Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tìm hiểu về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con ở tuổi thiếu niên nghiên cứu trên địa bàn quận liên chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.88 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ
VÀ CON Ở TUỔI THIẾU NIÊN, NGHIÊN CỨU TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU

GVHD: TH.S Nguyễn Thị Phương Trang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tăng Minh Anh
Lớp: 15CTL

ĐÀ NẴNG, THÁNG 7 NĂM 2020
1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình từ nhiều phía. Tất cả những điều đó đã trở thành động lực giúp em
hồn thành tốt khóa luận này.
Trước tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S. Nguyễn Thị Phương
Trang – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại Học Sư
phạm – Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa
luận mà cịn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà


Nẵng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện khảo sát tại trường. Đồng thời,
em xin cảm ơn các em học sinh khối 8 trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu đã nhiệt tình
hỗ trợ em hồn thành khảo sát.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp
cao q. Đồng kính chúc các cơ, chú, anh, chị và các em học sinh trong các trường THCS trên
địa bàn quận Liên Chiểu luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công
việc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 7 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tăng Minh Anh

2


MỤC LỤC

Contents
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 7
Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 7
Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................ 8
Khách thể nghiên cứu , đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 8
3.1 Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu trên học sinh lớp 8 trường THCS trên địa bàn quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. ( 585 học sinh, trong đó có 286 học sinh nam, và 299 học
sinh nữ) ................................................................................................................................... 8
3.2 Đối tượng nghiên cứu: xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con tuổi thiếu niên ................... 8
Giả thuyết khoa học ................................................................................................................... 9
Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................ 9
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................. 9

6.1 Giới hạn về nội dung ....................................................................................................... 9
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu ........................................................................................ 9
6.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu .................................................................................. 10
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 10
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................................... 10
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................. 10
Cấu trúc của đề tài: .................................................................................................................. 10
Chương 1 ..................................................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ CHA MẸ VÀ CON.......................................... 11
ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN ............................................................................................................. 11
3


1.1 Tổng quan nghiên cứu về xung đột tâm lý cha mẹ và con tuổi thiếu niên ....................... 11
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 11
1.2. Lý luận về xung đột tâm lý cha mẹ và con ở độ tuổi thiếu niên ....................................... 19
1.2.1. Khái niệm xung đột tâm lý cha mẹ và con cái độ tuổi thiếu niên .............................. 19
1.2.2 Phân loại xung đột tâm lý ............................................................................................ 20
1.2.4 Các hình thức biểu hiện thường thấy của xung đột tâm lý cha mẹ và con ................. 23
1.2.5. Nguyên nhân của xung đột trong mối quan hệ cha mẹ và con tuổi thiếu niên .......... 24
1.2.6 Hậu quả khi xảy ra xung đột tâm lý cha mẹ và con .................................................... 26
1.2.7 Giải pháp giúp giải quyết xung đột tâm lý cha mẹ và con .......................................... 27
1.3 Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THCS ................................................................ 28
1.3.1 Sự phát triển về thể chất .............................................................................................. 28
1.3.2 Đặc điểm hoạt động giao tiếp của trẻ .......................................................................... 29
1.3.3 Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ độ tuổi thiếu niên ........................................... 29
1.3.4. Sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS ................................................................ 31
1.3.5. Đặc điểm đời sống tình cảm và ý chí của học sinh THCS ......................................... 32
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................. 37

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 37
2.1 Tổ chức nghiên cứu: .......................................................................................................... 37
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu: .................................................................................... 37
2.1.2 Mô tả khách thể khảo sát: ............................................................................................ 37
2.2. Thời gian nghiên cứu : ...................................................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 38
4


2.3.1 Nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu: .................................................................. 38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................................ 39
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................................. 40
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................. 44
THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT TÂM LÝ CHA MẸ VÀ CON TUỔI THIẾU NIÊN, NGHIÊN
CỨU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ........................................................................... 44
3.1. Đánh giá chung về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con ở tuổi thiếu niên, nghiên cứu
trên địa bàn quận Liên Chiểu ................................................................................................... 44
3.2. Biểu hiện xung đột về nhận thức trong mối quan hệ cha mẹ con ở trẻ thiếu niên nghiên
cứu trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................................................................................ 47
3.3. Biểu hiện xung đột về hành động trong mối quan hệ cha mẹ con ở tuổi thiếu niên nghiên
cứu trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................................................................................ 50
3.4 Biểu hiện xung đột về thái độ trong mối quan hệ cha mẹ con ở tuổi thiếu niên nghiên cứu
trên địa bàn quận Liên Chiểu ................................................................................................... 54
3.5 Nhận thức của tuổi thiếu niên về nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lý trong mối quan hệ
cha mẹ con ở tuổi thiếu niên nghiên cứu trên địa bàn quận Liên Chiểu ................................. 57
3.6 Những biện pháp trẻ thiếu niên đã dùng để khắc phục xung đột trong mối quan hệ cha mẹ
và con ở tuổi thiếu niên nghiên cứu trên địa bàn quận Liên Chiểu ......................................... 60
3.7 Mối quan hệ giữa một số thành tố về xung đột tâm lý cha mẹ con tuổi thiếu niên – nghiên
cứu trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................................................................................ 64

Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 67
Kết luận .................................................................................................................................... 67
Khuyến nghị: ............................................................................................................................ 68
5


Đối với nhà trường ............................................................................................................... 68
Đối với cha mẹ...................................................................................................................... 68
Đối với trẻ thiếu niên ............................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 70
Phụ lục ..................................................................................................................................... 72

6


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Học sinh nói chung và học sinh Trung học cơ sở (THCS) nói riêng đều phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong mối quan hệ cha mẹ và con, đó có thể là sự khác nhau, mâu thuẫn hoặc
thậm chí xung đột giữa cha mẹ và con trong gia đình.
Vấn đề xung đột và giải quyết xung đột đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, ở
Việt Nam, riêng vấn đề xung đột và giải quyết xung đột tâm lý cha mẹ và con đã nhận được
nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong ngành tâm lý học.
Trong loạt phim tài liệu Cha mẹ thay đổi, giáo sư Peck đã nêu lên tác hại của xung đột
tâm lý cha mẹ và con đối với vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ như sau “cha mẹ đôi khi không
nghĩ việc áp đặt của mình khiến các con bị tổn thương tinh thần, nhưng thực tế tổn thương
tinh thần tương đương bỏng cấp độ 3, khiến các con rất đau đớn. Những trải nghiệm tổn
thương thời thơ ấu có thể ngăn cản sự phát triển của não bộ trẻ và làm tăng tỉ lệ tự tử trong
tương lai. Ý kiến này của giáo sư Peck trùng hợp với quan điểm nghiên cứu của Lưu Song Hà

là: cách ứng xử của cha mẹ đối với con trong quan hệ cha mẹ và con có ảnh hưởng đáng kể
đến sự phát triển nhân cách của con ở mọi lứa tuổi nói chung và con lứa tuổi học sinh THCS
nói riêng. Bên cạnh các xúc cảm tích cực mà các con nhận được,quan hệ của cha mẹ đối với
con đã làm cho 1 số con có cảm giác tiêu cực như ấm ức, căng thẳng, muốn phản đối… và
một bộ phận học sinh THCS muốn có được sự thay đổi từ phía cha mẹ trong quan hệ này.[1]
Trong bài viết bức thư gửi tới trẻ em thế giới vào ngày 13/09/2019 của bà Henrietta
Fore, giám đốc điều hành UNICEF nhân dịp kỷ niệm 30 năm công ước liên hợp quốc về
quyền trẻ em, cũng bàn về vấn đề sức khỏe tinh thần [2], bà nói: nếu chúng ta tin tất cả những
gì bản thân đọc được về thanh thiếu niên ngày nay và những hình ảnh được phản ánh trên
truyền hình và phim ảnh, khơng có gì là lạ khi chúng ta nghĩ chúng là những đứa trẻ hoang dã,
phản xã hội. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Bằng chứng thực sự cho thấy thanh thiếu niên
ngày nay hút thuốc ít hơn, uống rượu ít hơn, gặp ít rắc rối hơn và thường ít liều lĩnh hơn so
với các thế hệ trước. Bạn thậm chí có thể gọi chúng là thế hệ có ý thức. Tuy nhiên, tồn tại một
7


nguy cơ đối với trẻ thiếu niên đó là biểu hiện của một xu hướng định hướng sai lầm cực kỳ
đáng lo gại một điều gợi nhắc chúng ta về tính dễ bị tổn thương vơ hình mà những người trẻ
tuổi vẫn mang trong mình. Rối loạn sức khỏe tâm thần ở độ tuổi dưới 13 đã và đang gia tăng
đều đặn trong 30 năm qua và trầm cảm hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra
khuyết tật ở người trẻ tuổi. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có 62.000 trẻ thiếu niên chết
trong năm 2016 vì tự gây hại cho bản thân, đây hiện là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ ba
đối với trẻ thiếu niên ở độ tuổi từ 11 đến 19.”. Từ những thơng tin trên, có thể thấy xung đột
trong mối quan hệ cha mẹ - con ở tuổi thiếu niên là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, cần
tập trung vào đối tượng trẻ thiếu niên, đặc biệt là trẻ em độ tuổi dậy thì, đây là giai đoạn trẻ
gặp nhiều vấn đề về cảm xúc, học tập và đỉnh điểm là mối quan hệ cha mẹ và con.
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một vài nét trong thực trạng xung đột
tâm lý cha mẹ và con ở độ tuổi trung học cơ sở, nỗ lực tìm ra những đặc điểm trong việc xung
đột tâm lý cha mẹ và con nhằm đánh giá một cách đúng đắn và khách quan hơn về thực trạng
xung đột tâm lý cha mẹ và con. Từ đó, đề xuất các biện pháp cải thiện mối quan hệ cha mẹ và

con. Phát xuất từ thực tế xã hội và từ những lập luận nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “tìm hiểu về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con ở tuổi thiếu niên, nghiên cứu trên địa
bàn quận Liên Chiểu”.
Mục đích nghiên cứu


Khảo sát thực trạng xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con độ tuổi thiếu niên là học

sinh lớp 8 trường THCS quận Liên Chiểu.


Đề xuất các khuyến nghị nhằm phòng ngừa để giảm thiểu sự xung đột trong mối

quan hệ cha mẹ và con của học sinh lớp 8 trường THCS quận Liên Chiểu.
Khách thể nghiên cứu , đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu trên học sinh lớp 8 trường THCS trên địa bàn
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. ( 585 học sinh, trong đó có 286 học sinh nam, và
299 học sinh nữ)
3.2 Đối tượng nghiên cứu: xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con tuổi thiếu niên
8


Giả thuyết khoa học
Trẻ có sự xung đột trong mối quan hệ với cha mẹ biểu hiệu ở nhận thức, thái độ, hành vi
các em vẫn chưa biết cách ứng phó hợp lý với xung đột.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và giả thuyết khoa học, đề tài xác định 3 nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:



Tìm hiểu cơ sở lý luận về xung đột giữa cha mẹ và con độ tuổi thiếu niên.



Điều tra thực trạng xung đột tâm lý trong mối quan hệ cha mẹ và con trong độ

tuổi thiếu niên là học sinh lớp 8 trường THCS quận Liên Chiểu.
Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung


Đề tài tập trung tìm hiểu một số nguyên nhân, thực trạng xung đột tâm lý cha mẹ

và con (biểu hiện qua nhận thức, thái độ, hoạt động) của tuổi thiếu niên trong vấn đề xung đột
tâm lý giữa cha mẹ con.
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại 8 trường THCS Quận Liên Chiểu– thành phố Đà Nẵng, bao gồm:
o Trường THCS Nguyễn Lương Bằng
o Trường THCS Ngơ Thì Nhậm
o Trường THCS Lương Thế Vinh
o Trường THCS Nguyễn Chơn
o Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
o Trường THCS Đàm Quang Trung
o Trường THCS Lê Anh Xuân
o Trường THCS Nguyễn Thái Bình

9


6.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu



Đề tài tiến hành trên học sinh khối 8 quận Liên Chiểu, vì lớp 8 được nhận xét là

có đầy đủ các đặc điểm của giai đoạn dậy thì ở tuổi thiếu niên.


Đề tài tiến hành nghiên cứu trên mẫu đại diện gồm 585 em học sinh khối 8 trên

địa bàn quận Liên Chiểu khóa 2019 - 2020.
Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
− Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyêt.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
− Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi.
− Phương pháp phỏng vấn.
− Phương pháp quan sát.
− Phương pháp thống kê.
Cấu trúc của đề tài:
Báo cáo tổng kết cơng trình nghiên cứu gồm 2 phần: (mở đầu kết luận, khuyến nghị, tài
liệu tham khảo, phụ lục) và phần nội dung (chương 1, 2, 3).
Phần nội dung có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xung đột tâm lý trong mối quan hệ cha mẹ và con ở tuổi thiếu
niên.
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con ở tuổi thiếu
niên, nghiên cứu trên học sinh khối 8 quận Liên Chiểu

10



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ CHA MẸ VÀ CON
ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN
1.1 Tổng quan nghiên cứu về xung đột tâm lý cha mẹ và con tuổi thiếu niên
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ gia đình,
đặc biệt là quan hệ cha mẹ con, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Pháp, sự thiếu hụt tình cảm do cha mẹ vắng mặt hay thờ ơ
đã gây ra những rối nhiễu tâm lý; sự thiếu hụt uy quyền của người cha, quan hệ bất hoà giữa
cha và mẹ cũng để lại hậu quả kém thích ứng xã hội, làm nảy sinh những hành vi vi phạm pháp
luật. Tương tự, theo John W. Santrock, nếu cha mẹ khơng giám sát con đúng đắn, trẻ có thể rơi
vào tình trạng phạm pháp.[4]
Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học Việt Nam đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ cha mẹ
con ở tuổi thiếu niên. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hồi Loan (2000), Nguyễn
Thị Hoa (2002), Văn Thị Kim Cúc (2003)…cũng đi đến kết luận : sự bất hoà, sự xung đột
trong quan hệ gia đình thường có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển nhân cách của trẻ em:
chúng có thể trở nên kém tự tin, khó khăn trong việc thích nghi với xã hội, hay dễ rơi vào con
đường phạm pháp.[4]
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Một số nghiên cứu về xung đột trong nhóm nhỏ
Vì trong tâm lý học xã hội, gia đình được xem là 1 nhóm nhỏ cho nên việc tìm hiểu
những nghiên cứu về xung đột trong nhóm nhỏ giúp chúng tơi nắm được những đặc điểm
cơ bản về vấn đề xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con tuổi thiếu niên:
Theo quan điểm của E. Mayo (1380) trong cuốn sách “các vấn đề xã hội của nền văn
minh công nghiệp”, tác giả cho biết nếu khơng có sự hợp tác giữa các nhóm và giữa các thành
viên trong nhóm thì khi đó sẽ có sự xung đột, đó chính là sự nghi kỵ, bất hòa, căm ghét, thù
11


địch lẫn nhau. Chính vì điều này dẫn đến việc phải có những sự quan tâm đặc biệt đến đời

sống và hoạt động của nhóm [5]
Theo thuyết “so sánh xã hội” của G. N. Fischer, sau khi nhóm gạt bỏ những xung đột
bằng cách chấp nhận, tìm được điểm tương đồng trong đánh giá và các ý kiến, nhóm sẽ có
một hệ thống chuẩn mực riêng, ràng buộc các cá nhân trong nhóm phải tn theo để duy trì
trật tự cũng như sự ổn định, phát triển của nhóm [5].
Qua các nghiên cứu về xung đột trong nhóm nhỏ ở trên, ta biết được vai trò của xung
đột trong việc thiết lập hệ thống chuẩn mực nhóm, nguyên nhân, hậu quả, và việc quan trọng
là cần quan tâm đúng mực đến vấn đề xung đột nhóm trong nghiên cứu tâm lý học.
Một số nghiên cứu về xung đột tâm lý cha mẹ và con trong gia đình
Trong nghiên cứu của mình, tác giả tác giả Petrovxki A. V, cho biết nguyên nhân xung
đột của lứa tuổi thanh thiếu niên với cha mẹ là do cha mẹ xa cách và không muốn cho thiếu
niên một vị trí ở bên cạnh mình[17] điều này khiến cho cha mẹ khơng có sự thấu hiểu và lắng
nghe con, cha mẹ ở cạnh con nhưng không tương tác và không tạo dựng mối quan hệ với con.
A.I. Arginanova khi nghiên cứu về khó khăn trong quan hệ của trẻ, như là hiện tượng
không cởi mở của trẻ (biểu hiện của xung đột tâm lý) là sự phá vỡ sâu sắc quá trình giao tiếp.
Một trong 3 nguyên nhân được tác giả đưa ra như sau: điều kiện giáo dục khơng thuận lợi
trong gia đình (sự dọa nạt và hình phạt, sự khơng cởi mở và ít giao tiếp của cha mẹ).[dẫn theo
8]
D. E. Way, Brett Laursen cũng nghiên cứu xung đột ở trẻ em trong đó có lứa tuổi thiếu
niên. Theo các tác giả này, những biểu hiện xung đột của trẻ rất đa dạng và phong phú. Cùng
xuất phát từ một nguyên nhân nhưng biểu hiện hành vi xung đột lại rất khác nhau như: cãi lại,
lí sự, bỏ đi lang thang hoặc những chứng trầm cảm. [dẫn theo 8]
Với ý kiến cho rằng, không phải bất cứ xung đột nào trong mối quan hệ với trẻ cũng
mang ý nghĩa tiêu cực,B. Lauren, Van Dell, Bailey và Hurtup W. W. Trong nghiên cứu về
xung đột đến đời sống của trẻ đã cho rằng, xung đột có vai trị hình thành và duy trì gắn bó
12


giữa các cá nhân, lý do là sau khi xảy ra xung đột, đồng thời chính xung đột đó được xử lý
cơng bằng thì đơi bên sẽ hiểu nhau hơn và gắn bó với nhau hơn, có quan hệ tốt hơn. Mặc dù

vậy, các tác giả vẫn thừa nhận xung đột sẽ làm mối quan hệ bị phá vỡ, nhất là ở các trường
hợp mà đơi bên khơng tìm được tiếng nói chung[dẫn theo 8].
Nhóm tác giả G.P Seldronixki và N. G. Nadetxki đã đề xuất phương án sau: xác định
nguyên nhân của xung đột, điều chỉnh xung đột và điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ trong
việc tận dụng sự xung đột để giáo dục trẻ. Việc nhà giáo dục nêu gương thôi là chưa đủ để
giáo dục trẻ về các chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời với việc thiếu hụt các phương tiện để
giáo dục trẻ trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, do đó cần tận dụng xung
đột trong mối quan hệ của trẻ để giáo dục trẻ được tốt hơn.[dẫn theo 8]
Cũng đề cập đến nguyên nhân và giải pháp cho xung đột tâm lý trong mối quan hệ cha
mẹ và con, theo tác giả H. G. Giainot nguyên nhân là do thiếu đi sự tôn trọng và hình thức
giao tiếp chưa thích hợp. Tác giả H. G. Giainot đề xuất giải pháp gồm 3 bước: [dẫn theo 8]
Bước 1 - các thành viên cần phải biểu lộ rõ tình cảm của mình
Bước 2 - cứ để cơn giận tăng dần lên
Bước 3 - giải thích nguyên nhân khiến ta tức giận, phải tỏ rõ thái độ của bản thân trước
sự việc – bằng lời nói và bằng hành động thích hợp.
Theo tác giả H. G. Giainot để giúp hạn chế xung đột tâm lý giữa các thành viên trong gia
đình, các cá nhân cần bộc lộ đúng cảm xúc của mình và bày tỏ nguyên nhân của các cảm xúc
đó của bản thân với các thành viên trong gia đình.[dẫn theo 8]
Tác giả Charmaine Saunders cho rằng đến tuổi thành niên, việc xảy ra xung đột tâm lý
giữa cha mẹ và con là không tránh khỏi. Bởi vì khi con đã lớn, chúng sẽ bắt đầu hình thành
những quan điểm riêng và những quan điểm ấy có thể trái ngược hẳn với cha mẹ và đó chính
là nguyên nhân chính gây nên những xung đột. Theo tác giả có những yếu tố sau có thể là
tiềm năng gây nên xung đột ở trẻ với cha mẹ:
o

Sự khác biệt về tính cách tâm lý giữa những người trong gia đình.

o

Sử đụng chạm về nhu cầu, cách sinh hoạt, tuổi tác.

13


o

Những mong đợi của cha mẹ.

o

Quyền lực quá lớn của cha mẹ và những kỉ luật khắt khe trong gia đình.[dẫn theo

8].
Cách thức để hóa giải xung đột giữa cha mẹ và con là con cần phải bình tĩnh, sau đó gặp
gỡ một người đáng tin cậy để làm sáng tỏ những điểm gây xung đột, lần lượt giải quyết từng
điểm một cách dứt điểm. [dẫn theo 8]
Cùng chung quan điểm này, Howard J. Rankin cũng nhấn mạnh rằng, mâu thuẫn, bất
đồng giữa cha mẹ và con là điều không thể tránh khỏi. Bởi cha mẹ luôn mong muốn con của
mình tuân thủ những nguyên tác, luật lệ họ cho rằng sẽ tốt cho con, họ bắt buộc con phải tuân
theo, họ tin rằng những điều đó là đúng đắn, trong khi đó con lại có những mong muốn, chuẩn
mực riêng, giá trị khác với họ, con muốn chứng minh những chuẩn mực riêng, giá trị riêng
của chúng. [dẫn theo 8]
Trong một khảo sát, Diang Baumrind (1991) đã phân tích vai trò của cha mẹ và kỹ năng
xã hội của con tuổi thiếu niên . Những khảo sát thực tế của bà cho thấy sự hưởng ứng (cảm
thông hay nâng đỡ, …) của cha mẹ có liên quan nhiều đến kỹ năng xã hội của các con hơn
hẳn những yếu tố khác. Khi chính cha mẹ có vấn đề về hành vi xã hội (như nghiện rượu, bạo
lực, vợ chồng hay cãi vã,...) Thì con thường gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống và giảm sút kỹ
năng xã hội. Những nghiên cứu khác đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy sự độc đoán hay
quá dễ dãi của cha mẹ đều là những cách thức làm cha mẹ kém hiệu quả hơn mẫu cha mẹ uy
quyền, nghiêm khắc.[dẫn theo 8]
Như vậy, qua các nghiên cứu về xung đột tâm lý cha mẹ và con của các tác giả nước

ngồi có thể thấy, họ đã nghiên cứu về nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, biểu hiện, của xung
đột tâm lý cha mẹ và con. Đặc biệt là mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ với mối quan
hệ cha mẹ con và sự hình thành nhân cách của trẻ.
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước

14


Tác giả Nguyễn Khắc Viện cũng quan tâm đến hiện tượng xung đột. Ông đã nghiên cứu
và đưa ra khái niệm xung đột, nêu ảnh hưởng của xung đột đối với những tâm bệnh của trẻ
em và chứng nhiễu tâm ở người lớn [[dẫn theo 8]
Ở Việt Nam, vấn đề xung đột ở lứa tuổi thiếu niên cũng có một số tác giả nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, trong tác phẩm “khi con đến tuổi dậy thì” đã cung cấp cho cha
mẹ một số biểu hiện về xung đột tâm lý lứa tuổi thiếu niên và đưa ra một số câu chuyện về sự
xung đột giữa thiếu niên với cha mẹ nhằm giúp cha mẹ có kinh nghiệm thêm trong giáo dục
con [dẫn theo 8].
Tác giả Ngô Thị Kim Dung với cơng trình “một số biểu hiện xung đột tâm lý của thiếu
niên trong quan hệ với cha mẹ” đã chỉ ra được những biểu hiện xung đột tâm lý, nguyên nhân
và biện pháp khắc phục những xung đột tâm lý của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ.[dẫn
theo 8]
Tác giả Lê Minh Nguyệt trong cơng trình “tương tác giữa cha mẹ và con với sự phát
triển tâm lý của trẻ em” cũng đã đề cập về những xung đột tâm lý của thiếu niên với cha mẹ,
hình thức biểu hiện, mức độ, nguyên nhân dân đến các xung đột tâm lý của các em. Từ đó, tác
giả đưa ra các hình thức giải quyết xung đột tâm lý giữa thiếu niên với cha mẹ [dẫn theo 8].
Tác giả Nguyễn Thị Tề trong “một số biểu hiện xung đột tâm lý trong quan hệ cha mẹ và
con tuổi thiếu niên về nhu cầu độc lập” đã chỉ ra những biểu biện cụ thể của xung đột tâm lý
giữa cha mẹ và con về nhu câu độc lập trong các lĩnh vực: học tập, quan hệ bạn bè, sinh hoạt
hằng ngày... Và đưa ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm khắc phục những xung đột tâm
lý trên. [dẫn theo 8]
Tác giả Đặng Thị Mai Hiên trong “tìm hiểu một số biểu hiện xung đột tâm lý của học

sinh trung học cơ sở trong quan hệ với cha mẹ” đã tập trung nghiên cứu xung đột tâm lý ở hai
góc độ: hình thức và mức độ biểu hiện xung đột tâm lý ở học sinh trung học cơ sở trong quan
hệ với cha mẹ. Từ đó xác định nguyên nhân và hình thức giải quyết các xung đột tâm lý của
thiếu niên với cha mẹ [dẫn theo 8].

15


Ở bất kỳ nền văn hóa nào, việc rèn luyện kỷ luật trẻ là một phần không thể thiếu trong
quá trình ni dạy trẻ bởi trẻ sẽ học được cách cư xử cũng như tự kiểm soát bản thân. Mặc dù,
rèn luyện kỷ luật cho trẻ là điều cần thiết, nhưng quan điểm về cách thức rèn luyện trẻ như thế
nào lại có sự khác biệt trong thực tế, đồng thời số liệu cho thấy việc xử phạt trẻ bằng phương
pháp bạo lực, khơng có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ ủng hộ của các cha mẹ hoặc người
chăm sóc chính có trình độ THCS trở xuống và khơng có bằng cấp.( dẫn theo: UNICEF,
2013, sức khỏe tâm thần tâm lý xã hội) trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực giới trong gia
đình, là đối tượng xã hội chịu nhiều tác động và hậu quả lớn từ chính những hành vi bạo lực
của cha mẹ chúng. Hậu quả khi trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của bố mẹ là hơn
85% ln có tâm trạng buồn phiền và lo sợ; 4,2% không tôn trọng bố mẹ, thậm chí có 5,5%
có mong ước bỏ nhà để thốt khỏi tình trạng bạo lực hàng ngày. [5]
Tác giả Lê Ngọc Văn khi nghiên cứu về xung đột tâm lý trong mối quan hệ cha mẹ và
con cho rằng, các mối quan hệ giữa cha mẹ và con hiện nay đã có chiều hướng xấu đi. Cha mẹ
thì cho rằng con bây giờ khơng ngoan ngỗn, lễ phép; không biết vâng lời và nghe theo sự
khuyên bảo của người lớn giống như trẻ em trước đây. Thiếu niên thì cảm thấy ức chế vì cha
mẹ kiểm sốt và can thiệp quá mức vào tự do cá nhân và đời sống riêng tư. Nhiều bậc cha mẹ
tỏ ra bối rối, họ không biết phải giáo dục con thế nào. Họ thấy quyền uy của cha mẹ đối với
con ngày càng giảm sút, khoảng cách giữa cha mẹ và con ngày càng giãn ra, mâu thuẫn cha
mẹ con càng tăng và giáo dục gia đình trở thành một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Độ
tuổi của cha mẹ càng cao thì mâu thuẫn thế hệ và khó khăn trong giáo dục gia đình ngày càng
tăng lên. Các gia đình cho rằng bất đồng quan điển trong việc dạy con là một trong những
nguyên nhân chính gây ra xung đột gia đình. Khác biệt thế hệ thể hiện ở mâu thuẫn giữa cha

mẹ và con khi xảy ra liên quan đến các vấn đề như quan điểm, lối sống, học tập, vui chơi, lựa
chọn nghề nghiệp, việc làm, tình bạn, tình u,.. Trong đó tỉ lệ mâu thuẫn cao nhất giữa cha
mẹ và con xảy ra ở vấn đề học tập, vui chơi (34,9%); ở quan điểm và lối sống (37,7%).[dẫn
theo 8]

16


Tác giả Nguyễn Khắc Viện cũng quan tâm đến hiện tượng ông đã nghiên cứu và đưa ra
khái niệm xung đột, nêu ảnh hưởng của xung đột đối với những tâm bệnh của trẻ em và chứng
nhiễu tâm ở người lớn [dẫn theo 8]
Tác giả Đỗ Hạnh Nga đã có hai cơng trình nghiên cứu về xung đột tâm lý giữa cha/ mẹ
với con, tác giả đã chia xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con thành ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: giai đoạn tiền xung đột tâm lý (tình huống xung đột tâm lý);
+ Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển xung đột tâm lý;
+ Giai đoạn 3: giai đoạn giải quyết xung đột tâm lý.
Tác giả đã chia ra hai loại biểu hiện hành vi xung đột của cha mẹ và con, bao gồm:
+ mức độ 1: hành vi phi ngôn nhữ thể hiện ở hành vi không tác động trực tiếp lên đối
tượng – cử chỉ, điệu bộ vùng vằng, ánh mắt giận dỗi, cau có.
+ mức độ 2: hành vi bạo hành tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách xô đẩy, đánh,
đá, tát.
Trong hành vi phi ngôn ngữ tác giả nhấn mạnh hành vi im lặng giận dỗi có ảnh hưởng
nghiêm trọng cho mối quan hệ cha mẹ con và chính bản thân chủ thể. Về hành vi ngơn ngữ,
có biểu hiện ở 2 mức độ:
Mức độ 1, sự la mắng, cằng nhằng, mè nheo…
Mức độ 2: chửi mắng, lăng mạ, xỉ nhục. Theo tác giả, hành vi cằng nhằng là hành vi làm
cho đối tượng tổn thương nhiều nhất.[dẫn theo 8]
Tác giả Đỗ Hạnh Nga đã lí giải xung đột tâm lý theo bốn nhóm nguyên nhân xung đột
giữa cha/mẹ với con: nguyên nhân từ phía cha mẹ là do cha mẹ không hiểu tâm lý của con
chiếm tỉ lệ 48,8%; cha mẹ muốn áp đặt yêu cầu của cha mẹ và con chiếm tỉ lệ 41,2%; thời

gian gần gũi con hạn chế chiếm tỉ lệ 31,2%; cha mẹ sợ con chịu nhiều ảnh hưởng của thần
tượng; cha mẹ chưa có kinh nghiệm giải quyết xung đột với con; uy tín của cha mẹ và con bị
17


giảm sút. Nguyên nhân từ phía con: con thay đổi tính tình trở nên bướng bỉnh, khó bảo; chịu
nhiều ảnh hưởng về tính cách của thần tượng. Nguyên nhân từ hai phía chính là sự khác biệt
về nhận thức giữa cha mẹ và con về nhu cầu độc lập của con chiếm tỉ lệ 27%; ngun nhân từ
phía mơi trường như bầu khơng khí gia đình; ảnh hưởng của mơi trường xã hội; ảnh hưởng
của bạn bè với con, cha mẹ sợ con chịu nhiều ảnh hưởng của thần tượng. [dẫn theo 8])
Tác giả Đỗ Hạnh Nga đã sử dụng trị liệu hành vi nhận thức để giải quyết xung đột giữa
trẻ và cha mẹ liên quan đến về vấn đề thần tượng. Theo tác giả, quy trình tác động bao gồm 5
bước sau:
Bước 1 Làm quen và xây dựng niềm tin;
Bước 2 Thu nhập thông tin và đánh giá sự việc;
Bước 3 Phát biểu vấn đề đánh giá vấn đề theo cấp độ quan trọng từ 0 - 10;
Bước 4 Áp dụng liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức;
Bước 5 Tổng kết và lượng giá.
Trong bước 4, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cụ thể gồm:
a) Nhận diện bản thân - nhằm mục đích tìm ra những vấn đề căng thẳng, những vấn
đề thân chủ đang đối mặt;
b) Làm rõ về lý thuyết - mục đích, tìm hiểu chi tiết về suy nghĩ, tâm trạng, vấn đề và
ý nghĩa của nó;
c) Tập trung vào cảm xúc - mục đích tìm hiểu những suy nghĩ tiêu cực, niềm tin tiêu
cực nào gây nên xúc cảm tiêu cực, hành vi tiêu cực;
d) Tập trung vào nhận diện suy nghĩ tự động tiêu cực- mục đích nhận diện suy nghĩ
tự động tiêu cực và cách thực hành thay đổi cách suy nghĩ;
e) Tập trung vào việc kiểm soát thể lý - mục đích kiểm sốt hơi thở;
f)


Tập trung vào hành vi cụ thể - mục đích nhận diện câu nói hay suy nghĩ gây ra

xung đột ;
18


g) Thực hành kĩ năng - mục đích giúp thân chủ giải quyết được vấn đề. Với quy
trình thực hiện như trên, tác giả khẳng định việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi
trong thực nghiệm giải quyết xung đột giữa cha mẹ và học sinh thiếu niên liên quan đến
vấn đề thần tượng đã rất hiệu quả.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy xung đột là tất yếu trong quá trình trẻ
tham gia vào các hoạt động đa dạng và các mối quan hệ liên nhân cách. Từ đó các tác giả chỉ
ra nguyên nhân và hình thức giải tỏa xung đột để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên,
các cơng trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu xung đột mà chưa đi sâu vào các yếu tố
ảnnh hưởng tới xung đột của thiếu niên.
1.2. Lý luận về xung đột tâm lý cha mẹ và con ở độ tuổi thiếu niên
1.2.1. Khái niệm xung đột tâm lý cha mẹ và con cái độ tuổi thiếu niên
Theo từ điển “Từ và ngữ Việt Nam”, xuất bản năm 2000, GS Nguyễn Lân cho rằng
“Xung đột là sự đụng chạm, va chạm với nhau, mâu thuẫn với nhau”. [4]
Xung đột trong gia đình là sự biểu hiện của các mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia
đình với nhau, do sự bất đồng hay có quan điểm khác nhau về nhận thức, nhu cầu, thị hiếu, tình
cảm, tính cách, thói quen sinh hoạt v v. Xung đột trong gia đình cũng giống như xung đột của
con người trong các môi trường xã hội khác, thường bắt nguồn từ nhận thức, cá tính của mỗi
người. [4]
Nguyễn Đình Mạnh trong luận án tiến sĩ tâm lý học đã đưa ra khái niệm: “xung đột tâm
lý là sự va chạm, đụng độ, đấu tranh giữa những mục đích, lợi ích, những xu hướng tâm lý
khác biệt, tồn tại trong một cơ cấu thống nhất của bản thân mỗi người, hoặc giữa các cá nhân
trong mối quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm, cùng với những trạng thái cảm xúc tiêu cực
như: hoang mang, lo lắng, khó chịu, bực bội, phẫn nộ, căm giận
Tác giả Đỗ Hạnh Nga cho rằng: xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ

cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý ý thức của của mỗi cá nhân, trong quan hệ

19


qua lại giữa các cá nhân hay nhóm người, nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc kèm
theo những chấn động về tình cảm (thường là những cảm xúc âm tính, bực bội, khó chịu…)
Theo Vũ Dũng : “xung đột là sự mâu thuẫn về các mục tiêu, lợi ich, quan điểm, ý kiến,
cách nhìn có khuynh hướng đối lập của những người đối lập hoặc các chủ thể các tác động
qua lại với nhau”.
Trong đề tài này chúng tơi sử dụng khái niệm xung đột của Phó Giáo Sư Ts Lê Minh
Nguyệt “khái niệm xung đột tâm lý là sự khác nhau, bất đông, mâu thuẫn, va chạm giữa các
yếu tố tâm lý trong mỗi chủ thể hoặc giữa các chủ thể có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau, được bộc lộ bằng những quan niệm, trạng thái cảm xúc và hành vi khác nhau ở mỗi chủ
thể.”
Từ đó, chúng tơi đưa ra khái niệm xung đột tâm lý cha mẹ và con cho đề tài như sau
“xung đột tâm lý cha mẹ và con là sự khác nhau, bất đồng, mâu thuẫn, va chạm giữa các yếu
tố tâm lý trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, được bộc lộ bằng những quan niệm, trạng
thái cảm xúc và hành vi khác nhau ở mỗi chủ thể”
1.2.2 Phân loại xung đột tâm lý
Xung đột trong gia đình rất đa dạng phong phú, có thể phân thành nhiều loại khác nhau,
tùy thuộc vào cách tiếp cận.
1.2.2.1 Dựa vào qui mơ
Có xung đột nhỏ và xung đột lớn.
Xung đột nhỏ là những xung đột biểu hiện những mâu thuẫn lặt vặt thường xảy ra trong
cuộc sống thường ngày của gia đình, do thói quen, hoặc do ứng xử khơng khéo léo của các
thành viên gây ra, ví dụ như mẹ muốn con ăn hết phần cơm của con, nhưng con không làm theo
và bỏ mứa đồ ăn… Những xung đột này không quan tâm giải quyết kịp thời, cứ để tích tụ lại sẽ
thành xung đột lớn. [4]s
Xung đột lớn là sự thể hiện những mâu thuẫn lớn khá gay gắt, chẳng hạn, cha mẹ xúc

phạm con cái bằng sự mắng nhiếc, thậm chí đánh đập. Con phản ứng lại gay gắt, thậm chí bỏ
20


nhà ra đi. Những xung đột này thường để lại hậu quả nặng nề, nếu không khắc phục khéo léo
dễ dẫn tới sự ly tán gia đình.[4]
1.2.2.2. Dựa vào nội dung tâm lý của xung đột
Xung đột nhận thức: xung đột nhận thức là xung đột rất phổ biến và là nguồn gốc của
các xung đột về thái độ và hành động.Xung đột nhận thức là sự khác nhau, bất đồng, mâu
thuẫn, va chạm giữa các thành phần kiến thức giữa nhận thức của cha mẹ và con, được bộc lộ
bằng những quan niệm, những nhận định, đánh giá...về một đối tượng nào đó. [dẫn theo 8]
Xung đột hành động: là sự khác nhau, bất đồng, mâu thuẫn, va chạm giữa cha mẹ và con
về hành động được bộc lộ qua các hành vi ứng xử của cha mẹ hoặc con trong tương tác. [dẫn
theo 8]
Xung đột thái độ là sự khác nhau, bất đồng, mâu thuẫn, va chạm giữa thái độ của cha mẹ
hoặc con trong việc thể hiện thái độ, được bộc lộ bằng những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm,
giá trị... của cha mẹ hoặc con về một đối tượng nào đó.Thái độ của cha mẹ đối với con và thái
độ của con đối với cha mẹ là chất keo dính giữa các thành viên trong gia đình, nếu có sự xung
khắc nhau về thái độ thì sẽ rất khó tạo ra tiếng nói chung giữa cha mẹ và con. [dẫn theo 8]
Sự xuất hiện các cung bậc, các dạng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, hứng thú... Khác nhau
của cá nhân trong các thời điểm khác nhau hoặc trong cùng thời điểm thường dẫn đến sự xung
đột trong thái độ của cá nhân, đó là sự xung đột về cảm xúc, tâm trạng và tình cảm, hứng thú...
của cá nhân. [dẫn theo 8]
Xung đột thái độ có thể là xung đột nội tâm, là xung đột giữa các trạng thái tâm lý của cá
nhân (xung đột tâm trạng, tình cảm...). Xung đột nội tâm là hiện tượng tâm lý phổ biến trong
đời sống của mọi cá nhân. Tuy nhiên, những xung đột này cần được khắc phục và giải tỏa kịp
thời theo hướng tích cực. Nếu để “tích tụ”, sẽ dễ dẫn đến sự rối loạn cảm xúc, dẫn đến sự
khủng hoảng tâm lý của các cá nhân. Xung đột thái độ cũng có thể là xung đột liên nhân cách,
là xung đột về cảm xúc, tâm trạng, tình cảm hay hứng thú... [dẫn theo 8]
1.2.3 Các mức độ xung đột tâm lý

21


Cũng như các loại xung đột khác, xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con ở tuổi thiếu
niên diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể phân chia thành năm mức độ cơ bản từ
thấp đến cao của loại xung đột này như sau: [dẫn theo 8]
Mức độ 1(Đồng nhất) là mức độ mà ở đó các em và cha mẹ vẫn có sự tương đồng,
hịa hợp trong nhận thức, quan điểm, thái độ và hành vi cư xử. Tuy nhiên, trong sự đồng
nhất ẩn dấu sự khác biệt chưa có cơ hội bộc lộ ra ngồi. Sự đồng nhất chia làm hai loại: Sự


Đồng nhất tích cực là sự thống nhất về nhận thức, quan điểm, thái độ về

hành động của thiếu niên và cha mẹ các em. Sự thống nhất này có ý nghĩa thúc đẩy
sự phát triển tâm lý của trẻ.


Đồng nhất tiêu cực: Là sự đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm... Của thiếu

niên với cha mẹ. Nhưng sự đồng nhất này lại có tác dụng ngược trở lại so với loại
đồng nhất tích cực. Nó kìm hãm sự phát triển của trẻ.
Mức độ 2 (Khác nhau): Là mức độ mà Ở cha mẹ và con tuổi thiếu niên khơng có sự
đồng nhất. Giữa các em và cha mẹ có sự khác nhau về suy nghĩ, thái độ và hành động. Sự
khác nhau này sẽ dẫn đến mâu thuẫn và trở thành các xung đột.
Mức độ 3 (Đối lập): Là mức độ mà cả cha mẹ và con tuổi thiếu niên có sự trái ngược,
đối lập nhau về nhận thức, quan điểm, thái độ và hành vi. Xung đột tâm lý ở các em xuất
hiện và ngày càng phát triển lên ở mức độ cao hơn. Quan hệ giữa cha mẹ với thiếu niên có
sự nặng nề căng thẳng.
Mức độ 4 (mâu thuẫn): đó là sự chống đối lại cha mẹ của thiếu niên, sự chống đối
này chưa đến mức đối kháng và vẫn có thể điều hịa được.

Mức độ 5 (xung đột gay gắt) trong giai đoạn này, ở thiếu niên và cha mẹ có sự bất
đồng sâu sắc về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành vi làm cho xung đột tâm lý trở nên
gay gắt, khơng thể điều hịa được, thiếu niên có thể có những hành vi chống đối lại cha
mẹ. [dẫn theo 8]
22


1.2.4 Các hình thức biểu hiện thường thấy của xung đột tâm lý cha mẹ và con
Thứ nhất: Hình thức tranh cãi. Đây là hình thức xung đột biểu hiện bằng ngơn ngữ nói –
hình thức biểu hiện thường thấy nhất, là, khi có 1 ấm ức, bất bình với cha mẹ, các em thường
phản ứng ngay lại bằng lời nói. Thơng thường, các em cho rằng đó là sự thanh minh, giải thích;
cịn cha mẹ thì cho rằng các em cãi lí với cha mẹ. [dẫn theo 8]
Thứ hai: Hình thức chống đối lại cha mẹ. Khi có xung đột tâm lý cha mẹ và con, các em
có thái độ ngang bướng, cứng đầu, cứng cổ, khó bảo, phủ nhận mọi uy tín và kinh nghiệm của
cha mẹ, làm ngược lại với yêu cầu của cha mẹ. Sự im lặng cũng là một biểu hiện của sự chống
đối. Trong mối quan hệ với cha mẹ, các em lảng tránh tranh cãi khi có bất đồng với cha mẹ.
Khi cha mẹ góp ý kiến, mặc dù trong bản thân các em không chấp nhận ý kiến của cha mẹ
nhưng các em vẫn cứ yên lặng, sau đó các em cứ làm theo cách riêng của mình. [dẫn theo 8]
Thứ ba: Hình thức dọa dẫm, địi hỏi, u sách. Đây là hình thức mà trẻ báo trước cho cha
mẹ biết hậu quả của việc họ làm. Trẻ có thể nói “Con sẽ bỏ học nêu như mẹ không cho chơi với
bạn ấy”. Hình thức này nhiều khi gây ra sự lo lắng cho cha mẹ, khiến cho cha mẹ lo sợ và phải
làm theo ý các em. [dẫn theo 8]
Thứ tư: Hình thức gây áp lực tâm lý với cha mẹ. Gây áp lực tâm lý với cha mẹ là hình
thức biểu hiện của xung đột tâm lý mà ở đây trẻ dùng những cách thức như khóc lóc, dậm chân,
dậm tay, giận dỗi, tránh gặp mặt, bỏ đi... Tác động trực tiếp lên cha mẹ, làm cho cha mẹ phải
nhượng bộ, thỏa mãn những yêu cầu của các em. [dẫn theo 8]
Thứ năm: Hình thức các hành vi lệch lạc của trẻ như xa lánh cha mẹ, chán nản bỏ nhà ra
đi, lang thang, rơi vào các ổ tệ nạn xã hội, nhiều em rơi vào trầm cảm, rối loạn cách thức trong
ứng xử... [dẫn theo 8]
Trên đây là năm biểu hiện thường thấy ở xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con tuổi thiếu

niên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm nhân cách, giới tính, hình thức giáo dục của cha mẹ và
con mà ở thiếu niên sẽ thiên về một số biểu hiện nào đó. [dẫn theo 8]
23


1.2.5. Nguyên nhân của xung đột trong mối quan hệ cha mẹ và con tuổi thiếu niên
Nguyên nhân chính gây ra xung đột tâm lý cha mẹ và con là do cách suy nghĩ cứng nhắc
về chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam của cha mẹ đối với con, từ đó dẫn đến việc cha mẹ thực
hiện trách nhiệm giáo dục và đảm bảo an toàn cho con bằng cách duy trì các yêu cầu đơn
phương của cha mẹ(mà các yêu cầu này đôi khi trái ý trẻ), cách giáo dục này hồn tồn khơng
phù hợp với nhu cầu độc lập của tuổi thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Đơi khi cha mẹ kìm kẹp
và kiểm sốt con một cách độc đoán, một chiều, thiếu sự lắng nghe và hợp tác, và đầy sự áp
chế. Điều này dẫn đến kết quả là sự chỉ trích và bắt đầu xuất hiện sự tranh cãi, cảm xúc giận
dữ của cả hai phía. Cho nên nếu người lớn khơng chịu thay đổi quan hệ với các em, thì các em
sẽ trở thành người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này. Nếu người lớn chống đối, sẽ gây ra
những phản ứng của các em với người lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, khơng vâng
lời…sự xung đột của các em với người lớn cịn kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này.
Những quan hệ xung đột giữa các em và người lớn làm nảy sinh những hành vi tương ứng ở
các em: xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, cho rằng người lớn không hiểu các
em và khơng chịu hiểu các em, khó chịu một cách có ý thức với những yêu cầu, những đánh
giá, những nhận xét của người lớn. Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm
sút [1] [1] [5][7]
o

Về đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam: đạo hiếu là một nguyên tắc

rất được coi trọng trong việc giáo dục con. Nó nhấn mạnh nghĩa vụ, đức hy
sinh, sự phục tùng của con đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Sự phục tùng của
người con đối với người cha, khơng làm điều gì trái với ý cha. Con người hiếu
đễ thì bao giờ cũng làm vừa lịng cha anh, không bao giờ được nhận xét, đánh

giá hành vi của cha mẹ, không cãi lại mà phải vâng lời, khi ở nhà biết vào thưa
ra gửi, đi phải bảo cáo, biết chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, ... [8] tuy nhiên,
với đặc điểm phát triển của lứa tuổi dậy thì, trẻ đã làm ngược lại tất cả những
điều này và thậm chí là trong mọi mặt ở đời sống của trẻ. Những hành vi thể
hiện sự độc lập của trẻ bị cha mẹ gán nhãn cho là hỗn và chống đối, điều đó dẫn
đến xung đột tâm lý cha mẹ và con. Quan điểm của tôi cũng được ủng hộ bởi
24


cuốn sách "con chúng ta khổ thật và chúng ta cũng thế", khi mà tác giả viết
trong cuốn sách đoạn sau " tơi thấy việc dạy trẻ nói khơng cũng là rất khó.
Nhiều em bị xâm hại cũng vì cha mẹ chưa bao giờ cho con được quyền nói từ
khơng này(thể hiện ý kiến bản thân và thể hiện sự từ chối). Chỉ vừa kêu "con
không ăn đâu” là bị bố mẹ mắng cho vuốt mặt không kịp. Khi lệnh cha mẹ đưa
ra mà dám nói khơng là đứa trẻ lãnh ngay hình phạt. Tơi nghĩ việc cha mẹ dạy
con, cho con được quyền nói khơng chính là bảo vệ con, tơn trọng con và giúp
con dũng cảm nói ra những điều chúng muốn, từ chối những điều chúng không
muốn”. [11]
Ngồi ra cịn có các ngun nhân sau:
Ngun nhân từ thiết bị công nghệ: trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh, một
số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ đến mối quan hệ cha mẹ và con, lạm dụng
thiết bị công nghệ khiến nảy sinh khác biệt thế hệ, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, khiến con ít chia
sẻ và khó kiểm sốt quan hệ. Lạm dụng thiết bị khiến cha mẹ ít có thời gian hướng dẫn con
học hành và vui chơi cùng con.Việc con sử dụng các thiết bị công nghệ vượt quá quy định cho
phép của bố mẹ sẽ dẫn tới sự lo lắng cũng như những hình phạt mà bố mẹ có thể áp dụng để
giải quyết tình hình. Dùng thiết bị cơng nghệ làm mối quan hệ cha mẹ và con lỏng lẻo xa
rời.[1]
Ngun nhân từ khơng có sự hợp tác giữa cha mẹ và con trong việc giải quyết xung đột
cha mẹ con và cải thiện mối quan hệ cha mẹ con[5] và chính cha mẹ có vấn đề về hành vi xã
hội[dẫn theo 8]

Nguyên nhân từ thành tích học tập của trẻ: Do kỳ vọng quá cao ở con của cha mẹ, dẫn
đến việc, khi phụ huynh nhận được đánh giá thành tích của trẻ ở các sự kiện thể thao, hoặc
các báo cáo đánh giá từ nhà trường và các cuộc thi có trao thưởng có thể khiến phụ huynh tạo
ra áp lực cho con, họ trở nên lo lắng và căng thẳng thái quá. Lý do ẩn sâu là vì kì vọng quá
cao hậu quả là khiến trẻ vơi đi cảm giác an tồn. Những tình huống như vậy làm giảm đi mối
quan hệ đang tốt đẹp giữa trẻ và cha mẹ. Trẻ em có lẽ cần được nhận thêm nhiều sự hỗ trợ và
25


×