Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Sử dụng bài văn mẫu trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.22 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

PHẠM THỊ MỸ HẠNH

SỬ DỤNG BÀI VĂN MẪU TRONG DẠY HỌC
LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

SỬ DỤNG BÀI VĂN MẪU TRONG DẠY HỌC
LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Đăng Châu

Người thực hiện


PHẠM THỊ MỸ HẠNH

Đà Nẵng, tháng 05/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đăng Châu. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Mỹ Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến
thầy giáo Nguyễn Đăng Châu - người đã nhiệt tình, chu đáo
hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè
và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hồn thành khóa luận
này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp chân thành của thầy cơ, bạn bè để đề tài được
hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Mỹ Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 3
1.1. Yêu cầu về dạy lí thuyết kĩ năng và thực hành làm văn ở Trung học phổ
thông. ................................................................................................................. 3
1.2. Thị trường sách văn mẫu và thực trạng sử dụng sách văn mẫu hiện nay .. 7
1.3. Bài văn mẫu, nguồn ngữ liệu trong dạy học làm văn ................................ 9
Chương 2. GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÀI VĂN MẪU ............ 11
2.1. Giới thiệu mẫu, phục dựng dàn ý, yêu cầu của đề, đặt tiêu đề ................ 11
2.1.1. Giới thiệu mẫu ....................................................................................... 11
2.1.2. Phục dựng dàn ý, yêu cầu của đề, đặt tiêu đề ....................................... 12
2.1.3. Phân tích cho học sinh nhận thức được các bước tiến hành của tác giả
khi thực hiện bài văn ....................................................................................... 16
2.2. Rèn luyện kĩ năng theo mẫu ..................................................................... 18
2.2.1. Rèn luyện kĩ năng bộ phận .................................................................... 18
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng viết bài..................................................................... 21
2.3. Sáng tạo theo mẫu .................................................................................... 31
2.3.1. Hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý mẫu để phát triển thêm ý.............. 31



2.3.2. Cho học sinh thực hành theo dàn ý đã phát triển ý ............................... 34
2.3.3. Bài viết minh họa .................................................................................. 37
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC SỬ DỤNG VĂN MẪU . 47
3.1. Kiến nghị đối với giáo viên khi sử dụng sách văn mẫu dạy học ............. 47
3.2. Kiến nghị đối với học sinh khi tham khảo sách văn mẫu cho hợp lí ....... 50
3.3. Kiến nghị đối với phụ huynh lựa chọn sách văn mẫu phù hợp cho từng
học sinh ........................................................................................................... 54
KẾT BÀI ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mơn Ngữ văn là một trong những mơn có tính đặc thù ở nhà trường phổ
thơng, trong đó, phân mơn Làm văn có liên hệ trực tiếp đến sách văn mẫu.
Việc lựa chọn cũng như sử dụng sách văn mẫu phải khoa học và.
có chừng mực. Nhưng trong thực tế thì hiện nay, sách văn mẫu được khá
nhiều giáo viên, học sinh, thậm chí phụ huynh học sinh xem như là cái phao
trong thi cử hay là tài liệu chính thống dùng để học thuộc lịng. Tuy nhiên,
bên cạnh dư luận đang sục sơi đó, chúng ta khơng thể phủ nhận sự hữu dụng
và phổ biến của sách tham khảo trong việc dạy và học hiện nay trong nhà
trường. Trong nhà trường, thầy cô khơng thể truyền đạt tất cả kiến thức, vì
vậy sách văn mẫu giúp học sinh củng cố lại kiến thức và đồng thời bổ sung
các kiến thức mới ngoài sách giáo khoa, cho học sinh. Chính vì thế, sách văn
mẫu là đồ dùng trực quan khá cần thiết trong việc học tập của các em hiện
nay.

Phân môn Làm văn không chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức
cơ bản về các kiểu loại văn bản mà cịn có chức năng rèn luyện cho người học
kĩ năng, kĩ xảo để viết văn bản đạt hiệu quả giao tiếp và từ đó nâng cao khả
năng cảm thụ văn học, cảm thụ được giá trị của mỗi bài học.
Với niềm đam mê về vấn đề này, là giáo viên dạy ngữ văn tương lai, tôi
thấy rằng kết quả dạy học ngữ văn thể hiện cụ thể nhất qua bài văn của học
sinh. Vậy làm thế nào giúp học sinh có thể tự viết được bài văn của mình hay
như văn mẫu. Với các lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Sử dụng bài văn mẫu
trong dạy học làm văn ở trung học phổ thơng”. Tơi hi vọng, luận văn sẽ đóng
góp thêm một chút ý kiến riêng của mình vào sự nghiệp phát triển giáo dục
nước nhà.


2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bài văn mẫu là một trong những cách được sử dụng thường xuyên để hỗ
trợ cho việc dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Đây là loại sách
xuất hiện khá nhiều trên thị trường sách và đã được nhiều biết đến vì tính ứng
dụng cao của sách. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề sử dụng sách văn mẫu
hiện nay cịn rất hiếm, chưa có chun luận, bài viết hay cơng trình cụ thể nào
đánh giá sâu vào thực trạng mà chỉ dừng lại ở các nhận xét rải rác về bài văn
mẫu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là vấn đề: “Sử dụng bài văn mẫu
trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu qua một số bài văn mẫu trong sách văn mẫu theo
chương trình ngữ văn trung học phổ thông hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu
- Phương pháp so sánh, đánh giá, nhận xét
- Phương pháp tìm hiểu và thu nhập thơng tin
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết bài cũng như thư mục Tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung.
Chương II: Giải pháp hiệu quả sử dụng bài văn mẫu.
Chương III: Một số kiến nghị trong việc sử dụng văn mẫu.


3

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Yêu cầu về dạy lí thuyết kĩ năng và thực hành làm văn ở Trung học
phổ thơng.
Lí thuyết làm văn ở trường phổ thơng là lí thuyết thực hành. Sách giáo
khoa phần Làm văn hiện nay ở bậc trung học bao gồm lí thuyết về kiểu bài và
lí thuyết về kĩ năng, trong đó, lí thuyết kĩ năng chủ yếu là thực hành nhận biết
và tạo lập các loại văn bản. Vì vậy, “Cần qua thực hành mà dạy lí thuyết, từ
thực hành mà khẳng định lí thuyết, mỗi kiến thức lí thuyết phải được minh
hoạ sinh động bằng một mẫu thực hành”
Mục đích cuối cùng của việc dạy làm văn là giúp học sinh rèn được kĩ
năng xây dựng các loại văn bản một cách chính xác về nội dung, chặt chẽ
trong lập luận, trong sáng về chữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích
giao tiếp.
Đầu tiên là truyền đạt trực tiếp các khái niệm, các vấn đề lí thuyết.
Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh đến thẳng với những lí thuyết cần nắm,

tiết kiệm thời gian song chỉ hợp với học sinh có khả năng tư duy trừu tượng
tốt. Phương pháp này thường phải dùng khái niệm để giải thích khái niệm.
Khái niệm mới chỉ có thể hình thành một cách chính xác, đầy đủ khi mà
những khái niệm dùng để giải thích cho khái niệm mới phải được học sinh
hiểu một cách rõ ràng.
Chú ý phân biệt nội dung và cấp độ của một số thuật ngữ khái niệm.
Chẳng hạn, cần phân biệt khái niệm thao tác lập luận và phương thức biểu
đạt. Phương thức biểu đạt lớn hơn các thao tác lập luận. SGK Ngữ văn dạy
học sinh sáu phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết


4
minh, nghị luận và hành chính-cơng vụ. Cịn thao tác lập luận là nói đến các
thao tác dùng trong phương thức nghị luận (văn nghị luận). Có nhiều thao tác
lập luận, nhưng nhà trường phổ thông chủ yếu trang bị cho học sinh một số
thao tác cơ bản như: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bình luận, bác
bỏ. Như vậy, một văn bản có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau.
Để viết được bài văn nghị luận hay, ngoài yêu cầu kết hợp các phương thức
biểu đạt như (biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả) còn phải biết kết hợp các
thao tác lập luận nữa.
Tiếp theo trong phương pháp dạy lý thuyết là phương pháp phân tích
mẫu và thực hành theo mẫu. Hiện nay, trong giảng dạy văn nói chung và
giảng dạy làm văn nói riêng, việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh là một u cầu có tính ngun tắc. Vì thế, nói đến bắt chước hoặc theo
mẫu dường như là lạc hậu. Thật ra, sản phẩm của hoạt động ngơn ngữ khơng
phải là cái gì đó cao siêu, trừu tượng. Chúng được tạo ra trong bối cảnh giao
tiếp nhất định, với mục đích giao tiếp nhất định, chứa đựng trong hình thức
thể loại nhất định. Trước khi sáng tạo lời hay, ý đẹp, chắc chắn học sinh phải
rèn luyện nhiều, trong đó có bắt chước, học và làm theo mẫu.
Phương pháp phân tích mẫu để hình thành những kiến thức lí thuyết,

những khái niệm khoa học địi hỏi việc lựa chọn mẫu hết sức cẩn thận. Trước
hết, mẫu đó phải đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí thuyết. Các dữ
kiện này càng nhiều, càng đa dạng thì việc hình thành lí thuyết ở học sinh
càng thuận lợi. Mẫu lí tưởng nhất là mẫu đáp ứng được mọi dữ kiện cho việc
hình thành lí thuyết, nhưng trong thực tế khơng phải lúc nào cũng có thể chọn
được những mẫu như vậy. Bởi thế, khi lựa chọn mẫu cần chú ý lựa chọn
những mẫu càng nhiều dữ kiện đáp ứng được cho việc hình thành những phần
lí thuyết quan trọng nhất càng tốt. Khi đã có mẫu, nên khai thác triệt để các
dữ kiện của mẫu, tránh tình trạng dùng nhiều mẫu trong một giờ giảng. Hiện


5
nay, khi dạy theo mẫu, giáo viên thường sử dụng mẫu của sách giáo khoa. Đó
là những mẫu tốt đã được lựa chọn cẩn thận, đáp ứng tương đối đầy đủ các dữ
kiện để hình thành lí thuyết. Ngồi ra, giáo viên cịn có thể chọn những mẫu
khác khi thấy cần thiết.
Ngoài việc đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí thuyết, việc
chọn mẫu cịn phải đáp ứng những yêu cầu về mặt nội dung. Tốt nhất là nội
dung từ văn bản văn học, văn bản hành chính sự vụ quen thuộc, là nội dung
phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Việc dẫn mẫu một văn bản hoàn chỉnh vào sách giáo khoa là việc rất khó
thực hiện vì độ dài quá lớn của các văn bản. Vì thế, trong phần nội dung các
bài học, tuỳ thuộc vào vấn đề lí thuyết, các tác giả sách thường chỉ dẫn một
trích đoạn vừa đủ để khắc hoạ lí thuyết. Để tránh tình trạng học sinh hiểu kiến
thức một cách rời rạc, tách biệt, thiếu tính khái quát, giáo viên nên giới thiệu
thêm vai trị của các trích đoạn ấy trong văn bản hồn chỉnh của nó hoặc sử
dụng những mẫu hồn chỉnh hơn, có dung lượng lớn hơn, đáp ứng được việc
minh họa cho nhiều phần lí thuyết.
Cần phân biệt việc dẫn mẫu, phân tích mẫu để hình thành khái niệm mới,
hình thành lí thuyết mới cho học sinh với việc dẫn mẫu, phân tích mẫu nhằm

minh hoạ cho khái niệm, cho lí thuyết. Một đằng từ thực tế hoạt động ngơn
ngữ sinh động đi đến khái qt hố kiến thức lí thuyết theo con đường qui
nạp. Một đằng là dẫn chứng, thuyết minh và cụ thể hố lí thuyết. Tuỳ theo
dung lượng bài giảng mà ta chọn một trong hai q trình này.
Khi tiếp thu lí thuyết từ phân tích mẫu cũng là lúc học sinh rèn luyện kĩ
năng thực hành làm văn dưới góc độ tiếp nhận văn bản. Theo đó, việc rèn
luyện kĩ năng tạo lập văn bản địi hỏi phải có sự sắp xếp chương trình học và
việc luyện tập phải được thực hiện lặp đi lặp lại cho từng kĩ năng bộ phận.


6
Thực hành làm văn là những giờ dùng để luyện tập, hình thành kĩ năng
kĩ xảo tạo sinh văn bản cho học sinh. Thời gian dùng để luyện tập có thể được
bố trí xen kẽ với việc giảng lí thuyết nhưng thường được tách ra thành những
tiết luyện riêng. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa làm văn khơng
định ra cụ thể số tiết thực hành cho từng chương hoặc từng bài cụ thể nhưng
qua sách giáo viên, chúng ta có thể tìm được những chỉ dẫn rõ hơn cho tỉ lệ
giữa lí thuyết và thực hành ở từng bài, từng chương. Nhìn chung, ở tất cả các
bài, tỉ lệ thực hành luyện tập phải chiếm tối thiểu một nửa số thời gian dành
cho bài học. Để những tiết thực hành đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
+ Cung cấp đầy đủ những kiến thức lí thuyết định hướng thực hành.
Khơng có lí thuyết định hướng, học sinh sẽ nói, viết tuỳ tiện. Có những tiết
luyện tập chỉ nhằm vào việc luyện một thao tác, khẳng định, củng cố một loại
kiến thức nhưng phần lớn những tiết luyện tập đều nhằm vào việc củng cố,
làm sáng tỏ lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng. Bởi vậy, dù là giờ thực hành
nhằm khẳng định, củng cố, rèn luyện một hay nhiều kĩ năng...giáo viên cũng
đều cần cung cấp đủ các nội dung lí thuyết, dù là lí thuyết về các thao tác thực
hành.
+ Chuẩn bị tốt nội dung viết (hoặc nói ). Nếu chỉ có kiến thức lí thuyết
về các kiểu bài làm văn và các thao tác làm văn, học sinh chưa thể tạo ra được

một bài văn tốt. Học sinh sẽ khơng biết viết gì, nói gì trong bài làm của mình
khi chưa có những hiểu biết đầy đủ về đối tượng trình bày. Bởi vậy, tư liệu,
vốn hiểu biết...càng phong phú, đa dạng thì nội dung càng sâu sắc, hàm súc,
sáng tỏ. Ngược lại, vốn tư liệu và hiểu biết quá ít ỏi, mờ nhạt thì nội dung
thường dàn trải, mơ hồ và sự liên kết nội dung sẽ lỏng lẻo.
+ Tạo được nhu cầu giao tiếp cho học sinh. Đây là điều hết sức quan
trọng, đặc biệt đối với những giờ luyện nói. Học sinh sẽ khơng thể nói được,
viết được bất cứ điều gì khi các em khơng có nhu cầu giao tiếp. Bởi vậy, việc


7
khơi gợi ý muốn biểu đạt, khơi gợi sự hứng thú với vấn đề trình bày sẽ giúp
các em thể hiện chân thật những suy nghĩ riêng của mình trong bài văn, tránh
được tình trạng nói lại, hoặc nói như người khác đã nói.
+Tạo mơi trường giao tiếp tốt. Đây là u cầu quan trọng đối với giờ
luyện nói. Mơi trường ở đây được quan niệm là khơng khí lớp học, nét mặt,
cử chỉ, lời nói của giáo viên, là các hoạt động của học sinh.
1.2. Thị trường sách văn mẫu và thực trạng sử dụng sách văn mẫu hiện
nay
Sách văn mẫu là một cơng cụ góp phần cung cấp thêm tư liệu, mở rộng
kiến thức giúp cho việc học văn, làm văn tốt hơn. Điều đó, giúp cho người sử
dụng nâng cao được khả năng trình bày, giúp học sinh diễn đạt ý tưởng của
mình một cách khoa học và cụ thể.
Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao về các loại sách tham khảo của học
sinh hiện nay, nhiều nhà xuất bản từ trung ương đến địa phương xem việc xuất
bản sách tham khảo là “mảnh đất màu mỡ”, mang lại lợi nhuận cao. Đây là một
trong những lý do khiến cho thị trường sách tham khảo sôi động trong thời gian
qua. Và sách văn mẫu không nằm ngoài vận động đấy, ngày càng nhiều sách
văn mẫu với nhiều nhà xuất bản trên khắp đất nước ồ ạt ra thị trường.
Đã qua rồi thời kỳ sách văn mẫu xuất bản kiểu “nhỏ giọt”, chủ yếu đáp

ứng nhu cầu của các lớp học sinh cuối cấp nhằm ôn luyện, nâng cao kiến thức,
hỗ trợ, bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua tìm hiểu ở một số nhà sách có quy mơ,
khơng khó để nhận thấy sách văn mẫu bạt ngàn trên các giá sách với đầy đủ
kiểu dáng, được trình bày bìa khá bắt mắt. Trong khi, sách giáo khoa chỉ chiếm
một khoảng không gian khiêm tốn. Một điều dễ nhận thấy khi tìm hiểu các đầu
sách văn mẫu ở các nhà sách nêu trên, là càng lên các lớp cao, số lượng các
đầu sách văn mẫu càng nhiều, nhất là đối với các lớp cuối cấp học.


8
Mặc dù đa dạng, phong phú về chủng loại, song chất lượng sách văn mẫu
hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hiện tuợng các loại sách văn mẫu
có nội dung na ná giống nhau do cùng một hoặc một nhóm tác giả biên soạn
được các nhà xuất bản khác nhau phát hành không phải là hiếm. Hơn nữa, có
sách văn mẫu cịn phân tích sai nội dung, bổ sung không đúng kiến thức, làm
sai lệch khá nhiều tác phẩm trong văn học.
Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà chủ yếu là vì lợi nhuận, hàng
năm vào dịp đầu năm học, các nhà xuất bản vẫn cho ra đời hàng loạt đầu sách
văn mẫu, trong đó có những đầu sách kém chất lượng. Việc phát hiện, xử lý
những vi phạm về chất lượng của các ấn phẩm cịn gặp khó khăn bởi có q
nhiều đầu sách. Các chế tài xử lý lại chưa đủ sức răn đe, chủ yếu mới dừng lại
ở phạt hành chính. Tầm quan trọng của sách tham khảo là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, trước thực tế tràn lan sách văn mẫu với sự “thiếu chuẩn mực” của
khơng ít trong xã hội hiện nay là điều đáng lo ngại.
Sách văn mẫu giúp cho bài giảng của giáo viên phong phú, hấp dẫn, giúp
học sinh tham khảo và rèn luyện kĩ năng làm văn, vì thế, giáo viên cần giúp
học sinh chọn sách thực sự mẫu mực. Đối với học sinh, ngoài kiến thức thầy cơ
giảng trên lớp thì nhiều em bù đắp thêm kiến thức thông qua sách văn mẫu.
Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học văn ở các trường phổ thơng vẫn cịn nặng
theo kiểu “máy móc”, khn sáo, bắt chước bài văn mẫu. Giáo viên giảng dạy

và ra đề thi theo những cách bài văn có sẵn, học trị phải học thuộc lịng. Nếu
học sinh nào khơng làm bài theo những quy định về mẫu câu, nội dung của bài
văn mẫu thì sẽ khơng đạt được điểm cao có nhiều nhận xét chủ quan của tác
giả sai biệt so với chuẩn kiến thức.
Qua thực tiễn cho thấy, đối với những học sinh có học lực trung bình khá
trở lên, nếu biết sử dụng đúng phương pháp và nhất là biết lựa chọn những
cuốn phù hợp, có chất lượng, sách văn mẫu sẽ giúp các em củng cố nâng cao


9
“nền” kiến thức. Với học sinh có học lực trung bình hay yếu kém lại khơng có
phương pháp sử dụng, sách văn mẫu hầu như không phát huy tác dụng, thậm
chí cịn phản tác dụng…
Nổi bật là tình trạng chán học văn ở học sinh. Học sinh thiếu nhiều về
kiến thức ngữ văn. Rất ít học sinh đọc sách để thấy được cái hay, cái đẹp của
văn chương, biết rung động trước những tác phẩm văn học hay. Do vậy khi làm
bài, học sinh thường suy luận chủ quan, dung tục hố văn chương. Ngồi
những lỗi trên thì tình trạng học sinh làm bài sai kiến thức cơ bản vẫn chiếm tỷ
lệ lớn. Đó là tình trạng “râu ơng nọ cắm cằm bà kia”, viết sai tên tác giả, tác
phẩm, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác…
Hậu quả việc lạm dụng quá mức sách văn mẫu của nhiều học sinh hiện
nay thật nguy hại và đáng báo động. Lạm dụng quá mức sách văn mẫu mà
khiến học sinh lười suy nghĩ, thiếu tinh thần ham muốn học hỏi, tạo ra thói lười
nhác, ỷ lại. Nhiều bạn học sinh coi những quyển sách văn mẫu như vật bảo bối
để đối phó thầy cơ giáo trong giờ kiểm tra, thi cử trở thành thiếu trung thực. Lệ
thuộc quá vào sách văn mẫu, tư duy, suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh
dần bị xói mọn, vơi cạn. Nghiêm trọng hơn, có thể gây tâm lý chán nản, mất
phương hướng, hứng thú trong học tập.
1.3. Bài văn mẫu, nguồn ngữ liệu trong dạy học làm văn
Sách văn mẫu có nhiều kiểu văn bản, mỗi văn bản có cách thức và

phương pháp tổ chức, tổ chức nội dung khác nhau, tạo nên phương thức biểu
đạt của văn bản đó. Và vì vậy ở mỗi kiểu văn bản, sẽ có cách làm văn bản
khác nhau phù hợp với kiểu văn bản. Sách văn mẫu được dùng như là dụng cụ
hỗ trợ trong việc dạy và học, là công cụ khá phổ biến trong nhà trường những
năm gần đây. Sách văn mẫu, nguồn ngữ liệu được giáo viên dùng để hướng
dẫn học sinh phân tích, nắm lí thuyết kĩ năng làm văn một cách cụ thể, sinh
động. Văn mẫu còn là “chuẩn mực” cần đạt đến đối với mỗi học sinh khi làm


10
văn. Đó là chuẩn về dẫn dắt vấn đề hoạc giới thiệu vấn đề, về tìm ý, khai triển
ý, sắp xếp ý, về lập dàn ý, về diễn đạt và trình bày bài văn.
Khơng hề sai nếu cho rằng đọc sách văn mẫu sẽ góp phần phát triển khả
năng viết văn của các học sinh, nhất là đối với những học sinh mất kiến thức
căn bản môn Làm văn, hay chán ngán phải đọc những tác phẩm văn học dài.
Không chỉ thế, nếu biết chọn mua được một cuốn văn mẫu tốt, sách văn mẫu
không chỉ làm tăng khả năng học tốt mơn Làm Văn mà cịn giúp các học sinh
tăng cường năng lực văn học một cách tốt hơn. Nhờ ln chọn lọc ý chính,
văn mẫu giúp học sinh nắm bắt nhanh và chắc kiến thức cơ bản thông qua
cách trình bày bài văn, nhất là đối với những tác phẩm văn học tương đối dài
(truyện và kí sự). Tuy độ dài của nó có thể khơng là bao với các học sinh
chăm chỉ, nhưng nó lại là một vấn đề nan giải đối với học sinh chưa có thói
quen đọc sách văn học.
Về phần câu từ, trong sách văn mẫu thường khá trau truốt bởi nó được
viết từ những giáo sư giảng dạy có kinh nghiệm. Vì thế, khi đọc nhiều sách,
thì một phần nào đó những câu từ thường được sử dụng sẽ ăn sâu vào trong
bộ nhớ của học sinh. Nó sẽ giúp học sinh diễn đạt một cách rành mạch hơn,
logic và chính xác hơn. Do đó, nếu biết cách nhìn nhận và có một cuốn văn
mẫu tốt, học sinh có thể biết cách diễn giải ý tứ một cách “khá” hơn và logic
hơn rất nhiều...Ngay cả nếu trong trường hợp cần so sánh hai tác phẩm thì sử

dụng sách văn mẫu lại càng trở nên hiệu quả. Hay ít nhất, bài văn của học
sinh ln đủ điểm do diễn đạt và nói lên được ý chính trong bài. Ngồi ra, đọc
sách văn mẫu trong một thời gian dài sẽ giúp các tập được cách diễn đạt và
luôn nhớ nội dung cần diễn đạt trong một tổng thể bài văn.


11

Chương 2
GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÀI VĂN MẪU
2.1. Giới thiệu mẫu, phục dựng dàn ý, yêu cầu của đề, đặt tiêu đề
2.1.1. Giới thiệu mẫu
Song song với chương trình sách giáo khoa, sách văn mẫu cũng có nhiều
kiểu bài văn với nhiều kiểu loại văn bản, từ văn tự sự, thuyết minh, miêu tả,
nghị luận, biểu cảm nhưng đối với chương trình ngữ văn THPT thì văn nghị
luận được giáo viên thường xuyên đưa vào kiểm tra kĩ năng làm văn của học
sinh, chủ yếu là nghị luận về các tác phẩm văn xuôi, hay đoạn thơ, bài thơ
nhằm củng cố kiến thức của học sinh về tác phẩm đồng thời cho học sinh bộc
lộ khả năng phát hiện những chi tiết mới, và rèn luyện khả năng tư duy của
học sinh một cách tốt hơn. Vì vậy, tơi xin lấy ví dụ về một bài văn mẫu nghị
luận về một bài thơ trong sách tham khảo “Những bài làm văn mẫu 12”, NXB
Văn hóa – thơng tin. Bài văn mẫu với đề bài: “Phân tích bút pháp và cảm
hứng lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”.
Mục đích của việc quan sát mẫu là để thực hành lí thuyết trên nhà trường
một cách tốt nhất từ việc phân tích đề, tìm ý, sắp xếp ý… dựng đoạn và viết
bài. Khi đọc một bài văn mẫu, học sinh sẽ hiểu rõ hơn các bước tiến hành khi
làm bài văn như tác giả, từ đó hình thành cho học sinh có kĩ năng tốt hơn,
nhuần nhuyễn hơn khi thực hiện các bước để viết một bài văn hồn chỉnh, học
sinh có thể tự làm bài dựa trên các bước của bài văn mẫu, khơng phải học
thuộc lịng mẫu như tình trạng hiện nay.

Phạm vi dẫn chứng của bài văn mẫu là trong bài thơ “Tây Tiến” của
Quang Dũng, sách giáo khoa, tập 1. Khi đọc hết bài văn mẫu, học sinh sẽ tự
phục dựng dàn ý, bố cục các yêu cầu của đề từ nội dung, thể loại, phạm vi
phục hồi mẫu. Ở bài văn mẫu, tác giả đang phân tích bút pháp và cảm hứng


12
lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng với những sáng tạo độc đáo
về hình ảnh, ngơn ngữ và giọng điệu – một hồn thơ phóng khống, lãng mạn
và tài hoa. Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã
tái hiện lại chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Cảm hứng lãng
mạn thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy
cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi
thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền
tây. Qua đó thể hiện bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến, sự
hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng và cảnh
đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại. Bút
pháp lãng mạn tạo nên tinh thần bi tráng cho bài thơ Tây Tiến, nhà thơ không
che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng
điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Người lính
Tây Tiến ln hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết
cũng được tác giả bao bọc trong khơng khí hồnh tráng. Trên cái nền thiên
nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường. Cảm
hứng lãng mạn và bút pháp của tác giả ln gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau,
cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ
đẹp độc đáo của tác phẩm.
2.1.2. Phục dựng dàn ý, yêu cầu của đề, đặt tiêu đề
Ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng vừa được phân tích ở trên, bài thơ
được phân tích hết sức là sâu sắc, đầy cảm xúc nhưng cách lập luận, dẫn
chứng, lí lẽ vẫn được nêu lên một cách rõ ràng, logic. Dựa vào bài văn trên,

chúng ta có thể phục dựng lại dàn ý một cách hợp lí, đầy đủ về bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng mà tác giả đã phân tích:


13
a. Mở bài
- Giới thiệu về phong cách thơ Quang Dũng, hào hoa, thanh lịch giàu
chất lãng mạn, hồn nhiên, bình dị, chân thật.
- Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ đó, mói về cái bi nhưng cảm
hứng lãng mạn đã đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào
hùng.
b. Thân bài
- Giới thiệu về đồn qn Tây Tiến: thành lập 1947, có nhiệm vụ cùng
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, phần đơng lính Tây Tiến là học
sinh, sinh viên Hà Nội, có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng có tinh thần
dũng cảm, xả thân, qn mình.
- Quang Dũng là thành viên của đoàn quan, rời xa đơn vị cũ ở Phù Lưu
Chanh, tác giả nhớ về đoàn quân nên viết bài thơ.
- Có nhiều cách hiểu về hai chữ “lãng mạn” , có tích cực, tiêu cực nhưng
bài thơ Tây Tiến là chất thơ lãng mạn cách mạng, lãng mạn anh hùng mang
đến cho con người vẻ đẹp trang trọng, hào hoa.
- Cảm hứng lãng mạn được thể hiện qua:
+ Ở nỗi nhớ ngập tràn, tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội,
nhớ những cảnh đẹp huyền ảo thơ mộng mĩ lệ nên thơ, đặc biệt là những bước
quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt…nhớ cả những
hy sinh gian khổ, những giay phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương.
Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng đã tô đậm, tuyệt đối hóa cái sừng
sững, hùng vĩ của thiên nhiên: “Dốc khúc khuỷu, thăm thẳm”, “Chiều chiều
oai linh thác gầm thét. Cọp trêu người…”
+ Cảm xúc lãng mạn được xây dựng trên nền cảm xúc kí ức. Đoạn thơ

được viết như một dịng kí ức đứt, nối, mờ, tỏ liên tục. Cho nên đan cài với


14
những câu thơ tả cảnh dữ dội, hùng vỹ là những câu thơ mênh mang, chơi
vơi: “ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói…”
+ Cảm hứng lãng mạn lại gây ấn tượng mạnh về cái thơ mộng, tuyệt mỹ
của núi rừng và con người Tây Bắc: Đêm liên hoan văn nghệ có “đuốc” có
“hoa”, có tiếng khèn, điệu múa, nhất là những hình ảnh những thiếu nữ miền
Tây Bắc trong trang phục dân tộc óng ánh sắc màu, hoa văn núi rừng, đang e
ấp trong điệu xòe.
+ Bút pháp lãng mạn tiếp tục được nhà thơ khai thác triệt để khi xây
dựng chân dung người lính Tây Tiến: “khơng mọc tóc”, “quân xanh màu lá
dữ oai hùm”, gặp khó khăn, gian khổ của người lính Tây Tiến vẫn mang đậm
chất hào hoa, mơ về một dáng kiều thơm, vẫn quyết tâm “ Chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh”, chất lãng mạn của thơ Quang Dũng là chất lãng mạn
cách mạng, lãng mạn anh hùng, biết hy sinh nhưng vẫn dấn thân, ra đi chẳng
tiếc đời mình, tuổi thanh xuân. Họ ngã xuống thanh thản, nhẹ nhàng thậm chí
nụ cười vẫn nở trên môi. Quang Dũng gạt nước mắt để ngẩng cao đầu với
niềm tự hào, kiêu hãnh.
+ Câu thơ độc đáo của Quang Dũng là lãng mạn hóa cái chết, làm cho
cái chết nhẹ nhàng, thanh thản, ung dung với vẻ đẹp hào hùng, sang trọng, oai
phong. Giọng thơ thể hiện niềm xót thương trước sự hy sinh của người lính.
Những mất mát, đau thương như dồn nén, tích tụ trong tiếng gầm vang rung
chuyển cả núi rừng của dòng sơng Mã. Những người lính Tây Tiến hy sinh
trở về với thiên nhiên, trở về với đất mẹ và các anh lại hóa thân vào thiên
nhiên để hát mãi khúc quân hành.
c. Kết bài
- Tây Tiến có phảng phất nét buồn đau nhưng đó lại nét buồn đau bi
tráng Tây Tiến đã để lại dấu ấn riêng độc đáo.



15
- Tây Tiến còn là sự gửi gắm tất cả men say ước nguyện của Quang
Dũng vào sự nghiệp cứu nước.
Mỗi đề văn nghị luận thường có những đặc điểm riêng về hình thức và
nội dung, khơng đề nào hồn tồn giống đề nào cho nên khơng thể sao chép
bài làm thuộc đề này sang bài làm thuộc đề khác. Vì vậy trong quá trình làm
bài văn nghị luận việc xác định yêu cầu của đề là công việc cần thiết. Tìm
hiểu kĩ đề sẽ tránh được tình trạng lạc đề, thừa ý, thiếu ý…trong bài làm.
Trước tiên, với đề bài với hai từ phân tích, thì xác định được đây là văn nghị
luận “Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng”. Với đề bài được nêu trên, trước hết phải xác định được kiểu
văn bản cần làm, hai từ “phân tích” được xác định là thuộc thể loại nghị luận,
vì thế đây là đề bài làm theo văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm thơ.
Cùng với đề bài thì đề nêu yêu cầu là “Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng
mạn”, vì vậy học sinh cần nắm được cái cần phân tích đối với bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng là phong cách sáng tác và cái tôi đầy cảm xúc, lãng
mạn, bay bổng của ơng. Từ đó, học sinh sẽ hình thành hệ thống luận điểm,
luận cứ để phân tích, đánh giá, bình luận làm nổi bật nội dung nghị luận. Với
đề bài phân tích bài thơ, thì cần dựa vào bố cục của bài thơ hay nội dung khái
quát từng phần của bố cục, về bút pháp của bài thơ thì cần phân tích nghệ
thuật như giọng điệu, hình ảnh, ngơn từ…để từ đó làm rõ yêu cầu của đề bài.
Từ việc phân tích yêu cầu của đề đồng thời phục dựng dàn ý thì tiêu đề
của bài văn mẫu của tác giả hiện ra rất rõ ràng. Qua việc phân tích nội dung
của tác giả trong bài văn mẫu, thì chủ yếu tác giả đi phân tích chân dung
người lính được đặt trong khung cảnh miền Tây vừa hùng vỹ, vừa hoang sơ
dữ dội, lại hết sức mơ mộng. Ngòi bút của nhà thơ chú trọng đến những nét
độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính
Tây Tiến. Vẻ đẹp hào hùng của người lính có vẻ tiều tụy, tàn tạ trong hình hài



16
nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thời
xưa. Đó là ý chí, tư thế hiên ngang vượt lên, coi thường gian khổ, hy sinh.Vẻ
đẹp hào hoa thể hiện tâm hồn của người lính: nhạy cảm trước thiên nhiên
hùng vĩ, hoang sơ dữ dội mà huyền ảo thơ mộng, đằm thắm tình người, những
khát khao, mộng mơ mãnh liệt.
Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khắn trên những chặng
đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hy sinh mất mát
của người lính. Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ.
Người lính Tây Tiến khơng chỉ tự nguyện chấp nhận mà cịn vượt lên cái
chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc. Đó là dũng khí tinh
thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi
tráng. Tuy nhiên, những người lính khơng hề chìm trong bi thương, bi lụy.
Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi
tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho
Tổ Quốc quyết hy sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên
thiêng liêng, bất tử.
Như thế với việc phân tích nội dung bài thơ trên, tác giả đang đi sâu vào
phân tích sự lãng mạn và bi tráng trong bài thơ Tây Tiến. Tiêu đề của bài văn
mẫu có thể là “Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng”.
2.1.3. Phân tích cho học sinh nhận thức được các bước tiến hành của tác
giả khi thực hiện bài văn
* Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
-Xác định thể loại, kiểu bài nghị luận?(chú ý từ: phân tích, cảm nhận để
thực hiện đúng phương pháp làm bài)
-Tìm nội dung bàn luận? (bút pháp và cảm hứng lãng mạn của bài thơ)



17
-Tìm phạm vi kiến thức để phục vụ cho vấn đề bàn luận mà đề yêu cầu?
(bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng)
b. Tìm ý:
- Nghị luận về bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, phong
cách sáng tác, hồn cảnh ra đời của tác phẩm, tình cảm, thái độ của nhà văn
gửi vào trong bài thơ…
* Bước 2: Lập dàn ý.
Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần rõ ràng:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận.
b. Thân bài:
-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
- Phân tích thái độ, tình cảm, của tác giả
- Dựa vào bố cục bài thơ để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.
c. Kết luận:
- Khẳng định giá trị của bài thơ qua bút pháp và cảm hứng lãng mạn.
- Tác giả dựa vào việc phân tích giá trị, nét đặc sắc của bài thơ, để đánh
giá tổng qt về nội dung bình luận, phân tích. Và đưa ra ý kiến của riêng
mình về giá trị bài thơ.
* Bước 3: Viết bài.
- Khi thực hiện bước này, tác giả phải bám sát vào dàn bài đã lập để triển
khai hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Về hình thức bài văn: bố cục của bài viết, các đoạn trong bài phải được
trình bày theo trình tự lơ gic, có sự liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức,
các câu trong đoạn phải thống nhất với nội dung của đoạn. Các đoạn trong bài



18
được trình bày theo các cách lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,
song hành…)
- Về nội dung của bài văn: tùy từng yêu cầu của đề bài và phần dàn ý đã
lập mà chúng ta triển khai các luận điểm rõ ràng. Tránh tình trạng diễn nơm
bài thơ.
* Bước 4: Đọc và sửa lỗi.
- Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về bài thơ. Tác
giả phải rà sốt lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn hình thức.
- Về nội dung, tác giả phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ.
- Về hình thức, tác giả phải sốt lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn
diễn đạt, lỗi chính tả thường mắc phải.
2.2. Rèn luyện kĩ năng theo mẫu
2.2.1. Rèn luyện kĩ năng bộ phận
Ở phân môn Làm văn, có nhiều kiểu văn bản, mỗi văn bản có cách thức
và phương pháp tổ chức, tổ chức nội dung khác nhau, tạo nên phương thức
biểu đạt của văn bản đó. Và vì vậy ở mỗi kiểu văn bản, sẽ có cách làm văn
bản khác nhau phù hợp với văn bản. Ở tất cả các kiểu văn bản thì lúc nào
cũng phân tích đề trước tiên, thao tác tiếp theo ta phải tìm ý,chọn ý, sắp xếp ý
và lập dàn ý để từ đó dùng ngơn ngữ và kiến thức văn học để viết một bài văn
hồn chỉnh.
Phân tích đề (tìm hiểu đề), là suy nghĩ kĩ để nhận thức đúng và đủ các ý
nghĩa và yêu cầu của đề. Mục đích của phân tích đề là tìm hiểu chính xác các
yêu cầu cơ bản của đề bài về nội dung, về kiểu bài, về phạm vi dẫn chứng (kết
thúc q trình phân tích, người làm văn phải xác định được các yêu cầu như
bài viết về cái gì, nhằm mục đích gì, sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?)
Ở bài văn mẫu trên, với để tài ““Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn
trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”. Đầu tiên, phạm vi dẫn chứng là bài



19
thơ Tây Tiến của Quang Dũng, thể loại ở đây là thơ, và với hai từ “phân tích”
thì học sinh có thể hiểu được đây là kiểu văn bản phân tích, chứng minh nên
cần phải có các thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp, diễn
dịch, quy nạp…từ đó, vận dụng các thao tác phù hợp trong yêu cầu của đề tài.
Lập dàn ý một để văn là bước rất quan trọng vì dựa vào dàn ý, học sinh
có thể làm bài văn một cách thuận lợi, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, như thế
bài văn của học sinh mới được logic và hiệu quả. Trong văn mẫu ở trên, dàn ý
có ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Ở mỗi phần có mỗi luận điểm và luận
cứ khác khác nhau, tạo cho bài văn có sức thuyết phục vì lập luận , dẫn chứng
hấp dẫn và sâu sắc.
a. Phần mở bài
- Giới thiệu tác giả: Quang Dũng sáng tác không nhiều, nhưng thơ của
ông để lại ấn tượng sâu sắc với những rung cảm sâu lắng trong tâm hồn người
đọc.
- Giới thiệu bài thơ: Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ đó, nói về
cái bi nhưng cảm hứng lãng mạn đã đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng
tráng lệ, hào hùng.
b. Phần thân bài
- Trước tiên, tác giả nói về đồn qn Tây Tiến: Tây Tiến là tên một
binh đồn có nhiệm vu bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao sinh lực địch.
Phần đơng lính Tây Tiến là những chàng trai Hà thành. Họ mang lên chiến
trường khơng chỉ có tình u Tổ Quốc, khát vọng độc lập mà cịn có những
nét hào hoa thanh lịch của người Tràng An.
- Ý tiếp theo tác giả nói về mối quan hệ giữa nhà thơ Quang Dũng và
đoàn quân Tây Tiến: Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn binh Tây Tiến.
Ông từng là đại đội trưởng một đại đội thuộc binh đoàn này. Cuối năm 1948,



×