Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.7 KB, 63 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thảo Trang

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuân Quỳnh là một nhà thơ điển hình chịu sự ám ảnh mãnh liệt của thời
gian. Cảm thức về bước đi của thời gian đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong
tư duy thơ Xuân Quỳnh. Thời gian, sự trôi đi, sự mất mát là ám ảnh thường trực
trong thơ người đàn bà đa đoan này. Và lớp từ ngữ chỉ thời gian đã trở thành
một công cụ đắc lực giúp nữ sĩ chuyển tải hết được những nỗi niềm, trăn trở về
sự hữu hạn của đời người. Có thể nói trong thơ chị, các từ ngữ chỉ thời gian
được chị vận dụng một cách rất hiệu quả. Vì thế những từ ngữ chỉ thời gian


chính là phương tiện sinh động phản ánh tâm tư, thể hiện những ám ảnh, cảm
xúc thẩm mĩ và ý thức về thời gian của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh đã rất khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ một cách tự nhiên
nhưng cũng rất tinh tế và những từ ngữ chỉ thời gian đã góp một phần quan
trọng giúp chị thể hiện những suy nghĩ, day dứt về tình yêu, hạnh phúc gia đình
cũng như những ám ảnh của sự mất mát và tàn phai của con người trước cuộc
đời đầy biến động. Chính khả năng điều khiển những con chữ vô tri thành những
lớp ngôn từ mang thông điệp thẩm mĩ, thi sĩ Xuân Quỳnh đã dệt nên vườn thơ
của riêng mình với một phong cách thơ tự nhiên và chân thật đến kinh ngạc.
Chân dung nghệ thuật Xuân Quỳnh được phản ánh trung thực qua tập “Khơng
bao giờ là cuối”. Vì thế chúng tôi chọn tập thơ này để khảo sát về lớp từ ngữ chỉ
thời gian trong thơ chị.
Từ khi xuất hiện trên thi đàn thì thơ Xuân Quỳnh đã thu hút được bạn đọc
cũng như các nhà phê bình quan tâm và tìm hiểu nhưng các nghiên cứu chủ yếu
nghiêng về cuộc đời và những nét đặc sắc trong nghệ thuật, ở phương diện ngôn
ngữ, các bài viết dường như chỉ tập trung vào những nhận xét khái quát hơn là
những nghiên cứu chiều sâu. Cho nên việc đi sâu nghiên cứu ở phương diện
ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh là một hướng đi cần thiết. Để phục vụ cho công
việc học tập cũng như công tác giảng dạy sau này và cũng là để góp một phần bé
nhỏ của mình vào việc tìm hiểu một cơng cụ để khám phá thế giới nghệ thuật


3

trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi chọn đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ
Xuân Quỳnh” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi cho ra đời tập thơ đầu tiên Xuân Quỳnh đã đánh dấu vị trí của
mình trên bầu trời thi ca đương đại, và cũng từ đây cuộc đời cũng như sự nghiệp
sáng tác của Xuân Quỳnh luôn là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều

nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Đã có rất nhiều cơng trình cũng như các
chun luận nghiên cứu về Xn Quỳnh. Trong đó chúng tơi chia các bài viết
theo hai hướng, thứ nhất là về nội dung và thứ hai là về nghệ thuật.
Về nội dung có những bài viết như: Phạm Đình Ân với “Bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh” (Tạp chí Văn học, số 3/1990), Phan Thị Thanh Nhàn với “Thơ
Xuân Quỳnh” (1990, nxb Hội Nhà văn), Vân Long với “Xuân Quỳnh thơ và
đời” (1998, nxb Văn Hóa), Nguyễn Trọng Hồn với “Xn Quỳnh, Bằng Việt,
Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy - Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường” (1999,
nxb Giáo dục), Lưu Khánh Thơ – Đông Mai với “Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác
phẩm”, (2003, nxb Phụ Nữ)…
Về nghệ thuật có những bài viết như: Nguyễn Xuân Nam với “Vẻ đẹp thơ
Xuân Quỳnh” (In trong Thơ tìm hiểu và thưởng thức, 1985, nxb Tác phẩm mới),
Vũ Kim Xuyến với “Tiếng hát ru trong thơ Xuân Quỳnh” (Báo Phụ nữ Việt
Nam, 12/8/1996), Ngân Hà với “Thơ Xn Quỳnh và những lời bình” (2003,
nxb Văn hóa thơng tin), Ngô Viết Dinh với “Đến với thơ Xuân Quỳnh” (2003,
nxb Thanh Niên)…
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu về Xuân Quỳnh ở nhiều khía cạnh
khác nhau, dưới đây chúng tơi chỉ điểm lại một số cơng trình liên quan trực tiếp
đến đề tài. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tơi các cơng trình chủ yếu vẫn
xoay quanh các vấn đề về cuộc đời và những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ
Xuân Quỳnh chứ chưa có ai đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ thơ chị.
Với đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh” chúng tơi hi
vọng sẽ có thêm cơ sở khoa học để góp phần khẳng định tài năng cũng như


4

phong cách sử dụng từ ngữ trong thơ chị mà cụ thể ở đây là lớp từ ngữ chỉ thời
gian rất tự nhiên nhưng cũng không kém phần sâu sắc và cũng rất riêng của nữ
sĩ Xuân Quỳnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh
- Phạm vi nghiên cứu : Tập thơ “Không bao giờ là cuối”
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
ngôn ngữ và phương pháp nghiên cứu văn học:
- Phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp này giúp chúng tôi thống
kê những từ ngữ nói về thời gian, tần số xuất hiện trong tập thơ “Không bao giờ
là cuối”, phân loại những từ ngữ theo tiêu chí nhất định.
- Phương pháp phân tích, chứng minh. Phương pháp này giúp chúng tơi
làm rõ nghĩa những từ ngữ nói về thời gian và đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
Ngồi những phương pháp chính trên, chúng tơi cịn sử dụng các phương
pháp như tổng hợp, khái quát, so sánh đối chiếu…để làm nổi bật vấn đề đang
nghiên cứu.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh
Chương 3: Hiệu quả biểu đạt của từ ngữ chỉ thời gian đối với thế giới
nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.1. Nghĩa của từ
1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ

Khái niệm nghĩa của từ được Đỗ Hữu Châu minh định một cách hết sức
tổng quát như sau: “Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần mà một từ ( hay
một ngữ cố định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ đó. Nhờ nghĩa của từ mà
chúng ta kết hợp từ với từ để tạo nên nghĩa của câu và nhờ nghĩa của từ trong
một câu mà chúng ta hiểu được câu đó. Về chức năng, có thể chia các từ của
một ngơn ngữ thành từ định danh và từ phi định danh. Các từ khác nhau về chức
năng thì nghĩa cũng khác nhau” [4, tr.93].
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” lại cho rằng:
“Nghĩa của từ” là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngơn ngữ. Có
nhiều cách lí giải khác nhau về khái niệm này. Một số người cho nghĩa của từ là
sự vật hay hiện tượng do từ biểu thị. Chẳng hạn, theo quan điểm này, nghĩa của
từ “nhà” là do bản thân cái nhà có trong thực tế, nghĩa của từ đi, từ đẹp v.v… là
bản thân hoạt động, tính chất tương ứng” [8, tr.119].
Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt của Mai Ngọc Chừ - Hồng
Trọng Phiến – Vũ Đức Nghiệu thì lại nói như sau:
“Nói chung, nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của
chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho).
Cần phân biệt nghĩa của từ với khái niệm. Nghĩa và khái niệm gắn bó với
nhau rất mật thiết, nhưng nói chung là chúng khơng trùng nhau.
Khái niệm là một kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng
chung nhất, khái quát nhất và bản chất nhất của sự vật, hiện tượng. Người ta có
được khái niệm chủ yếu là nhờ những khám phá, tìm tịi khoa học. Nội dung của
một khái niệm có thể rất rộng, rất sâu, tiệm cận tới chân lí khoa học, và có thể


6

được diễn đạt bằng hàng loạt những ý kiến nhận xét. Mặt khác, rõ ràng là không
phải khái niệm nào cũng được phản ánh bằng từ mà nó có thể được biểu hiện
bằng hơn một từ. Ví dụ: nước cứng, tổ hợp quỹ đạo, mặt gặt đập liên hợp, công

nghệ sinh học,...
Nghĩa của từ cũng phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật,
hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và xã
hội. Tuy nhiên, nó có thể chưa phải là kết quả của nhận thức đã tiệm cận đến
chân lí khoa học. Vì thế, sự vật, hiện tượng nào mà càng ít được nghiên cứu,
phám phá thì nhận thức về nó được phản ánh trong nghĩa của từ gọi tên nó càng
xa với khái niệm khoa học” [6, tr.169].
1.1.2. Phạm vi biểu vật của từ
Khái niệm phạm vi biểu vật được Đỗ Hữu Châu định nghĩa như sau: “Sự
vật, hiện tượng, đặc điểm, … ngồi ngơn ngữ, được từ biểu thị tạo nên nghĩa
biểu vật của từ” [1, tr.105]. Tuy nhiên phạm vi biểu vật của từ có sự biến đổi
theo những ngữ cảnh nhất định. Có những từ ở ngữ cảnh này thì mang nghĩa
biểu vật này, ở trong ngữ cảnh khác thì mang nghĩa biểu vật khác. Nghĩa là
phạm vi biểu vật của từ có thể thay đổi trong những ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ 1: Từ về
Trước hết “về” có phạm vi biểu vật là hoạt động của người và động vật; ví
dụ “về quê” tức là di chuyển trở lại nơi ở, nơi quê hương của mình [16, tr.1417].
Cịn khi nói “về với tổ tiên” hay “về cõi vĩnh hằng” thì từ “về” có phạm vi biểu
vật là chết.
Ví dụ 2: Từ tiết
Trong các từ: tiết gà, tiết vịt, nóng tiết … thì phạm vi biểu vật của tiết là
máu của động vật. Cịn khi nói “tiết thanh minh”, “tiết xuân phân” … thì phạm
vi biểu vật của “tiết” là thời gian, đó là ngày cách nhau giữa tháng (âm lịch).
Theo Đỗ Hữu Châu phạm vi biểu vật có những đặc điểm sau:


7

Phạm vi biểu vật của từ khơng hồn tồn trùng với sự vật, hiện tượng, tính
chất… trong thực tế khách quan trừ các từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học.

Thực tế khách quan về cơ bản đồng nhất với mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ. Song
mọi ngôn ngữ lại có những tên gọi tương ứng với những bộ phận không đồng
đều, ứng với những đoạn cắt thực tế khác nhau. Số lượng từ ngữ của ngôn ngữ
này ứng với một phạm vi sự vật, hiện tượng… khách quan có thể lớn hơn hoặc
nhỏ hơn so với số lượng từ ngữ ở ngơn ngữ kia. Thậm chí cùng một phạm vi sự
vật, hiện tượng mà ngơn ngữ này có, ngơn ngữ kia lại khơng có từ biểu thị.
Ví dụ: Để chỉ hoạt động dùng nước làm cho sạch:
Tiếng Việt
Tiếng Anh

Giặt

Rửa

Gội

Vo

To Wash

Như vậy, phạm vi biểu vật không trùng với sự vật, hiện tượng…y như
chúng có trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thơi.
Ý nghĩa biểu vật của từ mang tính khái quát. Trong thực tế khách quan sự
vật, hiện tượng tồn tại trong dạng cá thể và gắn bó chặt chẽ với nhau trong tính
cụ thể của chúng nhưng nghĩa biểu vật của từ không chỉ riêng một cá thể của đối
tượng, chỉ phản ánh sự vật trong dạng khái quát.
Ví dụ: Trong thực tế ta bắt gặp những “cái cây” độc lập riêng rẽ với nhau
mà không gặp “loại” cây trọn vẹn nhưng ý nghĩa biểu vật của từ cây lại là loại
của “cái cây” đó.
Tính khách quan của ý nghĩa biểu vật cũng không giống nhau. Phạm vi

rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị là khác nhau, có những từ chỉ loại rộng, có
những từ chỉ loại hẹp và những loại hẹp này là những loại nhỏ nằm trong các
loại lớn. Phạm vi biểu vật khác nhau còn thể hiện trong quan niệm của từng loại
ngơn ngữ.
Ví dụ: “bàn, ghế, gường, tủ,...” là các loại hẹp nằm trong loại lớn “đồ
đạc”.
Mỗi ngôn ngữ lại có các kiểu cấu tạo từ và hệ thống hình vị cấu tạo khơng
giống nhau nên ý nghĩa của cấu tạo là khác nhau, tạo điều kiện hoặc cản trở ý


8

nghĩa biểu vật nào đó trong ngơn ngữ. Như vậy, nghĩa biểu vật là thành phần ý
nghĩa đầu tiên của từ, đó là những mẫu, những mảnh, những đoạn cắt của thực
tế, nó khơng hồn tồn trùng với thực tế khách quan.
1.1.3. Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu vật về thời gian
Trường nghĩa biểu vật là tiểu hệ thống trong từ vựng của một ngôn ngữ.
Theo Đỗ Hữu Châu “Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý
nghĩa biểu vật” [1, tr.173]. Có nhiều trường biểu vật lớn, nhỏ khác nhau. Có thể
có nhiều trường biểu vật nhỏ trong một trường biểu vật lớn. So sánh các trường
biểu vật lớn với nhau cũng như các trường biểu vật nhỏ trong một trường biểu
vật lớn ta thấy chúng rất khác nhau về số lượng từ ngữ cũng như về tổ chức.
Ví dụ: Trường nghĩa về trạng thái con người
Trạng thái con người
Trạng thái sinh lí

Trạng thái trí tuệ

Trạng thái nội tâm


Yếu ớt, mạnh khỏe, ốm, Minh mẫn, mụ mị, mụ Buồn, vui, giận dữ, căm
ốm yếu, sảng khối, lề mẫm, tỉnh táo...

phẫn, phẫn nộ, kích

bề lệt bệt, ngất, hôn mê,

động, nao nức, nôn nao,

tê...

rung động, xao xuyến...
Trường nghĩa biểu vật trong tiếng Việt rất phong phú, trong số đó có

trường nghĩa biểu vật về thời gian.
Trường nghĩa thời gian
Thời gian nói

Thời điểm

Thời lượng

chung

Quan hệ thời
gian

giây, phút, giờ,

buổi, sáng, trưa, trăm năm, ngàn


ngày sau, nghìn

ngày, tháng,

chiều, tối, sớm, năm, vạn năm,

xưa, ngày xưa,

năm, xn, hạ,

khuya,

thu, đơng,…

hơn,
minh….

hồng nghìn năm,…
bình

thời xưa, từ
xưa,…


9

Ngồi ra cịn có những từ ngữ chỉ sự vận động của thời gian như:
“phượng nở”, “sen tàn”, “mai nở” ở đây những từ ngữ này đang biểu thị sự vận
động của thời gian mà cụ thể đó là tín hiệu của sự chuyển mùa. “Phượng nở” đó

là dấu hiệu của mùa hè, chẳng hạn như trong câu thơ Đêm tháng Năm hoa
phượng nở bên hè/ Trang giấy trắng bộn bề bao kí ức, lúc này “phượng nở” đặt
trong ngữ cảnh của câu thơ có khả năng biểu thị về thời gian. Tương tự “sen
tàn” báo hiệu đã cuối mùa hạ và “mai nở” chính là dấu hiệu của mùa xuân nếu
đặt chúng trong những ngữ cảnh nhất định. Tuy những từ ngữ này không nằm
trong trường nghĩa biểu thị thời gian nhưng đó là cách nói gián tiếp biểu thị sự
vận động của thời gian.
1.2. Đôi nét về Xuân Quỳnh và tập thơ “Không bao giờ là cuối ”
1.2.1. Xuân Quỳnh – cuộc đời và trang thơ
Nhà thơ Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã La Khê,
huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Chị xuất thân trong một gia đình cơng chức
nghèo, sớm mồ cơi mẹ, ở với bà nội từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Tháng
2/1955, Xn Quỳnh được tuyển vào đồn văn cơng Trung ương nhân dân. Là
diễn viên múa xuất sắc, được đào tạo bài bản, đã nhiều lần, Xuân quỳnh được
chọn đi biểu diễn ở nước ngoài và dự đại hội sinh viên thế giới năm 1959 tại
Viên, Thủ đô nước Áo. Sau khi có một số bài thơ xuất hiện trên các báo, Xuân
Quỳnh được cử học trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá I (1962 1964) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ sau năm 1964 đến trước năm 1978, Xuân Quỳnh làm biên tập viên
tuần báo Văn nghệ và trở thành hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam vào năm 1967,
Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Khoá III.
Từ năm 1978 nhà thơ Xuân Quỳnh là cán bộ biên tập của Nhà xuất bản
Tác phẩm mới. Các tác phẩm đã xuất bản: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến
hào (in chung) Gió lào - cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978) Sân ga
chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Bến tàu trong phố (tập truyện thơ thiếu nhi 1985) .


10

Vào những năm đầu 80, Xuân Quỳnh viết nhiều tác phẩm văn học thiếu
nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (1981 truyện thiếu nhi), Bầu trời trong quả trứng,

Cây trong phố – chờ trăng (thơ thiếu nhi, in chung - 1982), Truyện Lưu –
Nguyễn, Vẫn có ơng trăng khác (truyện thiếu nhi - 1986).
Sau ngày mất, rất nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh được tái bản, xuất bản
như: thơ Hoa cỏ may (1989), Thơ Xuân Quỳnh 1992, Thơ tình Xuân quỳnh –
Lưu Quang Vũ (1994), Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)... Các tác phẩm được
giải thưởng: Hoa cỏ may - giải thưởng về thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm
1990, Bầu trời trong quả trứng - giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà Văn
Việt Nam năm 1982 - 1983.
Tuy không sinh ra và lớn lên từ quê biển, nhưng cảm xúc về “biển”, về
“sóng”, về “thuyền” của Xuân Quỳnh thấm đẫm chất triết lý nhân gian của
người xứ biển, quyện lẫn chất trữ tình đậm chất nhân văn của thời đại. Chất thơ
trữ tình của của Xuân Quỳnh đan quyện cái đắm đuối của cảm xúc trẻ trung vừa
đồng thời là niềm lo âu hạnh phúc của người đã qua trải nghiệm, đem đến cho
người đọc niềm cảm chân thành, sự lơi cuốn lãng mạn, nóng hổi tình đời, tình
người.
Năm 2001 nhà thơ Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Gió lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may
(1989), Tự hát (1984).
Suy nghĩ về nghề văn, Xuân Quỳnh bộc bạch: Vì thích thú nên làm văn
học và cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa. Khi mới vào
nghề bị xô đẩy, khinh rẻ nên tôi quyết phải sống. Mà sống tức là phải viết. Nói
được niềm vui nỗi khổ của chính mình, tơi cảm thấy có cái sung sướng khơng
mấy ai có. Như người khác khơng u, mà mình được u. Như người khác chỉ
biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng.
Có thể nói nếu thơ ca là sự tự thể hiện ở mức cao nhất cái tơi trữ tình của
nhà thơ, thì ở Xuân Quỳnh đặc điểm bản chất này của thơ càng được bộc lộ rõ
nét. Thơ chị như một “bản vẽ” của tâm hồn, cuộc đời chị. Tâm hồn “đời thường”


11


của Xuân Quỳnh quấn quyện vào tâm hồn thơ làm một. Đi dọc chiều dài thơ
Xuân Quỳnh có thể thấy hành trình của một cuộc đời với những nỗi buồn đau rất
riêng, những khát khao hạnh phúc tình yêu, những rung động trước thiên nhiên,
thời đại…
1.2.2. Tập thơ “Không bao giờ là cuối”
Năm 2011 nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã tập hợp tồn bộ thơ Xn
Quỳnh thành tập Khơng bao giờ là cuối. Phần đầu mang tên Dẫu biết chắc rằng
anh trở lại gửi đến người đọc những bài thơ tình quen và lạ của Xn Quỳnh,
trong đó có một mảng thơ viết tặng Lưu Quang Vũ - người mà chị yêu sâu sắc
đến tận những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Ở phần hai, ta sẽ gặp những trăn trở, suy ngẫm về cuộc đời của tác giả
trong những năm tháng không yên. Phần cuối tập thơ mang tên Bầu trời trong
quả trứng mang đến cho chúng ta cái nhìn về một Xn Quỳnh dí dỏm, hồn
nhiên với những sáng tác cho thiếu nhi như một luồng sáng lấp lánh, trong trẻo
của thi ca đương đại.
Bên cạnh những bức minh họa của họa sĩ Lương Xuân Đoàn, đặc biệt ở
phần thơ thiếu nhi cịn có những bức minh họa của Lưu Quỳnh Thơ - con trai út
của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh, cùng với đó là phần thủ bút của tác giả.
Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có
phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu
thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di
sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với
nhiều loại chủ đề khác nhau, trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh
cao.
Trên con đường hoạt động văn học nghệ thuật không dài lắm, với tư cách
người phụ nữ - người yêu - người vợ và người mẹ, sáng tác của Xuân Quỳnh đã
đi vào lòng bạn đọc nhiều thế hệ như là tiếng nói tiêu biểu của tình u và tình
mẫu tử. Đó là tiếng nói trữ tình dịu dàng sâu lắng, chứa đựng hơi thở của thời
hiện đại mà vẫn in dấu truyền thống của tâm hồn dân tộc tự ngàn xưa.



12

Đời thơ Xuân Quỳnh cũng trọn vẹn là đời yêu của người đàn bà, dù bao
tổn thương, nghi vấn, vẫn khơng một lần chối bỏ tình u. Thơ Xn Quỳnh
giản dị, khơng cầu kỳ, khơng cần vất vả tìm kiếm ngôn từ, bởi ngôn ngữ thơ
nằm ngay trong trái tim người phụ nữ này, trong tình yêu lớn mà chị theo đuổi
cả cuộc đời mình.
Trong tập thơ cịn bắt gặp một Xuân Quỳnh tươi trẻ, nồng hậu qua những
trang viết dành cho thiếu nhi. Những vần thơ ấy đã gieo vào lịng người tình u
cuộc sống, tình u con người và yêu nhân thế.
Thơ Xuân Quỳnh giúp người ta chiêm nghiệm ra một điều bất biến rằng:
còn sống là còn yêu. Đời thơ Xuân Quỳnh trọn vẹn là cuộc đời của một người
đàn bà dù có trải qua bao sóng gió vẫn cứ u đời, u thơ và khơng bao giờ
chối bỏ tình u. Đó hình như cũng là điều khiến nhiều thế hệ độc giả trước kia,
bây giờ và cả sau này vẫn yêu mến chị.

`


13

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN TRONG
THƠ XN QUỲNH
Trên cơ sở lí luận trên, chúng tơi đã tiến hành khảo sát nhằm thống kê
những từ ngữ chỉ thời gian trong tập thơ Không bao giờ là cuối. Trên những số
liệu đã thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích và miêu tả những từ ngữ
thời gian (dựa theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 2011).
2.1. Các từ chỉ thời gian có phạm vi biểu vật là các đối tượng thuộc về thời

gian trong thơ Xuân Quỳnh
2.1.1. Từ chỉ thời gian có phạm vi biểu vật là các đối tượng thuộc về thời
gian
2.1.1.1. Từ chỉ thời gian có phạm vi biểu vật là các đối tượng thuộc về thời
gian xét theo cấu tạo
Xét theo cấu tạo từ chỉ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh có 3 loại là từ
đơn, từ ghép và từ láy.
a. Từ đơn
Trong thơ Xuân Quỳnh có 30 từ đơn trên 88 từ chỉ thời gian xét theo cấu
tạo, chiếm 34,0%. Về từ đơn chúng tơi chia thành 3 nhóm là: Từ thể hiện đơn vị
thời gian, từ thể hiện thời điểm và từ thể hiện thời gian đối với đời người.
* Từ thể hiện đơn vị thời gian trong thơ Xuân Quỳnh
Bảng 2.1.1.1 a1: Bảng thống kê từ thể hiện đơn vị thời gian trong thơ Xuân
Quỳnh
STT

Từ

Tần số xuất hiện

Tỉ lệ

1

giây

1

0,8


2

phút

7

5,8

3

giờ

5

4,1

4

canh

1

0,8

5

độ

3


2,5

6

ngày

49

40,8


14

7

rằm

1

0,8

8

tháng

5

4,1

9


mùa

34

28,3

10

(mùa) hè

1

0,8

11

(mùa) thu

2

1,6

12

(mùa) đông

1

0,8


13

(mùa) xuân

11

9,1

14

năm

9

7,5

15

Tết

4

3,3

120

100

Tổng


Với những từ thể hiện đơn vị thời gian, chúng tơi phân tích theo 2 nhóm:
Từ thể hiện đơn vị thời gian được Xuân Quỳnh dùng theo nghĩa thời gian được
xác định gồm các từ sau: “canh, độ, rằm, tháng, hè, thu, đông, xuân, năm, Tết”.
Từ thể hiện đơn vị thời gian được Xuân Quỳnh dùng theo nghĩa là một đại
lượng thời gian nhưng khơng chính xác tuyệt đối gồm các từ sau: “giây, phút,
giờ, ngày, mùa”.
* Ở nhóm thứ nhất, chúng tơi xin phân tích những từ sau:
Canh: Trong TĐTV là từ nhiều nghĩa, xét về phương diện thời gian là khoảng
thời gian bằng 1/5 của đêm, thời trước dùng làm đơn vị tính thời gian về ban
đêm [16, tr.149]. Từ “canh” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.
Ví dụ 1: Những lời ru vời vợ canh khuya
Con vẫn nhớ (Gửi mẹ)
Độ: Theo TĐTV là một từ nhiều nghĩa, đó là khoảng thời gian nào đó [16,
tr.440]. “Độ” xuất hiện 3 lần trong thơ Xuân Quỳnh.
Ví dụ 2: Hoa mấy độ ra hoa
Đất mấy độ thêm nhà (Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ)
Rằm: Theo TĐTV là ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch [16, tr.1059].
Trong thơ Xuân Quỳnh “rằm” xuất hiện một lần.


15

Ví dụ 3: Giữa đêm Rằm bày cỗ vui chơi
Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát (Khát vọng)
* Ở nhóm thứ 2, chúng tơi chỉ tập trung phân tích 2 từ “ngày” và
“mùa”.
Ngày: Trong TĐTV là từ nhiều nghĩa, xét về mặt thời gian là khoảng thời gian
trái đất tự xoay quanh nó đúng một vịng bằng 24 giờ; Khoảng thời gian 24 giờ
hoặc khoảng 24 giờ; Khoảng thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn

[16, tr.860]. Trong thơ Xuân Quỳnh “ngày” xuất hiện 49 lần. Ngồi nét nghĩa
gốc nói trên thì “ngày” trong thơ Xn Quỳnh cịn được dùng theo nghĩa hốn
dụ như: ngày nắng xế, ngày nắng khét, ngày sóng gió, ngày trở rét, ngày vất
vả,... Như vậy “ngày” trong thơ Xuân Quỳnh mang nhiều nét nghĩa khác nhau,
ví dụ như trong câu thơ sau:
Ví dụ 4: Biển vẫn ấm những ngày trở rét
Biển vẫn mát những ngày nắng khét (Biển)
Ở đây “ngày” không còn là khoảng thời gian 24 giờ nữa mà là khoảng
thời gian dài mang đặc trưng của thời tiết.
Mùa: Trong TĐTV là một từ đa nghĩa, đó là phần của năm, phân chia theo đặc
điểm về thiên văn thành những khoảng thời gian xấp xỉ bằng nhau; Phần của
năm chia theo những đặc điểm và diễn biến khí hậu, có thể dài ngắn, sớm muộn
tùy khu vực, tùy năm; phần của năm, phân chia theo những đặc điểm sản xuất
nông nghiệp, tùy nơi và tùy năm có thể dài ngắn, sớm muộn khác nhau, đã thành
thường lệ hằng năm [16, tr.831]. Trong thơ Xuân Quỳnh “mùa” xuất hiện 34
lần. Nhưng trong thơ Xuân Quỳnh “mùa” không chỉ mang nét nghĩa chỉ mùa
như: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu mà nó cịn là mùa nắng, mùa mưa, mùa múa,
mùa ngơ, mùa rét... Như vậy từ “mùa” trong thơ Xuân Quỳnh ngoài mang nghĩa
gốc thì “mùa” cịn được dùng theo nghĩa hốn dụ. Như trong ví dụ sau:
Ví dụ 5: Lá rụng che cho anh mùa rét (Các anh)


16

Ở đây “mùa rét” chỉ khoảng thời gian mà thời tiết lạnh rất khó chịu kéo
dài, thời tiết này thường chỉ có ở miền Bắc và lúc này Xuân Quỳnh đang lo sức
khỏe của chồng mình trong những ngày giá rét.
* Từ thể hiện thời điểm trong thơ Xuân Quỳnh
Bảng 2.1.1.1 a2: Bảng thống kê từ thể hiện thời điểm trong thơ Xuân
Quỳnh

STT

Từ

Tần số xuất hiện

1

lúc

7

5,3

2

khi

23

17,5

3

thuở

4

3,0


4

buổi

2

1,5

5

sớm

3

2,2

6

mai

2

1,5

7

sáng

1


0,7

8

trưa

8

6,1

9

chiều

20

15,2

10

tối

2

1,5

11

đêm


52

39,6

12

hôm

3

2,2

13

khuya

4

3,0

131

100

Tổng

Tỉ lệ

Những từ trên đều là những từ thể hiện thời điểm không định lượng mà
chỉ mang tính định tính.

Lúc: Theo TĐTV là một từ đa nghĩa, xét về mặt thời gian là một khoảng thời
gian ngắn không xác định, thường là trong phạm vi một ngày đêm; Thời điểm
gắn với một sự kiện hoạt động nhất định [16, tr.759]. Trong thơ Xuân Quỳnh
“lúc’ xuất hiện 7 lần.
Ví dụ 6: Lúc này anh đã đi xa


17

Hết nỗi lo em trong vòng sống chết (Những năm tháng không yên)
“Lúc” trong câu thơ này gắn với một sự kiện cụ thể, anh đi rồi em khơng
cịn lo sợ nữa. Đã qua mười hai ngày tận cùng của lịng đau.
Thuở: Theo TĐTV là khoảng thời gian khơng xác định đã lùi xa vào quá khứ
hoặc đôi khi thuộc về tương lai [16, tr.1242]. Trong thơ Xuân Quỳnh “thuở”
xuất hiện 4 lần.
Ví dụ 7: Vườn hoa trẻ như thuở mười sáu tuổi
Cọng rơm mới tháng Mười thơm trải (Em có đem gì theo đâu)
Ở đây, Xn Quỳnh ví vườn hoa trẻ như sự tươi trẻ của tuổi mười sáu. Thuở
mười sáu tuổi của Xuân Quỳnh là khoảng thời gian đẹp nhất, trong sáng, ngây
thơ.
Buổi: Trong TĐTV là từ nhiều nghĩa, đó là khoảng thời gian trong ngày chia
theo trình tự tự nhiên, dựa vào tính chất của ánh sáng hoặc theo thì giờ lao động
và nghỉ ngơi; Khoảng thời gian nhất định mà sự việc nói tới xảy ra [16, tr.124].
Trong thơ Xuân Quỳnh “buổi” xuất hiện 2 lần.
Ví dụ 8: Những đàn ong kiếm mật buổi ban mai
Cỏ bên sông, và bãi sa bồi (Bầu trời đã trở về)
“Buổi” có thể là khoảng thời gian rất dài nếu đặt nó trong một câu văn cụ
thể như “Buổi bình minh của lịch sử lồi người” nhưng cũng có thể là khoảng
thời gian ngắn và xác định như “buổi ban mai” trong câu thơ trên. Buổi ban mai
là thời điểm bắt đầu một ngày mới, lúc này những đàn ong bắt đầu đi kiếm mật.

* Từ thể hiện thời gian đối với đời người trong thơ Xuân Quỳnh
Bảng 2.1.1.1 a3: Bảng thống kê từ thể hiện thời gian đối với đời người trong
thơ Xuân Quỳnh
STT

Từ

Tần số xuất hiện

1

tuổi

9

52,9

2

(tuổi) xuân

8

47,1

17

100

Tổng


Tỉ lệ


18

Tuổi: Trong TĐTV là từ đa nghĩa, xét về mặt thời gian là năm, dùng làm đơn vị
tính thời gian sống của người; Thời kì nhất định trong đời người, về mặt có
những đặc trưng tâm sinh lí nào đó [16, tr.1364]. Trong thơ Xuân Quỳnh “tuổi”
xuất hiện 9 lần.
Ví dụ 9: Các anh đã trở nên liệt sĩ
Trước tuổi biết đào sông, trước tuổi biết xây nhà (Những miền đất)
Xuân: Trong TĐTV là một đa nghĩa, đó là thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp,
tràn đầy sức sống [16, tr.1476]. Trong thơ Xuân Quỳnh “xuân” xuất hiện 8 lần.
Ví dụ 10: Mơ ước viển vơng, niềm vui thơ dại
Tuổi xn mình tưởng mãi vẫn tươi xanh (Có một thời như thế)
b. Từ ghép
Ở dạng từ ghép, chúng tôi chia làm hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép
chính phụ.
+ Từ ghép đẳng lập: Những từ ghép đẳng lập mà chúng tôi thống kê
được là: “đêm ngày”, “ngày đêm”, “ giây phút”, “giờ phút”, “năm tháng”, “ngày
tháng”, “tháng ngày”, “tháng năm”, “sớm trưa”.
Bảng 2.1.1.1 b1: Bảng thống kê từ ghép đẳng lập chỉ thời gian trong thơ
Xuân Quỳnh
STT

Từ

Tần số xuất hiện


Tỉ lệ

1

đêm ngày

1

3,7

2

giây phút

2

7,41

3

giờ phút

1

3,7

4

năm tháng


11

40,74

5

ngày tháng

1

3,7

6

ngày đêm

2

7,41

7

tháng ngày

1

3,7

8


tháng năm

7

25,93

9

sớm trưa

1

3,7


19

Tổng

27

100

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy có tất cả 9 từ ghép đẳng lập chỉ thời gian
với 27 lần xuất hiện chiếm 17,7 % trên 51 từ ghép. Ngoài nét nghĩa gốc thì
những từ ghép đẳng lập mà chúng tơi thống kê trong thơ Xn Quỳnh cịn được
dùng theo nghĩa hốn dụ. Ví dụ như:
Đêm ngày: Theo TĐTV là ngày cũng như đêm, liên tục không ngừng [16,
tr.410]. Trong thơ Xuân Quỳnh “đêm ngày” xuất hiện 1 lần. Ở đây, trong thơ
Xuân Quỳnh “đêm ngày” là khoảng thời gian dài và liên tục.

Ví dụ 11: Chúng tơi đào, đào suốt đêm ngày
Moi đất đá để tìm ra nước (Cơn mưa khơng phải của mình)
Giây phút: Theo TĐTV là khoảng thời gian hết sức ngắn, thường gắn với một
sự kiện nào đó [16, tr.516]. Trong thơ Xuân Quỳnh “giây phút” xuất hiện 2 lần.
Trong câu thơ này “giây phút” có nghĩa là từng khoảnh khắc ngắn ngủi nhất của
cuộc đời thì trái tim của Xuân Quỳnh cũng sống cho chồng mình.
Ví dụ 12: Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh (Chỉ có sóng và em)
Năm tháng: Theo TĐTV là thời gian dài, không xác định, thường là trong quá
khứ [16, tr.847]. Trong thơ Xuân Quỳnh “năm tháng” xuất hiện 11 lần. Trong
câu thơ này “năm tháng” được hiểu là thời gian.
Ví dụ 13: Biết bao nhiêu năm tháng đi qua
Dấu biển đã trải dài chiến trận (Biển)
+ Từ ghép chính phụ: Trong thơ Xn Quỳnh có 42 từ ghép chính phụ
trên tổng số 51 từ ghép, chiếm 82,3 %. Với từ ghép chính phụ chúng tơi chia
thành 4 nhóm là: Từ chỉ thời điểm, từ chỉ cách tính đếm thời gian, từ chỉ quan hệ
thời gian và từ chỉ tính chất thời gian.
* Từ ghép chính phụ chỉ thời điểm trong thơ Xuân Quỳnh
Bảng 2.1.1.1 b2: Bảng thống kê từ ghép chính phụ chỉ thời điểm trong thơ
Xuân Quỳnh


20

STT

Từ

Tần số xuất hiện


Tỉ lệ

1

ban đêm

1

1,4

2

ban ngày

1

1,4

3

ban mai

1

1,4

4

cuối năm


1

1,4

5

cuối tuần

1

1,4

6

cuối xuân

1

1,4

7

đầu mùa

1

1,4

8


đầu năm

1

1,4

9

đầu tuần

1

1,4

10

mùa đông

11

15,9

11

mùa hè/hạ

2

2,8


12

mùa thu

15

21,7

13

mùa xuân

18

26,0

55

100

Tổng

Ở trên là những từ ghép chính phụ chỉ thời điểm trong thơ Xuân Quỳnh,
trong đó “đầu năm” là từ chuẩn xác nhất thể hiện thời điểm.
Ban đêm: Theo TĐTV là khoảng thời gian từ sau khi trời tối cho tới khi trời
sáng, phân biệt với ban ngày [16, tr.38]. “Ban đêm” xuất hiện 1 lần trong thơ
Xuân Quỳnh.
Ví dụ 14: Trong im lìm cảnh giác của ban đêm
Làng xóm bên đường vừa lạ vừa quen (Những năm ấy)
Ban ngày: Theo TĐTV là khoảng thời gian từ sau khi trời sáng cho đến khi trời

tối; phân biệt với ban đêm [16, tr.38]. Trong thơ Xuân Quỳnh “ban ngày” xuất
hiện 1 lần.
Ví dụ 15: Đất chung sống với ban ngày


21

Người chung sống với hàng cây người trồng (Lời ru trên mặt đất
Ban mai: Theo TĐTV là buổi sáng, lúc sáng sớm [16, tr.38]. “Ban mai” xuất
hiện 1 lần trong thơ Xn Quỳnh.
Ví dụ 16: Mỗi sáng dậy tơi chào mặt đất
Những đàn ong kiếm mật buổi ban mai (Bầu trời đã trở về)
Đầu năm: Theo TĐTV là những ngày đầu tháng giêng [16, tr.344]. “Đầu năm”
xuất hiện 1 lần trong thơ Xn Quỳnh.
Ví dụ 17: Gió đầu năm thổi qua
Trên những hàng cây mới (Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ)
Hiện tại: Theo TĐTV là thời gian đang diễn ra; đối lập với quá khứ và tương lai
[16, tr. 565]. Trong thơ Xuân Quỳnh “hiện tại” xuất hiện 1 lần.
Ví dụ 18: Cịn hiện tại của em là nỗi nhớ
Thời gian ơi sao không đổi sắc màu (Thời gian trắng)
* Từ ghép chính phụ chỉ cách tính đếm thời gian trong thơ Xuân Quỳnh
Bảng 2.1.1.1 b3: Bảng thống kê từ ghép chính phụ chỉ cách tính đếm thời
gian trong thơ Xuân Quỳnh
STT

Từ

Tần số xuất hiện

Tỉ lệ


1

bao năm

2

40

2

bao mùa

1

20

3

bao mùa thu

1

20

4

bao ngày tháng

1


20

5

100

Tổng

* Từ ghép chính phụ chỉ quan hệ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh
Bảng 2.1.1.1 b4: Bảng thống kê từ ghép chính phụ chỉ quan hệ thời gian
trong thơ Xuân Quỳnh
STT

Từ

Tần số xuất hiện

Tỉ lệ

1

ban đầu

1

0,7


22


2

bao giờ

16

12,4

3

bây giờ

24

18,6

4

bấy giờ

1

0,7

5

chiều hôm

1


0,7

6

chiều nay

1

0,7

7

hôm nay

12

9,3

8

hôm qua

1

0,7

9

mai sau


6

4,6

10

năm nay

3

2,3

11

ngày mai

12

9,3

12

ngày nay

1

0,7

13


ngày sau

5

3,8

14

ngày xưa

29

22,4

15

ngày Tết

1

0,7

16

vừa mới

1

0,7


17

quá khứ

14

10,8

129

100

Tổng

Ban đầu: Theo TĐTV là lúc mới bắt đầu, buổi đầu [16, tr.38]. “ban đầu” xuất
hiện 1 lần trong thơ Xuân Quỳnh.
Ví dụ 19: Trái tim ta như nắng thuở ban đầu
Chưa chút gợn một lần cay đắng (Hoa cúc xanh)
Bao giờ: theo TĐTV là khoảng thời gian nào đó khơng rõ hoặc khơng muốn nói
rõ nhưng với ý từ lâu lắm hoặc từ lâu lắm [16, tr.49]. Trong thơ Xuân Quỳnh
“bao giờ” xuất hiện 16 lần.
Ví dụ 20: Biết bao giờ cho đến mùa xuân
Em sẽ kể anh nghe về chuyện cỏ (Không đề II)


23

Bây giờ: Theo TĐTV là từ dùng để chỉ khoảng thời gian hiện đang nói [16,
tr.73]. Trong thơ Xuân Quỳnh “bây giờ” xuất hiện 24 lần.

Ví dụ 21: Mãi nghĩ đến bây giờ mãi nghĩ đến ngày mai
Quay bốn bên đâu cũng nụ cười (Những năm ấy)
Bấy giờ: Theo TĐTV là từ dùng để chỉ khoảng thời gian được xác định được
nói đến trong quá khứ hoặc trong tương lai [16, tr.73]. “Bấy giờ” xuất hiện 1 lần
trong thơ Xuân Quỳnh.
Ví dụ 22: Bấy giờ là tháng Ba
Tu hú kêu ngồi bãi (Tháng Ba, viết cho chị)
Chiều hơm: Theo TĐTV là lúc mặt trời sắp lặn [16, tr. 217]. “Chiều hơm” xuất
hiện 1 lần trong thơ Xn Quỳnh.
Ví dụ 23: Một ráng đỏ chiều hơm
Một tình u đã mất (Hoa ti gôn)
Chiều nay: Theo TĐTV tức là chiều bữa nay, chiều đang nói [16, tr. 242].
Trong thơ Xuân Quỳnh “chiều nay” xuất hiện 1 lần.
Ví dụ 24: Trời Ninh Bình chiều nay hẳn nhiều mây
Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ (Không đề I)
Hôm nay: Theo TĐTV là ngày hiện tại, khi đang nói [16, tr.594]. Trong thơ
Xuân Quỳnh “hơm nay” xuất hiện 12 lần.
Ví dụ 25: Là hơm nay có hai người vừa đến
Bàn tay em trong tay anh siết chặt (Thành phố lạ)
Hôm qua: Theo TĐTV là ngày liền trước ngày hôm nay [16, tr.594]. Trong thơ
Xuân Quỳnh “hơm qua” xuất hiện 1 lần.
Ví dụ 26: Chúng lo đi mẹ chưa dậy
Nên chào mẹ từ hôm qua (Lòng mẹ)
Mai sau: Theo TĐTV là thời gian tương đối xa về sau này [16, tr.779]. Trong
thơ Xuân Quỳnh “mai sau” xuất hiện 6 lần.
Ví dụ 27: Rồi mai sau đến tuổi trưởng thành
Niềm tin cũ với con không đủ nữa (Nói với con)


24


Năm nay: Theo TĐTV là năm hiện đang nói [16, tr.762]. Trong thơ Xuân
Quỳnh “năm nay” xuất hiện 3 lần.
Ví dụ 28: Tết năm nay rét muộn
Cuối xuân còn nhiều hoa (Tháng Ba, viết cho chị)
Ngày mai: Theo TĐTV là ngày liền sau ngày hôm nay [16, tr.861]. “Ngày mai”
trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 12 lần.
Ví dụ 29: Ngày mai cây lúa lên địng
Lại xanh như đã từng khơng mất mùa (Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
Ngày nay: Theo TĐTV là thời bây giờ [16, tr.861]. “Ngày nay” xuất hiện 1 lần
trong thơ Xn Quỳnh.
Ví dụ 30: Tơi đâu cịn như xưa
Tơi ngày nay đã lớn (Bầu trời trong quả trứng)
Ngày sau: Theo TĐTV là ngày sẽ tới trong tương lai xa, sau này [16, tr.861].
“Ngày sau” trong thơ Xn Quỳnh xuất hiện 5 lần.
Ví dụ 31: Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế (Sóng)
Ngày xưa: Theo TĐTV là thời gian đã qua, cách thời nay rất lâu [16, tr.862].
“Ngày xưa” trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 29 lần.
Ví dụ 32: Phố huyện anh ở ngày xưa
Phố huyện nào anh ở những chiều mưa (Phố huyện)
Quá khứ: Theo TĐTV là thời gian đã qua [16, tr.1026]. “Quá khứ” trong thơ
Xuân Quỳnh xuất hiện 14 lần.
Ví dụ 33: Một quá khứ ra đi cùng gió thổi
Thời gian trơi, kí ức sẽ phai nhịa (Lại bắt đầu)
Vừa mới: Theo TĐTV là ngay trước đây, hoặc trước đây không lâu [16,
tr.1445]. Trong thơ Xuân Quỳnh “vừa mới” xuất hiện 1 lần.
Ví dụ 34: Có một thời vừa mới bước ra
Mùa xuân đã gọi mời trước cửa (Có một thời như thế)
* Từ ghép chính phụ chỉ tính chất thời gian trong thơ Xuân Quỳnh



25

Bảng 2.1.1.1 b5: Bảng thống kê từ ghép chính phụ chỉ tính chất thời gian
trong thơ Xuân Quỳnh
STT

Từ

Tần số xuất hiện

Tỉ lệ

1

đêm hè

1

10

2

đêm nay

1

10


3

đêm qua

1

10

4

muôn đời

1

10

5

muôn thuở

2

20

6

năm cũ

2


20

7

ngàn xưa

1

10

8

tháng xuân

1

10

10

100

Tổng

Những từ ghép chính phụ chúng tơi thống kê được ở bảng trên cho thấy
tính chất của thời gian vào những khoảng và thời điểm cụ thể.
Muôn đời: Theo TĐTV là thời gian hết đời này qua đời khác, mãi mãi về sau
[16, tr.835]. Trong thơ Xuân Quỳnh “muôn đời” xuất hiện 1 lần.
Ví dụ 35: Rồi mặt nước mn đời vẫn khép
Và muôn đời lặng lẽ một màu xanh (Biển)

Muôn thuở: Theo TĐTV là thời gian từ xưa đến nay và cả sau này, mãi mãi
[16, tr. 836]. Trong thơ Xn Quỳnh “mn thuở” xuất hiện 2 lần.
Ví dụ 36: Bài hát nói về bao điều khao khát
Vẫn tình u mn thuở tự ngàn xưa (Sẽ có mãi cơ bé mười sáu tuổi)
Năm cũ: Theo TĐTV là năm vừa qua hoặc đã qua lâu [16, tr.762]. Trong thơ
Xuân Quỳnh “năm cũ” xuất hiện 2 lần.
Ví dụ 37: Sớm nay em bóc lịch
Năm cũ vừa qua (Lịch mới)
Ngàn xưa: Theo TĐTV là giống như nghìn xưa [16, tr. 858]. “Ngàn xưa” xuất
hiện 1 lần trong thơ Xuân Quỳnh.


×