Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.35 KB, 66 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

NGHỆ THUẬT HƯ CẤU LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ QUÝ LY CỦA NGHUYỄN XUÂN KHÁNH
Người hướng dẫn:

TS. Ngô Minh Hiền
Người thực hiện:

Đậu Thị Dung

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học đương đại Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một loạt tiểu
thuyết lịch sử có tiếng vang.
Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử không chỉ dựng lại cả giai đoạn, thời
kỳ với những biến động xã hội dưới tác động của những nhân vật lịch sử, mà qua


những nhân vật đó tác giả đã bộc lộ quan điểm, cái nhìn của mình đối với xã hội
như là một phương tiện để nhà văn gửi gắm những ý nghĩ về cuộc sống về con
người. Chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm viết về đề tài lịch sử là một điều cần
thiết, không chỉ để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, mà còn để hiểu hơn mối quan hệ
giữa văn học và lịch sử, giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử, từ đó có quan
điểm đúng đắn khi đánh giá góc nhìn riêng về lịch sử của văn học nghệ thuật .
Nguyễn Xuân Khánh là một nhà văn luôn mang đến cho người đọc một cảm
giác mới mẻ, khác lạ, bất ngờ mỗi khi cho ra đời sáng tác mới. Dù sáng tác ở đề tài
nào, Nguyễn Xuân Khánh cũng hướng tới thể hiện những quan niệm, suy tư của
mình về cuộc đời, lẽ sống của con người. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh là một tác phẩm giá trị bởi, ý nghĩa nhân văn của nó đã vượt ra ngồi
ranh giới của những bộ khung sự kiện vốn đã từng được coi là bất biến
Tìm hiểu nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh là để khám phá những thủ pháp hư cấu lịch sử được tác giả sử dụng
khi tái hiện một thời kỳ lịch sử bi hùng vào bậc nhất ở cuối đời Trần, khi Hồ Quý
Ly nổi lên như một nhân vật có tầm vóc lớn, một nhân vật trung tâm có ý nghĩa
quyết định tới sự phát triển của lịch sử dân tộc, một nhân vật mà hơn 600 năm qua
vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Thơng qua đó, góp phần đánh giá tài năng nghệ thuật, những nỗ lực cách tân
nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Khẳng định vai trò, vị trí cùng
những đóng góp của nhà văn với tiểu thuyết lịch sử đương đai Việt Nam.


3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có khơng ít những bài viết, cơng trình nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết
Hồ Quý Ly.
Lê Hà trên báo Văn nghệ Trẻ đã có bài Lao động của người viết truyện lịch
sử khẳng định “Nguyễn Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ khơng minh

họa cho tư tưởng nào khác. Ơng viết lịch sử là để viết về con người, về những giá
trị nhân văn trong đời sống và Hồ Quý Ly là một tác phẩm như thế” [12,tr.3].
Đỗ Ngọc Yên trong bài Giới hạn giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử
trên Văn nghệ Trẻ cũng đã nói: “Sự đồng hiện quá khứ - hiện tại trong Hồ Quý Ly
là một phương thức để nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sử dụng bàn tay sáng tạo, hư
cấu” [33,tr.5].
Bằng nhận định sâu sắc tác giả Phan yến trong bài viết “Hư cấu nghệ thuật
trong tiểu thuyết lịch sử” trên báo Văn nghệ Trẻ phát biểu: “Nguyễn Xuân Khánh
đã vô cùng khéo léo khi tận dụng các kẻ hở của nhân vật có thật trong lịch sử này
để hư cấu và tạo nên một sức sống mới, một con người mới cho nhân vật Hồ Quý
Ly” [35,tr.4]. Bài viết Tiểu thuyết - dịng chảy liên tục với thời gian - trích Báo
cáo hội đồng chung khảo đi tới kết luận: “Nguyễn Xuân Khánh để đặt ra một vấn
đề sâu hơn, đó là sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, diễn ngôn lịch sử, làm cho tiểu
thuyết lịch sử của Việt Nam phong phú hơn, khiến người ta yêu lịch sử hơn, biết
hưởng thụ lịch sử trên tinh thần nhân văn hiện đại” [35,tr.3].
Đỗ Hải Ninh trong Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh đã nêu lên“quyền lực của một nhà văn, anh ta có quyền lấp đầy những chỗ
trống, những khoảng trắng của lịch sử bằng những chi tiết hư cấu, bằng việc huy
động tối đa năng lực tưởng tượng” [30,tr.48].
Và Nguyễn Thị Tuyết Minh trong luận văn Khuynh hướng tiểu thuyết hóa
lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 khẳng định “khuynh hướng
“tiểu thuyết hóa lịch sử” của Nguyễn Xuân Khánh được thể hiện trong Hồ Quý
Ly” [27].


4

Nhìn chung, các ý kiến đều đi đến khẳng định những thành công của
cuốn tiểu thuyết lịch sử này là vô cùng to lớn, nhất là vấn đề hư cấu, mức độ
hư cấu và vai trò của hư cấu. Nhưng các ý kiến mới chỉ dừng lại ở mức độ

giới thiệu khái quát hoặc bước đầu đánh giá thành công hay hạn chế ở một
khía cạnh nào đó của tác phẩm mà chưa các nghiên cứu mang tính hệ thống.
Chính vì vậy, luận văn của chúng tơi mong muốn đi sâu vào vấn đề
Nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh. Vì với chúng tôi, đây là một việc làm cần thiết và khoa học nhằm
phát hiện và đánh giá một cách hệ thống, khoa học thành công của nghệ
thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh,
nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng, phong cách của nhà văn
trên con đường sáng tác nghệ thuật đặc biệt là mảng tiểu thuyết lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những phương diện hư cấu và phương thức hư cấu làm nên “Nghệ thuật hư
cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ, Hà Nội,
2001.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Xem xét, lý giải, đánh giá những biểu hiện độc đáo về nghệ thuật hư cấu lịch
sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời, tổng hợp,
khái quát vấn đề nhằm thấy được giá trị của tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng như
những đóng góp của Nguyễn Xn Khánh trong dịng chảy văn xi đương đại.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh với
các nhà viết tiểu thuyết lịch sử khác như Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo, để thấy


5


được những nét đặc trưng riêng, phong cách và hướng khai thác lịch sử riêng của
ơng.
Ngồi ra, để phục vụ tốt việc nghiên cứu chúng tơi cịn sử dụng thêm một
số các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.
5. Bố cục khóa luận.
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy văn
học Việt Nam đương đại
Chương 2: Các phương diện hư cấu trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh
Chương 3: Cách xây dựng hư cấu trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh


6

NỘI DUNG
Chương 1
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TRONG DỊNG CHẢY VĂN XI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Tiểu thuyết lịch sử trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.1.1. Về khái niệm tiểu thuyết lịch sử và hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam
Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện sớm từ phương Tây và đã được sử
dụng rất phổ biến. Ở Việt Nam, thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện muộn hơn.
Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã xếp “tiểu thuyết lịch sử” vào một
mục từ chung là “thể loại văn học lịch sử”, và cho rằng tiểu thuyết lịch sử là “các
tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử”[11,tr.301302]. Qua đó, các tác giả cũng phân tích được đây là thể loại văn học vừa thuộc
phạm trù khoa học lịch sử vừa thuộc phạm trù văn học nghệ thuật do tính chất

riêng của mỗi tác phẩm.
Khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán, Trần Nghĩa xác
định: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là lịch sử diễn nghĩa gồm các tác phẩm về đề
tài lịch thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật về
diện mạo xã hội và xu thế phát triển lịch sử một thời nhằm mang lại cho người đọc
những khơi gợi và mỹ cảm văn học” [31,tr.30]. Tác giả Đỗ Hải Ninh lại cho rằng:
“Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là tiểu thuyết về đề tài lịch sử”
[30,tr.48-49]. Tác giả xếp tiểu thuyết lịch sử vào một mục từ chung đơn thuần là
viết về đề tài lịch sử, nhân vật, sự kiện xuất phát từ lịch sử. Trong khi đó Bùi Văn
Lợi trong luận án tiến sĩ của mình lại đưa ra khái niệm “Tiểu thuyết lịch sử là
những tác phẩm mang trọn đặc trưng tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử
làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật” [23,tr.938]. Trên cở sở so sánh các
tiểu thuyết giao thoa, tác giả đã khu biệt kiểu viết về lịch sử mới của tiểu thuyết


7

đầu thế kỷ và những đặc điểm của nó. Tuy vậy, định nghĩa này xem ra vẫn chưa cụ
thể.
Một điều đáng chú ý là, khi nói về cách viết tiểu thuyết Gió lửa của mình,
nhà văn Nam Dao chú trọng hai vấn đề chính: “cái khung lịch sử đó được dùng
như phương tiện cấu tạo tiểu thuyết và sau đó thì tiểu thuyết là phương tiện để tác
giả thể hiện những tư duy, biện minh và dư phóng cho chủ đề lịch sử” [5]. Theo
đó, cái khung lịch sử được dùng làm phương tiện cấu tạo, chủ đề lịch sử được tái
hiện trên ba không gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây cũng là quan niệm về
tiểu thuyết lịch sử có ý nghĩa nhất mà người viết sẽ vận dụng trong qua trình
nghiên cứu đề tài của mình.
Như vậy, đứng về mặt quan niệm thể loại có thể thấy các niệm về tiểu thuyết
lịch sử nêu trên cùng có sự thống nhất khi cho rằng: Tiểu thuyết lịch sử khơng
phải là sự sao chép lịch sử như nó vốn có, nhà viết tiểu thuyết khác nhà viết sử bởi

cái trục chính của hai từ tiểu thuyết vẫn là hư cấu.
Trong thực tế sáng tác về đề tài này, từ trước đến nay, việc nên quan niệm
lịch sử trong tiểu thuyết như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận. Lịch sử vốn
được xem là những gì thuộc về q khứ, là những gì đã qua, đã hồn tất và hiển
nhiên cũng khơng thể thay đổi. Vậy thì cái quá khứ đó trong tiểu thuyết nói riêng,
trong sáng tác văn học nói chung so với hiện tại nên có khoảng cách là bao lâu?
Có nên hình thành một ranh giới, mà tiêu chí để xác định ranh giới là quãng cách
thời gian. Liệu một tác phẩm, một tiểu thuyết viết về những gì đã qua nhưng diễn
ra chưa lâu hoặc q gần thì hiện tại có được xem là một tiểu thuyết lịch sử hay
không? Và từ bao giờ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam được đông đảo độc giả đón
nhận và xem như một thể loại chủ chốt trong mảng tiểu thuyết vốn có nhiều tranh
luận.
Ở thời kỳ trung đại, văn học Việt Nam vẫn tuân thủ quan điểm cổ điển là đề
cao thơ ca và coi nhẹ văn xi. Vì thế, ở giai đoạn đó, tiểu thuyết văn xuôi vẫn
chưa thể phát triển. Chúng ta mới chỉ có những bộ truyện truyền kỳ kể lại những
chuyện “kỳ quái dân gian”, và với quan điểm coi trọng thơ ca hơn văn xuôi, truyện


8

truyền kỳ chưa thể được coi là văn chương đích thực. Phải đến cuối thế kỷ XVII,
tiểu thuyết văn xuôi của nước ta mới bắt đầu hình thành với cuốn gia phả lịch sử
viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (không rõ tác giả). Nhưng
những cuốn tiểu thuyết có giá trị thực sự thì phải đến cuối thế kỷ XVIII mới xuất
hiện với “Nam triều công nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm, “Hồng Lê
Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái. Tiểu thuyết lịch sử kể lại những sự kiện
của quá khứ và về mặt ngôn ngữ nó tạo ra mối liên hệ với hiện tại, bởi vì người kể
chuyện của hơm nay nói cho người nghe của hiện tại hôm nay.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài từ đầu những năm 40 đến giữa nửa cuối
thế kỷ XX, do việc văn học nước ta phải đảm nhiệm vai trò phục vụ hai cuộc chiến

tranh cứu nước và giải phóng dân tộc, cho nên thể loại văn học lịch sử hiện đại của
chúng ta chưa phát triển mạnh. Thời gian này, số nhà văn quan tâm đến thể loại
văn học lịch sử chưa nhiều. Mới chỉ có Lan Khai với tác phẩm Cái hột mận, Phan
Trần Chúc với loạt tác phẩm Vua Hàm Nghi, Vua Quang Trung, Giọt máu sau
cùng, Nguyễn Tử Siêu với tác phẩm Hai Bà đánh giặc, Vua Bà Triệu Ẩu, Tiếng
sấm đêm đơng, Đinh Tiên Hồng, Nguyễn Triệu Luật với tác phẩm Chúa Trịnh
Khải, Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh. Trong đó, Nguyễn Huy Tưởng nổi lên như
một trường hợp đặc biệt. Với quan niệm viết lịch sử không phải để trốn vào lịch
sử, mà để khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực đương thời và phục vụ cho cuộc
sống hiện tại, các tác phẩm Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu
thuyết, 1944) của Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một diện mạo đáng quan tâm cho
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.
Đến thời kỳ Đổi mới, việc tự do sáng tác được mở rộng, lĩnh vực đề tài lịch
sử bắt đầu sống lại và trở thành một trong những đề tài chủ chốt của văn học. Tiểu
thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết có
chất lượng rõ rệt, như muốn chứng minh cho tiềm năng bị bỏ quên của nó. Có thể
nói, tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là giáo dục lịch sử và
góp phần giải quyết những vấn đề của thời hiện tại.


9

Căn cứ vào nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử đã được nhiều nhà nghiên
cứu văn học xác định và sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam, có thể
nhận ra những đặc điểm “nhận dạng” của tiểu thuyết lịch sử, phân biệt nó với các
dạng khác. Thứ nhất, nội dung của tiểu thuyết lịch sử là nội dung lịch sử hay hàm
chứa nội dung lịch sử. Thứ hai, thời gian trong tiểu thuyết lịch sử gắn với thời gian
lịch sử cụ thể, có thực mang tính chất quyết định lớn lao trong giai đoạn lịch sử
nào đó. Thứ ba, tiểu thuyết lịch sử thường có dung lượng tác phẩm đồ sộ, phong
phú, mang màu sắc sử thi, tuyến nhân vật đa nhân cách, mang nhiều nét tính cách

khác nhau. Điều quan trọng, trở thành nguyên tắc đối với tiểu thuyết lịch sử là
trong quá trình viết tiểu thuyết, người viết có quyền hư cấu có sáng tạo khi thể
hiện các hình tượng lịch sử trong quá khứ. Nhà viết tiểu thuyết lịch sử vừa phải
tôn trọng lịch sử, đảm bảo tính chân thực vừa phải phát huy được vai trò của hư
cấu, sáng tạo nghệ thuật.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “Hư cấu nghệ thuật là vận dụng trí
tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện, những tác phẩm nhằm
phản ánh cuộc sống và thực hiện vào những mục đích nghệ thuật nhất định” [11,
tr.155]. Hư cấu nghệ thuật được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao tác
nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo tiểu thuyết. Bởi thế, trong tiểu
thuyết lịch sử hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển
trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hồn
tồn khơng bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc
thể ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của
lịch sử, nhà văn đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức
tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu
nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo
dồi dào của nhà văn.
Hêghen đã quan niệm về hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử là “một
trong những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật, của sáng tạo nghệ thuật. Hình
tượng nghệ thuật những nhân vật lịch sử cũng có thể mang những đặc điểm của hư


10

cấu nghệ thuật, với mục đích là để sinh động hơn, điển hình hơn, khái quát hơn,
nghĩa là mang những đặc điểm thẩm mỹ để chân thực hơn. Hư cấu là một hoạt
động có tính chất sáng tạo”[13,tr.293-294].
Đối với Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn sáng tạo thế nào đi nữa vẫn phải đảm
bảo tính chính xác của lịch sử, nhất là với những sự kiện lớn hay những nhân vật

nổi tiếng. Tuy nhiên như thế khơng có nghĩa là khơng thể hư cấu. Bởi, “đã gọi là
tiểu thuyết thì phải hư cấu. Khi hư cấu người viết vận dụng toàn bộ văn hóa tinh
thần của mình, tồn bộ kinh nghiệm sống của mình. Đó là sự tổng hợp, sự hịa trộn
nhuần nhuyễn giữa thực và hư, giữa lịch sử và hiện tại, giữa tri thức và cảm thức”
[17]. Khi hư cấu, “tôi thường chạm đến các nhân vật phụ. Các nhân vật phụ sẽ
được hư cấu để soi sáng nhân vật chính, làm tính cách của nhân vật chính nổi rõ”
[19].
Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử không giống với hư cấu của tiểu thuyết nói
chung mà có một nét đặc thù riêng. Bởi, nhà văn khi sáng tác tiểu thuyết lịch sử
phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật lịch sử có thật, cho nên dù có hư cấu thì cũng
chỉ có thể tạo ra các sự kiện giống như “chất phụ gia” cho lịch sử chứ không thể
làm sai lệch lịch sử.
Chính vì thế, theo quan điểm chung của các nhà lý luận thế giới cũng như
của Việt Nam, hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử phải có giới hạn. Nội dung khơng
được phép mâu thuẫn với lôgic của các sự kiện và cốt truyện lịch sử, phải đảm bảo
tính chân thực lịch sử của tiểu thuyết lịch sử. Nếu khơng nó sẽ khơng phải là tiểu
thuyết lịch sử mà chỉ là tiểu thuyết hư cấu thuần túy dựa trên sự vay mượn một đề
tài hoặc truyền thuyết lịch sử, như loại truyện viết về đề tài Thuý Kiều của Trung
Quốc và Việt Nam.
Nghệ thuật thường đi xa hơn hiện thực lịch sử trong không gian và thời gian.
Chỗ lịch sử dừng lại là bước sáng tạo tiếp theo của văn chương nghệ thuật. Hư cấu
nghệ thuật tuyệt nhiên khơng phải là phóng đại, bịa đặt, gán ghép cho nhân vật
lịch sử những chi tiết về tính cách, tình cảm, tư tưởng xa lạ, ngược lại hư cấu này
ln được kiểm sốt bằng logic của nghệ thuật và lịch sử. Một hư cấu dễ dàng,


11

không suy nghĩ công phu, không bao giờ tạo ra được một tác phẩm có giá trị lâu
dài. Hình tượng nghệ thuật nói chung và của những tác phẩm về đề tài lịch sử nói

riêng khơng phải là sự sao chép các sự kiện lịch sử mà là sự tái tạo, sự nhào nặn,
sự chưng cất đặc biệt từ sự kiện lịch sử ấy theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Nghệ sỹ
sáng tạo hình tượng nghệ thuật hiện thực lịch sử dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm
mỹ, công chúng lĩnh hội những thành quả nghệ thuật ấy theo kinh nghiệm cá nhân
của mỗi người tiếp nhận. Chỉ khi nào có sự trùng hợp kinh nghiệm của nhà văn
với kinh nghiệm của người đọc mới có được chân lý nghệ thuật.
Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là hư cấu tưởng tượng. Nó khác về bản chất
với sự tùy tiện, bịa đặt đã đành, nó cịn khác với những hư cấu tưởng tượng không
tuân thủ theo logic của cái đẹp tốt ra từ hình tượng nghệ thuật. Cho nên lao động
nghề nghiệp của người nghệ sỹ đòi hỏi sự khác biệt của tài năng và sự phong phú
của trí tưởng tượng. Những chi tiết trong một hình tượng nghệ thuật phản ảnh đề
tài lịch sử có thể là những gì đã xảy ra nhưng cũng có thể là những gì có thể xảy ra
trong lịch sử. Logic của hình tượng nghệ thuật, tính chân thực lịch sử và tính chân
thực nghệ thuật cho ta những nhận thức ấy khi tiếp xúc với văn bản nghệ thuật.
Các nhà tiểu thuyết Việt Nam cũng từng sử dụng hư cấu nghệ thuật khi viết
về đề tài lịch sử. Các nhân vật Nguyễn Mại, Bảo Kim trong Đêm hội Long Trì của
Nguyễn Huy Tưởng, cụ cử Tam Sơn, Đồ Uẩn, bác Hai Phúc trong Bóng nước hồ
Gươm, người vợ cướp được của quan Tổng binh Vương Thông trong tiểu thuyết
Hội thề của Nguyễn Quang Thân hay Đỗ Chiêu, Nguyễn Thiệu, Chế Mô, Phạm
Dữ trong tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi đều là các nhân vật hư cấu. Họ
được nhà văn sáng tạo, đặt bên cạnh các nhân vật lịch sử cũng đã được hư cấu để
phục vụ ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Hư cấu là một trong những sức mạnh của nghệ thuật. Về nguyên tắc, hư cấu
nghệ thuật là đặc trưng của văn chương nghệ thuật ngay cả với đề tài lịch sử.
Song, đối với tiểu thuyết lịch sử sự phù hợp với logic nghệ thuật và logic lịch sử
được coi là một tiêu chí hết sức quan trọng. Nhà văn không thể hư cấu tùy tiện,
gán ghép một cách chủ quan, bất chấp việc vi phạm tính thống nhất trong một


12


chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật. Hư cấu khơng hề làm vi phạm đến chân lý
lịch sử nếu nó được vận dụng như một quy luật của điển hình hóa trong nghệ thuật
để nhận thức sâu hơn bản thân lịch sử, làm cho sự sáng tạo của người nghệ sỹ trở
nên bay bổng, tự do hơn trong lao động nghệ thuật.
Việc tuyệt đối hóa hư cấu lịch sử khi đánh giá thành công nghệ thuật của nhà
văn là không thể chấp nhận. Bởi, hư cấu còn xuất phát từ quan niệm nghệ thuật
của nhà văn. Có nhà văn chủ trương trung thành với lịch sử (Hồng Quốc Hải), có
nhà văn đề cao sự sáng tạo hư cấu (Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân).
Vì thế, thành cơng nghệ thuật của một tiểu thuyết lịch sử còn phải được đánh giá
một cách tồn diện từ nhiều góc độ.
1.1.2. Một số đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
Có thể thấy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã có nhiều bước phát
triển theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá cả về phương diện nội dung tư tưởng
lẫn phương thức nghệ thuật.
Lịch sử bao giờ cũng là gia tài của trí thức. Những người băn khoăn về thời
cuộc bao giờ cũng muốn trở về lật lại trang sử cũ để tìm câu trả lời cho các vấn đề
hiện tại. Bởi, lịch sử là một hiện thực đặc thù có thật nhưng đã thuộc về quá khứ
và tuy thuộc về quá khứ nhưng nó vẫn là một bộ phận của hôm nay, không thể
tách rời hôm nay, hàm chứa nhiều bí ẩn của xã hội và thời đại.
Nhìn vào bức tranh tổng thể của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại,
chúng ta dễ dàng nhận ra những đặc điểm nổi bật.
Trước hết, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại khai thác một cách triệt để
những tư liệu chính thống được ghi trong chính sử. Hay nói cách khác là tơn trọng
tính chân thực của lịch sử.
Nhà văn trước khi bắt tay vào công việc, ắt hẳn đã phải đầu tư tìm tịi, nghiên
cứu, nghiền ngẫm, thậm chí cả nghe ngóng rất kĩ lưỡng những tư liệu về thời đại,
sự kiện hay nhân vật lịch sử mà mình quan tâm. Từ những tư liệu trong chính sử
có tính chân thực người đọc sẽ gọi dậy những kí ức về văn hóa, lịch sử, nhằm kiến



13

tạo và thụ hưởng quá khứ theo cách riêng của mình. Đó là điều mà các nhà văn
đương đại đã làm được khi viết về đề tài lịch sử.
Hoàng Quốc Hải đã miệt mài tìm tịi, trăn trở để cho ra đời hai bộ trường
thiên tiểu thuyết về nhà Trần và nhà Lý là Bão táp triều Trần nhằm truy tìm và
giải mã sức mạnh, bản lĩnh của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần tự tôn
trong mỗi người con đất Việt. Nhà văn đã dám mạo hiểm xơng vào một địa hạt vơ
cùng trống vắng đó là nguồn sử liệu. Để phục hiện lại bức tranh lịch sử vô cùng
rộng lớn ấy, tác giả đã bỏ đến hai mươi năm để sưu tầm, nghiền ngẫm tài liệu
chính sử với một tinh thần kiên trì đáng khâm phục. Cũng như Hồng Quốc Hải,
trong các sáng tác của mình, Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Xuân Khánh đã bám
sát vào các sự kiện, nhân vật lịch sử dựng nên những bức tranh vô cùng sinh động
về quá khứ. Để tái hiện lại toàn cảnh giai đoạn lịch sử thế kỉ XVIII từ chốn triều
đình đến thân phận những người dân cùng đáy như mục đích đặt ra khi bắt tay vào
viết bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã
tìm đọc tất cả các tài liệu lịch sử liên quan đến thời Tây Sơn. Ở tiểu thuyết này,
ông đã sử dụng khá nhiều văn bản của các văn kiện lịch sử, ngày tháng xảy ra sự
kiện và phần nào đó tơn trọng những gì lịch sử đã ghi chép về các nhân vật (Ngơ
Thì Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Đỗ Thế Long, Lý Trần Quán). Với Nguyễn Xuân
Khánh, ông luôn tâm niệm, tiểu thuyết lịch sử phải dựng nên bối cảnh chân thực
của khơng khí thời đại, tơn trọng chính sử. Bối cảnh của Hồ Quý Ly được xây
dựng dựa trên những sự kiện đầy biến động của giai đoạn cuối Trần đầu Hồ thế kỉ
XIV-XV, cốt truyện xoay quanh chân dung của một trong những nhân vật phức
tạp, đa diện bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Thông qua việc lựa chọn lịch sử đó,
nhà văn muốn khắc sâu vào sự khủng hoảng, bế tắc của nhà Trần, đưa ra tình thế
buộc phải “thay máu” để chấn hưng đất nước, đồng thời đối thoại, “tranh luận” với
lịch sử và con người hiện tại về ý nghĩa “thời thế” của nhân vật Hồ Quý Ly trong
bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Trong các cuộc tranh luận gần đây về tác phẩm viết về lịch sử đặc biệt là tiểu
thuyết lịch sử, mức độ chính xác của chi tiết, sự kiện lịch sử và chủ đề tư tưởng


14

trong các tác phẩm càng được nhiều người đưa ra mổ xẻ. Cách nhà văn hư cấu
nhân vật lịch sử với những chi tiết thể hiện con người trần tục, bản năng vẫn bị
phê phán. Thực tế là ở thời điểm hiện nay, trong văn học, sự thể hiện con người tự
nhiên, bản năng đã trở nên bình thường nhưng hầu như đối với lịch sử và nhân vật
lịch sử thì vẫn rất “nhạy cảm”.
Như vậy tơn trọng cũng như khái thác một cách triệt để những tài liệu chính
thống trong chính sử, các nhà văn viết về đề tài lịch sử đã góp phần gây dựng nên
những tác phẩm đồ sộ, cung cấp cho người đọc hôm nay những tư liệu quý giá, bổ
ích và làm mới mẻ bộ mặt của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Thứ hai, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại chú trọng hướng cái nhìn
lịch sử vào những câu chuyện dã sử, truyền thuyết, huyền thoại, giai thoại vốn
được lưu truyền trong dân gian.
Ở hầu hết các sáng tác về đề tài lịch sử của các nhà văn đương đại đều có sự
pha trộn, đan xen giữa yếu tố lịch sử và dã sử, chính thống và khơng chính thống,
hiện thực và huyền thoại. Nhờ vậy, quan niệm về thể loại được mở rộng biên độ.
Lúc này, tiểu thuyết lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền sử, thậm chí là phản lịch sử,
là sự dung hợp nhiều chủ đề, nhiều tuyến nhân vật.
Trong các sáng tác của mình, nhà văn Nam Dao đã sử dụng các biến cố, sự
kiện lịch sử đã được soi rọi dưới lăng kính dân gian, miệng thế, sau đó được nhà
văn nhào nặn lại theo tư duy và quy luật nghệ thuật trở thành tiểu thuyết. Với nhà
văn, lịch sử đó là sự sống, soi rọi vào những vấn đề xã hội và thân phận con người
(tiểu thuyết Đất trời). Viết về triều Lí vốn rất ít tư liệu lịch sử, với nguồn sử liệu từ
chính sử và đặc biệt từ dã sử, Võ Thị Hảo với Giàn thiêu và Bùi Anh Tấn với Bí
mật hậu cung đã dày công tưởng tượng, hư cấu, thiết kế lại quá khứ, tạo ra một thế

giới nghệ thuật riêng, bồi đắp nên da thịt liền mạch cho đời sống quá khứ. Những
câu chuyện dã sử, giai thoại như góp phần làm cho tiểu thuyết lịch sử có “hồn”
hơn, nhà văn gửi vào đó những tư tưởng, triết lý nhân sinh mới mẻ, liên tưởng đến
những vấn đề thời đại hôm nay.


15

Thứ ba, tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam phát huy khả năng hư cấu,
sáng tạo.
Tuy là một đối tượng mang tính đặc thù của phản ánh nghệ thuật, nhưng đề
tài lịch sử cũng như bất cứ đề tài nào của văn học nghệ thuật đều không hạn chế
khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ. Tài năng là yếu tố quyết định trong mọi
trường hợp, riêng trong trường hợp sáng tạo về đề tài lịch sử, tài năng lại càng
khơng thể có gì thay thế. Trong tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử,
nghệ sỹ vừa phải có kiến thức uyên bác và phẩm chất trung thực của nhà viết sử
lại cần phải có tài năng của một nhà trần thuật nghệ thuật. Hai phẩm chất ấy sẽ là
hai cánh tay của tác phẩm nghệ thuật về đề tài lịch sử.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tơi thì mức độ hư cấu trong tác phẩm
văn học viết về lịch sử “vô giới hạn” bởi vì, một tiểu thuyết lịch sử dẫu sao cũng
cần tái hiện lại cái khơng gian văn hóa ở thời điểm lịch sử được đề cập đến, từ
phong tục, ngôn ngữ, nhận thức, lễ hội. Nhà văn có quyền sáng tạo tính cách nhân
vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử theo cảm quan cá nhân, nhưng sự tồn tại của sự
kiện, nhân vật lẫn bối cảnh văn hóa của sự kiện, nhân vật thì phải tuân theo lịch
sử. Sự nhầm lẫn phong cách ngôn ngữ, thiếu hiểu biết về văn hóa – phong tục, bối
cảnh xã hội ở thời điểm lịch sử mà tác phẩm đề cập đến sẽ khơng thể khiến nhà
văn tạo nên những kiệt tác.
Cịn một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử đích thực phải là sử dụng
những thủ pháp nghệ thuật nhằm viết về lịch sử. Một kinh nghiệm sáng tạo mà
Nguyễn Xuân Khánh từng chia sẻ: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra hiện

thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử
phải dựng nên bối cảnh khơng khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng
sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ.
Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ là bám
chắc vào các văn bản sử để viết” [35].
Như vậy, nhà tiểu thuyết đương đại khi viết tiểu thuyết lịch sử vẫn sử dụng
hư cấu trong chừng mực thích hợp nhằm phát huy trí tưởng tượng làm cho sự chân


16

thực có một điều gì đó mang tính nghệ thuật. Vẫn biết rằng, cái thật khơng phải là
tồn bộ giá trị của văn chương nhưng nó là yếu tố quan trọng để văn chương có
thêm ưu thế, trở nên hấp dẫn đối với bạn đọc. Và từ đó tiểu thuyết lịch sử đương
đại đã thể hiện “sự thật” về những vùng khuất tối của lịch sử mà một thời bị qn
lãng hoặc bị che giấu, cịn ít người biết tới.
Và cuối cùng, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại phản ánh được cuộc
sống ngày hôm nay, kết nối con người với cuộc sống hiện tại.
Việc người viết tiểu thuyết lịch sử lựa chọn con người của quá khứ không
đơn thuần để “giải” quá khứ mà quan trọng hướng đến cắt nghĩa con người hiện
tại. Tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo không nặng về các sự kiện lịch sử, nếu
có, thứ lịch sử đó lại để nói chuyện thế thái nhân sinh là làm mốc thời gian để nhà
văn vừa dựng lại quá khứ câu chuyện vừa cấu kết thời điểm hiện tại để làm bật lên
đời sống thế sự của kiếp người. Từ đó phản ánh một đời sống mang đậm âm sắc
thế sự của những con người bình thường. Và phần nào vén bức màn cục diện của
hiện thực ra trước mắt người đọc, làm điểm nối vào sự thật lịch sử.
Con người với những vấn đề cơ bản của nó, bất kỳ ở đâu ln là điều quan
tâm của mỗi nhà văn. Ở tiểu thuyết lịch sử đương đại các nhà văn tập trung khám
phá những mạch ngầm về con người ở những tính chất tiêu biểu để viện giải cuộc
sống. Vẫn là những vấn đề của lịch sử nhưng chúng lại là chiếc cầu nối từ quá khứ

đến hiện tại về những vấn đề xã hội, nhân văn và sự sinh tồn của con người. Tiểu
thuyết lịch sử đương đại đã biến lịch sử thành những thang giá trị cuộc sống mà
con người hiện tại quan tâm nó mở ra chân trời khám phá mới, phù hợp với tư duy
của con người hiện đại trong cảm thức tra vấn những sự thực của lịch sử.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
1.2.1. Con đường văn nghiệp của Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932 tại quê ngoại - Hà Nội. Ngày còn trẻ
Nguyễn Xuân Khánh mê âm nhạc, từng là sinh viên Đại học Y khoa. Sau thời gian
quân ngũ nhà văn về làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Thiếu niên tiền
phong. Một tai nạn nghề nghiệp khiến nhà văn phải nghỉ hưu sớm. Trong quãng


17

đời khó khăn ấy, Nguyễn Xn Khánh đã tìm đến công việc dịch sách, mặc dù
phải dịch chui, phải lấy bút danh khác.
Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu bước vào sự nghiệp văn chương đầu những
năm 60 của thế kỷ trước, viết văn trong mười năm và sau đó ngừng xuất hiện trong
đời sống văn học chính thống. Ơng xuất hiện trở lại trên văn đàn sau gần hai mươi
năm vắng bóng với tiểu thuyết Hồ Q Ly. Hành trình văn chương của Nguyễn
Xuân Khánh là một hành trình với rất nhiều những chuyển động ngược chiều. Các
sáng tác của Nguyễn Xn Khánh là một cuộc “ngược dịng” về đề tài.
Khơng chỉ đam mê dịch sách mà Nguyễn Xuân Khánh còn là tác giả của
những cuốn sách gây được tiếng vang trong lòng độc giả như “George Sand Nhà văn của tình u”, “Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi”, Miền hoang tưởng
(tiểu thuyết, 1990), Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, 2000), Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết,
2006), Đội gạo lên chùa (tiểu thuyết, 2011).
Tuy nhiên, phải tới Hồ Quý Ly bạn đọc mới biết nhiều hơn về Nguyễn Xuân
Khánh. Và cuốn sách này đã giúp ông đạt được ba giải thưởng lớn: Giải thưởng
cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Thăng
Long của Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

Tác phẩm được nhà văn viết trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đời.
Với Hồ Quý Ly, nhà văn đã gửi gắm tâm sự và bày tỏ sự cảm thơng của mình với
những gì mà một nhà cải cách đất nước đã trải qua. Để làm nên được thành công
này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bỏ ra hơn 20 năm trời nghiên cứu đạo Phật,
đạo Lão, đạo Khổng, đọc các tác phẩm sử học, triết học, văn hoá.
Nguyễn Xuân Khánh hiện đang sống cùng gia đình tại ngõ Trần Khát Chân,
Hà Nội, trong ngôi nhà cũ mới được sửa nhờ tiền giải thưởng và tiền xuất bản
sách. 70 tuổi, Nguyễn Xuân Khánh mới trở thành hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam sau những giải thưởng về Hồ Quý Ly. Nối tiếp thành công, Nguyễn
Xuân Khánh tiếp tục trình làng hai bộ tiểu thuyết lịch sử có giá trị năm 2006 với
Mẫu thượng Ngàn và năm 2011 với Đội gạo lên chùa.


18

1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử - thành công lớn của văn chương Nguyễn Xuân
Khánh
Một trong những khuynh hướng sáng tác của văn học Việt Nam đương đại là
quay trở lại với những thời đại đã trở thành lịch sử để suy ngẫm những vấn đề
đương đại. Hướng đi này đã có một số thành cơng nhất định như các tiểu thuyết
lịch sử, văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh.
Khởi đầu sự nghiệp với các đề tài đương đại, Nguyễn Xuân Khánh theo đuổi
nó ngay cả khi cả trong giai đoạn ơng không thể xuất bản tác phẩm. Nhưng, khi
bắt đầu quay trở lại với đời sống văn chương Nguyễn Xuân Khánh lại chuyển
hướng sang tìm tịi ở một “mảnh đất” mới - đề tài lịch sử và ông đã thành công.
Với Nguyễn Xuân Khánh, “tiểu thuyết lịch sử đó là tâm huyết của cả đời tơi” [18].
Một lý do có thể giải thích cho thành cơng của Nguyễn Xn Khánh trong
các tiểu thuyết mang cảm thức lịch sử, đó là khả năng nắm bắt cái hằng số lịch sử
và hiện đại hoá các vấn đề của quá khứ.
Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là thời điểm lịch sử đầy biến

động và phức tạp. Ở Hồ Quý Ly là giai đoạn cuối Trần đầu Hồ, trong Mẫu Thượng
ngàn là xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những giai đoạn giao
thời với sự khủng hoảng dẫn tới suy vong, sự giao tranh mới – cũ luôn là thử thách
đối với bản lĩnh của ngòi bút mỗi nhà văn và trở thành cảm hứng cho những suy
ngẫm về văn hố, tơn giáo.Tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh dù viết về quá khứ
cách đây hàng mấy trăm năm hay gần hơn đều có khả năng mở rộng biên độ phản
ánh hiện thực bởi tính thời sự cập nhật của nó. Khơng né tránh những vấn đề của
hơm nay, Nguyễn Xuân Khánh ráo riết tìm lời đáp cho những câu hỏi thiết thực
đối với hiện tại. Chẳng hạn, đọc Hồ Quý Ly chúng ta có thể nảy sinh những liên
tưởng về cuộc cải cách từ thế kỷ XIV, XV với nhu cầu đổi mới đất nước trong
mấy thập kỷ gần đây. Từ đó, nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra như giải quyết
cái cũ bảo thủ như thế nào, vai trị của trí thức trước bước ngoặt của thời cuộc, đổi
mới và quyền lực, lợi ích của dân chúng và lợi ích của nhà cầm quyền. Với Mẫu
Thượng ngàn đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu và tiếp biến


19

văn hoá, đâu là hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch sử. Nhà văn tìm
thấy những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, dùng hiện tại soi tỏ quá
khứ, nêu ra được những chân lý có tính phổ qt, đó chính là giải thích mới về đề
tài cũ. Chính vì vậy, dù Nguyễn Xn Khánh viết về nhân vật đã quen thuộc, thời
đại đã được các nhà sử học phân tích, đánh giá nhưng tiểu thuyết của ông vẫn mới
mẻ.
Tiếp theo, về thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở mảng đề tài tiểu thuyết
lịch sử ta có thể thấy đó là quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Con
người trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ là con người
chính trị mà con người của đời thực, con người của cuộc sống thường ngày.
Khơng chỉ nhằm để nói chuyện chính sử mà quan trọng tác giả muốn nói tới
chuyện đời, chuyện người trong xã hội. Những cuộc đời, những con người trong

tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh không phải chỉ là những con người của một
thời đã qua mà là cả một thời.
Với Nguyễn Xuân Khánh, con người luôn ln tự nhận thức về chính mình
cũng như về thế giới xung quanh. Nhà văn đặt con người trước những biến động
lịch sử và bắt nó phải gánh trên vai gánh nặng tư tưởng. Ở Hồ Nguyên Trừng có
nỗi khắc khoải khôn nguôi của con người trước thời cuộc, ông hiểu rất rõ về bản
chất của đời sống cung đình nhưng cũng ý thức về trách nhiệm của cá nhân trước
dòng tộc, trách nhiệm của kẻ sĩ trong thời loạn. Bên cạnh đó, nhân vật Thuận Tơn
lại chìm đắm trong suy tư về cái ác và quyền lực, cái chết và sự sống. Và mỗi nhân
vật là một sự phân thân nghiệt ngã. Trong Hồ Quý Ly, nhà văn để cho nhân vật
Thuận Tôn độc thoại trong suốt sáu trang sách, đối diện với những sự thật đau đớn
của cuộc đời mình, hoang mang giữa một bên là trạng thái hư vô, một bên là
những khắc khoải về thực tại. Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng thủ pháp độc thoại
nội để nhận thức sâu sắc hơn về con người, bản ngã và sự tồn tại đồng thời cả
những bước đi thầm lặng của tiến trình của lịch sử.


20

Thành công lớn nhất của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh được thể
hiện rõ rệt ở bề dày văn hoá, chiều sâu nhân bản sự khám phá nhiều phương diện
của đời sống.
Nguyễn Xuân Khánh luôn đặt lịch sử trong trạng thái “động”. Nhà văn
không để cho tác phẩm của mình đóng khung như chính sử. Trong tiểu thuyết
Nguyễn Xn Khánh, các nhân vật, sự kiện lịch sử không đơn nghĩa mà trở nên đa
diện khi được soi chiếu từ nhiều góc độ. Nhà văn đặt nhân vật trong những mối
quan hệ phức tạp của gia đình và xã hội. Chẳng hạn nhân vật Hồ Quý Ly được
hiện lên trong các vai khác nhau, một yếu nhân văn võ song toàn, một con người
với cảm nhận tinh tế sâu sắc, một người chồng, người cha nén chặt tình cảm trong
lịng, một kẻ loạn thần tặc tử thâm hiểm, tàn bạo… Ở mỗi góc nhìn, việc đổi mới

của Hồ Q Ly cũng không đồng nhất. Trong mắt những người thuộc phe bảo thủ
như Ngun Hàng, Khát Chân, Đồn Xn Lơi thì đó là chính sách trái với lề lối
tổ tiên, là dấu hiệu của âm mưu thoán nghịch, ngược lại, trước lịng ngưỡng mộ
của Nguyễn Cẩn, Hán Thương thì đó là việc làm cần thiết cấp bách mà chỉ bậc
minh quân trí dũng mới thực hiện được, những người như Sử Văn Hoa, Nguyên
Trừng hiểu rõ đất nước cần phải lột xác nhưng họ vẫn băn khoăn cách làm ấy có
đúng khơng.
Sự am hiểu, un thâm về văn hố, tín ngưỡng, phong tục, tập quán dân tộc
Việt của Nguyễn Xuân Khánh giúp ơng lột tả rõ bản sắc văn hố vơ cùng đẹp đẽ
của dân tộc cũng như sự tiếp biến của văn hố trong q trình giao lưu với các nền
văn hố khác trong q trình biến thiên của lịch sử.
Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công khi tái tạo lại khơng khí lịch sử, bức
tranh của thời đại đã qua song đóng góp thành cơng nhất của nhà văn theo chúng
tôi là ở tư duy mới mẻ về lịch sử trong tác phẩm của ông. Lịch sử đã qua khơng
khép lại mà hồn tồn có thể mở ra những chân trời khám phá mới. Đây cũng
chính là cách tư duy của con người hiện đại, ln lật trở, hồi nghi những giá trị
tưởng như đã xác định.


21

Chương 2
CÁC PHƯƠNG DIỆN HƯ CẤU TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
2.1. Hư cấu nhân vật
2.1.1. Nhân vật chính sử
Hư cấu nhân vật chính sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh
đã làm cho các nhân vật hiện ra bằng tất cả tính chất đời thường của con người.
Tạo cho các nhân vật lịch sử những yếu tố hiện thực, tình cảm, tâm lý, hành động
(có tính chất đời thường, hợp với đời thường), mà những điều đó khơng hề được

nhắc tới trong lịch sử.
Nguyễn Xn Khánh xây dựng nhân vật chính sử khơng theo một sơ đồ giản
lược định sẵn mà thể hiện tâm lý nhân vật có chiều sâu,với cả những góc khuất
thầm kín, có sự phát triển hành động, tính cách khá sinh động, tinh tế.
Bằng cái nhìn văn chương, Nguyễn Xuân Khánh thể hiện các nhân vật như
Hồ Quý Ly, Hồ Ngun Trừng, Thuận Tơng, Nguyễn Cẩn với tính cách phức tạp,
là những con người thực sinh động với hỉ, nộ, ái, ố…Các nhân vật không rập
khuôn khô cứng theo một ý định có sẵn mà sống động với thế giới nội tâm tự
nhiên, sâu sắc.
Trước hết, về nhân vật Hồ Quý ly, ta bắt gặp tính cách phức tạp, đa chiều,
nhân ái, thủ đoạn, sâu sắc.
Tác giả đã giành hẳn hai chương, 9 (một ngày của Thái sư 1) và 10 (một
ngày của Thái sư 2) để nói về nhân vật Hồ Quý Ly. Xuyên suốt hai chương này là
những dòng độc thoại của Hồ Quý Ly. Nhà văn đã tinh ý khi để ngịi bút của mình
len lỏi vào trong cả những giấc mơ của nhân vật, để từ đó khơi gợi những suy nghĩ
trong thẳm sâu tâm hồn của con người bản lĩnh đó. Để cho nhân vật đối diện với
hiện thực, đối diện với chính mình để từ đấy bộc lộ tính cách và quan điểm cá


22

nhân, Nguyễn Xuân Khánh đã tránh được lối miêu tả một chiều về một nhân vật
lịch sử, mẫu hình đã được khuôn cứng trong tư duy lịch sử từ lâu nay.
Dưới ngòi bút của nhà văn, Hồ Quý Ly là nhân vật mang khát vọng lớn lao
về quyền lực, về sự đổi đời khơng chỉ cho riêng mình mà cho tồn dân tộc. Ơng là
một chính khách quyết đốn, một kẻ sĩ có đầu óc độc lập, có trí tuệ sắc sảo, cá tính
mạnh mẽ và phức tạp. Ơng suy nghĩ: “Ngẫm lại mình, ơng đã xứng đáng là một
minh chủ chưa?.. Thôi cũng đành mặc miệng thế. Chỉ cốt ta thành công. Mà cả sự
thành công nữa, ông cũng mong nó ở một tầm cao mà người đời khơng thể nhìn
thấy” [16,tr.465].

Ln đối phó với những phe phái, âm mưu, Hồ Q Ly thèm có được người
hiểu mình, đây cũng là điểm hư cấu về chính bản thân mình của nhân vật: “Ta cần,
ta muốn, ta thèm được có người hiểu ta. Vây cánh của ta, họ có hiểu ta khơng? Có
lẽ họ chỉ hiểu ta ở bề ngồi” [16,tr.94]. Ơng giết Đa Phương bởi ơng “rất cần tin
người và cần người tin”, “giết rồi lại ưu phiền lo lắng” [16,tr.94]. Ơng giằng co,
tính tốn để thực hiện tham vọng để cuối cùng lại tự hỏi: “Ta sung sướng hay ta
không sung sướng…tiếng cười thỏa mãn hay tiếng cười buồn, hay tiếng cười cô
đơn” [16,tr.524]. Quyền lực chẳng đem lại hạnh phúc cho ông. Tác giả đặt nhân
vật vào trong những giấc mơ, trong những khơng gian căn phịng chật chội để
nhân vật đối diện với chính mình và nữa kia của con người Hồ Quý Ly hiện rõ.
Ông hoảng hốt khi trong giấc mơ mình gặp Nghệ Hồng, khơng phải ơng sợ quả
báo mà vì sợ mình vì thế mà khơng kiên trì, sẽ sớm từ bỏ con đường đang đi, điều
này làm nảy sinh sự nghi ngờ trong chính con người ơng. Hai lần trong tác phẩm
nhà văn đã để cho Hồ Quý Ly khóc trước bàn thờ người vợ quá cố là công chúa
Huy Ninh. Trước pho tượng người vợ hiền hậu của ông với “đôi tay trắng ngà
đương đẩy ra, mà hình như hai bàn tay ấy đương đặt lên mớ tóc bạc của thái sư để
che chở, vuốt ve, an ủi, Quý Ly “mới thấy hết nỗi cơ đơn của mình, mênh mơng
biết nhường nào” [16,tr.751]. Nhân vật Huy Ninh xuất hiện như để con người Hồ
Quý Ly thêm sáng rõ. Có thể nói trong tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh đã hư cấu
rất nhiều về mối quan hệ của hai người. Xây dựng nhân vật Huy Ninh làm cho Hồ


23

Quý Ly trong tác phẩm có tâm hồn hơn. Bà khiêm nhường, lặng lẽ và dịu dàng, bà
chưa bao giờ trách ông cho dù ông làm nhiều việc mà đôi lúc chính bản thân ơng
cũng thấy sợ. Huy Ninh là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ông không bao giờ
có được, bà giống như một thế giới khác, trong trẻo, an lành để xoa dịu ông. Ta
chợt nhận ra Hồ Quý Ly “người” hơn rất nhiều khi đối diện với chính mình.
Những giọt nước mắt Hồ Q Ly khóc trước pho tượng bà Huy Ninh là

những giọt nước mắt của một con người cô đơn, cô độc không có ai hiểu mình,
ơng lạc lõng và đớn đau vơ cùng trong thế giới không ai san sẻ này. Nguyễn Xn
Khánh ln đồng cảm với Hồ Q Ly, nhìn thấy được nỗi niềm sâu kín ẩn khuất
bên trong tâm hồn nhân vật.
Với cái nhìn đi vào trong tâm lý nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh đã cho nhân
vật đứng trước sự lựa chọn những quan hệ đầy mâu thuẫn và đối nghịch nhau ở
mức đỉnh điểm. Đó là quan hệ quân - thần, phụ - tử, quyền lực - đạo đức, Phật giáo
- Nho giáo… Cũng như nhân vật Trần Thủ Độ trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần
của Hoàng Quốc Hải, để thực hiện yêu cầu canh tân của đất nước, Hồ Quý Ly đã
phải bất trung với vua, bất hiếu với thầy, bất nghĩa với em, bất nhân với cả dòng
họ Trần, bức tử con rể là vua Trần Thuận Tơng, biến đứa con gái ruột - Hồng hậu
Thánh Ngẫu thành bà góa, biến đứa cháu ngoại mới 3 tuổi thành vua và cuối cùng
ông đã đi trên con đường đẫm máu bước lên ngai vàng.
Ta cũng nhận ra, một kẻ sĩ đầy tâm huyết trong công cuộc đổi mới đất nước,
một Hồ Quý Ly có tinh thần độc lập sáng tạo, không chịu nô lệ vào những tư
tưởng và thành kiến cũ. Điều này được Nguyễn Xuân Khánh miêu tả một cách
chân thực mang tính chất một con người đời thường với những hành động nổi bật
mà lịch sử ít nhắc tới.
Nhìn ở một phương diện, đấy là “kẻ thoán nghịch”, nhưng ở phương diện
khác con người ấy cũng là một kẻ sĩ đầy tâm huyết trong công cuộc đổi mới đất
nước. Hồ Quý Ly biết rõ rằng vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Ông
sáng suốt nhận rõ tình cảnh nhà Trần thối nát mục ruỗng: Nước ta như cái giếng
khơi để lâu năm, dưới giếng có nhiều bùn nhơ lắng cặn. Khơng chỉ hiểu rõ vận


24

mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc, ơng còn nhận ra sự thối nát, mục ruỗng
của nhà Trần. Hồ Quý Ly chủ trương cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. Dẫu biết,
“tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt cảnh đầu rơi máu

chảy” [16,tr.486].
Cuộc đối thoại giữa Hồ Quý Ly với Nguyên Trừng có thể xem như là cuộc
đối thoại của con người bên trong Hồ Quý Ly. Nó thể hiện nỗi khát khao muốn
được mọi người thấu sự cống hiến vì nước, vì dân, vì sự hưng thịnh dân tộc của
mình. Hồ Quý Ly viết Minh Đạo như một cách bộc lộ ước mơ, khát vọng về cá
nhân của ơng. Ơng gửi vào đó biết bao tâm huyết. Các chi tiết này chẳng có sách
sử nào chép lại bởi thế mà Nguyễn Xuân Khánh lại có dịp hư cấu, sáng tạo. Trên
con đường Hồ Quý Ly đi ông không hề muốn có ai cản trở, nên ơng buộc phải loại
trừ những kẻ phản kháng bước chân ông như bắt Sử Văn Hoa, giết hết những
người bảo thủ, phù Trần. Tác giả đã rất tinh ý khi để di chuyển cái nhìn, từ cái
nhìn của người kể chuyện di chuyển từ nhân vật này tới nhân vật khác, điều đó
làm bộc lộ con người với tính cách đa dạng, phức tạp của Hồ Quý Ly. Với Hồ Hán
Thương thì cha mình là một người “Thân mật mà tài giỏi, kiêu ngạo mà giản dị,
cứng rắn mà dịu dàng. Cha như con rồng nằm ngủ” [16,tr.93-94]. Vấn đề nằm ở
chỗ trong suy nghĩ của Hán Thương con rồng cũng hàm chứa con rắn, mà con rắn
thì độc và hiểm đó cũng là tính cách con người Hồ Quý Ly.
Hành động bắt Sử Văn Hoa cho ta hiểu thêm về con người đời thường của
Hồ Q Ly, đó là con người ln lý trí, dù có trân trọng, có hiểu, có cảm thơng với
nhà viết sử có tài nhưng để thực hiện mục tiêu, con đường của mình thì buộc phải
làm như thế. Nhìn lại những chi tiết mà nhà văn hư cấu đã cho ta thấy được phần
nào con đường, lý tưởng và giải thích được vì sao Hồ Q Ly đã làm như vậy.
Đằng sau đó ít nhiều bộc lộ quan điểm của người viết bởi thế, nó là hư cấu có chủ
ý, có định hướng rõ ràng.
Tác giả Nguyễn Xuân Khánh không sa vào thiên kiến cho rằng những hành
động của Hồ Q Ly là hồn tồn sai, mà có một cái nhìn đầy đủ và hết sức cơng
bằng về ơng. Nguyễn Xn Khánh khơng bó hẹp Hồ Q Ly trong những việc làm


25


tự riêng mình mà ơng đặt mọi việc làm, hành động suy nghĩ của nhân vật vào
trong những mối quan hệ với nhiều tuyến nhân vật khác nhằm có cái nhìn, sự hiểu
biết đến cùng về một nhân vật. Đó là cái nhìn chân thực nhất, cái nhìn đầy đủ nhất
về một con người đời thường mà khơng bị đóng khung, không giới hạn.
Trong các tiểu thuyết lịch sử, nhân vật được phóng tác trên hai bình
diện tâm lý và hành động. Nhân vật không minh họa cho một khái niệm có sẵn
mà là một con người sống đích thực, đời thường. Nguyễn Xuân Khánh đã rất
thành công khi xây dựng nhân vật Hồ Quý Ly bình dị trong đời thường, nhưng
cũng rất quyết đốn trong chính trị, khơng phải con người đơn giản mà là con
người có những suy tưởng, trăn trở đầy bản lĩnh. Đó cũng chính là ngịi bút phóng
tác, hư cấu sáng tạo đầy tài năng của Nguyễn Xuân Khánh. Con người đời thường
còn được thể hiện ở nhân vật Hồ Nguyên Trừng thông với nét tính cách, hành
động của một con người đầy xúc cảm, tâm hồn ln có sự dày vị, ám ảnh khơn
ngi.
Chính sử xây dựng nhân vật Hồ Nguyên Trừng chỉ với tư cách con Hồ Quý
Ly, và sự nghiệp giúp cha lập nên nhà Hồ, một anh hùng giỏi về kiến trúc, đóng
thuyền. Khi nhà Minh sang xâm lược nước ta cả mấy cha con Quý Ly bị bắt sang
Trung Quốc. Cha ông và Hán Thương bị giết nhưng ông vẫn được Minh Thành Tổ
dùng làm Thị lang bộ công. Trong sử sách Hồ Ngun Trừng là một trí thức lớn.
Ơng được lưu danh sử sách với câu nói nổi tiếng “Thần khơng sợ giặc, chỉ sợ lịng
dân khơng theo mà thơi” [16,tr.309]. Qua ngịi bút của Nguyễn Xn Khánh, Hồ
Ngun Trừng hiện lên một cách chân thực, mang trong mình tính chất của con
người đời thường quen thuộc với đầy ắp những trăn trở, vui buồn, băn khoăn.
Là một nhân vật cực kỳ chủ chốt, cầu nối giữa hai phe phái trong triều là
cách tân và bảo thủ, ý kiến của Hồ Nguyên Trừng luôn được Hồ Quý Ly quan tâm
và lưu tâm nhiều. Phận làm con, Hồ Nguyên Trừng biết cha mình bị nhiều kẻ sĩ
trong nước phản đối, lịng dân khơng theo. Ơng hiểu cha mình và cũng nhận ra nhà
Trần đang mục ruỗng từng ngày và tất yếu sẽ có một sự thay đổi. Tâm trạng ơng



×