Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực trạng sử dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 85 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Thực trạng sử dụng phƣơng pháp phân tích hành vi ứng
dụng (ABA) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện
tâm thần thành phố à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Liên
Chuyên ngành: Tâm lý

iáo dục

Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Phi
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


2
Phần 1. P ẦN MỞ B
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, TK đang là một vấn đề được quan tâm nhiều trong xã hội và cũng


được xem là một trong các dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh rất
lo lắng vì con mình có những hành vi kỳ lạ mà họ không thể hiểu được. TK là một
dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự
phát triển của trẻ nhưng nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội.
Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả năng phát triển của não bộ
tiến triển trong ba năm đầu của trẻ, có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào mà không
phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của cha mẹ và TK cũng được xếp vào nhóm
các loại tàn tật của trẻ em. (Theo tuyên ngôn trong hội nghị về sức khoẻ tại Alma Ata
1978).
Trung bình cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp
3-4 lần bé gái. Theo ước tính hiện nay chỉ riêng tại Hoa Kỳ, cứ 54 bé trai sẽ có một bé
được chẩn đoán mắc TK. (Theo số liệu của Kaplan & Saddock - Concise Texbook of
Clinical Psychiatry, Lippincott Williams & Wilkins, USA 2004) [3], [9], [15].
Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính cứ 88 trẻ sẽ có một trẻ được chẩn đoán mắc TK
khiến trẻ em mắc TK cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và
AIDS cộng lại. Trong vòng 2 năm qua tỷ lệ này tăng 23%. Khơng có một lý giải chắc
chắn nào cho sự gia tăng này, mặc dù có thể cho là do phương pháp chẩn đoán được
cải thiện hơn hay là do ảnh hưởng của môi trường.
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc TK được chẩn đoán
tại đây là 1/150 và con số này ngày càng tăng.
Việc phát hiện sớm, đánh giá đúng và CT sớm tàn tật ở trẻ em ngày nay đang là
mục tiêu chung của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu sự tác động của
khiếm khuyết, tăng cường khả năng của trẻ tàn tật hội nhập xã hội và khắc phục hậu
quả của tàn tật ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng dân số và sự phát triển chung của xã
hội.


3
Tại cơ sở khoa tâm thần trẻ em, hiện tại số lượng trẻ TK nhập viện ngày càng
tăng. Điều đó đã thôi thúc các nhà khoa học – bác sĩ, NTL và chun viên tâm lý… có

những suy nghĩ tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nhanh chóng đưa các em hòa
nhập với cộng đồng.
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị và giáo dục trẻ TK,
như phương pháp Teacch, phương pháp Pecs, phương pháp DIR, phương pháp CT
hành vi của Katherine, phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)... Trong đó,
phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là phương pháp tương đối đơn giản,
hiệu quả và chi phí khơng cao có thể được áp dụng cho trẻ TK, giúp trẻ từng bước
vượt qua được những vấn đề nêu trên, trở về với cuộc sống bình thường.
Do đó tơi thực hiện đề tài: “Thực trạng sử dụng phƣơng pháp phân tích
hành vi ứng dụng (ABA) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành
phố à Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả phương pháp phân tích hành vi ứng dụng
(ABA) trong CT trẻ TK (03 tháng) tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của kết quả điều trị.
- Đề xuất các biện pháp mở rộng ứng dụng phương pháp ABA nhằm tác động
tích cực để giảm bớt những tác hại của TK và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ
TK.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải
thực hiện như sau:
3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài TK: nguyên nhân, triệu
chứng, mức độ biểu hiện, hậu quả và biện pháp điều trị.
Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến CT trẻ TK.
3.2. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp ABA: sự ra đời, mục
tiêu tác động, cấu trúc, mục đích, nội dung, hiệu quả và sự mở rộng phương pháp
trong thực tiễn.
3.3. Đánh giá thực trạng s dụng phương pháp.



4
3.4. Tìm hiểu sự chuyển biến theo hướng tích cực ở trẻ TK trước và sau khi s dụng
phương pháp ABA ở bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
4. ối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) với tư cách phải CT và chữa
trị cho trẻ TK.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình điều trị TK cho cho trẻ TK tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà
Nẵng.
4.3. Khách thể khảo sát
- 39 trẻ được chẩn đoán TK được khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần thành
phố Đà Nẵng và được CT bằng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) trong
thời gian ba tháng. (Nhóm can thiệp).
- 21 trẻ được chẩn đốn TK đến khám tại bệnh viện nhưng chỉ tham gia điều trị
bằng thuốc trong thời gian ba tháng. (Nhóm đối chứng).
- Các bác sĩ, chuyên viên tâm lý thực hành phương pháp phân tích hành vi ứng
dụng ABA tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng (10 bác sĩ, chuyên viên).
4.4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện tâm thần thành
phố Đà Nẵng.
- Thời gian: từ đầu tháng 1 năm 2013 đến đầu tháng 4 năm 2013.
5.

iả thuyết khoa học
Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là phương pháp điều trị hiệu

quả trong CT đối với trẻ TK tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
6.


iới hạn đề tài
TK là một phạm trù rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con người

và TK luôn len lỏi trong nhiều đối tượng: trẻ em, học sinh, bệnh nhân tâm thần...
Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cơ sở lý luận
và việc vận dụng phương pháp ABA trong CT từ đó tìm hiểu sự chuyển biến theo
hướng tích cực ở trẻ TK trước và sau khi s dụng phương pháp ABA trong CT nhằm


5
tác động tích cực để giảm bớt những tác hại của TK và nâng cao chất lượng cuộc sống
của trẻ TK ở bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đã nêu, đề tài được s dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp lý thuyết dùng phân tích các tư liệu thu thập được nhằm
hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trẻ nhằm tìm hiểu thêm những thơng tin về trẻ cũng như tiến triển về
TK. Đối với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số trẻ tại bệnh
viện được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về mức độ biểu hiện khi bị TK và
khả năng CT TK của phương pháp ABA hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ
thể, sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về những chuyển biến
tích cực khi s dụng phương pháp ABA trong CT cho trẻ TK.
7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát mức độ biểu hiện và phương pháp ABA
hướng dẫn các phương pháp để trẻ thoát khỏi tình trạng trì trệ khi thực hiện các hoạt
động và từ đó làm cho trẻ hoạt động tích cực hơn.

Bảng thang đánh giá mức độ TK (Child Hood Autism Rating Scale-Cars) chính
là cơng cụ nghiên cứu của đề tài.
7.2.3. Phƣơng pháp điều tra hồ sơ trẻ
- Mục đích: điều tra hồ sơ trẻ nhằm tìm hiểu về đặc điểm và những tiến bộ của
trẻ. Từ đó, xác minh những thông tin thu được sau khi phỏng vấn sâu các bác sĩ,
CVTL.
- Nội dung: điều tra kế hoạch tiến trình thực hiện phương pháp ABA; sổ theo
dõi sự tiến bộ hàng tháng của trẻ.
7.2.4. Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia


6
Xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mở rộng phương pháp ABA.
7.3. Phƣơng pháp thống kê tốn học
Phân tích, tổng hợp số liệu, các kết quả điều tra về định lượng dùng để x lý số
liệu nghiên cứu của đề tài. S dụng toán thống kê để x lý các số liệu thu thập được,
tất cả các số thống kê được x lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính excel.
Dùng phần mềm máy tính SPSS13 để so sánh mức độ tương quan, độ lệch
chuẩn, giá trị P để đánh giá kết quả.
Phương pháp được s dụng chủ yếu trong việc thống kê x lý số liệu để đánh
giá trẻ TK và mức độ hiệu quả của phương pháp ABA qua q trình điều trị.
8. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3
chương nội dung chính.
Chương 1. Cơ sở lý luận về phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)
trong can thiệp điều trị tự kỷ.
Chương 2. Thực trạng s dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)
trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Các biện pháp mở rộng việc s dụng phương pháp phân tích hành vi

ứng dụng (ABA) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.


7

Phần 2. P ẦN NỘ DUN
Chƣơng . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ P ƢƠN
DỤN

(ABA) CAN T

P ÁP P ÂN TÍC

ỆP TRON

N

V ỨN

ỀU TRỊ TỰ KỶ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu phƣơng pháp ABA
ABA được gắn liền với tên tuổi của 2 tác giả là Ivar Lovass và Catherine
Maurice. Tuy nhiên, nguồn gốc của ABA là chủ thuyết hành vi (Behaviorisme). Ba tác
giả Ivan Pavlov, John B. WatSon và B.F. Skinner là những nhà tiên phong đã khám
phá, đề xuất, nghiên cứu và ứng dụng những nguyên lý của chủ thuyết tâm lý này.
ABA là một phương pháp hành vi để điều trị TK. Đây là một trong những
phương pháp tâm lý phân tích chức năng dựa trên mơ hình tâm lý về thay đổi hành vi
của Skinner. ABA như là một phương pháp điều trị TK để làm gia tăng các hoạt động
thích thú cho bệnh nhân bị TK.

Phương pháp ABA do tác giả Ivar Lovass và các bạn đồng nghiệp đã nghiên
cứu và phát triển, vào những năm 1990, nhằm áp dụng chủ thuyết hành vi của Skinner
và I.Pavlov vào lĩnh vực giáo dục và sư phạm.
ABA là phương pháp tiếp cận có tính chất hành vi dựa trên cơ sở lý thuyết cho
rằng tất cả các hành vi đều phải học và các hành vi này được điều khiển bởi các điều
kiện tiền đề và hậu quả của chúng. Nền tảng của thuyết này là tư tưởng cho rằng có thể
giảm việc học thành sự nhắc lại những câu trả lời trong các tình huống quen thuộc và
được hỗ trợ bằng các phần thưởng. Theo cách này, có thể phân tích một việc phải học
thành những bước nhỏ có thể s dụng như là một chương trình học cho trẻ. Mỗi bước
có thể định hình thơng qua sự củng cố hợp lý.
Vào những năm 60 của thế kỉ 20, Charles Ferster, Ivan Lovass, Montrose Wolf
và Todd Risley đã bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tiếp cận phân tích hành vi. Tuy
nhiên, chỉ đến những năm 1980, ABA mới được coi là một phương pháp CT cho TK.
Tiến sĩ Ivan Lovass, một nhà TLH, đã lần đầu tiếp áp dụng tiếp cận ABA cho
người mắc chứng TK, tại khoa TLH, trường đại học California - Los Angeles vào năm
1987.


8
Ý tưởng của Lovass là thông qua phương pháp ABA, các kỹ năng xã hội và
hành vi có thể được dạy dỗ, luyện tập, thậm chí đối với những trẻ mắc chứng TK nặng.
Thực tế cho thấy đến thời điểm hiện nay, đây là phương pháp CT hiệu quả nhất
đối với trẻ TK.
ABA là danh hiệu do 3 chữ hoa đầu tiên của 3 từ ngữ được ghép lại với nhau:
Applied Behavior Analalysis.
Từ thứ nhất là Analysis: có nghĩa là phân tích, khảo sát, đo lường, quan sát và
xác định điều nào cần làm, cần nói và cần dạy, để thành quả có thể đạt mức độ mong
muốn tối đa.
Từ thứ hai là Behavior: có nghĩa là hành vi cụ thể và khách quan bên ngồi. Nói
khác đi, hành vi là tất cả những gì chúng ta có thể (đếm, đo, cân, lường), nghĩa là quan

sát, ghi nhận một cách khoa học và khách quan từ bên ngoài.
Từ thứ ba là Applied: có nghĩa là được áp dụng, ứng dụng và s dụng. Nhất c
nhất động, mỗi một lời nói, liếc nhìn, việc làm… đều phải được nghiên cứu, khảo sát
và chuẩn bị một cách kỹ càng. NCT khi tiếp xúc và trao đổi với trẻ em, không thể tùy
tiện, hay là tùy cơ ứng biến. Mỗi sự việc, hiện tượng (đến trước - Antecedent) hay là
(đến sau - Consequence), đối với một hành vi của trẻ em (Behavior), đều phải được s
dụng và biến thành những kích thích có hiệu năng đặc biệt (Discriminative Stimulus)
hay là những yếu tố củng cố và tăng cường (Reinforcer), đối với việc học tập và tiến
bộ của trẻ em.
Phương pháp ABA đã nổi lên như là một CT hiệu quả cho chứng rối loạn TK.
Gần đây, Johnny Matson và các đồng nghiệp của mình đã cơng bố gần 550 các
cơng trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học để chứng minh hiệu quả của phương
pháp này khi áp dụng CT cho những người mắc chứng TK.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nó có hiệu quả như gói điều trị đầy đủ
nhận thức hành vi (CBT).
Phương pháp ABA gồm các buổi CT ít hơn, đơn giản hơn, chi phí thấp hơn và
có hiệu quả cao hơn gói CBT mà các chuyên gia đã thực hiện.
1.2. Các vấn đề lý thuyết về tự kỷ
1.2.1. Khái niệm tự kỷ


9
Thuật ngữ HCTK (Autism) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Autos - có nghĩa là tự
bản thân, khi chuyển ngữ sang tiếng Việt được dịch theo ba cụm từ khác nhau: TK, tự
tỏa, tự bế. Tuy nhiên về cơ bản chỉ là cách dịch (cách gọi) khác nhau của bệnh Autism.
Nghiên cứu này sẽ s dụng duy nhất một cụm từ được s dụng rộng rãi nhất hiện nay
là TK thơng suốt đề tài thay vì các cụm từ tự tỏa hay tự bế.
Tác giả Leo Kanner (1943) là người đầu tiên mơ tả HCTK ở một nhóm trẻ: TK
ở trẻ em được xác định bởi sự xuất hiện những rối loạn phát triển từ rất sớm trong quá
trình xã hội hóa, giao tiếp và hoạt động tưởng tượng. Khái niệm HCTK được đề cập đầu

tiên vào năm 1943 bởi bác sĩ tâm thần người Mỹ gốc Áo Leo Kanner trong một bào báo với
tiêu đề “Autism Disturbance of Effective Contract”. Ở đó, Leo Kanner mơ tả một nhóm
người trong số những cá nhân mà rất cô lập và xa cách - đó là thuật ngữ tính TK. Tính TK cái tơi, và nhóm mà Kanner đã nghiên cứu (11 trẻ) có vẻ đóng kín trong một thế giới nội tại –
co cụm.
Khi đó HCTK được ơng mơ tả như một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em.
Các đặc điểm được Leo Kanner mô tả bao gồm:
- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.
- Thể hiện cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau về tính tỉ mỉ và kỳ dị.
- Khơng hề nói năng hoặc cách nói năng khác thường rõ rệt.
- Rất ham thích xoay vặn các đồ vật và thao tác khéo léo.
- Trí nhớ như con vẹt.
- Khó khăn trong học tập ở những lĩnh vực khác nhau.
- Thích độc thoại khác nhau trong thế giới TK.
- Vẻ bề ngoài những trẻ này xinh đẹp, có vẻ thơng minh, nhanh nhẹn [3, tr9].
TK là một rối loạn phát triển lan tỏa do bất thường của não bộ được xác định
bởi một sự phát triển khơng bình thường hay giảm sút xuất hiện ở trẻ trước 3 tuổi với
những biểu hiện đặc trưng ở các lĩnh vực: kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn
ngữ, giao tiếp và hành vi.
TK là hội chứng đa khiếm khuyết, biểu hiện sự rối loạn phát triển:
- Hành vi rập khn lặp đi lặp lại, kích động, tự tấn công.
- Chậm phát triển ngôn ngữ hoặc phát triển ngôn ngữ bất thường.


10
- Trẻ quá nhạy cảm hoặc thiếu nhạy cảm trong x lý cảm giác.
- Sở thích đơn điệu, nghèo nàn đối với sự vật, hiện tượng trên thế giới.
- Hạn chế các kỹ năng ứng x qua lại với mọi người.
- Khó khăn trong việc hiểu và biểu đạt thơng tin.
- Đa số TK chậm phát triển trí tuệ. Chứng TK thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn
trẻ gái từ 3 đến 4 lần [7, tr11].

Theo Michael Powers (1989), TK như một sự rối loạn thực thể của não gây ra một
rối loạn phát triển suốt đời, bao gồm các rối loạn thực thể, thần kinh và sinh hóa.
Thường được chẩn đoán trong khoảng từ 30 đến 36 tháng tuổi. Triệu chứng bao gồm
những vấn đề về tương tác xã hội, giao tiếp cũng như những ý nghĩ và hành vi lặp lại.
Quan điểm này ngồi những mơ tả các tiêu chuẩn cịn cho chúng ta biết tính
trầm trọng của bệnh khi nói đến một “rối loạn phát triển suốt đời”. Chữ suốt đời ở đây
là khó khăn để khỏi bệnh cũng như không thể khỏi bệnh. Tác giả khẳng định, nguyên
nhân của bệnh TK là do rối loạn thực thể não gây ra.
Theo cuốn “Để hiểu trẻ tự kỷ” của tiến sĩ Võ Nguyễn Tinh Vân (2002) thì:
“Chứng TK thường mang nét lạ lùng phát triển không đồng đều về hành vi và khả
năng, trẻ thường hết sức phát triển về một số lĩnh vực, cho thấy những khả năng ít thấy
ở trẻ khác đồng lứa, nhưng lại yếu kém ở một số khả năng căn bản thuộc về những
lĩnh vực khác, chẳng hạn trẻ có thể đọc sách thơng thạo nhưng tỏ ra khơng hiểu được
lời nói và lời yêu cầu đơn giản”. Quan niệm này không nhắc đến tiêu chuẩn chẩn đốn
mà tác giả nói đến sự khác thường về khả năng theo hai chiều hướng tích cực và tiêu
cực. Nghĩa là TK ngoài những khả năng hạn chế cịn có những khả năng vượt trội so
với trẻ bình thường cùng tuổi.
Theo Hiệp hội Tâm thần Quốc tế: chứng TK là một sự rối loạn phát triển ảnh
hưởng đến khả năng giao tiếp của con người, đến hình thức quan hệ với người khác và
đáp ứng phù hợp của con người tới môi trường. Chứng TK bắt đầu trong thời thơ ấu và
được cho là một rối loạn suốt đời. Một vài triệu chứng có liên hệ với TK có thể thay
đổi trong số những cá nhân, nhưng nói chung, những người TK có xu hướng suy giảm
quan hệ xã hội, giao tiếp, vận động và cảm giác mà ảnh hưởng đến hành vi của họ.


11
Những người với những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có chỉ số IQ ở dưới trung
bình, hầu như thiếu những kỹ năng ngơn ngữ, hay có những sự trì hỗn ngơn ngữ.
Một số cá nhân bị TK có vẻ dường như khép kín với bên ngồi và khơng nhiệt
tình, những người khác có vẻ bị bó lại trong những hành vi lặp đi lặp lại và những kiểu

mẫu suy nghĩ cứng nhắc. Người TK có thể biểu lộ những chuyển động thân thể lặp lại
như vỗ, gõ nhẹ ngón tay, đu đưa hay lắc lư. Những cá nhân bị TK cũng có thể cho thấy
một loạt những hành vi ứng x bao gồm hiếu động thái quá, thiếu chú ý, bốc đồng, sự
hung tính, và tự gây thương tích.
Theo Prachi E Shah, Richard Dalton và Neil W. Boris thì TK là một rối loạn
phát triển thần kinh và chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng có một nền tảng di
truyền học chắc chắn. TK phát triển và có chẩn đốn rõ ràng trước 36 tháng tuổi. Nó
đặc trưng bởi một kiểu loại hành vi bao gồm sự suy giảm về chất trong những lĩnh
vực phát triển ngôn ngữ, kỹ năng truyền đạt, tác động quan hệ xã hội qua lại, tưởng
tượng và vui chơi. Ba tác giả đều đồng ý nguyên nhân của bệnh TK chưa xác định rõ
ràng, nhưng đồng thời lại khẳng định mạnh mẽ tính sinh học trong phát triển thần kinh
của nó.
Như vậy, TK là một dạng rối loạn phát triển thần kinh nhưng chưa biết rõ
nguyên nhân. Mức độ nặng nhẹ của bệnh TK có thể dao động ở nhiều mức độ khác
nhau từ người có khả năng trí tuệ bình thường đến CPTTT.
Trẻ TK biểu hiện sự thiếu quan tâm đến tình cảm của người khác và có rất ít
hoặc khơng có quan hệ giao tiếp qua lại với mọi người. Trẻ TK thường được mơ tả
như “thế giới đóng kín” và né tránh tình cảm, tình yêu. Nhiều trẻ TK khơng nói, thích
chơi một mình và tự kích động. TK bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, các triệu
chứng này hợp thành những biểu hiện khác nhau ở trẻ TK.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về TK và các định nghĩa được
đánh giá cao và s dụng rộng rãi là: “TK
CPTTT. K
dụ



nhà chuyên môn [1].

ẻ TK


ù

ượ CT ằ



â

CT ủ


12
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng:
- Tỷ lệ mắc bệnh TK: 0,2 - 0,5 % dân số.
- Giới tính: Nam gặp nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam/ nữ = 3-4/1 (Theo số liệu của
Kaplan & Saddock - Concise Texbook of Clinical Psychiatry, Lippincott Williams &
Wilkins, USA 2004).
1.2.2. Triệu chứng tự kỷ
1.2.2.1. Triệu chứng tự kỷ thông thƣờng
- Mất hoặc chậm phát triển ngôn ngữ, hoặc phát triển ngơn ngữ bất thường:
giọng nói đều đều, khơng biểu cảm. Hay lặp đi lặp lại một từ hay một cụm từ… một
cách vơ thức.
- Khơng hoặc rất ít phản ứng với âm thanh, những c chỉ bình thường. Trẻ hành
động như thể bị điếc mặc dù trẻ vẫn nghe được bình thường.
- Khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu, thường s dụng những biểu hiện và c
chỉ thay vì lời nói.
- Thích duy trì tình trạng khơng thay đổi, khơng muốn hoặc chống cự khi thay
đổi tình trạng cũ.
- Thích được chơi một mình, có cách x sự tách biệt, kỳ lạ. Có thể bị cuốn hút

đặc biệt với một số đồ vật hoặc hiện tượng nhất định nào đó.
- Khó khăn trong việc hịa đồng với những đứa trẻ khác.
- Cách chơi khơng bình thường.
- Có những hành vi định hình, lặp đi lặp lại một số động tác kỳ dị, thích xoay
trịn cơ thể hoặc các vật dụng trên tay.
- Cười hoặc khóc mà khơng có một lý do cụ thể, phù hợp.
- Dễ cáu giận.
- Không muốn ơm ấp hay được cưng chiều.
- Có rất ít hoặc hầu như khơng có tiếp xúc mắt.
- Khơng có cảm giác sợ hãi trước sự nguy hiểm, sự đe dọa.
- Khơng có các kỹ năng vận động đồng đều, chính xác.
- Khơng đáp ứng với phương pháp giảng dạy thông thường.


13
- Có thể có khả năng cao về khơng gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn
trong học tập các lĩnh vực khác.
- Bề ngồi có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương.
- Những biểu hiện như trên có thể nhận biết từ khi trẻ 12-30 tháng tuổi.
- Nếu như cha mẹ chú ý sẽ phát hiện được bệnh khi trẻ mới ở tháng đầu tiên sau
khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe tiếng và ng i được
mùi của mẹ, khi được mẹ ơm vào lịng trẻ sẽ có biểu hiện khoan khối dễ chịu nhưng
trẻ TK thì khơng hoặc ít có cảm nhận bằng các giác quan.
1.2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn TK DSM- V ( ội Tâm thần Mỹ)
A. Có ít nhất 6 tiêu chuẩn từ (1) (2) (3) với ít nhất 2 tiêu chuẩn từ (1) và 1 tiêu
chuẩn từ (2) và (3):
(1) Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội, biểu hiện ít nhất bằng 2 trong
số biểu hiện sau:
- Khiếm khuyết rõ rệt về s dụng các hành vi khơng lời như mắt nhìn mắt, thể
hiện bằng nét mặt, tư thế cơ thể và các c chỉ nhằm điều hành quan hệ xã hội.

- Kém phát triển mối quan hệ bạn bè tương ứng với mức phát triển.
- Thiếu tìm kiếm sự chia sẻ niềm vui, các mối quan tâm, các thành tích với
những người khác (không biết khoe, mang cho người khác xem những thứ mình
thích).
- Thiếu sự quan hệ xã hội hoặc tình cảm.
(2) Khiếm khuyết về chất lượng giao tiếp và có ít nhất 1 trong các biểu hiện
sau:
- Chậm hoặc hoàn toàn khơng phát triển kỹ năng nói (khơng cố gắng thay thế
bằng các kiểu giao tiếp khác như điệu bộ, nét mặt).
- Những trẻ có thể nói được thì có khiếm khuyết rõ rệt về khả năng khởi xướng
và duy trì hội thoại với người khác.
- S dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc s dụng ngôn ngữ lập dị.
- Thiếu các trò chơi đa dạng hoặc giả vờ hoặc chơi bắt chước mang tính xã hội
phù hợp với mức phát triển.


14
(3) Những mẫu hành vi, mối quan tâm, hoạt động gị bó trùng lặp, định hình và
có ít nhất 1 trong các biểu hiện sau:
- Bận tâm bao trùm với 1 hoặc nhiều kiểu thích thú mang tính định hình bất
thường cả về cường độ và độ tập trung.
- Bị cuốn hút rõ rệt, không khoan nhượng với những hoạt động hoặc nghi thức
đặc biệt.
- Có những c chỉ, c động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khn hoặc xoắn
vặn tay hay những c động phức tạp của cơ thể.
- Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật.
B. Chậm phát triển hoặc tăng hoạt động chức năng bất thường ở ít nhất một
trong các lĩnh vực sau (trước 3 tuổi):
(1) Quan hệ xã hội.
(2) S dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

(3) Chơi tượng trưng hoặc tưởng tượng.
* Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ TK.
- Các triệu chứng không đặc hiệu (trước 12 tháng tuổi):
+ Tăng động: trẻ kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau
quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do.
Hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít địi hỏi cha mẹ chăm
sóc.
+ Khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc kém tập trung như các trẻ cùng
tuổi khác.
- Các triệu chứng đặc hiệu hơn (sau 12 tháng tuổi) có liên quan đến kỹ năng
giao tiếp và xã hội:
+ Mất đáp ứng với âm thanh (có thể giả điếc hoặc bị khiếm thính).
+ Ít hoặc khơng cười trong giao tiếp.
+ Khơng có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (không hoặc ít nói bập bẹ).
+ Khó tham gia vào các trị chơi.
+ Giảm các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động.


15
+ Hành vi quan sát bằng mắt đặc biệt (có thể quay đi, tránh khơng nhìn mắt,
ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc chán khơng nhìn).
+ Giọng nói với âm thanh lặp đi lặp lại nhiều lần, đơn điệu.
+ Bị cuốn hút mạnh mẽ với một vật nhất định.
+ Tham gia kém vào những hoạt động thơng thường mang tính xã hội.
* Các dấu hiệu cờ đỏ: Theo viện “Quốc gia về sức khoẻ trẻ em và phát triển con
người” của Mỹ có 5 dấu hiệu cờ đỏ của TK như sau:
- Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
- Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay) khi 12 tháng tuổi.
- Khơng nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
- Khơng tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (khơng tính việc trẻ lặp lại lời nói).

- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
1.2.3. Những đặc điểm đặc trƣng ở trẻ tự kỷ
Trẻ TK có bề ngồi như bình thường. Các chỉ số phát triển vận động như: lẫy,
ngồi, bị, trườn, đứng, đi, chạy... giống như trẻ bình thường cùng tuổi. Khác với một số
bệnh cơ thể và bệnh tinh thần khác, trẻ bị rối loạn TK có tuổi thọ trung bình như người
bình thường. Đồng thời, theo mơ tả của Kanner, dường như trẻ TK nói chung lại có bề
ngồi khơi ngơ tuấn tú. Nhưng hầu hết các mô tả về mặt chức năng tâm lý cho thấy có
vấn đề rõ rệt [11].
1.2.3.1. Tuổi khởi phát
Kanner nhấn mạnh triệu chứng TK có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời
hoặc trong khoảng 30 tháng đầu sau khi sinh. Những bất thường ở trẻ em trong giai
đoạn đầu đời từ 0-6 tháng tuổi cho phép phát hiện sớm như:
- Thiếu những c chỉ trao đổi vui mừng với mẹ.
- Khơng tỏ thái độ thích thú, quan tâm khi có người chăm sóc.
- Thái độ lạnh lùng, lãnh đạm, bình lặng đối với lời nói và khn mặt của người
mẹ hoặc người thân.
- Có dấu hiệu né tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi người khác ở tư thế đối diện
với bé.
- Lặng im cả ngày, ít c động, khi thì quá ngoan, khi thì quá phá phách.


16
- Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Thiếu phản xạ bú, mút.
- Không phát âm bi bơ.
- Khơng có nụ cười ở khoảng 4-6 tháng tuổi.
Ở vào khoảng 6 tháng tuổi đến một năm:
- Trẻ khơng có những c chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân ở
gần.

- Các c chỉ, điệu bộ khơng phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Thái độ lãnh đạm với âm thanh và hình ảnh hoặc những kích thích từ mơi
trường.
- Nhìn chằm chằm như bị hút vào những vật thể quay trịn, nhìn các ngón tay ve
vẩy.
- Khơng quan tâm đến đồ chơi nhưng lại chú tâm đặc biệt vào những vật thể lạ
như khe hở, hạt bụi, lỗ rách.
- Khơng có biểu hiện lo sợ, khóc khi đối diện với người lạ.
- Không phản ứng khi nghe gọi tên.
1.2.3.2. Suy giảm chất lƣợng trong tƣơng tác xã hội
Ở trẻ nhỏ phát triển bình thường, trẻ có hứng thú đặc biệt với mơi trường xã hội
và tương tác xã hội. Khuynh hướng này là nền tảng quan trọng cho sự phát triển các kỹ
năng khác.
Trẻ TK khó chơi và giao tiếp một cách hiệu quả với trẻ em khác. Trẻ không
tham gia các trị chơi bình thường của tuổi trẻ thơ, sự bắt chước khó khăn, thiếu các kỹ
thuật chơi thơng thường.
Số đơng phụ huynh cho rằng trong năm đầu tiên trẻ rất ngoan, n tĩnh, thích
chơi một mình, khơng thích giao tiếp mắt, khơng có dấu hiệu dang tay khi ai muốn bế
bồng, khơng biết chỉ ngón trỏ và nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không sợ
người lạ và cũng khơng thân thiện với người chăm sóc, khơng biết cười ở tháng thứ 3,
khơng biết khóc hay biểu hiện sợ hãi ở tháng thứ 8, không phản ứng khi được gọi tên,
tránh né giao tiếp bằng mắt nhưng lại có thể nhìn chăm chú vào một điểm bất thường,


17
khả năng gắn bó với người thân rất kém như khơng bám theo cha mẹ như trẻ bình
thường. Khi người lớn không hiểu vấn đề TK của trẻ, trẻ càng về lứa tuổi lớn hơn
người lớn có thể cho là trẻ hư hỏng, không vâng lời, lười biếng, trong khi thực ra trẻ
khơng hiểu tình huống, nhiệm vụ hoặc khơng đọc được ý định và cảm xúc của người
lớn một cách chính xác.

Đây là một trong số rối loạn phổ biến nhất ở trẻ TK.
1.2.3.3. Suy giảm chất lƣợng trong giao tiếp và trò chơi
- Sự hạn chế trong việc hiểu lời nói:
Một trong những lý do mà các phụ huynh có con bị TK đưa trẻ tới bệnh viện
khám bệnh là trẻ hầu như khơng có phản ứng khi được gọi tên, trẻ không quan tâm và
làm theo những hướng dẫn của người khác. Các phụ huynh cảm thấy rằng trẻ hồn
tồn khơng hiểu ngơn ngữ của họ cho dù trẻ vẫn có khả năng nghe bình thường. Ngồi
ra tư duy ngơn ngữ của trẻ cũng gặp khó khăn như trẻ chỉ hiểu ngôn ngữ trực diện, rõ
ràng, không hiểu được những từ trừu tượng, cách nói ẩn dụ, so sánh, ví von. Do đó mà
những trẻ TK khơng có khả năng nói dối và khơng phát hiện ra khi người khác nói dối
[7].
- Sự suy giảm trong giao tiếp khơng lời:
Hầu hết những trẻ TK đều có khó khăn trong ngôn ngữ biểu cảm, đa số trẻ
không hiểu và đồng thời cũng khơng biết thể hiện ra ngồi những hành vi phi ngôn
ngữ, điều này thể hiện khá rõ thông qua việc trẻ không muốn giao tiếp bằng mắt và
khơng biết s dụng ngón trỏ để chỉ các đồ vật. Cụ thể là khi muốn điều gì, trẻ khơng
nhìn vào mặt người khác và khơng s dụng các tín hiệu c chỉ để báo cho người khác
biết, mà thường đến kéo tay họ đến chỗ bé cần (đối với trẻ, bàn tay quan trọng hơn
khuôn mặt). Trong giao tiếp, nét mặt và tư thế của trẻ khơng bình thường, thiếu uyển
chuyển trong tư thế, nét mặt vô hồn (vô cảm) và đơn điệu [16, tr20 - 21].
- Sự yếu kém trong các trò chơi:
Trong hoạt động vui chơi, trẻ 18 tháng tuổi hiểu rất rõ ràng hành động tượng
trưng. Trẻ tưởng tượng, hát, nói chuyện bằng điện thoại đồ chơi. Những cái trẻ tạo ra
khi đó là một thế giới hoàn toàn khác, thế giới tưởng tượng, cái luôn tồn tại song song
với thế giới thực. Trong thế giới tưởng tượng đó trẻ là diễn viên. Khi trẻ được 24 tháng


18
tuổi, trị chơi phát triển cao hơn và thốt ly thực tế hơn: con búp bê trở thành vật sống,
trẻ tưởng tượng con búp bê biết hát.

Ví dụ: Jon băn khoăn về sự tồn tại của trò chơi siêu thực, nhưng anh ta khơng
biết đó là hiện thực biểu trưng (tưởng tượng), không phải hiện thực khách quan [5].
Người TK khơng đạt được mức độ phát triển mà ở đó trị chơi tưởng tượng xuất
hiện, nếu có thì cũng rất khó khăn. Họ ln là người q thực tế. Từ 18-24 tháng, về
mặt tư duy, trẻ TK khám phá hiện thực khách quan ở mức độ thấp. Chúng thường tìm
cảm giác thị giác và thính giác bằng cách gõ liên tục vào trống hoặc mắt kính hoặc lăn
bánh xe trên đồ chơi. Trẻ bình thường cũng làm như vậy nhưng ở độ tuổi nhỏ hơn
nhiều [5].
- Ngôn ngữ tiếng vọng và chậm phát triển ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một quá trình trừu tượng và phức tạp. Phân n a trẻ TK có thể nói
được nhưng chúng s dụng chức năng của não phải trong việc thu thập thơng tin thính
giác. Ngôn ngữ tiếng vọng là ngôn ngữ được điều khiển bởi bán cầu não phải, nó thực
sự khơng được phân tích từ góc độ ý nghĩa, nó được lưu giữ trong não và là kết quả
của sự tái tạo.
Trẻ bình thường cũng máy móc nhắc lại từ hoặc câu nhằm gây cảm giác đang ở
bên cạnh người thân (bố mẹ và con). Đơi khi sự nhắc lại một câu nói giúp trẻ điều
khiển hành vi của mình. Từ giây phút trẻ bình thường hiểu được cách s dụng ngơn
ngữ thì trẻ s dụng một cách sáng tạo theo cách riêng của trẻ.
Ở trẻ TK ngôn ngữ riêng xuất hiện rất trễ so với trẻ bình thường. Trong thời
gian đó những đặc điểm cấu âm trong ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ tiếng vọng) và trí
nhớ máy móc từng chi tiết của trẻ vẫn tiếp tục phát triển. Sau một thời gian dài trẻ TK
có thể nói được câu dài và liên kết các câu hoàn chỉnh về mặt cấu âm (âm thanh) như
trẻ bình thường.
Tóm lại, trẻ TK phát âm máy móc các từ mà khơng chú ý đến nghĩa của từ.
Việc s dụng từ ngữ của trẻ TK vẫn nằm trong quy luật phát triển ngơn ngữ bình
thường, nhưng trẻ TK không vượt xa hơn mức độ ngôn ngữ tiếng vọng [5].
Trẻ có biểu hiện sự mất ngơn ngữ hay chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ là dấu
hiệu dễ nhận thấy nhất đối với các phụ huynh có con bị TK. Ngay cả khi trẻ có ngơn



19
ngữ thì ngơn ngữ đó cũng có dấu hiệu bất thường: giọng nói đều đều, khơng biết biểu
cảm qua giọng nói, khó khăn trong việc dùng đại từ nhân xưng.
Ngơn ngữ thường lặp lại, bắt chước và khơng có ý nghĩa.
Ví dụ: Trẻ cứ lặp đi lặp lại các từ “i, i, i…”, “u, ê, u, ê…” hoặc lặp lại câu hỏi
của người khác.
Khả năng trừu tượng, tưởng tượng là rất kém ở trẻ TK (trẻ thường khơng hiểu
lời nói ví von, khơng biết chơi các trị chơi giả bộ như pha trà mời khách…).
Có một số ít trẻ TK có khả năng đặc biệt.
Ví dụ: Trẻ đọc khơng sót một chữ nào trong những cuốn truyện hoặc bộ sách
thiếu nhi, tính tốn hay nhớ những con số đặc biệt, có thể nhắc lại chính xác các ngày
sinh, biển số xe, số điện thoại trong một danh sách nào đó [1, tr21 - 22].
1.2.4. Nguyên nhân gây ra tự kỷ
Hiện tại trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến TK. Và các
nghiên cứu đã đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản sau:
1.2.4.1. Tổn thƣơng não thực thể
Tổn thương não thực thể có thể xảy ra trước khi sinh, do bà mẹ bị nhiễm siêu vi
trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Hoặc xảy
ra trong khi sinh như: Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh
như: Trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở ôxy... Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn.
Những biến chứng lúc sinh (biến chứng nhỏ không giống như những bất thường
bẩm sinh rõ rệt), nhiễm Rubella bẩm sinh, có những nghiên cứu gợi ý rằng nhiễm
Rubella ở mẹ mang thai làm gia tăng tỷ lệ trẻ TK ở trẻ, tuy nhiên những nghiên cứu xa
hơn lại cho thấy rằng mô tả về lâm sàng và quá trình xáo trộn của trẻ lại khơng điển
hình.
Ví dụ: Trẻ có một số triệu chứng và có khuynh hướng thốt ra khỏi.
Những vaccine phối hợp quai bị, sởi, rubella (MMR) cũng được cho là thủ
phạm, điều này làm cho cha mẹ ngại không dám s dụng những thuốc này cho con
mình và làm giảm khả năng bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh trên, tuy nhiên những
nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau qua nhiều thời điểm khác nhau

về sự liên quan giữa vaccine và TK cho thấy khơng có bằng chứng rõ ràng (Fombone


20
& Chakrabarti, 2001), nhưng vẫn còn khả năng vaccine làm khởi phát rối loạn TK ở
trẻ có yếu tố di truyền nhạy cảm với rối loạn này (Wing &Potter, 2002).
Các nghiên cứu hiện nay đang xem xét vai trò của nội tiết tố, nhiễm trùng, đáp
ứng tự miễn dịch, tiếp xúc với các độc tố và các ảnh hưởng khác từ mơi trường có thể
làm thay đổi sự phát triển của não trước hoặc sau khi sinh một mình hoặc đi kèm thêm
thay đổi cả các hoạt động của gene.
1.2.4.2. Nguyên nhân di truyền
Nếu cha mẹ có 1 trẻ TK thì nguy cơ có trẻ thứ hai bị TK cao gấp 15-30 lần cha
mẹ có trẻ phát triển bình thường. Nếu một trẻ sinh đơi cùng trứng bị TK thì anh chị em
sinh đơi sẽ có khả năng bị TK cao khoảng 36-91%, nếu sinh đơi khác trứng thì tỷ lệ
này khoảng 0-5%. Khơng có bằng chứng là TK được gây ra bởi bất thường của một
gene đơn mà có lẽ do bất thường của nhiều gene khác nhau.
Các thành viên trong gia đình của trẻ TK cũng có biểu hiện các suy kém về
ngôn ngữ và xã hội với tỷ lệ cao hơn so với gia đình có trẻ bình thường (Lainhart và
cộng sự, 2002; Lotspeich, Dimiceli, Meyer & Risch, 2002).
Nếu rối loạn này chỉ do di truyền mà thơi thì tất cả các trường hợp sinh đơi
cùng trứng đều bị ảnh hưởng, tuy nhiên thực tế người ta không thấy như vậy.
Di truyền học phân t : Nghiên cứu mới về di truyền học phân t cho thấy một
số vùng đặc biệt trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau, đặc biệt là các nhiễm sắc thể số
2, 7, 13 và 15 có thể là vị trí của những gene nhạy cảm với TK (Barnby & Manaco,
2003; Yonan và cộng sự 2003), tuy nhiên tên của các gene nhạy cảm này vẫn chưa
được xác định.
Tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng nghiên cứu qua các bệnh nhân đã
điều trị thì thấy rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của hội
chứng TK, hoặc có gia đình thì bà ngồi, dì ruột đều tự t , cháu bị TK. Có gia đình thì
6 người đàn ơng trong nhà khơng nói chuyện với nhau, lầm lũi như những cái bóng và

có một đứa cháu bị TK [15].
1.2.4.3. Tự kỷ do yếu tố môi trƣờng
Môi trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến TK. Môi trường trẻ
tiếp xúc hàng ngày ở đây là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.


21
- Về mơi trường tự nhiện có thể do ơ nhiễm mơi trường như hố chất, bụi khói
cơng nghiệp độc hại qua nhiều đường tiếp nhận hô hấp, ăn uống…
- Về môi trường xã hội chủ yếu là không gian giao tiếp của trẻ bị thu hẹp: một
số gia đình có lối sống quá hiện đại cha mẹ thiếu quan tâm tới con cái, trẻ phải ở với
người giúp việc hay ông bà đã già đa số thời gian trong ngày. Từ đó dẫn tới tình trạng
trẻ hạn chế trong chia sẽ cảm xúc, tình yêu thương với cha mẹ, trẻ bị cô lập trong nhà
không được giao tiếp ra bên ngoài. Thời gian của nhiều trẻ phần lớn chỉ ở nhà xem ti
vi... Đó là những biểu hiện “ơ nhiễm” về lối sống trong vịng xốy kinh tế thị trường
và TK đã nổi lên như là căn bệnh của thời đại.
1.2.5. Cách phân loại tự kỷ
1.2.5.1. Theo thời điểm mắc bệnh tự kỷ
- TK điển hình: đây là những trường hợp TK bẩm sinh, triệu chứng TK xuất
hiện dần dần trong ba năm đầu.
- TK khơng điển hình: hay cịn gọi TK mắc phải, trẻ phát triển về ngơn ngữ và
giao tiếp bình thường trong ba năm đầu, sau đó TK xuất hiện dần dần và có sự thối
triển về ngôn ngữ giao tiếp và quan hệ xã hội.
1.2.5.2. Phân lọai theo chỉ số thơng minh
- TK có chỉ số thơng minh cao và nói được:
+ Những trẻ này khơng có những hành vi tiêu cực song rất thụ động, có hành vi
bất thường trong bối cảnh xã hội.
+ Có thể biết đọc sớm (2-3 tuổi).
+ Kỹ năng nhìn tốt.
+ Có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.

- Trẻ TK có IQ cao và khơng nói được:
+ Trẻ có sự khác biệt giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động, c động, thực
hiện.
+ Trẻ có thể quá nhạy cảm khi kích thích thính giác.
+ Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ.
+ Kỹ năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú).
+ Có thể giữ im lặng hoặc tự cô lập một cách dễ dàng, có thể bướng bỉnh.


22
+ Là những trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
- Trẻ TK có IQ thấp và nói được:
+ Trẻ có hành vi kém nhất trong các dạng TK (thường xuyên la hét to, có thể
trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn). Có hành vi tự kích thích.
+ Trí nhớ kém.
+ Nói lặp lại từ (lời nói khơng có nghĩa đầy đủ).
+ Khả năng tập trung kém.
- Trẻ TK có IQ thấp và khơng nói được:
+ Trẻ thường xuyên im lặng.
+ Biết dùng một ít từ hoặc ít c chỉ.
+ Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc.
+ Nhạy cảm với các âm thanh và tiếng động.
+ Kỹ năng xã hội khơng thích hợp.
+ Khơng có mối quan hệ với người khác.
- Theo mức độ:
+ TK mức độ nhẹ - trung bình: theo 31-36 điểm Cars.
+ TK mức độ nặng: theo 37-60 điểm Cars.
1.2.6. Các phƣơng pháp TL giáo dục điều trị tự kỷ
Là cha mẹ, thông thường rất lo lắng và muốn làm một cái gì đó ngay lập tức
cho con mình. Tuy nhiên, không nên quá vội vã với những mong muốn thay đổi. Trẻ

có thể đã quen với mơi trường sống nên việc thay đổi nhanh chóng có thể dẫn đến tình
trạng căng thẳng cho trẻ. Phụ huynh nên thu thập những thông tin cần thiết trong việc
áp dụng các phương pháp điều trị mới trước khi tiến hành điều trị cho trẻ.
* Nguyên tắc điều trị:
- CT và điều trị sớm TK ngay sau khi phát hiện.
- Nhóm CT sớm: bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa, nhà TLH, chuyên gia ngôn
ngữ, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và đặc biệt là cha mẹ và người thân của trẻ.
- Chương trình CT được thiết lập tùy theo mức độ TK và sự phát triển của trẻ.
- Chương trình CT phải kiên trì và đều đặn tại các cơ sở y tế và phối hợp với
chương trình huấn luyện tại nhà.


23
Các kỹ thuật CT:
- Huấn luyện kỹ năng giao tiếp và ngơn ngữ trị liệu.
- CT hành vi.
- Điều hịa cảm giác.
- Huấn luyện hịa nhập.
- Huấn luyện về nhìn.
- Hướng dẫn vui chơi.
- Giáo dục cá nhân.
1.2.6.1. Phƣơng pháp phân tich hành vi ứng dụng (ABA)
Phân tích hành vi ứng dụng: là phương pháp phân tích các hành vi khơng thích
hợp, bất thường bằng cách tìm ngun nhân xảy ra hành vi, tần suất, hậu quả của hành
vi, để loại bỏ hành vi nếu có thể và thay thế bằng một hành vi mới thích hợp hơn, giảm
sự tác động của nguyên nhân dựa trên nguyên tắc: hành vi được củng cố sẽ được lập
lại nhiều lần hơn hành vi không được quan tâm. Đào tạo các kỹ năng riêng biệt cho trẻ
bằng cách các nhiệm vụ được chia thành từng phần ngắn và đơn giản.
ABA được gắn liền với tên tuổi của 2 tác giả là Ivar Lovass và Catherine
Maurice. Tuy nhiên, nguồn gốc của ABA là chủ thuyết hành vi (Behaviorisme). Ba tác

giả Ivan Pavlov, John B. WatSon và B.F. Skinner là những nhà tiên phong đã khám
phá, đề xuất, nghiên cứu và ứng dụng những nguyên lý của chủ thuyết tâm lý này.
ABA là một phương pháp hành vi để điều trị TK. Đây là một trong những
phương pháp tâm lý phân tích chức năng dựa trên mơ hình tâm lý về thay đổi hành vi
của Skinner. ABA như là một phương pháp điều trị TK để làm gia tăng các hoạt động
thích thú cho bệnh nhân TK.
ABA là phương pháp tiếp cận có tính chất hành vi dựa trên cơ sở lý thuyết cho
rằng tất cả các hành vi đều phải học và các hành vi này được điều khiển bởi các điều
kiện tiền đề và hậu quả của chúng. Nền tảng của thuyết này là tư tưởng cho rằng có thể
giảm việc học thành sự nhắc lại những câu trả lời trong các tình huống quen thuộc và
được hỗ trợ bằng các phần thưởng. Theo cách này, có thể phân tích một việc phải học
thành những bước nhỏ có thể s dụng như là một chương trình học cho trẻ. Mỗi bước
có thể định hình thơng qua sự củng cố hợp lý.


24
ABA là danh hiệu do 3 chữ hoa đầu tiên của 3 từ ngữ được ghép lại với nhau:
Applied Behavior Analalysis.
Từ thứ nhất là Analysis: có nghĩa là phân tích, khảo sát, đo lường, quan sát và
xác định điều nào cần làm, cần nói và cần dạy, để thành quả có thể đạt mức độ mong
muốn tối đa.
Từ thứ hai là Behavior: có nghĩa là hành vi cụ thể và khách quan bên ngồi. Nói
khác đi, hành vi là tất cả những gì chúng ta có thể (đếm, đo, cân, lường), nghĩa là quan
sát, ghi nhận một cách khoa học và khách quan từ bên ngoài.
Từ thứ ba là Applied: có nghĩa là được áp dụng, ứng dụng và s dụng. Nhất c
nhất động, mỗi một lời nói, liếc nhìn, việc làm đều phải được nghiên cứu, khảo sát và
chuẩn bị một cách kỹ càng. Người giáo viên, khi tiếp xúc và trao đổi với trẻ em, không
thể tùy tiện, hay là tùy cơ ứng biến. Mỗi sự việc, hiện tượng (đến trước - Antecedent)
hay là (đến sau - Consequence), đối với một hành vi của trẻ (Behavior), đều phải được
s


dụng và biến thành những kích thích có hiệu năng đặc biệt (Discriminative

Stimulus) hay là những yếu tố củng cố và tăng cường (Reinforcer), đối với việc học
tập và tiến bộ của trẻ.
Phương pháp ABA gồm các buổi CT ít hơn, đơn giản hơn, chi phí thấp hơn và
có hiệu quả cao hơn gói CBT mà các chuyên gia đã thực hiện.
Ƣu điểm:
- ABA rất hiệu quả để dạy trẻ TK rất nhiều các kỹ năng, có thể áp dụng ở mọi
tình huống, mọi nơi: ở nhà, ở trường học, ở chợ, ở c a hàng, trên xe, vào giờ ăn cơm,
giờ giải trí, giải lao, giờ chơi...
- Và phương pháp này có kết quả nhất quán khi dạy những kỹ năng và những
hành vi mới cho trẻ TK, cách dạy rõ ràng, chia các nhiệm vụ ra từng bước nhỏ.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ABA sẽ hiệu quả hơn nếu như bệnh TK được
phát hiện và CT sớm.
1.2.6.2. Phƣơng pháp Teacch
Là một chương trình điều trị bao gồm: đánh giá, kế hoạch giáo dục cá nhân, đào
tạo kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp. Chương trình này dự theo tiêu chí: mơi
trường nên thích ứng với trẻ TK, chứ khơng phải trẻ TK thích ứng với môi trường.


25
Ưu điểm của chương trình là đáp ứng được các nhu cầu của trẻ, tập trung vào
các kỹ năng của trẻ chứ khơng chỉ nhìn vào các khiếm khuyết của trẻ. Nhưng nhược
điểm của chương trình là rất gị bó, tập trung và đầu tư nhiều về công cụ và đồ dùng tổ
chức. Bên cạnh đó phải cần rất nhiều nhân lực để thực hiện.
1.2.6.3. Phƣơng pháp Pecs
Hệ thống giao tiếp trao đổi hình: S dụng tranh ảnh hướng dẫn trẻ thực hiện
yêu cầu của NTL và nêu lên yêu cầu của trẻ qua các bức tranh phù hợp.
Ưu điểm của phương pháp này là cụ thể rõ ràng, tạo điều kiện cho trẻ cố ý chủ

động, phát triển giao tiếp chức năng nhanh.
Nhược điểm là phải cần rất nhiều thời gian và đầu tư để chuẩn bị tài liệu và
hình ảnh, chỉ tập trung vào giao tiếp, khơng phải là chương trình bao gồm các lĩnh vực
khác như xã hội, vận động.
1.3. Phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) trong điều trị tự kỷ
ABA là một phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của một chủ
thể.
ABA được xem như là việc s dụng phương pháp phân tích hành vi và dựa trên
các kết quả nghiên cứu để thay đổi tích cực các hành vi quan trọng có ý nghĩa xã hội.
TK chỉ là một trong số nhiều địa hạt có thể ứng dụng thành cơng phân tích hành
vi. Ứng dụng (Applied) - các nguyên tắc được ứng dụng cho những hành vi quan trọng
mang tính xã hội.
Hành vi (Behavioral) - dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Phân tích
(Analysis) - sự tiến bộ được lượng hóa và từ đó có những thay đổi về CT.
1.3.1. Trẻ tự kỷ theo hƣớng nhìn của phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng
(ABA)
Chứng TK là một trạng thái đổ vỡ nghiêm trọng về tâm lý trong suốt quá trình
phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ. Đây là căn bệnh dẫn đến sự suy giảm về ngôn
ngữ, việc vui chơi, nhận thức, khả năng thích nghi và hịa nhập xã hội của trẻ và nó
làm cho đứa trẻ ngày càng bị tụt lại so với các bạn đồng trang lứa.
Trẻ mắc bệnh TK khơng có khả năng tiếp thu như những bạn bình thường khác,
các em dường như mất khả năng hiểu được ngơn ngữ giao tiếp cả bằng lời nói lẫn c


×