Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn nguyễn minh châu qua tập cỏ lau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.04 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRỊNH THỊ DUNG

Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
qua tập Cỏ lau

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu là một tài năng lớn, một nhà văn “mở đường tinh
anh và tài năng nhất” cho văn học nước ta vào những năm đầu đổi mới. Bên
cạnh đó, ơng được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời
hậu chiến đã đi tiên phong trong cuộc dò tìm những phương thức biểu hiện
mới cho thể loại truyện ngắn. Vì vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu trong các sáng tác có ý nghĩa hết sức quan trọng, không
chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về đời văn, mà còn giúp ta khám phá bản sắc tư
tưởng cùng tiếng nói nghệ thuật riêng của nhà văn.
Tập Cỏ lau (NXB Văn học, 1989) được sáng tác vào những năm cuối
đời của Nguyễn Minh Châu, nên nó có một ý nghĩa rất thiêng liêng và đặc
biệt. Tập truyện chính là “bản di chúc tinh thần” khép lại một cuộc đời với
biết bao chiêm nghiệm, suy tư được chắt lọc từ chính sự trải nghiệm của một
nhà văn mặc áo lính. Đi sâu vào tìm hiểu tập Cỏ lau là khám phá những băn
khoăn, trăn trở của nhà văn, đồng thời đây cũng là tiếng nói tri ân chúng tôi
muốn gửi tới Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn được lựa chọn để giảng dạy trong


chương trình mơn Văn ở trường Trung học phổ thơng. Vì vậy, việc tìm hiểu
Nguyễn Minh Châu góp phần rất hữu ích vào cơng việc phục vụ học tập, cũng
như q trình giảng dạy của người giáo viên.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Theo tác giả Nguyễn Trọng Hoàn “Cho đến nay đã có hàng trăm bài
viết, hàng chục cơng trình lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và
sự nghiệp văn chương của nhà văn” [6, tr.5]. Thông qua hàng loạt những bài
viết, những bài tạp chí của các nhà nghiên cứu kỳ cựu như Đỗ Đức Hiểu, Chu
Văn Sơn, Lê Quang Hưng, Hoàng Ngọc Hiến… Tất cả những bài viết có giá


trị đều được tác giả Nguyễn Trọng Hoàn sưu tầm và tuyển chọn trong cuốn
Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm. Con số trên cho ta thấy rằng cuộc
đời, con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu như một nguồn sáng mãi
tỏa ánh hào quang rực rỡ cùng năm tháng. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng
tôi xin được nêu ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tập Cỏ lau như
sau:
Trước hết, phải kể đến Đỗ Đức Hiểu trong bài Đọc Phiên chợ Giát.
Đây là bài viết mang tính mở đầu cho những phê bình về tập truyện Cỏ lau.
Nhà phê bình đã đưa ra khái niệm “văn bản đa thanh” khi đánh giá về Phiên
chợ Giát. Bên cạnh đó, ơng cịn nêu ra và chỉ rõ “Nghệ thuật xây dựng truyện
Phiên chợ Giát, chủ yếu là cái pha màu, cái pha trộn của các tâm trạng đối
nghịch, là sự thâm nhập lẫn nhau của các chi tiết, là cái nét nhòe, cái mơ hồ,
cái khơng xác định của cấu trúc hình tượng” [6, tr.178]. Từ bài viết này, Đỗ
Đức Hiểu đã ít nhiều mở ra những vấn đề về khai thác thiên truyện cũng như
đi sâu giải quyết nghệ thuật xây dựng truyện Phiên chợ Giát. Những gợi mở
quý báu này đã giúp chúng tơi rất nhiều trong q trình nghiên cứu.
Trên cái nền chung ấy, Hoàng Ngọc Hiến trong bài Đọc Nguyễn Minh
Châu (từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát) cũng thu hút được sự quan tâm của
nhiều độc giả. Tác giả Hồng Ngọc Hiến đã đưa ra ý kiến của mình về Phiên

chợ Giát và nhấn mạnh “Trong truyện Phiên chợ Giát, có những chi tiết,
những hình ảnh khiến người đọc nghĩ ngợi về thân phận con người (nói
chung). Nhưng tồn bộ truyện là một giả thuyết văn học về bản chất và thân
phận người nông dân. Truyện Phiên chợ Giát là một tác phẩm có tính chất
vấn đề, khơng phải với ý nghĩa là nêu vấn đề mà với ý nghĩa như Kant hiểu từ
này: nêu vấn đề và làm sáng tỏ cốt lõi của vấn đề”. Bên cạnh đó, người viết
cũng đề cập tới phong cách truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: “Trong
truyện của Nguyễn Minh Châu khơng có những nhận định “đơn nghĩa” có


tính chất “kết luận khép kín” [6, tr.192]. Từ mọi góc nhìn, Hồng Ngọc Hiến
ít nhiều mở ra vấn đề về hình tượng nhân vật và phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu.
Nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn cho rằng trong bài viết Đường
tới Cỏ lau đã đề cập rất nhiều về thân phận người phụ nữ, ông đặt nhân vật nữ
trong Cỏ lau vào “chủng loại nhân vật vọng phu” với cách đưa ra mới mẻ và
độc đáo giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về người phụ nữ trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu. Không chỉ dừng lại ở đó, Chu Văn Sơn cịn phát hiện ra
“vẻ đẹp mẫu tính” trong tác phẩm. Bởi tác giả cho rằng “Ngay từ khi mới cầm
bút, Nguyễn Minh Châu đã nguyện đi tìm những hạt ngọc trong tâm hồn con
người và cuộc đời này. Viên ngọc quý giá nhất, trong sáng nhất có lẽ nào
khơng phải là mẫu tính này đây” [6, tr.200]. Từ những nghiên cứu, tác giả đã
làm nổi bật “vẻ đẹp mẫu tính” trong truyện ngắn và là cơ sở quan trọng để
nghiên cứu “vẻ đẹp mẫu tính” trong truyện ngắn của nhà văn.
Nguyễn Tri Nguyên với bài viết Những đổi mới về thi pháp trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã giúp người đọc có cái nhìn vừa khái
qt vừa cụ thể về thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu: “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt ở trong truyện ngắn,
thường xuất hiện những ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa không tham gia vào cốt
truyện và hành động nhân vật nhưng nó giải bày được nhiều suy nghĩ của tác

giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học và tượng trưng” [6, tr.221]. Đồng thời
tác giả bài viết đã khơi dịng cho việc nghiên cứu: “ngơn ngữ phức điệu và đa
thanh ngày càng được gia tăng và trở nên hồn hảo đó là sự đan chéo của
nhiều độc thoại và đối thoại” [6, tr.223]. Nhận định của tác giả đã cho bạn đọc
thấy được việc vận dụng độc đáo các loại ngôn ngữ trong sáng tác. Đây là tư
liệu quý giúp chúng tôi tiếp tục khám phá nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu.


Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng tiếp tục gợi mở nhiều vấn đề qua bài
viết Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Tác giả nhận
định, Cỏ lau và Mùa trái cóc ở miền Nam thuộc kiểu tình huống thắt nút, cịn
Phiên chợ Giát thuộc tình huống luận đề. Khác với Nguyễn Huy Thiệp
thường tạo ra tính bất ngờ cho tình huống, thì Nguyễn Minh Châu trái lại, cố
gắng tạo tính chất tự nhiên cho tình huống. Vì thế truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu như một “mũi khoan” ngày càng xốy sâu vào người đọc. Người
viết cịn khẳng định: “Những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu
như Bức tranh, Cỏ lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát với những tính cách
nhân vật mang hơi thở tầm cỡ thời đại chứa đựng những vấn đề nhân sinh,
đạo đức” [6, tr.265]. Đây là bài viết công phu về vấn đề tình huống truyện,
qua đó đã tạo đà cho chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài.
Để bày tỏ tình cảm của mình đối với nhà văn Nguyễn Minh Châu, Văn
Chinh đã gửi tới độc giả bài Nguyễn Minh Châu và tập truyện cuối cùng: Cỏ
lau như lời giới thiệu cho sự ra đời của tập truyện. Người viết phân tích: “Cỏ
lau gồm ba truyện ngắn bị phá cách để thích nghi với thời giờ hiếm hoi của
người hiện đại dành cho tiểu thuyết văn chương trong khi sự hàm chứa hồn
cảnh và số phận nhân vật trót đã dồn tích quá nhiều của một nhà văn đã nhạy
cảm còn cần kiệm quý báu đời sống” [6, tr.202]. Tuy nhiên, do dung lượng
quá ít (hơn ba trang giấy), bài viết của Văn Chinh mới chỉ khơi lên cái nhìn
chung chung chứ chưa giúp người đọc nhìn ra từng vấn đề cụ thể trong mỗi

tác phẩm.
Tôn Phương Lan với cơng trình Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu đã đem đến cho người đọc nhiều vấn đề mới mẻ về phong cách nghệ
thuật Nguyễn Minh Châu. Theo người viết: “hai loại nhân vật đặc trưng nhất
thể hiện được phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Đó là nhân vật tư
tưởng và nhân vật tính cách - số phận” [6, tr.73]. Bên cạnh đó “những câu văn


và sử dụng những chữ cứ y như túm lấy tâm hồn người đọc mà tra hỏi” [6,
tr.175]. Đã góp phần không nhỏ để làm nên những thành công trong các sáng
tác của Nguyễn Minh Châu.
Nhà nghiên cứu văn học Trịnh Thu Tuyết trong bài viết Một số cốt
truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là một bài viết khá quan trọng,
giúp tơi tìm hiểu về kiểu cốt truyện chủ yếu trong các sáng tác của nhà văn.
Điều này liên quan trực tiếp đến việc phân tích nghệ thuật truyện ngắn trong
Cỏ lau. Theo tác giả: “Khuynh hướng tiếp cận hiện thực mới mẻ đã dẫn đến
sự xuất hiện một dạng cốt truyện mới trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu kiểu cốt truyện đời tư. Đó là dạng cốt truyện chủ yếu tái hiện những bước
thăng trầm, uẩn khúc trong số phận cá nhân, dạng cốt truyện của Cỏ lau,
Phiên chợ Giát, Mùa trái cóc ở miền Nam…” [6, tr.330]. Qua bài viết này, tác
giả đã minh chứng những nét độc đáo có trong tập truyện Cỏ lau đó là kiểu
“cốt truyện đời tư” được nhà văn sử dụng một cách khéo léo và đầy dụng ý
nghệ thuật.
Có thể khẳng định rằng, từ khi tập truyện Cỏ lau ra đời đã gây một
tiếng vang lớn trên văn đàn. Số lượng các cơng trình và bài viết của các nhà
nghiên cứu phê bình ngày càng nhiều và đem lại những giá trị to lớn khi đánh
giá về tập truyện. Tuy mỗi bài viết mới chỉ khơi sâu vào một hoặc hai truyện,
nghệ thuật trong tập truyện, những bài viết trên là cuốn cẩm nang vô cùng giá
trị để cho những ai yêu mến, muốn tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu tập Cỏ lau ở phương

diện nghệ thuật truyện ngắn với mức độ nơng sâu khác nhau. Nhưng, các
cơng trình, bài viết kể trên vẫn chưa thực sự khơi sâu vào đề tài và còn nhiều
vấn đề khả thủ bị bỏ ngỏ. Trong đề tài này, trên cơ sở tiếp thu những thành
tựu đã đạt được của giới nghiên cứu văn học. Điều này tạo tiền đề để chúng


tôi nghiên cứu về đề tài “Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua tập
Cỏ lau” một cách khoa học và hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “Nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu qua tập Cỏ lau”. Trong đó, chúng tôi tập trung vào những
yếu tố cơ bản như: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật kiến tạo tình
huống truyện độc đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật và một số đặc điểm ngôn
từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, để có cái nhìn tổng
qt về truyện ngắn, cũng như thấy được tư duy sáng tạo trong nghệ thuật xây
dựng truyện ngắn của nhà văn.
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là ba tác phẩm trong tập truyện Cỏ
lau (NXB Văn học, 1989) gồm hai truyện ngắn Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền
Nam và một truyện vừa Phiên chợ Giát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài này chúng tơi đã đi tiến hành sưu tầm, đọc và sử
lý tài liệu sau đó áp dụng một số biện pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong
quá trình sưu tầm, đọc thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong q trình tìm hiểu vấn đề,
chúng tơi đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu và một số truyện ngắn của các tác giả khác, từ đó có cái
nhìn tồn diện và sâu sắc về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nhằm tăng thêm
sức thuyết phục cho đề tài.
Phương pháp phân tích, đánh giá: Phương pháp này được dùng chủ

yếu khi chúng tôi mổ xẻ vấn đề “Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
qua tập Cỏ lau”, sau đó khái quát lại để đánh giá chung cho đề tài.
5. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, chúng tơi chia
khóa luận thành hai chương:
Chương Một: Nguyễn Minh Châu và tập truyện Cỏ lau
Chương Hai: Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong Cỏ lau


Chương Một
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẬP TRUYỆN CỎ LAU
1.1. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 trong một gia
đình nơng dân khá giả ở làng Thơi thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là
con út trong nhà, nên được bố mẹ, nhất là các chị chăm chút nuôi dưỡng và
được học hành đến nơi đến chốn. Tuổi thơ Nguyễn Minh Châu được ni
dưỡng bởi dịng sữa ngọt ngào và lớn lên trong những lời ru từ người mẹ thân
yêu. Trong mắt nhà văn, người mẹ phúc hậu và tần tảo đã để lại niềm kính
yêu và cả nỗi day dứt trong anh, vì xa nhà nên anh khơng có điều kiện chăm
sóc mẹ lúc tuổi già. Như vậy, mơi trường giáo dục gia đình cùng với sự chăm
sóc đầy tình u thương của người mẹ chính là một trong những yếu tố quan
trọng hình thành nên nhân cách và tài năng văn chương của nhà văn sau này.
Làng quê nơi nhà văn sinh ra, thuộc vùng Lạch Thơi huyện Quỳnh
Lưu, mảnh đất cửa ngõ xứ Nghệ. Nơi đây con người sống trong những huyền
thoại mà “tài đến như ông Mackét cũng khơng tưởng tượng ra được” (lời
Nguyễn Minh Châu nói với một nhà văn cùng quê). Là vùng đất của địa linh
nhân kiệt, văn chương khoa bảng và rất “phát về văn” đã sản sinh ra bao nhân
tài cho đất Việt. Người dân xứ Nghệ rất kiên cường trong mưa gào, gió giật

của những trận cuồng phong, những người nơng dân bốn mùa bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời, vắt cục đất làm ra củ khoai hạt lúa, nhưng càng khó
khăn bao nhiêu thì con người xứ Nghệ càng quyết tâm bấy nhiêu. Chính mảnh
đất q hương đã có ảnh hưởng tới lịng kiên trì, tấm gương hiếu học và cái
tài chịu khổ của Nguyễn Minh Châu.
Quê hương với một thiên nhiên nước biếc non xanh, một truyền thống
nghìn năm văn hiến, một làng quê dữ dội mà hiền hòa, một gia đình thanh
bạch nhưng đầm ấm, một người mẹ nhẫn nại hi sinh… Tất cả hòa quyện


chung và đúc nên nhân cách của Nguyễn Minh Châu, thấm đượm trên từng
trang văn đặc sắc của anh.
Là một con người có nhân cách chân chính, Nguyễn Minh Châu ln
nghiêm khắc với bản thân mình, cố thốt khỏi một lối sống tầm thường nhỏ
nhen, xa lánh mọi hư vinh, những đam mê vật chất để hướng tới một tâm hồn
trong sạch. Trong con mắt của nhà văn Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Minh
Châu hiện lên khơng có gì nỗi trội nhưng rất đáng khâm phục: “Đấy là một
con người gầy nhỏ, tướng mạo khơng có gì đặc biệt (…) phải trả giá đau đớn
thế nào, kể cả cái chết” [6, tr.442]. Là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Minh
Châu càng nhận thức sâu sắc hơn về lương tri, trách nhiệm và sứ mạng thiêng
liêng của người cầm bút.
Nguyễn Minh Châu cịn là một người chồng rất mực thương vợ, ln
bên cạnh sẻ chia niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống đời tư. Là người cha
nhưng anh cư xử như một người bạn để các con có thể tâm sự, giải bày. Trong
ký ức của chị Doanh, vợ nhà văn: “Từng ấy năm chung sống hầu như chưa
bao giờ anh to tiếng với vợ, với con. Anh sống đạm bạc, giản dị, ăn ở thế nào
cũng xong, hầu như anh không có một nhu cầu, một địi hỏi nào cho riêng
anh” [6, tr.437]. Con người ấy, sống hết sức bình dị nhưng thắm đượm sự yêu
thương với vợ con. Ngay cả lúc nằm trên giường bệnh, nhà văn vẫn không
quên sinh nhật của con mình.

Đầu năm 1950, khi đang là học sinh chuyên khoa trường Huỳnh Thúc
Kháng ở Nghệ An, Nguyễn Minh Châu tình nguyện vào quân đội. Là nhà văn
mặc áo lính, coi văn chương là một lẽ sống, một cách nhập cuộc và khao khát
bằng ngịi bút của mình có thể giúp sức vào cuộc “đấu tranh vì quyền sống
của cả dân tộc”, do vậy Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nữa đời văn của
mình đi sâu, khám phá, phản ánh vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và
tâm hồn con người trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Hiện thực đời sống, hiện


thực chiến tranh đã khiến cho Nguyễn Minh Châu từng băn khoăn, trăn trở
như một nỗi khắc khoải, bởi ông mong mỏi làm sao để người viết có thể “ơm
cho hết vịng tay của mình” hiện thực bề bộn của cuộc sống, để mỗi tác phẩm
viết ra đừng “nhạt nhẽo” và người đọc có thể “bắt gặp những dáng dấp và
nhịp sống thực của họ trên trang sách” [6, tr.451]. Có lẽ, cuộc sống nhiều bơn
ba khi trực tiếp chứng kiến cảnh chiến trường trong những năm tháng mưa
bom, bão đạn và kinh nghiệm thực tế, đã giúp Nguyễn Minh Châu có cái nhìn
sâu sắc về hiện thực. Từ đó, hiện lên trong tác phẩm của ông những con người
như từ cuộc sống bước vào trang văn.
Bình sinh Nguyễn Minh Châu là con người nhiệt thành và đầy tâm
huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, vừa bằng những phát
biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của
tư tưởng và kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh
hiểm nghèo ung thư máu đã khiến hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu
phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1
năm 1989 Nguyễn Minh Châu chút hơi thở cuối cùng tại Viện quân y 108 Hà
Nội, sau gần một năm chống chọi với bệnh tật.
Trong cuộc đời 59 năm ngắn ngủi, Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành
sứ mệnh của một nhà văn. Ông đã để lại cho cuộc sống hôm nay một di sản
văn học nhiều giá trị và ý nghĩa.
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu

Xuất phát từ điểm nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp tham gia
chiến đấu và trải nghiệm chiến tranh, nên các sáng tác của Nguyễn Minh
Châu đã phản ánh sát sao những diễn biến lịch sử phức tạp của dân tộc. Sự
nghiệp viết văn của Nguyễn Minh Châu có thể chia làm hai giai đoạn: trước
và sau 1975.
1.2.1. Giai đoạn trước 1975


Trước khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bùng nổ trong cả nước, Nguyễn
Minh Châu đã có hơn 10 truyện ngắn và bút ký in trên tạp chí Văn nghệ quân
đội. Nhưng phải đến tiểu thuyết Cửa sơng (1967) thì con đường văn học của
Nguyễn Minh Châu mới thực sự được định hình. Tiếp đó, tập truyện ngắn
Những vùng trời khác nhau (1970) và nhất là tiểu thuyết Dấu chân người lính
(1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những cây bút văn
xuôi hàng đầu của văn học chống Mĩ.
Nói đến văn học chống Mỹ, khơng thể khơng nhắc đến Cửa sơng với
nhịp sống vừa bình thản vừa quả cảm của một làng nhỏ ven sông bước vào
cuộc đối đầu quyết liệt để chống lại âm mưu chiến tranh phá hoại tàn bạo của
đế quốc Mỹ. Mặc dù, Nguyễn Minh Châu khơng bắt đầu sự nghiệp sáng tác
của mình bằng công việc viết tiểu thuyết nhưng Cửa sông - tác phẩm đầu tay
ra đời đã gây một tiếng vang lớn cho giới nghiên cứu. Nhà văn Nguyễn Đình
Thi đã từng nhận xét: “Tôi hiểu rằng đây là sự ra đời hiển nhiên của một tài
năng mới” [6, tr.10]. Tiểu thuyết Cửa sông là thước phim in đậm dấu ấn thời
sự, của một làng quê ở vùng cửa sông ven biển miền Trung vào những ngày
đầu đất nước bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ. Dù cuộc chiến tranh đã
xảy ra, nhưng con người nơi đây vẫn bình tĩnh, chủ động và khẩn trương
trong tâm thế của người sẵn sàng chiến đấu. Cửa sơng là “hình ảnh q
hương ta trong chiến tranh” (Phong Lê). Cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm
giống như một cuộc trường chinh không ngừng nghỉ, chiến tranh là những
chuỗi dài khó khăn và gian khổ. Tuy nhiên, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu

“chân thực mà chưa thật sâu” [6, tr.11]. Người ta chưa thấy tác phẩm của anh
cái hùng tráng, cái dữ dội của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) gồm ba phần: Hành quân,
Chiến dịch bao vây, Đất giải phóng, đã dựng lại những khung cảnh rộng lớn
và hào hùng của cuộc chiến tranh với những cảnh vượt Trường Sơn của binh


đoàn chủ lực, rồi những chiến dịch Khe Sanh - Tà Cơn với những trận chiến
ác liệt trên vùng đất Quảng Trị. Nguyễn Minh Châu đã viết Dấu chân người
lính bằng cả sức cảm nhận mãnh liệt về lịch sử hào hùng, về vẻ đẹp tâm hồn
Việt Nam đượm chất tráng ca qua việc khắc họa hình ảnh người lính cách
mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau. Trong đó, thế hệ trẻ
tiêu biểu như Lữ, Khuê, Cận đến với quân đội từ vùng, miền khác nhau nhưng
ở họ đều mang những phẩm chất chung của thế hệ trẻ lúc bấy giờ: lòng yêu
nước và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, niềm say mê chiến đấu, tâm hồn
trong sáng. Nói về ưu điểm của tiểu thuyết này, tác giả Phan Cự Đệ viết: “Có
thể nói tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được nhiều tính cách,
nhiều kiểu người có những chân dung, lý lịch khác nhau. Một số nhân vật có
tiểu sử lý lịch rất độc đáo (bác Đảo, cụ Phang)” [6, tr.12]. Bằng ngòi bút sắc
sảo, Nguyễn Minh Châu đã tái hiện lại khơng khí hào hùng thời chống Mỹ,
đem đến cho độc giả một bức tranh toàn diện về cuộc đấu tranh chống Mỹ, về
những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Dấu chân người lính là
bản anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta.
Điều đáng chú ý trong hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu là
cùng với việc thể hiện cảm hứng sử thi bao trùm thời đại, nhà văn đã bộc lộ
sự nhạy cảm trước những câu chuyện tình đời, những số phận éo le của con
người. Đó là câu chuyện éo le, khó sử của ơng Vàng với hai bà vợ trong Cửa
sơng, là mối tình nồng nàn mà ngang trái của Lượng và Xiêm, là tình u giàu
tính lý tưởng mà thầm lặng của Lữ với cô văn công Thu Hiền, là nỗi đau của
chính ủy Kinh trước cái chết của Lữ, đứa con trai hi sinh còn quá trẻ trong

Dấu chân người lính. Với sức đi, sức viết và kinh nghiêm thực tế Nguyễn
Minh Châu đã khơi sâu vào những vấn đề trong đời sống riêng tư một cách
sâu sắc và tinh tế. Chính vì điều đó, đã giúp bạn đọc khơng chỉ hình dung ra


một thời đại hào hùng, cao cả của người lính chiến trường mà cịn thấy được
tâm tư, tình cảm của các nhân vật trong tác phẩm.
Tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) gồm bảy truyện
ngắn, chủ yếu được viết trong những năm đầu chiến tranh chống Mỹ. Đây là
sản phẩm truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Minh Châu. Vì vậy ngịi bút chưa
thực sự già dặn trong nghệ thuật kể chuyện, tổ chức kết cấu, tạo tình huống.
Đặc sắc hơn cả là truyện Mảnh trăng (về sau, khi in trong tuyển tập truyện
ngắn có tên là Mảnh trăng cuối rừng). Trong truyện ngắn này, tuy viết về đề
tài chiến tranh nhưng nguyễn Minh Châu không đề cập đến sự ác liệt, dữ dội
hay sự gian khổ. Chủ đích của nhà văn là sự say mê tìm kiếm cái đẹp, phát
hiện và biểu dương cái đẹp. Phải chăng, đây chính là phương diện quan trọng
tạo nên sự thành cơng cho tác phẩm.
Bên cạnh đó, ơng cịn viết những trang tiểu thuyết đặc sắc dành cho các
em thiếu nhi. Tiêu biểu là tác phẩm: Từ giã tuổi thơ (1974). Ngoài ra, Nguyễn
Minh Châu cịn có một số bài bút ký in trên tạp chí Văn nghệ Quân Đội: Cảnh
và người ven đường, Tiếng gọi của hai bờ đất.
1.2.2. Giai đoạn sau 1975
Quá khứ tiếp sức mạnh cho chúng ta, nhưng con người không thể sống
bằng quá khứ. Từ sau đại thắng mùa xuân 1975, hàng loạt vấn đề mới mẻ
được đặt ra nhằm nói lên tiếng nói riêng, tư tưởng riêng, cách nghĩ riêng,
quan niệm riêng của mỗi nhà văn về con người và cuộc sống. Nguyễn Minh
Châu là nhà văn nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội sau chiến
tranh.
Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn
chế của nền văn học thời chiến tranh và nhà văn đã dũng cảm, kiên định tìm

kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết Miền
cháy và Lửa từ những ngôi nhà cùng xuất bản 1977 đã mang đến một sắc điệu


mới trong sáng tác của nhà văn. Miền cháy là câu chuyện đất nước vừa bước
ra khỏi chiến tranh phải đối mặt với bao khó khăn và thử thách. Chiến tranh
kết thúc, hành trang mang về từ chiến trường của người lính khơng chỉ là
những tấm hn chương mà cịn là những di chứng ám ảnh khôn nguôi,
những đau thương mất mát mà con người đang phải oằn mình ra chịu đựng. Ở
cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Minh Châu đã sớm cảnh báo về những u nhọt
hiểm họa của cái xấu, cái ác đang mọc ra ngay trong hàng ngũ cách mạng sau
ngày chiến thắng. Đồng thời, nhà văn muốn gửi thơng điệp đến bạn đọc qua
câu chuyện gia đình mẹ Êm và những con người vừa đi ra khỏi cuộc chiến
trên mảnh đất khốc liệt Quảng Trị, miền đất phải gánh chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh: “Bước ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ
trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh”. Hậu quả của chiến
tranh đang làm cho con người rĩ máu từng ngày bởi những di chứng mà nó để
lại. Vì vậy, Nguyễn Minh Châu muốn cái cần phải có lúc này ở mỗi con
người là trí tuệ, nghị lực và tinh thần đồn kết hịa hợp để chung tay xây dựng
cuộc sống mới. Với ngòi bút tinh tế của nhà văn, tiểu thuyết thực sự để lại
một bài học nhân sinh sâu sắc.
Năm 1977 tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được ra mắt độc giả. Qua
câu chuyện một chuyến về phép của người lính chiến trường về thành phố,
nhà văn đã tái hiện lại hình ảnh hậu phương không êm ả như nhiều sách hồi
đầu chiến tranh mô tả, mà tiềm ẩn bên trong không ít vấn đề cần giải quyết.
Nhưng vượt lên mọi thiếu thốn, khó khăn là một hậu phương vững chắc với
những con người tất cả dành cho tiền tuyến và mỗi người lính đều được
truyền lửa từ những ngơi nhà, mỗi tấm lòng của người hậu phương.
Hai cuốn tiểu thuyết kể trên, có thể coi là những cố gắng đầu tiên của
Nguyễn Minh Châu để chuyển hướng ngịi bút của mình khi bước sang một

thời kỳ mới. Mỗi tác phẩm đều giúp cho độc giả hình dung ra bối cảnh cuộc


sống của người lính trong và sau chiến tranh. Tuy nhiên, các ý tưởng mới của
tác giả chưa phải đã được hóa thân đầy đủ và sâu sắc vào các hình tượng và
chi tiết nghệ thuật, nên đã hạn chế phần nào sức hút và giá trị của những tiểu
thuyết này. Trong những năm 80 Nguyễn Minh Châu cịn có hai tiểu thuyết
được xuất bản: Những người đi từ trong rừng ra (1982) và Mảnh đất tình yêu
(1987).
Nguyễn Minh Châu khơng chỉ tái hiện hình ảnh người lính một thời chỉ
quen hành quân và cầm súng chiến đấu với kẻ thù, mà nay bước vào cuộc
sống hịa bình tiếp tục công cuộc lao động xây dựng đất nước. Vẫn nối tiếp
mạch khai thác về cuộc sống thời chiến trong tiểu thuyết Miền cháy, nhưng ở
Những người đi từ trong rừng ra vấn đề phản ánh của tác phẩm không chỉ là
những khó khăn bộn bề của hiện thực cuộc sống vừa sau giải phóng nói chung
mà là hiện thực cuộc sống của những người lính trong thời bình. Tiểu thuyết
đặt ra vấn đề có tính thời sự - đó là đời sống của con người sau chiến tranh,
nhưng đồng thời cũng vươn tới những ẩn ý mà Nguyễn Minh Châu muốn thể
hiện qua từng trang văn. Đúng như tác giả Nguyễn Văn Long đánh giá:
“Xuyên thấm trong những trang viết về cuộc sống hôm nay là cái ý thức về sự
tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, ý thức về sự vận động của lịch sử” [6, tr.16].
Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết này vẫn chưa phát huy được hết khả năng của
Nguyễn Minh Châu nên vẫn có một số hạn chế đó là: hai nhân vật chính Hiển
và Thu Lan cịn đậm màu sắc lý tưởng hóa, và ở cuối truyện số phận nhiều
nhân vật được tác giả an bài có phần mau chóng và dễ dàng.
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Nguyễn Minh Châu vẫn luôn đau đáu
về đề tài cuộc sống lao động của những người nông dân lam lũ q mình - nơi
mà ơng đã gửi gắm trong tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu. Câu chuyện tái hiện
cuộc sống ở một vùng Cửa Lạch thuộc xóm Bến Đá - xã Hiền An, Nguyễn
Minh Châu trở về với cuộc sống của những con người sau thăng trầm “chỉ



cịn lại cái tình u cuộc sống và hai bàn tay khơng ngừng làm lụng”. Nhưng
Mảnh đất tình u chính là bước ngoặt thể hiện dấu hiệu đổi mới rõ rệt trong
quan niệm, triết lý sống mà nhà văn gửi gắm vào nhân vật Quỳ.
Những tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu đã minh chứng cho những
chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn ở giai đoạn sáng tác sau
1975. Nhưng vấn đề đổi mới của nhà văn thực sự được thể hiện đầy đủ và rõ
nét hơn cả trong các truyện ngắn và truyện vừa của ông.
Đầu tiên phải kể tới truyện ngắn Bức tranh được tác giả đặt bút viết từ
1976, mãi đến 1982 tác phẩm mới được ra mắt công chúng. Trong truyện
ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật họa sĩ tự lột mặt nạ,
tự nhận ra “bộ mặt bên trong” tệ bạc giả dối của mình, đó là một “bộ mặt xấu
xí và lạ lùng”. Viết Bức tranh, Nguyễn Minh Châu đặt niềm tin ở khả năng
thức tỉnh để tự hồn thiện của con người, cùng với thơng điệp khẩn thiết:
“Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để
tự suy nghĩ về chính mình” [6, tr. 20]. Đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo
chi phối tồn bộ giai đoạn “chuyển mình” có tính chất “bước ngoặt” của nhà
văn trước khát vọng đổi mới cả đối tượng lẫn phương thức thể hiện tác phẩm.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có con mắt quan sát cuộc sống xung
quanh rất tinh tế, nhận thấy ngày càng có nhiều vấn đề cần phải quan tâm và
nhà văn muốn “dùng ngòi bút tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu
tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người” (lời phát biểu của tác giả
trong cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tháng 6 - 1985). Trên
tinh thần đó, nhiều truyện ngắn được ra đời như: Cơn giông, Dấu vết nghề
nghiệp, Đứa ăn cắp, Sắm vai, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê,
Chiếc thuyền ngoài xa…Qua những câu truyện này, nhà văn lại hướng vào ý
thức tự vấn để con người tự nhìn vào chính mình, nhất là con người bên trong.



Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành kể về nhân vật nữ tên Quỳ. Đó
là cuộc đời của một con người có nhiều biến động, người đàn bà ấy mắc
chứng bệnh mộng du, nhưng lại có nhiều sức hút đối với đàn ông. Đọc Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, có những khoảnh khắc làm tim người đọc se
thắt lại. Tác giả bóp nghẹt tim ta để ta chợt cảm nhận được sự đồng cảm của
mình đối với nhân vật, với tác giả về những suy nghĩ và ứng xử. Đây là một
trong những tác phẩm đánh dấu chuyển biến rõ rệt trong quan niệm nghệ
thuật về con người của Nguyễn Minh Châu.
Bến quê là một trong vài truyện ngắn, ngắn nhất của Nguyễn Minh
Châu. Từ khi ra đời đã được dư luận đặc biệt chú ý. Tác giả Trần Đình Sử
trong một bài nghiên cứu đánh giá Bến quê “Như là hiện tượng văn học mới,
một phong cách trần thuật mới” [6, tr.22]. Truyện ngắn Bến quê viết về cuộc
sống thường nhật của bao kiếp người lam lũ làm ăn, ln thao thức hồi một
câu hỏi lớn về hạnh phúc.
Tiếp tục khẳng định khuynh hướng đổi mới tư duy, năm 1988, tập
truyện Cỏ lau ra đời (gồm ba truyện: Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam và
Phiên chợ Giát) . Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, tác giả đã mạnh dạn đề
cập những cảnh đời éo le và nghịch lý, những quan hệ con người phức tạp,
những vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng có tính điển hình để từ đó cắt nghĩa và
khái quát nghệ thuật. Tập truyện Cỏ lau được xem như một “bản di chúc tinh
thần” của nhà văn.
Cùng với sáng tác là cơng việc được xem như chính yếu trong sự
nghiệp của mình, Nguyễn Minh Châu cịn viết khá nhiều trang tiểu luận phê
bình có giá trị. Nhìn chung, những tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu
thể hiện cách nhìn của người trong cuộc bàn về cơng việc của chính mình và
đồng nghiệp mình. Tất cả những bài viết của ông đăng rải rác trên các số của
Tạp chí Quân Đội, sau này được tập hợp lại và in trong tập tiểu luận phê bình


Trang giấy trước đèn. Nổi bật trong mảng lý luận phê bình của nhà văn là bài

viết: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu bao gồm sáu cuốn tiểu
thuyết, năm tập truyện ngắn và một bộ (ba quyển) truyện viết cho lứa tuổi
thiếu niên. Ngồi ra cịn một số bút ký và truyện ngắn đăng trên các báo, một
tập những trang bản thảo còn dang dở. Văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu,
xét về số lượng không đồ sộ lắm, nhưng đó là kết quả của ba mươi năm miệt
mài trên chặng đường sáng tạo văn học của nhà văn. Những sáng tác của
Nguyễn Minh Châu vừa mang giá trị nhân văn cao cả vừa độc đáo trong bút
pháp thể hiện. Vì vậy, nhà văn xứng đáng được công luận trân trọng và ghi
danh là “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh”.
1.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
1.3.1. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về con người và hiện thực trong
văn chương
Quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực chính là cơ sở để chi
phối nguyên tắc chiếm lĩnh, cắt nghĩa đời sống của nhà văn, là nơi đánh dấu
tư duy nghệ thuật của một thời đại, một trào lưu, một tác giả. Đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi 1975 bắt đầu lấy con người làm
tâm điểm soi chiếu lịch sử. Con người từ điểm nhìn lý tưởng hóa được đặt vào
điểm nhìn thế sự, đời tư. Nguyễn Minh Châu cùng các nhà văn khác đã tích
cực làm cho quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực ngày càng tồn
diện và có cái nhìn sâu sắc hơn.
Từ cuối những năm 60, Nguyễn Minh Châu đã được nhiều bạn đọc chú
ý. Bằng ngòi bút tài hoa hiếm có cộng với một ý thức nghề nghiệp nghiêm
túc, ông xác định rõ nhiệm vụ của những nhà văn mặc áo lính, nhưng cũng là
trách nhiệm chung của những người cầm bút: “Đừng bao giờ lười biếng nằm
ỳ ra trên một cách viết như một sự tự khn hình và cũng đừng bao giờ để


cho văn chương trở nên xa lạ với đời sống của dân tộc mình” (Nguyễn Cơng
Hoan). Phải chăng, đó cũng là lời nhắn gửi tâm huyết của nhà văn Nguyễn

Minh Châu tới tất cả những người cầm bút đương thời cũng như thế hệ các
nhà văn hôm nay. Trong quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu, mối quan
tâm lớn nhất của ông là quan hệ giữa hiện thực và văn học. Với ông “Văn học
và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Trả lời
phỏng vấn báo văn Nghệ đầu xuân 1987). Trong cả hai giai đoạn của sự
nghiệp văn chương, nhà văn ít phát biểu một cách trực tiếp những quan niệm
của mình dưới dạng lý luận mà thường được bộc lộ nó qua các sáng tác.
Với phương châm “văn học phản ánh hiện thực” nên trong giai đoạn
sáng tác trước những năm 1975 của Nguyễn Minh Châu luôn ý thức sâu sắc
hơn lương tri, trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút. Với
tâm niệm sáng tác hướng tới cuộc “đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”
đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Từ đó, ơng
nghiệm ra rằng: “Phải viết về con người. Tất nhiên là con người không thể
tách rời sự kiện chiến tranh” [9, tr.209]. Qua đó, để nhà văn đặt niềm tin vào
con người, đề cao vẻ đẹp con người từ hình thức đến “hạt ngọc” tâm hồn ẩn
giấu sâu bên trong con người mà không bom đạn nào phá nổi. Nhưng càng đi
sâu vào vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, Nguyễn Minh Châu nhận thấy
có nhiều vấn đề cần phải quan tâm và nhà văn muốn “dùng ngòi bút tham gia
trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi
con người” [9, tr.215]. Nguyên nhân có thể do sự vơ tâm và thói xấu “ngồi lê
đơi mách” của những người đàn bà trong khu tập thể có thể dẫn đến cái chết
thương tâm của một cô gái bị nghi là ăn cắp (Mẹ con chị Hằng).
Theo hướng tiếp cận hiện thực, ngòi bút Nguyễn Minh Châu lại hướng
vào ý thức tự vấn, tự thức tỉnh để con người tự nhìn vào chính mình, nhất là
con người bên trong. Tư tưởng này được Nguyễn Minh Châu thể hiện độc đáo


qua các truyện ngắn như Bức tranh, Sắm vai, Dấu vết nghề nghiệp… Nói như
nhân vật họa sĩ trong Bức tranh: “Trong con người tôi sống lẫn lộn cả rồng
phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ” [9, tr.215]. Mỗi truyện là một cuộc

tự vấn, là sự xung đột giữa phần con người chân chính với phần tầm thường,
giả dối, ích kỷ trong chính mình để vượt lên hướng tới cái thiện. Đó là sự tha
hóa của Bàng trong Miền cháy, sự bất nhẫn đầy hãnh tiến và xơ cứng chất
người của Tồn trong Mùa trái cóc ở miền Nam…
Đi sâu vào số phận con người, xem con người là giá trị cao nhất của
cuộc sống, đề cao nguyên tắc nhân bản và tôn trọng sự thật trong sáng tác
nghệ thuật. Là người nghệ sĩ, nhạy cảm trước những thay đổi của cuộc sống,
Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận thức được rằng không thể tiếp tục nghĩ như
cũ, viết như cũ, tiếp tục cách nhìn giản đơn về con người và hiện thực, như
thế sẽ hạn chế nhân cách của người cầm bút chân chính. Mặc dù, Nguyễn
Minh Châu chưa làm được nhiều điều như mình muốn, nhưng anh đã “nhận
đường” đúng, đã kịp thời thay đổi khi cần thay đổi. Nhà văn Nguyễn Minh
Châu nhận xét: “hiện thực của văn học có khi là hiện thực trong cái nhìn lý
tưởng hóa, nó đẹp nhưng có phần đơn giản, dễ dãi”. Cũng chính Nguyễn
Minh Châu năm 1978 nêu câu hỏi: “chẳng lẽ chúng ta có thể làm yên tâm mọi
người bằng cách mô tả cái hiện thực ước mơ?”. Vai trò “người mở đường”
cho văn học thời đổi mới của nhà văn gắn liền với việc ông thay đổi quan
niệm và cách tiếp cận hiện thực.
Sau năm 1975, nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng mở
và đạt tới chiều sâu mới. Nguyễn Minh Châu nỗ lực đưa văn chương trở về
với đời sống, để có được những trang viết xác thực, đa dạng và cận nhân tình
hơn. Là nhà văn có trách nhiệm, anh khơng bằng lòng với những cách phản
ánh hiện thực giản đơn, một chiều được “tráng một lớp men trữ tình hơi dày”.
Vì vậy nhà văn phê phán lối hiện thực cảm tính, hiện thực được viết ra khơng


phải như thực tế vốn có mà là “hiện thực mọi người đang hi vọng, đang mơ
ước” [14, tr.21]. Theo nhà văn, cuộc đời này còn nhiều điều phức tạp, trần trụi
và tàn nhẫn khi cái chết của Phác đâu phải là sự vơ tình (Mùa trái cóc ở miền
Nam), hay đó là cuộc hội ngộ bất ngờ, trớ trêu giữa Lực, Quảng và Thai (Cỏ

lau)… Theo hướng đó, nhà văn đã vươn tới được chiều sâu tâm lý và tính
chân thực lịch sử trong những giải pháp nghệ thuật cho những vấn đề con
người và hiện thực.
Nhìn chung, qua các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là
những sáng tác sau 1975 đã thể hiện “mối quan hoài sâu sắc” và thường trực
của nhà văn với số phận và nỗi khổ đau của con người.
Quan sát hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, điều
đáng chú ý là ở quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của nhà văn có sự
thống nhất, hịa quyện chặt chẽ. Chính điều đó, đã giúp Nguyễn Minh Châu
tạo cho mình một vị trí khơng thể thay thế trong giai đoạn văn học trước và
sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng tồn diện và sâu sắc cho sự đổi
mới về cả quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt.
1.3.2. Cỏ lau - "Bản di chúc" giàu giá trị nội dung tư tưởng
Bước sang giai đoạn mới, văn học có sự thay đổi cần thiết, chiến tranh
và thân phận con người trong thời chiến đã được nhìn nhận lại. Chiến tranh
khơng chỉ được nhìn nhận ở góc độ hùng tráng, oai vệ mà cịn được khơi sâu
vào những mặt trái, những nỗi đau, soi tỏ những góc khuất của nó để người
đọc thấy rõ được bộ mặt ghê sợ của chiến tranh. Người anh hùng trong chiến
trận không chỉ hiện lên vẻ hào hùng, rạng rỡ mà nhà văn đã chú ý hơn đến
những mất mát mà con người đang phải chịu đựng sau thời bình. Hịa trong
khơng khí đổi mới đó, năm 1988, tác phẩm Cỏ lau ra mắt độc giả. Tháng 3
năm đó, nhà văn mắc bệnh ung thư máu. Bệnh nặng và dai dẳng nhưng
Nguyễn Minh Châu thường xuyên phải dấu vợ, cướp thời gian mà viết. Tâm


huyết với nghề, nhà văn đã vắt kiệt thời gian và chút sức lực cuối cùng của
cuộc đời để hoàn thành Mùa trái cóc ở miền Nam và Phiên chợ Giát làm nên
tập truyện Cỏ lau.
Cỏ lau gồm ba truyện thể hiện “dày đặc chi tiết, cuồn cuộn sức vóc và
điệp trùng ý nghĩa” [6, tr.202]. Mỗi trang viết trong từng truyện ngắn là sự

trăn trở, trình bày của Nguyễn Minh Châu với mong muốn “xới lật được tầng
đáy ý nghĩa của sự vật”. Điều làm nên thành công cho tập truyện Cỏ lau và
gây được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc, bởi giá trị nội dung tư tưởng
mà tác giả muốn gửi gắm qua tập truyện.
Viết về những đau thương mất mát trong chiến tranh, Nguyễn Minh
Châu đã đi sâu vào khai thác những nỗi đau thời hậu chiến mà con người
đang phải chịu đựng. Hịa bình đã trở lại nhưng những dư âm của chiến tranh
vẫn còn là nỗi ám ảnh đối với con người thời hậu chiến. Nếu trước kia, trong
văn học hình ảnh người lính trở về trở thành niềm tự hào, tự tin của cả dân
tộc. Đến Nguyễn Minh Châu ông đã giúp người đọc nhìn thấy đằng sau ánh
hào quang rực rỡ là những vết thương khơng thể hàn gắn. Đó là nỗi đau khổ
của lão Khúng trước cái chết của đứa con khi khơng trở về (Phiên chợ Giát).
Tình thương con bao la ấy khiến lão cảm thấy “một cái gì đó bỗng xụp đổ
trong lịng”, lão Khúng như hơn mê “ông kêu lên một tiếng rồi im bặt”. Cú
sốc ấy giáng xuống gia đình lão Khúng một địn chí tử, một nỗi đau không thể
gượng dậy. Ngay cả khi người lính sống xót trở về cũng trở thành một người
lạc lỏng, dù cố gắng đến đâu cũng khơng thể hịa nhập với cuộc sống hiện tại.
Chiến tranh vẫn còn khi đất nước khơng cịn tiếng súng, vết thương tinh thần
đâu dễ nguôi ngoai. Bởi chiến tranh như một nhát dao phạt ngang hai nữa
cuộc đời của Lực (Cỏ lau). Lực hiểu chỉ có Thai “mới có thể xoa dịu trong
lịng” anh, nhưng hơn ai hết anh cũng “biết một cách đau đớn rằng cuộc sống
đã an bài” và “chẳng dễ gì thay đổi được hồn cảnh”. Sự trở về của anh chỉ


đem lại nỗi buồn tủi khi đứng trước ngôi mộ của chính mình và là “niềm hăm
dọa” đối với hạnh phúc riêng của gia đình Thai. Nguyễn Minh Châu khơng
chỉ thể hiện tinh tế nỗi đau thời hậu chiến qua những người lính từng xơng
pha chiến trường, mà ngịi bút của nhà văn cịn hướng tới những người phụ nữ
khơng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, phải chịu những đau khổ như Thai, cô
gái điếm tên Huệ và người vợ lính patiđăng (Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền

Nam).
Tập truyện Cỏ lau được Nguyễn Minh Châu viết vào những năm cuối
đời, thể hiện một nỗi đau mà ông đã day dứt trong bao nhiêu năm cầm bút đó
chính là niềm tin pha lẫn với thái độ lo âu về con người. Nhà văn từng tâm sự:
“những dằn vặt, lo âu về vấn đề được mất, thiện và ác (…) lúc này mới hiện
diện đúng bản chất của nó” [6, tr.217]. Nói như vậy, Nguyễn Minh Châu
muốn đề cập tới vấn đề “con người bên trong con người” để họ có cơ hội tự
vấn lương tâm của chính mình. Trong Cỏ lau, Lực vừa là nạn nhân của chiến
tranh, mặt khác Lực lại là hung thủ giết chính đồng đội mình bởi mệnh lệnh
vơ lý xuất phát từ sự ích kỉ cá nhân. Qua nhân vật Lực, nhà văn ít nhiều còn
gửi gắm niềm tin vào sự tự nhận thức của con người. Bên cạnh đó, Nguyễn
Minh Châu cịn chỉa thẳng ngịi bút vào cái ác đang tồn tại. Tồn là một minh
chứng rõ nét nhất, chỉ qua mấy câu nói sâu cay của Phác, Toàn đã bộc lộ bản
chất của một con quỷ dữ sẵn sàng “gài mìn với nội bộ mình” gây ra cái chết
cho đồng đội chỉ sau “hịa bình được mấy ngày”. Nhân vật ơng Thái trong
Mùa trái cóc ở miền Nam cũng được nhà văn đặc biệt chú ý. Ơng Thái khơng
chỉ phục tùng cho cái ác mà cịn cố tạo cho mình cái dáng vẻ giả tạo của một
bậc lãnh đạo cấp cao “hai khuỷu tay ông Thái cố khuỳnh rộng, ra vẻ một
người cấp trên khống đạt”. Từ đó, nhà văn muốn cảnh báo về sự tha hóa của
con người và nguy cơ cái ác, cái xấu đang lên ngôi và giành phần thắng trong
xã hội là điều có thật.


Trong tập Cỏ lau, Phiên chợ Giát đứng tách ra khỏi hai truyện kia, với
một đề tài riêng biệt: người nơng dân. Đề tài này trong tồn bộ sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Minh Châu mới chỉ có tiền lệ ở truyện ngắn Khách ở quê ra
đăng trên báo Văn nghệ năm 1984. Trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, thông
qua nhân vật lão Khúng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn khái qt về
những mặt tốt - xấu, tích cực - tiêu cực của người nông dân Việt Nam, đồng
thời là lời cổ vũ khát vọng tự do trong mỗi con người. Với mạch truyện, đi

sâu đào xới những số phận lam lũ, trì trệ “suốt đời chúi mũi vào hịn đất”,
“tưới cạn kiệt mồ hơi” cho mảnh đất nghèo khó của lão Khúng, Nguyễn Minh
Châu đã xây dựng được một hình tượng có tầm khái qt cao, cịn rất hiếm
hoi trong văn học Việt Nam hiện đại. Nếu Chí Phèo là một khám phá lớn của
Nam Cao về người nơng dân trước cách mạng thì lão Khúng của Nguyễn
Minh Châu cũng mang một ý nghĩa khám phá lớn về người nông dân tư hữu
Việt Nam trong cuộc sống hơm nay.
Có thể nói, tập truyện Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu đã khơi trúng
mạch nguồn nhân văn, đáp ứng nhu cầu nhân bản cấp thiết đặt ra đối với nền
văn học thời hậu chiến khi viết về những di chứng của chiến tranh, những mất
mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của chiến tranh hằn sâu trong từng số
phận con người một cách da diết, đau đớn. Bằng sự trải lòng thành thực với
cuộc sống, với những trang viết rút ra từ “máu thịt và linh hồn” của mình,
Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tập truyện Cỏ lau “bản di chúc tinh thần” đạt
tới chiều sâu về tư tưởng. Từ đó, bức tranh hiện thực về cuộc sống hậu chiến
được phơi bày một cách rõ nét. Chiến tranh kết thúc bên cạnh niềm vui chiến
thắng, sự vinh quang sáng ngời còn chất chứa bao nỗi đau cá nhân. Cuộc
chiến bom đạn khơng cịn nữa nhưng cuộc chiến bên trong con người đang
nổi lên và đáng báo động. Đó chính là bức thơng điệp mà nhà văn muốn gửi
gắm tới độc giả mọi thế hệ.


×