Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tính từ trong thơ nôm hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.35 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

_____________

TRẦN THỊ HẢI LỆ

TÍNH TỪ TRONG THƠ NƠM
HỒ XN HƢƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014


1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

_____________

TÍNH TỪ TRONG THƠ NƠM
HỒ XN HƢƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Người thực hiện:
TRẦN THỊ HẢI LỆ
(Khóa 2010-2014)

Đà Nẵng, tháng 05/2014


2

Qua một thời gian tìm hiểu, đến nay khóa luận tốt nghiệp của tơi đã được
hồn thành. Để hồn thành khố luận này, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm
Khoa Ngữ văn; Ban giám hiệu trường trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, các thầy,
cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứa tại khoa và trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Th.S
Hồ Trần Ngọc Oanh, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Khóa luận được hình thành trong thời gian chưa dài và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được
sự chỉ bảo, các ý kiến đóng góp của quý thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận của
tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hải Lệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .... 7
1.1. Tính từ..................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm từ loại tính từ tiếng Việt ...................................................... 7
1.1.2. Ranh giới phân định từ loại tính từ trong tiếng Việt .............................. 9
1.1.3. Phân loại tính từ trong tiếng Việt ........................................................ 10
1.1.4. Chức năng ngữ pháp của tính từ tiếng Việt ......................................... 11
1.2. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương và thơ Nôm Hồ Xuân Hương.......... 12
1.2.1. Hồ Xuân Hương –“ bà chúa thơ Nôm” ............................................... 12
1.2.2. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương – tiếng thơ mạnh mẽ ................................ 13
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TÍNH TỪ TRONG THƠ NƠM
HỒ XN HƢƠNG ................................................................................... 15
2.1. Thống kê tính từ trong thơ Nơm Hồ Xuân Hương ................................. 15
2.2. Khảo sát tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương trên bình diện ngữ pháp .. 17
2.2.1. Tính từ là từ đơn ................................................................................. 18
2.2.2. Tính từ là từ ghép ............................................................................... 22
2.2.3. Tính từ là từ láy .................................................................................. 23
2.3. Khảo sát tính từ trong thơ Nơm Hồ Xuân Hương trên bình diện ngữ nghĩa . 27
2.3.1. Tính từ chỉ tính chất - phẩm chất ........................................................ 28


2.3.2. Tính từ chỉ trạng thái .......................................................................... 30
2.3.3. Tính từ chỉ kích thước, số lượng ......................................................... 33
2.3.4. Tính từ chỉ màu sắc ............................................................................ 34
2.4. Khả năng kết hợp của tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương .............. 36

2.4.1. Tính từ kết hợp với danh từ ................................................................ 36
2.4.2. Kết hợp với động từ ............................................................................ 37
2.4.3. Kết hợp với tính từ ............................................................................. 38
2.4.4. Một số kết hợp khác ........................................................................... 38
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA TÍNH TỪ TRONG THƠ NƠM
HỒ XN HƢƠNG ................................................................................... 40
3.1. Tính từ thể hiện sự quan sát tinh tế của Hồ Xn Hương ....................... 40
3.2. Tính từ góp phần thể hiện sắc thái biểu cảm .......................................... 43
3.3. Tính từ góp phần tăng thêm hình ảnh và nhạc điệu ................................ 46
3.4. Tính từ góp phần quyết định giọng điệu thơ .......................................... 48
KẾT LUẬN ................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, tính từ chiếm số lượng lớn và có
vị trí hết sức quan trọng. Trong văn thơ, tính từ được các nhà thơ, nhà văn sử
dụng để mơ tả tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng và thơng qua đó
nhằm bộc lộ suy nghĩ, thái độ của chủ thể. Đặc biệt là trong thơ, vì đặc trưng
“ít lời nhiều ý” mà tính từ trở nên rất quan trọng trong việc mô tả và biểu đạt
thái độ của chủ thể trữ tình. Do đó, để thành cơng, nhà thơ cần sử dụng tính từ
như một cơng cụ khơng thể thiếu trong q trình sáng tác của mình.
1.2. Cho đến nay, Hồ Xn Hương ln là hiện tượng tốn nhiều giấy bút
của các nhà nghiên cứu, vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ về cuộc
đời và thơ văn của bà. Tuy số lượng thơ để lại không nhiều, nhưng với tài
dùng chữ và cách biến tấu đặc sắc trong thơ Nôm, bà đã để lại cho nền văn

học Việt Nam những tác phẩm độc đáo. Vì vậy, nội dung và nghệ thuật thơ
Hồ Xuân Hương ngày càng được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc hơn. Đến
với thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là đến với sự phá cách độc đáo, đến với sự táo
bạo trong tâm hồn của người phụ nữ dám dấu tranh địi quyền sống cho mình.
Thơ bà khơng bị gị ép trong quy tắc chặt chẽ của niêm, luật, vận, đối, cũng
như không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Thơ bà đi trước thời đại,
mang đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ từ nội dung đến nghệ thuật.
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng tôn vinh Hồ Xn Hương là “Bà chúa thơ Nơm”.
Và từ đó cho đến nay, hiện tượng “bà chúa” ấy vẫn luôn hấp dẫn các nhà
nghiên cứu. Thơ của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đều
nhận được nhiều lời tán thưởng.
Bên cạnh việc sử dụng nhiều từ láy và động từ mạnh, Hồ Xuân Hương
còn sử dụng một lượng lớn các tính từ trong các tác phẩm của mình. Những


2
tính từ này giúp tác giả khơng chỉ mơ tả sự vật sinh động hơn mà còn bày tỏ
được thái độ của mình. Từ trước đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về thơ Hồ Xn Hương, tuy nhiên, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu chun sâu về tính từ trong thơ bà. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về giá trị của
tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương, chúng tơi lựa chọn đề tài “Tính từ
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương” để nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tơi
chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đưa ra một cái nhìn về
thực tế tồn tại của lớp từ này trong các tác phẩm của Hồ Xn Hương; bên
cạnh đó hi vọng cơng trình cũng sẽ giúp ích cho cơng việc giảng dạy và
nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương trong nhà trường.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính từ trong thơ Nơm Hồ Xuân
Hương.
Phạm vi nghiên cứu: Để tìm hiểu đề tài này, chúng tơi tập trung khảo sát,

nghiên cứu tính từ trong tập “Thơ Hồ Xuân Hương” do Nguyễn Thu Hà biên
tập, Nhà xuất bản Văn học, 2008.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu, tiếp cận một tác phẩm dưới góc độ ngơn ngữ nói chung
đang ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là nghiên cứu dưới bình diện từ loại,
trong đó có từ loại tính từ. Trong gần hai mươi năm trở lại đây, những cơng
trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, cử nhân nghiên cứu về sự đóng
góp tính từ vào tác phẩm văn học ngày một nhiều. Cụ thể là các cơng
trình:“Khảo sát từ loại tính từ trong Truyện Kiều” của Nguyễn Thị Kim
Anh,“ Khảo sát nhóm từ biểu thị màu sắc trong thơ Mới” của Nguyễn Thị
Ngọc Quỳnh,“Nhóm từ biểu thị hương vị trong thơ Mới” của Nguyễn Thị
Ngân, “Tính từ mơ phỏng trong tập thơ “ Góc sân và khoảng trời” của Trần


3
Đăng Khoa” của Hồng Thị Yến, “Cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc trong
truyện thiếu nhi của Tơ Hồi” của Phạm Thị Trang.
Một số cơng trình nghiên cứu tính từ của các nhà nghiên cứu khác như:
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hường trong bài “Đặc điểm tính từ chỉ lượng
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời
sống, số 8(214)-2013, đã chỉ rõ vai trị của tính từ tiếng Việt trong việc biểu
đạt tư tưởng của tác phẩm. Theo tác giả, tính từ “kết hợp với các từ thuộc các
trường nghĩa khác để chỉ thời gian, chỉ đặc điểm về trí tuệ nhưng chủ yếu chỉ
đặc điểm tâm lí, những cung bậc tình cảm, thế giới nội tâm muôn màu muôn
vẻ của đời sống tinh thần con người”[3, tr.43].
Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong chuyên luận Định tố tính từ trong tiếng
Việt cũng đã nhắc đến chức vụ ngữ pháp chính của tính từ trong các ngôn ngữ
thế giới: làm thành tố phụ cho danh từ. Riêng trong tiếng Việt, chức vụ ngữ
pháp chính của tính từ là chức vụ định tố. [6].
Về ngơn ngữ trong thơ Hồ Xn Hương, đã có khơng ít lời bình, nghiên

cứu trên nhiều bình diện:
G.S Lê Trí Viễn trong bài Đôi điều về thơ Hồ Xuân Hương đã nhận định:
“Sở dĩ ngôn ngữ Hồ Xuân Hương lột được mọi ý đồ của nữ sĩ chính vì cái tài
vơ song của người vận dụng. Cái tài ấy chẳng khác cái tài của người làm xiếc.
Vượt xa trên mức tưởng tượng. Tài tình như thần thơng biến hóa. Dân gian
mà cổ điển. Điêu luyện mà cứ hồn nhiên” [10, tr.34].
Tiếp tục khai thác cách dùng chữ của Hồ Xuân Hương, trong bài Xuân
Hương thi sĩ cảm giác, G.S Lê Trí Viễn nhận xét: “Tác giả khéo léo chọn
những chữ cực kì thích hợp bóng bẩy để kết tinh cảm giác một cách sắc
cạnh.” [10, tr.136].
Lê Hoài Nam cũng đã ca ngợi lối dùng từ của Hồ Xuân Hương độc đáo,
thể hiện cá tính mạnh mẽ: “Có những tiếng như hõm hòm hom, trơ toen hoẻn,


4
chín mõm mịm, đỏ lịm lom, sáng banh, trưa trật…phải là một người có bản
lĩnh vững vàng như Hồ Xuân Hương mới có thể đưa vào văn học, nhất là vào
thi ca được.” [10, tr.171].
Trong bài Hồ Xuân Hương, nhà thơ độc đáo vô song, Nguyên Lộc đã
khẳng định Hồ Xuân Hương là “bậc thầy ngôn ngữ dân tộc” với cách viết dí
dỏm, phóng khống, tự nhiên hết sức đặc sắc. Dưới ngịi bút Hồ Xn Hương,
ngơn ngữ dân tộc “vừa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển, linh hoạt,
phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh, nhịp điệu.”[10,
tr.192-193]
Nguyễn Văn Hanh cho rằng, ngôn ngữ của Xuân Hương là ngôn ngữ
thông dụng, khi dùng tục ngữ, ngạn ngữ, cổ ngữ thì lại dùng những câu mà ai
cũng hiểu. Mặc dù “trái với chí hướng nhà Nho lúc bấy giờ” nhưng như vậy
mới giản dị: “thành thật là giản dị, cầu kì mắc mỏ là mất kém thành thật.” [7,
tr.64].
Cũng cùng ý kiến với Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu nhận định ngôn

ngữ Hồ Xuân Hương “bình dân ở chỗ dùng tồn những tiếng Việt thơng
thường”. Đó là một bữa tiệc ngơn ngữ mà trong đó có những “chữ tục, chữ
nạc, ngọt sớt.” [7, tr.84].
Phạm Thế Ngũ trong bài Đặc sắc thơ Hồ Xuân Hương nhận xét thơ Hồ
Xuân Hương có “một kho từ vựng rất dồi dào những tính từ, trạng từ thuần
túy Nơm na mà có giá trị nghệ thuật cao”. Đó là những từ “tả chân nghĩa đôi”
và được sử dụng rất chính xác, táo bạo, “giàu giá trị miêu tả và gợi cảm” [7,
tr.122].
Ngun Lộc lại giải thích ngơn ngữ thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ
của đời sống được sử dụng một cách có nghệ thuật. Đó là những “từ ngữ
động, nhiều hình thức lấp láy”, “những vần ối ăm khó gieo, thi pháp cổ gọi
là những tử vận.” [7, tr.188].


5
Xn Diệu đã tơn Hồ Xn Hương lên vị trí của “bà chúa”: “Bà chúa thơ
cả trong nội dung lẫn hình thức”, bà đã làm cho “chữ “nơm na” khơng đồng
nghĩa với “mách qué” nữa mà nôm na đồng nghĩa với thuần túy, trong trẻo,
tuyệt vời.”. [7, tr.232].
Ngồi ra, cịn các bài phê bình về thơ Hồ Xuân Hương khác cũng đều có
nhận xét về lối dùng từ sắc sảo và khác lạ trong thơ bà. Đó là các bài phê bình
của Lại Nguyên Ân (Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương),
Nguyễn Đăng Na (Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian), Đỗ Đức Hiểu
(Thế giới thơ Nơm Hồ Xn Hương) [7],…
Riêng ở nước ngồi, mặc dù có nhiều khó khăn trong việc cảm thụ đặc
sắc ngơn ngữ thơ Việt, đặc biệt là thơ Nôm, nhưng các nhà nghiên cứu nước
ngồi vẫn khơng bỏ qua phần đặc sắc ngôn ngữ thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Nhà nghiên cứu Nga N.I.Niculin đề cao cách làm bình dân hóa ngơn ngữ
thơ của Hồ Xuân Hương. Theo tác giả, nữ thi sĩ đã biến tấu thơ ca bác học
thành ngôn ngữ bình dân, “mang lại cho nó cách cảm thụ nhân dân” [7,

tr.435].
Trong tựa đầu Tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương bằng tiếng Pháp, H.Lopes
và J.Ristat tỏ ra rất thán phục tài dùng chữ của Hồ Xuân Hương. H.Lopes say
sưa ca ngợi thơ “nàng”: “Đó là những bài thơ để nhấm nháp từ từ từng miếng
một như nhấm nháp những trái cây thơm ngon, hớp từng hớp nhỏ như thưởng
thức một thứ rượu tiên” [7, tr.439]; J.Ristat thì nhận xét thơ nữ sĩ có sự “giản
dị của cấu trúc vận luật”, bà đã “đảo lộn truyền thống và cách tân mà giản dị,
ai cũng hiểu được” [7, tr.441].
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu khác đã góp phần cho chúng
tơi tham khảo để hồn thành đề tài này. Chúng tơi lựa chọn đề tài “Tính từ
trong thơ Nơm Hồ Xuân Hương” để nghiên cứu, hy vọng góp phần nhỏ vào


6
công việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ thơ Nôm Hồ Xuân Hương thêm
phần sâu sắc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu thuộc ngành ngôn ngữ học do đó chúng tơi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu của ngơn ngữ học nói chung, đó là:
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp đối chiếu – so sánh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2. Khảo sát và miêu tả tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương
Chương 3. Giá trị của tính từ trong thơ Nơm Hồ Xuân Hương


7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tính từ
1.1.1. Khái niệm từ loại tính từ tiếng Việt
Về khái niệm từ loại tính từ tiếng Việt, hiện nay, các nhà ngôn ngữ học
đã đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau:
Tác giả Nguyễn Lân cho rằng tính từ là “từ loại thực từ biểu thị thuộc
tính phi q trình của sự vật, hiện tượng hoặc một tính chất khác do danh từ
biểu thị và đảm nhận chức năng định ngữ, trạng ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
[…]. Tính từ là thứ từ dùng để nói rõ tính chất, hình thái, số lượng, địa vị của
người hay sự vật”. [16, tr.297].
Các tác giả Nguyễn Quang Oánh, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim quan niệm
“Tính từ là thứ tiếng đi với danh từ hay đại danh từ để chỉ thể của sự vật. Thể
là cái hình, cái dáng, cái vẻ, cái tính cách của sự vật” [16, tr.297].
Tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” cho rằng: “Tính
từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của
vận động, q trình, hoạt động. Những đặc trưng đó có thể là những thuộc
tính về màu sắc như: xanh, đỏ, tím, biếc, vàng xuộm, trắng tinh…; những đặc
tính về mùi vị, hình dáng, kích thước, phẩm chất như: chua, ngọt, chát, thơm,
trịn, vng, to, nhỏ, dày, mỏng, cứng, mềm, gan dạ, sắc sảo, tử tế, dịu hiền,
gian dối, trung thực…”[2, tr.103].
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Hữu Quỳnh quan niệm:
“Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật, như hình thể,


8
màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng. Thí dụ: to, nhỏ, xanh, đỏ, lớn,

bé, dài, ngắn, tốt, xấu, vui, buồn…” [11, tr.145].
Cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” do Bùi Minh Tốn chủ biên lại quan niệm
rằng: “Tính từ có ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của
hoạt động, của trạng thái” [13, tr.42].
Hai tác giả Lê Cận và Phan Thiều cho rằng: “Tính từ là một trong ba lớp
từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ), tính từ biểu thị ý nghĩa phạm trù đặc
trưng (tính chất, thuộc tính, đặc trưng, đặc điểm…) của sự vật, có số lượng
tương đối lớn, có quan hệ với nhiều thành tố khác trong cụm từ, với những
thành phần khác trong câu, đảm nhận những chức năng quan trọng của
câu.”[3, tr.145].
Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên: “Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu
sắc” và “có khả năng trực tiếp làm vị ngữ (giống động từ)”[7, tr.55].
Cùng quan điểm với các tác giả trên, Diệp Quang Ban cho rằng: “Tính
từ thuộc vào số thực từ có ý nghĩa về tính chất, đặc trưng về màu sắc, mùi vị,
âm thanh…của vật.”[1, tr.506].
Nhìn chung, các quan niệm trên tuy có phần khác nhau nhưng đều có
những nét tương đồng. Theo đó, chúng tơi có một cách nhìn khái quát về tính
từ như sau:
- Tính từ là một trong ba lớp từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ), được
gọi chung là thực từ.
- Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật, của vận động
hay q trình.
- Tính từ có quan hệ với các thành phần khác trong cụm từ, câu và đảm
nhiệm những chức năng quan trọng của câu.


9
1.1.2. Ranh giới phân định từ loại tính từ trong tiếng Việt
Vấn đề phân định ranh giới từ loại tiếng Việt hiện nay chủ yếu dựa vào
ba tiêu chuẩn cơ bản: ý nghĩa khái quát; khả năng kết hợp; chức vụ cú pháp.

Căn cứ vào ba tiêu chí này, ranh giới từ loại tính từ được phân định như sau:
Tính từ thuộc vào số thực từ có ý nghĩa về tính chất, đặc trưng về màu
sắc, mùi vị, âm thanh… của vật, phần lớn kết hợp được về phía trước với các
từ rất, cực kì, hơi, khí, q hoặc về phía sau với các từ lắm, q, cực kì và dễ
dàng làm vị tố. Tính từ trong tiếng Việt có thể làm yếu tố mở rộng sau của
danh từ và động từ. Khi làm yếu tố mở rộng sau cho động từ, tính từ thường
có thể thêm các tiếng “một cách” vào phía trước; cịn khi làm yếu tố mở rộng
của danh từ thì hiện tượng này khơng thể xảy ra. Tính từ có khả năng kết hợp
mạnh với phó từ (đặc biệt là phó từ chỉ mức độ), danh từ và kết hợp yếu hơn
với động từ.
Về chức vụ cú pháp, tính từ có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu (giống
động từ). Bên cạnh đó, tính từ cũng có thể trực tiếp làm chủ ngữ, định ngữ và
bổ ngữ trong câu. Về phần này sẽ được nói rõ hơn ở mục 1.1.4.
Cũng dựa vào ba tiêu chí này, hiện nay, một số nhà ngôn ngữ học đưa
lớp từ tượng thanh và tượng hình vào từ loại tính từ. Giáo trình “Từ loại tiếng
Việt hiện đại” của Lê Biên coi “lớp từ láy tượng thanh thuộc từ loại tính từ”
vì về ý nghĩa khái qt, chúng biểu thị hoặc miêu tả các trạng thái, tính chất;
về ngữ pháp, chúng làm thành tố phụ sau động từ trung tâm, làm bổ ngữ trạng
thái trong câu. Tuy nhiên, “Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp Quang
Ban lại cho rằng từ tượng thanh và tượng hình thiên hơn về phía động từ. Khi
diễn đạt hiện tượng tâm lý, chúng được dùng làm động từ, nhưng khi các từ
này kết hợp với danh từ và động từ thì chúng mang tính chất của từ loại tính
từ. Như vậy, xếp từ tượng thanh và tượng hình vào loại từ nào có tính chất


10
quy ước nhiều hơn. Trong cơng trình này, chúng tơi dựa vào tình huống sử
dụng mà phân định loại từ cho chúng. Chẳng hạn:
“Xin đừng ngó ngốy lỗ trơn tơi”


Động từ “ngó ngốy”.

“Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới”

Tính từ “phấp phới”.

1.1.3. Phân loại tính từ trong tiếng Việt
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại tính từ trong tiếng Việt. Lê Cận và
Phan Thiều chia tính từ thành hai lớp là tính từ miêu tả tính chất và tính từ
miêu tả mức độ tuyệt đối [3, tr.45]. Diệp Quang Ban chia thành các lớp con:
tính từ chỉ tính chất và tính từ quan hệ; tính từ thang độ và tính từ khơng
thang độ [1, tr.507]. Nguyễn Hữu Quỳnh chia thành ba nhóm nhỏ: tính từ chỉ
đặc điểm bên ngồi của sự vật, tính từ chỉ đặc tính bên trong và trạng thái của
sự vật, tính từ miêu tả [11, tr.145]. Bùi Minh Toán lại chia thành các tiểu loại
dựa trên hai tiêu chí: căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù, chia
thành hai: nhóm các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất và các tính từ chỉ
đặc điểm về lượng; căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa
mức độ nhờ các thành tố phụ, chia thành hai nhóm: các tính từ chỉ đặc điểm,
tính chất có thang độ khác nhau và các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt
theo các thang độ khác nhau [13, tr. 43].
Ở đề tài này, chúng tôi dựa vào cách phân loại của Đỗ Thị Kim Liên.
Tác giả chia tính từ thành bốn tiểu nhóm:
- Nhóm tính từ chỉ tính chất - phẩm chất: dùng đánh giá phẩm chất của
sự vật: tốt, xấu, đẹp, sang, hèn… và có khả năng kết hợp với các danh từ ở
phía sau: xấu (người), đẹp (nết), tốt (gỗ), giàu (tiền), bền (nước sơn)…
- Nhóm tính từ chỉ trạng thái: dùng để chỉ những trạng thái nhất định của
sự vật khi hoạt động: nhanh, chậm, mau, lề mề, vội, hấp tấp, láu táu… và có
khả năng kết hợp sau động từ để chỉ trạng thái hoạt động hoặc kết hợp trước



11
danh từ để chỉ thuộc tính của sự vật: nhanh (tai, mắt), chậm (chân), mau
(nước mắt)…
- Nhóm tính từ chỉ kích thước, số lượng: thường chỉ kích thước, số lượng
của sự vật: to, nhỏ, nặng, nhẹ, ít, nhiều, ngắn, dài… và có khả năng kết hợp
trước số từ và danh từ để chỉ kích thước số lượng của sự vật: xa 3 năm; nặng
45kg; dài 30cm…
- Nhóm tính từ chỉ màu sắc: thường chỉ màu sắc sự vật: đỏ, xanh, trắng,
tím, nâu, vàng… và chỉ kết hợp được với phó từ chỉ mức độ quá ở phía sau [7,
tr.55].
1.1.4. Chức năng ngữ pháp của tính từ tiếng Việt
Cũng như ở các loại ngơn ngữ khác, tính từ trong tiếng Việt có khả năng
làm định ngữ trong câu. Ví dụ: Cơ gái trẻ ấy vừa mua được một quyển sách
hay.
Tính từ tiếng Việt có thể làm từ trung tâm cho một ngữ tính từ và có khả
năng kết hợp phổ biến với phó từ chỉ mức độ như rất, hơi, quá,... Chẳng hạn:
cịn hơi hẹp, xanh q... Ngồi ra, tính từ cũng có khả năng kết hợp với các
phó từ và thực từ khác.
Chức năng cú pháp chủ yếu nhất của tính từ tiếng Việt là làm vị ngữ.
Ngồi ra, tính từ cũng có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ.
Ví dụ:
- Cô ấy hạnh phúc.
- Hạnh phúc là thứ cô ấy cần.
- Cô ấy sống hạnh phúc.


12
1.2. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hƣơng và thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng
1.2.1. Hồ Xuân Hương –“ bà chúa thơ Nơm”
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khẳng định cái tên Hồ

Xuân Hương là của một người có thật, hay văn chương và sống vào khoảng
cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Hồ Xuân Hương là người xã Quỳnh Đôi,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà sống với mẹ và được đi học tử tế. Lớn
lên, bà đi nhiều và kết giao nhiều nhưng lại trắc trở về đường chồng con. Hồ
Xuân Hương lấy ai? Vào thời gian nào? Mất năm nào? Tất cả đều khơng rõ.
Chúng ta chỉ có thể lần dựa vào những bài thơ bà để lại, bao gồm cả chữ Hán
lẫn chữ Nôm, nhưng chủ yếu dựa vào những bài thơ Nôm đã được khẳng định
chắc chắn là của bà, để tìm hiểu.
Thời đại và vốn văn hóa dân tộc là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thơ
Hồ Xuân Hương. Bà giỏi chữ Hán lẫn chữ Nôm và biết vận dụng những câu
hò vè, ca dao, tục ngữ của dân tộc vào thơ mình một cách tự nhiên. Những
câu thơ Nôm bà sáng tác giản dị, gần gũi với người Việt Nam, mang nhiều
tầng ý nghĩa. Thơ bà là tiếng nói tủi hờn của người phụ nữ, là niềm khát khao
được hưởng hạnh phúc, là lòng căm phẫn đối với chế độ… Tất cả những điều
đó được giấu sau những câu thơ miêu tả con ốc, quả mít, những ngọn núi,
đèo… Nói là giấu mà sờ sờ hiển hiện, nhưng nói bà đả phá chế độ mà buộc
tội bà thì vơ căn cứ. Tâm hồn người phụ nữ đa cảm mà mạnh mẽ ấy mang lại
những vần thơ tinh tế, giàu cảm xúc, sống động và thực mới lạ. Hồ Xuân
Hương làm thức dậy mọi giác quan ở người đọc và thổi vào nền văn học Việt
thời bấy giờ một luồng gió mới. Vai trị của nữ sĩ đối với nền văn học Việt nói
chung và với thơ Nơm nói riêng rất quan trọng. Nhờ bà, chữ Nơm khơng cịn
cựa quậy trong cái vỏ bọc khó chịu của mình mà tung hồnh với đủ mọi sắc
thái biểu cảm, giản dị gần gũi mà cũng không kém phần tinh tế, hoa mỹ so


13
với các ngôn ngữ khác. Hồ Xuân Hương xứng đáng với danh hiệu “bà chúa
thơ Nôm”.
Lần dựa vào những bài thơ Nơm bà để lại, ta có thể thấy Hồ Xn
Hương là người có học vấn, thơng minh và đặc biệt có tài ứng khẩu rất nhanh

mà chuẩn xác. Những bài thơ đối với Chiêu Hổ minh chứng cho điều đó. Con
người tài hoa ấy lại gặp phải số phận long đong, mấy lần lấy chồng đều phải
làm lẽ. Có hai minh chứng cho việc làm lẽ của Hồ Xuân Hương: một là
“Quốc sử di biên” của Phan Thúc Trực viết vào những năm 1848-1850, ở cột
Gia Long thứ 17(1818) có viết rằng vợ thiếp của tham hiệp An Quảng Trần
Phúc Hiển có tài văn thơ và hiểu biết việc quan, được tham gia chính sự [15,
tr.6]; hai là trong các bài thơ Nơm truyền tụng của bà đều có nhắc đến tên
chồng tổng Cóc, ơng phủ Vĩnh Tường và cả việc làm lẽ của mình. Xn
Hương có con hay không? Điều này chưa ai nhắc đến và cũng không thấy bà
nhắc đến con cái hay vấn đề làm mẹ trong các bài thơ của mình. Tuy cuộc đời
bà cịn nhiều điều chưa rõ nhưng tài năng văn thơ của bà là điều không thể
phủ nhận. Thế nên, chúng ta hãy cứ nhắc đến Hồ Xuân Hương với tư cách là
“bà chúa thơ Nôm” của nền văn học Việt Nam vậy.
1.2.2. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương – tiếng thơ mạnh mẽ
Thơ Nôm được xem là của Hồ Xuân Hương sáng tác có khoảng 50 bài.
Trong số đó, có vài bài khơng chắc là của Xn Hương mà có thể là do người
khác làm theo phong cách của Hồ Xuân Hương. Bên cạnh đó cũng có một số
bài chép lại rất khác nhau, không biết đâu mới thực là nguyên văn của tác giả.
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 46 bài thơ Nôm truyền tụng
do Nguyễn Thu Hà biên tập lại, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm
2008.
Đọc thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, thấy chất chứa một sức
sống mãnh liệt, một niềm tha thiết yêu cuộc sống. Chỉ có ở thơ Hồ Xuân


14
Hương, người ta mới tìm thấy được cái chân chất dân quê của người nông dân
Việt. Thơ bà lấy đề tài cuộc sống đời thường giản dị nhưng lại nói lên được
những điều lớn lao của cả xã hội. Dưới ngòi bút của bà, thể thơ Đường luật
được dân tộc hóa một cách cao độ, khiến thứ ngơn ngữ bác học trở nên bình

dân. Đứng về phía phụ nữ, Hồ Xuân Hương làm “trạng sư cho lịch sử” (chữ
dùng của Lê Trí Viễn [15,tr.21]) để lên án chế độ, địi quyền thẳng thắn. Nữ sĩ
khéo léo vận dụng những câu tục ngữ, ca dao Việt để đả kích những hủ tục, ca
ngợi người phụ nữ. Với tính cách phóng khống và cá tính sáng tạo, Hồ Xn
Hương bẻ đơi con chữ, đảo ngược cấu trúc câu như đang muốn đảo lại trật tự
xã hội với những bất cơng vơ lí đang thường trực. Để bộc lộ được tiếng lòng
thiết tha của một người yêu sống, yêu tự do và thiết tha hạnh phúc, Hồ Xuân
Hương không e dè trong việc sử dụng ngơn ngữ. Có những chữ nói lái, ỡm ờ,
lấp lửng nghĩa.Có những chữ dùng miêu tả rất sắc, rất mạnh gần như đi đến
hết giới hạn của từ. Tiếng thơ ấy, thái độ ấy ở thời trung đại có lẽ khơng tìm
ra một ai khác ngồi Hồ Xn Hương.


15
CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TÍNH TỪ TRONG
THƠ NƠM HỒ XN HƢƠNG
2.1. Thống kê tính từ trong thơ Nơm Hồ Xuân Hƣơng
Qua khảo sát 46 bài thơ Nôm của Hồ Xn Hương [4], chúng tơi nhận
thấy có 40/46 bài thơ Nơm có sử dụng tính từ. Số tính từ trong từng bài và
lượt dùng được thống kê cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Thống kê tính từ trong 40 bài thơ Nơm của Hồ Xn Hƣơng
STT

Tên tác phẩm

Số tính từ (từ)

Lượt dùng (lần)


1

Tranh tố nữ

5

6

2

Giếng thơi

9

9

3

Bánh trơi

5

5

4

Quả mít

2


2

5

Ốc nhồi

1

1

6

Đồng tiền hoẻn

3

3

7

Cái quạt

5

5

8

Trống thủng


5

5

9

Miếng trầu

4

4

10

Tát nước

6

6

11

Dệt cửi

7

7

12


Thiếu nữ ngủ ngày

4

4

13

Đánh đu

5

5

14

Lũ ngẩn ngơ

8

8

15
16

Xướng họa

Xướng (I)

2


2

với Chiêu

Xướng (II)

1

1

Hổ

Xướng (III)

1

1

3

3

Không chồng mà chửa


16

17


Dỗ người đàn bà khóc
chồng

2

2

18

Bỡn bà lang khóc chồng

4

4

19

Cái nợ chồng con

3

3

20

Làm lẽ

2

2


21

Tự tình (I)

6

6

22

Tự tình (II)

7

7

23

Tự tình (III)

7

7

24

Quan thị

2


2

25

Kiếp tu hành

2

2

26

Sư hổ mang

5

5

27

Đá ông Chồng bà Chồng

5

5

28

Đài Khán Xuân


6

7

29

Chùa Qn Sứ

5

5

30

Đền Sầm Nghi Đống

1

1

31

Động Hương Tích

8

8

32


Hang Thanh Hóa

6

6

33

Hang Cắc Cớ

8

8

34

Kém Trống

4

4

35

Quán Khánh

11

11


36

Đèo Ba Dội

10

10

37

Cảnh chùa ban đêm

5

5

38

Cảnh thu

7

7

39

Trăng thu

6


6

40

Hỏi trăng

6

6

204

206

Tổng


17
Nhìn chung, phần lớn các tính từ chỉ xuất hiện 1 từ/ 1 lần/ 1 bài. Có một
số tính từ được lặp lại nhiều như trơ, khéo, văng vẳng,…Tuy nhiên, sự lặp lại
các tính từ trong cùng một bài cũng như sự lặp lại các tính từ ở các bài khác
nhau trong tồn tập thơ xảy ra khơng nhiều. Điều này cho thấy vốn tính từ
trong thơ Nơm Hồ Xn Hương rất phong phú, đa dạng. (xem Phụ lục 1).
2.2. Khảo sát tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hƣơng trên bình diện ngữ
pháp
Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương
gồm có ba kiểu từ đó là: từ đơn, từ ghép, từ láy. Trong đó, từ ghép gồm từ
ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Qua khảo sát các tác phẩm thơ Nôm của
Hồ Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy Hồ Xuân Hương có thiên hướng dùng

tính từ ở dạng từ đơn và từ láy nhiều hơn ở dạng từ ghép. Số tính từ ở mỗi
loại từ và tỉ lệ phần trăm của mỗi loại tính từ được thống kê cụ thể trong bảng
sau:
Bảng 2: Tỉ lệ tính từ trong thơ Nơm Hồ Xuân Hƣơng xét về mặt cấu trúc
Phân loại từ

Lượt dùng (lần)

Tỉ lệ (%)

Từ đơn

86

41,74

Đẳng lập

16

7,77

Chính phụ

16

7,77

Từ láy


88

42,72

Tổng

206

100

Từ ghép

Trong tổng số 206 lượt dùng tính từ thì tính từ là từ ghép có số lượng
lớn nhất với 88 lần xuất hiện, chiếm 42,72%. Tính từ là từ đơn xuất hiện 86
lần, chiếm 41,74%. Từ ghép chiếm tỉ lệ ít nhất, trong đó từ ghép đẳng lập và


18
từ ghép chính phụ có số lần xuất hiện bằng nhau, đều chiếm 7,77%. (Xem
thêm Phụ lục 3).
2.2.1. Tính từ là từ đơn
Trong tổng số 206 lượt dùng tính từ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương,
tính từ là từ đơn đứng vị trị thứ 2 với 86 lượt dùng, chiếm 41,74% tổng số.
Với yêu cầu “ít lời, nhiều ý” của thể loại thơ, tính từ đơn có lẽ là lựa
chọn tốt nhất cho thi sĩ, không những rút gọn được câu chữ, mà cịn nhấn
mạnh được đặc tính của sự vật . Qua khảo sát 46 bài thơ Nôm trong tập thơ
Nôm Hồ Xuân Hương [4], chúng tôi nhận thấy có 34 bài có xuất hiện tính từ
là từ đơn. Tổng cộng có 61 tính từ là từ đơn với 86 lượt dùng. Từ “khéo” xuất
hiện nhiều nhất với 6 lượt dùng, chiếm 6,97% tổng số, tiếp đó là tính từ
“trịn” với 4 lần xuất hiện, chiếm 4,65%. Những tính từ chỉ màu sắc như:

xanh, trắng, bạc cũng xuất hiện từ 2 đến 3 lần. Các từ còn lại thường chỉ xuất
hiện một lần duy nhất, ít thấy hiện tượng lặp lại. Lượt dùng và tỉ lệ từng tính
từ đơn được thống kê cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3: Thống kê lƣợt dùng và tỉ lệ của các tính từ là từ đơn trong
thơ Nơm Hồ Xn Hƣơng
STT

Tính từ

Lượt dùng (lần)

Tỉ lệ (%)

1

Xinh

2

2,34

2

Trắng

3

3,49

3


Xanh

3

3,49

4

Khéo

6

6,97

5

Tốt

2

2,34

6

Tròn

4

4,65


7

Rắn

1

1,16

8

Nát

1

1,16

9

Son

1

1,16


19
10

Dày


1

1,16

11

Hơi

2

2,34

12

Hoẻn

1

1,16

13

Đủ

1

1,16

14


Nóng

1

1,16

15

Mát

1

1,16

16

Thủng

1

1,16

17

Vắng

2

2,34


18

Thanh

1

1,16

19

Thẳng

1

1,16

20

Bạc

2

2,34

21

Mệt

1


1,16

22

Đầy

1

1,16

23

Mau

1

1,16

24

Nồng

1

1,16

25

Dở


1

1,16

26

Lỏng

1

1,16

27

Ngứa

1

1,16

28

Rữa

1

1,16

29


Cỏn

1

1,16

30

Buồn

3

3,49

31

Thưa

1

1,16

32

Tỉnh

2

2,34


33

Say

2

2,34

34

Xấu

1

1,16

35

Hẩm

1

1,16

36

Thảm

1


1,16

37

Sầu

1

1,16


20
38

Om

1

1,16

39

Trơ

1

1,16

40


Khuyết

2

2,34

41

Nặng

1

1,16

42



1

1,16

43

Hỉ

1

1,16


44

Hồng

1

1,16

45

Cạn

1

1,16

46

Vơi

1

1,16

47

Già

1


1,16

48

Mỏi

3

3,49

49

Khơn

1

1,16

50

Tài

1

1,16

51

Hẹp


1

1,16

52

Chéo

1

1,16

53

Biếc

1

1,16

54



1

1,16

55


Con

1

1,16

56

Đen

1

1,16

57

Non

2

2,34

58

Chếch

1

1,16


59

Đỏ

1

1,16

60

Méo

1

1,16

61

Khịm

1

1,16

86

100

Tổng cộng



×