Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa giáo dục ở việt nam nửa sau thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

Đề tài:
TƯ TƯỞNG CANH TÂN TRÊN LĨNH VỰC
VĂN HÓA - GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
NỬA SAU THẾ KỶ XIX

SVTH: Hoàng Thị Hương Trà
Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hiền
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5
5.1. Nguồn tài liệu .......................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5


7. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẢY SINH TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở
VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX ......................................................................6
1.1. Thế giới - những tác động lịch sử ........................................................................6
1.1.1. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây ...............................................6
1.1.2. Sự xâm nhập của phương Tây đối với Việt Nam ..............................................7
1.2. Đất nước - những yêu cầu đổi mới.....................................................................15
1.2.1. Mâu thuẫn về chính trị - xã hội .......................................................................16
1.2.2. Mâu thuẫn về kinh tế .......................................................................................18
1.2.3. Mâu thuẫn về văn hóa - tư tưởng ....................................................................20
1.3. Những nhà canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.........................................20
Chương 2. NHỮNG TƯ TƯỞNG CANH TÂN TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX ...........................................26
2.1. Khái niệm canh tân.............................................................................................26


2.2. Tình hình văn hóa - giáo dục Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX .............................26
2.2.1. Về văn hóa .......................................................................................................26
2.2.2. Về giáo dục......................................................................................................29
2.3. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo
dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX ..........................................................................32
2.3.1. Về văn hóa .......................................................................................................32
2.3.1.1. Tự do tơn giáo ..............................................................................................32
2.3.1.2. Cải cách phong tục .......................................................................................36
2.3.1.3. Sử dụng quốc âm ..........................................................................................39
2.3.2. Về giáo dục......................................................................................................40
2.3.2.1. Đổi mới học thuật .........................................................................................41
2.3.2.2. Đổi mới việc thi cử.......................................................................................46
2.3.2.3. Mở trường đào tạo ........................................................................................47
2.3.2.4. Đưa người ra nước ngoài học tập .................................................................48

2.4. Nhận xét, đánh giá và những bài học kinh nghiệm ............................................49
2.4.1. Nhận xét, đánh giá về tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở
Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX ...................................................................................49
2.4.2. Những bài học kinh nghiệm ............................................................................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
PHỤ LỤC .................................................................................................................68


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới, canh tân là một quy luật tất yếu của mọi thời đại, mọi nước nhằm
tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhưng không phải bất cứ cuộc đổi mới, canh tân nào
cũng thành cơng. Lịch sử cho thấy có những đổi mới, canh tân thành công đã đem
lại tiếng vang và thành tựu vượt bậc cho đất nước, cũng có những đổi mới, canh tân
chỉ thực hiện nửa vời không đem lại kết quả, nhưng cũng có những cuộc đổi mới,
canh tân chỉ là đề xuất mà không được thực hiện. Tuy nhiên, dù là không được thực
hiện hay đã được thực hiện cũng đều thể hiện sự tiến bộ trong cách nhìn cũng như
trách nhiệm của những người đề xướng.
Vào giữa thế kỷ XIX, sự bành trướng thế lực và cuộc xâm lăng của các nước
phương Tây đã đưa đến một vấn đề nổi cộm trong chính sách đối ngoại của các
nước phương Đơng, trong đó có Việt Nam là làm thế nào để bảo vệ nền độc lập dân
tộc và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vượt lên khuôn khổ của ý thức
hệ phong kiến với lối tư duy cũ trong thời mạt kỳ, những nho sĩ thức thời đã lên
tiếng đề xuất với triều đình nhiều phương án đổi mới, những việc làm cấp bách,
những phương kế để ổn định xã hội, làm cho nước giàu, dân mạnh. Tất cả đã hình
thành nên trào lưu canh tân với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ,
Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch... Tư tưởng của các nhà
canh tân Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX là một hệ thống các quan điểm tiên tiến, vượt
tầm thời đại và khơng ít những tư tưởng canh tân cho đến nay vẫn còn giá trị cả về

lý luận và thực tiễn. Mặc dù những tư tưởng đó đa phần khơng được đưa vào cuộc
sống, không trở thành hiện thực nhưng tư tưởng canh tân nói chung và tư tưởng
canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục nói riêng nửa sau thế kỉ XIX là dấu mốc
quan trọng trong sự phát triển của tư tưởng Việt Nam.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu, đặc biệt là
trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc coi trọng và phát triển nền văn hóa
- giáo dục dân tộc là yêu cầu cấp thiết đối với đất nước. Vài thập kỉ gần đây, nước ta
đang đẩy mạnh cơng cuộc cải cách văn hóa - giáo dục nhưng bên cạnh những thành

1


tựu chúng ta đã đạt được, nền văn hóa - giáo dục nước ta vẫn cịn những hạn chế. Vì
vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống những tư tưởng canh tân nửa sau thế kỉ XIX
để rút ra những bài học kinh nghiệm về cải cách văn hóa - giáo dục là hết sức cần
thiết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một
cách chuyên biệt và có hệ thống về tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo
dục và giá trị hiện thực của nó.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn vấn đề “Tư tưởng canh tân trên lĩnh
vực văn hóa - giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu tư tưởng canh tân đất nước ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đã được
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, khái quát trong nhiều tác phẩm. Chúng ta có thể
kể đến các cơng trình tiêu biểu như: Cơng trình Tư tưởng canh tân đất nước dưới
triều Nguyễncủa Đỗ Bang, NXB Thuận Hóa, 1999; cơng trình Sự phát triển của tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám của Trần Văn Giàu, Tập 1,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973; tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Lê
Sỹ Thắng, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; tác phẩm Tư tưởng cải cách
ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX củaLê Thị Lan, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

2002... Các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những yêu cầu lịch sử làm nảy sinh tư
tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX. Đồng thời, tư tưởng của một số nhà
canh tân đã được đề cập đến, tiêu biểu là tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ... Trong các tác phẩm này, văn hóa - giáo dục đã
được đề cập nhưng chỉ là một khía cạnh trong tổng thể những vấn đề chung, chưa
có hệ thống và chưa tồn diện.
Bên cạnh đó, cũng có những cơng trình đi sâu vào nghiên cứu về tư tưởng của
từng nhà canh tân và cũng đề cập đến văn hóa - giáo dục như:
Trong cuốn Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo của Trương Bá Cần,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, đã sưu tầm, khảo cứu và công bố toàn bộ 58
di thảo của Nguyễn Trường Tộ. Những đề nghị canh tân văn hóa - giáo dục đã được
ơng nêu rõ trong Di thảo số 2 - Bàn về tự do tôn giáo, Di thảo số 18 - Về việc học

2


thực dụng, Di thảo số 27 - Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 33 Về việc gửi người sang Pháp học,... Những bản di thảo đó đã thể hiện rõ tư tưởng
canh tân của Nguyễn Trường Tộ nói chung và tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn
hóa - giáo dục của ơng nói riêng.
Trong cuốn Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân của Thái Nhân Hòa, NXB
Đà Nẵng, 1995, đã nêu lên cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp của Phạm
Phú Thứ. Tác giả cũng đề cập đến những đề nghị canh tân của ơng về văn hóa - giáo
dục như vấn đề tự do tôn giáo, đổi mới học thuật, đổi mới việc thi cử ...
Trong cuốn Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn của Mai Cao Chương và
Đoàn Lê Giang, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, đã tổng hợp và
cơng bố những bản điều trần của Nguyễn Lộ Trạch về vấn đề canh tân đất nước như
bản “Thời vụ sách” đề cập đến vấn đề đưa người ra nước ngoài học tập và “Thiên
hạ đại thế luận” đề cập đến vấn đề cải cách giáo dục để đáp ứng nguyện vọng của
nhân dân.
Những đề nghị cải cách văn hóa - giáo dục của các nhà canh tân thời kì này

cũng được bàn đến trong các bài viết ở các hội thảo khoa học như bài“Văn hoá Việt
Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay” hay “Vấn đề canh tân đất nước
của triều Nguyễn trên lĩnh vực văn hoá giáo dục và đào tạo nhân tài” của tác giả
Đỗ Bang, Kỷ yếu hội thảo khoa học Văn hoá Việt Nam thời Nguyễn, Đại học Huế.
Chúng ta cũng có thể kể đến bài viết “Đặng Huy Trứ - thời đại và sự nghiệp” của
tác giả Đỗ Bang, Kỷ yếu hội thảo khoa học Danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ, Đại
học Huế.
Ngồi ra, tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục cũng được đề cập
đến trong các bài viết đăng trên các tạp chí như bài “Nguyễn Trường Tộ một nhà tư
tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỉ XIX” của tác giả Phạm Huy Thông đăng trên
Tạp chí Triết học, số 10 hay “Chuyện quan hiệp biện Phạm Phú Thứ” của Chương
Dân đăng trên Tạp chí Nam Phong, số 22...
Nhìn chung, đã có khá nhiều cơng trình và bài viết nghiên cứu về tư tưởng
canh tân dưới triều Nguyễn. Nhưng riêng về lĩnh vực tư tưởng văn hóa - giáo dục
thì hoặc chỉ là một nội dung nhỏ được đề cập trong hệ thống tư tưởng canh tân;

3


hoặc đề cập trong tư tưởng canh tân của từng nhà tư tưởng; hoặc có trường hợp đi
sâu vào tìm hiểu một mảng cụ thể trong tư tưởng canh tân văn hóa- giáo dục chứ
chưa có sự tổng hợp, chưa mang tính hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống những nội
dung cơ bản trong tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, qua đó góp
phần hồn chỉnh bức tranh toàn cảnh về tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế
kỉ XIX.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra trong nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ

sau:
- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử nảy sinh tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế
kỉ XIX.
- Tìm hiểu tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa- giáo dục của các nhà canh
tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX như tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ...
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn
hóa - giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở Việt
Nam giới hạn trong phạm vi là nửa sau thế kỉ XIX. Về nội dung, tôi tập trung đi sâu
vào nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân văn hóa - giáo dục
cũng như tác động của những tư tưởng đó trong thời điểm hiện tại và về sau.

4


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tôi sưu tầm các nguồn tư liệu trong các sách chuyên
khảo, các giáo trình, các khóa luận, các tạp chí ở Phịng học liệu Khoa Lịch sử, thư
viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; thư viện Tổng hợp Đà Nẵng;
phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học Sư phạm Huế; sử dụng các
bài viết trên báo và internet...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để xem xét đánh giá các sự kiện.

Tôi kết hợp chặt chẽ hai phương pháp chuyên ngành lịch sử, đó là phương
pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Ngồi ra, tơi cịn kết hợp phương pháp thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở Việt
Nam nửa sau thế kỉ XIX sẽ cung cấp một cái nhìn tồn diện về tư tưởng canh tân
văn hóa - giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tư tưởng
cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX nói chung và tư tưởng canh tân trên lĩnh
vực văn hóa - giáo dục giai đoạn này nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử nảy sinh tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế
kỉ XIX
Chương 2: Những tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở Việt
Nam nửa sau thế kỉ XIX

5


NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẢY SINH TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM
NỬA SAU THẾ KỈ XIX

1.1. Thế giới - những tác động lịch sử
1.1.1. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây
Sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản phơi thai và
phát triển từ trong lịng xã hội phong kiến châu Âu chính thức được xác lập. Sự ra

đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng lồi người khỏi đêm trường trung cổ của xã
hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát
triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn,
hiện đại. Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở
Anh và tiến dần sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ với nhịp độ chưa từng thấy. Từ
công nghiệp dệt, khai thác mỏ, đường sắt, luyện kim đến sản xuất ơ tơ, nhơm, hóa
học và sản xuất các thiết bị máy móc ồ ạt ra đời. Nhiều đô thị với những nhà máy
công nghiệp hiện đại tập trung hàng trăm, hàng ngàn công nhân mọc lên như nấm ở
nhiều vùng trong các quốc gia tư bản. Từ những trung tâm này, cách mạng công
nghiệp đã dẫn đến một q trình cách mạng hóa mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống.
Hàng triệu sản phẩm tiêu dùng, thiết bị, máy móc hiện đại ra đời. Cùng với hàng
loạt phát minh, châu Âu và Bắc Mỹ trở thành trung tâm văn minh của nhân loại.
Điều đó đã tạo nên cơ sở vật chất vững chắc cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, đúng như Ăng - ghen đã chỉ ra: “Từ khi hơi
nước và những máy móc cơng cụ mới biến cơng trường thủ cơng cũ thành đại cơng
nghiệp thì lực lượng sản xuất được tạo ra dưới sự điều khiển của giai cấp tư sản đã
phát triển nhanh chưa từng thấy và với quy mơ chưa từng có”[54; tr. 98].
Bước vào thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đã đem đến những thay đổi to lớn cho các nước tư bản phương Tây, mà
trước tiên là trên lĩnh vực kinh tế. Cuộc cách mạng này đã nhanh chóng cổ vũ và
khuyến khích cho sự tăng tốc của những nền kinh tế tư bản. Và cũng từ đây, làn

6


sóng xâm lược đến các nước phương Đơng vốn đã trỗi dậy từ cuối thế kỉ XV càng
được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhu cầu tìm nguồn nguyên liệu cũng như
thị trường tiêu thụ của các nước tư bản phương Tây là nguyên nhân khiến cho hàng
loạt các nước ở vùng Đông và Nam châu Á bị xâm lược. Đến giữa thế kỉ XIX, Anh
thơn tính gần hết Ấn Độ, Mã Lai và miền Nam Miến Điện. Những vị trí quan trọng

ở ven biển và nội địa cũng bị lấn dần. Hà Lan xâm chiếm Indonexia, Tây Ban Nha
xâm chiếm Philippin. Trung Quốc cũng bị uy hiếp nặng, sau chiến tranh thuốc phiện
(1840 - 1842) phải cắt nhượng nhiều phần đất đai và mở nhiều cảng cho tư bản
phương Tây vào buôn bán và phân chia ảnh hưởng, đất Trung Quốc bị chia năm xẻ
bảy. Đến cuối thế kỉ XIX, giao thông trên thế giới tương đối dễ dàng thì việc tìm
kiếm và xâm chiếm thuộc địa càng trở nên áo riết. Những đất đai chưa bị thơn tính
đến thời kì này cũng bị chiếm đoạt, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi phạm vi đó.
1.1.2. Sự xâm nhập của phương Tây đối với Việt Nam
Nhìn một cách bao quát, quá trình xâm nhập và bành trướng của chủ nghĩa
thực dân phương Tây đối với châu Á chỉ thực sự bắt đầu sau các cuộc phát kiến địa
lí cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI.
Sau khi tìm được con đường biển sang phương Đơng, các nước phương Tây
tăng cường các hoạt động giao lưu buôn bán với phương Đông. Trong số các nước
thực dân phương Tây, Bồ Đào Nha là nước có mặt sớm nhất ở Việt Nam.
Theo Booc Vút (Birdwood), người Bồ Đào Nha bắt đầu buôn bán với Đàng
Trong vào năm 1540. Trong số các nước tư bản phương Tây thì người Bồ Đào Nha
sớm phát triển mạnh ở phương Đông. Bồ Đào Nha thơn tính eo biển Mã Lai năm
1511, các đảo Nam Dương (Inđônêxia) và Áo Môn của Trung Quốc năm 1536. Từ
các căn cứ đó, thương nhân Bồ Đào Nha là đại diện đầu tiên của chủ nghĩa tư bản
phương Tây đến nước ta. Thương nhân Bồ Đào Nha thường từ Ma Cao hoặc Nam
Dương đến, thuyền đến Hội An vào tháng chạp hoặc tháng giêng bán mua hàng
như: tơ lụa, hồ tiêu, gỗ quý qua tay các đại lý Hoa Kiều hay Nhật Kiều ở Hội An;
rồi lại quay thuyền về các căn cứ trên. Trong quá trình giao thương với nước ta,
thương nhân Bồ Đào Nha không lập thương điếm. Tuy không để lại người buôn
bán thường trực, nhưng họ rất muốn độc quyền buôn bán với nước ta. Trên thực tế

7


họ cố gắng lấy lòng chúa Nguyễn, gửi tặng vật, cử Jeandila - Crois xuống xưởng

đúc súng của chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên 1613 - 1634). Họ cạnh tranh với
thương nhân Hà Lan, đề nghị chúa Nguyễn không nên giao thương với người Hà
Lan nhưng chúa Nguyễn không nghe mà vẫn yêu cầu người Hà Lan đến Đàng
Trong buôn bán. Bước sang thế kỉ XVII do người Hà Lan đã vượt lên chiếm ưu thế
về hàng hải lấn át người Bồ Đào Nha, do đó người Bồ Đào Nha khơng ngăn cản nổi
việc đến buôn bán ở nước ta của người Hà Lan.
Cho đến nay chúng ta chưa có được tài liệu chính xác về thời điểm đầu tiên
người Hà Lan đến bn bán ở nước ta. Có ý kiến cho rằng khoảng năm 1600, người
Hà Lan bắt đầu buôn bán với nước ta. Cũng có người cho rằng, năm 1606 do bão
tàu Hà Lan dạt vào bờ biển Quy Nhơn nên mới biết nước ta. Thương nhân Hà Lan
tiến hành bằng mọi cách để kiếm lời, lợi dụng hai miền đang có chiến tranh, họ
muốn giao thương với cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong và cả chúa Trịnh ở Đàng
Ngồi. Trong lúc đó, chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều muốn tranh thủ các thương
nhân tư bản phương Tây giúp đỡ cung cấp vũ khí, đạn dược để thơn tính nhau. Sau
một q trình tới bn bán,dị xét, năm 1636 để đẩy mạnh việc buôn bán, người Hà
Lan đã lập một thương điếm ở Hội An do Abraham Duijcker trông coi. Từ năm
1615, sau khi từ bỏ Đàng Trong, người Hà Lan tăng cường hơn bn bán với Đàng
Ngồi vì lý do chúa Nguyễn gây nhiều khó khăn trong việc bn bán và chủ yếu vì
lỗ. Năm 1637, thương nhân Hà Lan được phép mở thương điếm ở Phố Hiến,
HưngYên do Karel Harstring làm chủ thương điếm. Qua việc tiếp xúc với thương
nhân Hà Lan, Trịnh Tráng (1623 - 1657) cho rằng người Hà Lan khơng có liên hệ
với chúa Nguyễn ở Đàng Trong nên khiến Lê Thần Tông gửi thư cho công ty Ấn
Độ - Hà Lan ở Batavia yêu cầu giúp đỡ, cung cấp vũ khí để chống Nguyễn. Năm
1641, đích thân Trịnh Tráng gửi bức kim điệp cho Tồn quyền Hà Lan ở Đài Loan
là Pơlut Tơrơđơ Nuyrt đề nghị giúp đỡ vũ khí để chống Nguyễn. Thương nhân Hà
Lan xảo quyệt, vừa bán vũ khí cho chúa Trịnh, vừa đề ra việc lập một liên minh
quân sự chống Nguyễn. Nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của chúa Trịnh, cả 3 lần
(năm1642, đầu năm 1643 và tháng 7 năm 1643), Hà Lan dự định liên minh quân
sự với chúa Trịnh để chống Nguyễn nhưng không thành. Sau những sự kiện đó, uy


8


tín của người Hà Lan mất hẳn khiến Trịnh Tráng nghi ngờ và trách ốn người Hà
Lan là khơng tạo điều kiện thuận lợi như trước kia. Do tình hình bn bán gặp
nhiều khó khăn hơn, mặc dù thương nhân Hà Lan thuộc loại kiên nhẫn nhất trong
các lái buôn phương Tây, nhưng năm 1700, Giacốpvănglơ (Jacobvanloo) phải đóng
cửa thương điếm Phố Hiến; sang thế kỉ XVIII không thấy họ tới buôn bán ở nước
ta.Ở Đàng Trong, người Hà Lan cố gắng nối lại mối quan hệ mua bán, đã đạt tới
một cuộc đàm phán thương mại với chúa Nguyễn vào năm 1654, trong đấy họ cố
nèo những đặc quyền trong lĩnh vực buôn bán với Đàng Trong. Nhưng rốt cuộc
những điều ước trong cuộc đàm phán trên đều không được thực hiện. Năm 1654,
thương điếm Hà Lan ở Hội An phải đóng cửa, do việc bn bán gặp nhiều khó
khăn, thỉnh thoảng họ ghé thuyền qua Đàng Trong. Thế kỉ XVII, cũng không thấy
người Hà Lan lai vãng đến Đàng Trong.
Thương nhân Anh Picốc (Piacok) lần đầu tiên đến Hội An năm 1613, dâng lễ
vật lên chúa Nguyễn Phúc Nguyên xin được buôn bán; họ được tiếp đãi tử tế; lúc
trở về do thái độ vô lễ, họ bị quan quân Đàng Trong giết chết. Năm 1618, thương
nhân Anh lại đến Đàng Trong buôn bán nhưng không thu được kết quả mấy, họ gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt của thương nhân Hà Lan. Thuyền buôn Anh thường bị
người Hà Lan đánh cướp; thậm chí người Anh cịn bị đuổi khỏi thương điếm ở quần
đảo Nam Dương, khiến họ phải từ bỏ các thương điếm ở Nhật Bản, Đài Loan trong
những năm 1620 - 1625. Mãi sau này khi người Hà Lan thua trận ở Âu châu, phải kí
hịa ước Westminster nhường lại một số đặc quyền thương mại cho người Anh,
khiến họ buôn bán trở lại ở vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc và nước ta. Năm
1672, William Gifford cùng với 5 nhân viên của công ty Ấn Độ của Anh trên chiếc
tàu Zami từ Ban Tam tới Đàng Ngoài. Sau cuộc tiếp kiến chúa Trịnh Tạc (1657 1682) họ được phép buôn bán trong xứ. Người Anh lập một thương điếm ở Phố
Hiến, nhưng người Anh cũng gặp khó khăn do người Hà Lan ở đó từ lâu cạnh tranh
kịch liệt. Năm 1683, người Anh lập một thương điếm ở Kẻ Chợ (khoảng gần cầu
Long Biên hiện nay); nhưng cũng khơng thốt khỏi sự cản trở của thương nhân Hà

Lan. Theo báo cáo của công ty Anh ở Ban Tam thì thương điếm ở Đàng Ngồi bán
nhiều hàng kĩ nghệ Anh và khá nhiều sản vật Á Đơng. Vì bn bán ít lãi người Anh

9


đã đóng cửa thương điếm ở Đàng Ngồi. Ngày30 - 11 - 1697, tất cả nhân viên
thương điếm Anh xuống tàu Mari Boayê (Mazy Bowyer) đi thẳng về Mađras,
ẤnĐộ. Từ đó họ qua lại bn bán ở nước ta thưa thớt, đến năm 1720 thì chấm dứt
hẳn. Trước lúc chiếc thuyền của thương nhân Anh rời khỏi Đàng Ngoài vào năm
1696, khi tình hình bn bán ở Hội An đã kém đi nhiều, giám đốc công ty Ấn Độ
của Anh là Higgison đã cử Thomas Bowyear trở lại Phú Xuân thương nghị với chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), họ xin hưởng đặc quyền buôn bán như những
nước khác. Chúa Nguyễn không đáp lại đề nghị của côngty Đông Ấn Độ -Anh, nên
sau đó thương nhân Anh khơng đến bn bán ở Đàng Trong.
Chiếc thuyền đầu tiên của người Pháp đến Đàng Ngồi vào năm 1696, trên đó
có chở theo một số giáo sĩ làm con buôn, xin đến buôn bán thực tế là để dị xét tình
hình nước ta, chuẩn bị cho việc xâm chiếm sau này. Mục đích đó đã qn xuyến
tồn bộ những hành động nửa bn bán, nửa truyền đạo của người Pháp ở nước ta
trong khoảng nửa cuối thế kỉ XVII - XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Công ty Đông
Ấn của Pháp lần lượt phái tàu tới Đàng Ngoài hoạt động nhằm đạt mục đích trên.
Năm 1680, thương nhân Sappơlanh đi thuyền từ Ban Tam đến Đàng Ngoài dâng
tặng vật lên Trịnh Tạc xin được tự do buôn bán và họ được phép mở thương điếm ở
Phố Hiến. Tháng10 năm 1682, Sappơlanh trở về Ban Tam, mua về xạ hương và lụa.
Tháng 8 - 1862, chiếc tàu Saint Josheph từ Xiêm khởi hành đi Đàng Ngoài chở theo
một giáo sĩ mang thư của Pháp Hồng Lu - i XIV. Lúc đó Trịnh Căn vừa kế vị
(1682 - 1709) đã hoan nghênh các giáo sĩ và gửi Pháp Hoàng một bức thư và nhiều
tặng vật quý giá. Phải nói rằng cho đến cuối thế kỉ XVII ở các đảo Nam Đông
Dương cũng như ở Đông Dương, thương nhân Hà Lan vẫn giành ưu thắng, duy chỉ
có Ban Tam là nơi thương nhân phương Tây được tự do buôn bán. Nhưng đến năm

1682, người Hà Lan thơn tính nốt Ban Tam, người Anh, Đan Mạch phải rời khỏi
nơi đó và chi nhánh cơng ty Đơng Ấn của Pháp tại đây phải đóng cửa. Tình hình đó
cộng với những khó khăn, trắc trở bn bán ở nước ta đã ảnh hưởng đến hoạt động
buôn bán của thương nhân Pháp ở Đàng Ngồi. Năm 1682, cơng ty Đông Ấn Pháp
phải rời bỏ thương điếm ở Phố Hiến.

10


Có thể thấy cùng với sự có mặt của thương nhân, từ thế kỉ XVI các giáo sĩ
phương Tây cũng theo chân các thuyền buôn vào nước ta truyền đạo. Sách Khâm
định Việt sử thông giám cương mục chép rằng: “Năm Ngun hịa đời vua Lê Trang
Tơng (1533 - Tây lịch) có một dương nhân là I - ni - khu đi đường biển lén vào
giảng đạo Gia - tô ở Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà
Lũ thuộc huyện Giao Thủy” [57; tr. 204]. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo
lấy năm 1533 là mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ thế kỷ
XVII, các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam ngày càng đông đặc biệt là các giáo sĩ
trong hội truyền giáo Bồ Đào Nha và Pháp. Trong q trình truyền đạo, các giáo sĩ
phương Tây đã có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục đối
với nước ta, dù rằng mục tiêu chính của các hội truyền giáo phương Tây khơng phải
là truyền bá và phát triển văn hóa mà sử dụng nó như là một cơng cụ để truyền đạo.
Trong số các giáo sĩ phương Tây đáng chú ý nhất là Alexan de Rhodes người kế
thừa thành quả của các giáo sĩ trước đó để hồn thành cuốn “Từ điển Việt - Bồ - La
tinh” đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Các giáo sĩ phương Tây đã sử dụng chữ
Quốc ngữ để truyền bá đạo Thiên chúa thông qua việc giảng bằng tiếng Việt, viết
sách giáo lý bằng Quốc ngữ.
Đến thế kỉ XIX, nhà Nguyễn được xác lập vừa phải đáp ứng nhu cầu hồi sinh
đất nước vừa phải đối phó với những bất trắc có thể xuất phát từ những nước láng
giềng, nhưng nguy hiểm hơn vẫn là ý đồ can thiệp, xâm lược của các nước tư bản
phương Tây, chủ yếu là thực dân Pháp.

Ngay từ năm 1645, sau 21 năm làm công việc truyền giáo ở Việt Nam, khi về
Pháp Alexan de Rhodes đã đưa ra lời nhận xét có ý cổ vũ cho một cuộc xâm chiếm
thuộc địa: “Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy; chiếm được vị trí này thì thương
nhân châu Âu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài ngun dồi dào” [42; tr.
201].
Để thăm dị tình hình, từng bước chuẩn bị cho việc xâm chiếm nước ta, Pháp
dựa vào hai lực lượng cơ bản: hoạt động truyền giáo của giáo sĩ thừa sai và những
hoạt động buôn bán của các phái đồn trong cơng ty Đơng Ấn ở Việt Nam. Đặc
biệt, từ năm 1664, khi Hội truyền giáo nước ngoài Paris thành lập, các giáo sĩ thừa

11


sai càng có thêm cơ sở và điều kiện để gia tăng hoạt động truyền giáo tại Việt Nam
và cung cấp thêm cho nước Pháp nhiều thông tin hơn. Napoléon Ponaparte đã đặt
nhiều tin tưởng vào vai trò của các giáo sĩ và cho rằng: “Hội truyền giáo nước
ngoài sẽ rất có ích cho tơi ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ. Tôi sẽ cử các giáo sĩ đi
điều tra tình hình ở các xứ. Tấm áo chồng sẽ che chở cho họ và sẽ dùng để che
giấu những mưu đồ chính trị và thương nghiệp” [55; tr. 386].
Kế hoạch xâm lược nước ta còn được thúc đẩy hơn nữa bởi cuộc chiến tranh
giành thuộc địa nổ ra giữa Anh và Pháp (1756 - 1763) đã đem lại những thất bại
nặng nề cho tư bản Pháp. Hầu hết những thuộc địa của Pháp ở châu Á và chây Mỹ
đã phải nhường lại cho thực dân Anh. Trong một bản báo cáo gửi về Pháp, giáo sĩ
Huc báo cáo: “Dường như chỉ cịn sót lại Nam Kỳ là xứ mà người Anh chưa để ý
đến. Nhưng có thể nào tin rằng họ sẽ khơng gấp rút dịm ngó đến chăng? Nếu họ
quyết định điều đó trước chúng ta thì chúng ta sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi vùng này,
chúng ta sẽ mất một căn cứ quan trọng ở vùng châu Á…” [42; tr. 203]. Trước nguy
cơ mất hết thuộc địa ở châu Á, thực dân Pháp tìm mọi cơ hội để sớm can thiệp vào
Việt Nam. Trong hồn cảnh đó, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Ánh
và Tây Sơn đã tạo cho Pháp một dịp tốt để thực hiện âm mưu.

Sau khi quân Tây Sơn đánh bại 5 vạn quân Xiêm, Nguyễn Ánh quay sang cầu
viện thực dân phương Tây. Trước cơ hội hiếm hoi này, tất cả thực dân Anh, Pháp,
Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây ban Nha đều phái người đến bắt liên lạc với Nguyễn
Ánh. Đã có lúc Nguyễn Ánh định sang Indonesia cầu viện Hà lan, hoặc sang Goa
cầu viện Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, cuối cùng xu hướng cầu viện tư bản Pháp của
Nguyễn Ánh ngày càng rõ rệt. Điều này cũng xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa,
đó là từ lâu các giáo sĩ Pháp đã hoạt động nhiều trên đất nước ta và họ đã có những
ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp xã hội. Hơn nữa, giám mục Bá Đa Lộc
(Pigneau De Béhaine) đã chủ động đến với Nguyễn Ánh đúng lúc và ngay lập tức
ông được Nguyễn Ánh tin tưởng. Nguyễn Ánh giao ấn và hoàng tử Cảnh để Bá Đa
Lộc đưa sang Pháp cầu viện vua Louis XVI vào năm 1784.
Trong việc giao kết nay cả hai bên đều muốn dựa vào nhau để cùng có lợi. Bá
Đa Lộc thì giúp đỡ để Nguyễn Ánh thành cơng, sau đó sẽ trở thành người có vai trị

12


quan trọng, dùng nó để phục vụ cho cơng cuộc mở rộng truyền đạo và có thể phục
vụ tốt cho quyền lợi của “nước mẹ” Pháp ở vùng Viễn Đông. Ngược lại, Nguyễn
Ánh vì thế lực yếu muốn thơng qua Bá Đa Lộc hy vọng nhận được nguồn vật lực và
vũ khí từ sự giúp đỡ của nước Pháp để đánh bại Tây Sơn.
Ngày 28 - 11 - 1787, tại cung điện Versailles (Pháp) một hiệp ước gọi là
“Hiệp ước liên minh tấn cơng và phong thủ” được kí kết giữa đại diện của Nguyễn
Ánh là Bá Đa Lộc và đại diện của vua Pháp Louis XVI là bá tước De Mont Morin.
Nội dung chính của hiệp ước là Pháp cam kết sẽ gửi quân đội và vũ khí sang trợ
giúp Nguyễn Ánh; đổi lại Pháp được quyền sở hữu hồn tồn cảng Hội An và đảo
Cơn Lơn cùng với việc mở cửa buôn bán giành riêng cho Pháp. Được sự vận động
tích cực của Bá Đa Lộc, từ mùa thu năm 1788, một số người Pháp và người Âu lần
lượt đến Gia Định giúp Nguyễn Ánh huấn luyện binh sĩ, chỉ huy đội thủy quân...
Thông qua Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh cịn mua về nhiều vũ khí. Cùng với đó, quân

Nguyễn Ánh cũng được huấn luyện bài bản, sử dụng vũ khí hiện đại... trở nên mạnh
hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp bùng nổ (1789), chính
quyền phong kiến kí hiệp ước với Nguyễn Ánh bị lật đổ. Tiếp đó là chiến tranh kéo
dài hơn 20 năm trên lục địa châu Âu (1792 - 1815) đã cản trở việc thi hành hiệp ước
Versailles. Kế hoạch can thiệp sâu và Việt Nam của thực dân Pháp do đó chậm lại
một thời gian. Mặc dù vậy, trong thời gian này vua Quang Trung đột ngột qua đời
(1792). Triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy yếu do lục đục và tranh chấp nội
bộ. Nguyễn Ánh nhân cơ hội đó đã giành được chính quyền từ Tây Sơn. Năm 1802,
Nguyễn Ánh lên ngơi hồng đế, lấy hiệu là Gia Long, xác lập vương triều Nguyễn.
Sau khi lên cầm quyền Gia Long đã “trả ơn” cho những người Pháp có cơng
giúp mình trong cuộc chiến bằng cách giữ lại một số người làm quan trong triều
như Jean Baptiste Chaigneau, Philippe Vannier, de Forsans... và đãi ngộ rất hậu.Ở
giai đoạn đầu thời Gia Long, những hoạt động của người Pháp ở Việt Nam khơng bị
ngăn cấm, thậm chí được tạo điều kiện hoạt động dễ dàng cả về thương mại và
truyền giáo. Năm 1812, giáo sĩ Labartette nhận xét: “... chúng tơi tồn quyền tự do
truyền đạo, khơng ai dám ngăn cản và tự do đi khắp mọi nơi. Chừng nào nhà vua
cịn trị vì, chúng tơi vẫn có cơ sở để hy vọng được tự do hành đạo” [43; tr. 337].

13


Tuy nhiên, do được hoàng đế Việt Nam ưu ái, các giáo sĩ và quan lại người
Pháp hoạt động ngày càng thái quá, thể hiện ý đồ can thiệp vào chính trị và đe dọa
đến vương quyền nhà Nguyễn nên họ bị ngăn cấm. Điều đó dẫn đến quan hệ giữa
họ và triều đình nhà Nguyễn ngày càng mâu thuẫn và xung đột.
Sau khi cuộc chiến ở châu Âu kết thúc, chính quyền phong kiến Pháp lại cho
xúc tiến ý đồ còn giang dở trước kia. Lợi dụng hiệp ước Versailles làm cơ sở pháp
lí, từ Napoléon Bonaparte cho đến Louis XVIII, Pháp liên tục thúc ép các vua Gia
Long và Minh Mạng thi hành những điều khoản trong hiệp ước nhằm nhanh chóng
giành vị trí ưu thế ở Việt Nam.

Từ thực tế đó, Gia Long càng thấy rõ hơn dã tâm sâu xa của người Pháp nên
bắt đầu thể hiện thái độ li khai. Thậm chí Gia Long cịn căn dặn Minh Mạng “Đừng
để người Pháp bước vào triều đình của con” [48; tr. 444]. Điều này có thể thấy qua
việc từ năm 1817, nhiều chiếc tàu Pháp cập các bến cảng đến xin được yết kiến vua
Gia Long nhằm xin “nối lại mối quan hệ bị gián đoạn từ thời cách mạng tư sản
Pháp” nhưng đều không được vua nhà Nguyễn tiếp đón.
Khi những hoạt động bằng ngoại giao không đem lại kết quả như ý muốn,
Pháp quyết tâm dùng những biện pháp mạnh hơn. Năm 1840 - 1841, nhiều chiến
hạm của Pháp kéo sang đóng tại vùng biển Trung Hoa, uy hiếp cả triều đình nhà
Thanh và nhà Nguyễn. Năm 1843, thủ tướng Guizot nói rõ: “Chúng ta cần có hai
bán đảo ở Viễn Đơng: một căn cứ hải quân thường trực trong bán đảo Trung Hoa
và một thuộc địa vững chắc nằm kề Trung Hoa(…) Nước Pháp không thể vắng mặt
ở một khu vực rộng lớn như vậy của thế giới, trong lúc các nước châu Âu khác đều
đã có căn cứ ở đó” [58; tr. 27]. Từ năm 1843 trở đi, thuyền của Pháp đến Việt Nam
ngày càng nhiều hơn. Trong các năm 1843 - 1847, chiến hạm Pháp 3 lần vào thị uy
ở cửa biển Đà Nẵng.
Cách mạng Pháp năm 1848 nổ ra một lần nữa làm chậm trễ kế hoạch của
Pháp. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện cho cách mạng cơng nghệ ở
Pháp tiến triển nhanh chóng, càng thơi thúc giới tư bản xúc tiến việc mở rộng thị
trường và xâm chiếm thuộc địa. Cuối năm 1852, Napoléon quyết định đẩy mạnh kế
hoạch xâm lược nước ta. Tháng 8 - 1852, một đại diện ngoại giao Pháp ở Trung

14


Quốc sang Việt Nam đòi quyền sử dụng cảng Đà Nẵng để bn bán. Tháng 12 1856, triều đình Pháp cử Montigny sang Việt Nam với danh nghĩa thương thuyết về
việc truyền đạo và bn bán, nhưng thực ra đó chỉ là cái cớ để che đậy dã tâm
chuẩn bị một cuộc can thiệp vũ trang vào nước ta ngay sau khi đánh xong Trung
Quốc. Trong khi tàu của Montigny cịn phải ghé qua Xiêm thì một chiếc tàu chiến
Pháp (tàu Catinat) đã được phái đến Đà Nẵng đưa quốc thư trước cho Tự Đức. Tuy

nhiên, vua Tự Đức không tiếp sứ và không nhận quốc thư. Trước hành động đó,
chiếc tàu này đã nổ súng bắn vào các pháo đài phòng thủ của quân nhà Nguyễn và
đổ bộ lên bờ khóa các đại bác lại rồi bỏ đi. Đầu năm 1857, Montigny đến Đà Nẵng
để mở cuộc đàm phán chính thức nhưng Tự Đức vẫn cự tuyệt, khơng chịu tiếp. Lần
này, Montigny cũng định giở trò uy hiếp bằng vũ lực nhưng vì lực lượng trong tay
khơng nhiều nên đành phải trở về. Trước khi rút, Montigny đe dọa triều đình Huế
phải đình chỉ ngay việc cấm đạo, nếu khơng thì sẽ dùng vũ lực.
Tháng 12 - 1857, Pháp cho thành lập “Uỷ ban nghiên cứu về vấn đề Nam kỳ”.
Uỷ ban này tập hợp những thành viên hiểu biết nhiều về Việt Nam, trong đó có sự
tham gia của các giáo sĩ thừa sai. Những báo cáo liên tiếp của các giáo sĩ từ Việt
Nam báo về tình hình cấm đạo ở Việt Nam và tình hình suy đốn cực độ của triều
đình Huế càng làm cho chính phủ Pháp mạnh bạo hơn nữa trong việc thực hiện kế
hoạch xâm lược nước ta.
Sau khi đánh lên Quảng Châu, Trung Quốc ngày 5 - 1 - 1858 và tiến lên phía
Bắc buộc nhà Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân ngày 27 - 6 - 1858, viên chỉ huy
hạm đội Pháp ở Viễn Đông là Rigault de Genouilly được lệnh của Bộ trưởng Hải
quân Pháp đã tìm cách kéo quân vào chiếm Đà Nẵng và củng cố lực lượng ở đó
trong khi chờ đợi chỉ thị mới. Genouilly bèn phối hợp với đội quân Tây Ban Nha do
đại tá Palanca chỉ huy, cùng kéo thẳng đến Đà Nẵng. Những ngày cuối tháng 8 1858, những thuyền chiến của lien quan Pháp - Tây Ban Nha từ Quảng Châu, Trung
Quốc đã có mặt tại cửa biển Đà Nẵng để chuẩn bị cho việc xâm lược Việt Nam.
1.2. Đất nước - những yêu cầu đổi mới
Trong lịch sử châu Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, thế kỉ XIX là
thời kì đầy biến động. Quan hệ tiếp xúc Đông - Tây đã chuyển từ thương mại tự do

15


sang đối địch. Thay vì tơn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán như
trước đây, các nước tư bản châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách “Ngoại giao pháo
hạm”, sử dụng vũ lực để từng bước thực hiện ý đồ thực dân. Trong bối cảnh đó, các

nước châu Á bị đặt trước những thử thách vô cùng hiểm nghèo. Ý thức được hiểm
họa đó, Nhật Bản và Xiêm đã chọn con đường duy tân đất nước để tự cứu mình.
Trong khi đó, ở Việt Nam, ngay từ khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đứng trước những khả
năng to lớn để xây dựng đất nước. Sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt với cục
diện “Đàng Trong, Đàng Ngoài”, Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX thực sự là một quốc
gia thống nhất với sự hoàn chỉnh về cương vực quốc gia, thống nhất thị trường, tiền
tệ… Với những điều kiện nói trên, nhà Nguyễn có thể xây dựng một nền kinh tế xã
hội vững mạnh, mở rộng quan hệ giao thương quốc tế, tiến hành canh tân đất nước,
vượt qua được sự can thiệp, xâm lược của các thế lực thực dân phương Tây… Tuy
nhiên, chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã tỏ ra lúng túng, chỉ lo củng cố địa vị cai trị
của dòng họ, không bắt kịp với xu thế thời đại, làm cho đất nước ngày càng lún sâu
vào tình trạng trì trệ, lạc hậu. Chính vì thế, nhìn tồn cục bức tranh kinh tế, chính
trị, xã hội thời nhà Nguyễn là rất đa dạng, phức tạp và chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
1.2.1. Mâu thuẫn về chính trị - xã hội
Thứ nhất, sự xác lập chế độ phong kiến đi ngược với xu thế thời đại.
Ngay từ khi thiết lập vương triều, Nguyễn Ánh đã chủ trương xây dựng một
nhà nước phong kiến tập quyền, chun chế mạnh, theo mơ hình chính trị của nhà
Thanh. Nguyên tắc bao trùm, chi phối trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước thời Nguyễn là tập trung thống nhất quyền lực vào một cá nhân Hoàng đế, tăng cường sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước trung ương đối
với tất cả các địa phương, quan lại các cấp. Việc làm đó đã có tác dụng củng cố chế
độ trung ương tập quyền, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, bộ máy nhà nước thời Nguyễn là một nhà nước quân
chủ tập trung quan liêu chuyên chế nặng nề. Một nhà nước quân chủ chuyên chế
như vậy ở vào đêm hôm trước cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư
bản phương Tây đang chuẩn bị ráo riết xâm lược Việt Nam khơng cịn phù hợp với
xu thế của thời đại, u cầu lịch sử nước ta bấy giờ. Sự xác lập chế độ phong kiến

16



đưa đến hậu quả mất lịng dân, khơng củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc
chung quanh nhà nước mà ngược lại, làm cho nhà nước đó trở nên bảo thủ, trì trệ,
kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm cho dân tộc ta khơng hịa nhập được với
thế giới bên ngoài.
Thứ hai, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, khởi nghĩa nông dân nổi lên ngày một
nhiều.
Khác với các triều đại trước thường được thiết lập trên cơ sở thắng lợi của các
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc sau khi hoàn thành các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, củng cố quốc gia…; còn triều Nguyễn lại được
dựng lên bằng một cuộc nội chiến mà kẻ thắng đã dựa vào thế lực ngoại bang. Như
vậy, về khách quan là đi ngược lại với nguyện vọng và quyền lợi dân tộc. Cũng
chính vì thế, ngay từ đầu triều Nguyễn đã không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Đồng thời, triều Nguyễn đã chủ trương duy trì tình trạng kinh tế xã hội cũ, tăng
cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình. Mặc dù đã cố gắng
hồn chỉnh bộ máy nhà nước nhưng dưới triều Nguyễn tệ tham quan, ô lại rất phổ
biến. Tình trạng quan lại nhũng nhiễu ăn của hối lộ diễn ra khắp nơi, từ những viên
quan cao cấp ở trung ương cho đến những viên quan cai quản ở địa phương và lan
ra cả những chức dịch sai nha. Dưới thời Minh Mạng, tệ quan lại nhũng nhiễu nhận
của đút lót phổ biến đến mức nhà vua phải tức giận vì quan lại “coi pháp luật như
hư văn xoay xở nhiều vành chỉ cốt lấy tiền khơng được thì buộc tội” [48; tr. 44]. Lợi
dụng việc triều đình ban bố lệnh cho phép các phạm nhân đến đầu thú tại các cơ
quan địa phương đều được giảm tội, để khuyến khích những người có tội hối cải tạo
cơ hội cho họ trở thành người dân lương thiện, bọn tham quan ơ lại đã lấy đó làm
u sách. Nếu có thể đáp ứng được ý chúng thì chúng sẽ thay đổi tội danh chạy cho
được nhẹ tội. Có kẻ lại kiếm lời bằng cách dụ dỗ những người phạm tội ra đầu
hàng, hứa sẽ đảm bảo cho họ được miễn tội nếu nộp cho chúng một khoản “lệ
phí”,nhưng sau đó lại quay sang tố giác với quan trên để mong nhận được tiền
thưởng. Khi quan trên xem xét lại hồ sơ lại nhũng nhiễu địi tiền phí tốn giấy tờ
khơng ít và qua tay bọn trung gian trục lợi, đến nổi người ra đầu thú “không chịu
thấu, liền trở lại bỏ trốn vào chốn thâm sơn cùng cốc sống tạm sống gửi” [45; tr.


17


361]. Điều này chứng tỏ việc tham nhũng của quan lại thực sự là một gánh nặng cho
dân chúng.
Ở nông thôn, bọn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Các tầng lớp nhân dân
sống khổ cực vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tơ thuế
phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi. Năm 1828. viên
quan Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ tố cáo: “Cái hại quan là một hai
phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm con cái người ta thành mồ cơi,
vợ người ta thành gố bụa, giết cả tính mạng người ta, xiết cả gia tài người ta mà
việc không bị lộ nên cứ cơng nhiên khơng kiêng sợ gì”[46; tr. 105]. Tình hình đó đã
làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Những người nông dân bị áp bức, bóc lột đã
vùng lên đấu tranh chống lại triều đình. Năm 1803, khởi đầu là cuộc khởi nghĩa ở
Kinh Môn (Hải Dương), sau đó, phong trào bùng nổ nhiều nơi ở Bắc Thành và liên
tục trong nhiều năm. Khoảng những năm 30, 40, phong trào nông dân Nam Kỳ
chống đối chính quyền cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo Đại Nam thực lục, chỉ
tính từ thời Gia Long (1802) đến cuối đời Tự Đức (1883) có hơn 300 cuộc khởi
nghĩa lớn nhỏ. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Vũ Đình Lục ở Nam Định, Nguyễn Đức
Khoa ở Bắc Ninh, Lê Trần Quyền ở Sơn Tây, Nguyễn Hữu Tạo ở Nghệ An. Đặc
biệt có một số cuộc khởi nghĩa lớn gây nhiều tổn thất cho triều đình như các cuộc
khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Cao Bá Quát…
1.2.2. Mâu thuẫn về kinh tế
Dưới triều Nguyễn, kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn lại trì trệ do ruộng đất tập trung
trong tay địa chủ, người nông dân bị kiệt quệ vì sưu dịch, thuế khóa nặng nề, thiên
tai dịch bệnh ít được chăm lo ngăn ngừa, đói kém xảy ra liên miên…
Tính đến năm 1840, diện tích ruộng đất được đo đạc ở nước ta là 4.063.892
mẫu nhưng diện tích ruộng tư ngày càng lớn hơn so với ruộng công. Do ruộng đất

công ngày càng bị thu hẹp, vua Minh Mệnh đã cho phép các làng xã được tùy theo
tục lệ chia ruộng đều cho dân, nhưng vẫn ưu tiên cho bọn quan lại, qn lính nên
người nơng dân chẳng còn được bao nhiêu. Mặc dù số ruộng tư ngày càng lớn
nhưng nhà nước buộc chủ đất tư phải nộp một phần nào đó vào cơng điền của làng

18


xã nếu ở đó cơng điền ít. Điều này đã hạn chế q trình tập trung ruộng đất ở nơng
thơn.
Trong thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn đã xuất hiện những khu vực tách
khỏi nông nghiệp. Một tầng lớp thợ thủ cơng chun mơn lành nghề đã hình thành.
Ở đây người tiêu thụ chủ yếu không phải là người sản xuất chun mơn hóa mà họ
đi mua ngun liệu, làm ra hàng hóa rồi đem bán ở các chợ đồ gốm, nước mắm, đồ
rèn, tơ lụa, vải vóc…. Từ lâu trước nhà Nguyễn, ở nước ta đã hình thành những làng
thủ công chuyên làm một vài nghề, như làng Kim Bôi đúc đồ đồng, làng Cự Đà làm
tương, làng Phát Diệm dệt chiếu, làng Gị Vấp nhuộm vải… Thủ cơng cũng có thể
tập trung ơ một số đường phố hay khu phố theo từng nghề, như: hàng Trống, hàng
Gai, hàng Bông, hàng Bạc, hàng Thùng… Ở đó nghề thủ cơng và bn bán kết hợp,
chủ thủ cơng nắm ít nhiều thợ thủ cơng. Tuy nhiên, triều đình lại bắt các thợ giỏi về
Kinh hay về các trung tâm sản xuất của nhà nước chuyên làm sản phẩm cung cấp
cho triều đình và các quan lớn. Điều đó kìm hãm sự phát triển, khơng phát huy được
tính sáng tạo của người thợ.
Trong thương nghiệp, nhà nước cấm bán lúa gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác,
nếu khi nào được phép thì lại bị đánh thuế rất nặng. Triều đình cũng cấm xuất cảng
lúa gạo dù là lúa gạo thừa ứ ở Nam Kỳ. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương,
cấm dân đóng thuyền lớn có thể vượt biển đi bn bán với nước ngoài… Đặc biệt,
với phương Tây nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Người
Trung Quốc ra vào bn bán với Việt Nam thì được ưu đãi, cịn phương Tây thì phải
xin phép bn bán từng chuyến một và không được lập kho tàng, đặt cơ quan đại

diện trên đất Việt Nam. Nhà nước giữ quyền ưu tiên mua và bán với tàu nước ngồi,
sau đó tư nhân mới được phép mua bán với họ. Sở dĩ như vậy là do triều đình lo sợ
phương Tây khơng chỉ đem hàng hóa tới mà cịn đem theo cố đạo và gián điệp vào.
Những việc làm này đã làm cho thị trường nội địa bị ngăn cách, hạn chế sự phát
triển của thương mại trong nước cũng như ở nước ngồi, kìm hãm sự phát triển các
yếu tố tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, trong khi những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất
hiện, nhà Nguyễn duy trì chế độ phong kiến đã làm nảy sinh những mâu thuẫn kinh

19


tế khi quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời trói buộc, kìm hãm sự phát triển của
kinh tế hàng hóa - tiền tệ có xu hướng tư bản chủ nghĩa.
1.2.3. Mâu thuẫn về văn hóa - tư tưởng
Các vua đầu triều Nguyễn nhận thức rõ tầm quan trọng của Nho giáo trong
việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế và lấy Nho giáo làm quốc
giáo. Thể thức “Tam giáo đồng nguyên” đã có thời góp phần ổn định tư tưởng, đáp
ứng đời sống tâm linh… trong xã hội nay cũng khơng cịn tác dụng như xưa. Dưới
triều Nguyễn, Phật giáo và Lão giáo bị Nho giáo chèn ép. Các nhà Nho khơng cịn
bênh vực cho thuyết “Tam giáo đồng nguyên” nữa. Khi có người hỏi có nên học và
theo Kinh Tạng của Phật và Lão không, Nguyễn Đức Đạt là một nhà Nho tiêu biểu
cho việc đề cao Nho học và bài bác Phật, Lão trả lời: “Khơng nên! Món ăn khơng
nên trộn lẫn các vị khác với cơm gạo; cách ăn mặc không nên để lẫn các màu sắc
với vải lụa. Chán lối thường dùng mà thích sự viễn vong, sao gọi là biết học?” [18;
tr. 97]
Tuy nhiên, đến giai đoạn này cương, thường của Nho giáo có lúc, có nơi đã bị
đảo lộn. Cùng với đó, sự xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dân tộc
cũng như sự xâm nhập của kinh tế tư bản thực dân đã đưa đến những tư tưởng mới.
Thiên Chúa giáo được du nhập vào nước ta từ thế kỉ XVI - XVII, nay ngày càng

phát triển. Nhận thức được việc thực dân lợi dụng Thiên Chúa giáo để đi xâm lược
nên mâu thuẫn tôn giáo trở nên sâu sắc, biểu hiện tiêu biểu là phong trào “Bình Tây,
sát tả”.
Ngồi mâu thuẫn tơn giáo thì xã hội Việt Nam lúc bấy giờ còn tồn tại mâu
thuẫn trong lối sống. Người Việt từ xưa theo truyền thống phương Đông (coi trọng
việc thờ cúng tổ tiên, tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, dung hòa
với cả Nho, Phật, Lão) nay phải đối mặt với sự xâm nhập của lối sống và cách ứng
xử của phương Tây với những biểu hiện gần như trái ngược.
1.3. Những nhà canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Nguy cơ từ âm mưu xâm lược của thực dân phương Tây đặt ra yêu cầu phải
canh tân đất nước để tự cường, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Thực tế lịch sử đã
xuất hiện xu hướng duy tân cải cách của một số quan lại và trí thức yêu nước. Họ

20


cho rằng trong điều kiện lúc bấy giờ phải duy tân đất nước mới đủ sức chống lại chủ
nghĩa thực dân phương Tây. Những nhà canh tân bằng tất cả lịng nhiệt thành và
vốn hiểu biết của mình đã liên tiếp gửi lên triều đình những bản điều trần đề nghị
canh tân.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX, xu hướng canh tân đã xuất hiện
vàngười mở đầu là Nguyễn Trường Tộ. Lúc đó ơng đang làm phiên dịch cho Pháp
nhưng trước tình cảnh đất nước đang nguy nan ông liên tiếp gửi cho triều đình Tự
Đức những bản điều trần về vấn đề canh tân đất nước.
Tháng 5 năm 1863, ông đã soạn xong ba văn bản để gửi lên Triều đình Huế:
Bản thứ nhất là Tế cấp luận, bản thứ hai là Giáo môn luận, bản thứ ba là Thiên hạ
phân hợp đại thế luận. Trong ba bản đó, bản Tế cấp luận là văn bản quan trọng
nhất. Nội dung của bản này đề cập đến việc canh tân và phát triển đất nước. Với Tế
cấp luận ơng đã khẳng định: “Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm
nay... bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết”

[7; tr. 26].
Ở bản Giáo môn luận, ông dùng những lý lẽ của trời đất và các chứng cớ lịch
sử để kêu gọi Triều đình phải có chính sách bao dung, nhân ái đối với những tín đồ
Cơng giáo. Thế nhưng đứng trước tình thế bất lợi (Triều đình Huế đã kí hịa ước 5 6 - 1862 nhưng không muốn thi hành hay sửa đổi), Nguyễn Trường Tộ nhận thấy
cần phải tạm thời hịa hỗn để củng cố mọi mặt đất nước, sau đó sẽ dốc lực đấu
tranh, trong bối cảnh đó, ơng đã viết Thiên hạ phân hợp đại thế luận.
Sau ba bản điều trần trên, Nguyễn Trường Tộ liên tục gửi nhiều bản khác lên
triều đình Huế. Những bản điều trần của ơng là những đề nghị tâm huyết nhằm góp
phần xây dựng đất nước, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng phong bế, lạc hậu và tạo
nên sự thay đổi lớn lao bên trong, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Song thật tiếc, những
dòng tâm huyết ấy lại không được chấp nhận.
Cũng vào năm 1863, Tả tham tri bộ Lại Phạm Phú Thứ sau chuyến đi sứ sang
Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã viết 5 bộ sách nói về văn minh
phương Tây là “Bác vật tân biên”, “Khai môi yếu pháp”, “Hàng hải kim châm”,
“Tùng chánh di quy”, “Vạn quốc công pháp” để phổ biến. Đến năm 1873, ông

21


dâng sớ xin triều đình chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, giao hảo với các
cường quốc, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hồng Kông để giao thiệp với
nước ngoài.
Hưởng ứng tư tưởng canh tân, tháng 5 - 1863 quan Biện lí bộ Hình Trần Đình
Túc đề nghị triều đình mộ dân khai khẩn đất hoang ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa
Thiên. Năm 1864, ông lại đề nghị mộ dân lập ấp để khai khẩn ruộng hoang ở huyện
Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên. Tháng 4 - 1867, Trần Đình Túc xin triều đình Huế tiến
hành khai mỏ sắt ở huyện Hương Trà. Tháng 9 - 1868, sau chuyến đi sứ giao hiếu
với nước Anh ở Hồng Kơng về, Trần Đình Túc cùng với Nguyễn Huy Tế đề nghị
mở các cơ sở buôn bán ở của biển Trà Lý tỉnh Nam Định để phát triển thương mại,
giao thương với bên ngồi. “Chúng tơi xét thấy cửa biển Trà Lý thuộc tỉnh Nam

Định, bãi cát cao rộng, nhà cửa ở được yên ổn; cửa biển hơi sâu, tàu thuyền đậu
được vững vàng; đàng thủy thông với tỉnh Nam Định, cũng là một chỗ rất quan yếu;
còn đàng biển thời thuyềnThanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương và các xứ Nam Bắc đều
tới đó nhóm đậu được; đàng sơng thời từ Nam Định đến mấy hạt miền thượng du
các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên
Quang, qua lại đều được tiện lợi. Gần đây tàu buôn các nước tới đậu nhiều, chỗ ất
cũng là chỗ tốt. Vậy xin cho mở hàng buôn bán, cho dân tới bn và nhóm cửa
thiên hạ để tính việc lâu dài” [44; tr. 185]. Nhà vua đã cho đình thần nghị bàn
nhưng rồi đề nghị đó cũng không được thi hành.
Năm 1865, Đốc học Nguyễn Thông ở Vĩnh Long dâng sớ xin triều đình chiêu
tập nhân tài ra giúp nước, cải biến việc võ bị, sửa đổi chính sách ruộng đất, giảm chi
phí xây cất lăng tẩm để tập trung sức chống Pháp.
Cũng như một số người cấp tiến bấy giờ, là một sĩ phu làm quan khi đất nước
đang ở trong tay giặc, Đặng Huy Trứ không vui với sự hưởng thụ mà luôn cảm
thấy sự dằn vặt đau khổ về nỗi nhục mất nước. Ông thường nhấn mạnh đến công
cuộc tự cường, tự trị. Nội dung tự cường, tự trị chủ yếu là tiến hành những cải cách
mạnh mẽ làm cho dân giàu binh mạnh. Tháng 6 - 1866, sau chuyến giao thương ở
Hồng Kông về ơng đã đề nghị triều đình đặt Ty Bình chuẩn để thu mua hàng hóa dự
trữ, chờ khi giá thị trường tăng vọt thì tung ra bán để bình ổn gái cả, ngăn ngừa sự

22


×