Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan phần lịch sử việt nam lớp 11 chương trình chuẩn ở trường THPT trên địa bàn đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 104 trang )


ƢỜ


Ƣ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ

I HỌC

i

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC THÔNG
QUA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 (CHƢƠNG
TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA
BÀN ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện

: Hồ Thị Huyền Trang

Chuyên ngành

: ƣ phạm Lịch sử

Lớp

: 12SLS



gƣời hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Xuyên

Nẵng, 05/2016


LỜI CẢ

Ơ

Để hồn thành đƣợc đề tài hơm nay, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ nhiều
phía: nhà trƣờng, các thầy cơ giáo và gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Lịch sử - trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã tận tình chỉ bảo, góp ý để khóa luận có hƣớng đi đúng đắn.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hƣớng dẫn Th.S Nguyễn Xuyên,
đã tận tình hƣớng dẫn, theo sát em trong suốt thời gian dài hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy (cô ) bộ môn Lịch sử ở
trƣờng THPT Nguyễn Trãi, THPT Ngơ Quyền đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em trong thời gian tiến hành khảo sát thực tế, phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến phòng học liệu khoa Lịch sử, thƣ viện
trƣờng Đại Học sƣ phạm, thƣ viện Tổng hợp T.P Đà Nẵng, thƣ viện Tổng hợp Huế
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã ủng hộ và tạo
điều kiện, giúp em có động lực và thời gian để hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng nhƣng do điều kiện, thời gian, trình độ cịn hạn chế nên đề
tài của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp,
bổ sung của q thầy cơ để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Huyền Trang

1


CÁC TỪ VIẾT TẮC TRONG KHÓA LUẬN
ĐDTQ

: Đồ dùng trực quan

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

[ H7,Tr.33, KL] : Hình 7, trang của 33 khóa luận
BGH

: Ban giám hiệu

[ H9, tr.34, KL] : Hình 9, trang 34 của khóa luận

2



MỤC LỤC
MỞ ẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2

3.

4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................3
óng góp của đề tài ..............................................................................................4

6.

7. Bố cục đề tài ..........................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
ƢƠ

1:

Ơ Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC S

DÙNG TRỰC QUAN TRONG D Y HỌC LỊCH S



DỤ




ƢỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................................................5
ơ sở lý luận .......................................................................................................5

1.1.

1.1.1. Quan niệm về đồ dùng trực quan ......................................................................5
1.1.2. Vị trí, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông. .......................................................................6
1.1.2.1 Về mặt kiến thức .............................................................................................7
1.1.2.2 Về mặt thái độ, tình cảm .................................................................................8
1.1.2.3 Về mặt kĩ năng ................................................................................................9
ơ sở thực tiễn ...................................................................................................9

1.2.

ƢƠ
LỊCH S

2 : MỘT SỐ

Ồ DÙNG TRỰC QUAN TRONG D Y HỌC PHẦN

VIỆT NAM ( SGK LỚP 11 –

ƢƠ

Ì


UẨN) Ở

ƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................................12
2.1. Nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng trình
chuẩn) .......................................................................................................................12
2.2. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ...................16
2.2.1 Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của nội dung bài học .........................................16
2.2.2. Đảm bảo tính Đảng .........................................................................................17
2.2.3. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................17

3


2.2.4. Đảm bảo tính trực quan ...................................................................................18
2.2.5. Đảm bảo tính thẩm mỹ, đơn giản ....................................................................18
2.2.6. Phải phát huy tính tích cực của học sinh .........................................................18
2.3. Một số đồ dùng trực quan trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ( SGK
lớp 11 – chƣơng trình chuẩn) .................................................................................18
2.3.1. Đồ dùng trực quan hiện vật .............................................................................19
2.3.2. Đồ dùng trực quan tạo hình .............................................................................20
2.3.3 Đồ dùng trực quan quy ƣớc..............................................................................20
ƢƠ

3 :

ƢƠ

THÔNG QUA VIỆC S
PHẦN LỊCH S


Á
DỤ

Â



ƢỢNG D Y HỌC

Ồ DÙNG TRỰC QUAN TRONG D Y

VIỆT NAM ( SGK LỚP 11 –

ƢƠ

Ì

UẨN) Ở

ƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................................44
3.1. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phần Lịch sử Việt
Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng trình chuẩn) ở trƣờng THPT. .....................................44
3.2. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy phần Lịch sử Việt Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng
trình chuẩn) ở trƣờng THPT. ................................................................................47
3.2.1. Giải pháp chung nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc dạy học
lịch sử trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 ( chƣơng trình chuẩn). ........................47
3.2.2. Một số giải pháp khi thiết kế và sử dụng các dụng cụ trực quan phục vụ cho
việc dạy học Lịch sử trong phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 -1918 trong sách lớp 11

(chƣơng trinhg chuẩn). ..............................................................................................58
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................................61
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................61
3.3.2. Đối tƣợng, thời gian thực nghiệm ...................................................................61
3.3.3. Nội dung và phƣơng pháp tiến hành ...............................................................62
3.3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
PHỤ LỤC


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Lịch sử dạy con ngƣời hiểu biết về nguồn cội, hun đúc lòng yêu nƣớc.
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, mơn Lịch sử nói riêng có vai
trị rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tƣ duy của con
ngƣời. Sinh thời, Bác Hồ từng dạy “Dân ta phải biết sử ta/Cho tƣờng gốc tích nƣớc
nhà Việt Nam”. Nếu ở nhà trƣờng, học sinh đƣợc giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử
dân tộc sẽ biết q trọng những gì cha ơng đã gầy dựng nên. Qua đó hình thành
nhân cách, hun đúc lịng u nƣớc, trách nhiệm công dân của các em sau này với
đất nƣớc.
Trong những năm gần đây, việc dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thơng có những
đổi mới tiến bộ cả về nội dung, đặc biệt là phƣơng pháp dạy học nhƣ : dạy học nêu
vấn đề, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo của học sinh,… Tuy nhiên những đổi mới đó khơng phải ở đâu, lúc nào cũng
thực hiện đƣợc. Thực tế việc học Lịch sử ở trƣờng phổ thơng cịn theo lối thầy đọc,
trị chép, nội dung dạy học chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa, điều đó làm giảm hứng
thú học tập, giờ học trở nên chán nản, hiệu quả dạy học không cao.
Trong nhiều năm trở lại đây, chất lƣợng tuyển sinh Đại học, cao đẳng cũng
nhƣ điểm mơn Lịch sử trong kì tốt nghiệp trung học phổ thơng rất thấp. Thực tế này

có nhiều ngun nhân mà nguyên nhân quan trọng ở đây là các em không hứng thú
khi học tập cũng nhƣ lựa chọn mơn thi Lịch sử, ngồi ra cịn có một số nguyên nhân
khác đó là phƣơng pháp dạy học Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thơng cịn nhiều
bất cập.
Trong các loại đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học Lịch sử ở trƣờng trung
học phổ thơng thì nhóm đồ dùng trực quan có vai trị cực kì quan trọng. Bởi vì :
“loại đồ dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình ảnh tƣợng trƣng, khi phản
ánh những mặt chất lƣợng và số lƣợng của quá trình lịch sử, đặc trƣng khuynh
hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống. Nó khơng
chỉ là phƣơng tiện để cụ thể hóa sự kiện Lịch sử mà cịn là cơ sở để hình thành khái
niệm cho học sinh” [19, tr.47]

1


Đối với phần Lịch sử Việt Nam Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng trình chuẩn) đây
là giai đoạn hàm chứa những kiến thức quan trọng của Lịch sử nƣớc ta với nhiều sự
kiện đáng nhớ của dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng
dạy học thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan phần Lịch sử Việt Nam lớp 11
(chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 11 chƣơng trình
chuẩn ( phần lịch sử Việt Nam) rất hạn chế. Chƣa có cơng trình nghiên cứu cụ thể
nào mà chỉ có những cơng trình nghiên cứu và bài viết mang tính lý luận nhƣ
“phương pháp dạy học lịch sử”, tập 2 của Phan Ngọc Liên ( chủ biên), Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Cơi. Theo đó các nhà lý luận dạy học đã nêu rõ vai trò, tầm quan
trọng cũng nhƣ vạch ra con đƣờng, biện pháp có tính lý luận chung của việc khai
thác, sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử.

Ngồi ra cịn nhiều tài liệu viết về phƣơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học Lịch sử, nhƣ Phan Ngọc Liên – Phan Kì Tá… “ đồ dùng trực quan
trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông cấp II (NXB GD, H,1976); Nguyễn Thị
Cơi – Trịnh Đình Tùng : “ rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm” ( NXB ĐHQG,
H, 1995),… Ngồi trình bày lý luận và phƣơng pháp trực quan cũng nhƣ đồ dùng
trực quan trong giảng dạy. Lịch sử, các cơng trình này cũng đề xuất các biện pháp
sƣ phạm cụ thể.
Các cơng trình trên đây đề cập nhiều khía cạnh khác nhau về việc sử dụng đồ
dùng trực quan, khẳng định vai trò ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học
Lịch sử. Nêu lên phƣơng pháp thiết kế đồ dùng trực quan và đƣa ra biện pháp sƣ
phạm cụ thể có hiệu quả trong dạy học Lịch sử, … Đây là nguồn tài liệu quan trọng
giúp chúng tơi hồn thành khóa luận.
3.
3.1.

ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
ối ượng ngiên cứu

2


Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua
việc sử dụng đồ dùng trực quan phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 ( chƣơng trình
chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận liên quan đến việc sử dụng đồ dùng trực
quan, từ đó ứng dụng vào đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học
khóa trình phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 ( chƣơng trình chuẩn).
Tiến hành điều tra và khảo sát học sinh và giáo viên các trƣờng : Trung Học
phổ thông (THPT) Nguyễn Trãi, THPT Ngơ Quyền.

4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tơi hƣớng đến các mục đích sau :
- Làm sáng tỏ các vấn đề, lý luận liên quan đến việc thiết kế, sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT hiện nay.
- Nghiên cứu và khai thác các loại đồ dùng trực quan để sử dụng trong dạy học
khóa trình phần Lịch sử Việt Nam ( SGK Lớp 11 – chƣơng trình chuẩn).
- Đƣa ra các phƣơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
nhằm nâng cao hiệu quả dạy môn học Lịch sử ở trƣờng THPT.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn ư liệu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng :
Tài liệu từ các sách chun khảo, một số cơng trình nghiên cứu, các tƣ liệu
liên quan trên mạng Web, cũng nhƣ một số tài liệu tham khảo khác.
Tƣ liệu khảo sát của quý thầy cô và các em học sinh về việc sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận : Nắm vững cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo và coi
đó là kim chỉ nam định hƣớng cho các hoạt động nghiên cứu.
Phƣơng pháp lịch sử : chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử để nghiên cứu
các sự kiện, hiện tƣợng trong sách giáo khoa, sách giáo viên về bộ môn Lịch sử lớp

3


11 (chƣơng trình chuẩn) để nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc dùng đồ
dùng trực quan trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 11.
Ngồi ra tơi cịn sử dụng phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, thống kê – mơ tả,
so sánh – đối chiếu.

6.

óng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ mang lại những đóng góp sau:
- Góp phần đƣa ra một số cách sử dụng đồ dùng trực quan để có thể sử dụng

trong việt dạy học Lịch sử để nâng cao việc học tập của các em học sinh với môn
Lịch sử mà cụ thể là phần Lịch sử Việt Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng trình chuẩn)
- Đề tài cũng góp một phần nhỏ bé vào vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học
Lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay.
- Vận dụng những hiểu biết về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc trang bị, sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử phần lịch sử Việt Nam ( SGK lớp 11
– chƣơng trình chuẩn) vào thực tiễn công tác nghiên cứu giảng dạy ở trƣờng trung
học phổ thơng.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm có 3 chƣơng :
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông
Chƣơng 2 : Một số đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử phần lịch sử Việt
Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng trình chuẩn)
Chƣơng 3 : Phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy phần Lịch sử Việt Nam ( SGK lớp 11 – chƣơng trình
chuẩn) ở trƣờng trung học phổ thông.

4


NỘI DUNG
ƢƠ


1: Ơ Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC S

DÙNG TRỰC QUAN TRONG D Y HỌC LỊCH S



DỤ



ƢỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG
1.1.

ơ sở lý luận

1.1.1. Quan niệm v đồ dùng trực quan
Trong dạy học Lịch sử phƣơng pháp trực quan góp phần quan trọng vào tạo
biểu tƣợng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa
Lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử có thể hiểu là những đồ vật, công cụ,
phƣơng tiện, tranh ảnh, đồ thị, đồ họa… do con ngƣời sáng tạo ra, giúp giáo viên
học sinh có đƣợc những hình ảnh cụ thể về sự vật hiện tƣợng nào đó trong Lịch sử
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử.
Đồ dùng trực quan nhằm đảm bảo tính trực quan trong dạy học Lịch sử theo
quá trình nhận thức “ Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng”. Do vậy giáo
viên phải sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Đồ dùng trực quan
trong dạy học Lịch sử không giống với các loại đồ dùng trực quan trong giảng dạy

các bộ môn khác. Đặc điểm của bộ môn Lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự
kiện. Vì vậy, đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử có những đặc thù riêng, đƣợc
thiết kế dựa trên cơ sở nội dung của Lịch sử mang tính khái quát và trừu tƣợng cao,
chứa đựng những thông tin về quá khứ giúp học sinh hiểu rõ hơn về Lịch sử và có
cách nhìn nhận, đánh giá đúng về lịch sử.
Để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, trƣớc hết chúng ta cần
phân biệt đƣợc các loại đồ dùng trực quan, hiện nay có nhiều cách phân loại đồ
dùng trực quan, song về cơ bản chúng có thể chia làm 3 nhóm lớn:
Nhóm thứ nhất : đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử bao gồm những di tích lịch
sử, di tích cách mạng, di vật khảo cổ, di vật của các thời kì lịch sử. Đây là loại tài
liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức.
Nhóm thứ 2 : Đồ dùng trực quan tạo hình: gồm các thể loại phục chế, sa bàn,
tranh ảnh lịch sử… Đồ dùng trực quan tạo hình phản ánh tƣơng đối chính xác, đầy

5


đủ về những lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, nó có khả năng khơi phục lại những
hình ảnh của con ngƣời, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động.
Nhóm thứ 3 : Đồ dùng trực quan quy ƣớc bao gồm nhiều loại khác nhau, bản
đồ, sơ đồ, đồ thị,… đƣợc sử dụng nhiều nhất và thƣờng xuyên là loại đồ dùng chủ
đạo ở trƣờng THPT hiện nay.
1.1.2. Vị rí, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học Lịch sử ở rường trung học phổ thông.
Bộ môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông ( THPT) khơng chỉ đơn thuần là
cung cấp kiến thức mà nó cịn có ƣu điểm trong việc giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm,
phát triển tồn diện cho học sinh.
Trong thời kì đổi mới để đƣa đất nƣớc từ nền kinh tế nơng nghiệp sang nền
kinh tế cơng nghiệp có năng lực tiên tiến, cùng với sự chuyển biến đó thì nhân cách
con ngƣời cũng có nhiều thay đổi.

Nên vấn đề đặt ra là nhân cách hình thành và phát triển nói chung, THPT nói
riêng nhƣ lịng tự tin, tính bản lĩnh, ham học hỏi, giám đƣơng đầu với những thách
thức. Tuy nhiên, muốn giáo dục nhân cách cho học sinh thì phải chú ý đến bản sắc
văn hóa dân tộc.
Để hình thành đƣợc những nhân cách nói trên thì bộ mơn Lịch sử có ƣu thế so
với các mơn khác, vì nội dung ở phổ thông là cung cấp cho học sinh những hiểu biết
cơ bản, vững chắc về sự phát triển xã hội, xã hội loài ngƣời và dân tộc đã chảy qua,
từ đó học sinh rút ra những bài học Lịch sử, xã hội loài ngƣời sẽ giúp học sinh hành
động đúng đắn hơn.
Nói cách khác thơng qua việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ phát huy tính tích
cực của học sinh từ đó dễ dàng thực hiện đƣợc 3 nhiệm vụ của giáo dục đó chính là:
Giáo dục, giáo dƣỡng và phát triển học sinh thông qua những hình ảnh “ trực quan
sinh động” kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ có những khái niệm, biểu tƣợng
chính xác về nghiên cứu và tìm hiểu sách giáo khoa.
Đồ dùng trực quan không chỉ tạo biểu tƣợng mà còn là chỗ dựa vững chắc cho
việc nắm quá khứ Lịch sử, những nét khái quát định hình, hiểu sâu sắc sự kiện Lịch
sử. Nó là phƣơng tiện có hiệu quả để hình thành khái niệm Lịch sử và làm cho họ
sinh nắm đƣợc những quy luật của sự phát triển Lịch sử. Song song với nó, đồ dùng

6


trực quan còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng, so sánh, phán đoán, và phẩm chất
đạo đức cần cù, lao động, trung thực, cẩn thận…
Nhìn chung thơng qua việc sử dụng đồ dùng trực quan nó cịn nhằm nâng cao
chất lƣợng hiệu quả giảng dạy học tập Lịch sử ở trƣờng THPT, gây hứng thú cho
học sinh đối với việc tìm hiểu quá khứ, làm cho các em dễ hiểu, gợi trí tị mị và óc
tƣởng tƣợng cần thiết cho sự tìm hiểu Lịch sử của lứa tuổi học sinh.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc nâng cao chất lƣợng dạy học thông
qua việc sử dụng đồ dùng trực quan ở trƣờng THPT nó có ý nghĩa vô cùng to lớn

thể hiện đƣợc cả hai nhiệm vụ dạy – học.
1.1.2.1 V mặt kiến thức
Đồ dùng trực quan là phƣơng tiện rất có hiệu lực trong việc giúp học sinh hình
thành những khái niệm lịch sử quan trọng cũng nhƣ nắm vững những quy luật của
sự phát triển xã hội. Việc tạo biểu tƣợng, tạo hình ảnh rất cần thiết trong quá trình
hình thành và phát triển tƣ duy cho học sinh. Nhìn vào bất cứ đồ dùng trực quan nào
học sinh cũng muốn suy nghĩ hình dung lại quá khứ, tìm cách diễn đạt lại bức tranh
xã hội đã qua bằng lời nói của mình. Ví dụ, quan sát lƣợc đồ cuộc kháng chiến
chống Pháp ở Nam Kì trong bài 19 : Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp
xâm lƣợc ( từ năm 1858 đến trƣớc năm 1873 ) thì học sinh sẽ biết đƣợc trung tâm
của phong trào, những căn cứ kháng chiến của chúng ta và học sinh còn biết thêm
về nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Và nó cịn giúp cho học sinh thấy
đƣợc phong trào đấu tranh kiên cƣờng của nhân dân ta trƣớc thực dân Pháp.
Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu
những ảnh, những kiến thức lịch sử. K.Đ U – sin – xki đã viết : “ hình ảnh đƣợc giữ
lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu đƣợc bằng
trực quan và những hình ảnh nào đƣợc khắc sâu vào trí nhớ chúng ta thì cũng đƣợc
chúng ta nhớ kĩ, hiểu sâu những tƣ tƣởng của nó”. [25, tr.7].
Ví dụ, xem lƣợc đồ cuộc khởi nghĩa Hƣơng Khê nó giúp cho học sinh thấy
đƣợc quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ độc lập cho dân tộc. Và nó cịn
giúp cho học sinh thấy đƣợc phong trào thất bại do thiếu tổ chức và ngƣời lãnh đạo
từ đó cần đƣa ra đƣợc đƣờng lối và phƣơng pháp tổ chức và ngƣời lãnh đạo để có

7


thể dẫn dắt nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng để có thể bảo vệ đƣợc độc lập dân
tộc.
Sử dụng lời nói trong dạy học Lịch sử là điều kiện cần thiết để tạo biểu tƣợng
và hình thành khái niệm cho học sinh. Nhƣng với tƣ duy của học sinh cấp ba sẽ

khơng đủ khả năng để hình dung ra tất cả những gì mà giáo viên đã miêu tả về một
sự kiện lịch sử. Từ chỗ không thể hình dung đầy đủ về sự kiện Lịch sử trong quá
khứ sẽ dẫn đến “ hiện đại hóa lịch sử”. Do đó việc sử dụng đồ dùng trực quan kết
hợp với lời nói của giáo viên trong dạy học Lịch sử là hết sức cần thiết để tránh
đƣợc hiện tƣợng hiện đại hóa lịch sử, giúp học sinh nhận thức đúng, hình dung đúng
sự kiện Lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
Trong các loại đồ dùng trực quan thì đồ dùng trực quan qui ƣớc là dễ dàng
nhất trong việc dạy học lịch sử ở trƣờng THPT. Và giáo viên cũng có thể thiết kế
thêm các loại đồ dùng trực quan qui ƣớc, nâng cao kĩ năng chuyên môn, sáng tạo,
truyền đạt những sự kiện lịch sử trong quá khứ cho học sinh nhanh hơn, việc hình
thành khái niệm lịch sử đạt kết quả cao hơn thay vì việc sử dụng lời nói sng nhƣ
trƣớc, giáo viên cũng tạo đƣợc sự hứng thú, tập trung chú ý cho học sinh.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp
cho học sinh huy động đƣợc sự tham gia của nhiều giác quan. Tai nghe, mắt thấy
tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu gây đƣợc những mối liên hệ thần kinh
tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú.
1.1.2.2 V mặ hái độ, tình cảm
Việc giáo dục tƣ tƣởng qua bộ môn Lịch sử bao giờ cũng đƣợc coi trọng, càng
đƣợc coi trọng hơn khi trong tình hình hiện nay khi đang có nhiều biến động chính
trị sâu sắc trên thế giới. Lịch sử quá khứ làm cơ sở vững chắc cho việc hiểu sâu sắc
hiện tại, chuẩn đoán quy luật phát triển của tƣơng lai.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục
truyền thống yêu nƣớc, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giáo dục tƣ tƣởng, tình
cảm yêu ghét đối với một nhân vật Lịch sử, một sự kiện lịch sử,… niềm tự hào về
dân tộc cho học sinh. Khi nhìn những bức tranh về cuộc chiến đấu của nhân dân ta
với thực dân Pháp hay một vài bức ảnh về chân dung các vị anh hùng dân tộc nào
đó. Nó giúp cho học sinh nhận thức đƣợc tình cảm yêu mến các vị lãnh tụ , cảm

8



phục tài năng và lòng dũng cảm yêu mến các vị lãnh tụ, cảm phục tài năng và lòng
dũng cảm hy sinh của họ vì đất nƣớc, đồng thời có thái độ căm thù giặc ngoại xâm
và chiến tranh, kiên quyết đấu tranh để có thể giữ đƣợc hịa bình, độc lập, tự do cho
dân tộc.
Nhƣ vậy, từ đây chúng ta có thể thấy rằng bộ mơn lịch sử khơng chỉ có ý
nghĩa cung cấp kiến thức cho học sinh mà nó cịn có vai trị giáo dục tƣ tƣởng tình
cảm cho học sinh.
1.1.2.3 V mặ kĩ năng
Đồ dùng trực quan cịn có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, phát triển toàn
diện học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảng của giáo viên
góp phần tích cực trong việc phát triển khả năng quan sát, trí tƣởng tƣợng, tƣ duy và
ngơn ngữ của học sinh. Sử dụng đồ dùng trực quan góp phần gây hứng thú cho học
sinh, phát triển trí nhớ, học sinh phải suy nghĩ, hình dung, nhận xét các hiện tƣợng
Lịch sử. Từ đó nó kích thích đƣợc trí tị mị trong học sinh, tìm hiểu của học sinh rồi
ghi nhớ các sự kiện lịch sử dẫn đến phát triển tƣ duy cho học sinh.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho
học sinh, giảm bớt quan niệm học Lịch sử khơng có thực hành, tiếp cận tốt đƣợc các
nguồn tri thức trong quá khứ, giúp học sinh tiếp cận với phƣơng pháp tìm kiếm và
xử lý tài liệu….
Với tất cả những ý nghĩa nói trên thì việc sử dụng đồ dùng trực quan góp phần
gây hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử. Nó là
chiếc “ cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về bản
chất các sự kiện lịch sử, phát triển toàn diện cho học sinh, tránh đƣợc việc “ hiện đại
hóa” lịch sử, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trƣờng
THPT.
1.2.

ơ sở thực tiễn
Chƣơng trình sách giáo khoa Lịch sử đã đƣợc đổi mới theo hƣớng dành một


dung lƣợng nhất định cho đồ dùng trực quan. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, đồ
dùng trực quan có đƣợc giảng dạy hay khơng và hiệu quả của nó lại còn phụ thuộc
rất nhiều vào các yếu tố, tùy thuộc vào quan niệm, năng lực sƣ phạm của giáo viên
và thái độ học tập, hợp tác của học sinh. Để thực hiện vấn đề này tôi đã tiến hành

9


điều tra thực tế việc nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử thông qua việc sử dụng đồ
dùng trực trong phần lịch sử Việt Nam lớp 11 ( chƣơng trình chuẩn) ở một số
trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc điều tra này nhằm tìm hiểu việc
nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn lịch sử thông qua việc sử dụng đồ dùng trực
quan ở các trƣờng THPT để việc dạy và học bộ môn lịch sử ngày càng đƣợc tốt
hơn. Từ đó, chúng tơi đã gặp gỡ, trao đổi với các giáo viên dạy bộ môn lịch sử và
học sinh lớp 11 ở 2 trƣờng THPT Nguyễn Trãi, THPT Ngô Quyền trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay, trong chƣơng trình sách giáo khoa lớp 11 – chƣơng tình chuẩn phần
lịch sử Việt Nam từ ( 1858 – 1918) có 6 lƣợc đồ và 2 niên biểu cuối bài học. Ngồi
ra cịn có rất nhiều các hình ảnh về các văn thân, sĩ phu yêu nƣớc của Việt Nam
trong giai đoạn này. Việc sử dụng lƣợc đồ, niên biểu, hình ảnh mà sách giáo khoa
đã nêu có tác dụng rất tích cực tạo biểu tƣợng lịch sử cho học sinh, phát huy tính
tích cực của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử, hiểu đƣợc mối
liên hệ giữa các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nó cịn cho chúng ta thấy rõ một điều
rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học còn rất hạn chế.
Qua khảo sát và xử lý kết quả điều tra của học sinh ( phụ lục 5 ), và giáo viên
(phụ lục 6) về việc nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc sử dụng đồ dùng
trực quan thì tơi thấy rằng đa số giáo viên đều khẳng định rằng việc sử dụng đồ
dùng trực quan có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học, hình thành một số kĩ năng
cho học sinh và tiết kiệm đƣợc thời gian trong giờ học. Đa số giáo viên đều cho

rằng trong một số bài học cần thiết thì cần phải sử dụng đồ dùng trực quan. Nhƣng
đa số chƣa thật sự chú trọng và việc sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy học
Lịch sử thì chƣa đƣợc sử dụng một cách rộng rãi, mà chỉ sử dụng theo hƣớng sử
dụng ở một số bài học nhất định mà thôi.
Nhƣ vậy, căn cứ vào vấn đề điều tra trên thì chúng ta có thể thấy rằng việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, giúp học sinh tái tạo lại đƣợc những sự kiện lịch sử. Để có thể nâng cao
đƣợc quá trình dạy học này thì giáo viên cần sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan
trong quá trình dạy học của mình để học sinh có thể nắm đƣợc kiến thức một cách
dễ dàng hơn. Từ đó chúng tơi cịn có cơ sở để nâng cao việc sử dụng đồ dùng trực

10


quan trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT, đặc biệt là trong phần Lịch sử Việt
Nam lớp 11 ( 1858 – 1918) theo chƣơng trình chuẩn.

11


ƢƠ

2:

LỊCH S

ỘT SỐ Ồ DÙNG TRỰC QUAN TRONG D Y HỌC PHẦN
VIỆT NAM ( SGK LỚP 11 –

ƢƠ


Ì

UẨN) Ở

ƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Khóa trình Lịch sử Việt Nam phần Lịch sử Việt Nam ( SGK lớp 11 –
chƣơng trình chuẩn)
2.1.1. Vị trí, ý nghĩa của phần Lịch sử Việt Nam lớp 11
Trong chƣơng trình Lịch sử lớp 11( chƣơng trình chuẩn) thì khóa trình Lịch
sử Việt Nam là một phần khơng thể thiếu. Phản ánh tình hình đất nƣớc trong 60
năm (1858- 1918) và đƣợc phân phối gồm 12 tiết với 6 bài học. Ngồi ra cịn có
một tiết dạy sơ kết.
Trong chƣơng trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 thì nó giữ một vị trí vơ cùng
quan trọng. Nó giúp học sinh mở rộng hiểu biết kiến thức mà còn giáo dục quan
điểm, tƣ tƣởng, lập trƣờng, phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, giáo dục
lòng yêu thƣơng quê hƣơng, đất nƣớc, giáo dục tinh thần đồn kết quốc tế, tình hữu
nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ, hịa bình, dân
chủ…
2.1.2. Nội dung cơ bản
Phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 lớp 11 chƣơng trình chuẩn ở trƣờng
THPT là hệ thống kiến thức cơ bản, phù hợp với học sinh theo đúng chủ trƣơng của
việc đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa ở trƣờng THPT.
Phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1918 là sự kế tiếp chƣơng trình lịch sử
Việt Nam ở lớp 10. Phần này bao gồm hai chƣơng. Đối với chƣơng I thì nội dung
chủ yếu của khóa trình này là chế độ phong kiến Việt Nam đã rơi vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng. Kinh tế lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm, nhiều cuộc
khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi. Việt Nam đối diện với nguy cơ bị
thực dân Pháp xâm lƣợc. Còn ở chƣơng II nói về tình hình xã hội của nƣớc ta trong
giai đoạn lúc bấy giờ, và các phong trào yêu nƣớc và cách mạng của nhân dân ta

đến đầu thế kỉ XX. Hơn nữa là nói về tình hình Việt Nam trong những năm chiến
tranh thế giới thứ nhất.

12


Nội dung kiến thức cơ bản của khóa trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918
nó gồm có 6 bài và một phần sơ kết Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.
Bài 19 : Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lƣợc ( từ năm 1858
đến trƣớc năm 1873)
Bài này nói lên sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự xâm lƣợc của
Pháp ở Đà Nẵng, mở đầu thời kì đất nƣớc ta bị thực dân Pháp thống trị trong gần
một thế kỉ. Sau nhiều lần khiêu khích, chiều ngày 31/8/1858 liên minh Pháp – Tây
Ban Nha dàn trận trƣớc cửa biển Đà Nẵng. Âm mƣu của Pháp là chiếm Đà Nẵng
làm căn cứ, rồi tấn cơng ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Sáng 1/9/1858, Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Âm mƣu của Pháp không thực
hiện đƣợc vì vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và nhân dân ta.
Tiếp đó Pháp tấn cơng vào Gia Định, các tỉnh miền Đơng Nam Kì. Trong lúc
nhân dân kháng chiến quyết liệt thì triều đình lại kí với Pháp hiệp ƣớc Nhâm Tuất
(5/6/1862). Khơng đứng lại ở đó Pháp cịn chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
Bài 20 : chiến sự lan rộng ra cả nƣớc. Cuộc kháng chiến của nhân dân từ 1873
đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Từ sau năm 1867 thực dân Pháp từng bƣớc mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt
Nam. Năm 1873, chúng đem quân đánh chiếm thành Hà Nội và một số tỉnh thành ở
Bắc Kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục lún sâu vào con đƣờng thỏa hiệp
và kí hiệp ƣớc Giáp Tuất năm 1874. Đến năm 1882 Pháp lại đƣa quân đánh chiếm
Hà Nội và Bắc Kì lần 2, sau đó quyết định đánh thẳng ra Huế. Hai bản hiệp ƣớc
1883 và hiệp ƣớc 1884 đánh dấu sự đầu hàng hồn tồn của triều đình phong kiến
Việt Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nƣớc ta.
Song song với sự bạc nhƣợc, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn thì phong

trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và Bắc Kì diễn ra sơi nổi, gây
cho địch nhiều khó khăn và giành đƣợc nhiều thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ
nhất và lần thứ hai.
Bài 21 : Phong trào yêu nƣớc chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX.
Với hai hiệp ƣớc 1883 và hiệp ƣớc 1884, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ
bản cuộc xâm lƣợc Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ

13


và bộ máy chính quyền thực dân trên lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. Nhƣng chúng đã
vấp phải sự phản ứng quyết liệt của một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nƣớc và
nhân dân các địa phƣơng.
Sau cuộc phản công của quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại, một phong trào
khởi nghĩa vũ trang mới dƣới danh nghĩa Cần Vƣơng diễn ra sôi nổi, kéo dài đến
năm 1896 nhƣ cuộc khởi nghĩa Bẫy Sậy (1883-1892), khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 –
1897), khởi nghĩa Hƣơng Khê ( 1885 -1896 ),… trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi
nghĩa Hƣơng Khê, cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ khi ban bố chiếu Cần Vƣơng cho
đến khi cuộc khởi nghĩa kết thúc cũng chính là mốc chấm dứt phong trào kháng
chiến chống Pháp dƣới ngọn cờ Cần Vƣơng.
Bên cạnh các cuộc đấu tranh vũ trang dƣới ngọn cờ Cần Vƣơng, cịn có những
cuộc tự vệ của nơng dân và nhân dân các dân tộc thiểu số vùng núi, tiêu biểu nhất là
cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Bài 22 : Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Sau khi thực dân Pháp cơ bản đã bình định xong đƣợc đất nƣớc ta bằng quân
sự, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác trên đất nƣớc ta. Dƣới tác động của
cuộc khai thác của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể, từ
một xã hội phong kiến biến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm

cho phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa từng bƣớc du nhập vào Việt Nam. Tuy
vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phƣơng thức bóc lột phong
kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Tình hình xã hội Việt Nam trong giai đoạn này có sự biến đổi một cách sâu
sắc. Nó dẫn đến sự phân hóa của các giai cấp cũ trong xã hội mà nó cịn làm xuất
hiện những lực lƣợng xã hội mới. Sự biến đổi này nó đã tạo điều kiện bên trong cho
cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hƣớng mới ở đầu thế kỉ XX.
Bài 23 : Phong trào yêu nƣớc và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ).
Vào đầu thế kỉ XX cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tƣ sản và tiểu tƣ sản,
nhiều Tân Thƣ, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tƣ tƣởng của dân chủ tƣ sản
đƣợc đƣa vào nƣớc ta. Các sĩ phu yêu nƣớc thức thời đã tiếp nhận tƣ tƣởng đó một

14


cách nồng nhiệt. Đặc biệt trong đó có Phan Bội Châu với xu hƣớng bạo động và
Phan Châu Trinh với xu hƣớng cải cách. Hơn nữa đó chính là những đổi mới của
Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị ( 1868 ) càng củng cố niềm tin của họ vào
con đƣờng cách mạng tƣ sản.
Trong đó có “ Đơng Kinh nghĩa thục” của Phan Bộ Châu và vụ đầu độc binh
sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế. Cuối
cùng thì tất cả đều thất bại nhƣng làm cho thực dân Pháp lo sợ và nó thể hiện đƣợc
lịng u nƣớc của nhân dân ta. Hơn nữa nó cịn cho thầy rằng Việt Nam trong giai
đoạn này cần có một đƣờng lối phù hợp và có ngƣời lãnh đạo để có thể giành lại
đƣợc độc lập cho dân tộc.
Bài 24 : Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 1918 )
Trong chiến tranh thê giới thứ nhất chính quyền thực dân tăng cƣờng can
thiệp, bóc lột sức ngƣời, sức của ở các nƣớc Đơng Dƣơng trong đó có Việt Nam nó
đã làm biến đổi sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội. Nhìn chung nó đã làm cho nền

kinh tế nƣớc ta vừa có những tích cực nhƣng cũng có hạn chế. Tích cực nhƣ nhân
dân đƣợc tự do kinh doanh, khiến các công ty thƣơng nghiệp và giao thơng vận tải ở
Việt Nam có điều kiện phát triển phạm vi và quy mô sản xuất đƣợc mở rộng, ngồi
ra ngƣời nơng dân bên cạnh việc trồng cây lúa thì cịn tiến hành trồng nhiều loại cây
công nghiệp. Tuy nhiên do thực dân Pháp tiến hành khai thác quá mức để phục vụ
cho chiến tranh của chính quốc cho nên làm cho nền kinh tế của Việt Nam bị kiệt
quệ. Cùng với sự khai thác đó đã làm cho các tầng lớp, giai cấp trong xã hội tăng
nhanh về số lƣợng đồng thời nảy sinh một loạt cuộc khởi nghĩa vũ trang đó chính là
hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên
và Trần Cao Vân ( 1916 ), khởi nghĩa binh lính ở Thái Nguyên ( 1917 ). Bên cạnh
đó cịn có những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số và
phong trào Hội kín ở Nam Kì.
Trong giai đoạn này nó cũng xuất hiện khuynh hƣớng cứu nƣớc mới là các
phong trào đấu tranh bằng bạo động vũ trang của công nhân. Hơn nữa đó chính là
trong giai đoạn này thì Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc ( 1911 -1918 )
nó đã đáp ứng đƣợc yêu cầu lịch sử của dân tộc ta. Những hoạt động yêu nƣớc của

15


Nguyễn Ái Quốc tuy mới bắt đầu nhƣng là cơ sở quan trọng để Ngƣời xác định con
đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Cuối cùng là phần Sơ kết lịch sử Việt Nam ( 1858 – 1918 ) tóm gọn lại q
trình Việt Nam trong giai đoạn này, bài sơ lƣợc nói về tình hình Việt Nam trƣớc khi
thực dân Pháp xâm lƣợc, quá trình thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta, những
biến đổi về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và đặc biệt đó chính
là phong trào yêu nƣớc và cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.
2.2. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
2.2.1 Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của nội dung bài học
Để bài học Lịch sử có thể đạt đƣợc kết quả cao thì khi tiến hành xây dựng đồ

dùng trực quan thì ngƣời giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội
dung bài học.
Trên cơ sở nắm vững kiến thức và nội dung bài học thì giáo viên có thể xây
dựng các loại đồ dùng trực quan phù hợp với từng bài học, từng mục trong bài học.
thông qua đồ dùng trực quan và thêm nữa là các câu hỏi của giáo viên để nhằm
nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Ví dụ : nhƣ việc xây dựng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học đặc biệt
là đồ dùng trực quan quy ƣớc nhƣ trong bài 21 “ Phong trào yêu nƣớc chống Pháp
của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Về kiến thức : sau khi học xong bài này thì học sinh phải nắm đƣợc các kiến
thức nhƣ :
- Phong trào Cần Vƣơng và sự phát triển của nó
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vƣơng và phong trào
đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.
Về tƣ tƣởng, tình cảm :
- Giúp học sinh thấy rõ đƣợc lòng yêu nƣớc của nhân dân ta, quyết tâm chiến
đấu để bảo vệ độc lập cho dân tộc.
- Học sinh còn tự hào về truyền thống yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm của
nhân dân ta, chiến đấu anh dũng, sẵn sang hi sinh để bảo vệ độc lập dân tộc.
- Giúp học sinh có nhận thức đúng về các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể
Về kĩ năng :

16


- Rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch
sử
- Sử dụng đƣợc lƣợc đồ để trình bày các sự kiện
- Ngồi ra nó cịn giúp cho học sinh biết liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm.
Từ mục tiêu bài học ở trên, giáo viên có thể xác định đƣợc nội dung và kiến

thức cơ bản của bài học và từ đó xây dựng đồ dùng trực quan cho phù hợp để giúp
cho học sinh nắm vững kiến thức mà giáo dục và đào tạo đã đƣa ra. Ngoài ra nó cịn
giúp cho chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao.
2.2.2. ảm bảo ính ảng
Tính Đảng là một nội dung quan trọng của phƣơng pháp luận sử học. Trong
dạy học Lịch sử khi xây dựng đồ dùng trực quan, giáo viên phải quán triệt nguyên
tắc đảm bảo tính Đảng. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học Lịch sử tùy
thuộc vào mục đích sử dụng nên thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Thêm vào đó Lịch sử
gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, vì thế tính Đảng là khơng thể phủ nhận đƣợc.
Trong q trình xây dựng, giáo viên phải tuân thủ quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nghiên cứu sự kiện lịch sử và coi đó là kim chỉ Nam định hƣớng cho
các hoạt động nghiên cứu, xây dựng đồ dùng trực quan.
Tính Đảng trong lịch sử đƣợc thể hiện qua việc dựa vào hệ tƣ tƣởng, vào lý
tƣởng nào trong xã hội, với chúng ta, lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa là mục tiêu định
hƣớng trong nghiên cứu lịch sử và giảng dạy Lịch sử.
Ví dụ nhƣ trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế giáo viên muốn sử dụng lƣợc đồ để
truyền tải nội dung bài học và diễn biến của trận đánh cho học sinh. Mặc khác, giáo
viên phải quán triệt quan điểm đƣờng lối của Đảng, tinh thần kháng chiến chống
Pháp của nhân dân ta để giáo dục tƣ tƣởng tình cảm cho học sinh, làm cho học sinh
nhận thức đúng vai trị của nhân dân trong cơng cuộc kháng chiến chống Pháp bảo
vệ tổ quốc.
2.2.3. ảm bảo tính khoa học
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng đồ dùng trực quan
và cũng là một nội dung quan trọng trong phƣơng pháp luận sử học.
Tính khoa học của đồ dùng trực quan đƣợc biểu hiện chính xác của các sự
kiện, hiện tƣợng đƣợc phản ánh, biểu thị đƣợc sự phát triển nội tại của nội dung sự

17



kiện, rút ra những khái quát, lý luận. Vì vậy khi xây dựng đồ dùng trực quan, giáo
viên cần phải lựa chọn những nội dung kiến thức cơ bản, đúng đắn để khi trình bày
cho học sinh thì phải đảm bảo tính khoa học, tránh việc hiện đại hóa lịch sử, qua đó
phát triển trí tuệ và năng lực hành động, hình thành ở các em cơ sở thế giới khoa
học và đạo đức cách mạng, chuẩn bị cho các em bƣớc vào cuộc sống lao động sáng
tạo, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đảm bảo tính khoa học địi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo,phù
hợp khi sử dụng kiến thức lịch sử để giảng dạy.
2.2.4. ảm bảo tính trực quan
Dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng là một q trình tổ chức hoạt
động nhận thức của học sinh. Trong phƣơng tiện dạy học đồ dùng trực quan có vị trí
rất quan trọng và có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng.
Tính trực quan đƣợc biểu hiện ở dạng trực quan, bao trùm lên đối tƣợng và
hiện tƣợng với tất cả các tính chất nguyên vẹn và phức tạp của nó, với mọi chi tiết
riêng phù hợp với quy luật.
2.2.5. ảm bảo tính thẩm mỹ, đơn giản
Xây dựng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử phải đảm bảo tính thẩm mĩ
và đơn giản.
Hình thức đẹp, màu sắc phù hợp với ngƣời sử dụng.
Các loại đồ dùng trực quan phải giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nắm vững kiến
thức cơ bản, có khả năng phân tích rút ra nhận xét, đánh giá.
2.2.6. Phải phát huy tính tích cực của học sinh
Tính tích cực của học sinh trong học tập Lịch sử diễn ra theo một trình tự, tuân
thủ nguyên tắc về con đƣờng nhận thức từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu
tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Việc “ trực quan sinh động” trong
nhận thức Lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp về hiện thực lịch sử đã
qua, mà từ những biểu tƣợng đƣợc tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể. Việc sử
dụng các loại đồ dùng trực quan nhằm giúp cho các em có thể dễ dàng tiếp thu kiến
thức ở lớp, kích thích sự hứng thú say mê ở học sinh, tự giác trong học tập.
2.3. Một số đồ dùng trực quan trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ( SGK

lớp 11 – chƣơng trình chuẩn)

18


2.3.1. ồ dùng trực quan hiện vật
Đây là loại đồ dùng trực quan gốc vơ cùng có giá trị cho đến ngày nay, nó có ý
nghĩa lớn lao về mặt nhận thức. Đồ dùng trực quan hiện vật gồm những di tích lịch
sử, di tích cách mạng (nhƣ thành nhà Hồ, hang Pác Bó, nhà số 5D Hàm Long), các
di vật khảo cổ ( công cụ đồ đá cũ ở núi Đọ, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch
Đằng trống và cờ trong thời Xô Viết – Nghệ Tĩnh, truyền đơn cách mạng, di vật của
một thời kì lịch sử. Thơng qua việc tiếp xúc những di tích hay những dấu vết còn
lại – bằng chứng thiên nhiên về sự tồn tại của thời kì lịch sử - học sinh sẽ có những
hình ảnh cụ thể, chân thực về q khứ, và từ đó có tƣ duy lịch sử đúng đắn.
Tuy nhiên tất cả các đồ dùng trực quan hiện vật đều có giá trị lịch sử rất là lớn
cho nên hầu hết đều xếp vào dạng cần đƣợc bảo tồn nên đƣợc cất giữ rất cẩn thận.
Cho nên việc áp dụng các loại đồ dùng trực quan hiện vật vào giảng dạy là rất khó.
Cho nên việc sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật trong nhà trƣờng còn rất hạn
chế. Bởi vì nó khơng có sẵn trong nhà trƣờng mà đƣợc bảo quản cẩn thận, hoặc nơi
di tích. Nó khơng cịn đƣợc ngun vẹn, bị phá hủy qua thời gian. Điều quan trọng
nhất là việc nhận thức hiện vật Lịch sử khơng đơn giản. Nó đã tách khỏi hiện thực
lịch sử, của thời đại nảy sinh, nó chỉ là dấu vết của quá khứ, chứ không phải là tồn
bộ q khứ. Vì vậy khi nghiên cứu hiện vật Lịch sử học sinh phải phát huy trí tƣởng
tƣợng, tái tạo, tƣ duy lịch sử để hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ, với
tất cả sự vận động biểu hiện mn màu, mn vẻ của nó.
Tuy nhiên, dù không thể áp dụng đƣợc vào công tác giảng dạy ngay tại trƣờng
nhƣng ngƣời giáo viên cũng có thể sử dụng các loại đồ dùng trực quan hiện vật để
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong Lịch sử bằng cách : là giáo viên có thể xin
phép nhà trƣờng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, để cho học sinh có thể
quan sát đƣợc các di tích Lịch sử của dân tộc và hơn nữa là nó cũng nhằm tạo thêm

đƣợc hứng thú học tập mơn Lịch sử cho các em học sinh. Giáo viên nên tổ chức
giảng dạy trong các viện bảo tàng ở trung ƣơng hay địa phƣơng, hay ở ngay các địa
điểm diễn ra sự kiện để có thể sử dụng kết quả đồ dùng trực quan hiện vật. Bên
cạnh đó thì nó cịn góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch
sử ở trƣờng phổ thông, ở phần lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918. Nó cũng giúp cho
các em hiểu hơn về Lịch sử dân tộc và có lịng tự hào dân tộc một cách sâu sắc và

19


biết yêu quê hƣơng hơn. Các em sẽ cô gắng phấn đấu để bảo vệ đất nƣớc, xây dựng
quê hƣơng phát triển nhƣ ơng cha ta đã làm trƣớc đó.
2.3.2. ồ dùng trực quan tạo hình
Đồ dùng trực quan tạo hình là loại đồ dùng trực quan chủ yếu gồm các loại
phục chế, sa bàn, tranh ảnh Lịch sử… Đồ dùng trực quan tạo hình nó phản ánh
tƣơng đối chính xác, đầy đủ về những lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, nó có khả
năng khơi phục lại đƣợc những hình ảnh của con ngƣời, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch
sử một cách sinh động, cụ thể.
Mơ hình, sa bàn và các loại phục chế khác có khả năng diễn tả khá đầy đủ vẻ
bề ngoài của một sự vật hay sự kiện Lịch sử, nhƣ công cụ lao động, các chiến dịch
hay một trận đánh, vũ khí.
Tuy nhiên loại đồ dùng trực quan tạo hình cũng rất có giá trị và tốn kém rất
nhiều kinh phí cho nên việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình vào trong các bài
dạy Lịch sử ở trƣờng THPT là rất khó. Nhƣng giáo viên cũng có thể xin phép nhà
trƣờng cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, cho các em đƣợc có cơ hội
tham quan các viện bảo tàng để có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Nó cũng giúp
học sinh hững thú hơn đối với việc học tập mơn Lịch sử và khơng cịn cảm giác học
nhàm chán nữa. Đó cũng là cơ sở để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch sử ở
trƣờng THPT đặc biệt là lịch sử lớp 11 phần Lịch sử Việt Nam ( chƣơng trình
chuẩn).

2.3.3 ồ dùng trực quan quy ước
Đây là loại đồ dùng trực quan đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi trong quá
trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Ngồi ra nó cịn giúp tăng
hứng thú trong q trình học tập của học sinh, chất lƣợng giáo dục thì đƣợc nâng
cao hơn. Hơn nữa là đồ dùng trực quan dễ sử dụng và giáo viên có thể tạo ra các
loại đồ dùng trực quan quy ƣớc để phục vụ cho quá trình dạy học của mình.
Đồ dùng trực quan quy ƣớc gồm có nhiều loại nhƣ : niên biểu lịch sử, bản đồ
(lƣợc đồ) lịch sử, sơ đồ.
Niên biểu lịch sử: thì nó gồm có niên biểu chun đề, niên biểu so sánh, niên
biểu tổng hợp.
 Niên biểu chuyên đề

20


×