truyện ngắn Một chiều xa thành phố (1987), tập truyện ngắn được giải
thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1987 xuất hiện thì truyện ngắn Lê
Minh Khuê thực sự chuyển hướng. Sau tập Một chiều xa thành phố (1987) là
sự kế tiếp của Bi kịch nhỏ (1993), Lê Minh Khuê – truyện ngắn (1994),
Trong làn gió heo may (1999), Màu xanh man trá (2006), Một mình qua
đường (2006), Những ngơi sao, trái đất, dịng sơng (2009).
Với quan niệm “Văn chương phải là văn chương. Người viết không nên
kể sống sít cho xong một câu chuyện, một tâm trạng mà khơng bộc lộ được ý
tưởng chính. Đã viết văn, thì cần phải cẩn thận từng dấu chấm, dấu phẩy, cách
dùng từ, cách diễn đạt cảm xúc”, các tác phẩm của Lê Minh Khuê ngày càng thu
hút được đông đảo bạn đọc trên nhiều vùng miền tổ quốc. Bên cạnh giải thưởng
của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (Bi kịch nhỏ), giải thưởng của Hội nhà văn
(Một chiều xa thành phố, Trong làn gió heo may), tháng 4 năm 2008 với tập


11
truyện ngắn Những ngơi sao, trái đất, dịng sơng chị đã nhận được giải thưởng
văn học quốc tế của Hàn Quốc mang tên văn hào Byeong – Ju Lee.
Nhìn một cách tổng quan hai chặng đường sáng tác của Lê Minh Kh,
có thể thấy chị xứng đáng được tơn vinh là cây bút truyện ngắn xuất sắc trong
dòng văn học đương đại Việt Nam. Chín tập truyện ngắn được sáng tác trong
hai giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn tập trung vào một mảng đề tài cụ thể

và sự thay đổi khơng ngừng về bút pháp. Đó là những nỗ lực của Lê Minh
Khuê trên hành trình sáng tạo.
1.2. TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ TRONG DÒNG CHẢY
TRUYỆN NGẮN SAU 1975
1.2.1. Vài phác thảo về bức tranh truyện ngắn sau 1975
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tâm thế của người thắng cuộc, thế
nhưng chúng ta lại vấp phải vô vàn khó khăn khi bắt tay vào cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Với những di chứng đau thương cịn sót lại của chiến
tranh cộng thêm vào đó là sự bất cập của cơ chế bao cấp lạc hậu đã đặt ra yêu
cầu cấp thiết cho Đảng và nhà nước ta, là cần phải có một đường lối đổi mới
phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) là mốc đánh dấu sự chuyển mình
của xã hội Việt Nam, mở ra thời kì mới đưa đất nước phát triển theo con
đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hịa chung vào khơng khí đổi mới của
đất nước, văn học đã có sự chuyển mình và phát triển trên nhiều phương diện.
Bên cạnh những đổi mới về nội dung và nghệ thuật; sự cách tân về mặt thể
loại cũng là bước tiến đáng kể của văn học thời kì này. Cùng với tiểu thuyết
và kí, truyện ngắn đã gặt hái được nhiều thành công. Không những phong phú
về nội dung, đề tài, truyện ngắn còn đạt đến độ kết tinh về mặt nghệ thuật.
Đặc biệt có độ lùi nhất định về thời gian, truyện ngắn có điều kiện suy ngẫm,
chiêm ngiệm về những vấn đề đã và đang xảy ra sâu sắc và chín chắn hơn.


12
Bàn về sự đổi mới của truyện ngắn sau 1975, không thể không nhắc
đến sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu truyện ngắn
trước 1975 khám phá con người dưới ánh sáng của lý tưởng và cảm hứng sử
thi, thì truyện ngắn sau 1975 đã đi sâu vào đời sống nội tâm, để cảm nhận
những suy tư thầm kín, những nỗi niềm trắc ẩn của con người. Con người
được khai thác ở nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ đan xen, chồng

chéo, đặc biệt đời sống tâm linh, vẻ đẹp phồn thực của cuộc đời trần thế, tình
yêu, tình dục đã được truyện ngắn mạnh dạn tiệm cận. Truyện ngắn giai đoạn
này xuất hiện nhiều kiểu nhân vật mới mà trước đây chưa có như: nhân vật
sám hối, nhân vật cô đơn, nhân vật bản năng. Các kiểu nhân vật này có thể bắt
gặp trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Ma
Văn Kháng, Võ Thị Hảo…
Bên cạnh sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, truyện
ngắn sau 1975 cịn có nhiều cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Việc xây dựng nhân vật trong truyện ngắn bây giờ khơng cịn là xây dựng
nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình, tiêu biểu cho một xã hội, một
giai cấp nhất định như trước nữa. Sau 1975 với sự phát triển của đời sống
mới, kéo theo đó là bao bộn bề, lo toan của cuộc sống thường ngày đã tác
động mạnh mẽ đến đời sống văn học. Cuộc sống thời hậu chiến là một thế
giới sống động, đa chiều, đa diện được tạo nên bởi những mảng hiện thực đa
dạng, nhiều gam màu. Và con người trong văn học hôm nay không phải đơn
phiến, đơn trị như trước mà thay vào đó là con người đa chiều, lưỡng diện với
nhiều giá trị khác nhau: nhân cách và phi nhân cách, ý thức và vô ý thức, khát
vọng cao thượng và dục vọng thấp hèn…
Truyện ngắn giai đoạn này cịn có sự cách tân về mặt kết cấu. Nếu như
trước đây, truyện ngắn chủ yếu được xây dựng theo kiểu kết đơn tuyến, diễn
biến sự kiện theo mạch thời gian thì kết cấu truyện ngắn sau 1975 đã có sự


13
biến hóa, xuất hiện cốt truyện phân mảnh, lắp ghép. Và các mảnh ghép khơng
cịn được mơ tả theo trật tự tuyến tính, mà được phục dựng thơng qua thủ
pháp hồi tưởng, ghép nối, cắt dán khá mới lạ. Kết thúc truyện ngắn cũng khá
bất ngờ và ấn tượng. Hầu hết truyện ngắn sử dụng kiểu kết cấu mở - bỏ ngỏ
vấn đề, sự kiện tạo cơ hội để người đọc cùng đối thoại, cùng tranh luận.
Sau 1975, truyện ngắn tiếp cận hiện thực ở cự li gần bằng thái độ thân

mật, suồng sã, vì vậy mà ngơn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn giai đoạn
này mang đậm tính khẩu ngữ. Ngơn ngữ khơng cịn mang tính chất hoa mĩ,
trang trọng như trước đây, thay vào đó là lớp ngơn ngữ mộc mạc, giản dị, gần
gũi với cuộc sống đời thường. Sự cách tân về mặt giọng điệu cũng là điểm
mới đáng ghi nhận của truyện ngắn. Nếu như truyện ngắn trước 1975 nổi lên
với giọng ngợi ca đậm chất sử thi thì truyện ngắn sau 1975 thật sự sinh động
với sự kết hợp, hòa phối bởi nhiều kiểu giọng: giọng phấn chấn, ngợi ca;
giọng hài hước, châm biếm; giọng trầm tư, xúc cảm; giọng chiêm nghiệm,
triết lý. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố làm nên thành công của
truyện ngắn sau 1975, đưa truyện ngắn đến gần với bạn đọc.
Nhìn lại chặng đường phát triển của truyện ngắn, có thể thấy hơn ba
mươi năm khơng ngừng vận động và chuyển biến, truyện ngắn đã có những
bước tiến dài về mặt nghệ thuật: đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người,
về kỉ thuật xây dựng nhân vật, về kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu…tất cả đem
lại cho truyện ngắn một diện mạo mới, hấp dẫn người đọc như nhà văn
Nguyễn Minh Châu từng nhận: “Chỉ cần ít trang văn xi mà họ có thể làm
nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất xa và da diết của
con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn
không thấy chán”.


14
1.2.2. Lê Minh Khuê – cây bút truyện ngắn sắc sảo
Bước chân vào làng văn từ rất sớm, Lê Minh Khuê đã khẳng định vị trí
trên văn đàn. Được ươm mầm văn chương từ nhỏ bởi người chú say mê văn
học Pháp, cộng thêm vào đó là cuộc đời đầy trải nghiệm của một chiến sĩ thanh
niên xung phong, Lê Minh Kh đã có một hành trình sáng tạo nghệ thuật rất
phong phú và đa dạng. Chặng đường văn của chị trải dài trên cả hai mốc thời
gian đánh dấu sự chuyển mình của văn học dân tộc trước và sau 1975.
Trước 1975, người đọc tìm thấy trong những trang văn của Lê Minh Khuê

hình ảnh của một nhà văn đồng thời là một người chiến sĩ, dùng văn chương để
phục vụ nhiệm vụ chính trị và cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Đọc tác
phẩm Lê Minh Khuê giai đoạn này người đọc sẽ bắt gặp một Lê Minh Khuê
năng động dấn thân trên các nẻo đường, trên các mặt trận ác liệt để kịp thời ghi
nhận những biến chuyển của cuộc kháng chiến, cũng như ngợi ca những con
người đặt lợi ích chung của đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, sẵn sàng hi sinh
quyền lợi cá nhân góp sức vào cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Nhìn chung,
giai đoạn này, chị viết khơng nhiều song truyện ngắn của chị đã thể hiện những
khám phá mới của một cây bút trẻ khao khát sáng tác và trải nghiệm.
Bước sang chặng đường thứ hai của hành trình sáng tạo nghệ thuật, ngịi
bút truyện ngắn Lê Minh Khuê có sự chuyển hướng rõ rệt. Chị quan tâm nhiều
hơn đến số phận con người, đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật kể cả miền
khuất lấp, trắc ẩn. Đối tượng quan sát trong các tác phẩm của chị cũng đa dạng,
phong phú hơn với đầy đủ thành phần từ trí thức, nghệ sĩ, quan chức cho đến
tiểu thương, nông dân…, đặc biệt Lê Minh Khuê đã mạnh dạn khai phá những
vùng hiện thực phức tạp, đó là sự sa sút của nhân tính, của lịng vị tha, là sự gia
tăng của cái xấu, cái ác. Viết về cái ác, cái xấu, cái ti tiện, cái bất nhân, nhưng
khơng phải vì thế mà cho rằng nhà văn chán ghét cuộc sống. Viết về cái xấu là
nhằm thức tỉnh con người, nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.


15
Nếu như ở chặng thứ nhất, với khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm
hứng lãng mạn, Lê Minh Khuê khai thác con người ở vẻ đẹp cộng đồng, họ hầu
hết là những chiến sĩ cách mạng, kết thúc truyện bao giờ cũng tươi sáng, tràn
đầy niềm lạc quan, tin tưởng, thì đến chặng thứ hai khuynh hướng sử thi đã
được thay thế bằng khuynh hướng phi sử thi hóa, con người được nhìn ở góc
cạnh đời tư thế sự, được nhìn nhiều chiều với đầy đủ các tính cách của con
người thực tại.
Bên cạnh sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn Lê

Minh Khuê cũng đang dần đạt được nhiều cách tân về mặt kết cấu. Nếu như
trước 1975 truyện ngắn của chị chủ yếu được xây dựng theo lối kết cấu đơn
tuyến, thì sau 1975 kết cấu truyện ngắn của chị biến hóa theo hướng hiện đại.
Hầu hết truyện ngắn của chị giai đoạn này có kết thúc khá bất ngờ, ấn tượng.
Bên cạnh đó, ngơn ngữ và giọng điệu cũng đạt được nhiều bước tiến đáng ghi
nhận. Ngơn ngữ mang tính chất trang trọng trước đây được thay thế bằng lớp
ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Giọng điệu thì
hấp dẫn, sinh động hơn bởi sự đan xen nhiều kiểu giọng: giọng hài hước, giễu
nhại, giọng trữ tình thương cảm, giọng chiêm nghiệm, triết lý…
Nhìn lại hành trình sáng tạo của Lê Minh Kh, có thể nhận xét: chị là
cây bút truyện ngắn sắc sảo. Mạnh dạn lao vào những vùng hiện thực nguy
hiểm, mạnh dạn mổ xẻ bằng “lưỡi dao” sắc cạnh, truyện ngắn của chị thực sự
để lại dấu ấn trên dòng chảy truyện ngắn đương đại Việt Nam.


16
Chương 2

TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU 1975 –
BỨC TRANH HIỆN THỰC NHIỀU MÀU SẮC
2.1. HIỆN THỰC NHÌN TỪ SỨC MẠNH ĐỒNG TIỀN
Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền mang trong mình sức mạnh tác quái
ghê gớm:“Quan lại vì tiền mà bất chấp cơng lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha
con Vương ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề
bn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà tán tận lương tâm; Khuyển, Ưng vì
tiền mà làm những điều đại ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền. Đồng tiền cơ
hồ đã thành một thế lực vạn năng. Tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm,
cơng lý đều khơng có nghĩa lý gì trước thế lực của đồng tiền”.
Trong thời đại ngày nay, đồng tiền càng khẳng định rõ hơn sức mạnh của
nó. Đồng tiền khơng chỉ là nguồn lực của sự phát triển, nâng cao đời sống xã

hội, mà đồng tiền còn làm đảo lộn cuộc sống, làm suy vi những giá trị đạo đức,
làm mai một ý chí, nhân phẩm con người…Dường như, đồng tiền đang nghiễm
nhiên trở thành một lực lượng vơ hình chi phối tồn bộ cuộc sống xã hội. Về sự
thao túng của đồng tiền, có lẽ Lê Minh Khuê là nhà văn đã có nhiều thành công
nhất định.
2.1.1. Đồng tiền và sự suy vi các giá trị đạo đức xã hội
Đến với tác phẩm của Lê Minh Khuê người đọc như bị lạc vào thế
giới đầy bí ẩn đằng sau mặt trái của đồng tiền. Tất cả các mối quan hệ thiêng
liêng, huyết thống bấy lâu nay được trân trọng, gìn giữ giờ đây đang dần mai
một bởi sự chi phối của đồng tiền. Nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
sùng bái đồng tiền một cách thái quá. Họ sẵn sàng dẫm đạp lên tất cả miễn
sao có tiền. Chém giết, xâu xé nhau vì tiền, có nhân vật đem đồng tiền ra làm


17
trị đùa, có kẻ xem đồng tiền là mục tiêu của hành động…Dưới ngòi bút của Lê
Minh Khuê nhân vật như con thiêu thân lao vào vòng lợi danh của đồng tiền.
Giá trị đạo đức bị suy vi đến mức cực độ. Ma lực của đồng tiền đã làm
cho máu đổ, anh em chém giết nhau, con âm mưu kiếm tiền từ thân xác của
người cha già, ngay cả những đứa trẻ ngây thơ mới lọt lòng mẹ cũng trở thành
món hàng béo bở của người cha trong cơn thèm thuốc phiện…
Khảo sát 4 tập truyện ngắn của chị, chúng tôi thấy nổi lên nhiều truyện ngắn
phản ánh sự suy vi của các giá trị đạo đức truyền thống: Đồng đơ la vĩ đại, Những
kẻ chờ sung, Anh lính Tơ – ny D, Kí sự những mảnh đời trong ngõ, Sân gôn…
Đồng đô la vĩ đại là một trong những truyện ngắn thành công của Lê
Minh Khuê khi viết về mảng hiện thực này. Câu chuyện kể về đại gia đình lão
Trương, một mẫu gia đình điển hình cho sự hám tiền, chỉ trừ thằng Nghẽo dở
người khơng biết gì và cô Trang được xem là “ngôi sao lạ lạc vào bầu trời
tăm tối nhà lão Trương” còn lại từ con trai cho đến các nàng dâu đều mang
trong mình thói hám tiền. Chỉ vì 100 đơ la cơ Trang gửi về ni thằng Trọng

mà gia đình lão Trương đã xảy ra một vụ án “kinh thiên động địa”. An đâm
chết chị dâu và cái bào thai bảy tháng tuổi. Kết cục, An lĩnh án tử hình,
Khang thì hóa điên. Đồng tiền có sức mạnh ghê gớm, nó làm cho con người
mất hết lương tâm, mất hết nhân tính.
Nếu trong Đồng đô la vĩ đại người đọc được chứng kiến một cảnh tượng vô
cùng ghê sợ, máu lạnh, với hành động nhẫn tâm đâm chết chị dâu và cái bào thai
bảy tháng tuổi của An thì đến truyện ngắn Những kẻ chờ sung vợ chồng lão Tê
cũng là những kẻ bất nhân không kém. Hiện lên trong truyện ngắn là vợ chồng lão
Tê và vợ chồng lão Tái, họ đều có chung một tâm lý chờ đợi, “há miệng chờ
sung”. Họ hờ hững trước tất cả, lúc nào cũng chỉ trông mong, ỷ lại và chờ đợi vận
may đến với mình. Tình cảm anh em chỉ thức dậy trong lão Tê khi bức thư của cô
Cành gửi về “Cậu Tê phải tìm cho được cậu Tái, rồi tơi sẽ mang tiền về cho hai


18
cậu. Cố tìm nhau. Nếu khơng được thì tơi cũng chưa về và cũng chưa gửi tiền”
[10, tr 158]. Vậy là cơng cuộc tìm kiếm người em thất lạc bấy lâu nay được lão Tê
tiến hành khẩn cấp. Đồng tiền có sức mạnh thật lớn lao, nó có thể đánh thức được
tình anh em bấy lâu nay được chơn vùi trong lịng lão Tê, một con người vốn vơ
tâm, dửng dưng với tất cả mọi thứ. Đồng tiền đã khiến cho cuộc gặp gỡ giữa hai
anh em lão Tê trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh. Chỉ vì mấy cây vàng, lão Tê đã
bất chấp tình máu mủ, sát hại em mình một cách vơ cùng tàn nhẫn. Đến cả những
chỉ vàng cuối cùng lão Tái thu ở vùng kín của cơ thể cũng bị lão Tê phát giác.
Nhân cơ hội lão Tái đang ngủ say thì lão Tê ra tay hành động, lão lấy gối chặn
mũi, bóp bộ hạ gần như bị nát ra, khi đụng quần lão Tái nhầy nhụa một thứ nước
gì đó trộn lẫn với phân lão Tê mới bừng tỉnh. Độc ác, nhẫn tâm hơn để phi tang
chứng cứ, lão đã cắt thân xác em mình ra làm nhiều mảnh rồi đem chơn xuống
nền nhà. Cái chết thê thảm của lão Tái cùng với bộ dạng điên khùng của lão Tê ở
cuối truyện là hậu quả của những việc làm mất nhân tính, vơ lương tâm của con
người khi chạy theo ham muốn, dục vọng của đồng tiền.

Ma lực của đồng tiền trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê thật quá khủng
khiếp. Lòng tham và sự độc ác, đã biến con người thành một con mãnh thú nhẫn
tâm sát hại cả những người thân cùng chung dịng máu với mình.
Cuộc sống dường như đang bị đảo lộn bởi đồng tiền, tình cảm anh em máu
mủ đang ngày càng nhạt lạnh, thay vào đó là những án mạng. Bàn tay vơ hình của
đồng tiền trong bóng tối như đang giăng lưới bủa vây, kìm tỏa con người trong
vịng xốy của sự tham lam và độc ác. Phải chăng, Lê Minh Khuê đang cố hết sức
mình để kéo họ về phía ánh sáng mặt trời, ánh sáng của sự thức tỉnh.
Hòa chung mạch đề tài này, truyện ngắn Anh lính Tơ – ny D người đọc
được chứng kiến một màn kịch gay cấn về sự đảo lộn tơn ti trật tự trong gia đình
thì truyện ngắn Kí sự những mảnh đời trong ngõ lại mở ra trước mắt người đọc
một màn kịch “báo hiếu trả nghĩa cha” đầy kịch tính của vợ chồng lão Tó. Là


19
một người có địa vị và một cơng ty hái ra tiền, thế nhưng lão Tó lại là một kẻ vơ
cùng tham tiền. Nhìn cái chết của cơ Tý câm và sự lên đời của mụ Tít – mẹ cơ Tý
sau khi được gã lai tây bồi thường mà lão khơng thể kìm nén lịng tham vơ hạn
của mình “mặt Tó trơng rất lạ. Cái gì đó vừa lóe lên như một phát kiến vĩ đại đến
với ngài, mặt ngài rạng rỡ lên một phút” [11, tr 111]. Vợ chồng lão rắp tâm đem
người bố già yếu của mình ra nằm hóng mát ở lề đường mong thằng tây kia say
rượu chẹt chết để được nhận tiền bồi thường. Vợ chồng lão không ai bảo ai thầm
nghĩ “Nhà này đã giàu rồi. Nhưng nếu được chục triệu như mụ Tít thì ai dám
chê? Gì chứ mả nhà mình có phát, thằng tây say rượu có xồ vào ơng bố 90 nhà
mình. Chục triệu mình khơng thèm. Phải hơn gấp đơi” [11, tr 113]. Sự đời thật trớ
trêu, con cái đền công sinh thành của bố bằng cách cầu mong thằng tây say rượu
chẹt chết bố mình để nhận tiền bồi thường. Bầu trời dường như bị bao phủ bởi
một màu đen tối của đồng tiền, để rồi, đau đớn thay màn kịch khép lại với lời rủa
của vợ chồng lão Tó với thằng tây “Mẹ nó, sao dạo này nó đi đứng cẩn trọng
thế?” [11, tr 115].

Nếu như Kí sự những mảnh đời trong ngõ đưa người đọc đến với vợ
chồng lão Tó bất hiếu, mưu cầu tiền bạc từ thân xác ơng bố già 90 tuổi, thì ở
truyện ngắn Sân gôn người đọc lại bắt gặp Lanh, một ông bố mất hết nhân tính.
Hắn kiếm tiền bằng cách dụ dỗ con mình bán cho bọn bn người qua biên giới
để thỏa mãn cơn thèm thuốc phiện. Tình phụ tử bị Lanh chối bỏ bằng một câu nói
vơ cảm “tơi đang cần tiền mà”. Quan hệ trong gia đình đang đứng trên bờ vực
thẳm. Cuộc sống bây giờ khơng cịn là “môi hở răng lạnh”, “máu chảy ruột
mềm” nữa mà thay vào đó là sự lên ngơi và ngự trị của đồng tiền.
Viết những truyện ngắn này, Lê Minh Khuê như muốn gióng một hồi
chng cảnh tỉnh đến tồn xã hội: hãy biết trân trọng gìn giữ và nâng niu
những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, hãy thốt khỏi vũng bùn của căn
bệnh trông chờ ỷ lại, “há miệng chờ sung”. Con người cũng nên thay đổi


20
cách suy nghĩ, nhìn nhận của mình về đồng tiền, đồng tiền khơng phải là tồn
năng mà ẩn chứa đằng sau nó là biết bao nguy hiểm, tội ác, đau thương có khi
phải đổi bằng cả tính mạng.
2.1.2. Đồng tiền và sự băng hoại lối sống của con người
Không chỉ tác yêu tác quái, khởi nguồn cho những cuộc chiến đẫm máu
trong gia đình, đồng tiền cịn tấn cơng làm đảo lộn đạo đức xã hội. Dưới ma
lực hấp dẫn của đồng tiền, những lối sống đẹp đã mất dần thay vào đó là lối
sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, chạy theo vật chất, chạy theo dục vọng để
rồi dẫm đạp lên sự đau khổ của những người xung quanh.
Với con mắt tinh tế của một nhà văn từng trải, Lê Minh Khuê đã soi
thấu vào những góc khuất của cuộc sống, chị nhận ra rằng trong cuộc đời này
bên cạnh những người tốt vẫn cịn khơng ít những kẻ lừa lọc, tham lam luôn
sống trong cái tôi cá nhân ích kỉ, nhỏ bé, thấp hèn. Đọc truyện ngắn của chị
chúng ta không khỏi bức xúc trước nhân vật Phúc trong Trị chơi cờ bạc ln
tìm cách trục lợi gia sản, ham muốn giàu sang trong khi đó mình chỉ là một

anh sinh viên nghèo, tri thức dở dang, lười nhác. Hay Đáng trong Xóm nhỏ,
là một trí thức song lại mang trong mình bản chất của kẻ bất nhân, vơ đạo
đức. Vì đồng tiền, Đáng khơng ngần ngại đẩy bà cô đến cái chết trước tuổi để
cướp đi căn nhà, tiền của kiếm được từ mồ hôi, nước mắt của bà. Nhân vật
Sánh trong Những ngày trở về tìm đủ mọi cách để có được những thứ mà
mình không đổ mồ hôi làm ra. Tất cả các nhân vật trên của Lê Minh Khuê đều
là những kẻ luôn chạy theo lối sống thực dụng, sẵn sàng đánh mất lịng tự
trọng của bản thân mình.
Khơng dừng lại ở lối sống thực dụng, nhân vật trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê còn hiện ra với lối sống hám tiền, sùng bái đồng tiền để rồi giẫm
đạp lên sự đau khổ của những người xung quanh. Trong Đồng tiền có màu
xanh huyền ảo, Vĩnh luôn lấy đồng tiền ra giăng bẫy người khác, hắn cho


21
rằng “thời buổi này chẳng có cơ nào khơng hợp gu với “đơ” cả?” . Cịn nhân
vật Quang thì bảo rằng “cốt tiền là xong ngay”. Cả hai nhân vật này ai cũng
hám tiền, sùng bái đồng tiền để rồi họ đã làm hỏng cuộc đời một người con gái
hiền lành, trong trắng, có một tình u thủy chung, đáng trân trọng. Họ thản
nhiên, dửng dưng trước sự đau khổ của người khác, nhẫn tâm hơn họ cịn xem
đó là thú vui để giải trí qua ngày. Nhân vật Phúc trong Trò chơi cờ bạc, mục
tiêu của hắn là tiền và địa vị, hắn đã không ngần ngại bỏ cô bạn gái cưu mang
hắn lúc hoạn nạn, khó khăn để tìm cách chen chân vào thế giới thượng lưu.
Bên cạnh những mẫu người sùng bái vật chất, trong truyện ngắn Lê
Minh Kh cũng có khơng ít những kẻ chạy theo chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Đó
là hai đứa con gái của ơng Lăng trong Ga xép, vì tiền chúng đã bỏ mặc người
cha hết lòng yêu thương trong một ngôi nhà vắng lạnh. Hai đứa con gái lão
luôn nghĩ rằng hạnh phúc là được sống trong nhà cao cửa đẹp, trong sự giàu
sang phú quý, song chúng không hề hiểu tình thương u, sự quan tâm, chăm
sóc của con người mới là quan trọng. Những đứa con ông Lăng là hiện thân

của lối sống ích kỉ, chỉ biết bản thân mình, quên đi đạo hiếu, trách nhiệm và
bổn phận làm con. Ngoài ra, dưới sức hút của đồng tiền cũng có khơng ít
người đang dần mất đi tinh thần trách nhiệm, vô cảm, thờ ơ trước hiện thực
đang xảy ra quanh mình. Quang Nguyên trong truyện ngắn Anh kĩ sư dạo
trước, trước kia vốn là một người có tấm lịng dũng cảm, khơng ngại gian
khổ, vất vả vượt qua mọi khó khăn, thế nhưng sau khi quay về với cuộc sống
đời thường anh trở nên là một con người dửng dưng, thờ ơ với mọi thứ xung
quanh. Hay trong Bầu trời trong xanh, Ninh – một nữ phóng viên trên mặt
trận, đã từng lăn lộn, xông pha đầy nhiệt huyết trên chiến trường, thế nhưng
sau này cô đã đánh mất bản thân mình. Dường như cả Quang Nguyên và Ninh
đều là những người thiếu bản lĩnh, thiếu sự vững vàng trước vịng xốy của
cuộc đời và sự cám dỗ của cuộc sống phù hoa. Sự thay đổi, biến chất của họ


22
một phần do sự tác động của hiện thực cuộc sống, một phần bắt nguồn từ sự
ích kỉ của cá nhân, để rồi họ buông xuôi tất cả, trở thành những con người
bàng quan, sống thiếu trách nhiệm.
Thông qua truyện ngắn, Lê Minh Khuê đã mở ra trước mắt người đọc cả
một không gian xã hội rộng lớn với rất loại người và lối sống khác nhau. Tất cả
họ đều bị đồng tiền lôi cuốn, làm băng hoại, làm thay đổi con người và lối
sống. Mỗi truyện như một bài học, một lời khuyên răn thức tỉnh con người, hãy
biết giữ lấy thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc, hãy để tình yêu
thương dẫn lối hành vi, để có một lối sống đẹp – nhân văn hơn, người hơn. Đó
chính là thơng điệp mà Lê Minh Kh gửi gắm đến bạn đọc thơng qua các tác
phẩm của mình.
2.2. HIỆN THỰC NHÌN TỪ CHÂN DUNG NHỮNG CON NGƯỜI THA HĨA
Cuộc sống thay đổi, góc nhìn hiện thực của các nhà văn cũng có sự đổi
khác. Nhà văn bây giờ đang dần mở rộng biên độ hiện thực trong các tác
phẩm của mình. Họ đi sâu hơn vào những miền ẩn khuất sâu thẳm của đời

sống nội tâm, lắng nghe những tâm tư, khát vọng của con người. Họ mạnh
dạn phơi trần những mặt trái của cuộc sống với đầy rẫy những mâu thuẩn,
những bi kịch. Đọc truyện ngắn Lê Minh Khuê, chúng ta không khỏi ngạc
nhiên trước chân dung những con người đang ngày càng trượt dài trên con
đường của sự tha hóa.
2.2.1. Chân dung người trí thức
Nếu như người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao “sống mịn” vì cuộc
sống vật chất, thiếu túng thì người trí thức trong truyện ngắn Lê Minh Kh
“chết mịn” khơng chỉ bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền mà còn bởi sự tụt hậu,
thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết. Viết về người trí thức, Lê Minh Kh đi sâu vào
việc nhìn nhận, đánh giá đối tượng trên nhiều phương diện như nghề nghiệp


23
chun mơn, văn hóa ứng xử. Có thể nói, đây là một mảng hiện thực được Lê
Minh Khuê dành rất nhiều thời gian, công sức cũng như số lượng tác phẩm.
Nổi bật trong mảng hiện thực này là truyện ngắn Thân phận cu li. Tác
phẩm viết về ơng giáo Trí, một người luôn tự mãn về kiến thức và sự xuất
thân của mình. Nắm trong tay ba bằng đại học thế nhưng cả cuộc đời mình
ơng khơng thể nào phát huy được đống chữ nghĩa đó. Cơng việc vĩ đại của
ơng là cả ngày ngồi tính tốn chi tiêu như thế nào cho vừa đồng lương, tìm
cách đối phó như thế nào với cái dạ dày. Thế nhưng, ông vẫn khơng ý thức
được tấn bi kịch của cuộc đời mình mà ln tự xem mình là số một, hơn tất
thảy mọi người, ơng ln nghĩ “trên đời thật khó có ai có thể sánh với ơng”.
Nếu như ơng giáo Trí được khai thác ở khía cạnh một trí thức lạc hậu, tự
thỏa mãn về kiến thức của mình, ln phải đối phó với cái nghèo, cái đói thì người
thầy trong truyện ngắn Thầy giáo dạy triết lại được nhìn nhận ở góc độ chun
mơn. Thầy ln dạy những kiến thức lỗi thời, những điều mà bây giờ bọn trẻ
không quan tâm nữa, môn triết của thầy dường như đang đi ngược lại những điều
mà bọn trẻ nghĩ ngợi “ra trường thì sao đây?”. Truyện ngắn vẽ ra trước mắt

người đọc chân dung một ông thầy thụ động, kém linh hoạt, cũng là một kẻ sống
bẩn thỉu, nhếch nhác, thiếu trách nhiệm ngay cả với chính bản thân mình.
Hay ơng giáo dạy văn già trong truyện ngắn Ronan keating lại là một
trong những mẫu nhân vật đại diện cho sự tụt hậu trầm trọng về kiến thức văn
hóa, đời sống, trở thành đối tượng gây cười cho chính học trị của mình. Cả
một đời dạy học, ơng ln ra những đề bài “mờ mịt”, “bí hiểm”, để rồi khi
giải thích những đề văn đó, cơ học trị của ơng đã đưa ra những câu nói triết lý
ngụy danh là của Ronan keating khơng ăn khớp gì với đề bài, song bài văn
vẫn đạt điểm khá. Ơng giáo ln phân vân Ronan keating là ai? Là nhà triết
học thế kỉ nào? Nhưng cuối cùng khi nghe sự giải thích của cơ học trị nhỏ đó


24
là tên một ca sĩ hát sô – lô trong ban nhạc hải ngoại và tiếng cười đầy vui thú
của nó, lúc đó ơng mới thực sự vỡ lẽ và tỉnh ngộ.
Gã giáo viên dạy sinh học trong truyện ngắn Thằn lằn cũng không phải
là một trường hợp ngoại lệ. Bao nhiêu năm lăn lộn trên bục giảng lão mới
chợt nhận ra rằng mình khơng bằng con thằn lằn – một lồi vật nhỏ bé họ bị
sát. Gánh nặng gia đình như vịng xốy cuốn hút lão vào sự đau khổ và tuyệt
vọng. Hằng ngày, lão sống trong cảnh bị vợ đay nghiến, mất tự do, mất ăn,
mất ngủ cộng thêm vào đó là vốn kiến thức eo hẹp hằng ngày lên lớp không
được bù đắp thường xuyên, đã đẩy lão vào bi kịch gia đình. Lão muốn trốn
chạy thực tại, tìm về những kỉ niệm thơ mộng ngày xưa, cuối cùng lão đã tìm
đến cái chết. Thế nhưng cuộc đời đâu buông tha, cái chết hụt tiếp tục ném lão
trở về với thực tại.
Sự tha hóa khơng dừng lại ở việc tự thỏa mãn về kiến thức của mình hay
sự tụt hậu về tri thức mà đó là sự biến chất hồn tồn. Đáng trong truyện ngắn
Xóm nhỏ cũng xuất thân từ một trường Đại học, song hắn mang trong mình
bản chất thất đức, vơ độ. Hắn đối xử một cách hỗn láo với bà cô đã cưu mang,
nuôi nấng hắn, “bữa nào ít thức ăn nó đạp cửa mạnh, quăng chậu, quăng

bát”, bộ mặt hắn lúc nào cũng giống như một con thú “bộ ria nó vểnh lên, đơi
mắt nó dữ tợn, nhìn lâng láo trong nhà”. Hắn trả ơn bà cô bằng cách biến bà
thành người phục vụ khơng hơn khơng kém. Đau lịng hơn, trong lịng hắn
luôn nung nấu ý định chiếm đoạt ngôi nhà mà bà đang ở. Bà cô ốm, hắn thản
nhiên để bà chết cô độc trong bệnh viện. Thế nhưng khi hàng xóm lo xong ma
chay cho người đàn bà xấu số, hắn lại diễn bộ mặt đau khổ.
Đỉnh điểm của sự vơ văn hóa, thiếu đạo đức của người trí thức phải kể
đến nhân vật giáo sư Mùi trong truyện ngắn Chó điên. Lê Minh Kh khơng
ngại phơi bày bản chất thực của con người này. Mang trong mình học vị giáo
sư, công tác ở viện nghiên cứu thế nhưng lão không bằng bà vợ làm công việc


25
nội trợ, thậm chí khơng bằng một con chó. Lão luôn bị bố vợ coi khinh “bất
cứ ai là giáo sư đều được chỉ trừ thằng Mùi, thằng đó chăn lợn không đắt”
[10, tr 63]. Sở dĩ lão bị khinh rẻ như vậy, bởi vì ngay cả trong cơng việc
chun mơn hay quan hệ trong gia đình, lão đều tỏ ra là một kẻ vơ ý thức,
thiếu văn hóa. Trong quan hệ với vợ, lão dùng phương thức tra tấn cả về thể
xác lần tinh thần. Lão đánh vợ, lăng nhục vợ. Trong chun mơn, đầu óc lão
rỗng tuếch, vợ gã “biết tỏng cái đầu lão chỉ có một đống bã đáng đổ cho lợn
ăn”. Ngồi ra lão cịn là một kẻ bất chính, cặp bồ với cơ thư kí cùng cơ quan.
Trong tư cách là một giáo sư thì gã dạy cho đàn em những kinh nghiệm mà
lão để lại: “Cứ vơ đại một đề tài rồi vào thư viện mà cóp”, cịn lão thì chẳng
cần in sách ở nhà xuất bản, chỉ cần in ra vài chục cái bìa, rồi th hàng phơ tơ
đóng vào sách phơ tơ thế là thành ấn phẩm, … Xét về góc độ văn hóa, lão
khơng bằng một con chó hay nói đúng hơn đến con chó cũng cảm thấy ghê
sợ, xấu hổ cho lão. Lão khạc nhổ, trung tiện, tiểu tiện bừa bãi. Trong con mắt
mọi người thì con chó của giáo sư lịch sự hơn chủ của nó nhiều. Lê Minh
Khuê đã đặt giáo sư Mùi trong sự đối sánh tương quan với vợ và con chó
Mích nhà lão, qua đó người đọc nhận diện được chân dung nhơ bẩn, ghê sợ

của vị giáo sư này.
Phơi bày thực trạng này, một mặt Lê Minh Khuê trực diện lên án gay
gắt những tri thức dởm đang làm suy đồi những giá trị đạo đức truyền thống,
mặt khác đánh thức phần lương tri cịn sót lại trong sâu thẳm tâm hồn họ, kêu
gọi họ cùng chung tay góp sức vào việc ngăn chặn thực trạng tha hóa đang có
nguy cơ “di căn” vào nhiều tế bào xã hội. Đồng thời, thông qua thực trạng
đáng báo động của giáo dục Việt Nam, chị muốn rung lên một hồi chng báo
động để các cấp, chính quyền có chức năng có biện pháp ngăn chặn và xử lý
kịp thời, phát triển nền giáo dục quốc gia một cách toàn diện và bền vững.
2.2.2. Chân dung người nghệ sĩ


×