Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Một số đại dịch thế giới từ nửa sau thế kỉ XX đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
============

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

MỘT SỐ ĐẠI DỊCH THẾ GIỚI
TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hải Yến

Chuyên ngành

: Lịch sử

Lớp

: 11SLS

Người hướng dẫn

: Th.S Bùi Trúc Linh

Đà Nẵng, tháng 04 / 2015


Lời cảm ơn


Trong suốt q trình học tập và hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này,
em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy cơ. Lời đầu tiên em
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Bùi Trúc Linh người đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn cho em hồn thành đề tài. Em cũng xin chân thành cám ơn các Thầy
cô trong khoa Lịch sử đã trang bị cho em những kiến thức sâu sắc để em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Do khả năng của em còn hạn chế và trong thời gian có hạn nên khóa luận
khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các Thầy cơ đóng góp ý kiến, bổ sung
cho khóa luận được thành cơng.
Em xin chân thành cám ơn!
Đà nẵng, tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
6. Nguồn tư liệu ....................................................................................................... 4
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4
8. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ CÁC ĐẠI DỊCH TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC THẾ
KỈ XX VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC BÙNG PHÁT CÁC ĐẠI DỊCH
NỬA SAU THẾ KỈ XX ......................................................................................... 6
1.1. Giải thích một số khái niệm và thuật ngữ .......................................................... 8
1.2. Một số đại dịch bệnh trên thế giới trước thế kỉ XX ........................................... 8

1.3. Nhân tố tác động đến việc bùng phát các đại dịch bệnh nửa sau thế kỉ XX ..... 13
1.3.1. Sự gia tăng dân số ........................................................................................ 13
1.3.2. Ô nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu.......................................................... 14
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ĐẠI DỊCH THẾ GIỚI TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XX
ĐẾN NAY ............................................................................................................ 16
2.1. Một số đại dịch thế giới từ nửa sau thế kỉ XX ................................................. 16
2.1.1. Dịch SARS .................................................................................................. 16
2.1.2. Dịch Lao ...................................................................................................... 18
2.1.3. Dịch Cúm ......................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4. HIV/AIDS ................................................................................................... 24
2.1.5. Ebola ........................................................................................................... 28
2.2. Nhận xét và dự báo về các đại dịch trong tương lai ......................................... 32
2.2.1. Nhận xét về các đại dịch .............................................................................. 32
2.2.2. Dự báo về tình hình của các đại dịch trong tương lai.................................... 33
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 36
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 42


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới từ nửa sau thế kỷ XX đến nay có đầy những biến động về mọi mặt
từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội... Có những biến động là tích cực thể hiện
sự phát triển đi lên của xã hội loài nguời. Nhưng cũng có những biến động tiêu cực
ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loại. Một trong những biến động lớn đáng lo
ngại của thế giới từ nửa sau thế kỉ XX trở lại đây là hiện tượng các dịch bệnh bùng
phát với mật độ ngày càng dày, tăng lên về số lượng và mức độ nguy hiểm. Có
những dịch bệnh bùng phát mạnh trở thành đại dịch đe dọa đến tính mạng của con
người trên tồn thế giới, làm xáo trộn cuộc sống của toàn thể nhân loại, đồng thời
ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội loài người.

Từ nửa sau thế kỷ XX thế giới đã trải qua 5 đại dịch lớn có tác động lớn đối
với tồn nhân loại. Có những đại dịch đã tìm được vắc xin đặc trị nhưng cũng có
những đại dịch vẫn còn tồn tại phát tán trong thế giới lồi người với tốc độ lây lan
chóng mặt mà chưa có vắc xin hay một loại thuốc đặc trị nào có thể chữa trị khỏi.
Nguy hiểm nhất trong 5 đại dịch từ nửa sau thế kỷ XX đến nay là HIV và Ebola.
Hai đại dịch này chưa có thuốc đặc trị, còn dịch SARS, Cúm và Lao mặc dù nguy
hiểm nhưng đã tìm ra thuốc đặc trị. Những đại dịch này có những đặc điểm rất khó
phân biệt nhưng hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng rất lớn đến toàn nhân loại.
Ngày nay các nước trên thế giới đang mở cửa để hội nhập phát triển, nhưng
sự bùng nổ của các đại dịch là mối đe dọa ngăn cản các nước hội nhập với nhau,
đẩy lùi sự phát triển của nhân loại. Việc nghiên cứu đề tài này ngoài việc hiểu thêm
về nguồn gốc đặc điểm và tác hại của mỗi đại dịch, còn rút ra những biện pháp
phòng tránh việc lây nhiễm dịch bệnh đối với thế giới và giảm sự cản trở đối với
quá trình mở của hội nhập của các quốc gia.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi mạnh dạn chọn vấn đề: Một số đại dịch thế giới
từ nửa sau thế kỉ XX đến nay làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dịch bệnh ln là vấn đề nóng hổi được dư luận quan tâm, bởi tác động của
các dịch bệnh đối với nhân loại là rất lớn. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự
1


tồn tại của thế giới lồi người mà cịn ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử...
Nhất là những dịch bệnh bùng phát từ nửa sau thế kỷ XX đến nay đã vượt lên mức
của dịch bệnh thông thường trở thành đại dịch của thế giới.
Những bài viết tổng hợp về các đại dịch được đề cập trên một số trang báo
như trên trang báo Đời sống pháp luật có bài “Những đại dịch gây chết chóc kinh
hồng trong lịch sử loài người”. Trong bài tác giả nêu ra những đại dịch lớn của thế
giới loài người từ trước đến nay, trong mỗi đại dịch tác giả trình bày khái quát về
thời gian diễn ra, mức độ nguy hại của từng đại dịch. Hay trên trang báo Đất Việt có

bài “Những đại dịch bệnh khủng khiếp, đáng sợ nhất trên thế giới”, tác giả cũng
trình bày một số đại dịch lớn của thế giới loài người từ thời cổ đại đến nay một cách
khái quát về tình hình của từng đại dịch như số người tử vong, tốc độ lây lan. Nhìn
chung những bài viết cũng phản ánh được một phần nào về những đại dịch của thế
giới loài người từ thời cổ đại cho đến nay.
Đối với từng đại dịch thì có rất nhiều bài viết đề cập đến, như đối với đại
dịch HIV/AIDS trên trang thông tin điện tử của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
của tỉnh Thừa Thiên Huế có bài viết “Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới”.
Bài viết này đã đưa ra những con số cụ thể đối với tình hình lây nhiễm HIV/AIDS
cho đến năm 2012, từ số người tử vong đến số người nhiễm mới.... Cũng viết về đại
dịch HIV/AIDS Văn Khơi có bài: “UNAIDS cơng bố Báo cáo dịch HIV/AIDS tồn
cầu năm 2011”. Trong bài này tác giả cập nhật cụ thể đến số lượng người nhiễm,
khu vực bị nhiễm HIV/AIDS cao nhất trên thế giới và tổng số người nhiễm cho đến
năm 2011. Đối với dịch bệnh Ebola cũng có rất nhiều bài viết về đại dịch nguy hiểm
này như bài viết “Dịch bệnh Ebola bùng phát: Nỗi ám ảnh toàn cầu” của tác giả
Thùy Dương, hay bài viết “Bệnh nhân Ebola tử vong đáng sợ như thế nào?” của
INFONET. Những bài viết này đề cập đến tình hình lây lan của Ebola, việc chưa
tìm ra vắc xin đặc trị, cũng như mức độ nguy hại của nó đối với ccon người. Có rất
nhiều bài viết về dịch Lao như bài viết của tác giả Hương Nguyễn “Lao Phổi là gì?
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Lao phổi”, của Diệp Trưởng “Dấu hiệu nhận biết
bệnh lao phổi”, hay bài viết Trần Hiền “Làm gì để phịng tránh lao?” mỗi bài viết đề
cập đến một vấn đề, khía cạnh của dịch Lao mà không đề cập đến tất cả các vấn đề
của loại dịch này một cách cụ thể trong một bài viết. Đối với dịch SARS, Cúm cũng
tương tự như vậy.
2


Nhìn chung, phạm vi các bài viết trên các trang báo chỉ mang tính khái quát
mà chưa phản ánh đầy đủ cụ thể những đại dịch thế giới từ nửa sau thế kỉ XX đến
nay. Những bài viết tổng hợp mặc dù phản ánh được các đại dịch lớn nhưng khơng

cụ thể và bỏ sót một số đại dịch lớn. Những bài viết riêng lẻ về mỗi đại dịch rất
phong phú nhưng mỗi bài chỉ đề cập đến một vấn đề của mỗi đại dịch. Cho nên địi
hỏi cần có một cơng trình nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn về vấn đề này.
Như vậy, vấn đề này còn rất ít cơng trình nghiên cứu ở mức độ cao, mà chỉ
mang tính khái quát. Song mỗi bài viết về vấn đề này tạo tiền đề, cơ sở tư liệu để đề
tài nghiên cứu một cách cụ thể toàn diện hơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề tài góp phần tìm hiểu những đại dịch thế
giới từ nửa sau thế kỉ XX đến nay. Trên cơ sở đó thấy được ảnh hưởng của những
đại dịch đối với nhân loại.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu nêu trên tôi tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu vài nét về tình hình dịch bệnh trên thế giới trước thế kỉ
XX và các nhân tố tác động đến việc bùng phát các đại dịch trong nửa sau thế kỉ
XX.
Thứ hai: Nghiên cứu các đại dịch từ nửa sau thế kỉ XX đến nay bao gồm
nguồn gốc, tác hại và hoạt động phòng tránh, nhận xét và dự báo tình hình của các
dịch bệnh trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những đại dịch có tác động lớn đối với thế giới từ nửa sau
thế kỉ XX đến nay, đó là dịch: SARS, Cúm, Lao, HIV/AIDS và Ebola.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số đại dịch
thế giới từ nửa sau thế kỉ XX đến nay.
3


Phạm vi không gian và nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về

một số đại dịch thế giới từ nửa sau thế kỉ XX đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Đó là nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể thống nhất để vạch
ra những nét chung của sự phát triển xã hội; những động lực và nguyên nhân cơ bản
của sự chuyển biến giữa các hình thái kinh tế - xã hội; và về mối quan hệ qua lại,
tùy thuộc lẫn nhau giữa những hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là phương pháp lịch sử - logic: xem xét
sự vật hiện tượng được nghiên cứu trong tiến trình phát triển ở các giai đoạn với
mọi tính chất cụ thể của nó, đồng thời cũng đặt sự vật, hiện tượng được nghiên cứu
trong một hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng
chung trong sự vận động của sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, ở chừng mực nhất
định, khóa luận cịn sử dụng một số phương pháp có tính bổ trợ của các ngành khoa
học liên quan đến sử học như kinh tế học, chính trị học... và các phương pháp cụ
thể khác như: Phương pháp sưu tầm, xử lý tư liệu; phân tích - tổng hợp, thống kê miêu tả; so sánh đối chiếu.
6 . Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu internet: hoàn thành đề tài này chủ yếu là tham khảo các tài
liệu mạng. Các tài liệu này cho phép nghiên cứu cập nhật các kết quả mới phục vụ
cho việc nghiên cứu, đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học.
7 . Đóng góp của đề tài
Dịch bệnh là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn của
nhân loại. Cho nên, đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu giúp hiểu một cách đầy đủ
về những đại dịch lớn của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX đến ngày nay. Từ đó rút
ra những hậu quả lịch sử mà các đại dịch để lại đối với thế giới lồi người và dự báo
tình hình bùng phát các dịch bệnh trong tương lai.
4



Mặc dù, có thể cịn nhiều thiếu sót và hạn chế nhưng đề tài sẽ là nguồn tư
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đối với những sinh viên ngành lịch sử và đối
với những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài
gồm 2 chương:
Chương 1. Vài nét về tình hình dịch bệnh trên thế giới trước thế kỉ XX và các
nhân tố tác động đến việc bùng phát các đại dịch nửa sau thế kỉ XX
Chương 2. Một số đại dịch thế giới từ nửa sau thế kỉ XX đến nay

5


CHƯƠNG 1.

VÀI NÉT VỀ CÁC ĐẠI DỊCH TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC THẾ KỈ XX
VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC BÙNG PHÁT CÁC ĐẠI DỊCH
NỬA SAU THẾ KỈ XX

1.1.

Giải thích một số khái niệm và thuật ngữ
Đại dịch có thể được định nghĩa “là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc

trên một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh hưởng đến
rất nhiều người.” Từ trước những năm 50 của thế kỉ XX, loài người cũng đã từng
phải đối mặc với những bệnh dịch khủng khiếp khiến hàng triệu người chết chưa kể
những người khỏi bệnh nhưng bị những di chứng về sau.
Bệnh truyền nhiễm: Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người
hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi một
bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. Bệnh truyền nhiễm có khả năng
lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng nhiều đường khác nhau. Nhiều bệnh
có một đường lây truyền, một số ít bệnh có 2 đến 3 đường lây truyền. Bệnh phát
triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn của bệnh diễn ra kế
tiếp nhau: nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục. Sau khi mắc các
bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào. Q trình đó gọi là tạo thành miễn dịch. Tuỳ theo bệnh
và tuỳ theo cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời
gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau. Sức thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại
bệnh và cơ thể bệnh nhân: có loại bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc
bệnh 100%; nhưng cũng có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh không
nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh.
Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ (hay còn gọi là "giai đoạn") sau:
Thời kỳ nung bệnh: Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới
trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, người bệnh
không cảm thấy có triệu chứng gì. Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào
loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể. Thời kỳ
6


này có thể rất ngắn (hàng giờ) nhưng có thể rất dài (hàng tháng). Có khơng ít trường
hợp người nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài (thể tiềm tàng hoặc thể người lành
mang khuẩn).
Thời kỳ khởi phát: Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng
chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát
theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một
trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt.
Thời kỳ toàn phát: Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các
triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng

thường hay gặp trong thời kỳ này. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu
chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do
tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra
khỏi cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần. Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ
toàn phát cũng dần dần mất đi. Nếu khơng được can thiệp sớm và có hiệu lực, một
số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
Thời kỳ hồi phục (lại sức): Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại
trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và
trở lại hoạt động hầu như bình thường, chỉ cịn những rối loạn khơng đáng kể. Bệnh
nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động, chiến đấu được tuỳ
theo khả năng bình phục.
Phân loại bệnh truyền nhiễm: Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm
tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp
dụng cách phân loại bệnh theo đường lây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý và
đồng thời cũng tiện cho săn sóc điều trị. 5 nhóm bệnh đó là: Bệnh lây truyền theo
đường tiêu hoá; Bệnh lây truyền theo đường hô hấp; Bệnh lây theo đường máu;
Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc; Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng
nhiều đường khác nhau.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm
có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Trung gian truyền bệnh: Là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và
các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
7


Người mắc bệnh truyền nhiễm: Là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Người mang mầm bệnh truyền nhiễm: Là người mang tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm nhưng khơng có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Người tiếp xúc: Là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm,
người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc
bệnh.
Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm: Là người tiếp xúc hoặc người
có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Giám sát bệnh truyền nhiễm: Là việc thu thập thơng tin liên tục, có hệ
thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm
cung cấp thơng tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện
pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Vắc xin: Là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng
miễn dịch, được dùng với mục đích phịng bệnh.
Dịch: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt q số
người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một
khu vực nhất định.
Vùng có dịch: Là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
Vùng có nguy cơ dịch: Là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện
các yếu tố gây dịch.
Cách ly y tế: Là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi
ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả
năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
Xử lý y tế: Là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế,
cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và
các biện pháp y tế khác.
1.2.

Một số đại dịch bệnh trên thế giới trước thế kỉ XX
Dịch hạch
Đại dịch đầu tiên là bệnh dịch hạch Justinian những năm 541 và 542, lấy đi

sinh mạng của 5.000 người ở châu Âu, Bắc Phi và Nga, được mệnh danh là “Cái

chết đen”. Yersinia Pestis là virus gây bệnh dịch hạch này. Người mắc bệnh có
8


những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử (các mô trong cơ thể bị chết) và
sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và háng. Đại dịch “Cái chết đen” giai đoạn
1346-1350 lan rộng làm rung chuyển Châu Âu, Trung Đơng, Nga và phía bắc châu
Á. 2/3 số người bị nhiễm bệnh thiệt mạng chỉ trong vòng 4 ngày.
Dịch tả
Từ một bệnh có quy mơ địa phương, bệnh tả đã trở thành một bệnh lây
truyền và gây chết người nhiều nhất trong thế kỷ 19, dịch bệnh đã giết chết 10 triệu
người.
Dịch tả lần thứ nhất (1816–1826): Trước đó chỉ phân bố trong khu vực tiểu
lục địa Ấn Độ, bắt đầu ở Bengal, sau đó lan khắp Ấn Độ năm 1820. 10.000 binh
lính Anh và khơng biết bao nhiêu người Ấn Độ đã chết trong suốt đại dịch này. Nó
bắt đầu lan sang Trung Quốc, Indonesia (nơi có hơn 100.000 người chết trên
đảo Java) và vùng biển Caspi trước khi tàn lụi. Số ca tử vong ở Ấn Độ giữa năm
1817 và 1860 ước tính hơn 15 triệu người, và khoảng 23 triệu người chết trong
khoảng 1865 và 1917. Số ca tử vong ở Nga trong cùng thời kỳ trên là hơn 2 triệu.
Dịch tả lần 2 (1829–1851): Xảy ra ở Nga, Hungary (khoảng 100.000 người
chết) và Đức năm 1831, Luân Đôn năm 1832 (hơn 55.000 người chết ở Vương quốc
Anh), Pháp, Canada (Ontario), và Hoa Kỳ (New York) trong cùng năm, và bờ Thái
Bình Dương của Bắc Mỹ vào năm 1834. Hai năm sau khi dịch bùng phát
ở Anh và Wales năm 1848 và đã có 52.000 chết. Có nguồn cho rằng có hơn 150.000
người Mỹ đã chết do bệnh tả trong khoảng 1832 và 1849.
Dịch tả lần thứ 3 (1852–1860): Chủ yếu ảnh hưởng ở Nga, với hơn 1 triệu ca
tử vong. Năm 1852, bệnh tả lan sang phía đơng đến Indonesia và sau đó xâm nhập
vào Trung Quốc và Nhật Bản năm 1854. Philippines bị nhiễm năm 1858
và Korea năm 1859. Vào năm 1859, dịch đã bùnh phát trở lại ở Bengal làm lây lan
sang Iran, Iraq, Ả Rập và Nga. Trên khắp đất nước Tây Ban Nha, bệnh tả gây ra

hơn 236.000 ca tử vong trong năm 1854–55. Có khoảng 200.000 người chết
ở México.
Dịch tả lần thứ 4 (1863–1875): Lây lan chủ yếu ở châu Âu và châu Phi. Có
ít nhất 30.000 trong số 90.000 khách hành hương đến đất thánh Mecca là nạn nhân
của dịch bệnh. Dịch đã cướp đi 90.000 mạng sống ở Nga năm 1866. Năm 1866,
dịch bùng phát ở Bắc Mỹ, giết khoảng 50.000 người.
9


Dịch tả lần thứ 5 (1881–1896): Dịch tả 1883–1887 đã cướp đi 250.000
người ở châu Âu và ít nhất 50.000 ở châu Mỹ. Bệnh tả đã giết 267.890 người ở Nga
(1892); 120.000 ở Tây Ban Nha; 90.000 ở Nhật và 60.000 ở Ba Tư. Năm 1892,
bệnh tả đã nhiễm vào nguồn nước cấp ở Hamburg, và làm 8606 người chết.
Dịch tả lần thứ 6 (1899–1923): Đại dịch này ảnh hưởng ít ở châu Âu do
những cải tiến trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhưng ở Nga vẫn bị ảnh hưởng
nặng với hơn 500.000 người chết trong 1/4 đầu của thế kỷ 20. Đại dịch này đã giết
hơn 800.000 người ở Ấn Độ. Giai đoạn 1902–1904 bệnh tả đã cướp đi hơn 200.000
người ở Philippines. Có 27 lần dịch bệnh đã được ghi nhận là trong các thời kỳ
hành hương đến Mecca từ thế kỷ 19 đến năm 1930, và có hơn 20.000 người hành
hương chết vì bệnh tả trong khoảng 1907–1908.
Dịch tả lần thứ 7 (1962–66): Bắt đầu ở Indonesia, gọi là El Tor, và sau đó
đến Bangladesh năm 1963, Ấn Độ năm 1964, và Liên Xô năm 1966.
Dịch cúm
Nhà vật lý Hy Lạp Hippocrates, “Cha đẻ của Y học”, đã miêu tả cúm năm
412 TCN. Đại dịch cúm lần đầu tiên được ghi nhận năm 1580 và kể từ đó các đại
dịch cúm diễn ra cứ mỗi 10 đến 30 năm.
Đại dịch cúm 1889–1890, hay còn gọi là Cúm Nga: Được báo cáo đầu tiên
vào tháng 5 năm 1889 ở Bukhara, Uzbekistan. Vào tháng 10, nó lan
đến Tomsk và Caucasus. Nó nhanh chóng lan về phía tây và đến Bắc Mỹ vào tháng
12 năm 1889, Nam Mỹ vào tháng 2-3 năm 1890, Ấn Độ vào tháng 2-3 năm 1890,

và Úc vào tháng 3-4 năm 1890. Các chủng virus H3N8 và H2N2 của virus cúm A
đã được xác nhận có thể là nguyên nhân gây dịch bệnh. Nó có mức độ tấn công và tỉ
lệ tử vong rất cao. Khoảng 1 triệu người chết do đại dịch này.
Cúm Tây Ban Nha (1918–1919): Được xác định đầu tiên vào tháng 3 năm
1918 trong một trại huấn huyện lính của Hoa Kỳ tại Camp Funston, Kansas. Vào
tháng 10 năm 1918, nó bắt đầu lây lan thành một đại dịch toàn cầu trên khắp các lục
địa, và cuối cùng lây nhiễm 1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó (khoảng 500 triệu
người). Một dịch bệnh chết người, nó kết thúc nhanh như nó bắt đầu, qt qua chỉ
trong vịng 18 tháng. Trong 6 tháng đã có khoảng 50 triệu người chết; một số cách
ước tính cho con số tử vong tồn cầu cao gấp 2 lần con số trên. Khoảng 17 triệu
người chết ở Ấn Độ, 675.000 ở Hoa Kỳ và 200.000 người ở Vương quốc Anh.
10


Virus gần đây đã được các nhà khoa học tái hiện lại tại CDC nghiên cứu dựa trên
những mẫu được bảo quản trong các lớp băng vĩnh cửu ở Alaska.
Cúm châu Á (1957–1958): Virus H2N2 đã làm khoảng 70.000 người chết ở
Hoa Kỳ. Chúng được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957,
Cúm châu Á lây sang Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1957. Nó làm khoảng 2 triệu người
chết trên tồn cầu.
Cúm Hồng Kơng (1968–69): Virus H3N2 làm chết khoảng 34.000 người ở
Hoa Kỳ. Loại virus này được phát hiện đầu tiên ở Hồng Kông vào đầu năm 1968,
và lây lan sang Hoa Kỳ vào một năm sau đó. Đại dịch này đã giết chết khoảng 1
triệu người trên toàn cầu. Hiện tại, các virus cúm A (H3N2) vẫn còn tồn tại.
Đậu mùa
Đậu mùa là căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola. Bệnh này đã giết
khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm trong suốt những năm cuối thế kỷ 18.
Trong suốt thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính có thể là 300–500 triệu.
Gần đây hơn vào đầu thập niên 1950, có khoảng 50 triệu ca đậu mùa xảy ra trên
toàn thế giới mỗi năm. Sau các chiến dịch tiêm vắc-xin thành công trong suốt thế kỷ

19 và 20, WHO chứng nhận đã xóa đậu mùa vào tháng 12 năm 1979. Cho đến ngày
nay, đậu mùa là bệnh duy nhất lây nhiễm người đã bị loại bỏ hoàn toàn.
Sởi
Về lịch sử, sởi có mặt trên khắp thế giới, vì nó rất dễ lây nhiễm. Theo
chương trình Tiêm chủng Quốc gia Hoa Kỳ, 90% người dân bị nhiễm sởi vào tuổi
15. Trước khi vắc-xin được đưa ra năm 1963, có khoảng 3–4 triệu ca nhiễm ở Hoa
Kỳ mỗi năm. Trong khoảng 150 năm qua, sởi đã giết khoảng 200 triệu người trên
toàn cầu. Chỉ riêng năm 2000, sởi đã giết khoảng 777.000 người trên toàn cầu, trong
tổng số khoảng 40 triệu ca nhiễm. Năm 1529, sởi bùng phát ở Cuba đã giết 2/3
trong số người bản địa đã từng mắc bệnh đậu mùa. Dịch đã tàn phá México, Trung
Mỹ, và văn minh Inca.
Lao
Một phần ba dân số hiện tại của thế giới bị nhiễm lao, và các ca nhiễm mới
hiện với tốc độ 1 ca/giây. Khoảng 5–10% các ca nhiễm tiềm ẩn cuối cùng sẽ phát
triển thành bệnh hoạt động, trong đó nếu khơng được điều trị sẽ giết hơn phân nửa
số nạn nhân. Hàng năm, 8 triệu người phát bệnh lao, và 2 triệu người chết do bệnh
11


này trên toàn cầu. Trong thế kỷ 19, lao đã giết khoảng 1/4 người trưởng thành ở
châu Âu; vào năm 1918 cứ một trong 6 ca tử vong ở Pháp là do bệnh lao. Vào cuối
thế kỷ 19, 70 đến 90% trong số cư dân đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm lao, và
khoảng 40% ca tử vong trong tầng lớp lao động ở các thành phố là do virus
lao. Trong thế kỷ 20, bệnh lao đã giết chết khoảng 100 triệu người. Lao vẫn là một
trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất trong thế giới đang phát triển.
Bệnh phong
Bệnh phong do vi trùng, Mycobacterium leprae gây ra. Đây là loại bệnh mãn
tính với thời gian ủ bệnh lên đến 5 năm. Từ năm 1985, 15 triệu người trên thế giới
đã được chữa khỏi bệnh phong. Năm 2002, 763.917 các ca mới được phát hiện.
Ước tính có khoảng 1 đến 2 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do bệnh phong.

Theo các tài liệu, phong đã ảnh hưởng đến con người ít nhất từ năm 600
TCN, và đã được công nhận trong các nền văn minh của Trung Quốc, Ai Cập và Ấn
Độ cổ đại. Trong suốt thời kỳ Thượng Trung cổ, Tây Âu chứng kiến sự bùng nổ
chưa từng thấy của bệnh phong. Nhiều bệnh viện phong mọc lên ở thời Trung
Cổ; Matthew Paris ước tính trong đầu thế kỷ 13 có khoảng 19.000 bệnh viện ở khắp
châu Âu.
Sốt rét
Sốt rét phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm
các phần của châu Mỹ, châu Á, và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350–500 triệu ca
sốt rét. Kháng thuốc đặt ra một vấn đề ngày càng tăng trong việc điều trị sốt rét
trong thế kỷ 21, vì kháng thuốc hiện phổ biến cho tất cả các nhóm thuốc chống sốt
rét, trừ artemisinins.
Sốt rét từng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà ngày nay nó khơng cịn
tồn tại. Sốt rét có thể đã góp phần làm suy yếu đế quốc La Mã. Dịch bệnh trở nên
nổi tiếng với tên gọi “sốt La Mã”. Dịch bệnh này trở thành mối đe dọa thực sự đối
với người dân thuộc địa và người bản địa khi nó được du nhập vào châu Mỹ cùng
với việc buôn bán nô lệ. Sốt rét đã tàn phá thuộc địa Jamestown và tàn phát miền
Nam và Trung đơng. Đến năm 1830 nó đến tây bắc Thái Bình Dương. Trong nội
chiến Hoa Kỳ, có hơn 1,2 triệu ca sốt rét trong số lính của hai phía. Phía nam Hoa
Kỳ tiếp tục bị ảnh hưởng với hàng triệu ca sốt rét trong thập niên 1930.
Sốt vàng da
12


Các thành phố xa về phía bắc của New York, Philadelphia, và Boston đã
từng bị dịch bệnh này tấn công. Năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da
lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân Philadelphia—chiếm
gần 10% dân số thành phố này. Khoảng phân nửa công dân đã rời bỏ thành phố, bao
gồm cả George Washington. Khoảng 300.000 người được tin là đã chết do sốt vàng
da ở Tây Ban Nha trong suốt thế kỷ 19.

Như vậy trong lịch sử loài người cũng đã từng xảy ra rất nhiều dịch bệnh
khủng khiếp cướp đi hàng ngàn, hàng triệu sự sống nhưng tốc độ phát triển của các
dịch bệnh chỉ đạt một giới hạn nhất định nào đó, khơng như từ những năm 50 của
thế kỉ XX trở lại đây các dịch bệnh bùng phát với một cách chóng mặt, lây lan
nhanh chóng khó kiểm soát và ngày càng nguy hiểm hơn.
1.3.

Nhân tố tác động đến việc bùng phát các đại dịch bệnh nửa sau thế kỉ

XX
1.3.1. Sự gia tăng dân số
Dân số tăng mạnh nhất từ đầu thế kỷ XX trở đi, khi mà các nước thuộc địa
giành được độc lập đã áp dụng được các thành tựu của khoa học kĩ thuật, cải thiện
được các điều kiện kinh tế, xã hội, giảm được tỷ lệ tử vong do chiến tranh nên dân
số có sự gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên dân số thế giới tăng nhanh nhất là ở nửa
sau thế kỷ XX. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước
đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ la tinh, do các nước ở đây bị các nước châu Âu
đặt ách thống trị trước đó đến nay mới giành được độc lập, cịn Châu Âu vào cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sớm tiến hành cơng nghiệp hóa và là nơi đứng đầu
trong các khu vực có dân số tăng nhanh thì này nay lại trở thành khu vực có dân số
tăng chậm nhất..
Gia tăng dân số một mặt tạo ra nguồn nhân công dồi dào đáp ứng nhu cầu
cho sự phát triển kinh tế nhưng mặt khác nó cịn dẫn đến các tác động tiêu cực. Như
tạo sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực
phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả
năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp. Sự gia tăng dân số đơ thị và sự hình thành các thành phố
lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thối nghiêm
13



trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh khơng đáp ứng kịp cho sự phát
triển dân cư. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường nước tăng lên… Những
tác động tiêu cực này là cơ hội cho sự phát triển của các dịch bệnh.
Như vậy có thể thấy được một trong những nguyên nhân gây ra sự gia tăng
về dịch bệnh từ nửa sau thế kỉ XX là do sự bùng nổ dân số.
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu
Trong thế kỷ trước, Trái đất của chúng ta đã phải hứng chịu nhiều sự thay
đổi bất thường về thời tiết do tình trạng nóng lên tồn cầu gây ra. Nhiệt độ trung
bình bề mặt trái đất đã tăng 0,74 ± 0,18°C. Đó là thực tế khơng chối cãi được. Tất
cả các phép đo sử dụng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau đều khẳng định
điều đó. Trong thế kỷ hai mươi, sự nóng lên tồn cầu đã làm cho băng ở các địa cực
cũng như trên các dịng sơng tan chảy nhanh chóng dẫn đến mực nước biển tăng
khoảng 17 cm.
Nguyên nhân là do sự thải ra do xe hơi và xe tải phóng ra một lượng lớn chất
ơ nhiễm vào khí quyển. Monoxyt cacbon làm giảm hiệu quả hít thở do nó kết hợp
khơng thuận nghịch với hemôglobin trong máu; các oxyt nitơ sinh ra mưa axit và có
thể làm trầm trọng thêm tình trạng hô hấp như bệnh suyễn,các phần tử của cacbon
phản ứng dưới ánh sáng mặt rời tạo ra ozon ở mức thấp dưới đất, là chất gây ra các
vấn đề hơ hấp và các hợp chất của chì làm chậm sự phát triển của trẻ em. Thêm vào
đó các loại xe có động cơ giải phóng ra một lượng dioxit cacbon, là chất góp phần
vào hiệu ứng nhà kính. Trong công nghiệp, tất cả các ngành công nghiệp đều tạo ra
rác thải ở nhiều dạng. Trong nông nghiệp việc canh tác với cường độ lớn đòi hỏi đất
phải được sử dụng trực tiếp năm này qua năm khác mà không đuợc nghỉ ngơi. Vì
thế các loại phân bón nhân tạo có tác động nhanh chứa nồng độ nitrat cao cần thiết
được sử dụng. Sự sản xuất phân bón địi hỏi một lượng điện năng đáng kể, và vì thế
nó cung là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường làm biến đổi khí hậu. Và
biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ kéo theo nhiều hậu quả về kinh tế cũng như xã hội.
Một trong những hậu quả nặng nề mà con người phải chịu đó là vấn đề dịch bệnh.

Vì sự ơ nhiễm có thể biến đổi cân bằng của hệ sinh thái, làm cho cây cối và thực vật
khó khăn hoặc khơng thể phát triển và sinh sản, và có thể gây nguy hại cho sức
khỏe con người. Gây ra khuyết tật trong sinh sản và các dịch bệnh nguy hiểm.
14


Như vậy có thể thấy được sự biến đổi của mơi trường của khí hậu là một
trong những ngun nhân gây ra sự bùng phát các dịch bệnh với mật độ dày đặc và
mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.

15


CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ ĐẠI DỊCH THẾ GIỚI TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY
2.1. Một số đại dịch thế giới từ nửa sau thế kỉ XX
2.1.1. Dịch SARS
SARS là hội chứng hơ hấp cấp tính nặng, là một căn bệnh hô hấp rất giống
với bệnh viêm phổi không điển hình, được phát hiện đầu tiên tại tỉnh Quảng Đơng,
Trung Quốc năm 2002, SARS là viết tắt của từ tiếng Anh "Severe acute respiratory
syndrome".
Nguyên nhân của bệnh SARS chưa được xác định một cách chính xác, có ý
kiến cho rằng bệnh do virut mới thuộc họ coronavirus gây ra. Cụ thể: “Các nhà
khoa học tại CDC và nhiều phịng thí nghiệm khác trên thế giới đã phát hiện ra một
loại virus mới thuộc chủng Coronavirus trong những bệnh nhân SARS. Hiện nay,
virus này được nghi ngờ là nguyên nhân chính gây SARS, tuy nhiên cũng có nhiều
virus khác cũng đang được nghiên cứu để tìm những nguyên nhân tiềm ẩn khác”
[8]. Cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân của SARS là do một loại virus thuộc
chủng paramyxovirus, theo nghiên cứu của một số phịng thí nghiệm thuộc mạng
lưới của Tổ chức Y tế Thế giới [8]. Và theo kết quả cơng trình nghiên cứu được

viện nghiên cứu khoa học quốc gia Úc( CSIRO) công bố ngày 31/10, vi rút gây Hội
chứng viêm đường hơ hấp cấp tính (SARS) khiến hàng trăm người thiệt mạng vào
năm 2003, đã được xác nhận có nguồn gốc từ lồi dơi tai to ở Trung Quốc.
SARS lây lan thông qua đường hô hấp là chủ yếu. Khi một người mang mầm
bệnh ho hoặc hắt hơi, mầm bệnh theo các chất tiết từ đường hô hấp đi ra ngồi, lơ
lửng trong khơng khí, và người khác hít vào. SARS có thể lan nhanh và rộng bằng
khơng khí và qua tiếp xúc với các vật dụng và người mang mầm bệnh. Vi rút SARS
cũng có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết ra từ cơ thể
người bị nhiễm SASR như phân, mồ hơi, nước bọt, dịch nhầy, chất ói mửa hay nước
tiểu. Vì vi rút SARA có thể tồn tại trong phân và nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong ít
nhất 1-2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ngồi ra người bình thường cũng có thể nhiễm
vi rút SARS nếu tiếp xúc với những đồ vật có dính dịch bài tiết của cơ thể người
chứa vi rút như điện thoại, tay xoay cửa bị nhiễm vi rút. Vì vi rút SARS có thể sống
16


từ 3-6 giờ ở ngoài cơ thể người. Cho nên SARS có thể lan nhanh và rộng bằng
khơng khí và qua tiếp xúc với các vật dụng và người mang mầm bệnh [8].
Sau khi nhiễm virut SASR thì người nhiễm virut sẽ phát bệnh trong vòng từ
hai đến bảy ngày sau, một số trường hợp cá biệt có thể kéo dài trên 10 ngày khi tiếp
xúc với nguồn lây, với triệu chứng như đột ngột sốt cao, thường sốt liên tục trên 38º
C, đôi khi rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, ăn kém, đau đầu, đau mỏi các cơ, có thể đau
quanh hốc mắt và nổi hạch ngoại biên. Kèm theo đó là ho thường là ho khan, một số
trường hợp có đờm khi bội nhiễm, khó thở, suy hơ hấp, nghe phổi có thể có nhiều
tiếng ran. Khi chụp X-quang phổi sẽ thấy phổi bị viêm phổi kẽ, lúc đầu có thể khu
trú, sau đó lan toả. Tổn thương tiến triển nhanh từng ngày, trường hợp nặng có thể
mờ tồn bộ hai bên phổi [8].
Như vậy, ta có thể thấy mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc SASR rất cao do
cơ chế lây nhiễm là qua đường hô hấp và nó dễ dàng bị ngộ nhận là một bệnh cảm
cúm thơng thường.

Những người mắc SARS có khả năng tử vong rất cao nếu không được phát
hiện và chữa trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong càng trở nên cao hơn nếu người mắc phải là
người lớn tuổi khi mà hệ miễn dịch suy giảm dễ dàng bị các virut tấn công và phát
bệnh. Theo thống kê tỷ lệ tử vong khoảng 3-5%. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng có
thể lên đến 10%, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Thứ hai người nhiễm SARS sẽ
bị biến chứng: Mặc dù người nhiễm SARS sẽ được chữa trị khỏi nếu chữa trị kịp
thời và theo quy định của bác sĩ, nhưng những người mắc phải virut này sau khi
chữa trị khỏi đều có nguy cơ bị biến chứng cao. Những người bị nhiễm xảy ra viêm
phổi có thể gây nhiều biến chứng như suy tim, suy thận [8].
Do phải chi phí cho việc phịng ngừa lây lan chữa trị cho những người bị
mắc SARS, vùng có SARS. Mặc khác, nó làm ngưng trệ các hoạt động giao thương
bn bán giữa các vùng các miền và các quốc gia với nhau, vì để khoanh vùng dịch
ngăn cản sự lây lan ra các vùng xung quanh thì buộc phải ngừng giao thương buôn
bán với các vùng lân cận do mức độ nguy hiểm và đặc điểm lây lan của SARS. Các
quốc gia có quan hệ giao thương với nước bị nhiễm dịch thì lo ngại dịch sẽ lây
truyền sang nước họ làm bùng phát một đại dịch với qui mô tồn thế giới mà khơng
có cách ngăn chặn được. Thứ hai làm cho xã hội rối loạn: Vì người dân bị khủng
17


hoảng vì mức độ lây lan và hệ quả đáng sợ của nó. Làm cho những người nhiễm
bệnh bị những người chưa nhiễm bệnh kì thị và xua đuổi. Làm cho q trình khống
chế dịch trở nên khó khăn hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy hệ quả và ảnh hưởng mà dịch SARS để lại là
rất lớn nó làm chậm lại quá trình phát triển của con người, là một trong những yếu
tố ngăn cản sự phát triển của kinh tế xã hội.
2.1.2. Dịch Lao
Lao là một bệnh truyền nhiễm được phát hiện vào năm 1882. Bệnh Lao được
gây ra bởi một loại vi trùng có tên gọi là Mycobacterium tuberculosis thuộc họ
Mycobacteriaceae. Vi trùng Lao này có hình que, sinh sản chậm, hiếu khí dài 2 – 4

µm, rộng 0,3 – 0,5 µm, kháng cồn acid khi nhuộm Ziehl – Nielson và phát triển
trong môi trường giàu chất dinh dưỡng (đường, muối khoáng, đàm, sinh tố, dinh
dưỡng). Vi khuẩn Lao sinh sản chậm 20 -24 giờ một lần bằng cách phân đôi. Vi
khuẩn Lao phát triển tốt nhất ở pH = 6,8 – 7,2 và nhiệt độ 37 - 38◦C. Vi khuẩn Lao
có thể tồn tại 3 – 4 tháng trong điều kiện tự nhiên. Dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn
chết trong vòng 1,5 giờ, 2-3 phút dưới tia cực tím. Ở 42◦C chúng ngừng phát triển
và chết sau 10 phút ở 80◦C. Khi đun sôi đàm 5 phút thì bị tiêu diệt, với cồn 90◦ vi
khuẩn tồn tại được 3 phút. [22].
Trong các thể Lao thì Lao phổi là thể phổ biến nhất trong các thể của Lao.
Tuy nhiên, trong khoảng một phần ba các trường hợp, Lao cũng có thể xảy ra ở các
phần khác của cơ thể, ví dụ như Lao hạch bạch huyết, Lao màng não, Lao khớp,
Lao thận, Lao phúc mạc[26]. Lao không phải là bệnh di truyền, mà là bệnh lây
nhiễm với khả năng lây nhiễm vô cùng cao. Mức độ lây lan rất nhanh thông qua
đường hô hấp là chủ yếu, có nghĩa là khi một bệnh nhân Lao ho, hắt hơi mà khơng
che chắn thì sẽ phát tán các vi khuẩn ra khơng khí và từ đó vi trùng lao bám vào và
lây lan cho người bình thường nếu tiếp xúc gần người bệnh. Cụ thể: “Vi khuẩn lao
vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, khi bệnh nhân lao phổi ho, hắt hơi sẽ phát
tán các vi khuẩn ra khơng khí, lây lan cho người bình thường.”[26]. Mặt khác,
những bệnh nhân Lao thường khạc nhổ khá nhiều đờm, trong đờm có rất nhiều vi
khuẩn Lao, khi ra mơi trường khơng khí vi khuẩn Lao có thể sống được 3 – 4 tháng
và người bình thường nếu tiếp xúc với đờm của người bị Lao thì sẽ vơ tình mắc
18


bệnh [22]. Ngồi con đường hơ hấp, tiếp xúc với dịch đờm của bệnh nhân mắc Lao
thì có thể nhiễm vi trùng Lao gián tiếp, thông qua việc uống sữa của bị bị nhiễm
Lao chưa qua xử lí. Theo thống kê cứ một bệnh nhân mắc Lao có thể lây nhiễm cho
mười người khác trong một năm và trong số mười người đó thì sẽ có một người sẽ
trở thành bệnh nhân Lao. Độ tuổi dễ bị lây nhiễm Lao nhất là từ 20 tuổi đến 40 tuổi
[22].

Sau khi bị nhiễm vi trùng Lao thì người bị nhiễm thường khơng có một biểu
hiện nào rõ ràng để chứng tỏ người đó bị nhiễm Lao. Rất nhiều người có vi khuẩn
Lao nhưng không phát bệnh (80-90%). Chỉ đến khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh
mới tái phát. Những điều kiện thuận lợi ở đây có thể nhắc đến như : Suy dinh
dưỡng, kém ăn, mất ngủ, hút thuốc lá, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc nhiều với mơi
trường ơ nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá, uống rượu bia và đặc biệt là nghiện ma
túy…khi đó sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút khiến vi khuẩn Lao dễ dàng “thức
dậy”, sinh sản và phát triển tràn lan. Tuy nhiên, cũng có người bị nhiễm vi trùng
Lao có những biểu hiện thể hiện rõ mình đã nhiễm Lao như ho kéo dài gần 2 tuần,
ho khan, ho ra máu có khi khạc ra đờm hoặc trong đờm lẫn máu, ngoài ra còn một
số biểu hiện khác như sút cân trầm trọng, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, theo
dõi thân nhiệt thấy sáng và chiều cách nhau khoảng nửa độ, ví dụ sáng 37ᵒC, chiều
37,3ᵒC – 37,5ᵒC kéo dài nhiều ngày, ra mồ hôi “trộm” ban đêm, đau ngực, đôi khi
khó thở. Cảm giác mỏi mệt tồn thân, chán ăn, sụt cân trong những tháng đầu có
trường hợp cảm thấy khó thở, tức ngực [27]. Như vậy, có thể thấy được Lao là do vi
trùng Mycobacterium tuberculosis, và mỗi con người chúng ta đều có nguy cơ mắc
Lao rất cao do cơ chế lây nhiễm là qua đường hô hấp. Tuy nhiên chúng ta khó có
thể nhận biết được mình mắc Lao khi mà đến 80/90% khơng có biểu hiện ra bên
ngồi chỉ khi có đủ điều kiện mới bộc phát. Cho nên nó trở thành một trong những
đại dịch của con người từ nửa sau thế kỉ XX.
Hệ quả đầu tiên mà Lao gây ra đó là tử vong, người mắc Lao nếu không phát
hiện và điều trị kịp thời thì có khả năng tử vong rất cao khoảng 5%. Vì có đến 90%
nhiễm khuẩn Lao là khơng có triệu chứng, chỉ có 10% Lao là có triệu chứng rõ rệt.
Trong 10% đó có một nửa chết vì bệnh Lao [8]. Số người tử vong của Lao chỉ đứng
sau HIV/AIDS, vì trên phạm vi tồn thế giới, Lao là bệnh truyền nhiễm gây chết
19


đứng hàng thứ hai, chỉ sau HIV. Theo thống kê trung bình mỗi năm trên thế giới có
khoảng 3 triệu người chết vì Lao. Và đa số các ca tử vong này xảy ra tại các nước

đang phát triển [1].
Hệ quả thứ hai mà Lao gây ra đó là để lại các biến chứng, nếu người mắc
Lao không phát hiện để điều kịp thời mà đến khi quá muộn mới điều trị thì nó để lại
những biến chứng hết sức nặng nề. Một trong những biến chứng của Lao là ho ra
máu, ho ra máu vừa là biểu hiện của giai đoạn nghiêm trọng khi mắc Lao nhưng
cũng vừa là biến chứng mắc phải sau khi điều trị khỏi ở những bệnh nhân phát hiện
và điều trị Lao muộn. Giãn phế quản cũng là một trong những di chứng thông
thường của bệnh nhân Lao phổi, khi vi khuẩn Lao phá hủy nhu mô phổi, tổ chức xơ
phát triển, dây xơ co kéo làm phế quản bị biến dạng hẹp lại. Làm cho người bệnh
ho, ho thường xuyên và liên tục, rát ngứa ở cổ họng, khạc đàm [11]. Xơ phổi cũng
là một trong những biến chứng mà người mắc Lao sau khi được chữa khỏi mắc
phải. Vùng nhu mô phổi bị Lao khi lành bệnh sẽ thành thẹo, gọi là bị hóa xơ. Nếu ít,
thì khơng ảnh hưởng đến chức năng phổi. Nếu nhiều quá, phần phổi bị xơ không
hoạt động trao đổi khí được, bệnh nhân bị suy hơ hấp. Có nhiều người khi chụp
phim phổi tình cờ phát hiện có tổn thương xơ, di chứng của Lao trước đó đã được
chữa khỏi. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị riêng biệt cho di chứng này [11].
Tràn khí màng phổi đây là biến chứng nặng của bệnh nhân Lao đã được chữa khỏi
bị di chứng về sau, gây suy hô hấp nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Biến chứng có thể xảy ra sau một gắng sức hoặc khơng có tác nhân nào cụ thể.
Bệnh nhân đột ngột thấy đau ngực, khó thở, mức độ khó thở nhiều hay ít tùy vào
tình trạng hơ hấp trước đó của bệnh nhân. Nếu là người đã suy hô hấp do di chứng
của các bệnh phổi khác bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì tràn khí màng phổi sẽ gây
suy hơ hấp cấp nguy hiểm đến tính mạng [11]. Một trong những biến chứng nặng nề
nhất của bệnh nhân bị Lao mặc dù đã chữa trị khỏi đó là suy hơ hấp mãn tính. Nếu
bệnh Lao q nặng, tổn thương phổi nhiều, thì sau khi chữa khỏi di chứng cũng rất
nặng nề. Phổi bị xơ hóa nhiều, khơng hoạt động trao đổi khí được, bệnh nhân sẽ suy
hơ hấp. Nhất là với những bệnh nhân nghiện hút thuốc lá sẽ thúc đẩy diễn tiến của
bệnh nhanh chóng đi đến kết thúc hơn [11].
Những hệ quả do Lao gây ra ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội từ
kinh tế đến xã hội. Nó làm cho kinh tế bị cạn kiệt, do phải chi phí cho việc phòng

20


ngừa lây lan chữa trị cho những người bị mắc Lao vùng có Lao. Mặc khác, nó làm
ngưng trệ các hoạt động giao thương buôn bán giữa các vùng các miền và các quốc
gia với nhau, vì để khoanh vùng dịch ngăn cản sự lây lan ra các vùng xung quanh
thì buộc phải ngừng giao thương bn bán với các vùng lân cận do mức đọ nguy
hiểm và đặc điểm lây lan của Lao. Các quốc gia có quan hệ giao thương với nước bị
nhiễm dịch thì lo ngại dịch sẽ lây truyền sang nước họ làm bùng phát một đại dịch
với qui mơ tồn thế giới mà khơng có cách ngăn chặn được. Về xã hội thì làm cho
xã hội bị rối loạn, người dân bị khủng hoảng vì mức độ lây lan và hệ quả đáng sợ
của nó. Làm cho những người nhiễm bệnh bị những người chưa nhiễm bệnh kì thị
và xua đuổi. Làm cho quá trình khống chế dịch trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Như vậy qua những hệ quả và ảnh hưởng của dịch Lao đối với con người,
chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của Lao đối với con người có khả
năng giết chết con người một cách nhanh chóng nếu như khơng phát hiện kịp thời
để điều trị và nhanh chóng bùng phát thành dịch nếu như khơng kịp thời cách li.
2.1.3. Dịch Cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm
virut cúm. Bệnh gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên. Tác nhân gây dịch Cúm là
do một siêu vi trùng mới gây cúm thuộc họ Orthomyxovirus. Siêu vi trùng cúm này
chia làm ba loại: A, B và C. Trong ba loại này thì siêu vi trùng cúm loại A và C gây
cúm ở nhiều động vật trong đó có cả con người, loại B thì chỉ nhiễm riêng lồi
người. Và mức độ nguy hiểm và khả năng bùng phát của mỗi loại cũng khác nhau.
Siêu vi trùng cúm loại A gây cúm trầm trọng ở người và chia thành nhiều loại khác
nhau như H1N1 "cúm tây Ban Nha", H2N2 "cúm Á châu", H3N2 "cúm Hong
Kong", H5N1 cúm "gia cầm" trong hai năm 2006-7. H7N7 cúm có khả năng lạ, gây
cúm gia cầm và người. H1N2 gây cúm ở người và heo. Ngồi ra cịn có các dạng
như H9N2, H7N2, H7N3, H10N7. Siêu vi trùng cúm loại B gây cúm ở người nhưng
không bùng phát thành dịch giống như siêu vi trùng cúm A do siêu vi trùng cúm B

không biến đổi nhanh như siêu vi trùng cúm A, siêu vi trùng cúm loại C thì gây cúm
ở người và heo có khả năng bùng phát dịch rất mạnh, nhưng rất hiếm khi xảy ra
[44].

21


Con đường lây truyền của Cúm cũng thông qua con đường hô hấp hoặc tiếp
xúc với các dịch tiết của vật chủ mang bệnh, khi bùng phát thành dịch thì nó lây
trực tiếp lây từ người sang người. Cụ thể: “Virut cúm lây trực tiếp, qua những giọt
nhỏ nước bọt bắn ra khi bệnh nhân hay người lành mang trùng ho, hắt hơi, hay nói
chuyện .”[20] Tùy theo loại virut Cúm mà người nhiễm phải loại vi rút đó có những
biểu hiện khác nhau:
Nếu nhiễm phải siêu vi trùng Cúm loại B thì thời gian ủ bệnh là từ một đến
hai ngày với các triệu chứng như sốt cao, kèm theo là đau đầu, mệt mỏi, kiệt sức và
ho. Sau đó thì bệnh chuyển sang nặng hơn với biểu hiện là sốt cao hơn khoảng từ 38
- 39°C, chán ăn, mệt mỏi, tiểu ít, đau đầu, đau mỏi người và cuối cùng thì bệnh sẽ
thuyên giảm và lành hẳn. Bệnh cúm do siêu vi trùng Cúm loại B gây ra thường lành
tính và tự khỏi trong vịng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới biến chứng như
viêm màng phổi, viêm tai xương chũm..... của bệnh, nhất là ở trẻ em và người già
trên 65 tuổi [6]. Nếu nhiễm phải siêu vi trùng cúm loại A mà tiêu biểu là cúm H5N1
thì thời gian gian ủ bệnh lâu hơn cúm thơng thường do siêu vi trùng cúm B, có thể
từ 2 đến 5 ngày cũng có thể kéo dài hơn từ 8 đến 17 ngày. Khi phát bệnh thì có các
triệu chứng như sốt cao hơn 38°C, ho có đờm, khó thở tiến triển, thở nhanh, tím
mơi, một số trường hợp có đau bụng, nơn, ỉa chảy phân nhiều nước khơng có nhầy
máu. Nếu khơng chữa trị kịp thời thì sẽ suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Cụ thể:
“Lâm sàng nhiễm virut cúm A H5N1 có thể có các thể khơng có triệu chứng, thể
bệnh nhẹ nhưng chủ yếu là các thể bệnh nặng với các tổn thương phổi lan toả và
suy đa tạng. Thời gian ủ bệnh dài hơn thể cúm thông thường, ở Hồng Công từ 2 - 4
ngày, Việt Nam, Thái Lan có thể kéo dài 8 ngày. Những trường hợp trong cùng gia

đình thời gian khởi phát cách nhau khoảng 2 - 5 ngày nhưng có thể dao động 8 - 17
ngày. Các biểu hiện chủ yếu: Sốt cao > 38°C có thể gai rét hay rét run. Biểu hiện
toàn thân giống như cúm thông thường kèm theo các triệu chứng đường hô hấp
dưới. Một số trường hợp có đau bụng, nơn, ỉa chảy phân nhiều nước khơng có nhầy
máu…Tình trạng suy hơ hấp liên quan đến hiện tượng thâm nhiễm lan toả 2 phổi và
biểu hiện của hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). Suy đa phủ tạng trong
nhiễm cúm A H5N1 rất thường gặp với suy thận, suy gan, suy hô hấp. Tỷ lệ tử vong
của bệnh cao khoảng 50% các trường hợp bệnh được chẩn đoán. Bệnh nhân
22


×