Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

LÊ THỊ NỮ HƯƠNG

TỪ NGỮ XƯNG HÔ
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2016


1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

TỪ NGỮ XƯNG HƠ
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Trần Văn Sáng
Người thực hiện:


LÊ THỊ NỮ HƯƠNG
(Khóa 2012 – 2016)

Đà Nẵng, tháng 5/2016


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Bố cục bài luận văn ....................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ..................................................... 6
1.1 Lý thuyết về chiếu vật và chỉ xuất .......................................................... 6
1.1.1 Vật quy chiếu ........................................................................................... 6
1.1.2.Quy chiếu ................................................................................................. 8
1.1.3. Chỉ xuất (Deixis) ................................................................................... 10
1.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 10
1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian .......................... 10
1.1.4. Người nói- người nghe .......................................................................... 11
1.2 Phạm trù xưng hơ.................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm về xưng hô ........................................................................... 12
1.2.2 Phương tiện xưng hô .............................................................................. 13
1.3 Giao tiếp và hoạt động giao tiếp ............................................................ 13
1.3.1 Nhân vật giao tiếp .................................................................................. 14
1.3.1.1 Vai giao tiếp ........................................................................................ 14

1.3.1.2 Quan hệ liên cá nhân ........................................................................... 15
1.3.2. Hoàn cảnh giao tiếp............................................................................... 16
1.4. Lý thuyết về hội thoại ............................................................................ 18
1.4.1. Khái niệm hội thoại ............................................................................... 18


1.4.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân .................................................. 19
1.4.2.1. Thể diện .............................................................................................. 20
1.4.2.2. Hành vi đe dọa thể diện...................................................................... 21
1.5. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng...................... 21
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG “SỐ ĐỎ”
VÀ “VỠ ĐÊ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG .................................................. 23
2.1 Các từ ngữ xưng hô trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ... 23
2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại ............................................... 23
2.1.2. Hoạt động của các phương tiện dùng để xưng hô trong tiểu thuyết “Số
đỏ” của Vũ Trọng Phụng................................................................................. 25
2.1.2.1. Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng ................................................... 25
2.1.2.2. Xưng hô bằng danh từ thân tộc .......................................................... 29
2.1.2.3 Xưng hô bằng đại từ nhân xưng .......................................................... 39
2.1.2.4. Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh..................... 44
2.1.2.5. Nhóm kiểu loại xưng hơ khác............................................................. 49
2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng ..................................................................................... 51
2.2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại ................................................ 51
2.2.2 Hoạt động của các từ ngữ dùng để xưng hô trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng ....................................................................................... 53
2.2.2.1 Xưng hô bằng tên riêng ........................................................................ 53
2.2.2.2. Xưng hô bằng danh từ thân tộc ............................................................ 56
2.2.2.3. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng ........................................................... 58
2.2.2.4 Từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh ............................................ 61

2.2.2.5. Nhóm kiểu loại xưng hơ khác ............................................................. 62
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 63


CHƯƠNG 3. TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC- VĂN HĨA ...... 65
3.1. Các nhân tố chi phối cách xưng hô của nhân vật trong tác phẩm ...... 65
3.1.1. Văn hóa truyền thống dân tộc ................................................................ 65
3.1.1.1. Xưng khiêm hô tôn ............................................................................. 65
3.1.1.2. Xưng hô linh hoạt ............................................................................... 67
3.1.2. Vai giao tiếp của các nhân vật ............................................................... 69
3.1.2.1. Tuổi tác ............................................................................................... 69
3.1.2.2. Vị thế xã hội........................................................................................ 71
3.2. Vai trò của từ ngữ xưng hơ trong việc khắc họa tính cách và tâm lý
nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng ................................................ 73
3.3. Xu hướng gia đình hóa trong xưng hơ và phép lịch sự trong xưng hô
trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng................................................................. 77
3.3.1. Xu hướng “gia đình hóa” trong xưng hơ .............................................. 77
3.3.2 Phép lịch sự trong cách xưng hô ............................................................ 79
3.4 Tiểu kết ..................................................................................................... 81
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các từ ngữ xưng hô trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.. 23
Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng tên riêng trong tiểu thuyết
“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ........................................................ 27
Bảng 2.3: Cấu tạo tên riêng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng . 28
Bảng 2.4: Bảng thống kê đối chiếu những danh từ thân tộc được sử dụng

trong gia đình người Việt và ngồi xã hội ..................................... 36
Bảng 2.5 Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng danh từ thân tộc trong
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ...................................... 38
Bảng 2.6: Cấu tạo của danh từ thân tộc trong tiểu thuyết “Số đỏ”
của Vũ Trọng Phụng ...................................................................... 38
Bảng 2.7: Bảng thống kê các đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô
trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt ....................................... 40
Bảng 2.8: Bảng thống kê những cấp độ biểu đạt tình cảm bằng các đại từ nhân
xưng trong tiếng Việt ..................................................................... 42
Bảng 2.9: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng đại từ nhân xưng trong
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ...................................... 43
Bảng 2.10: Cấu tạo đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Số đỏ”
của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 43
Bảng 2.11: Cấu tạo chi tiết của đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của
Vũ Trọng Phụng ........................................................................... 44
Bảng 2.12: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức
vụ trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ...................... 48
Bảng 2.13: Cấu tạo của từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh trong
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng .................................... 49


Bảng 2.14: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng kiểu loại xưng hô
khác trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng .................. 50
Bảng 2.15: Các phương tiện xưng hô trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 51
Bảng 2.16: Số lượng và tỉ lệ phương tiện xưng hô bằng tên riêng
trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .......................... 54
Bảng 2.17: Cấu tạo của tên riêng trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 55
Bảng 2.18: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng danh từ thân tộc

trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .......................... 57
Bảng 2.19: Cấu tạo của danh từ thân tộc trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 57
Bảng 2.20: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng đại từ nhân xưng trong
tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .................................... 59
Bảng 2.21: Cấu tạo đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 59
Bảng 2.22: Cấu tạo chi tiết của đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Vỡ đê”
của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 60
Bảng 2.23: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức
vụ trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng ..................... 61
Bảng 2.24: Cấu tạo từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh trong tiểu thuyết
“Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng ...................................................... 62
Bảng 2.25: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng kiểu loại xưng hô khác
trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .......................... 62
Bảng 2.26: Bảng so sánh số lượng và tần số các phương tiện xưng hô trong
tiểu thuyết “Số đỏ” và “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng ................. 63


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ văn chương là hệ thống cấu tạo để thực hiện chức năng giao
tiếp thẩm mỹ của văn học. Trước đây, người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là
ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, thể hiện qua các phép tu từ. Ngày nay,
người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ của toàn bộ văn bản văn
chương. Trên cấp độ văn bản, các đơn vị ngôn ngữ không kết hợp giản đơn
theo tuyến tính, mà trở thành một cấu trúc chỉnh thể có nội dung và có ý nghĩa
riêng. Có thể nói ngơn ngữ có một vai trị vơ cùng to lớn trong đời sống con

người, nó ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Như vậy, ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Khác với các loại hình
nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Với chất liệu đó, văn học
chứa đựng khả năng giao tiếp mà khơng phải loại hình nghệ thuật nào cũng có
thể có được. Bên cạnh đó, văn học và ngơn ngữ ngày càng có mối quan hệ
mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau. Có thể nói rằng từ điểm nhìn ngơn
ngữ soi chiếu vào văn chương là một hướng đi mới trong nghiên cứu văn học
và từ kết quả nghiên cứu văn học này lại tìm được nhiều cái mới mẻ, độc đáo
của ngôn ngữ.
Xưng hô bao gồm từ ngữ xưng hô và cách xưng hô là một phần không
thể thiếu trong giao tiếp ngôn ngữ của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới.
Đối với tiếng Việt cũng vậy, xưng hô là một trong những đặc điểm nổi bật
của ngơn ngữ giao tiếp. Sở dĩ nói thế bởi lớp từ ngữ dùng để xưng hô trong
tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, nó phản ánh một cách đầy đủ,
tương ứng với cách phân chia từng cái cụ thể của con người trong gia đình và
ngồi xã hội, những từ ngữ ấy ln chuyển mình một cách linh hoạt trong
từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Khi vận dụng vào giao tiếp, các từ ngữ xưng


2

hơ đó cịn nói lên thái độ của người đối thoại, thể hiện những sắc thái, tình
cảm để rồi từ đó hình thành một chiến lược giao tiếp phù hợp, đồng thời đem
lại những hiệu quả nhất định trong việc thực hiện mục đích giao tiếp. Trong
giao tiếp, đối tượng xưng hô chủ yếu là hai phái nam và nữ. Cho nên với
những quy tắc nhất định, việc lựa chọn những từ ngữ xưng hơ chỉ giới tính
góp phần phản ánh một cách sâu sắc đặc trưng văn hóa tư duy của con người
ở mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền hay một cộng đồng nào đó. Xưng hơ đúng,
hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp phát triển. Ngược lại, xưng hơ khơng hợp
lí sẽ gây những hậu quả không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử dụng

từ xưng hơ người ta có thể biết được thái độ, tình cảm, học vấn, mối quan hệ,
suy nghĩ của các nhân vật tham gia giao tiếp. Vì vậy, xưng hơ là một yếu tố
tiên quyết và quan trọng, là một vấn đề đã thu hút được nhiều sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học từ trước đến nay.
Vũ Trọng Phụng là một cây bút bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ông
sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác phẩm của
mình, điều này mang rất nhiều dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy, việc Vũ
Trọng Phụng sử dụng các từ ngữ xưng hô trong tác phẩm của ông mang lại
hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài: Từ ngữ
xưng hơ trong một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xưng hơ trong trong gia đình là vấn đề vô cùng phức tạp nhưng lại vô
cùng thú vị trong tiếng Việt. Nhà nghiên cứu Bùi Minh Yến với một loạt bài
được đăng trên tạp chí Ngơn ngữ đã đi sâu vào khảo sát và bàn về những vấn
đề này. Tạp chí Ngơn ngữ số 3 năm 1990 có bài: Xưng hơ giữa vợ và chồng
trong gia đình người Việt [37]. Tiếp đó có bài: Xưng hơ giữa anh chị và em
trong gia đình người Việt [38] trên tạp chí Ngơn ngữ số 3 năm 1993. Cũng tại
tạp chí này, số 2 năm 1994, Bùi Minh Yến cũng có bài viết: Xưng hơ giữa


3

ơng bà và cháu trong gia đình người Việt [39]. Thông qua những bài viết này,
Bùi Minh Yến đã chỉ ra rằng các từ ngữ xưng hơ trong gia đình người Việt
chủ yếu là danh từ thân tộc, danh từ riêng. Và tùy theo tôn ti trật tự, thứ bậc,
mức độ tình cảm, độ tuổi của các thành viên trong gia đình mà người nói lựa
chọn những cách xưng hơ khác nhau.
Nguyễn Văn Khang lại quan tâm đến vấn đề xưng hơ trong gia đình
người Việt qua bài viết: Nghi thức lời nói trong gia đình người Việt trong
cơng trình nghiên cứu Ứng xử ngơn ngữ trong gia đình người Việt [24]. Khi

khảo sát từ ngữ xưng hô, ông đặc biệt chú ý đến những sắc thái tình cảm của
chúng mà cụ thể là các danh từ thân tộc.
Nếu như các nhà nghiên cứu trên quan tâm đến các phương tiện và cách
xưng hơ trong gia đình người Việt thì Hồng Thị Châu lại đặt ngịi bút của
mình vào cách xưng hô xã giao trong cơ quan nhà nước, các đồn thể với bài
viết: Vài đề nghị chuẩn hóa cách xưng hơ trong xã giao [10] được đăng trên
tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 3, năm 1995. Thông qua việc phân tích sự
bất tiện trong việc dùng danh từ thân tộc để xưng hô theo truyền thống, bà đề
nghị chuẩn hóa cách xưng hơ xã giao, cơng vụ theo hai hướng:
Thứ nhất: Nên trung hòa các sắc thái biểu cảm của danh từ thân tộc khi
làm phương tiện xưng hô xã giao.
Thứ hai: Chọn “tôi” làm phương tiện xưng hơ và “ơng-bà” để hơ cho
người lớn hơn, cịn “anh- chị” để xưng hô cho người nhỏ hơn hoặc bằng “tơi”.
Bài viết của Đỗ Long: Về một khía cạnh biểu hiện của “cái tôi” với cách
tiếp cận ngôn ngữ học trên tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số 3, năm 1990
[27] đã phát hiện ra rằng người Việt xưng “tơi”. Một “cái tơi” e ấp kín đáo sau
cái chung trong danh từ thân tộc, “cái tôi” khiêm nhường, thậm chí e dè,
khúm núm, nhút nhát, khơng dám tự khẳng định trong các từ ngữ xưng hơ có
tính chất ẩn dụ: mận, đào, thuyền. Qua đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự
phong phú tiềm tàng của các từ ngữ xưng hô khi đi vào khai thác những giá


4

trị ngữ dụng của chúng.
Một hướng nghiên cứu từ ngữ xưng hô và cách xưng hô phổ biến trong
thời gian gần đây, đó chính là xét các đặc điểm của từ ngữ xưng hơ dưới góc
độ ngơn ngữ học đối chiếu. Đại diện tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là
Nguyễn Văn Chiến với cơng trình: Ngơn ngữ học đối chiếu: Đối chiếu ngôn
ngữ Đông Nam Á [12]. Với công trình này thì ơng đã mở ra một hướng tiếp

cận mới về nghiên cứu ngôn ngữ học. Đề tài này đã gặt hái được những kết
quả xuất sắc trong việc nghiên cứu tiếng Việt trong sự so sánh đối chiếu với
ngôn ngữ các nước trong khu vực để thấy được sự tương đồng và khác biệt
giữa chúng.
Ngoài ra, để xác định tường mình hơn khái niệm từ ngữ xưng hơ,
Nguyễn Thị Ly Kha có bài viết: Có phải danh từ thân tộc được dùng như đại từ
nhân xưng ở cả ba ngôi [23]. Nguyễn Thị Ly Kha, qua nghiên cứu chức năng
xưng hô của danh từ thân tộc, bà khẳng định danh từ thân tộc chỉ được dùng như
đại từ nhân xưng ngơi thứ I và ngơi thứ II, cịn ở ngôi thứ III không phải bất kỳ
trường hợp nào danh từ thân tộc cũng được dùng như đại từ nhân xưng.
Như vậy, vấn đề xưng hô trong tiếng Việt thu hút được rất nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này vẫn cịn
mang tính sự trên các tạp chí, đề tài luận văn chuyên ngành ngôn ngữ học.
Vũ Trọng Phụng là một cây bút bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ngôn
ngữ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là ngôn ngữ của tự nhiên, sống
động, mang hơi thở của cuộc sống. Các tác phẩm của ông đã sớm gây được
tiếng vang đối với độc giả, tạo nên một phong cách rất đặc trưng. Tuy nhiên,
việc xem xét tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung và “Số đỏ”, “Vỡ đê”
nói riêng ở góc độ ngơn ngữ thì rất cịn hạn chế.
Vì vậy, “Số đỏ” và “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng là “vùng đất mới lạ và
lý thú” để chúng tôi khảo sát phương tiện và cách xưng hô trong tiếng Việt.
Đưa các lý thuyết về xưng hô vào việc nghiên cứu tác phẩm sẽ tạo được hiệu
ứng thú vị trong việc tìm hiểu tác phẩm dưới góc độ Ngơn ngữ học. Cho đến


5

nay, chưa có bất kì một bài viết, cơng trình nghiên cứu nào đề cập vấn đề
nghiên cứu như đề tài chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tơi đi sâu tìm hiểu vấn đề: “Từ ngữ xưng hơ
trong một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài nên đề tài chỉ khảo sát từ ngữ
xưng hô trên hai cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” và “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận này, chúng tơi sử dụng phương pháp nghiên cứu
chính là phương pháp miêu tả ngôn ngữ với các thủ pháp luận giải bên trong
và các thủ pháp luận giải bên ngồi. Việc miêu tả từ ngữ xưng hơ trong tác
phẩm phải sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như: thống kê-phân loại và hệ
thống hóa; thủ pháp phân tích văn cảnh, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp,
thủ pháp đối chiếu so sánh các nhóm được miêu tả,...
Trong từng phần, từng chương khác nhau, những phương pháp nghiên
cứu trên được chúng tôi sử dụng một cách linh hoạt và đậm nhạt khác nhau
nhằm xử lý một cách có hiệu quả yêu cầu ban đầu mà đề tài đặt ra.
5. Bố cục bài luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của bài luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Khảo sát các từ ngữ xưng hô trong tiểu thuyết “Số đỏ” và
“Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng.
Chương 3: Từ ngữ xưng hơ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ
đặc điểm dụng học- văn hóa.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Lý thuyết về chiếu vật và chỉ xuất
Dụng học (Pramatique) là một trong ba phương diện của tín hiệu, cho
đến nay, những vấn đề về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của ngữ dụng học
vẫn chưa được thống nhất nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngữ dụng
học, mỗi nhà nghiên cứu lại có mỗi một cách hiểu khác nhau về vấn đề nay.
Theo Morris “Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa kí hiệu và sự giải thích
chúng, sự giải thích về ý nghĩa mà kí hiệu được dùng” [13, tr.203]. Như vậy
theo quan điểm này thì phương diện ngữ dụng của hoạt động ngôn ngữ là
những đặc điểm về việc dùng ngôn ngữ (những duyên cớ, động thái tâm lý
của các bên giao tiếp, những kiểu diễn từ đã được xã hội hóa, những đối
tượng của diễn từ..). Cịn trong tạp chí Langue Francaise (số 42, tháng 5,
1979), A. M Diller và F. Recsanati đã định nghĩa: “Ngữ dụng nghiên cứu việc
dùng ngôn ngữ trong diễn từ và các chỉ hiệu đặc thù trong ngôn ngữ, những
cái làm nên cách thức nói năng” [13, tr.204]. Như vậy, có nhiều cách hiểu
khác nhau xung quanh vấn đề ngữ dụng.
Ngữ dụng đang là một lĩnh vực hiện đang hấp dẫn nhiều nhà khoa học
trên thế giới, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học. Trong những năm gần đây,
nhiều vấn đề của ngơn ngữ học đã được xem xét dưới góc nhìn của dụng học.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo tốt nghiệp chúng tôi cần thấy phải
vận dụng một số khái niệm thuộc lĩnh vực này để có thể giải quyết những vấn
đề ban đầu mà đề tài đặt ra.
1.1.1 Vật quy chiếu
Khái niệm về “vật quy chiếu” có cơ sở từ sự phân biệt rạch rịi của


7

G.Frege (1892) về nghĩa của từ và cái sự vật mà từ ấy gọi tên. Ở Việt Nam, thuật
ngữ này được Cao Xuân Hạo dịch là “Sở chỉ” (vật quy chiếu): “Trong câu nói

các từ ngữ mới có sở chỉ (referent), tức là dùng để trực tiếp chỉ một đối tượng cụ
thể hay những tập hợp những đối tượng có giới hạn cụ thể” [17, tr.54].
Ví dụ: Một đứa trẻ mới học nói, nó chỉ hiểu sở chỉ của từ ngữ mà nó nói.
Chẳng hạn: “mẹ” ứng với một người cụ thể thường xuyên chăm sóc nó, cho
nó ăn hay hơn nó. Về sau, khi mở rộng tiếp xúc, nó hiểu “mẹ” cịn ứng với
nhiều người đàn bà khác có đặc điểm như vậy với bạn nó. Như vậy, nó đã
hiểu ý nghĩa của từ “mẹ”.
Như vậy, “vật quy chiếu” khác với ý nghĩa của từ: nghĩa của từ là kết
quả của một q trình trừu tượng hóa từ những trường hợp sử dụng từ ngữ
trong một câu nói cụ thể. Vật quy chiếu là “sự vật khách quan và cụ thể của
thế giới bên ngồi ngơn ngữ ứng với mỗi từ cụ thể trong câu nói. Nó là mục
tiêu cuối cùng của việc sử dụng của từ ngữ, vì công dụng chủ yếu của ngôn
ngữ là thông báo sự tình của thế giới bên ngồi ngơn ngữ” [17, tr.55].
Một sự vật cụ thể khách quan có thể ứng với nhiều từ ngữ khác nhau
trong ngơn ngữ. Ta nói những từ ngữ ấy đồng vật quy chiếu. Hiện tượng đồng
vật quy chiếu này được thể hiện rất rõ ở những vấn đề xưng hô trong tiếng
Việt, bởi mỗi người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội, ở mơi trường
này thì họ đóng vai trị này, ở mơi trường khác họ đóng vai trị khác.
Ví dụ: Một người là giáo viên tên Tuấn, được học sinh gọi là “thầy
giáo”, được đứa con gọi là “bố”, được bố mẹ gọi là “con”, được anh, chị gọi
là “em”, được bạn bè gọi là “Tuấn còi”. Như vậy, những từ “thầy giáo”,
“con”, “em”, “bố”, “Tuấn còi” là đồng vật quy chiếu.
Tuy nhiên, cần lưu ý không phải bất cừ từ nào trong câu nói cụ thể đều
có vật quy chiếu.


8

Ví dụ:
- Lấy chồng đi! (a)

- Nó đánh chồng (b)
“Chồng” (a) không ứng với một người nào cụ thể nên khơng có vật quy
chiếu.
“Chồng” (b) là một người cụ thể, “ chồng” của “nó”, nên từ “chồng”
này có sở chỉ.
Trong ngơn ngữ các từ ngữ sau đây ln có vật quy chiếu:
- Các danh từ riêng: Sơn, Nam, Ngọc, Anh…
- Các đại từ nhân xưng: tao, mày, nó…
- Các đại từ chỉ định: này, nọ, kia…
- Các danh ngữ được đánh dấu xác định bằng những đại từ chỉ định:
người đàn bà ấy, người đàn ông kia, cô gái nọ…
Dĩ nhiên những từ ngữ này phải xuất hiện trong câu nói cụ thể, hồn
cảnh giao tiếp cụ thể mới có thể xác định vật quy chiếu. J.Lyons nói rằng: “từ
ngữ dùng trong một câu nói cụ thể, tự nó khơng có sở chỉ. Nó được người nói
dùng để chỉ sự vật. Sở chỉ của từ thuộc hành động phát ngôn” [40, tr.58].
1.1.2. Quy chiếu
Quy chiếu để xác định tính đúng sai của những diễn ngôn cần quy chiếu
với sự vật nào đó được nói tới trong hồn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: Con mèo tím kìa mẹ!
Mệnh đề do câu trên biểu thị sẽ sai nếu “mèo”quy chiếu với những động
vật thật được gọi là “mèo”. Vì thực tế khơng có con mèo nào màu tím cả.
Nhưng sẽ đúng nếu quy chiếu với mèo đồ chơi bằng nhựa.
Vậy nên, “tính đúng sai của một câu tùy thuộc vào sự quy chiếu của các từ
trong câu” [7, tr.230]. J.Lyons định nghĩa: “Quy chiếu là mối quan hệ giữa từ và các
sự vật, biến cố, hành động và tính chất mà chúng thay thế” [40, tr.666].


9

Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh ý nghĩa của toàn cảnh giao tiếp của các diễn

ngôn, ông định nghĩa: “Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ
(của tín hiệu) trong diễn ngơn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong
một hồn cảnh giao tiếp nhất định. Nó là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ
giữa hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh) và diễn ngôn” [7, tr.231].
Quy chiếu là vấn đề để tạo ra và hiểu những diễn ngơn. Có những câu
ln ln hiểu đúng bởi vì nó ln ln được quy chiếu với các sự vật, hiện
tượng (Ví dụ: nước sơi ở 100˚C). Nhưng lại có những câu gắn liền với ngữ
cảnh mới có thể xác định được tính đúng sai.
Các danh từ tên riêng thực hiện sự quy chiếu cá thể ít phụ thuộc vào ngữ
cảnh nhất. Đối với các từ loại khác, nếu ngữ cảnh và đồng văn cảnh chưa đủ
để xác định sự vật được quy chiếu thì có thể dùng những từ khác để trợ giúp.
Đó là vai trị của các định ngữ và bổ ngữ. J.Lyons đã nói về điều này như sau:
“Ranh giới quy chiếu của các đơn vị từ khơng có đường phân rõ ràng, thậm
chí còn chồng chéo lên nhau. Ranh giới giữa các từ là võ đốn và khơng xác
định”[40, tr.670].
Ví dụ: “Muốn quy chiếu một trong hai người được chỉ định thích hợp
bằng “girl” hay “woman” người ta có phể phân biệt bằng tên, tuổi, màu tóc,
nước da..” [59, tr.670].
Các đại từ nhân xưng thực hiện chức năng quy chiếu sự vật bằng cách
quy chiếu chúng với người nói, người nghe có mặt trong giao tiếp.
Trong tiếng Việt, đại từ chỉ định: này, nọ, kia, ấy… không quy chiếu với
sự vật cụ thể nhưng khi đi kèm với các danh từ, chúng quy chiếu với một sự
vật cụ thể. Các đại từ nhân xưng, các đại từ chỉ định trên được gọi là các từ
chỉ xuất.


10

1.1.3. Chỉ xuất (Deixis)
1.1.3.1. Khái niệm

Theo Đỗ Hữu Châu, khái niệm chỉ xuất được hiểu: “là phương thức chiếu
vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự
vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với người chỉ và trong tầm với người nhìn
lẫn người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc” [7, tr.72].
Như vậy, “Deixis là một từ gốc Hi Lạp có nghĩa là “chỉ trỏ”, “chỉ ấn”
được dùng để xử lý đặc điểm định hướng của ngơn ngữ có liên quan đến
khơng gian và thời gian” [40, tr.435].
Các biểu thức chỉ xuất bao gồm cả đại từ xưng hô thực hiện chức năng
chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị
của vật được nói tới.
1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian
* Ngôi
Ngôi chỉ ra vai của các nhân vật giao tiếp trong hành động ngơn ngữ cụ
thể. Trong tiếng Việt, có 3 ngơi. Trong đó: ngơi thứ I là kết quả của sự tự quy
chiếu của người nói. Ngơi thứ II là kết quả của sự tự quy chiếu do người nói
tiến hành trong giao tiếp tới một hay những người đang tham gia giao tiếp.
Ngôi thứ III quy chiếu tới vật hay người được nói tới trong giao tiếp.
* Khơng gian
Định vị khơng gian phải xác định điểm gốc. Người nói đứng ở đâu thì đó là
gốc. Từ điểm gốc này, những vật, người được nói tới trong giao tiếp mới được
xác định là xa-gần bằng “kia”, “này”, “đó” hoặc những đại từ chỉ định khác.
* Thời gian
Cũng như không gian, định vị thời gian cũng cần tới việc xác định điểm
gốc. Gốc là thời điểm người nói đang nói. Từ đó mà xác định là “quá khứ”
hay “tương lai”.


11

Như vậy, trong ba phạm trù định vị trên, phạm trù ngơi có liên quan chặt

chẽ với vấn đề xưng hơ. Nhìn chung thì sự định vị trong ngơn ngữ dựa trên
nguyên tắc “tự kỉ trung tâm”, tức là lấy mình làm trung tâm. Người nói lấy
mình làm mốc để quy chiếu đến người/ sự vật được nói tới, hay tham gia
trong hoạt động giao tiếp. Nhưng không phải bao giờ nguyên tắc này cũng
được thực hiện một cách triệt để. Trong hội thoại, đôi khi điểm gốc không
phải ở người nói mà là ở một đối tượng khác. Đó là trường hợp xưng gọi thay
vai trong cách xưng hô của người Việt chúng ta.
1.1.4. Người nói- người nghe
Nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thi ca, nhà nghiên cứu R.Jakobson
đã chỉ ra 6 chức năng của ngôn ngữ trong một mơ hình nổi tiếng bao gồm:
Người phát =>Bối cảnh, Thông điệp, tiếp xúc, Mã => người nhận
Trong mơ hình này ơng đã chỉ ra 6 nhân tố cấu thành của mọi sự kiện
ngôn ngữ, mọi hành động giao tiếp bằng ngơn ngữ. Ta thấy người phát (người
nói) và người nhận (người nghe) là nhân tố khởi đầu và kết thúc của một hành
động giao tiếp. Dụng học rất quan tâm đến các yếu tố trong mơ hình này.
Armengaud khi cố gắng trả lời những câu hỏi “Nói với ai? Ai nói? Và nói cho
ai? Anh nghĩ tơi là ai để có thể nói với tơi như vậy?” [7, tr.221] đã đặc biệt
quan tâm tới hai nhân tố:
- “Ai nói”: người phát- người nói.
- “Nói vói ai”, “nói cho ai”: người nhận- người nghe.
G.Smith giải thích “Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với
người dùng” [7, tr.223].
Thuật ngữ “người dùng” không phải là một thuật ngữ trừu tượng, cô lập.
Trong hoạt động giao tiếp “người dùng” trước hết là người sử dụng ngôn ngữ
để truyền thơng điệp- người phát và sau đó là người tiếp nhận những tín hiệu
ngơn ngữ để nắm được thơng điệp- người nhận. Người phát và người nhận


12


quan hệ thường xuyên với nhau, tác động lẫn nhau. Bản thân của mỗi người
có vốn sống, kinh nghiệm sống, ngơn ngữ và hiểu biết riêng.
Người phát (người nói lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ để truyền
thông điệp đến người nhận). Nói cái gì?, nói như thế nào? Là đều do người
nói quyết định. Ngơn ngữ cung cấp những phương tiện để anh ta làm việc đó:
những yếu tố ngữ âm, những lớp từ vựng, những cấu trúc ngữ pháp, những
yếu tố phong cách. Những phương tiện ngôn ngữ chứa đựng những tầng ý
nghĩa và những giá trị biểu cảm. Người nói tùy vào những kinh nghiệm ngơn
ngữ, kinh nghiệm sống, hiểu biết của bản thân mà lưạ chọn phương tiện thích
hợp để truyền thơng điệp.
Người nhận (người nghe) nhận tín hiệu ngơn ngữ và vận dụng những
hiểu biết của mình để giải mã, từ đó hiểu thơng điệp mà người nói gửi tới.
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, người nói ở ngơi nhân xưng thứ
nhất cịn người nghe ở ngôi nhân xưng thứ hai.
1.2 Phạm trù xưng hô
1.2.1. Khái niệm về xưng hô
Để cuộc hội thoại có thể tiến hành, đầu tiên chủ thể giao tiếp phải tìm
cách đưa mình và đối tượng vào diễn ngơn bằng cách lựa chọn những từ xưng
hơ thích hợp. Do đó, trong một cuộc hội thoại đầy đủ và đảm bảo tính lịch sự
thì xưng hơ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thiết lập quan hệ liên cá
nhân và xác định thái độ, tình cảm giữa các vai giao tiếp. Khái niệm phạm trù
“xưng hô” cũng được hiểu và lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Theo Bùi Minh Yến: “Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành
vi ngơn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia
giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp.
Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận
nhiệm vụ khởi tạo sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc hội thoại, điều chỉnh cuộc


13


hội thoại theo đích đã định, bảo đảm hiệu lục hành vi” [37, tr.17].
Theo Diệp Quang Ban: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối
tượng tham gia quá trình giao tiếp” [1, tr.111]. Tức là đối tượng tham gia quá
trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi
(đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định: ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 và đại từ
xưng hô dùng ở nhiều ngơi linh hoạt).
Đồng tình với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, Phạm Ngọc Thưởng đã cắt
nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố sau:
-“Xưng” là hành động của người nói dùng một biểu thức ngơn ngữ để
đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình
chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu của người
nói (ngơi 1) [33, tr.12].
-“Hơ” là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa
người nghe vào trong lời nói (ngơi thứ 2) [33, tr.12].
Trong hoạt động giao tiếp, các vai giao tiếp phải trực tiếp giao thiệp với
nhau bằng lời, trong đó các phương tiện xưng hô sẽ được sử dụng.
1.2.2 Phương tiện xưng hô
Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để chỉ vai người nói
và người nghe trong hành động giao tiếp, chẳng hạn các đại từ nhân xưng, các
danh từ thân tộc, các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, có khi đó là họ tên…
các phương tiện xưng hơ này rất nhiều và đa dạng về màu sắc biểu cảm.
Chúng được quy chiếu vào đối tượng giao tiếp nào là do hoàn cảnh giao tiếp
quy định.
1.3 Giao tiếp và hoạt động giao tiếp
Theo Các Mác: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” và các
mối quan hệ này được biểu hiện rõ nhất trong giao tiếp. Chính vì vậy, giao
tiếp khơng chỉ là một hoạt động giao tếp cơ bản mà nó cịn đánh dấu một



14

bước phát triển vượt bậc của loài người. Nghiên cứu từ xưng hơ do đó khơng
thể đặt ngồi q trình giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu, trong giao tiếp bằng
ngôn ngữ đáng chú ý là sự có mặt của các nhân tố giao tiếp: ngữ cảnh, ngôn
ngữ và diễn ngôn.
Ngữ cảnh giao tiếp là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp
nhưng nằm ngồi diễn ngơn. Nó là một tổng thể của những hợp phần như
nhân vật giao tiếp và hiện thực ngồi diễn ngơn (hồn cảnh giao tiếp).
1.3.1 Nhân vật giao tiếp
“Nhân vật giao tiếp tức là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dùng ngơn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó mà
tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ” [7, tr.15].
Nhân vật giao tiếp đóng vai trị quan trọng trong q trình giao tiếp, nó
có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc hội thoại. Do đó, nhân vật giao tiếp
chính là linh hồn của cuộc hội thoại. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ
vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
1.3.1.1 Vai giao tiếp
Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của mỗi cá nhân nào đó trong một
hệ thống các quan hệ xã hội chồng chéo nhau, mỗi cá nhân trong mỗi hoàn
cảnh giao tiếp nhất định lại đóng một vai khác nhau hợp thành một bộ vai cho
mình trong hệ thống giao tiếp chung. Chẳng hạn: Khi đi học là sinh viên, khi
đi xem phim là khán giả, khi ở nhà là con đối với bố mẹ, là anh đối với các
em, là cháu đối với ông bà….Sự phong phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng
tạo nên sự phong phú trong cách xưng hô cho mỗi cá nhân.
Để tiến hành giao tiếp, các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị
thế giao tiếp của mình, nghĩa là phải nhận thức một cách đầy đủ về đối tượng
tham gia giao tiếp (về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, mục đích giao tiếp,
vốn sống..) và về chính bản thân mình. Nếu giao tiếp mới là sự gặp gỡ, tiếp



15

xúc lần đầu thì các thành viên tham gia giao tiếp phải có bước thăm dị đối
tượng thơng qua cách giao tiếp, trình độ văn hóa ứng xử của mình để có thể
thu thập thơng tin về đối phương.
Trên cơ sở có được thơng tin về đối tượng giao tiếp mà nhân vật giao
tiếp lựa chọn từ xưng hơ thích hợp. Trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào
ngữ cảnh mà nhân vật giao tiếp lại giữ một vị thế giao tiếp nhất định. Không
phải cứ nhiều tuổi, địa vị xã hội cao, chức vụ lớn sẽ giữ vị thế giao tiếp cao
hơn đối tượng còn lại mà chúng ta phải xác định trong ngữ cảnh đó u cầu gì
của cuộc giao tiếp là nổi bật, giá trị nào là ưu tiên để từ đó lựa chọn các
phương tiện xưng hơ thích hợp. Cách xưng hơ trong quan hệ gia tộc khác với
cách xưng hơ ngồi xã hội. Do đó, nhân vật phải xác định đúng vị thế giao
tiếp, xây dựng chiến lược, động cơ, mục đích giao tiếp phù hợp mới tạo hiệu
quả cao trong giao tiếp.
1.3.1.2 Quan hệ liên cá nhân
“Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội,
hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [7, tr.17].
Theo quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp này có thể diễn
tiến theo hai kiểu: Quan hệ vị thế xã hội (quyền uy) và quan hệ khoảng cách
(thân cận).
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả quá trình giao tiếp, cả nội dung và hình
thức của diễn ngơn. Do đó, xưng hơ chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này. Qua
việc sử dụng từ xung hô mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ vị thế
và quan hệ xã hội với mình như thế nào. Trong tiếng Việt, lựa chọn và sử
dụng từ xưng hô được coi như là một chiến lược trong việc thiết lập quan hệ
liên cá nhân trong hội thoại.
Trong những cơ quan, cơng sở… thì nghi thức giao tiếp là một điều bắt
buộc mọi người phải tuân theo nên quan hệ quyền uy ở đây được xác lập một



16

cách vững vàng và ít bị thay đổi nhất. Nhân viên và thủ trưởng đã có những từ
xưng hơ giúp định vị thứ bậc rõ ràng, khơng thể có sự đổi ngơi trừ khi xuất
hiện vấn đề tình cảm, mục đích riêng,.. chi phối giao tiếp.
Thực ra, trong đời sống thường ngày thì giao tiếp trong gia đình, tiêu
biểu là trong cách lựa chọn từ xưng hô đã cho chúng ta thấy đây không chỉ là
biểu hiện của việc tôn trọng quan hệ thân cận mà còn là biểu hiện của quan hệ
quyền uy trong việc tạo ra khơng khí vừa tơn nghiêm, vừa thân mật trong gia
đình. Chẳng hạn, thay bằng cách xưng ơng (bà) và hơ cháu thì các nhân vật
giao tiếp ở đây chuyển thành cách xưng ông (bà) và hô con, em…Thay bằng
cách gọi bố (mẹ) thì người con (đã có con) chọn cách xưng con thơng thường
lại chuyển cách hơ mà đứng ở vị trí con mình gọi bố (mẹ) là ơng (bà)…
1.3.2. Hồn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố chủ đạo chi phối hoạt
động giao tiếp của con người. Đó là thế giới thực tại mà chúng ta đang sống
với tất cả những nhân tố xã hội, ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ như: hiểu biết về thế giới xã hội, văn hóa, tơn
giáo, lịch sử ; phong tục tập quán; trình độ học vấn; kinh nghiệp xã hội; thói
quen sử dụng ngơn ngữ; phạm vi giao tiếp (cơng sở, gia đình, ngồi xã hội,
trong các vùng lãnh thổ riêng…); đề tài, chủ đề hay hình thức giao tiếp…
Trong hoàn cảnh giao tiếp, người ta đặc biệt chú ý đến sự tồn tại của tính
quy thức và phi quy thức trong giao tiếp thông qua sự diễn đạt ngôn ngữ của
các vai giao tiếp. Tính quy thức ở đây được hiểu là những yêu cầu, những quy
tắc, những nghi lễ… trong những hồn cảnh giao tiếp hẹp (khơng gian, thời
gian cụ thể để cuộc giao tiếp diễn ra như trong các nghi lễ ngoại giao, tôn
giáo, trong công sở, nhà trường…). Đó là các nghi thức mang tính quy phạm,
có tính mẫu mực riêng mà các thành viên tham gia giao tiếp ngầm hiểu và tơn

trọng thực hiện nó.


17

Ngược lại, tính phi quy thức là những hành vi giao tiếp ngoài xã hội, nơi
những hoạt động giao tiếp diễn ra mà không chịu ảnh hưởng chi phối của bất
cứ quy tắc, nghi lễ nào. Các vai giao tiếp được tự do , thoải mái bộc lộ mình.
Tính quy thức/ phi quy thức của hồn cảnh giao tiếp cịn ảnh hưởng lớn đến
việc lựa chọn và sử dụng các từ xưng hơ, nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với
các chức năng của từ xưng hô cũng như vị thế xã hội và quyền uy của nhân
vật giao tiếp. Do đó, có thể nói trong hệ thống từ xưng hơ chúng ta có thể xét
đến từ xưng hơ có tính quy thức và từ xưng hơ khơng có tính quy thức.
Ở những người có vị thế ngang nhau như bạn với bạn thì việc xưng hơ
phi quy thức sẽ diễn ra nhiều hơn so với xưng hơ có tính quy thức. Ngược lại,
xưng hơ ở vị thế khơng ngang bằng thì vai giao tiếp (nhất là vai thấp hơn)
thường có lối xưng hơ quy thức, chuẩn mực, “xưng khiêm hô tôn”.
Các đại từ xưng hô thực thụ trong tiếng Việt (trừ đại từ xưng tơi) phần
lớn ít có tính quy thức. Các danh từ thân tộc (ơng, bà, cô, chú, anh….) đang
chiếm ưu thế trong các giao tiếp xã hội cùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề
nghiệp (giáo sư, bác sĩ, thầy giáo) mang tính quy thức cao trong hoạt động
giao tiếp. Trong khi đó danh từ chỉ tên riêng lại mang tính chất trung gian và
thường phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xác định tính quy thức/
khơng quy thức.
Ví dụ trong phát ngôn sau:
- Mời em Ngọc lên bảng!
- Ngọc lấy cho chị cái túi xách trên bàn nhé!
Cũng là hai người, mối quan hệ là chị em nhưng đặt trong hai hồn cảnh
giao tiếp khác nhau thì mỗi người lại đóng một vai khác nhau do đó tính quy
thức cũng được biểu hiện khác nhau:

- Ở phát ngơn 1: có hai vai giao tiếp gồm cô giáo và học sinh. Trong mơi
trường học tập u cầu tính nghi thức cao do đó cách hơ bằng tên riêng (em)


18

“Ngọc” thể hiện tính quy thức cao hơn.
- Ở phát ngơn 2: có hai vai giao tiếp là chị và em. Xét trong tương quan
thì vai giao tiếp khơng tương bằng nhưng ở đây hồn cảnh giao tiếp chi phối
chính việc sử dụng từ xưng hô kết hợp với nhân tố thái độ, ngữ điệu… khiến
việc sử dụng từ hô bằng tên riêng “ Ngọc” ít tính quy thức hơn.
1.4. Lý thuyết về hội thoại
1.4.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và hiện
nay ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến hội thoại. Ở
Việt Nam, kế thừa những thành quả ngôn ngữ học của thế giới, hội thoại đã
trở thành mảng nghiên cứu hấp dẫn của ngôn ngữ học ứng dụng.
Khái niệm “hội thoại” vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi nhà nghiên
cứ có một cách hiểu và định nghĩa khác nhau. Nguyễn Thiện Giáp: “Giao tiếp
hội thoại là hình thức cơ bản của ngôn ngữ. Giao tiếp hội thoại luôn luôn có
sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người
nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau”
[14, tr.63].
Xét một cách tổng thể, khái niệm hội thoại được các nhà nghiên cứu
nhắc đến đều bao gồm yếu tố chỉ nhân vật tham gia hội thoại và quy tắc luân
phiên lượt lời giữa các vai giao tiếp thúc đẩy hội thoại phát triển.
Đỗ Hữu Châu đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát và rộng
hơn, có thể áp dụng cho nhiều loại hình ngơn ngữ: “Hội thoại là hình thức
giao tiếp thường xun, phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở
của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại là khái niệm dành cho mọi hình

thức hội thoại khác nhau” [7, tr.201]. Theo Đỗ Hữu Châu, hội thoại bao gồm
một số đặc điểm sau:
- Thoại trường khác nhau sẽ có cuộc hội thoại khác nhau. Tức là với một


×