Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.36 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

----------------

HOÀNG THỊ THÁI

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI TẠ DUY ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

----------------

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI TẠ DUY ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Phong Nam



Người thực hiện:
HỒNG THỊ THÁI
(Khóa 2010 – 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phong Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của cơng trình này.

Đà Nẵng, Ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thái


TRANG GHI ƠN

Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành
đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Phong Nam – người đã
nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận
này. Tơi xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ
văn, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong

nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cơ, bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, Ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thái


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA TẠ DUY ANH.. 6
1.1. Tạ Duy Anh - cây bút sung sức của văn xuôi Việt Nam đương đại .......... 6
1.1.1. Tạ Duy Anh - chân dung một nhà văn đa tài .......................................... 6
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Tạ Duy Anh.................................................. 8
1.2. Tạ Duy Anh với hành trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975 ......... 11
1.2.1. Văn xuôi Tạ Duy Anh trong dịng chảy văn xi Việt Nam đương đại ... 11
1.2.2. Tạ Duy Anh và những cách tân nghệ thuật trong văn xi .................. 15
CHƯƠNG 2. NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT - NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN
XUÔI TẠ DUY ANH ..................................................................................... 23
2.1. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh ................... 23
2.1.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực – đời thường ......................................... 24
2.1.2. Ngôn ngữ dồn nén thông tin, tăng cường tốc độ................................... 28
2.1.3. Nét đặc sắc trong ngôn ngữ đối thoại ................................................... 31
2.2. Tư tưởng nghệ thuật thể hiện qua nhan đề và lời chú giải....................... 34
2.2.1. Nhan đề truyện ...................................................................................... 34

2.2.2. Chú giải – lời biện hộ của nhân vật....................................................... 37
CHƯƠNG 3. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI TẠ DUY
ANH ................................................................................................................ 41
3.1. Các sắc thái giọng điệu trong văn xuôi Tạ Duy Anh ............................... 41


3.1.1. Giọng suy ngẫm - triết lí ....................................................................... 42
3.1.2. Giọng hoài nghi - chất vấn .................................................................... 45
3.1.3. Giọng trào phúng - giễu nhại ................................................................ 48
3.1.4. Giọng vô âm sắc .................................................................................... 51
3.2. Nhịp điệu trần thuật – một yếu tố quan trọng trong văn xuôi Tạ Duy Anh . 54
3.2.1. Tốc độ trần thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh ...................................... 55
3.2.2. Nhịp điệu trần thuật và kết cấu vòng tròn khép kín trong Lão Khổ ..... 56
3.2.3. Nhịp điệu trần thuật và kết cấu mở trong Đi tìm nhân vật ................... 58
3.2.4. Nhịp điệu trần thuật và kết cấu vòng xoáy ốc trong Thiên thần sám hối.. 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 65


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tạ Duy Anh xuất hiện khi trên văn đàn đã có nhiều tác giả khẳng định
được tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… Tuy
vậy, với tài năng và ý thức sáng tạo nghệ thuật của mình, Tạ Duy Anh đã
nhanh chóng hịa nhập với nền văn học dân tộc và được đánh giá là một “mẫu
nhà văn của thời đại mới: nghiêm túc và tỉnh táo” trong sáng tác văn chương.
Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004) và

Tập truyện ngắn chọn lọc (2008) là những sáng tác tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật Tạ Duy Anh. Nếu như nội dung đưa độc giả đến với hiện thực xã
hội và số phận con người, thì phương diện nghệ thuật giúp chúng ta nhận thấy
bút pháp sáng tạo văn chương độc đáo của tác giả. Những thành cơng đó đã
xây dựng nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc và khẳng định tên tuổi của ông
trên văn đàn dân tộc.
Như vậy, phương diện nghệ thuật là yếu tố quyết định đến sự thành
công trong những sáng tác văn chương nghệ thuật. Khi đi sâu vào tìm hiểu đề
tài “Ngơn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh”, chúng
tôi muốn khẳng định thêm giá trị những sáng tác của Tạ Duy Anh trong dịng
chảy văn học Việt Nam đương đại.
Chúng tơi chọn đề tài này vì khi đi sâu vào nghiên cứu, chúng tơi sẽ có
cơ hội tìm hiểu sâu hơn những đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu trong văn
xuôi Tạ Duy Anh để xác định bút pháp và phong cách nghệ thuật của ơng.
Bên cạnh đó, nếu việc tìm hiểu đề tài này thành công, chúng tôi hi vọng sẽ
đóng góp những phát hiện mới hơn về đặc sắc nghệ thuật Tạ Duy Anh vào
lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Trên đây là những lí do đã thơi thúc chúng tơi đi sâu tìm hiểu đề tài


2
“Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tạ Duy Anh là một nhà văn hiện đại có nhiều đóng góp quan trọng vào
sự phát triển và đổi mới trong giai đoạn hiện nay của nền văn học dân tộc.
Chính sự thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật trong ba tập tiểu thuyết
Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và Tập truyện ngắn chọn lọc
mà có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của giới phê bình văn học đã khơi sâu
những “địa tầng” mới của văn xi Tạ Duy Anh.
Đầu tiên, có thể kể đến chia sẻ với những phát hiện đầy mới mẻ và

thuyết phục của nhà nghiên cứu Vũ Lê Lan Hương trong bài viết “Thế giới
nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh”: “Với ba cuốn tiểu thuyết Lão Khổ,
Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đang được coi là cây bút
sung sức, mặc dù có người xem đây chỉ là những thể nghiệm của nhà văn,
nhưng không thể phủ nhận tác phẩm của ông đã tạo ra một “từ trường” có sức
hấp dẫn riêng nhờ chiều sâu tư tưởng và nhiều phương thức biểu đạt liên
thông và hết sức ấn tượng” [13, tr.144]. Với chia sẻ này, chúng ta thấy được
những thành công trên nhiều phương diện trong những sáng tác của Tạ Duy
Anh.
Khi Đoàn Thanh Liêm nghiên cứu về “Dấu ấn hậu hiện đại” trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh cũng đã có nhận định làm sáng rõ vai trò của Tạ Duy Anh
trong sự cách tân nghệ thuật: “Đối với lĩnh vực tiểu thuyết, từ Lão Khổ đến
Giã biệt bóng tối là một q trình làm mới khơng ngừng nghỉ… Có được
những thành tựu độc đáo ấy, Tạ Duy Anh đã không ngừng đổi mới, tự nhận
thức để biến nghệ thuật thành một hiện thực thứ hai mang tính quan niệm
riêng, phù hợp với cảm thức, tâm thức con người hiện đại” [20, tr.169-170].
Như vậy, để sáng tạo nên những sản phẩm nghệ thuật chân chính và mang
hiệu quả cao, thu hút sự đón nhận của độc giả, đòi hỏi người nghệ sĩ phải trải


3
qua một q trình lao động nghệ thuật khơng ngừng nghỉ và hết sức nghiêm
túc.
Những đổi mới mang tính nghệ thuật cao của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
đã được đề cập trong bài viết “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc
độ thể loại” như sau: “Ba cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh trong vòng hơn
mười năm: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối, đều xoay quanh
một “lão Khổ” – dù tuổi tác, địa vị xã hội khác nhau, đều là con người trần
thế mà nỗi sợ giống như cái gai đâm vào da thịt ta” [16, tr.189]. Đó là những
trăn trở về số phận con người trước những ngổn ngang, bộn bề của hiện thực

cuộc sống của Tạ Duy Anh.
Vương Quốc Hùng lại tìm thấy những thành cơng đầy sự sáng tạo về
phương diện nghệ thuật qua ngòi bút tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: “Qua hơn
20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh vẫn ln ln trăn trở tìm cách đổi mới tư duy,
quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung tới hình thức, từ ngơn
ngữ tới cấu trúc. Chính những điều đó khiến các tác phẩm của ơng lúc ra đời,
đi vào cuộc sống chưa bao giờ chấm dứt tranh cãi” [35]. Với nhận định trên,
chúng ta càng thấy rõ sự nghiêm túc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của
Tạ Duy Anh. Ơng khơng cho phép mình có sự hời hợt trong ngịi bút, mà ln
tự ý thức những giá trị mà mình phải đạt được khi sáng tác nghệ thuật.
Khi nghiên cứu về “Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh”, tác giả Võ Thị
Thanh Hà đã nhận ra sự đổi mới táo bạo trong quá trình sáng tạo của Tạ Duy
Anh: “Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều tác phẩm gây “sốt” đối với độc giả và
giới phê bình. Ln có ý thức cách tân văn học, thậm chí khiêu khích với
thẩm mỹ truyền thống, Tạ Duy Anh nhận được khơng ít sự ủng hộ cũng như
bài báo của độc giả” [32].
Tác giả Đoàn Ánh Dương cũng đã có bài viết khá sắc sảo về quá trình
đổi mới tư duy nghệ thuật của Tạ Duy Anh trong hành trình sáng tạo: “Tạ


4
Duy Anh đã “bước qua” tiểu thuyết trong tham vọng đào sâu vào hiện thực
rộng lớn của những “lời nguyền”. Sự tăm tối của đời sống tâm hồn con người
trở thành chủ âm trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Vấn đề nhân tính, thân phận
đã được soi chiếu từ chiều sâu bản thể, hiện sinh, phi lí chứ khơng thuần chất
romantic như ở những tác phẩm đầu tay” [11, tr.97]. Như vậy, tiểu thuyết là
thể loại đã thể hiện rõ nhất tài năng văn chương của Tạ Duy Anh, nó giúp ơng
bộc lộ những quan điểm, nhận định của mình về cuộc sống và con người một
cách sâu sắc và chân thực nhất.
Qua khảo sát những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy

các tác giả hầu như đã nêu bật được những thành công trong tiểu thuyết của
Tạ Duy Anh, đặc biệt là những nét đặc sắc về phương diện nội dung và nghệ
thuật. Tuy nhiên, chúng tơi chưa tìm thấy cơng trình nào nghiên cứu một cách
tổng thể và sâu sắc về ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong ba tiểu thuyết
xuất sắc của ông là Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối và Tập
truyện ngắn chọn lọc. Chính vì lẽ đó, chúng tơi quyết định đi sâu vào nghiên
cứu đề tài “Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh”
với hi vọng, nếu đề tài thành cơng sẽ giúp độc giả có một cái nhìn khái quát
hơn về một số đặc sắc nghệ thuật văn xuôi của ông.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mong muốn khám phá những nét đặc sắc về nghệ thuật trong các
sáng tác của Tạ Duy Anh, nên chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu đối
tượng: “Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: “Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy
Anh”, chúng tôi tập trung nghiên cứu ba tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: Lão
Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và Tập truyện ngắn chọn lọc.


5
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Để đáp ứng yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ
thống – cấu trúc nhằm tìm hiểu tất cả những đặc điểm và nội dung và nghệ
thuật trong ba bộ tiểu thuyết Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thầm sám hốivà
Tập truyện ngắn chọn lọc rồi rút ra những nét nổi bật trong ngôn ngữ và
giọng điệu nghệ thuật của Tạ Duy Anh.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Chúng tơi chia tách các yếu tố của ngôn ngữ và giọng điệu trong văn

xuôi Tạ Duy Anh thành nhiều khía cạnh, bộ phận khác nhau, rồi đi sâu vào
phân tích, tìm hiểu nhằm phát hiện và lí giải những giá trị của nó. Từ đó đi
đến khẳng định những đặc sắc trong văn xi Tạ Duy Anh.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu
để tìm ra những điểm chung trong những tác phẩm văn xuôi, đồng thời phát
hiện ra những nét mới trong quá trình sáng tạo của Tạ Duy Anh.
4.4. Phương pháp diễn dịch
Sau khi tìm ra những đặc điểm của ngôn ngữ và giọng điệu trong văn
xuôi Tạ Duy Anh, chúng tôi sử dụng phương pháp diễn dịch, tức là phân tích
chúng theo một trình tự khách quan nhằm giúp độc giả có cái nhìn hồn thiện
về vấn đề này.
Ngồi ra, để phục vụ cho q trình nghiên cứu, chúng tơi có sử dụng các
phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì đề tài cịn có
phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tạ Duy Anh
Chương 2: Ngôn ngữ nghệ thuật – nét độc đáo trong văn xuôi Tạ Duy Anh
Chương 3: Giọng điệu nghệ thuật trong văn xuôi Tạ Duy Anh


6
CHƯƠNG 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA TẠ DUY ANH

1.1. Tạ Duy Anh – cây bút sung sức của văn xuôi Việt Nam đương đại
1.1.1. Tạ Duy Anh – chân dung một nhà văn đa tài
Nói đến văn xi Việt Nam đương đại, chúng ta không thể không nhắc
đến Tạ Duy Anh – người đã góp phần làm cho đời sống văn học dân tộc thời

kì đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Văn chương của ông
mở ra những nội dung lẫn bút pháp nghệ thuật đầy tính cách tân và sáng tạo
độc đáo.
Như một quy luật, cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ dù ít hay nhiều
đều để lại những “lưu ảnh” không hề phai mờ trong sáng tác của họ. Và Tạ
Duy Anh tất nhiên không phải là ngoại lệ khi ông cho rằng: “Nhà văn nào
cũng tận dụng triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn máu thịt.
Thậm chí tơi cịn khơng tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về
chính anh ta” [40]. Thực tế đúng như vậy, về ký ức tuổi thơ đầy mặc cảm, về
vùng quê đầy rẫy thù hận, về người cha khắc khổ, độc đoán và cay nghiệt đã
thấm đẫm vào tâm trí nhà văn để rồi đi vào từng trang viết của ông một cách
chân thực mà tinh tế nhất.
Tạ Duy Anh là một cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu văn chương,
gồm các bút danh: Chu Quý, Lão Tạ, Quý Anh,…Ông tên thật là Tạ Viết
Đãng, sinh năm 1959, tại làng Đồng Trưa (tên chữ là Cổ Hiền, sau đổi thành
An Hiền), xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội).
Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp thí nghiệm đất đá, ơng về làm cán
bộ giám sát bê-tơng các cơng trình ngầm tại nhà máy thuỷ điện Hồ Bình. Tại
đây, ơng bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình. Năm 1981, truyện ngắn đầu


7
tay của ông được đăng trên báo Lao động cùng với bút danh Tạ Duy Anh.
Không chỉ là nhà văn, ông còn từng tham gia quân đội tại Lào Cai với quân
hàm lúc xuất ngũ là trung sĩ. Hiện nay, Tạ Duy Anh là biên tập viên văn học
của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam.
Có thể nói, sự kiện bước ngoặt đánh dấu việc ông trở thành nhà văn
chuyên nghiệp là trở thành học viên khoá IV (1989 - 1992) trường Viết văn
Nguyễn Du. Tạ Duy Anh đã hồn thành xuất sắc khố học ở trường với vị trí

đồng thủ khoa (cùng nhà văn Võ Thị Xuân Hà). Sau khi nhận bằng cử nhân,
ông được giữ lại trường cơng tác với vị trí giảng viên bộ mơn Sáng tác tới
năm 2000.
Văn chương đến với Tạ Duy Anh như một mối lương duyên không
định sẵn: “Tôi không được chuẩn bị mảy may để trở thành nhà văn. Tôi sinh
ra ở một vùng q hẻo lánh, thấm đẫm khơng khí thù hận, cơ thể còi cọc, mặt
mũi đen đủi, xấu xí, sống v để
chúng ta nhìn nhận hay suy nghĩ lại. Xoay quanh câu chuyện là những cái


56
chết đầy hồi nghi, những cuộc gặp của Tơi với các nhân vật lạ. Tất cả chỉ có
ý nghĩa phục vụ cho hành trình đi tìm cái tơi bản thể của nhân vật. Chính
nhịp điệu nhanh và lặp đi lặp lại ấy đã gợi cho độc giả những ám ảnh về con
người và thế giới xung quanh – thế giới mà con người khơng nhìn rõ mặt
nhau. Dường như họ chỉ gặp nhau trong chốc lát và thoáng qua cuộc đời
nhau vậy.
Trong Thiên thần sám hối, hàng loạt câu chuyện nhỏ được tn ra từ
“dịng ý thức” của bào thai không khỏi làm bạn đọc mệt mỏi khi phải chạy
theo những câu chuyện ghép mảnh ấy. Đang miên man trong suy nghĩ về cái
kết của câu chuyện này, chúng ta lại phải đón nhận những câu chuyện mới.
Chính cách tổ chức sự kiện, nhân vật và cách thể hiện thái độ của nhà
văn trong câu chuyện đã tạo nên dấu ấn của mỗi nhà văn. Đó gọi là phong
cách.
3.2.2. Nhịp điệu trần thuật và kết cấu vịng trịn khép kín trong Lão Khổ
Tác phẩm của Tạ Duy Anh có cốt truyện vòng tròn giống như vòng
quay luân hồi của tạo hóa: Một người nơng dân lương thiện đã đánh mất bản
chất tốt đẹp ấy vì hồn cảnh xã hội, nhưng cuối cùng, họ đã thức tỉnh và trở
về đúng với bản tính thiện vốn có của mình. Hành trình của nhân vật lão Khổ
trong tác phẩm cùng tên là hành trình như thế. Cốt truyện và hành trình nhân

vật ẩn giấu một chiều sâu triết học.
Lão Khổ kể về số phận long đong của Tạ Khổ. Câu chuyện dựng lên
trước mắt bạn đọc với các giai đoạn và biến cố trong cuộc đời của lão: Thời
thơ ấu đi ở cho chánh tổng, lớn lên tham gia cách mạng, dành chính quyền,
làm Chủ tịch huyện, bị bắt, đi kiện… nhưng những sự kiện ấy khơng hề theo
trình tự thời gian tuyến tính như nó đã diễn ra. Nhà văn liên tiếp kể các sự
kiện theo dòng tâm trạng. Hiện thực được cắt nhỏ, chia vụn và phân bố một
cách ngẫu nhiên. Đến cuối tác phẩm, lão Khổ bước ra khỏi phòng xét hỏi và


57
chương cuối là lời tổng kết của nhân vật Tôi – người chép truyện. Quá khứ rồi
hiện tại, hiện tại rồi lại quay về quá khứ, tất cả như một vịng trịn khép kín,
cứ chạy quanh rồi cũng trở về điểm bắt đầu, điểm đầu và điểm cuối truyện
chồng lên nhau.
Hiện thực nông thôn trong Lão Khổ là hiện thực đầy máu và nước mắt, là
hiện thực xáo động dữ dội bởi những mối thù truyền kiếp dai dẳng. Chính mối
thù ấy đã đè nặng và hằn sâu trong lòng Tạ Khổ, ông cứ mải miết dằn vặt về
cuộc sống bị bóc lột, chà đạp tàn nhẫn ngày xưa, để rồi mang hận thù ngày
càng chồng chất với lão Tự và dịng họ lão. Mối thù ấy, ơng muốn cả những
đứa con mình khắc cốt ghi tâm, những câu chuyện về một thời nghèo khó xưa
cũ qua lời kể của cha dần dần găm sâu vào tâm thức của những đứa trẻ, khiến
tâm hồn chúng “thấm đẫm những kí ức kinh hồng khơng cịn hong khơ được
nữa”. Người lớn mang thù hằn và định kiến đã đành, đến cả trẻ con – những
tâm hồn trong sáng, vốn chưa từng nếm trải nỗi đau giai cấp, cũng bị đầu độc
và mang định kiến nặng nề. Mối thù hằn của cha ông cứ truyền từ đời này qua
đời khác, nó nối dài thành những “vịng trầm ln trần gian” và con người
khơng sao mà thốt khỏi được.
Vịng thù hận của những người nông dân ở làng Đồng Trưa đã được xây
dựng rất rõ nét qua các chương truyện. Thời gian quá khứ - hiện tại cứ đan cài

nhau làm cho các sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, dồn dập. Lúc thì kể
về câu chuyện này ở hiện tại, lúc lại quay về hồi ức của quá khứ. Tưởng
chừng như lão Khổ nhùng nhằng khơng lối thốt trước tấm lưới q khứ bủa
vây ấy. Chính những sự kiện cứ chồng chất tầng tầng lớp lớp lên nhau như
vậy làm cho nhịp của câu chuyện có cảm giác nhanh và gấp hơn. Người đọc
cứ mải miết chạy theo những sự việc mà nhân vật trải qua và cuối cùng đi đến
kết luận riêng của mình về cuộc đời và số phận của những người nông dân
đáng thương trong truyện.


58
Kết cấu vòng tròn đã thể hiện được ý đồ nghệ thuật của Tạ Duy Anh. Bởi
lẽ, nhà văn muốn chứng minh rằng, cuộc sống quá khó khăn, vất vả với những
thù hận đã biến người nông dân vốn lương thiện, hiền lành thành những tội đồ
của sự trả thù. Thế nhưng, cuối cùng, họ đã trở về đúng với bản tính thiện vốn
có khi đã trút bỏ những thù hận truyền kiếp ấy. Nó đem lại niềm tin cho con
người về sự tồn tại của những bản chất tốt đẹp của người nơng dân nói riêng,
con người nói chung.
3.2.3. Nhịp điệu trần thuật và kết cấu mở trong Đi tìm nhân vật
Đến với Đi tìm nhân vật, sự phá cách về phương diện xây dựng cốt
truyện đã được chú trọng và phát huy. Ngoài lời “Đề từ”, phần “Thay cho
đoạn kết” (2 trang), “Phần phụ lục” (23 trang), tác phẩm được chia thành 15
chương đặt theo thứ tự số La Mã. Đó là cách phản ánh hiện thực theo mảnh
vỡ, bởi mỗi mảnh vỡ sẽ rất khác nhau, không có sự đồng đều giữa chúng. Và
số lượng trang văn phản ánh cũng phải tương ứng với những hiện thực đó. Có
thể nói, “bố cục của tác phẩm là sự ghép lại của rất nhiều mảnh vỡ với hình
thù, kích thước, màu sắc xáo trộn khắp bề mặt văn bản” [20, tr.343]. Từ cái
chết của một đứa trẻ đánh giày đã thôi thúc nhân vật Tôi đi thực tế và thu gom
những tin tức về vụ án này. Cả một thế giới rộng lớn mở ra trước mắt người
đọc với những gam màu của cuộc sống, ở đó có cả cái cao cả, thánh thiện xen

lẫn với sự đê hèn, hủ lậu của con người. Tạ Duy Anh đã hư cấu những sự kiện
diễn ra cũng như cái chết của tiến sĩ N, nhà văn Trần Bân, Thảo Miên… Mười
lăm chương truyện được kể lại theo dòng hồi ức hỗn độn, chợt đến chợt đi của
nhân vật Chu Quý. Mỗi chương là một sự kiện tách rời, không tiếp nối của
chương trước, đó là sự gặp gỡ của nhân vật Tơi với các nhân vật khác, là dịng
hồi ức về các sự kiện đã xảy ra.
Trong hành trình đi tìm bản thể của Chu Quý, vô vàn những mảnh hồi ức
vụt hiện và cũng chợt đi, hiện tại gọi dậy quá khứ, quá khứ này chồng lên quá


59
khứ kia, ý nghĩ này đan xen vào ý nghĩ nọ, sự kiện này đồng hiện cùng sự
kiện kia. Tất cả diễn ra trước mắt độc giả như những mớ hỗn độn của nhiều
mảnh ghép từ cuộc sống. Nhưng những sự việc diễn ra tách biệt và không liên
quan nhau ấy lại chính là thế giới xung quanh ta, là những gì chúng ta thấy
hằng ngày mà khơng hề hay biết. Tưởng chừng những sự việc ấy là vô ý
nghĩa, nhưng nếu bạn đọc theo dõi diễn biến và sự thay đổi trong quá trình
câu chuyện diễn ra thì thấy rằng, ngồi ý nghĩa nội dung, những sự kiện cịn
tạo nhịp điệu cho câu chuyện. Chỉ trong những khoảng thời gian ngắn mà biết
bao sự kiện xảy ra tạo cho câu chuyện dồn dập những thông tin mới, những
nhận định mới.
Nếu như trong Lão Khổ, người đọc còn xác định và sắp xếp lại trình tự
câu chuyện theo mốc lịch sử thì đến với Đi tìm nhân vật, chúng ta thực sự bất
lực khi có ý định xác định mốc thời gian chính xác của sự việc. Bởi trong tác
phẩm, sự việc không chỉ xáo trộn về mặt thời gian, mà nó được triển khai theo
một diễn biến bất thường, mạch truyện đứt gãy trong chính thế giới nội tâm
của nhân vật. Những ám ảnh về cái chết của người cha, câu chuyện về tiến sĩ
N, cuộc gặp với Thảo Miên, Trần Bân… được hiện lên một cách bất chợt, tự
nhiên trong dịng tâm trạng của Chu Q hồn tồn khơng có một bàn tay sắp
đặt.

Tuyến truyện chính trong Đi tìm nhân vật bị cắt vụn, xé lẻ thành từng
mảnh nhỏ phân tán khắp các chương, người đọc sẽ rất khó khăn trong việc
tìm kiếm và lắp ghép các mảnh vỡ ấy để hồn kết cốt truyện. Chính sự hỗn
độn, lỏng lẻo, thiếu liên kết của toàn thiên truyện đã biểu đạt cho “sự phân rã,
đổ vỡ”, “tình trạng rã đám, nhốn nháo, xô bồ, bất trắc” của hiện thực đời sống
đương đại. “Đi tìm nhân vật rung lên tiếng chng cảnh báo về sự phi lí của
cuộc sống khi cơ sở tồn tại của nó là con người cá nhân, cá tính bị đánh đồng.
Khi ấy xã hội lồi người chỉ còn là tập hợp của những bản sao, có chung nhau


60
một khuôn mặt, chung nhau một nếp tư duy lệ thuộc” [15, tr.109]. Nhưng thật
trớ trêu thay, đó chỉ là những cái bóng ln đi cùng mà khơng bao giờ nói
chuyện và hiểu nhau được.
Kết truyện, cái chết của thằng bé đánh giày vẫn chưa được làm rõ, thủ
phạm vẫn chưa tìm ra và hành trình đi tìm nhân vật mãi là một q trình bỏ
ngỏ. Chính cái kết ấy đã làm rõ giọng điệu hoài nghi – chất vấn cho tác phẩm
từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc.
Câu chuyện được kể theo cấu trúc mở, vì cuốn theo hành trình đi tìm của
nhân vật là sự tỏa rộng của những bí mật được bóc lộ. Cái kết của tác phẩm
chưa hẳn là cái kết của hành trình. Và trong quá trình đọc tác phẩm, độc giả
đã phải lần từng trang, dò từng chữ để tổng hợp chi tiết nhằm tìm ra những sự
thực ẩn sau lớp chữ ấy.
3.2.4. Nhịp điệu trần thuật và kết cấu vịng xốy ốc trong Thiên thần sám
hối
Đến với Thiên thần sám hối, bạn đọc càng ngỡ ngàng khi thấy những
câu chuyện diễn ra thật phi lí. Qua 9 phần truyện, độc giả được nghe những
câu chuyện mà thai nhi kể lại trong ba ngày ở viện. Nội dung đều xoay quanh
cái chết của những đứa bé chưa được làm người, chết khi sinh ra, hay là quả
báo vì sự ích kỉ của những người làm cha làm mẹ, những thói loạn luân, sự vơ

trách nhiệm, những cái xấu xa cịn tồn tại trong xã hội. “Một tiểu thuyết nhỏ
gọn, mỗi phần tự nó có thể đứng độc lập như một truyện ngắn, vì mỗi phần có
một điểm nhấn là một câu chuyện mang chủ đề rõ ràng” [13, tr.67]. Các phần
đều xoay quanh chủ đề chính. Các phần sau mở rộng hơn, làm rõ và tiến sâu
hơn tới thông điệp mà tác giả gài vào đó.
Như vậy Thiên thần sám hối có sự đan xen nhiều mạch truyện tạo ra kiểu
cốt truyện phân mảnh với nhiều người kể chuyện liên tục dịch chuyển, hốn
đổi ngơi kể và điểm nhìn trần thuật. Đó là câu chuyện riêng của mỗi người,


61
chúng vừa đối lập, vừa xâm lấn vào nhau. Trật tự thời gian, không gian bị phá
vỡ, hiện thực cuộc sống là những mảnh ghép được sắp xếp vừa ngẫu nhiên
vừa tất yếu. Vì thế, cốt truyện vừa bị gián đoạn, vừa là sự lồng ghép, pha tạp:
quá khứ - hiện tại, thực - ảo, khả tín và phi lí... Người ta hoảng sợ với cái hiện
thực nghiệt ngã và phi lí mà nhiều lúc người ta muốn nhắm mắt cho qua. Vì
vậy, cái gieo vào lịng người đọc là một nỗi buồn hoang mang về kiếp người
mà cái kết thúc có hậu cũng khơng dễ gì xoa dịu nổi.
Có thể nói, hình thức kết cấu trong tiểu thuyết này mang ý nghĩa phản
ánh nội dung sâu sắc. Sự hỗn độn, vơ trật tự của những câu chuyện nói lên sự
hỗn loạn, xô bồ của cuộc sống xã hội đương thời. Những câu chuyện được kể
càng thể hiện rõ thái độ phê phán, lên án sự băng hoại, xuống cấp trong bản
chất của con người. Từng câu chuyện nhỏ được tn ra nhằm mục đích làm
nền để nâng chủ đề chính của truyện – “việc chối bỏ sự ra đời của những đứa
trẻ” lên tầng cao ý nghĩa mới. Ban đầu, bào thai xuất hiện với vai trò là người
kể chuyện nhưng sau đó, để câu chuyện mang tính khách quan và tạo độ tin
cậy cao, tác giả đã dịch chuyển sang ngôi kể thứ ba, từng nhân vật tự kể về
câu chuyện của chính cuộc đời mình với những dòng suy tư, hối lỗi. Các câu
chuyện cứ thế chuồi ra liên tục theo lời kể của nhân vật, càng kể người đọc
càng thấy được hiện thực hỗn độn, bộn bề những mưu toan, lo tính của con

người. Chỉ trong ba ngày ở viện mà nhân vật bào thai đã chứng kiến biết bao
câu chuyện thương tâm và đáng lên án. Các sự kiện diễn ra liên tục và dồn
dập tạo cho nhịp của câu chuyện càng gấp gáp, khẩn trương. Người đọc
dường như khơng có thời gian dừng lại để suy ngẫm, đánh giá về từng sự
việc. Mà điều ấy chỉ làm được khi câu chuyện kết thúc, khi người đọc thấy
được tồn cảnh bức tranh trong truyện.
Chính vì thế, cấu trúc của tác phẩm là cấu trúc của những vịng trịn đồng
tâm, vịng xốy ốc. Tâm điểm của câu chuyện là cái chết của những bào thai,


62
và tội đồ của hiện thực ấy là những con người độc ác, tàn nhẫn. Chính cách tổ
chức truyện như thế này đã tạo những dư âm cho độc giả chiêm nghiệm, suy
ngẫm về cuộc đời và con người. Những sự suy ngẫm ấy đã được tác giả thể
hiện một cách sâu sắc và sinh động qua nhiều gam giọng.


63

KẾT LUẬN
Trải qua những năm tháng đầy đau thương, mất mát trong chiến tranh,
đất nước được hồ bình và thống nhất. Cùng với những đổi mới nối tiếp nhau
trong xã hội, văn học Việt Nam đương đại đang từng bước chuyển mình để
phản ánh kịp thời hiện thực cuộc sống đầy biến động, trong đó rõ rệt nhất là ở
loại hình văn xi tự sự. Văn xi thời kì này với nhiều thay đổi diễn ra trên
tất cả các phương diện, như cấu trúc, thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ, điểm
nhìn trần thuật… Có thể nói, văn xi Việt Nam sau 1975 như một cuộc chạy
đua hết mình để hồ nhập vào diễn đàn văn học thế giới.
Đánh dấu cho quá trình phát triển ấy là sự xuất hiện của những gương
mặt tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Bình Phương,

Bảo Ninh,… đã góp phần làm nên diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam
đương đại. Trong số đó phải kể đến Tạ Duy Anh, ơng là một trong những cây
bút tạo nên sự thành công lớn cho cuộc hội nhập và tiếp thu chủ nghĩa hậu
hiện đại. Hịa mình vào phong trào đổi mới ấy, Tạ Duy Anh đã khẳng định
được chỗ đứng trong lòng cơng chúng để hơm nay khi nói đến văn xi Việt
Nam đương đại thì người ta khơng thể khơng nhắc tới tên ơng.
Trong những thành cơng nghệ thuật của mình, việc sử dụng đa dạng và
linh hoạt những kiểu ngôn ngữ mới lạ, những kiểu giọng đa âm, đa thanh –
tức những yếu tố vượt ra khỏi khuôn khổ văn xi truyền thống là một đóng
góp nổi bật mà Tạ Duy Anh gửi vào rất nhiều tâm huyết.
Mặc dù sự đổi mới ngơn ngữ văn chương đa phần mang tính chất như
những cuộc thể nghiệm táo bạo của Tạ Duy Anh nhưng khơng thể phủ nhận
những đóng góp của nó đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương
đại. Tạ Duy Anh cũng như một số nhà văn hiện đại xem “ngôn ngữ như một
thân phận để trả lại cho ngơn ngữ cuộc sống đích thực và tồn vẹn của nó.


64
Ngơn ngữ có sự pha trộn vì bản thân nó là thế” [13, tr.125]. Qua lăng kính của
những “ngơn ngữ mới”, ít nhất, nó cũng đã thể hiện được những mặt chưa bao
giờ được phơi bày trên trang văn, đã phản ánh chân thực cuộc sống thường
nhật qua những câu chữ dân giã, đời thường mà mang tính nghệ thuật cao.
Bên cạnh đó để diễn đạt chân thực các cung bậc của cuộc sống, văn học
phải mang một giọng “đa thanh, phức điệu”. Trong nền văn học đương thời,
sự chủ đạo của một kiểu giọng khơng cịn nữa, thay vào đó là sự đắp đổi, pha
trộn của nhiều gam giọng điệu khác nhau. Việc sử dụng nhiều giọng điệu
trong cùng một tác phẩm đã giúp nhà văn bày tỏ cách cảm, cách nhìn, cách
đánh giá đời sống dưới nhiều quan điểm khác nhau.
Văn xi thời kì đổi mới đem lại một diện mạo hoàn toàn mới mẻ cho
nền văn học Việt Nam. Mỗi nhà văn tự tìm cho mình một hướng đi riêng, để

được trải nghiệm với cuộc sống, để được tự do sáng tạo bằng chính tư duy
nghệ thuật cá nhân độc đáo. Ngòi bút Tạ Duy Anh tỏ ra khá vững vàng, đầy
bản lĩnh khi không mệt mỏi kiếm tìm những khả năng đổi mới của văn học.
Có thể nói, hành trình sáng tác của cây bút tràn đầy năng lực đổi mới và sáng
tạo Tạ Duy Anh là hành trình tìm kiếm để đổi mới vì “cái tầm thường là cái
chết của nghệ thuật” (V. Huy-gô).


65
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu sách, báo, tạp chí
1.

Tạ Duy Anh (2004), Tiểu thuyết Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Nxb Hội
Nhà Văn, Hà Nội.

2.

Tạ Duy Anh (2008), Ba đào kí, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.

3.

Tạ Duy Anh (2008), Những giấc mở của tôi, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.

4.

Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.

5.


Tạ Duy Anh (2008), Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, Nxb tổng hợp Đồng
Nai.

6.

Tạ Duy Anh (2008), Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà Văn,
Hà Nội.

7.

Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, Nxb tổng hợp Đồng Nai.

8.

Tạ Duy Anh (2013), “Nhớ lại để cười”, Tạp chí hội nhà văn Việt Nam,
Số 6, Trang 173.

9.

Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xi Việt Nam 1975- 1995 – Những đổi
mới cơ bản, Nxb Giáo Dục.

10. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là q trình, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Đồn Ánh Dương (2013), Không gian văn học đương đại, Nxb Phụ Nữ.
12. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Hồng Giang – Vũ Lê Lan Hương – Võ Thị Thanh Hà
(2007), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.


66
15. Lê Thị Hiếu (2011), Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh,
Trường ĐHSP Đà Nẵng.
16. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2005), Văn học Việt Nam sau 1975,
Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo Dục.
17. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học tập 1, Nxb Đại học Sư
phạm.
18. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển
chọn và giới thiệu), Nxb Văn hóa thơng tin và thể thao.
19. M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
20. Cao Tố Nga – Đồn Thanh Liêm – Phạm Thị Bình (2012), Phi lí hậu
hiện đại và trị chơi (trường hợp Tạ Duy Anh), Nxb Hội Nhà văn.
21. Võ Thị Thanh Ngân (2012), Nghệ thuật kết cấu Tạ Duy Anh, Trường Đại
học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
22. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Đà Nẵng.
23. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Lí luận văn học (tập 2), Nxb Đại học
Sư Phạm.
24.

Nguyễn Thành – Hồ Thế Hà – Nguyễn Hồng Dũng (2013), Văn học hậu
hiện đại - diễn giải và tiếp nhận, Nxb Văn Học.

25. Mai Lê Thu Thùy (2008), Hiện tượng phi lí trong tiểu thuyết Tạ Duy
Anh, ĐH Huế.

* Tài liệu Internet
26. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại”, />2024440, truy cập ngày 11/01/2014.
27. Thái Phan Vàng Anh: “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn


67
hậu hiện đại” />truy cập ngày 11/01/2014.
28. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh họa”, văn nghệ (49 – 50), />p=134, truy cập ngày 12/01/2014.
29. Báo Công Thương (2013), “Tạ Duy Anh: Viết văn như ngươi đi câu
cá!”,

/>
ca/152/10389266.epi, truy cập ngày 12/01/2014.
30. Hoàng Cẩm Giang – Lý Hồi Thu (2013), “Một cách nhìn về tiểu thuyết
hậu hiện đại ở Việt Nam”, truy
cập ngày 11/1/2014.
31. Hoàng Cẩm Giang (2013), “Vấn đề thể loại và ranh giới thể loại trong
một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI”, http://phebinhvanhoc.
com.vn/ ?p=9590, truy cập ngày 11/1/2014.
32. Võ Thị Thanh Hà (2006), “Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh”,
truy cập ngày
11/01/2014.
33. Thu Hà (2004), “Tạ Duy Anh sợ được dư luận nuông chiều”,
truy cập ngày 12/01/2014.
34. Thu Hà (2005), “Tạ Duy Anh: “Tôi là người không dễ bị khuất phục””,
truy cập ngày 12/01/2014.
35. Vương Quốc Hùng, “Về Tạ Duy Anh, đôi nét tác giả - tác phẩm”,
nguồn:


/>
hoc/3030-ve-ta-duy-anh-doi-net-tac-gia-tac-pham.html, truy cập ngày
10/11/2013.


×