Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh một số trường THPT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.71 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN ĐỨC TỒN

Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn
nghị luận của học sinh một số trường
THPT Bắc Ninh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh một
số trường THPT Bắc Ninh
Danh mục các chữ viết tắt:
BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

SGK

Sách giáo khoa Ngữ văn

SGV

Sách giáo viên Ngữ văn

THPT


Trung học Phổ thông

NXB

Nhà xuất bản

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

CCGD

Cải cách giáo dục


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
ThS.Nguyễn Đăng Châu người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong cả
q trình làm khóa luận, trong một thời gian dài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng đã có
những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo ở một số trường THPT đã cung cấp ngữ
liệu và đã có những góp ý, đánh giá, nhận xét chân tình về những vấn đề của
khóa luận.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi.



A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Văn bản nghị luận chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình, sách giáo
khoa Ngữ văn trung học phổ thơng. Đây là loại văn bản trực tiếp nói lý lẽ, được
viết ra nhằm phát biểu một nhận định, quan điểm tư tưởng, thái độ trước một
vấn đề đặt ra từ cuộc sống; qua đó, xác lập cho người nghe, người đọc một chủ
kiến nào đó. Văn nghị luận là kết quả của tư duy lơgíc, vì thế học sinh muốn
đọc – hiểu, cảm nhận một văn bản nghị luận hay diễn đạt – viết tốt một bài văn
nghị luận thì cần phải có một tư duy lơgíc tốt.
Thế nhưng trong tiến trình dạy – học phân mơn Làm văn ở nhà trường trung
học phổ thông trong những năm qua ta dễ thấy một thực tế “nhiều học sinh học
hết trung học phổ thơng mà chưa nắm vững được quy trình làm một bài văn,
chưa làm chủ được các thao tác, các cơng việc cần thiết của tiến trình xây dựng
một văn bản nghị luận, dẫn đến chất lượng bài làm văn kém”. Để phản ánh rõ
thực trạng này và đề ra giải pháp nhằm nâng cao và rèn luyện thói quen sử dụng
các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông chúng
tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của
học sinh một số trường THPT Bắc Ninh”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong chương trình phân môn làm văn ở THPT học sinh chủ yếu được học
và rèn luyện kỹ năng về văn nghị luận. Làm văn là một phân mơn có lịch sử lâu
đời nhưng giáo trình dạy Làm văn và các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận
thì rất ít và cịn nhiều hạn chế. Việc khảo sát thực trạng sử dụng các thao tác kỹ
năng làm văn nghị luận của học sinh THPT thì lại càng hiếm hoi, chưa có một
chun luận, bài viết hay cơng trình cụ thể nào đi sâu đánh giá thực trạng sử


dụng các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh THPT mà chỉ dừng
lại ở việc nhận xét tình hình dạy - học làm văn ở THPT còn chủ yếu đi sâu vào

các vấn đề dạy – học làm văn nghị luận
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là quy trình các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận
của học sinh một số trường THPT Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong khoảng 500 bài (kiểm tra, bài thi) viết
văn nghị luận của học sinh một số trường THPT tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Cụ thể là 5 Trường THPT
1. Trường THPT Quế võ 1
2. Trường THPT Quế võ 2
3. Trường THPT Tiên Du 1
4. Trường THPT Lý Thường Kiệt
5. Trường THPT Thuận Thành 1
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống, phương pháp thực nghiệm khoa học, phương pháp
thống kê – phân loại, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, phương
pháp đối chiếu – so sánh...
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài giúp người đọc thấy được một phần thực trạng, năng lực của học sinh
THPT trong việc sử dụng các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận.
Bước đầu khái quát nguyên nhân thực trạng và hướng tới các giải pháp
nhằm rèn luyện các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận, nâng cao chất lượng
bài viết, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT.
6. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm có ba
chương
Chương Một: Lý thuyết kỹ năng làm văn nghị luận ở trung học phổ thông


Chương Hai: Khảo sát sử dụng các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận của học
sinh một số trường THPT Bắc Ninh

Chương Ba: Nguyên nhân và các giải pháp nâng cao, rèn luyện các thao tác kỹ
năng làm văn nghị luận của học sinh một số trường THPT Bắc Ninh

B. Phần nội dung
Chương Một: Lý thuyết kỹ năng làm văn nghị luận
ở trung học phổ thông
1.1 Văn nghị luận và vị trí văn nghị luận trong chương trình mơn Ngữ văn
Trung học phổ thông
1.1.1 Khái quát về văn bản nghị luận
Trước tiên ta cần hiểu nghị luận là gì:
- Nghị luận: là bàn bạc cho ra phải trái (Từ điển Tiếng Việt – Văn Tân )
- Nghị luận: là bàn và đánh giá cho thật rõ về một vấn đề nào đó (Từ điển
Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học Vietlex )
- Nghị luận: là bàn bạc (Từ điển Hán Việt – Phan Văn Các)
Vậy, nghị luận chính là bàn bạc cho ra phải trái, đánh giá cho thật rõ đúng sai
một vấn đề nào đó
Với văn nghị luận cũng vậy có nhiều cách phát biểu khác nhau về văn bản
nghị luận, ví như trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) – NXB Đại học Quốc gia, 4,
1999) thì: Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng
thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa…
Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức
thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích
của một tầng lớp, một giai cấp nhất định… Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận
là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận
trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…


Trong SGK Ngữ văn 7 tập 2(tr.9) và SGK Ngữ Văn 11 nâng cao tập
2(tr.110) cũng có nói: “Văn nghị luận là văn thuyết lý, trực tiếp trình bày các

luận điểm, thể hiện những tư tưởng về chính trị, triết học đạo đức, xã hội, văn
học nghệ thuật, ... Văn nghị luận thời trung đại thể hiện ở các bài cáo chiếu,
hịch, bình sử điều trần, luận,... Văn nghị luận hiện đại thể hiện các lời kêu gọi,
bài bình luận xã luận, tranh luận rất đa dạng
Các áng văn nghị luận đặc sắc thường nêu các vấn đề mới mẻ, độc đáo, thể
hiện những tư tưởng, lý lẽ của con người. Đó có thể là những tư tưởng chính
nghĩa, quan điểm nhân văn hay lập trường cách mạng,...
Các tư tưởng ấy có sự sâu sắc của lý trí, sự phóng khống của tâm hồn, sự
dũng cảm của ý chí, sự kiên định của niềm tin. Vì thế, đọc văn nghị luận cần
phải nắm bắt được các tư tưởng lớn và cách suy nghĩ của người viết. Văn nghị
luận giúp cho suy nghĩ con người được sáng sủa, sắc sảo và nhạy bén. Văn bản
nghị luận là kiểu văn bản được dùng để trực tiếp trình bày, phát biểu các tư
tưởng quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra nhằm xác lập
cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó, hoặc hướng tới
giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống”
Ở đây chúng tôi đi theo khái niệm về văn bản nghị luận có trong SGK ngữ
văn 7 và ngữ văn 11 của NXB giáo dục
1.1.2 Thao tác lập luận và kiểu bài nghị luận
Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Hiện nay trong các sách Làm văn ở trường
phổ thơng đang có những điểm khác nhau trong quan niệm. Ở đây chúng tôi
thống nhất đi theo quan điểm nghiên cứu của Gs. Nguyễn Đăng Mạnh
Theo Gs. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “muốn viết được bài văn hay” thì
đã là văn nghị luận, mục đích cuối cùng là dùng lý lẽ và chứng cứ để làm sáng
tỏ vấn đề được đưa ra bàn bạc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
Bằng cách nào để đạt được mục đích đó? Điểu này suy đến cùng tùy thuộc
người viết, vào nội dung và hồn cảnh phát ngơn, và đối tượng cần thuyết


phục… Hình như chúng ta chưa chú ý đúng mức quan hệ giữa người viết và
người nghe, người đọc. Cùng một nội dung nhưng chỉ hai người viết khác nhau

nhằm thuyết phục hai đối tượng khác nhau sẽ có cách viết khác nhau. Có nghĩa
là tùy trường hợp cụ thể phải rất linh hoạt trong cách viết. Tuy vậy, để xây
dựng một bài văn nghị luận, người viết nào cũng phải vận dụng một số thao tác
nhất định
Thao tác nghị luận là một tập hợp lý lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị
luận. Những lý lẽ này được hình thành bởi các thao tác tư duy. Như vậy thao tác
nghị luận có liên quan mật thiết với thao tác tư duy nhưng không đồng nhất với
các thao tác tư duy. Những thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, diễn dịch,
quy nạp, đối lập … là những thao tác đơn lập tức là loại thao tác được tiến hành
như một hành động đơn lẻ. Ví dụ như: thao tác phân tích là chia tách nhỏ đối
tượng thành nhiều yếu tố. còn tổng hợp lại khái quát các yếu tố nhỏ của đối
tượng lại. Cũng như thao tác diễn dịch là đi từ cái khái quát đến cái cụ thể.
Trong khi đó, thao tác nghị luận khơng phải là một thao tác đơn lập. Nó bao
hàm mơt chuỗi động tác tư duy khác nhau nhằm mục đính nghị luận. Ví dụ thao
tác nghị luận phân tích khơng chỉ là cách chia đối tượng ra làm nhiều yếu tố
(như thao tác tư duy phân tích) mà là sự tiến hành hàng loạt các động tác nữa
như liên hệ, đối chiếu, so sánh … Tất nhiên tất cả những động tác này cuối
cùng nhằm phân tích một đối tượng nào đó do đề bài yêu cầu. Cũng như vậy
thao tác nghị luận chứng minh đâu phải chỉ dùng đến thao tác tư duy chứng
minh mà thôi. Làm môt bài nghị luận chứng minh bao giờ cũng cần phải vận
dụng cả phân tích, giải thích, diễn dịch, quy nạp, so sánh v.v… nhưng mục đích
cuối cùng là để chứng minh một chân lý nào đó do đề bài nêu lên…
Như vậy thao tác tư duy có thể có nhiều, nhưng thao tác nghị luận chủ yếu
có 5 loại sau tương ứng với 5 kiểu bài nghị luận: chứng minh, phân tích, giải
thích, bình giảng , bình luận. Những thao tác nghị luận này có liên quan đến các


kiểu bài nghị luận. Trong chương trình làm văn ở phổ thông trung học, học sinh
đã học lý thuyết về các kiểu bài.
Kiểu bài nghị luận chứng minh, chủ yếu dùng thao tác nghị luận chứng minh

Kiểu bài nghị luận phân tích, chủ yếu dùng thao tác nghị luận phân tích
Kiểu bài nghị luận giải thích, bình giảng, bình luận chủ yếu dùng thao tác
nghị luận giải thích, bình giảng, bình luận
Thao tác nghị luận chính là sự tập hợp và tổ chức một số lý lẽ nào đó tạo ra
bởi một loạt các thao tác tư duy nhằm làm sáng tỏ vấn đề do đề bài yêu cầu (gọi
là luận đề)
Không thể biết được một thao tác nghị luận nào đó phải cần đến những lý lẽ
và những thao tác tư duy nào, chỉ biết, nghị luận phân tích thì cuối cùng phải
hướng mọi thao tác vào mục đích phân tích, cịn nghị luận, giải thích, bình
giảng, bình luận hay chứng minh thì phải hướng mọi thao tác vào mục đích giải
thích, bình giảng bình luận hay chứng minh
Và thật vậy khi đã nói một kiểu bài nghị luận nào đó chủ yếu dùng thao tác
nghị luận của kiểu bài đó thì có nghĩa là nó có thể sử dụng thao tác nghị luận
khác ở vị trí thứ yếu hay phụ thuộc
Ví dụ: Phân tích con đường bị tha hóa và đầy bi kịch của nhân vật Chí Phèo
trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam cao để thấy rõ giá trị tố cáo xã hội
của tác phẩm
Để giải quyết được đề bài trên, hay nói đúng hơn là để viết được một bài
nghị luận văn học hay với đề bài ấy, không thể chỉ dùng một thao tác phân tích
nhân vật. Dù đó là thao tác phân tích chính, và khi phân tích hình tượng nhân
vật Chí Phèo người viết phải đi sâu chia tách các phương diện khác nhau của
tính cách nhân vật này. Nhưng bên cạnh đố còn phải liên hệ đối chiếu, so sánh
với các nhân vật khác như Binh Chức, Năm Thọ vì Chí đang đi tiếp con đường
của hai nhân vật trên và như để đề bài được sáng tỏ, để bạn đọc được tin hơn,
người viết cần đưa ra những mảnh đời bị tha hóa như Chí Phèo để thấy được xã


hội thực dân phong kiến thối nát thời bấy giờ đã dồn đẩy những người nông dân
nhỏ bé đến bước đường cùng. Binh Chức, Năm Thọ và bây giờ là Chí Phèo. Và
rồi người viết sẽ đưa ra những dẫn chứng về sự tha hóa của Chí Phèo và những

sự kiện trong đời y: trước khi đi ở nhà bá kiến, sau khi đi ở nhà bà kiến, khi đi ở
tù, sau khi ở tù về, khi gặp Thị Nở và sau khi bị Thị Nở cự tuyệt… Như vậy
người viết đã chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể. Cuối cùng để người
đọc thấm thía hơn về giá trị tố cáo của tác phẩm người viết cần đưa ra những
đánh giá, nhận định của mình xuất phát từ một lập trường quan điểm nhất định.
Như vậy là người viết đã tiến hành thao tác bình luận rồi. và như ta đã thấy mọi
sự chứng minh hay bình luận… đều xoay quanh cái đích là làm rõ đề bài đã nêu
là phân tích con đường bị tha hóa và đầy bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong
tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam cao để thấy rõ giá trị tố cáo xã hội của tác
phẩm
Như vậy thao tác nghị luận có liên quan đến kiểu bài nghị luận và do đó liên
quan đến dạng đề nghị luận
Một đề nghị luận dù dưới dạng gì, cũng cho chúng ta biết hai thông báo sau:
- Một là: Thao tác nghị luận chính cần vận dụng
- Hai là: Phạm vi nội dung cần nghị luận
(Một thơng báo về hình thức, một thông báo về nội dung): Kết hợp cả hai thông
báo này chúng ta sẽ biết được cách giải quyết một đề bài cụ thể [11. tr 8]
1.1.3 Phân loại văn nghị luận – các nhóm đề nghị luận trong phân môn
Làm văn
1.1.3.1 Phân loại văn nghị luận
Theo nội dung và cách phân loại rộng, các nhà nghiên cứu chia văn bản nghị
luận ra thành hai nhóm
- Nghị luận xã hội: là các văn bản bàn về những vấn đề tư tưởng, chính trị xã
hội. Ví dụ như: Chiếu rời đơ, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn Độc lập,…


- Nghị luận văn học: là các văn bản bàn về những vấn đề văn học, một trào
lưu thơ văn, một tác gia văn học, một tác phẩm, một đoạn thơ, một nhân vật…
Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hồi Thanh, Hồi Chân, Ngữ văn 11); Nguyễn
Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng, Ngữ văn

12),
1.1.3.2 Phân loại đề nghị luận
Trong phân môn làm văn, nếu căn cứ vào nội dung vấn đề được đưa ra nghị
luận thì có thể chia ra ba nhóm đề lớn
- Nhóm đề nghị luận văn học
- Nhóm đề nghị luận xã hội
- Nhóm đề tổng hợp (Dạng đề này rất hiếm)
Ta có bảng tóm tắt các dạng đề nghị luận như sau [11. tr 28]
Hình thức,
Loại đề

Phạm vi nội dung nghị luận

thao tác

Hiểu và cảm tác phẩm văn học

Nghị luận văn học

nghị luận
- Bình giảng một bài thơ, một đoạn thơ, văn hay
- Phân tích bài thơ
- Phân tích một vấn đề nào đó của tác phẩm văn
xi
- Phân tích nhân vật
- Phân tích một hình tượng
- Phân tích một hình ảnh
- Phân tích một tâm trạng
- So sánh hai tác phẩm văn học


Phân tích
hoặc bình
giảng


Văn học sử

- Về một nền văn học

Phân tích,

- Về một giai đoạn văn học

giải thích,

- Về một khuynh hướng văn học
- Về một tác gia văn học

chứng mnh,
bình luận

- Về một tác phẩm văn học

Lý luận văn học

- Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của văn học
- Đặc trưng của văn học

Giải thích,


- Cấu trúc tác phẩm văn học

bình luận,

- Các giá trị văn học

phân tích,

- Thể loại văn học

chứng minh

- Nghệ sĩ vàn quá trình sáng tạo

Nghị luận xã hội

- Một vấn đề đạo đức nhân sinh
- Một vấn đề chính trị

Chứng

- Một vấn đề văn hóa tư tưởng

minh,

- Một vấn đề kinh tế

thích, bình

- Một vấn đề lịch sử


luận

giải

- Một vấn đề về địa lý môi trường

1.1.4 Vị trí văn nghị luận trong chương trình Làm văn ở trường phổ thơng
- Về vị trí
Là một bộ phận của Ngữ văn – một môn khoa học xã hội và nhân văn có tác
dụng giáo dục và rèn luyện nhiều mặt, phân mơn Làm văn có vị trí rất quan
trọng:
+ Thể hiện kết quả có tính tổng hợp của môn Ngữ văn về kiến thức và kỹ
năng của mỗi học sinh, cho thấy những biểu hiện cụ thể về trí tuệ, tâm hồn,
nhân cách người học, giúp mỗi học sinh tự đánh giá trình độ học vấn, năng lực
tư duy, vốn ngôn ngữ tiếng Việt …


+ Môn Làm văn là môn công cụ rèn luyện cho học sinh về nhận thức, tâm
hồn, tình cảm, tri thức và các kỹ năng để từng bước hoàn thiện nhân cách
- Về mục tiêu
Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn trong nhà trường nói chung lại nhằm vào
hai nhiệm vụ cụ thể sau:
- Một là trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu được, hiểu đúng các
vấn đề văn học (bao gồm tác phẩm, tác giả, các q trình văn học v.v...). Có
nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn
học trong việc tiếp nhận, cũng như năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn,
khoa học các hiện tượng văn học, đồng thời bước đầu nhận thức được quy luật
vận động của văn học trong lịch sử.
- Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học hình thành và phát triển

khả năng tạo lập văn bản (nói và viết).
Làm văn (Tập làm văn) là mơn học hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp
học sinh hình thành những kỹ năng cần thiết để làm được bài văn. Người học
sinh từ tiểu học đến trung học (kể cả vào đại học) đã được “làm văn” theo ba
dạng văn bản sau:
Dạng sáng tác văn học như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện và một vài thể
thơ quen thuộc…
Dạng bài nghị luận với hai nội dung cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận
văn học.
Dạng bài văn hành chính cơng vụ như: đơn từ, biên bản…
Đặc trưng cơ bản của nhóm bài thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong
phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Nhóm bài thứ hai nhằm hình
thành và phát triển tư duy luận lý với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức
thuyết phục.
Loại văn hành chính cơng vụ thì có đặc trưng là tính khuôn mẫu, công
thức


Hiện nay các trường THPT trên toàn quốc đã sử dụng bộ sách giáo khoa
mới. Từ năm học 2008- 2009 SGK CCGD hợp nhất năm 2000 đã kết thúc vai
trò của mình và khơng cịn được sử dụng nữa.
Chương trình làm văn THPT hiện nay chỉ tập trung vào văn nghị luận. Lớp
10 tập trung dạy văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội. Từ lớp 11 đến lớp
12 chủ yếu chỉ học nghị luận văn học, phân tích, bình giảng, bình luận một số
tác phẩm văn học trong chương trình văn học của lớp 11, 12.
“Trong chương trình văn nghị luận ở cấp 3, nghị luận văn học chiếm một vị
trí đặc biệt: ngồi một số tiết lí thuyết chung cho văn nghị luận, cịn lại tỉ lệ giờ
lí thuyết nghị luận xã hội so với nghị luận văn học quá thấp ( 4/21 tiết cho sách
của trường Đại học sư phạm Hà Nội I và 6/22 tiết cho sách của Hội nghiên cứu
và giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, dạy và học làm văn ở

cấp PTTH chủ yếu dạy và học làm văn nghị luận văn học” [11, tr.9]. Như vậy,
dạy và học làm văn ở cấp phổ thông trung học chủ yếu là dạy và học làm văn
nghị luận văn học. Ở loại bài nghị luận văn học khi học sinh tiến hành làm một
bài văn đồng thời cũng là việc kiểm tra, trau dồi kiến thức của các em về văn
(bao gồm kiến thức về văn học sử, lý luận văn học, tác phẩm văn học và những
kiến thức về ngơn ngữ trong việc trình bày bài văn).
Tóm lại, nhiệm vụ của Làm văn là giúp HS hình thành và phát triển khả
năng sản sinh (hay tạo lập) các loại văn bản (nói và viết). Trên cơ sở lí thuyết và
thực tiễn tạo lập văn bản, năng lực tiếp nhận văn bản ở HS cũng được nâng cao
hơn.
Như vậy, có thể nói vai trị và mục tiêu của Làm văn không chỉ hướng đến
mục tiêu cuối cùng của dạy học Ngữ văn mà còn làm cơ sở cho tất cả các mơn
học khác. Khơng có khả năng sử dụng ngơn ngữ trong một chỉnh thể thống nhất
và khơng có năng lực tư duy tốt HS sẽ gặp nhiều khó khăn trong tất cả các mơn
học, khơng phải riêng gì mơn Ngữ văn. Do đó theo chúng tơi những mục tiêu
này cần phải làm cho cả GV và HS thấy được thì việc dạy học làm văn mới có


thể phát huy được hết tác dụng và chức năng của nó thơng qua việc nghiêm túc
dạy và học.
Trên tinh thần tích hợp của phương pháp dạy học Ngữ văn, Làm văn là một
trong hai trục tích hợp. Nếu đọc văn chủ yếu cung cấp cho HS những kiến thức
văn học và khả năng cảm thụ văn học, những tri thức đọc – hiểu, thì làm văn
rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng những tri thức và năng lực cảm thụ ấy để
tạo ra sản phẩm của riêng mình, vận dụng những điều đã học để giải quyết
những vấn đề khác nhau, trong đó huy động tồn bộ năng lực ngôn ngữ, năng
lực tư duy, năng lực văn học, vốn văn hóa, vốn sống …Sản phẩm ấy trong nhà
trường cũng chính là cơ sở của việc kiểm tra, đánh giá năng lực văn học của
HS. HS có thể đọc – hiểu, cảm thụ văn học rất tốt nhưng nếu khơng có khả
năng diễn đạt và tạo lập văn bản thì khơng thể thể hiện năng lực văn học của

mình và vì vậy việc học văn sẽ bị hạn chế rất nhiều. Không những vậy việc học
những môn học khác cũng bị ảnh hưởng
Như vậy văn nghị luận có một vị trí vơ cùng quan trọng và khơng thể thiếu
trong chương trình mơn Ngữ văn Trung học phổ thơng
1.2 Lý thuyết về quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh PTTH
1.2.1 Tìm hiểu, phân tích đề
Làm văn giống như dựng một ngôi nhà, trước hết cần phải có đủ vật liệu cần
thiết. Chất liệu ấy là những luận điểm, luận cứ, các ý lớn, nhỏ, các dẫn chứng
thơ văn, các nhận định của các nhà phê bình nghiên cứu, phê bình văn học, của
sách giáo khoa v.v..
Cơng việc chuẩn bị chất liệu hiểu theo nghĩa như thế cũng thường được gọi
là sự huy động kiến thức cần cho bài văn. Nhưng huy động kiến thức cho mục
tiêu nào và trong giới hạn nào? Đó chính là q trình người viết văn phải nhận
thức đề cho đúng và cho trúng. Điều này tất nhiên phải căn cứ vào yêu cầu của
đề bài. Nên tiến hành hai bước:
Bước một: Đặt ra và giải đáp ba câu hỏi sau đây:


1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
2. Việc giải quyết vấn đề ấy phải dụng đến những vùng tư liệu, kiến thức nào
3. Đề yêu cầu kiểu bài gì?
Ví dụ: : “Nhân vật Mị trong truyện vợ chồng A Phủ là một thành cơng của
Tơ Hồi trong việc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định
ấy”
Trả lời ba câu hỏi nói trên:
1. Đề đặt ra vấn đề là phải chứng minh luận định “nhân vật Mị trong truyện vợ
chồng A Phủ là một thành cơng của Tơ Hồi trong việc xây dựng con người
thức tỉnh”
2. Vùng tư liệu, kiến thức cần phải dùng đến là : chính là tác phẩm “Vợ chồng
A Phủ của nhà văn Tơ Hồi” . Hiểu được kiểu nhân vật thức tỉnh trong văn học

văn học là gì và đi sâu phân tích q trình thức tỉnh của nhân vật Mị qua các sự
kiện trong cuộc đời của nhân vật này
3. Đề bài yêu cầu kiểu bài chứng minh
Bước hai: huy động kiến thức hay chuẩn bị chất liệu “những luận điểm, các
ý lớn, nhỏ và các dẫn chứng” (như ở đề văn trên là dẫn chứng về quá trình thức
tỉnh của Mị trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi để thấy được nhân vật
Mị là một thành cơng của Tơ Hồi trong việc xây dựng con người thức tỉnh)
Luận điểm lớn, nhỏ hay ý lớn, ý nhỏ ở đây phụ thuộc vào sự chứng minh,
phân tích các yêu cầu mà đề bài đã nêu ra. Đề bài yêu cầu chứng minh nhân vật
Mị là một thành cơng của Tơ Hồi trong việc xây dựng con người thức tỉnh
Vậy kiểu bài chứng minh nhưng trước hết lại cần đến thao tác phân tích. Ví
dụ : phân tích khái niệm con người thức tỉnh trong văn học là gì, phân tích q
trình thức tỉnh của Mị Trong truyện vợ chồng A Phủ song song với q trình
phân tích là đưa ra những dẫn chứng văn học trong tác phẩm để chứng minh
những luận điểm đã đưa ra.


Và để tăng thêm sức thuyết phục của các luận điểm trên, ta có thể dẫn dắt
những nhận định nào đó của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín.
Những nhận định này cũng là một loại chất liệu của bài văn.
Việc huy động kiến thức ở đây đặt ra hai yêu cầu:
Một là vận dụng trí nhớ, khi chuẩn bị và làm bài người viết cần chộp và
ghi lại những dẫn chứng có ích từ trí nhớ mang lại rồi xắp xếp lại cho đúng
Hai là dẫn chứng văn học ở đây là để chứng minh cho yêu cầu đề bài đã
đưa ra như trong đề bài văn trên là “Mị là một thành công của Tơ Hồi trong
việc xây dựng con người thức tỉnh” thì những dẫn chứng ở giai đoạn thức tỉnh
nào của nhân vật Mị người viết cần sắp xếp đúng vào giai đoạn ấy. Khi các luận
điểm đưa ra đã đầy đủ ngữ liệu, số lượng dẫn chứng rồi thì coi như bước chuẩn
bị chất liệu, tìm hiểu và phân tích đề bài văn đã hồn tất.
1.2.2 Tìm ý, phát triển ý, sắp xếp ý và lập dàn ý (đề cương)

Trước một đề văn hay, phân tích, tìm hiểu cho kỹ càng, sâu sắc đã khó, xây
dựng cho được một dàn ý cho tương đối hoàn chỉnh và đúng đắn lại càng khó
hơn. Bởi trước một vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc văn chương khơng ít cách
tiếp cận, tìm hiểu. Và do vậy ít khi có một lời đáp duy nhất, đặc biệt là loại đề
phân tích, bình giảng một tác phẩm. Tuy nhiên nói như thế khơng có nghĩa là
trước một đề văn, ai thích nói gì thì nói, ngay cả với việc phân tích, bình giảng
một tác phẩm văn học cũng thế. Nhà trường tơn trọng, khuyến khích tất cả
những cách cảm thụ và kết quả tiếp nhận của cá nhân mỗi người. Cách hiểu,
cách trình bày và diễn đạt của ai đó có thể rất khác người nhưng tất cả đều phải
có lý, phải có sức thuyết phục. Sáng tạo nghệ thuật có những ngun tắc thì tiếp
nhận nghệ thuật cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Vì thế trước
một đề văn dù muốn hay không người ra đề cũng như người viết phải nêu lên
được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần đạt được trong bài viết.
Tức là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề.
1.2.2.1 Tìm ý, phát triển ý


Trước hết cần nhấn mạnh ý ở đây là ý của đề bài đặt ra chứ không phải ý của
tác phẩm được phân tích. Tất nhiên có khi ý của đề trùng với ý của tác phẩm
được phân tích, đó là khi đề bài yêu cầu phân tích một tác phẩm độc lập, cụ thể
nào đó
Để tìm được ý và phát triển ý cho một đề văn, một trong những cách tương
đối có hiệu quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt
ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi
lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kỹ càng, thấu đáo hơn. Biết phát triển
những ý liên quan nhằm làm rõ ý chính mà khơng lạc đề
Việc lập ý, tìm ý và phát triển ý trong thực tế thường được tiến hành cùng
một lúc và không tách rời với việc huy động kiến thức. Vì ý của người viết hay
của chính những em học sinh chủ yếu là chế biến từ những kiến thức đã được
học trong sách giáo khoa và trong các giờ giảng trên lớp của thầy, cơ giáo được

huy động ra theo trí nhớ và sự liên tưởng với các kiến thức liên quan, chính vì
vậy lập ý, phát triển ý cũng nằm trong khâu chuẩn bị chất liệu cho bài viết
1.2.2.2 Sắp xếp ý và lập dàn ý (đề cương)
Khi đã có ý rồi thì công việc của người viết bây giờ là cần biết tổ chức, sắp
xếp ý ấy thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Cơng việc
này chính là việc lập dàn ý hoặc xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết
Không thể viết một bài văn hay nếu khơng có một đề cương, một dàn ý.
Ngay cả những cây bút chuyên nghiệp, các nhà phê bình giàu kinh nghiệm, tài
hoa vẫn phải có đề cương trước khi viết. Chúng ta nên hiểu đề cương một cách
linh hoạt, đề cương có thể viết ra giấy nháp, nhưng cũng có khi đề cương nằm
ngay trong đầu người viết. Làm sao cho trước khi viết, mơ hình của bài đã cơ
bản hình thành với những ý và sự sắp xếp các ý ấy thế nào cho nổi bật vấn đề
mà mình cần làm sáng tỏ
Có hai loại đề cương: tổng quát và chi tiết


• Đề cương tổng quát là đề cương người viết đưa ra những luận điểm lớn
nhất của bài viết, bao gồm
Mở bài: Nêu luận đề của bài viết(Vấn đề mà mình sẽ bàn luận trao đổi trong
thân bài)
Thân bài: Nêu các luạn điểm lớn để triển khai và làm sáng tỏ luận đề đã nêu
ở đề bài
Kết bài: Nêu khái qt từ các ý đã trình bày trong bài.
• Đề cương chi tiết là loại đề cương phát triển từ đề cương tổng qt. Có
nghĩa là nó khơng chỉ dừng lại ở các điểm lớn mà phải cụ thể hơn, chi tiết hơn,
rõ hơn (nhất là phần thân bài)
Quan niệm thế nào là đề cương chi tiết, thế nào là đề cương tổng quát, thế
nào là đề cương chi tiết cũng phải linh hoạt uyển chuyển. Có khi ý lớn ở bài này
lại là ý nhỏ của bài khác và ngược lại
Trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” nhóm tác giả Nguyễn Đăng

Mạnh – Đỗ Ngọc Thống – Lưu Đức Hạnh đã nêu ra một số mơ hình chung cho
dàn ý một bài văn nghị luận như sau:
Mơ hình I:
nhìn chung cho cả bài văn

M

T

K


Mở bài (Còn gọi là đặt vấn đề): Dẫn dắt từ vấn đề rộng hơn thu hẹp dần đến
việc giới thiệu luận đề
Thân bài (Còn gọi là giải quyết vấn đề): Bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn
văn là một luận điểm. Các luận điểm tập trung làm nổi bật luận đề ở mở bài
Kết bài (Kết thúc vấn đề): Tổng hợp lại từ các luận điểm đã trình bày đánh
giá và gợi mở
Ở mơ hình II:
Tác giả đã đưa ra giả thiết: Nếu thỏa thuận rằng luận đề là ý bao trùm, là vấn
đề chính cần được làm sáng tỏ; các ý lớn của thân bài được gọi là luận điểm.
Trong mỗi luận điểm lại có những luận cứ nhằm làm sáng rõ luận điểm, thì bài
viết cần được tổ chức như sau:
1. Luận đề bao giờ cũng được nêu ngay ở mở bài (đặt vấn đề) thường là ở
phần giữa của phần mở bài.
2. Mỗi luận điểm là một đoạn văn của thân bài. Tùy theo vấn đề của đề bài
mà xác định thân bài có mấy luận điểm. Tất cả các luận điểm này đều phải liên
quan và tập trung làm sáng tỏ luận đề đã nêu ở mở bài
3. Luận cứ có thể là lý lẽ, có thể là những dần chứng cụ thể nhằm làm sáng
tỏ luận điểm

Mơ hình II được lập như sau:
Mở bài: Nêu luận đề
Thân bài:
Đoạn I: Nêu luận điểm A

Triển khai và làm sáng

Đoạn II: Nêu luận điểm B

tỏ luận đề ở mở bài

Đoạn III: Nêu luận điểm C
- Luận cứ 1

Triển khai và làm sáng tỏ

- Luận cứ 2

cho luận điểm C

Kết bài: ….
Chú ý:


1. Dàn bài đẹp là một dàn bài trong đó các phần cân đối, hài hòa cả về nội
dung lẫn hình thức ngắn dài
2. Mỗi đoạn thân bài là một kết cấu hồn chỉnh, tự mỗi đoạn cũng có ba
phần : mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn (Tổng – Phân – Hợp).
Đây chính là kết câu đoạn dạng “kinh điển”
- Mở đầu đoạn: nêu luận điểm

- Phần giữa đoạn: dùng một số luận cứ triển khai và làm rõ luận điểm vừa
nêu
- Phần kết đoạn: nêu tiểu kết rút ra ở đoạn [11. tr 75]
1.2.2.3 Một số lỗi trong việc tìm ý và lập dàn ý của học sinh
Sau đây là một số lỗi phổ biến khi lập dàn ý của học sinh
- Lạc đề : các bài viết có biểu hiện sau đều bị coi là lạc ý
+ Các ý lớn không tập trung làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm của đề bài
+ Các ý nhỏ không tập trung làm sáng tỏ cho ý lớn
+ Các dẫn chứng khơng liên quan gì đến ý cần làm sáng tỏ
- Thiếu sót ý: các bài viết có biểu hiện sau đều bị coi là thiếu sót ý
+ Khơng đủ ý lớn để làm sáng tỏ ý trọng tâm
+ Không đủ ý nhỏ đển làm sáng tỏ ý lớn
+ Khơng có hoặc khơng đủ các dẫn chứng để làm sáng tỏ các ý nhỏ
- Lặp ý: Bài viết bị coi là phạm lỗi lặp ý khi các ý sau (ý lớn hoặc ý nhỏ) lặp lại
hoàn toàn hoặc lặp lại một phần ý trước
- Ý lộn xơn: Đó là các bài viết sắp xếp ý khơng theo thứ tự nào cả với hai biểu
hiện chính:
+ Khơng phân biệt được ý lớn với ý nhỏ, ý phải trình bày trước với ý phải
trình bày sau
+ Trình bày ý một chưa hết đã nhảy sang ý hai, sau đó lại quay về ý một…
1.2.3 Từ đề cương đến văn bản hoàn chỉnh


Một nhà phê bình văn học có uy tín nói rằng: “giải một bài tốn, tìm được
đáp số là xong nhưng làm một bài văn, tìm được đáp số cơng việc xem như mới
được một nửa. Bài văn hay là bài văn biết diễn đạt tốt đáp số”. Thực ra đối với
việc làm văn, nếu không diễn đạt được tốt “đáp số” (Nhận thức và cảm thụ
chính xác chân lý văn học) thì kết quả vẫn chỉ là một cái gì cịn ẩn kín trong đầu
người viết mà thơi [11. tr 83]
Đọc một bài thơ, một đoạn văn, một cuốn sách nhiều khi ai cũng thấy hay.

Nhưng hay ở chỗ nào? Vì sao như thế lại hay? Nói được câu trả lời đã khó, đặt
bút xuống viết, diễn tả cho hết những cảm nghĩ của mình cho người đọc cũng
thấy là hay thật lại càng khó hơn. Đó là chưa kể yêu cầu cao hơn là giúp bạn
đọc khám phá ra những điều hay mà họ chưa thấy được. Người ta gọi nhà phê
bình là siêu độc giả là vì thế. Trong quá trình học và làm văn nghị luận ở trường
phổ thơng học sinh thường gặp phải những tình huống là đã có ý rồi, đã nghĩ ra
rồi mà vẫn cứ bế tắc. Nhiều khi cố viết cũng được nhưng đọc lại thấy ý rời rạc,
lời lẽ không được trau chuốt, đọc khơng xi. Như vậy bài văn có chất lượng là
bài văn vừa có ý lại vừa phải có văn, có ý nhưng phải biết diễn đạt tốt ý mình
đưa ra. Trong quá trình làm văn nghị luận thao tác từ dàn ý, đề cương đến một
văn bản hồn chỉnh là cả một vấn đề, một cơng việc không mấy dễ dàng đối với
nhiều học sinh THPT
Dưới đây là một số kinh nghiệm cụ thể
1.2.3.1

Mở bài hay và kết bài hay

a, Mở bài hay
Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mình sẽ viết,
sẽ trao đổi bàn bạc trong bài. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời cho câu
hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì?
Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở đề trực tiếp. Nêu vấn đề sẽ
bàn bạc trong bài sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy,
gọi là mở bài gián tiếp. Để bài viết có khơng khí tự nhiên và có chất văn, người


ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách vào bài theo kiểu gián tiếp
này, nhưng nhìn chung có bốn cách cơ bản mà nhiều tài liệu từ trước đến nay đã
nêu”
- Diễn dịch (suy diễn)

- Quy nạp
- Tương liên (tương đồng)
- Tương phản (đối lập)
Chia ra bốn cách ấy để học sinh có ý thức phân loại và thực hành rèn luyện cho
có bài bản là hết sức cần thiết; tuy vậy, trong thực tế khi làm bài thi, có nhiều
ngun nhân, ít khi người viết suy nghĩ xem nên lựa chọn cách nào khi vào bài,
cứ theo yêu cầu của đề mà viết, xong cũng không biết mình vào bài bằng cách
nào nữa. Tuy vậy vẫn có một thực tế là đại đa số học sinh rất mất thời gian với
khâu mở bài mà kết quả vẫn không được một mở bài hay. Một mở bài hay cần
phải là một đoạn văn hoàn chỉnh, đoạn văn ấy cần có mở đầu đoạn, phần giữa
đoạn và phần kết đoạn
Mở đầu đoạn: Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn
đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viêt lựa chọn cách dẫn
dắt, có thể là một câu thơ, môt câu danh ngôn, hoặc một câu chuyện kể
Phần giữa đoạn: Nêu vấn đề chính sẽ bàn trong thân bài, tức là luận đề . Vấn đề
chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái qt. Đối với phân
tích bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề
mà người đọc cảm nhận được
Phần kết đoạn: Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.
Phần này đề bài thường xác đinh sẵn. Người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại
đoạn trích, câu trích ở đề bài
Mơ hình phần mở bài [11. tr 85]
1. Dẫn dắt
Mở bài

2. Nêu vấn đề (luận đề)


3. Giới hạn phạm vi vấn đề
Một mở bài hay cần tránh:

- Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề
- Tránh ý dẫn dắt khơng liên quan gì với vấn đề sẽ nêu
- Tránh nêu vấn đề q dài dịng, chi tiết, có gì nói hết ln rồi thân bài lặp lại
những điều đã nói ở mở bài
Một mở bài hay cần phải:
- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn
vấn đề một câu
- Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì,
trong phạm vi tư liệu nào, thao tác vận dụng chính là gì?
- Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ
viết. Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo sự khác lạ độc đáo cần
suy nghĩ dẫn dắt. Giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ
mà vẫn phải giữ được sự liên kết ý chung
- Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu
chi phối giọng văn của tồn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải
tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng é gây cho người đọc cảm
giác khó chịu bởi sự gải tạo
b, Kết bài hay
Trong cuốn Làm văn 12 do Gs. Trần Đình Sử chủ biên, nhà xuất bản giáo
dục ấn hành 1992 đã viết rất rõ vấn đề này. Về cách kết bài, các tác giả giới
thiệu bốn cách:
- Thứ nhất: tóm lược (tóm tắt quan điểm nội dung đã ghi ở thân bài)
- Thứ hai: phát triển (mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài)
- Thứ ba: vận dụng (nêu phương hướng, bài học áp dụng phát huy hay khắc
phục vấn đề trong bài văn)


- Thứ tư: liên tưởng (mượn ý kiến tương tự - những ý kiến có uy tín để thay
cho lời tóm tắt của người làm bài)
Tóm lại một kết bài hay phải đúng song phải sáng tạo, gây được ấn tượng và

để lại dư vị trong lòng người đọc. Kết bài hay vừa phải đóng lại, chốt lại, vừa
phải mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người
1.2.3.2

Các yêu cầu về diễn ý và hành văn

Sau khi có ý rồi thì vấn đề quan trọng hơn cả là biết diễn đạt hay. Tức là biết
diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể. Nhiều khi
cùng một ý nhưng do cách diễn đạt khác nhau mà một người viết hay người kia
viết dở. Diễn ý hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây là một số yếu tố tạo
nên cách diễn ý hay mà Gs. Nguyễn Đăng Mạnh đã nghiên cứu và trình bày
trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay”, nhà xuất bản giáo dục 1999
a, Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết
Trong một bài văn nghị luận người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ tình
cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn
là sựu thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Để tránh bài văn của mình khơng bị nhàm,
người viết văn cần phải linh hoạt trong cách hành văn, biết sử dụng linh hoạt hệ
thống từ nhân xưng, song song với đó trong quá trình viết bài văn nghị luận,
khơng nên chỉ dùng một loại thao tác tư duy mà nên luôn luôn thay đổi đẻ cho
giọng văn sinh động, phong phú, không đơn điệu
b, Dùng từ độc đáo
Về việc phân tích, bình giảng, đánh giá tác phẩm văn học, nhà nghiên cứu
phê bình văn học Hồng Ngọc Hiến có một ý kiến “đích đáng”. Ơng cho rằng :
phải tìm được tác phẩm đích đáng, câu đích đáng, từ đích đáng mà phân tích và
bình giá
Viết một bài văn nghị luận cũng thế, phải dùng được những từ hay, đoạn hay
rồi mới có bài hay. Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có
cách diễn đạt hay. Sẽ rất chán cho người đọc, khi một bài viết không dùng được



×