Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nguyên nhân thất bại trong ba cuộc kháng chiến chống triệu thế kỷ II TCN chống minh thế kỷ XV chống pháp thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.99 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

TRẦN NGỌC ANH

Nguyên nhân thất bại trong ba cuộc kháng
chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN), chống
Minh (thế kỷ XV), chống Pháp (thế kỷ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã
chiến thắng ngoại xâm một cách oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch sử Việt
Nam, là thách thức gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trong lịch sử chống ngoại xâm lâu dài của dân tộc, trong cuộc
chiến đấu lâu dài vì độc lập tự do của đất nước, dân tộc ta khơng phải khơng có lần
thất bại, thậm chí có khi thất bại nặng nề, đau xót. Trong số 13 cuộc kháng chiến
bảo vệ tổ quốc mà dân tộc ta đã trải qua, có ba lần kháng chiến thất bại (cuộc
kháng chiến chống Triệu đời An Dương Vương, chống Minh đời Hồ và chống
Pháp đời Nguyễn).
Nhưng tại sao ba cuộc kháng chiến đó lại thất bại? Để rồi nước ta phải rơi
vào ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc: Triệu Đà, nhà Minh và sau này là
vào tay thực dân Pháp trong những năm nữa sau thế kỷ XIX.


Thực tế lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ tất cả. Song để làm sáng tỏ thì lại cả
một vấn đề. Đặc biệt trước sự biến động của tình hình trong nước và thế giới như
hiện nay, việc đánh giá nhìn nhận lại lịch sử dân tộc là điều vô cùng cần thiết và
rất quan trọng, nhất là lịch sử Việt Nam trong chặng đường dựng nước và giữ
nước (thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX) qua những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm để hiểu được rằng trong những lần đối đầu với kẻ thù, cha ông chúng ta đã
làm được những gì cũng như chưa làm được những gì. Từ đó chỉ ra những điểm
chung và riêng trong việc thất bại từ ba cuộc kháng chiến. Đồng thời, giúp mọi
người đánh giá đúng những mặt tích cực và hạn chế của nó khi đứng trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để nhận định. Góp phần làm sáng tỏ hơn những
vấn đề lịch sử của dân tộc trong thời kì cổ - trung đại Việt Nam. Nhất là phục vụ
cho công tác dạy học tốt hơn. Mặt khác,có thể đúc rút những bài học kinh nghiệm
cho việc đưa ra những chính sách, chủ trương, biện pháp về quân sự, chính trị,


ngoại giao… để phòng thủ đất nước, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc tạo điều
kiện để xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Nguyên nhân thất bại trong
ba cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN), chống Minh (thế kỷ XV), chống
Pháp (thế kỷ XIX)” làm cơng trình nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam về các giai đoạn, thời kỳ lịch sử từ trước tới
nay có nhiều cơng trình và sách của nhiều nhà nghiên cứu sử học. Tìm hiểu về
nguyên nhân thất bại trong ba cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN),
chống Minh (thế kỷ XV), chống Pháp (thế kỷ XIX), được rất nhiều nhà lịch sử quan
tâm. Bởi vì, trong quá trình dựng nước và giữ nước, những cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm của dân tộc ta luôn là niềm tự hào lớn nhất và cũng là một nét đặc
sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên mà còn chiến
đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ ác liệt với so sánh lực lượng rất chênh lệch. Hơn

nữa chiến tranh là cuộc đọ sức một mất một còn, là sự thử thách quyết liệt nhất,
toàn diện nhất sức sống của một dân tộc. Trong cuộc chiến đấu lâu dài vì độc lập
tự do của đất nước, dân tộc ta cũng đã có lần phải thất bại bởi kẻ thù của dân tộc ta
vốn là những đế chế lớn, có nhiều tiềm lực kinh tế và quân sự, có quyết tâm xâm
lược cao và ngoan cố. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì sự thất
bại của ta cũng xuất phát từ nhiều yếu tố, mà nguyên nhân thất bại từ ba cuộc
kháng chiến chống Triệu, Minh, Pháp biểu hiện rõ nét nhất.
Nhận định về vấn đề này đã có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Nhưng
dù nhìn từ góc độ nào, khía cạnh nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải thừa
nhận rằng, thất bại đó một mặt còn xuất phát từ yếu tố chủ quan của dân tộc. Cho
nên, không thể trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho hồn cảnh.
Vì vậy, liên quan đến đề tài này có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập, trong
đó đáng chú ý có:


Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX”, NXB khoa học - xã
hội, 1955 của Đào Duy Anh, có trích dẫn khá nhiều về ngun nhân thất bại của
ba cuộc kháng chiến trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Cuốn “Lịch Sử cổ đại Việt Nam”, NXB văn hố - thơng tin, 1957 của Đào
Duy Anh. Tác giả đề cập việc thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng
chiến chống Triệu Đà thế kỷ II TCN.
Cuốn “Lịch Sử Việt Nam trước thế kỷ X”, quyển 1 – tập 1, NXB Giáo Dục,
1977 của tác giả Trương Hữu Quýnh. Tác giả cũng đề cập đến quá trình đấu tranh
chống giặc giữ nước trong thời kỳ lịch sử dân tộc từ thế kỷ II TCN.
Cuốn “Lịch Sử Việt Nam thế kỷ X – 1427”, quyển 1 tập 2, NXB Giáo Dục,
1977 của tác giả Trương Hữu Quýnh và Nguyễn Đức Nghinh cũng đề cập đến việc
thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh thế kỷ XV.
Cuốn “Lịch Sử Việt Nam”, NXB Trẻ, 1997 của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân
cũng đề cập đến nguyên nhân thất bại của các cuộc kháng chiến chống Triệu,
Minh, Pháp của dân tộc ta.

Cuốn “Việt Nam thế kỷ XIX (1802 – 1844)”, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002
của GS.Nguyễn Phan Quang đã trích dẫn nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu sử
học Việt Nam về ngun nhân mất nước, trong đó trách nhiệm hồn toàn thuộc về
triều Nguyễn.
Ngoài ra, trong các cuốn: “Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn”, NXB Văn
hố Sài Gịn, 2007; Cuốn “Lịch Sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới”, NXB Đại
học sư phạm, 2005,…Có nhiều bài viết đề cập tới vấn đề mất nước và trách nhiệm
của triều Nguyễn.
Vấn đề trên không chỉ được các nhà sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu,
mà còn là vấn đề cho các nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài chú ý đến. Như tác
giả Y.Tsuboi trong cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 1885 cũng có cách nhìn nhận của riêng mình đối với trách nhiệm để mất nước của
triều Nguyễn.


Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu đã góp phần minh hoạ một cách
cơ bản vấn đề thất bại của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống giặc
ngoại xâm bảo vệ bờ cõi đât nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng
trình nào hoặc một chuyên khảo nghiên cứu sâu về vấn đề này một cách có hệ
thống và tồn diện. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân thất bại trong ba
cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ
XIX)”, tơi mong muốn nhìn nhận và đánh giá những vấn đề trên được rõ hơn.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân thất bại của các cuộc kháng chiến
của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm Triệu (thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ
XV), Pháp (thế kỷ XIX).
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ hơn
q trình thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Triệu (thế kỷ II
TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ XIX) của dân tộc để bảo vệ độc lập chủ

quyền. Đồng thời, qua đây nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tiễn từ
nguyên nhân thất bại trên. Để qua đó khắc phục và có cách nhìn nhận, đánh giá
khách quan và đúng đắn hơn. Mặt khác, cũng nhằm phục vụ cho thực tiễn lịch sử
trong thời kỳ hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một cách toàn diện quá trình thất bại của các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm Triệu (thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ XIX)
của dân tộc ta trong chặng đượng dựng nước và giữ nước. Cũng như những mặt
hạn chế của các chính sách biện pháp về chiến lược lẩn sách lược mà cha ông ta đã
sử dụng để chống kẻ thù.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu của đề tài
4.1. Phương pháp nghiên cứu


Trong q trình nghiên cứu đề tài chúng tơi ln đứng vững trên lập trường
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở phương
pháp nghiên cứu khoa học để trình bày, phân tích, nhận định, đánh giá các mặt tích
cực cũng như hạn chế từ nguyên nhân thất bại trong chặng đường dựng nước và
giữ nước (thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX) qua những cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc. Từ đó, rút ra bản chất quy luật, khuynh
hướng chủ đạo của sự vận động phát triển các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đặc biệt
là trong một giai đoạn lịch sử đầy diễn biến phức tạp, nên đã tồn tại nhiều quan
điểm đánh giá nhận định khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau. Do đó, việc vận
dụng quan điểm lịch sử - cụ thể để nghiên cứu càng là yêu cầu đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài chúng tơi cịn sử dụng nhiều phương pháp hệ
thống, so sánh, đối chiếu lịch sử. Việc nhìn nhận đối tượng trong tính hệ thống và
trong các mối quan hệ có tính so sánh sẽ góp phần làm nổi bật thực chất, đặc điểm,
những đánh giá khách quan và khoa học hơn về những đóng góp và hạn chế của
cha ơng ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ
XIX.

4.2. Nguồn tư liệu.
Đề tài được hình thành trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Tuy
nhiên, tư liệu thành văn đóng một vai trị quan trọng. Đó là các tác phẩm sử học,
các cơng trình nghiên cứu trên sách báo và tạp chí có liên quan. Ngồi ra, chúng
tơi cịn sử dụng nguồn tư liệu lấy trên mạng Internet.
5. Đóng góp của đề tài.
Đề tài này góp phần hiểu thêm về một thời kỳ lịch sử dân tộc. Đó là thế kỷ
II TCN, thế kỷ XV, thế kỷ XIX. Qua đây làm sáng tỏ hơn những mặt hạn chế
trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc là như
thế nào? Để từ đó, khắc phục rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu áp dụng
vào thực tiễn đất nước hiện nay đang đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hoá hiện,
đại hoá đất nước. Hội nhập vào xu thế chung của khu vực và thế giới mà vẫn giữ


vững được nền độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia bằng cách đưa ra
những chính sách, biện pháp hợp lý về chiến lược cũng như sách lược trong lĩnh
vực quân sự, ngoại giao…Từ đây góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta
trên trường quốc tế.
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo phục vụ
cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của các bạn sinh viên nói chung và sinh
viên khoa sử nói riêng.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở bài, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung
chính của đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II
TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ XIX)
Chương 2: Cuộc kháng chiến chống Triệ(thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ XV),
Pháp (thế kỷ XIX) và nguyên nhân thất bại của nó
KẾT LUẬN



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VIỆT NAM TRONG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
TRIỆU (THẾ KỶ II TCN), CHỐNG MINH (THẾ KỶ XV), CHỐNG PHÁP
(THẾ KỶ XIX).
1.1. Âu Lạc dưới thời An Dương Vương và cuộc xâm lược của Triệu Đà (thế
kỷ II TCN)
1.1.1. Sự ra đời và tình hình kinh tế - xã hội của nước Âu Lạc
1.1.1.1. Cơ sở của việc hình thành nước Âu Lạc
Vào cuối thế kỷ IV TCN, với sự phát triển của nông nghiệp, nghề luyện
kim đồng thau và sự ra đời của đồ sắt, các bộ lạc trên cơ sở đó cũng lớn mạnh dần.
Bấy giờ ở vùng miền núi phía Bắc của nước Văn Lang, một liên minh bộ lạc có
quan hệ gắn bó với các Vua Hùng là liên minh bộ lạc Thục hùng mạnh hẳn lên
chiếm cứ cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặt quan hệ qua lại chặt chẽ hơn với các bộ
lạc khác. Dần dần, do nhu cầu tăng thêm của cải và quyền lực của bộ phận quý tộc
thị tộc, tù trưởng bộ lạc Thục - mà truyền thuyết đặt tên là Thục Phán đã đem quân
đánh Hùng Vương thứ 18 vào năm 257 TCN để tranh ngôi vua. Cuộc xung đột
đang tiếp diễn vào cuối thời Hùng Vương thì nước Văn Lang đứng trước mối đe
dọa cực kỳ nguy hiểm. Đó là cuộc xâm lược đại quy mơ của đế chế Tần xuống
phía Nam. Khi mà vào năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng (hoàng đế Trung Hoa) sai
tướng là Đồ Thư sang đánh đất Bách Việt. Trong hoàn cảnh nguy cơ xâm lược đến
gần uy hiếp sự diệt vong của các liên minh bộ lạc Tây Âu cũng như Lạc Việt, cũng
là lúc thế lực của vua Hùng không đương đầu nổi lực lượng của Thục Phán nên
người Tây Âu và người Lạc Việt đã liên minh lại cùng nhau đứng lên chống quân
Tần. Theo sách Hoài Nam Tử, lúc đó “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú
không ai chịu để cho quân Tần bắt” và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm
tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” [20;30]. Sau khi thành công đuổi được quân


xâm lăng, vai trị và uy tín của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh

bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao, không chỉ ở trong bộ lạc Tây Âu mà cịn
có ảnh hưởng sâu rộng trong bộ lạc Lạc Việt. Bởi vậy, vua Hùng đã phải nhường
ngôi cho Thục Phán nước Âu Lạc ra đời từ đó. Thục Phán tự lập làm vua tức Thục
An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc (thế kỷ III TCN).
Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố là Tây Âu (hay Âu Việt) và Lạc
Việt, phản ánh sự liên kết của hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu.
Sự thành lập nước Âu Lạc là một bước phát triển kế tục của nước Văn
Lang, một sự hợp nhất ở mức độ cao hơn, phạm vi rộng hơn của người Lạc Việt
và người Tây Âu. Mặc dù nước Âu Lạc của An Dương Vương chỉ tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn (khoảng gần 30 năm từ năm 208 đến năm 179 TCN), nhưng
nó cũng đã có những đóng góp to lớn vào trong tiến trình phát triển của lịch sử đất
nước.
1.1.1.2. Trạng thái kinh tế - xã hội của nước Âu Lạc
Mặc dù tồn tại trong một thời gian không dài, từ năm 208 TCN đến năm
179 TCN. Nhưng kinh tế - xã hội thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở
những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang trước đây. Trong đó văn hóa
Đơng Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và Âu Lạc.
Trong đời sống văn hóa được thể hiện rõ nét qua văn hóa vật chất, văn hóa
xã hội và văn hóa tinh thần. Ở lĩnh vực xã hội với những nét văn hoá đặc sắc,
phong phú, đa dạng thể hiện rõ tính cách và quan điểm sống của người Âu Lạc
vừa giản dị, mộc mạc nhưng cũng hết sức đặc sắc. Tuy nhiên, xã hội Âu Lác thời
kì này vẫn là xã hội phụ quyền. Vì vậy mà vai trị của người đàn ơng càng được
nâng cao.
Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù thời kì này sinh hoạt săn bắn và hái lượm
vẫn cịn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân nhưng nghề
chài lưới và nghề nông đã có những bước tiến bộ đáng kể. Khi nghề đánh cá đã
phát triển với các dụng cụ đánh bắt như lưới có chì, lưới bằng đất nung, lưỡi câu


bằng đồng thau, mũi lao có ngạnh bằng xương. Thời kì này cư dân Âu Lạc đã đẩy

mạnh phát triển lúa nước, đặc biệt là lúa nếp thơm dẻo và trồng các loại rau củ,
cây trái như trầu cau, dưa hấu hoặc khoai đậu, trồng dâu, nuôi tằm … Kĩ thuật
luyện kim cũng phát triển mạnh khi con người biết làm ra những công cụ sản xuất
bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là cày đồng và lưỡi hái bằng đồng
ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp. Lưỡi cày với nhiều hình dáng khác
nhau có thể hình cánh bướm hoặc hình tam giác. Trong đó, tiêu biểu nhất là việc
người dân Âu Lạc đúc thành công những chiếc trống đồng phức tạp địi hỏi một
trình độ kĩ thuật và văn hố cao.
Khơng những vậy, những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim dao,
lưỡi câu, chuông và đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng đáng kể. Ngoài
ra, đã xuất hiện nghề luyện sắt và nghề gốm phát triển.
1.1.2. Cuộc xâm lược của nhà Triệu
Tài liệu xưa nhất chép việc Triệu Đà chiếm cứ được Âu Lạc là sách “Sử kí”
(q.11) chép rằng: Sau khi nhà Hán đã thống nhất Trung Quốc thì Triệu Đà thần
phục nhà Hán. Nhưng sau khi Hán Cao Tổ chết, Triệu Đà bị Cao Hậu ức chế nên
tự xưng đế không chịu thần phục nhà Hán nữa. Triệu Đà cho rằng, chính vì
Trường Sa Vương dèm pha mà Cao Hậu cấm không cho bán đồ sắt cho Nam Việt,
nên Đà phát binh đánh các ấp ở biên cảnh Trường Sa. Cao Hậu sai tướng là Long
Lự Hầu Chu Táo cử binh đánh Nam Việt. Cao Hậu chết [ nhà Hán] tức bãi binh.
Đà nhân thế lấy binh lực uy hiếp biên cảnh, lấy của cải đút lót, khiến Mân Việt và
Tây Âu Lạc thần phục [1;87- 88] .
Tuy nhiên, theo truyền thuyết của ta và kết hợp với truyền thuyết chép
trong “Việt Kiều Thư” thì sự việc lại khơng diễn ra như vậy. Bởi vì, trong thời Cao
Hậu quân nhà Hán đã tấn công nước Nam Việt của Triệu Đà vào năm 181 TCN,
nhưng thất bại. Năm 180 TCN, Cao Hậu chết nhà Hán phải bãi binh. Từ đó, mặt
Bắc được yên ổn, Triệu Đà có điều kiện để tiến hành xâm lược nước Âu Lạc.


Quân xâm lược nhà Triệu đã nhiều lần tiến vào Tiên Du, Vũ Ninh, sơng
Bình Giang (vùng Bắc Ninh ngày nay) nhưng do lực lượng quốc phòng của An

Dương Vương lúc bấy giờ khá hùng mạnh với số quân đông, được huấn luyện chu
đáo, có vũ khí tốt với nỏ Liên Châu có tịa thành Cổ Loa kiên cố. Dưới sự lãnh đạo
của An Dương Vương và những tướng soái tài ba như Cao Lỗ, quân dân Âu Lạc
lại chung sức đồng lịng, đồn kết quyết tâm chiến đấu nên đã nhiều lần đánh bại
và đánh lui quân xâm lược Triệu Đà ở vùng núi đồi Tiên Du và Vũ Ninh.
1.2. Đại Việt thời nhà Hồ và cuộc xâm lược của nhà Minh (thế kỷ XV)
1.2.1. Những cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ
1.2.1.1. Quá trình tham chính của Hồ Quý Ly và việc thành lập nhà Hồ
Xã hội cuối Trần ngày càng lâm vào con đường khủng hoảng trầm trọng lý
giải về điều này khiến rất nhiều người phải ngạc nhiên, bởi thật khó lường trước
được một triều đại giỏi giang cả về dựng nước và giữ nước như nhà Trần mà từ Dụ
Tông trở đi lại nhanh chóng suy đồi đến thế. Vậy nguyên nhân đó bắt nguồn từ
đâu.
Đầu tiên, là sự sa đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền dẫn tới nỗi thống khổ
của nhân dân, sự sa đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền đã bắt đầu bộc lộ từ khi
những khả năng lớn lao nhất của dân tộc bị ném vào những cuộc chiến tranh phi
nghĩa để thõa mãn những tham vọng về đất đai, uy thế và quyền lực.“Bụi Hồ
khơng dám động” đó là sự thật, nhưng “ngàn năm thanh bình” thì trong thực tế
chỉ có thái bình, n ấm vui chơi cho địa chủ, quý tộc mà thôi. Và cũng chỉ có họ
mới “cuộc chơi năm nay lại hơn những cuộc chơi năm xưa ” [27;178] , như lời
thơ của Trần Nguyên Đán đã nói . Nhiều chùa tháp và cung điện được xây dựng.
Dụ Tông (1341 -1369) sai đào hồ lớn ở vườn ngự, chất đá làm núi, bốn mặt khai
sông cho núi thông vào làm chổ vui chơi. Sau đó cịn đào một hồ nhỏ khác bắt dân
Hải Đông chở nước mặn về chứa vào hồ để ni hải sản.
Kế đến là sự đình trệ của nền kinh tế nông nghiệp. Khi mà cuộc sống “an
cư lạc nghiệp”, lao động trong hịa bình mà nhân dân Đại Việt mong muốn sau


những năm kháng chiến chống Nguyên căng thẳng, không thể tìm thấy được trong
cả thời gian rất dài cả thế kỷ XIV. Để có đủ binh lính, phu đài tải lương thực, khí

giới cung cấp cho những cuộc chiến tranh liên miên với Ai Lao và Chiêm Thành,
nhà Trần đã huy động hết nhân lực, tài nguyên sản vật, sản phẩm do sức lao động
của nông dân, thợ thủ công tạo ra, những lúc dân đói mà nhà vua vẫn tích trữ thóc
gạo để chuẩn bị đánh Chiêm.
Cuối cùng là sự bất ổn định của xã hội, đến giữa thế kỷ XIV mâu thuẫn giai
cấp đã gay gắt đến mức bùng nổ thành các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân.
Năm 1343 đại hạn, mất mùa, nhân dân nổi dậy khắp nơi, nhất là gia nô các vương
hầu. Đến năm sau 1344, nông dân lại tụ tập ở núi Yên Phụ (Hải Hưng), dưới ngọn
cờ khởi nghĩa của Ngô Bệ, đi cướp phá các nhà quan lại, địa chủ. Bị quân triều
đình đàn áp, quân khởi nghĩa tan vỡ. Nhưng 14 năm sau, sau những trận đói lớn
năm 1357 đến 1358, lực lượng quân khởi nghĩa của Ngô Bệ lại tập hợp lại ở núi
Yên Phu dựng cờ yết bảng “chẩn cứu bần dân”. Cả một vùng rộng lớn từ Thiên
Liêu đến huyện Chí Linh ở trong phạm vi khống chế của nghĩa quân. Đến năm
1360 Ngô Bệ và các tướng tá bị bắt và cuộc khởi nghĩa bị nhập tắt.
Phong trào khởi nghĩa của nông dân kéo dài và có những thời kỳ bột phát
mạnh mẽ là biểu hiện cụ thể nhất của sức sản xuất xã hội bị nhà nước phong kiến
và giai cấp địa chủ cầm quyền kìm hãm, phá hoại nghiêm trọng và đang địi hỏi sự
đổi mới tiến bộ trong nền chính trị - xã hội để có thể tiếp tục phát triển.
Đứng trước bối cảnh nhà nước phong kiến thời Trần lâm vào tình trạng
nguy biến, thì ở triều đình, một người ngoại thích, Hồ Quý Ly tự nhận cái trách
nhiệm đứng ra giải quyết các vấn đề để cứu vãn nguy cơ.
Do xuất thân ở tầng lớp quan liêu địa chủ, nhờ cô lấy vua, bản thân lại là
phò mã Quý Ly được dự vào hàng đại quý tộc, được giữ trọng chức và được vua
tin dùng. Cùng với sự thông minh lỗi lac, có phí phách, thủ đoạn, Qúy Ly dụng
tâm phác thảo những việc cải cách, nhằm củng cố triều chính, khơi phục nền kinh
tế tài chính và chấn khởi binh thế của nhà nước, để bên trong có thể giải trừ nội


biến và hịa hỗn mâu thuẫn giai cấp, bên ngồi có thể diệt trừ ngoại hạn. Đồng
thời Qúy Ly cũng ra sức phát triển uy lực của mình để nhằm thực hiện ý đồ cướp

ngôi nhà Trần.
Năm 1375, đời Trần Cánh (Duệ Tôn), Quý Ly được thăng làm Tham mưu
quân sự vì thế ơng có điều kiện để từng bước thâu tóm mọi binh quyền. Năm
1739, đời Trần Nghiễn, Thượng hồng Trần Phủ thăng Q Ly lên chức Tư thơng
kiêm Khu mật đại sứ. Năm 1387, Quý Ly được thăng lên chức Đồng bình chương
sự , tức là chức Tể tướng. Từ đây Quý Ly đã nắm trọn cả chính quyền trong tay
nên dã tâm lật đổ nhà Trần cướp đoạt vương quyền của ông dần bộc lộ rõ khi mỗi
ngày một chuyên quyền thêm, để làm duy yếu dần thế lực của nhà Trần ông đã
đưa dần những người bà con hay tay chân cắt đặt vào các trọng chức văn võ để
làm vây cánh và loại trừ những chức trách quan trọng trong triều do quý tộc Trần
nắm giữ. Do đó, phàm trong triều có thế lực khơng chịu theo, trước sau gì ơng đều
trừ diệt cả.
Sau khi Trần Cánh tử trận ở Chiêm Thành, Trần Nghiễn nối ngơi. Trần
Nghiễn tuy làm vua nhưng chỉ có danh mà khơng có phận, khi chẳng có quyền uy
gì về triều chính mà mọi chuyện chính sự đều do một tay Hồ Quý Ly giải quyết cả.
Hơn nữa, Thượng hoàng chỉ tin cậy Quý Ly nên càng tạo điều kiện cho ơng ra sức
lộng hành, bất bình trước chính sự đó, Trần Nghiễn đã cùng với Thái úy Trang
Định Vương và một số triều thần mưu giết Quý Ly. Sự việc chưa thành thì bị lộ,
Quý Ly dâng tấu xin Thượng hoàng giết Trần Nghiễn và lập Chiêu Định Vương
Trần Ngung nối ngôi. Đồng đảng của Trần Nghiễn đều bị giết cả.
Năm 1391, Thượng hoàng băng hà, là một cơ hội hết sức thuận lợi cho Qúy
Ly cướp ngơi. Ơng tự tơn làm Phụ chính thái sư, vừa cầm quốc chính, vừa giữ việc
dạy vua. Để tiến hành việc cướp ngôi năm 1397, Q Ly định dời đơ vào Thanh
Hóa, ơng cho xây thành trì, dựng cung điện bên núi An Tôn (nay goi là thành Tây
Giai hoặc thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) rồi cuối năm bắt Trần
Ngung dời vào Tây Đô. Năm sau, lại bắt Trần Ngung nhường ngôi lại cho thái tử


Trần Án lên 3 tuổi (Thiếu đế). Quý Ly làm Phụ chính, xưng là đại vương rồi sai
giết Trần Ngung. Dã tâm cướp đoạt ngôi vua của Quý Ly đã rất rõ ràng. Tháng 3

năm sau (1400), Quý Ly phế truất Trần Án tự xưng hoàng đế, lập nên nhà Hồ. Mở
ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
1.2.1.2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu
vãn tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực:
chính trị, quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục …
Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :
Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ: Tổ chức
các kì thi sát hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa
vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu. Năm 1375 Hồ Quý
Ly đã đề nghị chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thơng
hiểu thao lược thì khơng kể là tơn thất, đều cho làm tướng coi quân.
Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: Lộ
coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện.
Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)
cịn gọi là Thành Nhà Hồ. Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng
Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của
Hồ Quý Ly) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi
cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).
Trên lĩnh vực tài chính- kinh
Tài chính:


Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng
gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại với các hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy
định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng
tiền đồng bị bắt cũng bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403
nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng,
đặt chức thị giám, ban mẫu về: Cân, thước, thăng, đấu.

Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh
chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, cịn khơng phải đóng thuế đinh đó
là người khơng ruộng,trẻ mồ cơi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến :
người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan …
Về kinh tế :
Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý
tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và
trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuộc tội cịn
ruộng thừa thì sung cơng
Năm 1398 Hồ Q Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với
mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư
thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó.
Nếu sau 5 năm ruộng nào khơng có ai nhận thì nhà nước sung cơng.
Về xã hội:
Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các
quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nơng nơ nhất định
số thừa ra sẽ sung cơng. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nơ trừ loại mới
ni với gia nơ nước ngồi, các gia nơ cịn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo
tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên


những dân phiêu tán thì khơng được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các
phiên trấn phải trở về quê quán.
Nhà Hồ đã đưa những người có của mà khơng có ruộng biên vào qn ngũ
ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào
năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.
Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải
bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt
quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân.
Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :

Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và
hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo
dưới 50 tuổi bắt họ phải hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp
với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách “minh đạo” bàn về Nho giáo, phê
phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ, Chu Đơn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và
đề cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.
Người có ý thức đề cao chữ Nơm, từ đó cho nên ơng đã tự mình dịch “Thiên Vơ
Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan
dạy các phi tần, cung nữ.
Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho
sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành.
Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ
bậc. Ông đã bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường
thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và tốn.
Ngay sau khi mới lên ngơi ơng mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có
Nguyễn Trãi. Nhà sử học Ngô Thời Sĩ “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4


trường, đến nay cịn theo,khơng thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề
nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.
1.2.2.Cuộc xâm lược của nhà Minh
1.2.2.1.Những âm mưu chính trị chuẩn bị cho cuộc tiến cơng của nhà Minh
Từ lâu, nhà Minh đã có dã tâm để thơn tính nước Đại Việt của ta. Nhưng do
việc nhà Hồ thành lập trong bối cảnh tình hình Trung Quốc đang rối loạn nên
chúng chưa thể thực hiện được mưu đồ. Mãi đến năm 1403, khi Minh Thát Tông
diệt Huệ để lên ngôi mới tạo điều kiện để nhà Minh đẩy mạnh q trình xâm lược.
Nhiều đồn sứ thần được cử sang thăm dò, liên lạc với những quan lại cũ của nhà
Trần có tư tưởng chống nhà Hồ, chuẩn bị nội ứng.
Mặt khác, thông qua việc đòi cung cấp lương thảo, mượn đường để đánh
Chiêm Thành, đòi cắt nhường đất đai biên giới chỉ là những bước lấn dần, thử

thách, thăm dị thái độ triều đình nhà Trần và nhà Hồ của phong kiến nhà Minh để
tiến tới một cuộc tiến cơng xâm lược tồn bộ. năm 1405, phong kiến nhà Minh
tiến một bước có tính chất quyết định trong sự thực hiện mưu đồ đen tối của mình.
Trước đây, nhà Minh đã phong cho Hồ Hán Thương làm An Nam Quốc
Vương (1043), tức là nhà Minh đã công nhận việc lập của nhà Hồ. Nhưng nay nhà
Minh lại mượn cớ Hồ Quý Ly giết vua Trần để cướp ngôi, sai sứ giả là Lý Kỳ
sang điều tra “tội” đó, mục đích của chúng là để do thám tình hình, khuấy động
nhân dân chống lại nhà Hồ và tạo nên danh nghĩa cho cuộc tiến công xâm lược của
chúng. Với chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh ra sức lôi kéo bọn quý tộc
nhà Trần nổi dậy bạo loạn, đấu tranh để giành lại “Ngôi vương” của tổ tông, sử
dụng một số phần tử phản bội để làm tay sai nội thám tình hình, gây chia rẻ trong
nhân dân và sẵn sàng làm nội ứng khi quân Minh kéo sang. Và trong số những tay
sai bán nước đó, nhà Minh đặc biệt sử dụng Trần Thiêm Bình. Thiêm Bình tức là
Trần Kháng là gia nơ của Trần Nguyên Huy, khoảng niên hiệu Quang Thái (13881398) theo quân Chiêm. Sau khi quân Chiêm rút lui Nguyên Huy bị bắt trị tội,


Trần Kháng trốn chạy, phiêu bạt sang Trung Quốc và đổi tên thành Thiêm Bình,
giả danh là con của Nghệ Tơng. Với chiêu bài này, nhà Minh đã có cớ để đem
quân tiến sang nước ta.
1.2.2.2.Cuộc tiến công xâm lược trên quy mô lớn của quân Minh
Sau khi đánh tan đạo quân hộ tống Thiêm Bình, triều đình nhà Hồ cử sứ
sang nhà Minh biện bạch về sự giả trá của Thiêm Bình và xin cống nạp như cũ để
giữ nối quan hệ bang giao giữa hai nước nhưng đã bị nhà Minh khước từ và sứ giả
nhà Hồ đã bị vua Minh giữ lại không cho về nước.
Mưu đồ dùng biện pháp sử dụng tay sai chính trị với sự can thiệp hỗ trợ của
nô ti đội quân nhỏ để nắm lấy đất nước Đại Việt bất thành khiến vua nhà Minh vô
cùng căm giận, quyết tâm phục thù, rửa hận khi tiến hành xâm lược bằng một lực
lượng vũ trang lớn trong một cuộc hành quan quy mô. Nhà Minh đã huy động và
tổ chức một đạo quân trên 20 vạn bộ binh và kị binh với chục vạn dân phu vận
chuyển do bọn Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc chỉ huy, cụ

thể: “Thành quốc công Chu Năng được cử làm tống binh, Tân thành hầu Trương
Phụ làm hữu phó tướng quân, thống suất đại binh theo đường Lạng Sơn tiến công;
Trấn thủ Vân Nam là Tây binh hầu Mộc Thạnh làm Tả phó tướng quân lãnh đạo
một đạo quân thứ hai tiến vào theo đường sông Hồng ” [1;288]. Mặt khác, sai các
Đô ty các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Tây, Hồ Quảng điều
động 8 vạn binh đến Quảng Tây để đợi lệnh Tổng binh và lệnh cho Đô ty tỉnh Sơn
Đông tuyển chọn 1000 quân tinh nhuệ trong hai vệ và nghi vệ của Thanh Châu,
điều động đến kinh đô để theo Tổng binh; Đồng thời sai Thục Lương Xuân lựa
chọn 5000 quân Mã bộ và lệnh cho Đô ty các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên tuyển
dụng 7 vạn quân Mã bộ đến Vân Nam chờ lệnh của Tả phó tướng quân.
Tháng 8 năm 1406, bọn Chu Năng xuất phát từ Kim Lăng, ngược dòng
Trường Giang, qua Vũ Xương, Lạc Dương, Động Đình Hồ theo sơng Tương qua
sơng Quế, sang sông Uất rồi theo Tả Giang đến phủ Thái Bình. Sau gần hai tháng


thì đến Long Châu để chuẩn bị tiến cơng thì Chu Năng khơng may qua đời vì bệnh
nặng, Hữu phó tướng Trương Phụ lên thay làm Tổng binh.
Ngày mồng 9 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 4, tức tháng 11 năm 1406,
Trương Phụ xuất phát từ Bằng Tường, qua ải Ba Luỹ (tức ải Nam Quan), sai bọn
Đô đốc Quảng Tây đóng dinh ở dưới cửa quan để lo chở lương và sửa đường bắc
cầu. Tại mặt Vân Nam thì Mộc Thạnh tiến công từ Mông Tự, chiếm lấy cửa Mãnh
Liệt để tiến quân vào nước ta, y đã cho qn chặt gỗ đóng thuyền xuống đến cửa
sơng Lơ, Lý Bân là Tả tham tướng cho rằng: “Muốn vượt qua được sơng Hồng chỉ
có thể tiến ngược lên phía thượng lưu mới dễ dàng nhất” [1;289]. Vì vậy ban
đêm, quân lính ngầm khiêng thuyền, theo đường tắt ra phía sơng Thao - Khúc
sông Hồng ở miền Phú Thọ, đồng thời Mộc Thạnh cũng cho quân chèo thuyền
ngược sông để liên lạc với quân của Lữ Nghi, hai quân hợp nhau đánh chiếm được
mặt sông Thao. Chiến thuật của Trương Phụ là phải tìm nơi thuận tiện để vượt qua
sơng Hồng. nếu đến thẳng Gia Lâm mà qua sơng thì rất khó, bởi một mặt chúng
khơng có thuyền bè, mặt khác qn ta đã bố phịng rất chặt chẽ ở phía Nam sông.

Trương Phụ phải dùng mưu cho quân du kỵ thẳng đến miền Gia Lâm, ban đêm đốt
đuốc bắn súng ầm lên để cho quân ta tưởng rằng giặc muốn qua sơng ở đó, rồi
ngầm tiến qn về phía thượng lưu để hội với quân của Mộc Thạnh.
Ngày mồng 6 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4, tức tháng 4 năm 1407 Trương
Phụ nhận được thư của Mộc Thạnh báo rằng đã chiếm được mặt sơng Thao và
hiện đang đóng quân ở bắc ngạn, trước mặt thành Đa Bang. Mộc Thạnh cũng nói
thêm rằng: “Đồn trại của quân ta ở nam ngạn đều sát bờ sơng, khó lịng leo lên
chiếm được, chỉ có thành Đa Bang, dưới chân có bãi cát rộng, có thể trú quân để
đánh thành. Tuy thành đất cao và dốc, lại có nhiều lớp hào sâu, nhưng có đủ
chiến cụ thì cũng dễ chiếm lấy” [1;289]. Trương Phụ bèn hợp quân với Mộc
Thạnh và bàn kế đánh thành.
Ngồi ra, nhà Minh cịn sai Dương Tiến Bảo và Lý Kỳ mang sắc vào dụ
Chiêm Thành phối hợp tấn cơng ở biên giới phía Nam.


Có thể nói rằng, với cuộc tiến cơng xâm lược trên quy mô lớn lần này của
quân địch. Vua Minh đã tỏ rõ quyết tâm phải thơn tín bằng được nước ta. Có như
vậy thì y mới rửa được mối nhục thù và tạo được uy thế lớn với các nước láng
giềng xung quanh.
1.3. Việt Nam dưới triều Nguyễn và cuộc xâm lược của thực dân Pháp
1.3.1. Tình hình chính trị, ki nh tế, xã hội dưới triều Nguyễn
1.3.1.1 .Về chính trị.
Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn do vua
Cản Thịnh (tức Nguyễn Quang Toản ) đứng đầu, Nguyễn Ánh lên ngơi hồng đế,
lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Thuận Hóa (Huế ), phục hồi lại chính quyền
phong kiến của các chúa Nguyễn trước đó đã bị phong trào Tây Sơn lật đổ (1777),
mở đầu triều Nguyễn triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam.
Việc làm đầu tiên sau khi lên ngôi là Nguyễn Ánh tổ chức bộ máy nhà
nước. Dưới thời Gia Long (1802-1819) tổ chức bộ máy nhà nước được chấn chỉnh
dần nhằm xây dựng một thể chế quan liêu chuyên chế. Bộ máy chính quyền Trung

ương tức là triều đình có vua đứng đầu, nắm tồn quyền quyết định mọi cơng việc
hệ trọng của đất nước. Dưới vua có 6 bộ “Bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ
cơng” [22;135]. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư có các quan chức tả hữu tham
tri, tả hữu thị lang. Mỗi bộ theo phạm vi công việc mà chia thành các tri chuyên
trách. Nhiệm vụ của các bộ đã có quy định cụ thể. Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà nước thời Gia Long cịn có một số cơ quan sự vụ chun mơn như Nội
tào, Ty thơng chính, Quốc tử giám, Thái y viện, Tào chính, Vũ khố, Khâm thiên
giám, Tượng y viện …Để tập trung quyền lực vào Hồng đế, đề phịng mọi sự lấn
át uy quyền của nhà vua, Gia Long đặt ra lệ “Tứ bất” (bốn khơng): “Trong triều
khơng đặt chức tể tướng, thi đình khơng lấy trạng ngun, trong cung khơng lập
hồng hậu, khơng phong tước vương cho người khác” [22;135].
Đến thời Minh Mạng, tính chất chuyên chế phát triển cao độ song song với
việc hạn chế quyền hành các cấp địa phương. Một cuộc cải cách hành chính được


tiến hành vào các năm 1831, 1832. Triều Nguyễn bãi bỏ chế độ cấp lộc điền cho
quan lại, chỉ cấp một ít ruộng thờ (tự điền) cho những cơng thần. Thỉnh thoảng
quan lại được cấp thêm tiền “dưỡng liêm” nhưng vẫn không đủ nhu cầu phục vụ
cho lối sống hưởng thụ xa hoa của họ. Nạn tham nhũng do vậy cũng nảy nở và
ngày một phổ biến dần trở thành thơng lệ trong hàng ngủ quan lại. Họ tìm mọi
cách để hạch sách nhân dân chiếm đoạt tiền của. Năm 1827, Minh Mạng tỏ ra
khơng hài lịng và hết sức tức giận trước thực trạng các quan lại “coi pháp luật
như hư văn, xoay trở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, khơng được thì buộc tội”
[28;211]. Tuy nhiên, tình trạng tham ô, hối lộ không ngừng phát triển, mặc dù Gia
Long, Minh Mạng xử phạt rất nghiêm kể cả đối với những người giữ chức cao
quyền trọng cũng không nghiêm lệ, bỏ qua. Vậy nhưng, để hạn chế nảy sinh mâu
thuẫn nội bộ trong triều, nhất là trong hàng ngủ quan lại thì các vua Nguyễn cũng
tìm mọi cách bênh vực, bao che cho các quan và tránh xa các vụ hối lộ “quan là
cha mẹ dân, làm nhục quan huyện thì là gì cịn uy tín cua quan” [24;343]..
Trước cảnh quan trường thối nát, bất chính như vậy, nhân dân ta thời bấy

giờ đã truyền nhau:
“Cơn ơi mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” [ 28;211].
Tiếp tay quan lại để bóp nặn nhân dân là bọn hào lý địa phương. Chúng cấu
kết với nhau lập bè kéo cánh, mặc sức hoành hành, làm mưa làm gió ở khắp các
địa phương khiến nhân dân lao động cùng một lúc chịu cảnh “một cổ hai tròng”
nên cuộc sống vốn đã khổ nay lại càng khổ thêm không sao ngẩng đầu dậy được.
Đau lòng và bất mãn khi chứng kiến cảnh nhân dân phải cơ cực dưới sự bốc lột
thậm tệ của bọn quan lại và hào lý địa phương, năm 1823 Nguyễn Công Trứ đã tâu
lên vua rằng: “cái hại quan lại là một, còn cái hại cường hào đến 8, 9 phần …nó
làm cho con người ta trở thành mồ côi, vợ người ta thành ra hố bụa, giết cả tính
mạng của người ta, giết cả gia đình người tầm việc khơng lộ …chỗ nào chúng ấy
cùng nhau anh chị, chuyên lợi làm giàu, dối cợt quan lại để thoả lòng riêng”


[28;212]. Sự hà hiếp, bốc lột đó của chúng đã khiến lịng dân ốn thốn, bất bình
nay cần xin bệ hạ soi xét mà nghiêm trị để quần chúng yên lòng, mà cũng để là răn
đe đồng thời tạo niềm tin trong nhân dân để họ một lòng cung phụng triều đình đề
phịng dân tình điêu đứng mà nổi dậy bạo loạn chống triều đình.
Các vua Nguyễn quản lý đất nước, thống trị nhân dân bằng luật pháp hà
khắc. Luật pháp thời Nguyễn thể hiện tính chất chuyên chế cực đoan với nhân dân.
Năm 1815, triều Nguyễn ban hành bộ luật “ Hoàng triều luật lệ ” (luật Gia Long).
Bộ luật này được biên soạn trên cơ sở tham khảo bộ luật của nhà Thanh và bộ luật
Hồng Đức (Lê Thánh Tông). Bộ luật Gia Long thực thi trong suốt các triều đại của
nhà Nguyễn. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức … chỉ bổ sung, thêm bớt
một số điểm cụ thể vào các điều quy định. Bộ luật Gia Long nói riêng, luật pháp
thời Nguyễn nói chung thể hiện rất rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà
vua và đề cao địa vị của quan lại và gia trưởng, trừng trị tàn bạo, dã man những
người chống đối, trong 398 điều luật có tới 166 điều về hình luật.
1.3.1.2. Về kinh tế

Kể từ khi Nguyễn Ánh lập ra vương triều nhà Nguyễn đến nay để ổn định
đời sống nhân dân cũng nhằm tạo mọi điều kiện để người nơng dân có ruộng cày
cấy phát triến sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển thì các
vua nhà Nguyễn hết sức chú trọng đến các vấn đề ruộng đất và sản xuất nơng
nghiệp. Từ đó đã chủ trương đề ra chính sách “Dĩ nông vi bản”. Nguyễn Ánh
phác thảo và Phúc Đảm sau khi kế vị tiếp tục tiếp nối chính sách khẩn hoang của
đời trước, mong muốn phát huy một cách nhanh chóng và y đã thực hiện đầu tiên
ở Nam Kỳ khi sai người chỉnh đốn các sở đồn điền cũ ở đây, nhiều sở đặt từ thời
nội chiến và dặt thêm đồn điền tại miền trung du nhiều tỉnh ở Trung Bắc hoặc để
các quan địa phương chiêu mộ lưu dân đốc suất họ khẩn hoang, cũng có thể cho
Binh Bộ và Lại Bộ sai binh sĩ và tù phạm khai khẩn. Khi thành ruộng thì cho lập
thành thơn ấp mà canh tác. Năm 1828, Phúc Đảm sai Nguyễn Công Trứ làm Dinh
điền sứ, chiêu mộ dân phiêu tán nghèo đói đi khẩn hoang miền đất bãi ở ven biển


Bắc Kỳ thành lập nên huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình và huyện Kim Sơn
thuộc tỉnh Ninh Bình.
Các vua triều Nguyễn đời sau cũng rất quan tâm đến việc khẩn hoang. Tự
Đức còn định lại phép đồn điền ở Nam Kỳ để tăng cường sự khai khẩn, nhất là ở
Miền Tây ông cử Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược đai sứ để đôn đốc việc ấy.
Tự Đức cũng đặt thêm chức Dinh điền sứ ở nhiều tỉnh Trung Bắc. Tuy nhiên dưới
thời Nguyễn, vấn đề ruộng đất luôn luôn căng thẳng. Nạn chiếm đoạt và tập trung
ruộng đất sản xuất của địa chủ khơng ngừng phát triển, do đó mà ruộng đất công
ngày càng thu hẹp dần trong khi ruộng đất tư ngày càng mở rộng. Năm1840 tỷ lệ
ruộng công trên ruộng tư là 17/83%. Nhà Nguyễn đã thực hiện thí điểm một cuộc
cải cách ruộng đất ở Bình Định. Sung công một nửa số ruộng tư của các nhà để
chia lại cho dân đinh theo phép quân điền, do Gia Long ban hành năm 1804 nhưng
kết quả chẳng như mong muốn khi “ruộng cơng màu mỡ thì cường hào cưỡng
chiếm. Cịn thừa chỗ nào thì hương lý bao chiếm, dân chỉ được phần xương xẩu
mà thôi” [28;215]. Cuộc cải cách vì vậy đã thất bại và nhà Nguyễn đã phải dừng

lại không dám triển khai ở các tỉnh khác. Nên chính sách quân điền chỉ mang ý
nghĩa trượng trưng, thể hiện rõ sự ưu đãi của nhà nước đối với quan lại và binh
lính. Bởi trên thực tế, chính sách qn điền mục đích chỉ là để trói buộc người
nông dân và tổ chức thôn xã để thực hiện nghĩa vụ tơ thuế, lao dịch và binh dịch.
Vì thế mà chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn khơng xuất phát từ yêu cầu phát
triển sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là để cũng cố hơn nửa bệ đỡ kinh tế cho
một nhà nước tập quyền chuyên chế lấy nơng nghiệp làm nền tảng. Do đó, chính
sách này đã trở thành nhân tố cản trở bước phát triển của kinh tế hàng hóa.
Nhưng với những cố gắng cuối cùng nhà Nguyễn cũng mong muốn thiết
lập nên một vương triều vững mạnh, vì thế đến năm 1828 chế độ doanh điền được
ban hành, Theo đó nhà nước đứng ra tổ chức, quy hoạch và góp vốn đầu tiên, cịn
nhân dân thì tập hợp nhau cùng góp cơng, góp sức khai hoang lập làng, mở rộng
ruộng đất cày cấy. Hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) đã được


thành lập dựa trên phương thức này. Với những kết quả đạt được nhất định nên
hình thức này đã được phổ biến ra nhiều địa phương khác. Với nhiều biện pháp và
chính sách tích cực, hợp lý đã làm cho diện tích đất canh tác ngày càng được mở
rộng. Mà điển hình là trong thời gian Minh Mạng và Thiệu Trị trị vì con số này đạt
được vượt trên một triệu mẫu.
Mặc dù số ruộng đất khai khẩn được không nhỏ, nhưng chính sách doanh
điền, khai hoang cũng khơng thể xóa bỏ hết được những mâu thuẫn đang tồn tại
trong xã hội lúc bấy giờ. Nơng dân vẫn khơng có đất sản xuất bởi ở địa phương
này ruộng đất được khai khẩn thêm thì địa phương khác nơng dân lại bị cướp mất
ruộng đất, phải đi lưu vong. Thậm chí tại nơi mới khai khẩn, ruộng đất cũng lọt
dần vào tay quan lại, cường hào, nhất là những địa chủ đứng ra chiêu mộ người đi
khai hoang.
Cùng với công tác khai hoang nhà Nguyễn cũng chú ý đến việc trị thủy,
làm thủy lợi, ra sức bồi đắp hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, phân cấp việc quản lý đê
điều tại đây. Đối với những loại đê lớn do chính nhà nước quản lý. Nhà nước cho

lập Nha đê chính để làm nhiệm vụ trong coi, quản lý đê điều nhưng do thiếu sự
phối hợp chung đặc biệt do sự tác động của môi trường sinh thái nên đê điều Bắc
Bộ dưới triều Nguyễn vẫn tiếp tục bị vỡ, có nơi như Văn Giang ở Hưng Yên đê
điều vỡ lở kéo dài suốt 18 năm liền.
Đối với công nghiệp, nhà Nguyễn có khuynh hướng xây dựng các cơng
xưởng. Vũ khố chế tạo ty là cơ quan quản lý thủ công nghiệp nhà nước bao gốm
57 cục. Ngồi ra cịn có các cơ quan chức năng đảm nhận từng nhiệm vụ chức
trách khác nhau về từng lĩnh vực như Ty thuyền chính, Ty tu tạo, Ty thương bác
hỏa dược,... Những người làm việc trong cơng xưởng đều là các thợ có tay nghề
giỏi được trưng tập từ khắp cả nước nên sản xuất tạo ra mang chất lượng cao. Về
phía thủ công nghiệp dân gian, do hạn chế về nguồn tiêu thụ vá chính sách khuyến
khích của nhà nước, chịu nhiều ràng buộc về quy cách sản xuất và thể lệ thuế nên
khơng có điều kiện để phát triển mạnh mẽ lên được, đơi khi cịn bị phân tán, khả


năng khơng được phát huy để góp phần thúc đẩy q trình phát triển nền kinh tế
hàng hóa đương thời.
Về thương nghiệp, đất nước thống nhất tạo điều kiện để việc buôn bán
trong nước được mở rộng và phát triển. Các sản phẩm ở miền Nam như gạo, thóc,
đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi được thuyền bè chở ra Bắc, tơ lụa, đồ gốm
miền Bắc được chở vào các tỉnh ở miềnTrung và miền Nam. Các chợ làng, huyện
tiếp tục được duy trì và hoạt động nhất là các chợ ở một số trung tâm thương mại
như Hà Nội, Hội An, Sài Gòn, Chợ Lớn. Thế nhưng với chủ trương “Trọng nơng
ức thương”, nhà Nguyễn khơng có chính sách khuyến khích thương nghiệp phát
triển thậm chí cịn ngăn cản đến sự phát triển tự do của thương nghiệp. Cùng với
chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm sốt nghiêm ngặt, phức tạp càng làm cho sự
phát triển của nội thương khó khăn hơn.
Đối với ngoại thương, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc quyền. Triều
đình thường bố trí cho các phái bộ đi cơng cán kết hợp mua hàng hóa ở nước
ngồi. Tàu bn Anh, Mỹ, Pháp, ...nhiều lần đến xin đặt quan hệ thông thương

nhưng điều bị khước từ.
Triều Nguyễn, với những chính sách về kinh tế trong những năm nửa đầu
thế kỷ XIX, dù đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung đã kìm hãm lực
lượng sản xuất về nông nghiệp cũng như về công thương nghiệp. Đã chặn đứng
bước tiến của nền kinh tế hàng hóa điều này trái với quy luật, xu thế phát triển
khách quan của triều đại.
1.3.1.3. Về xã hội
Trong hơn 50 năm đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đã
ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế.
Thực tế lịch sử cho thấy, những chính sách này ít nhiều đã đem lại nhiều kết quả
quan trọng, tuy nhiên hiệu quả lâu dài và rõ nét đối với đời sống các tầng lớp nhân
dân thì chưa được thấy rõ. Tai họa lớn nhất và nặng nề nhất đe dọa cuộc sống của
người nơng dân lại chính là nạn tơ thuế và lao dịch. Ngạch thuế ở thời Nguyễn


×