1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54
ĐỀ TÀI:
TRÍ THỨC THỪA THIÊN HUẾ TRONG
CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945 - 1954
TÁC GIẢ: LÊ HOÀI NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. BÙI THỊ TÂN
HỘI ĐỒNG BẢO VỆ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
NĂM BẢO VỆ: 2010
LÊ HOÀI NAM
©
Copyright 2010
2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân sĩ, trí thức Việt Nam
luôn giữ vai trò quan trọng và có những ñóng góp xứng ñáng cho ñất nước trên nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Thừa Thiên Huế trước Cách mạng tháng Tám 1945 là Kinh ñô, trung tâm chính trị
- xã hội của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan ñầu não của chế ñộ quân chủ phong
kiến, của thực dân Pháp, phát xít Nhật có nhiều tầng lớp trí thức sinh sống, học tập và làm
việc.
Sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, tin tưởng vào sự lãnh ñạo của
Đảng, vào lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, hầu hết các nhân sĩ, trí thức Thừa Thiên Huế
ñược giác ngộ cách mạng. Họ ñã rời bỏ cuộc sống êm ấm, tiện nghi nơi ñô thành ñi vào
các chiến khu, chấp nhận mọi gian lao, thiếu thốn cùng Đảng và nhân dân thực hiện sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Từ những lý do trên chúng tôi quyết ñịnh chọn vấn ñề “Trí thức Thừa Thiên Huế
trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)” làm ñề tài luận văn Thạc sĩ của
mình.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Kể từ khi ñất nước giành ñược ñộc lập năm 1945 ñến nay, ở nước ta ñã có nhiều
công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung và trí thức Thừa Thiên Huế nói
riêng.
Năm 1958, Đảng Lao ñộng Việt Nam cho xuất bản cuốn “Chính sách của Đảng
Lao ñộng Việt Nam ñối với trí thức”, chỉ ra những chính sách của Đảng ñối với trí thức
trong sự nghiệp cách mạng. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh - lãnh tụ của Đảng cộng
sản, của Nhà nước - ñã có nhiều bài viết, bài nói nêu cao vai trò của trí thức trong sự
nghiệp cách mạng. Gần hai mươi năm sau (năm 1976), nhà xuất bản Sự Thật ñã tập hợp,
bổ sung và xuất bản với nhan ñề “Về vấn ñề trí thức và cách mạng”.
Tác phẩm “Ký ức và cảm nghĩ” xuất bản năm 1960 của Đảng Xã hội Việt Nam,
mặc dù chỉ là một tập hợp các bài nhật ký, ký ức, hồi ký, nhưng ñã phản ánh ñược những
suy nghĩ và tư tưởng của trí thức Việt Nam trong những chặng ñường tham gia hoạt ñộng
kháng chiến chống Pháp.
Có thể nhận thấy, ña số những ấn phẩm về vai trò, cuộc ñời sự nghiệp của trí thức
Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng ñều ñược xuất bản dưới hình thức hồi
ký. Một trong số những hồi ký, hồi ức lịch sử tiêu biểu có thể kể ñến như: Quê hương và
Cách mạng, của Hoàng Anh xuất bản năm 1990; Giải phóng quân Huế, xuất bản năm
1994; Đường vào khoa học của tôi của giáo sư Tôn Thất Tùng, xuất bản năm 2000;
3
Người lính già Đặng Văn Việt chiến sĩ ñường số 4 anh dũng, xuất bản năm 2001; Tố Hữu
– Nhớ lại một thời, xuất bản năm 2002; Đào Duy Anh với Nhớ nghĩ chiều hôm, xuất bản
năm 2003; Kỷ niệm về một mái trường Tư thục ở Huế: trường Thuận Hóa của Ban liên
lạc cựu học sinh trường Thuận Hóa, xuất bản năm 2006; Từ triều ñình Huế ñến chiến khu
Việt Bắc, của Phạm Khắc Hòe, xuất bản năm 2007; Trường Thanh niên tiền tuyến Huế
1945 - một hiện tượng lịch sử, xuất bản năm 2008,... Các hồi ký trên ñã ñề cập ñến những
hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế trước, trong cách mạng tháng Tám 1945 ở Huế và
tham gia cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954.
Bên cạnh ñó có những tác phẩm nghiên cứu về những cá nhân cụ thể như: Tôn
Thất Tùng - cuộc ñời và sự nghiệp, xuất bản năm 1997; Hồ Đắc Di - cuộc ñời và sự
nghiệp, xuất bản năm 1999; Đặng Văn Ngữ - cuộc ñời và sự nghiệp, xuất bản năm 2000;
Tố Hữu người cộng sản kiên trung nhà văn hóa tài năng của Nguyễn Khoa Điềm, xuất
bản năm 2004; Nguyễn Khánh Toàn - năm tháng, cuộc ñời, xuất bản năm 2005...
Trong ñó, ñáng lưu ý nhất là hai tác phẩm Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, của tác giả
Trần Đương xuất bản năm 2005 và cuốn Những người trong Hoàng tộc nhà Nguyễn ñi
theo cụ Hồ của Nguyễn Văn Khoan xuất bản năm 2010, ñã tập hợp những bài viết về các
nhà trí thức Việt Nam trong giai ñoạn 1945 - 1954, ñặc biệt là những trí thức xuất thân từ
Hoàng tộc Nguyễn tham gia cuộc kháng chiến, kiến quốc. Ngoài việc tập hợp khá ñẩy ñủ
các trí thức giai ñoạn này, tác phẩm ñã khắc họa một cách ñầy ñủ và nổi bật chân dung
các nhà trí thức từ những ñóng góp của họ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, qua ñó ñánh giá
vai trò của tầng lớp này ñối với những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
và xây dựng ñất nước.
Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Huế Xưa
và Nay, Xưa và Nay, Sông Hương,... ñã ñăng tải rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu,
ñề tài khoa học bàn về các trí thức cụ thể, vai trò của họ trong kháng chiến, bối cảnh lịch
sử,… Ở một số bài viết thể hiện những quan ñiểm nhìn nhận và tiếp cận khác nhau, tuy
nhiên ít nhiều ñều thống nhất trong việc ñánh giá vai trò, những ñóng góp của các trí thức
trong một giai ñoạn lịch sử quan trọng của dân tộc.
Như vậy, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng, chưa
có công trình nào nghiên cứu về vấn ñề Trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954).
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
* Mục ñích của luận văn
- Tìm hiểu một cách có hệ thống sự tham gia của ñội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế
trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
4
- Đánh giá vai trò của ñội ngũ trí thức ñối với cuộc kháng chiến chống Pháp, từ ñó
rút ra bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hóa -
Hiện ñại hóa ñất nước hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình chuyển biến của trí thức Thừa Thiên Huế từ ñầu thế kỷ XX
ñến Cách mạng tháng Tám 1945, ñể thấy ñược sự chuyển biến về tư tưởng cũng như hành
ñộng của trí thức trong bối cảnh cách mạng dân tộc ñang diễn ra.
- Làm rõ hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 - 1954).
- Đánh giá vai trò của trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến, kiến
quốc 1945 - 1954, từ ñó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự lãnh ñạo của Đảng nhằm phục
vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Việc xác ñịnh trí thức là ai có ý nghĩa quan trọng ñối với việc luận bàn ñến việc nghiên
cứu và chọn ñối tượng nghiên cứu cho luận văn. Hiện nay, có rất nhiều ñịnh nghĩa về trí thức
cả ở Việt Nam và trên thế giới ñược hàng trăm nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cho nên,
ñể chọn ra một ñịnh nghĩa, hay khái niệm về trí thức bao hàm ñầy ñủ các tiêu chí về trí thức
trong một giai ñoạn lịch sử cụ thể là rất khó. Nhất là tầng lớp trí thức Việt Nam, luận văn tiếp
cận nghiên cứu lại trưởng thành trong xã hội thuộc Pháp từ năm 1945 trở về trước. Vì vậy,
ñối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
+ Về tiêu chí trí thức: là tầng lớp những người lao ñộng trí óc, có trình ñộ học vấn, có
sáng tạo ñặc biệt, dự ñoán ñược thay ñổi thời cuộc, có ñóng góp lớn cho xã hội và là những
người nổi tiếng.
+ Về con người: Đội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế tham gia trong công cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954) bao gồm:
Thứ nhất, những trí thức là gốc người Thừa Thiên Huế học tập, làm việc trên mọi vùng
miền của ñất nước trực tiếp tham gia kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954.
Thứ hai, những trí thức từ những tỉnh thành trong cả nước về Huế sinh sống, làm việc,
hoạt ñộng cách mạng từ trước năm 1945 cho ñến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
năm 1954.
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt ñộng của trí thức Thừa
Thiên Huế gắn liền với cuộc kháng chiến, kiến quốc diễn ra trên phạm vi toàn quốc.
5
Về thời gian, từ năm 1945 ñến năm 1954.
NGUỒN TƯ LIỆU
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau bao
gồm:
- Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành ủy
Huế, các Bảo tàng...
- Hồi ký của các ñồng chí lãnh ñạo, các nhà trí thức ñã từng tham gia hoạt ñộng
trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954.
- Các văn kiện của Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập và Lịch sử
Đảng bộ ñịa phương ñể tìm hiểu về chính sách của Đảng ñối với trí thức.
- Công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan ñã xuất bản, công
bố trên các sách, báo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp
với phương pháp logic. Luận văn sử dụng phương pháp luận Mác xít, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan ñiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Khi xử lý tài liệu chúng tôi
sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp với khảo sát thực
tiễn, trực tiếp tiếp cận nhân chứng ñể làm sáng tỏ những vấn ñề cần nghiên cứu.
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương ñối toàn diện về hoạt ñộng
của trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực
dân Pháp (1945 – 1954).
- Đề tài cung cấp tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu quan tâm ñến chủ ñề
trí thức. Đồng thời bổ sung nguồn tư liệu quan trọng về quá trình tham gia hoạt ñộng cách
mạng của các nhà trí thức trong lịch sử Thừa Thiên Huế và ñất nước giai ñoạn 1945 -
1954.
- Kết quả của luận văn là cơ sở cho việc giáo dục truyền thống ñấu tranh cách
mạng cho thế hệ trẻ về những tấm gương trí thức cách mạng ñi trước. Đồng thời, thành
công của ñề tài cũng sẽ rút ra bài học kinh nghiệm góp phần cho Đảng Cộng sản Việt
Nam xây dựng, sử dụng trí thức vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước
theo Nghị quyết Trung ương 7, khóa X ñề ra.