CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Lịchsử nghiên cứu vấn đề:
Nghiên cứu Văn tâm điêu long 文心雕龍 đã có lịch sử trên một nghìn năm.
Những gì mà các nhà nghiên cứu trong một nghìn năm đã làm được không
phải là nhỏ. Kiến thức lí giải về Văn tâm điêu long ngày càng được tích lũy
và mở rộng đào sâu thì công tác hệ thống, tổng kết những thành tựu nghiên
cứu càng trở nên vô cùng cấp thiết. Trên các xuất bản phẩm của Trung Quốc
cuối thế kỉ xx và đầu thế kỉ XXI, người ta thấy xuất hiện rất nhiều những
công trình nghiên cứu đáp ứng nhu cầu đó. Những công trình tổng kết thành
tựu nghiên cứu Văn tâm điêu long xuất hiện nhiều và chủ yếu có thể chia ra
làm hai dạng tổng kết khác nhau. Dạng tổng kết thứ nhất là những cuốn sách
chuyên viết về lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long. Dạng tổng kết thứ hai
là những luận văn khoa học của các thạc sĩ tiến sĩ, các luận văn trên các tạp
chí nghiên cứu học tập chuyên ngành và những chương đoạn của một số
sách nghiên cứu. Chúng ta có thể kể ra đây một số trứ tác tiêu biểu làm ví
dụ.
Dạng tổng kết thứ nhất không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò của cuốn sách
do Trương Thiếu Khang 张少康 chủ biên: Văn tâm điêu long nghiên cứu sử
文心雕张张究史, Bắc Kinh đại học xuất bản xã 北京大张出版社, tháng 9
năm 2001. Cuốn sách này xứng đáng là công trình tổng kết đầy đủ nhất mặt
tư liệu mà chúng ta hiện nay có được về nghiên cứu Long học (chúng tôi sẽ
giới thuyết ở đầu Chương 2) kể từ khi mới bắt có ngành nghiên cứu này cho
đến hết thế kỉ XX. Thế mạnh của những tổng kết mà nhóm Trương Thiếu
Khang đã tiến hành là ở hệ thống tư liệu cực kì đầy đủ của họ về nghiên cứu
Văn tâm điêu long trên toàn thế giới (dĩ nhiên chỉ trừ Việt Nam vì nghiên
cứu tác phẩm này ở Việt Nam mới chỉ chính thức khởi động từ sau năm
1996 và chưa làm được gì đáng kể). Nhóm của Trương Thiếu Khang bao
gồm các nhà nghiên cứu, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng như
Trương Thiếu Khang, Uông Xuân Hoằng 汪春泓, Trần Doãn Phong 陳允鋒
và Đào Lễ Thiên 陶禮天. Những nhà nghiên cứu này rất ý thức được rằng
công trình của họ phải có tính tổng kết đánh dấu cho hàng nghìn năm nghiên
cứu Long học, thế nên họ đã đem đến cho hơn bảy trăm năm mươi trang của
cuốn sách một nền móng với khả năng bao quát cực lớn từ Trung Quốc đại
lục, Đài Loan, Hồng Kông cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Âu Mĩ…
Điều này khiến cho cuốn sách trở thành một đỉnh cao, một thách thức buộc
1
những nhà nghiên cứu sau này phải vượt qua nếu muốn được thừa nhận khi
họ tiếp tục làm công tác tổng kết tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long.
Một ưu điểm nữa cần phải kể đến là những cố gắng của nhóm Trương Thiếu
Khang trong việc xây dựng một mục lục đầy đủ nhất hiện nay cho toàn bộ
những trứ tác nghiên cứu Văn tâm điêu long xuất hiện trong thế kỉ XX.
Thông qua việc phân tích thư mục này kết hợp với những trình bày theo lối
biên niên sử về các sự kiện trong nghiên cứu Văn tâm điêu long, người đọc
có thể theo dõi được toàn bộ những biến chuyển của nghiên cứu Văn tâm
điêu long trong suốt mười mấy thế kỉ và đặc biệt rõ rệt và quan trọng là của
thế kỉ XX. Trên khía cạnh tổng kết những thành tựu nghiên cứu Văn tâm
điêu long thời kì xa xưa dưới những triều đại của các hoàng đế Trung Hoa,
cuốn sách Văn tâm điêu long nghiên cứu sử thực sự là một thách thức khó
vượt qua với bất kì nhà nghiên cứu nào muốn lặp lại và làm “tốt” hơn công
việc ấy. Cuốn sách của nhóm Trương Thiếu Khang đã hệ thống lại một khối
lượng thư tịch rất đầy đủ có liên quan đến nghiên cứu Văn tâm điêu long
giai đoạn này. Thành tựu này là sự tổng kết toàn bộ những tìm tòi của nhiều
thế hệ học giả Trung Quốc. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, những thành tựu này
sẽ càng ngày càng bổ sung thêm trong quá trình người Trung Quốc khai thác
kho tư liệu đồ sộ mà cha ông họ để lại. Đối với chúng ta mà nói, việc phát
hiện ra thêm một tư liệu gì mới để lật lại những gì mà những người Trung
Quốc trong suốt nhiều thế kỉ đã làm được là điều cực khó và hoàn toàn dựa
vào may mắn. Chúng tôi quả thực không có phát kiến gì thêm về tư liệu so
với cuốn Văn tâm điêu long nghiên cứu sử mà chỉ có những đóng góp trong
việc lí giải lại, hệ thống lại dưới ánh sáng của lí luận mới những gì mà người
ta đã biết. Song cuốn sách của nhóm Trương Thiếu Khang biên soạn dĩ
nhiên không làm cho người đọc cảm thấy thỏa mãn ở nhiều điểm. Thứ nhất,
nhóm Trương Thiếu Khang trong khi viết lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu
long trong các giai đoạn đã coi lịch sử truyền bá và ảnh hưởng của Văn tâm
điêu long đối với nước ngoài là một phần có vị trí độc lập trong lịch sử
nghiên cứu Văn tâm điêu long. Nghiên cứu về quá trình truyền bá và ảnh
hưởng của Văn tâm điêu long chỉ có thể làm rõ cho một số vấn đề của lịch
sử nghiên cứu, song bản thân nó không thể đứng ngang hàng với những sự
kiện trong nghiên cứu Văn tâm điêu long. Điều này cho thấy ý thức về đối
tượng có thể chưa rõ ràng trong những trình bày của các nhà nghiên cứu
thuộc nhóm của Trương Thiếu Khang. Thứ hai, việc phân kì lịch sử nghiên
cứu Văn tâm điêu long lại không dựa vào những trứ tác có tính bước ngoặt
trong nghiên cứu Văn tâm điêu long mà lại dựa vào những mốc lịch sử để
phân chia ra làm các thời kì cổ đại (chia theo các thời đại và dừng lại ở chiến
tranh nha phiến 1840), cận hiện đại (từ chiến tranh nha phiến cho đến thời kì
Ngũ Tứ 1919), đương đại (trong đương đại lại lấy mốc cải cách năm 1978 để
2
phân chia hai tiểu giai đoạn: từ năm 1919 đến năm 1978 và sau cải cách đến
2000). Không thể phủ nhận ảnh hưởng của những biến động xã hội đến
nghiên cứu văn học song cũng không thể phủ nhận tính “tự trị” của văn học
đối với các sự kiện xã hội. Sự kiện văn học vận động không hoàn toàn trùng
lặp với quá trình vận động của lịch sử xã hội. Việc phân chia các giai đoạn
trong lịch sử của một đối tượng nào đó nhất thiết cần phải dựa trên sự quan
sát quá trình vận động của bản thân đối tượng. Như vậy sự phân chia các
giai đoạn trong nghiên cứu Văn tâm điêu long phải được đánh dấu bằng các
sự kiện có tính bước ngoặt trong nghiên cứu Văn tâm điêu long. Thứ ba, bộ
Văn tâm điêu long nghiên cứu sử quá đặt nặng vấn đề vào vấn đề tư liệu mà
không chú trọng lí giải các hiện tượng trong nghiên cứu Văn tâm điêu long.
Thứ tư, với tư cách là một bộ nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu một tác
phẩm văn học thì tác giả nên tập trung vào làm rõ những sự thay đổi của
phương pháp nghiên cứu Văn tâm điêu long qua từng giai đoạn và thời kì,
đây là điều mà cuốn sách của nhóm Trương Thiếu Khang vẫn còn chưa làm
được tốt. Thứ năm, đây không là một sự bất mãn về một khuyết điểm mà là
một sự không thỏa mãn có nguồn gốc khách quan. Với tư cách là tác phẩm
của một cá nhân hay một nhóm cá nhân nhất định, Văn tâm điêu long nghiên
cứu sử mãi mãi chỉ có giá trị như một cái nhìn, một cách hình dung và lí giải
về lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long. Sự bất mãn của chúng tôi không
phải vì cách hình dung đó sai trái. Nếu ta chịu khó đặt mình vào trong môi
trường mà Trương Thiếu Khang và nhóm của ông quan niệm và tư duy, ta sẽ
hiểu được sự hợp lí của những hình dung ấy. Song quả thực người viết bài
này cũng có những cách hình dung của riêng mình khi tiếp cận với lịch sử
nghiên cứu Văn tâm điêu long. Cách hình dung này mâu thuẫn với cách hình
dung của Trương Thiếu Khang vì sự khác biệt của hai nghiệm sinh cá nhân
đối với cùng một đối tượng.
Ngoại trừ cuốn sách của Trương Thiếu Khang, cuốn sách có thể coi như có
tính tập đại thành về nghiên cứu Văn tâm điêu long thì những tác phẩm có
giá trị tổng kết cho nghiên cứu về Văn tâm điêu long giai đoạn cổ điển gần
như rất ít xuất hiện. Chúng ta hay gặp những tổng kết vấn đề này được ghi
chép một cách rất sơ lược trong một số tư liệu dạng thức hai tức là những
luận văn khoa học của các thạc sĩ tiến sĩ, các luận văn trên các tạp chí nghiên
cứu học tập chuyên ngành và những chương đoạn của một số sách nghiên
cứu. Cần phải kể đến cuốn sách đầu tiên có tính chất tổng kết những thành
tựu nghiên cứu của các nhà trí thức cổ đại Trung Hoa về Văn tâm điêu long,
đó là cuốn sách của Hoàng Thúc Lâm 黃叔琳 đời Thanh 张 có nhan đề là
Văn tâm điêu long tập chú 文心雕龍輯注 (năm 1957, Trung Hoa thư cục 中
華書局 in phỏng cổ văn bản sách này). Ở phần Văn tâm điêu long nguyên
3
hiệu tính thị 文心雕龍元校姓氏, từ trang 13 đến trang 14 của bản sách do
Trung Hoa thư cục ấn hành, Hoàng Thúc Lâm đã thống kê được tên và tên
tự những nhà trí thức đã đóng góp công sức trong công tác hiệu khám văn
bản Văn tâm điêu long. Danh sách gồm 34 nhà trí thức cổ đại. Qua việc sử
dụng những thống kê này, công việc tổng kết của chúng tôi đã gặp rất nhiều
thuận lợi. Sau đó cần phải nói đến vai trò của một số luận văn khác trong
quá trình tổng thuật tình hình nghiên cứu đã có nhiều lần nhắc qua những
thành tựu của nghiên cứu Long học giai đoạn cổ điển: như Đồ Quang Xã 张
光社, Tổng thuật và bình luận về tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long
giai đoạn hiện đại 张代文心雕张张究述张, đăng trên Văn học bình luận 文
张张张 số 1 năm 1997, trang 142. Trương Thiếu Khang: Văn tâm điêu long
nghiên cứu 文心雕张张究,in trong tùng thư Hai mươi thế kỉ Trung quốc học
thuật văn tồn 20 世张中张张张文存 do Trần Bình Nguyên 张平原 chủ biên,
Hồ Bắc giáo dục xuất bản xã 湖北张育出版社, năm 2001, trang 1-3… Song
những tổng kết ở dạng thức này đều ở trong tình trạng rất sơ lược và có tính
chất nhân tiện mà nói. Về cơ bản, đối với yêu cầu của chúng tôi thì những
luận văn này không có gì mới hơn cuốn sách Văn tâm điêu long nghiên cứu
sử do Trương Thiếu Khang chủ biên. Chúng tôi cũng chỉ nêu ra mà xin tạm
bỏ qua không bình luận thêm gì hết.
1.2.Cơ sở lí luận:
Chúng tôi ý thức được rõ ràng công việc của chúng tôi là viết là một giai
đoạn lịch sử nghiên cứu một tác phẩm văn học, bởi vậy chúng tôi sẽ chịu
ràng buộc của những phương pháp của lịch sử và những phương pháp đặc
thù của lịch sử văn học. Song những nghiên cứu này chưa có điều kiện về
thời gian để đạt được quy mô như mong đợi, thế nên chúng tôi vẫn đôi khi
sử dụng hai từ tổng thuật hoặc tổng kết để gọi tên cho công trình của mình
như để thể hiện sự chưa bằng lòng của chúng tôi đối với những gì mà mình
viết ra.
Chúng tôi hiểu lịch sử nghiên cứu văn học là một tường trình hợp lí của một
cá nhân hay một nhóm cá nhân có quan điểm thống nhất về tiến trình phát
triển của một nền văn học hay một giai đoạn văn học của một nền văn học
nào đó. Lịch sử văn học có tham vọng làm rõ những yếu tố gì quyết định chi
phối đến sự phát triển của văn học, vai trò của những nhà văn và những tác
phẩm kiệt xuất của họ trong sự chuyển hướng của phát triển văn học. Một số
người còn nói đến lịch sử văn học như là lịch sử của sự phát triển của những
4
quan niệm về cái Đẹp. Một số khác do ảnh hưởng của Karl R.Popper khẳng
định sự phát triển của lịch sử văn học cũng giống như sự phát triển của lịch
sử xã hội loài người cũng không thể sử dụng các lí thuyết và các mô hình lí
thuyết để khái quát hay rút ra một quy luật nào đó với mục đích dự đoán
được. Nhiều người đã nói đến sự vô nghĩa của những khái quát lịch sử và họ
đã chuyển những khoa học về lịch sử trở về với phạm vi của những nghiệm
sinh cá nhân bằng khái niệm “bài tự sự” narrative. Song dù là nghiệm sinh
cá nhân ấy chỉ có thể đem lại cho ta một nhận thức về sự phát triển của văn
học không như nó vốn có thì cũng không thể phủ nhận được rằng, những bài
tự sự xuất sắc nhất đã trở thành nhận thức chung của nhiều người khác nhau
và cơ hồ như nó được coi như là chân lí. Tạo ra một chân lí tương đối - cần
thiết là nhiệm vụ của những nhà văn học sử.
Hình dung của chúng tôi về lịch sử văn học hay lịch sử của nghiên cứu văn
học là tương đối giống nhau. Lịch sử của những công trình nghiên cứu một
nền văn học, một tác giả hay một tác phẩm văn học luôn đậm tính nghiệm
sinh cá nhân và nghiệm sinh cá nhân đó nếu được thừa nhận và đồng cảm
bởi những nghiệm sinh khác nó hoàn toàn có thể trở thành những ý chung.
Nó giống với lịch sử văn học và các khoa học lịch sử ở điểm này. Song lịch
sử nghiên cứu văn học có tính tự trị riêng của nó với lịch sử văn học. Chúng
tôi cho rằng tính tự trị của nó thể hiện ở những điểm sau. Thứ nhất lịch sử
nghiên cứu tác phẩm văn học không chịu sự chi phối của sự phát triển văn
học, nó có lịch sử riêng so với lịch sử của sự phát triển văn học. Người ta có
thể bắt bẻ về sự tồn tại của lí luận văn học và lí luận văn học chẳng phải là
một dạng thức khái quát được rút ra từ lịch sử văn học hay sao? Song chúng
tôi chỉ đề cập đến lịch sử nghiên cứu tác phẩm văn học không đề cập đến
những vấn đề nghiên cứu về bản thể luận văn học. Thứ hai, đối tượng của
lịch sử nghiên cứu văn học là những trứ tác nghiên cứu văn học. Bởi vậy
tham vọng của lịch sử nghiên cứu văn học là ghi lại được những biến chuyển
của phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, tiếp nhận văn học và sự ra đời của
những lí thuyết có tính khái quát về văn học chứ không chỉ ghi lại những
thành tích nghiên cứu văn học. Những gì mà thành tích nghiên cứu văn học
đạt được thông thường là nhất thời, hoặc nó sẽ nhanh chóng bị vượt qua,
hoặc nó sẽ bị chuyển hóa để tạo ra những lí thuyết có tính khái quát về văn
học. Phương pháp nghiên cứu được thay đổi và những lí thuyết có tính khái
quát ra đời là động lực thúc đẩy và tác động đến sự chuyển mình của nghiên
cứu văn học.
Đối với một đối tượng là lịch sử nghiên cứu tác phẩm Văn tâm điêu long thì
lí thuyết về lịch sử nghiên cứu tác phẩm văn học dường như phải có ít nhiều
sự xô lệch. Văn tâm điêu long dưới dạng thức hình dung quen thuộc của nó
là một sản phẩm của sự tổng kết thực tế văn học của những triều đại trước
5
đời của Lưu Hiệp. Người ta vẫn quen cho nó là một tác phẩm lí luận văn học
cổ điển hay một cuốn sách thi pháp học cổ điển tức là cố hình dung nó theo
những mô hình tác phẩm những “thể loại” của lí luận văn học phương Tây.
Và với cách hình dung đó thì lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long là lịch sử
nghiên cứu về một tác phẩm nghiên cứu văn học. Dĩ nhiên cách hình dung
ấy sẽ xô lệch ít nhiều những lí luận trên. Song cần phải nói rằng Văn tâm
điêu long không phải chỉ là một tác phẩm lí luận văn học mà nếu có là thì nó
cũng là theo một cách khác so với cách mà ta vẫn hình dung về các tác phẩm
lí luận văn học. Văn tâm điêu long là một tác phẩm văn luận mà văn luận thì
không phải là lí luận văn học, lí luận nghệ thuật, lí luận triết học, lí luận văn
hóa…hay tất cả những cái đó cộng lại. Văn luận là một kiểu tác phẩm mà
đối tượng hướng tới bàn luận của nó là văn, một đối tượng phải được xác
định và cần phải được xác định trong một môi trường văn hóa đặc thù. Văn
tâm điêu long có thể tồn tại độc lập ra ngoài khỏi đời sống văn học
(literature) là vì vậy, và trong thành phần của nó có thể là một tác phẩm lí
luận văn học, một tác phẩm văn học thực thụ, một tác phẩm triết học, hay
bất kì cái gì mà khái niệm văn có thể bao quát…Đối với yêu cầu trước mắt
và thực dụng mà đề tài này đặt ra, chúng tôi sẽ chỉ khai thác Văn tâm điêu
long như một tác phẩm chuyển tải những tư tưởng về văn học. Vẫn biết
mình đang làm công chuyện thầy bói xem voi mà không biết làm thế nào
thoát ra được cái bản đồ khoa học của các nhà lí luận phương Tây đã sắp xếp
và được các nhà lí luận phương Đông gắn một cách thô bạo vào văn luận
phương Đông để bàn về Văn tâm điêu long như một chỉnh thể trong văn
luận.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN TÂM ĐIÊU LONG
GIAI ĐOẠN CỔ ĐIỂN VÀ SỰ KHAI SINH CỦA
VĂN TÂM ĐIÊU LONG HỌC HIỆN ĐẠI ĐẦU THẾ KỈ XX
Chúng tôi xin được bắt đầu bằng sự trình bày về một thói quen của người
Trung Quốc dễ gây hiểu nhầm. Người Trung Quốc thêm vào thành tố “học”
sau Văn tâm điêu long không phải là vì họ có ý thức về việc Văn tâm điêu
long đã trở thành một khoa học với đối tượng nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu chuyên biệt với các ngành khoa học khác . Mà theo như lí giải
của Trình Dụ Trinh 程裕张 thì đấy là để chỉ những ngành học thuật nghiên
cứu được hình thành, phát triển mang tính đặc thù từ mẫu thể là hệ thống
văn hóa Trung Quốc . Dĩ nhiên trong cách hình dung này của người Trung
Quốc cũng có cái nhìn dân tộc cực đoan chen vào, song không phải là họ
không có một tiêu chí nào đó để phân chia . Chúng tôi hiện bây giờ vẫn sử
6
dụng và sẽ tiếp tục sử dụng khái niệm Văn tâm điêu long học hay giản xưng
như người Trung Quốc là Long học 张张 là để chỉ một môn học vấn chuyên
nghiên cứu về tác phẩm nổi tiếng Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp 张张.
Thực ra những tiêu chí để chúng tôi định nghĩa Long học tương đối phức tạp
dài dòng sẽ được trình bày cặn kẽ khi chúng tôi tiến hành miêu tả quá trình
hình thành của ngành nghiên cứu này.
2.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long giai đoạn cổ điển
qua cái nhìn lịch đại:
Khái niệm giai đoạn cổ điển trong nghiên cứu Văn tâm điêu long là khái
niệm mà chúng tôi tạm thời nêu ra như một quy ước để tiến hành làm việc
chứ không nhằm xác định một giá trị nào, nhằm để chỉ những nghiên cứu về
cuốn sách của Lưu Hiệp xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỉ thứ V,
thứ VI, tức là khoảng thời gian sau khi Văn tâm điêu long được hình thành
cho đến trước khi Hoàng Khản 黃侃 giảng những bài giảng của ông về Văn
tâm điêu long trên giảng đường của đại học Bắc Kinh 北京大张 mà hiện nay
chúng tôi biết đó là vào khoảng năm 1914 .
Giai đoạn cổ điển trong nghiên cứu Văn tâm điêu long được đánh dấu bằng
hai thời kì quan trọng: giai đoạn trước nhà Nguyên 元 niên hiệu Chí Chính
至正 thứ mười lăm (tức năm 1355) và giai đoạn sau nhà Nguyên niên hiệu
Chí Chính thứ mười lăm. Việc lựa chọn năm 1355 làm điểm giới mốc là
chúng tôi đã lựa chọn năm ra đời của Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu
long 元至正本文心雕龍 cùng bài tựa cho cuốn sách của Tiền Duy Thiện 錢
惟善. Chúng tôi nhận thấy rằng bài tựa và văn bản Văn tâm điêu long chắc
chắn không phải là biến chuyển đầu tiên của nghiên cứu Văn tâm điêu long
thời kì cổ điển mà chúng ta đến nay còn biết được , song nó là chứng cứ sớm
nhất hiện nay chúng ta còn giữ lại được.
2.1.1.Nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi tác phẩm này ra đời cho đến
trước Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long và bài tựa của Tiền Duy
Thiện viết cho sách này:
Đối với mỗi giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long chúng ta trước khi
đưa ra các kết luận về đặc trưng, những đánh giá và nhận xét về giá trị cũng
như những điều còn khiếm khuyết trong nghiên cứu tác phẩm của Lưu Hiệp
thì việc điểm lại những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu Văn tâm điêu
7
long của mỗi giai đoạn là điều vô cùng cần thiết.
Trong giai đoạn này, tư liệu còn giữ lại được không nhiều, hơn nữa lại
tương đối mơ hồ. Những phẩm bình đầu tiên của Thẩm Ước 沈約, lãnh tụ
văn đàn đương thời Lưu Hiệp, sau này được ghi lại bằng ngòi bút của sử gia
đời Đường 唐 Diêu Tư Liêm 姚 思 廉 trong Lương thư 梁 書 (Lưu Hiệp
truyện 张张傳). Những ghi chép của tác giả Lương Thư cho biết Thẩm Ước
khi đọc tác phẩm của Lưu Hiệp đã bày tỏ thái độ cực kì trân trọng. Ông khen
tác phẩm đã thể hiện được sâu sắc cái Lí của Văn (nguyên văn: thâm đắc
Văn Lí) và thường đặt tác phẩm của Lưu trên bàn mình . Những ghi chép
của Lương thư không phải lúc nào cũng chính xác song những tường thuật
về sự kiện kia thì chúng tôi chưa thấy nhà nghiên cứu nào lên tiếng bác bỏ.
Hơn nữa đánh giá của Thẩm Ước về tác phẩm của Lưu Hiệp có ảnh hưởng
sâu rộng trong nghiên cứu Văn tâm điêu long các thời kì là điều không cần
phải chứng minh mà đã rõ. Hiếm có những cuốn sách chuyên luận nào về
Lưu Hiệp lại không trích dẫn bốn chữ "thâm đắc Văn Lí" của Thẩm Ước để
làm căn cứ cho những đánh giá của bản thân về giá trị của tác phẩm cũng
như khả năng văn chương siêu quần của tác giả Lưu Hiệp.
Các nhà Long học sử như Trương Thiếu Khang còn lưu ý đến một sự kiện
xảy ra vào thời đại của Lưu Hiệp mà theo họ có giá trị quan trọng trong lịch
sử nghiên cứu Văn tâm điêu long. Đó là sự kiện trong tác phẩm Kim lâu tử
金樓子 cụ thể là thiên Lập ngôn 立言 của Tiêu Dịch 蕭繹 triều Lương 梁
(rất gần với Lưu Hiệp) có những đoạn văn tự gần như trùng khít với thiên
Chỉ hà 指瑕 của Văn tâm điêu long . Hiện tượng này theo sách Văn tâm điêu
long nghiên cứu sử là một bằng chứng chứng minh cho sự lưu truyền của
Văn tâm điêu long ở đời nhà Lương, đồng thời cũng là một sự kiện đánh dấu
Lưu Hiệp đã xác lập được địa vị trọng yếu của mình trong một phái của nền
văn luận Trung Quốc . Có vẻ những tác giả của cuốn sách đã lạc quan hơi
thái quá khi họ đã loại bỏ nhiều khả năng có thể gây ra sự giống nhau này,
mà những khả năng này nhiều khi không dính dáng đến vấn đề truyền bá và
nghiên cứu Văn tâm điêu long. Chúng tôi muốn nói ở đây là khả năng cả
Lưu Hiệp và Tiêu Dịch đều chịu ảnh hưởng và lấy nguyên văn của một cuốn
sách nào đó đã từng lưu hành tương đối rộng trong thời kì nhà Lương đến
nay chưa khảo ra hoặc đã thất truyền (và vì vấn đề bản quyền chưa được đặt
ra như hiện nay, không ai cảm thấy chút áy náy nào cả). Mặt khác, mặc dù
giáo sư Trương Thiếu Khang có nói trước đời Tống (hẳn là có ám chỉ vai trò
của Tân Xử Tín và tác phẩm đã thất lạc của ông ta) trở về trước thì những
chú ý với Văn tâm điêu long chưa đạt đến trình độ nghiên cứu mà chỉ là
những vấn đề của truyền bá và ảnh hưởng, nhưng do vai trò của chúng đối
8
với nghiên cứu Văn tâm điêu long về sau này nên chúng cũng được tính là
lịch sử nghiên cứu của Văn tâm điêu long, chúng tôi để tránh một sự hỗn
loạn trong trình bày những vấn đề chưa phải là trọng tâm nghiên cứu của
luận văn này sẽ không đề cập đến những vấn đề đơn thuần là ảnh hưởng và
truyền bá nếu chúng không trực tiếp liên quan đến những vấn đề của lịch sử
nghiên cứu tác phẩm của Lưu Hiệp như trường hợp trên.
Đến đời Tùy 隨 Đường 唐, Văn tâm điêu long vẫn được chú ý đến. Những
lời bình giá Văn tâm điêu long thỉnh thoảng người ta vẫn gặp trong sách này
sách nọ song đến nay hoàn toàn chưa phát hiện ra hoặc có thể là chưa từng
xuất hiện những trứ tác có tính hệ thống nghiên cứu cho Văn tâm điêu long
ở thời kì này. Người ta vẫn hay nhắc đến học giả kinh học Nhan Sư Cổ 张師
古(581-645) người trong cuốn sách Khuông mậu chính tục 匡謬正俗 quyển
5 của ông đã nói đến Văn tâm điêu long nhưng thậm chí còn nhầm cả tên tác
giả thành Lưu Quỹ Tư 劉軌思 (một nhà giảng dạy Thi thời Bắc Tề) để sau
này Dương Minh Chiếu phải ra công bổ chính . Cái chuyện nhầm lẫn của
bậc đại sư bác học như Nhan Sư Cổ cho thấy một điều là Văn tâm điêu long
truyền đến Sơ Đường lại không có được vị trí đáng kể trên văn đàn. Văn tâm
điêu long hẳn không được nhiều học giả thời Đường biết đến và biết một
cách tường tận . Ảnh hưởng lớn nhất Văn tâm điêu long có thể gây ra được
là ảnh hưởng đến tác phẩm Sử thông 史通 của sử gia Lưu Tri Cơ 劉知张.
Người ta nói nhiều và viết nhiều về ảnh hưởng của tư tưởng Tông Kinh, của
phương thức tư duy cũng như cái nhìn triết học lịch sử của Lưu Hiệp đối với
Lưu Tri Cơ. Điều đấy cho thấy Lưu Tri Cơ phải có một sự quan chú nhất
định đối với việc tìm hiểu, lí giải và nghiên cứu trứ tác của Lưu Hiệp. Rất
tiếc là với trường hợp của Lưu Tri Cơ, ta có thể biết được ông ảnh hưởng gì
của Lưu Hiệp mà gần như lại không thể nghiên cứu ông quan niệm như thế
nào và đánh giá ra sao về Văn tâm điêu long.
Chúng tôi đánh giá những thành tựu lớn nhất trong nghiên cứu Văn tâm
điêu long thời kì sơ Đường là những thành tựu nghiên cứu về tiểu sử Lưu
Hiệp. Các tiểu truyện của của Diêu Tư Liêm (tác giả của Lưu Hiệp truyện
được ghi chép lại trong Lương thư) và Lí Diên Thọ 李延壽 đời Đường (tác
giả của tiểu truyện về Lưu Hiệp trong Nam sử 南史) đều có những giá trị tư
liệu cao. Đặc biệt là Lưu Hiệp truyện trong Lương thư cho đến nay là nguồn
cung cấp những dữ liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Hiệp quan trọng
và xác tín nhất. Các nhà nghiên cứu Long học sau này khi viết về tiểu sử hay
đưa ra những nhận định về Văn tâm điêu long hầu như ai cũng phải trích dẫn
Lương thư để chứng minh cho lập luận của mình là có cơ sở khả tín . Văn
9
bản Lưu Hiệp truyện đến nay được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là văn bản
Lương thư Lưu Hiệp truyện tiên chú 梁書张张傳张注 được in trong sách
Tăng đính Văn tâm điêu long 增訂文心雕龍 của Dương Minh Chiếu 楊明照,
sđd, quyển thượng, trang 1-29. Những cống hiến của Lương thư Lưu Hiệp
truyện đối với lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long chủ yếu là trên các khía
cạnh sau: 1)Lương thư Lưu Hiệp truyện đã có những khảo sát mang tính sơ
bộ về các các thế hệ của gia đình và dòng họ của Lưu Hiệp. Tiểu truyện này
cho biết về ông nội của Lưu Hiệp là Lưu Linh Chân 劉靈张(em của quan Tư
Không 司空 của nước Tống 宋 là Lưu Tú Chi 劉秀之 ). Lương thư Lưu
Hiệp truyện còn cho biết cha của Lưu Hiệp là Lưu Thượng 劉张 có giữ một
chức quan võ Việt kị hiệu úy 越騎校尉 . Những dữ kiện này đã cung cấp
cho những nhà nghiên cứu có đầu mối để tìm ra những nhân vật có liên quan
đến gia đình và dòng họ của Lưu Hiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi
những nhà nghiên cứu đã sử dụng những dữ kiện về nguồn gốc xuất thân của
Lưu Hiệp để đưa ra những kiến giải độc đáo về tác giả Lưu Hiệp. Song cũng
phải thừa nhận, việc quá nhấn mạnh những yếu tố của xuất thân, đẳng cấp xã
hội đến mức cực đoan, rồi trên cơ sở những cái cực đoan này đưa ra những
kết luận cực đoan khác về tác phẩm là một tệ lậu của Long học hiện đại
(chúng tôi sẽ chỉ ra những tệ lậu này ở những phần tổng thuật về sau).
2)Lương thư Lưu Hiệp truyện cũng ghi lại những bước đường trong cuộc
đời và sự nghiệp của Lưu Hiệp từ khi còn là một thư sinh sống nhờ vào nhà
sư Tăng Hựu 僧祐 ở chùa Định Lâm 定林 hơn mười năm, rồi quá trình bước
vào hoạn lộ, trải qua nhiều chức quan như Phụng triều thỉnh 奉朝請 , thư kí
cho Lâm Xuyên Vương Tiêu Hoành 臨川王蕭宏, rồi làm Xa kị thương tào
tham quân 車騎倉曹參軍, rồi Huyện lệnh huyện Thái Mạt 太末, rồi lại làm
thư kí cho Nhân Uy Nam Khang Vương 人威南康王, rồi chức Đông cung
thông sự xá nhân 東宮通事舍人, để rồi cho đến lúc cắt tóc đi tu ở chùa Định
Lâm với pháp danh là Huệ Địa 慧地. 3) Lương thư Lưu Hiệp truyện còn
cung cấp cho chúng ta những ghi chép lịch sử liên quan đến mối quan hệ của
Lưu Hiệp với hai nhân vật rất có ảnh hưởng trên văn đàn thời ấy là Thẩm
Ước và Chiêu Minh thái tử Tiêu Thống 昭明太子蕭統 (tác giả bộ Văn tuyển
文選 nổi tiếng). Những ghi chép này là cơ sở thực tế cho việc nghiên cứu
ảnh hưởng giữa các tác phẩm của ba nhân vật này. 4)Một đóng góp mà theo
chúng tôi có một vai trò quan trọng bậc nhất của Lương thư Lưu Hiệp
10
truyện, đó là việc tác giả Diêu Tư Liêm đã tiến hành viết lịch sử nhân vật
Lưu Hiệp theo một quan điểm thống nhất và một chiều về đối tượng này.
Ông đánh giá đối tượng theo quan điểm đấy và tiến hành thu thập chọn lọc
trong số những tư liệu chắc hẳn là rất ít ỏi của đời Đường để minh chứng
cho những quan điểm ban đầu ấy. Chúng ta rất dễ nhận thấy sự nhấn mạnh
cố ý của Diêu Tư Liêm đối với những yếu tố của tiểu sử Lưu Hiệp (một
người chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều học thuyết khác nhau) có liên quan
đến Phật Giáo 佛 张 .
Trong lúc Diêu Tư Liêm nhấn mạnh vào việc Lưu Hiệp ở với đại sư Tăng
Hựu hơn mười năm, nhấn mạnh đến sự bác thông kinh luật Phật giáo của
Lưu Hiệp, đến những thành tích của ông trong việc biên soạn chỉnh lí hệ
thống kinh điển Phật giáo, và đến việc Lưu Hiệp xin thay đổi vật lễ tế trời
bằng rau quả chứ không phải bằng động vật, lại tỏ ra rất không tường tận
trong việc mô tả những thành tích chính trị của Lưu Hiệp (những dữ kiện
nếu vào tay một nhà sử học nhìn Lưu Hiệp theo con mắt của Nho gia sẽ bị
khai thác triệt để). Cho đến một lúc nhà sử học công khai nhận xét về Văn
của Lưu Hiệp. Ông cho rằng Lưu Hiệp làm văn thì sở trường đó là Phật Lí
佛理, và có rất nhiều bia ghi chép sự tích của các danh tăng và bia của các
chùa tháp ở Kinh đô đều xin Lưu Hiệp soạn cho . Hiện tượng này cho thấy,
nếu đây không phải là một đánh giá mang tính độc sáng cá nhân thì cũng là
những nhận định có tính phổ quát ở đời Sơ Đường về Lưu Hiệp và những
sáng tác của ông, đã ảnh hưởng đến Diêu Tư Liêm qua những ghi chép chủ
yếu của nhà Phật về Lưu Hiệp còn tồn tại đến đời Đường. Đây là một hiện
tượng thú vị mà nghiên cứu tiếp nhận Văn tâm điêu long chưa để ý khai
thác.
Thời Thịnh Đường và Trung Vãn Đường, nếu đứng trên góc độ thuần lịch
sử nghiên cứu Văn tâm điêu long thì hiện nay tư liệu gần như là chẳng có gì
để dựa vào mà nói rằng tác phẩm của Lưu Hiệp được chú ý nghiên cứu cả.
Lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long nếu có viết về thời kì này chủ yếu
khai thác trên khía cạnh nghiên cứu ảnh hưởng của Văn tâm điêu long lên
các tác phẩm và các tác giả khác như một phần cấu thành nên lịch sử nghiên
cứu Văn tâm điêu long các giai đoạn về sau. Theo chúng tôi, ngoài những
vấn đề của truyền bá Văn tâm điêu long ra nước ngoài và những vấn đề ảnh
hưởng của tác phẩm của Lưu Hiệp đến các tác gia lí luận khác đời Đường
thì thời kì này cứ liệu đáng tin cậy nhất để chứng minh có sự tồn tại của
những nghiên cứu nhất định về Văn tâm điêu long là sự tồn tại của văn bản
Văn tâm điêu long có niên đại sớm nhất: văn bản Đôn Hoàng Đường tả bản
Văn tâm điêu long tàn quyển 敦 煌 唐 寫 本 文 心 雕 张 张 卷 .
11
Năm 1899 (năm Kỉ Hợi 己亥 niên hiệu Quang Tự 光张 thứ 25), những nhà
khảo cổ học đã phát hiện ra ở động Thiên Phật 千佛 núi Minh Sa 明(张)沙
huyện Đôn Hoàng 敦煌, tỉnh Cam Túc 甘肅 một kho thư tịch khổng lồ đa
phần là những thư tịch có niên đại từ đời Đường bị phong bế đã hơn 900
năm. Trong đó người ta phát hiện ra một văn bản Văn tâm điêu long 文心雕
龍 cho đến nay vẫn là văn bản có niên đại sớm nhất. Giới nghiên cứu Văn
tâm điêu long gọi văn bản này là bản Đôn Hoàng di thư Văn tâm điêu long
tàn quyển 敦煌张张文心雕张张卷 hay là Đôn Hoàng Đường tả bản Văn
tâm điêu long tàn quyển. Những nghiên cứu chỉ ra niên đại của văn bản này
ước chừng được sáng tác vào khoảng Khai Nguyên 開元, Thiên Bảo 天寶,
hai niên hiệu của vua Đường Huyền Tông 唐玄宗 tức là vào khoảng năm
713 đến năm 750 . Đối với người làm lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long
sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó cho ta thấy quan điểm của
chủ nhân kho Đôn Hoàng về Lưu Hiệp và Văn tâm điêu long. Chủ nhân của
kho Đôn Hoàng không phải vô tình khi họ sắp xếp tác phẩm của Lưu Hiệp
vào một kho thư tịch của nhà Phật, còn người tiến hành sao chép văn bản
Đôn Hoàng Đường tả bản Văn tâm điêu long tàn quyển cũng không phải vô
tình khi trang trí trang bìa của văn bản này bằng những họa tiết Tứ giới 四界
và Ô ti lan 烏絲欄 . Những sự kiện này kết hợp với hiện tượng của Lương
thư như đã trình bày bên trên cho ta thấy được vào đời Đường quan điểm
nhìn nhận Văn tâm điêu long như một trứ tác viết dưới ảnh hưởng của nhà
Phật là một quan điểm phổ biến tương đối rộng rãi.
Song ở đời Đường không phải là không có những quan điểm nhìn nhận
ngược lại với những đánh giá ấy. Khi xét đến vấn đề này thì Nam sử tỏ ra là
một hiện tượng rất thú vị. Nam sử và bản truyện về Lưu Hiệp rõ ràng được
viết dựa trên cơ sở của Lương thư Lưu Hiệp truyện và khi đặt hai tiểu truyện
về Lưu Hiệp này bên cạnh nhau và sử dụng một vài thao tác so sánh văn bản
đơn giản, chúng ta dễ dàng nhận ra nhiều điều thú vị. Nội dung Lương thư
Lưu Hiệp truyện và của truyện Lưu Hiệp trong Nam sử trùng khít và được
trình bày theo trật tự rất giống nhau. Thậm chí giống nhau đến từng câu văn
và từng cách diễn đạt . Phải thừa nhận Nam sử viết sau và đã sử dụng Lương
thư để viết bản truyện cho Lưu Hiệp . Điều đó cho thấy những tư liệu về
Lưu Hiệp ở đời Đường đã trở nên cực kì ít ỏi. Lí Diên Thọ quả thực đã
không có thêm những tư liệu văn hiến gì hơn là Diêu Tư Liêm giúp soi sáng
cho tiểu sử của Lưu Hiệp. Song cái làm nên vĩ đại của tác giả Nam sử là ở
chỗ: tuy về tư liệu văn hiến ông không có thêm những đóng góp gì, nhưng
12
trên khía cạnh lí giải lại những tư liệu vốn đã rất cũ ấy ông đã xây dựng
được một quan điểm của riêng ông về nhân vật này. Lấy một ví dụ: cả hai
tiểu truyện đều trích dẫn thiên Tự chí 序志 của Văn tâm điêu long. Lương
thư Lưu Hiệp truyện trích dẫn: "hai chữ Văn tâm là để chỉ sự dụng tâm khi
làm Văn…" cho đến "…những thời đại xa xăm ngày trước, nay đã che lấp đi
những gì tôi biết; và những thế hệ tương lai còn kéo dài mãi, thời gian sẽ còn
vùi lấp hiểu biết của họ đến đâu!" . Còn truyện Lưu Hiệp trong Nam sử tuy
cũng đặt mối quan tâm trích dẫn của mình vào thiên Tự chí song lại tỏ ra
tâm đắc hơn và hiển nhiên nhấn mạnh một cách cố ý những câu văn sau của
Lưu Hiệp trong thiên Tự chí: "tôi tuổi mới quá ba mươi thường nằm mơ
được cầm những đồ lễ khí sơn son, theo đức Trọng Ni đi mãi về phương
nam. Lúc tỉnh dậy vui mừng mà than thở rằng: chao ôi, lớn lao thay là những
bậc thánh nhân. Thành nhân sao mà khó gặp đến thế, nay sao lại đi vào trong
giấc mơ của con. Từ thủa loài người được sinh ra cho đến nay chưa thấy
người nào được như Phu tử. Vẫn biết phơi bầy làm rõ những ẩn ý của Thánh
nhân không gì bằng việc chú thích kinh điển, nhưng các bậc đại Nho như Mã
Dung, Trịnh Huyền đã tinh tường làm rõ ý của Thánh nhân, họ lại có những
kiến giải sâu sắc. Tôi tự biết sức mình không đủ khả năng để trở thành một
nhà chú Kinh như họ. Chỉ có cái Dụng của Văn chương thực là sự phụ giúp
cho Kinh điển. Ngũ Lễ dựa vào Văn chương để hình thành, Lục Điển nhân
theo Văn chương để thực thi. Thế là tôi cầm bút hòa mực bắt đầu luận về
Văn" . Cùng là trích dẫn thiên Tự chí, song nếu như Diêu Tư Liên trích dẫn
nhằm mục đích xác định văn bản là chính (thế nên ông mới trích dẫn toàn
văn thiên Tự chí ngoại trừ lời Tán 贊 của Lưu Hiệp ở cuối thiên mà hoàn
toàn không nhấn mạnh bất kì yếu tố gì) thì Lí Diên Thọ trích dẫn thiên Tự
chí nhằm mục đích thể hiện cách tiếp cận Nho giáo của ông với Văn tâm
điêu long, và nhà sử học đặc biệt đã nhấn mạnh và trích dẫn những câu văn
thể hiện yếu tố Nho
trong tư tưởng của Lưu Hiệp. Lí Diên Thọ cho đến nay là người đầu tiên mở
đầu cho truyền thống Nho giáo hóa trong lí giải Văn tâm điêu long sẽ kéo
dài trong suốt hàng nghìn năm sau này. Truyền thống này chấp nhận cách
tiếp cận một chiều đối với tác phẩm vốn đã rất phức tạp trong khuynh hướng
tư tưởng như Văn tâm điêu long.
Như vậy qua những vấn đề được chúng tôi trình bày ở trên có thể nhận ra
rằng đến đời Đường, Văn tâm điêu long đã có được sự quan tâm ở một mức
độ nhất định. Và từ đời Đường cho đến tận bây giờ những tư liệu để nghiên
cứu tiểu sử của Lưu Hiệp và những thông tin liên quan đến Văn tâm điêu
long đã thất thoát đi rất nhiều. Tiếp nhận Văn tâm điêu long như một tác
phẩm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo là xu hướng tiếp nhận chính ở
13
đời Đường. Song cũng chính vào đời Đường đã xuất hiện những quá trình
Nho giáo hóa trong tiếp cận tác phẩm của Lưu Hiệp, đặt nền tảng cho xu
hướng tiếp cận sau này sẽ trở thành chính thống trong hàng nghìn năm.
Đến đời Tống người ta phát hiện ra rất nhiều những thư mục văn hiến có
ghi chép tên sách Văn tâm điêu long. Điều đó cho thấy cuốn sách của Lưu
Hiệp đã không còn là một cuốn sách lạ với giới trí thức cao cấp như địa vị
của nó vào đời Đường. Âu Dương Tu 歐陽修 trong thư mục Tân Đường chí
新唐志 đã xếp Lưu Hiệp vào các nhà Tạp gia. Ngoài ra trong thư mục Sùng
văn tổng mục 崇文總目 ông còn liệt tác phẩm của Lưu Hiệp vào trong kho
sách Văn Sử . Điều đó cho thấy Âu Dương Tu tuy là một nhà Nho sùng tín
đạo Thánh, song ông đã không vơ Văn tâm điêu long về kho sách của nhà
Nho hay là đẩy nó về cho kho sách nhà Phật. Ông trái lại, nhận ra được tính
đa chiều phức tạp trong tư tưởng của Lưu Hiệp mà xếp Văn tâm điêu long
vào kho sách của những trứ tác không thuần nhất về tư tưởng. Ngoài ra các
tác phẩm như Thái Bình ngự lãm 太平御覽 của Lí Phưởng 李昉, Ngọc hải
玉海 của Vương Ứng Lân 王應麟 đều có nói đến hoặc trích dẫn Văn tâm
điêu long, rồi Nghệ văn chí 藝文志 của Tống sử 宋史 có nói đến một bản
Văn tâm điêu long chú 文心雕龍注 của Tân Xử Tín 新處信 bao gồm mười
quyển…Việc Văn tâm điêu long được chú thích cho thấy nhu cầu truyền bá
rộng rãi Văn tâm điêu long đã thành một nhu cầu thực sự ở đời nhà Tống .
Văn tâm điêu long đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Đặc biệt dẫn
khởi sự chú ý của chúng tôi là những ghi chép ngắn gọn của Triều Công Võ
晁公武 trong sách Quận Trai độc thư chí 郡齋讀書志 về Văn tâm điêu long
và Lưu Hiệp: "…nay Lưu Hiệp viết sách lưu lại ở đời, tự cho rằng mình
"thường nằm mơ được cầm những đồ lễ khí sơn son, theo đức Trọng Ni đi
mãi về phương nam" thì rõ ràng sự tự phụ cậy tài của ông ta cũng chẳng
vừa. Nay lại xem thiên Luận thuyết của Văn tâm điêu long có viết: "Từ sách
Luận ngữ trở về trước, đặt tên kinh điển không có chữ Luận, ba (hoặc là
"hai"- NPA) bài luận trong sách Lục thao là do người sau thêm vào". Nói
như thế thì khác gì không biết những lời luận về Đạo và kinh bang tế thế của
Thư. Cái nông cạn của Lưu Hiệp e còn vượt quá bọn Vương Ma Cật, Đỗ
Mục Chi vậy" . Rõ ràng sự hiểu nhầm của Triều Công Võ đối với Lưu Hiệp
giống như là một sự cố ý. Chúng ta biết Lưu Hiệp rõ ràng có ý khẳng định:
trước sách Luận ngữ thì người ta chưa từng lấy chữ Luận 論 để đặt tên cho
kinh điển. Song Triều Công Võ lại công kích bằng cách hiểu ý của Lưu Hiệp
thành: trước Luận ngữ người ta chưa từng thấy chữ Luận trong kinh điển. Để
14
rồi trên cách hiểu méo mó đó, ông lên án Lưu Hiệp là một tay kì quái, ngạo
mạn, không hiểu đạo Thánh hiền. Cách đọc của họ Triều đối với Văn tâm
điêu long và Lưu Hiệp là cách đọc đạo đức của nhà Nho bị sử dụng theo
hướng cực đoan nhất là hướng vào công kích đạo đức cá nhân tác giả. Đặc
trưng đó là sự phẩm bình cái hay, cái đẹp cũng như cái dở, cái xấu của tác
phẩm chủ yếu là đứng trên lập trường tác giả và tác phẩm đó có đáp ứng
được những yêu cầu của đạo đức nhà Nho hay không. Cách đọc này bất
chấp sự thực khách quan và tinh thần thực chứng. Có thể từ một định kiến
xấu về tác giả, mọi yếu tố của tác phẩm sẽ bị lợi dụng không đếm xỉa đến
tinh thần thực chất của nó để chống lại người đã tạo ra nó. Dễ hiểu vì sao từ
những định kiến về sự thiếu khiêm tốn và việt vị của Lưu Hiệp mà Triều
Công Võ lại tìm cách hủy diệt giá trị của Văn tâm điêu long. Rõ ràng họ
Triều không phải là người duy nhất trong lịch sử muốn làm như vậy. Nhưng
cũng thật là lạ là những gì đã từng làm nhà Nho Lí Diên Thọ đời Đường
thích thú ở Lưu Hiệp lại là cái chướng tai gai mắt của nhà Tống Nho Triều
Công Võ. Rõ ràng cùng là một cách đọc Văn tâm điêu long, mà lại có hai
phản ứng khác nhau. Nguyên nhân đó là do chuẩn mực đạo đức nhà Nho là
một phạm trù có tính lịch sử, điều mà nhà Nho đời Đường cho là đáng khen
thì đến đời Tống có thể hoàn toàn là không tốt?
Ngoài ra đời Tống nhắc đến Văn tâm điêu long còn có: Trương Giới 張戒
(Tuế Hàn đường thi thoại 歲 寒 堂 詩 話 ), Hoàng Đình Kiên 黃 庭 堅 (Dữ
Vương Lập Chi 與 王 立 之 nằm trong Sơn Cốc toàn thư 山 谷 全 書 ; Dữ
Vương Quan phục thư 與王觀復書 trong Dự Chương văn tập 豫章文集),
Lâu Thược 樓 张 (Công Quý tập 攻 张 集 quyển 103 bài Cao Đoan Thúc
(Nguyên Chi) mộ chí minh 高端叔(元之)墓志銘), Hồng Mại 洪邁(Dung
Trai tùy bút 容齋隨筆)… Học giả hiện đại là Dương Minh Chiếu (Văn tâm
điêu long hiệu chú thập di 文心雕龍校注拾遺, phần Phụ lục 附张, Tự bạt đệ
thất 序跋第七) khi tổng kết về tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long ở đời
Tống cho biết có 8 quyển sách ghi chép về Văn tâm điêu long, 7 người đã
từng bình phẩm Văn tâm điêu long, còn có 12 người đã trích dẫn, 8 người
chịu ảnh hưởng, 11 người lấy làm dẫn chứng và 3 người đã tiến hành khảo
sát đính chính cho Văn tâm điêu long . Chúng tôi vì có những quan điểm
khác trong nghiên cứu ảnh hưởng của Văn tâm điêu long lên các tác giả và
tác phẩm ở đời Tống , lại không thể kiểm chứng kết quả này nên chỉ nêu ra
như những số liệu có tính tham khảo. Cho đến nay trong những tư liệu quá ít
ỏi mà các nhà nghiên cứu Trung Hoa thu thập được của đời nhà Tống, chúng
15
tôi có thể nhận thấy xu hướng lí giải cũng như đánh giá Văn tâm điêu long
từ góc độ Nho giáo và như một tác phẩm chịu ảnh hưởng của Nho giáo là xu
hướng độc tôn. Xu hướng lí giải cũng như đánh giá Văn tâm điêu long từ
góc độ Phật giáo ở đời Tống đến nay chưa thấy trường hợp nào .
Giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi tác phẩm được hình thành
cho đến trước khi bài tựa của Tiền Duy Thiện và văn bản Nguyên Chí Chính
bản Văn tâm điêu long 元至正本文 心雕 龍 ra đời năm 1355 có một đặc
điểm nổi bật là tính chất không hệ thống và tản mạn của các nghiên cứu và
bình luận. Người ta chỉ bắt gặp những bình luận và những kết luận được gói
gắm lại trong một hay một vài câu hay thậm chí là vài tự rất ngắn gọn. Giai
đoạn này còn là một giai đoạn rất mở trong cách nhìn nhận đánh giá tác
phẩm của Lưu Hiệp. Ta bắt gặp ở đó nhiều quan điểm ngược chiều nhau khi
đánh giá Văn tâm điêu long giữa các dòng tư tưởng khác nhau hay thậm chí
là trong nội bộ của một dòng tư tưởng. Giai đoạn này đi song song với lịch
trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Quốc là quá trình Nho giáo hóa
trong xu hướng tiếp nhận và lí giải Văn tâm điêu long đồng thời cũng là quá
trình phiến diện hóa dạng thức một trong nghiên cứu Văn tâm điêu long.
2.1.2.Nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi Nguyên Chí Chính bản Văn tâm
điêu long và bài tựa của Tiền Duy Thiện viết cho sách này ra đời cho đến
khi bổ chú của Lí Tường xuất hiện:
Chúng tôi có những trăn trở của mình khi lựa chọn năm 1355, năm ra đời
của văn bản hoàn chỉnh sớm nhất và bài tựa đầu tiên cho đến nay còn tìm
được của Văn tâm điêu long, làm mốc giới phân chia các tiểu giai đoạn của
giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long cổ điển. Thực ra khi ra đời, văn bản
Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long và bài tựa của Tiền Duy Thiện
chưa chắc đã có một ảnh hưởng lên tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long
vốn đã rất trầm tịch của thời kì trước. Sau năm 1355, nghiên cứu Văn tâm
điêu long cùng không vì thế mà có những biến chuyển theo kiểu cách mạng
và bùng nổ. Và nếu có thì những biến chuyển đó có thể cũng chẳng liên
quan gì đến cái mốc này. Ý nghĩa của năm 1355 đối với lịch sử nghiên cứu
Văn tâm điêu long được xem xét bằng nhãn quan của nhà nghiên cứu lịch sử
Long học hiện đại, nó gần gũi với việc vạch một đường thẳng hơn là một sự
kiện lịch sử, lịch sử văn học đúng nghĩa .
Bài tựa của Tiền Duy Thiện cho biết trong đống sách quý của một ông tri
phủ Gia Hưng 嘉興 là Lưu Trinh 劉貞 có bản Văn tâm điêu long mà chúng
ta đang nói đến. Ông tri phủ có lòng quảng đại muốn cùng giới học giả chia
xẻ văn bản quý này nên đã sai người đem khắc in. Ở khoản thức đầu sách
ghi "Thông sự xá nhân của nhà Lương là Lưu Ngạn Hòa trình bày" rồi trong
16