Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Vị từ trạng thái trong vang bóng một thời của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.46 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

ĐẶNG THỊ ÁNH

Vị từ trạng thái trong Vang bóng một thời
của Nguyễn Tuân

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các nhận
định, đánh giá trong khóa luận này hồn tồn trung thực và chưa từng cơng bố
trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đặng Thị Ánh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi nhận được sự
giúp đỡ của nhiều người. Qua đây, tôi xin được gửi
lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Hoàng
Phương, người đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình làm khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của q thầy, cơ giáo trong Khoa Ngữ Văn
– Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cùng gia đình,


bạn bè đã ủng hộ, động viên để tơi hồn thành được
khóa luận này.

Sinh viên
Đặng Thị Ánh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên văn đàn dân tộc, Nguyễn Tuân được xem là một “hiện tượng văn
học phức tạp”, một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, một bậc thầy ngơn ngữ tiếng
Việt. Nguyễn Tn khơng chỉ đóng góp cho nền văn chương nước nhà những
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mà cịn góp phần làm phong phú vốn từ
vựng tiếng Việt.
Vang bóng một thời là tập truyện ngắn đầu tiên của người nghệ sĩ tài hoa
Nguyễn Tuân đạt được những thành công rực rỡ. Tập truyện ngắn này đã
vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật mà Vũ Ngọc Phan từng nhận định là đã đạt
đến độ “tồn thiện và tồn mỹ”. Với Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã vẽ
lại cái đẹp xưa một cách say sưa, tỉ mỉ. Khơng những thế nó cịn là một niềm
nuối tiếc của một thời đã xa. Trốn tránh thực tại để tìm về q khứ nhưng
khơng phải Nguyễn Tuân tìm về theo một lối tiêu cực mà đơn thuần ơng chỉ
tìm về cái đẹp. Tất cả đều được ông nhìn dưới con mắt thẩm mỹ của người
nghệ sĩ, của nét văn hóa người Việt. Vang bóng một thời là tập truyện đạt đến
độ nghệ thuật cao mà có nhà phê bình đã nói rằng sau này ơng khơng thể làm
được hơn thế nữa. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn từ vựng phong phú,
Nguyễn Tuân đã đưa người đọc lạc vào cõi xưa của cái đẹp, để lại dấu ấn
không thể phai cho những ai đã từng đọc tác phẩm, chính bởi cái phong cách
riêng, độc đáo của nhà văn.
Vị từ trạng thái là một bộ phận nhỏ trong ngôn từ Nguyễn Tuân sử dụng
để xây dựng nên Vang bóng một thời. Tuy nhiên, khảo sát, tìm hiểu một cách

sâu sắc vị từ trạng thái có thể suy luận được cách tiếp cận hiện thực đa diện,
sáng tạo, cách miêu tả ngoại hình, tính cách, tâm trạng con người và thiên
nhiên độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao; qua đó, thấy được sự giàu có và tài
năng sử dụng ngơn từ của Nguyễn Tn. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi chọn


đề tài Vị từ trạng thái trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân làm đề tài
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mỗi nhà văn bao giờ cũng có cái riêng, cái độc đáo của mình nhưng
khơng phải nhà văn nào cũng có cái riêng, độc đáo hơn người như Nguyễn
Tuân. Mỗi tác phẩm của ông là một bức tranh đẹp, mỗi câu, mỗi chữ của ông
là sự chắt chiu, sàng lọc những tinh hoa, nét đẹp của ngôn ngữ Việt.
Văn nghiệp và cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân là một
trong những đề tài thu hút giới báo chí, phê bình, nghiên cứu văn học quan
tâm, nghiên cứu. Gương mặt ông, tên tuổi của ông, tác phẩm của ông dường
như rất quen thuộc trong các nhà sách, trên giá sách của từng gia đình hay
trong tâm trí những ai yêu văn chương dân tộc Việt. Văn chương khơng giới
hạn cách nhìn nhận, cho nên mỗi người đọc tác phẩm của ơng có những cách
nhìn nhận riêng, song cách nhìn nhận khơng bao giờ lệch, đó là, ông là nhà
văn của cái đẹp và là người nghệ sĩ ngôn từ của tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.
Nghiên cứu về Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời có các cơng trình
như: Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình văn học Việt Nam
hiện đại (tập 1), của Nguyễn Đăng Mạnh, nhà xuất bản Giáo dục, 1999. Đây
là cơng trình nghiên cứu khá đầy đủ và sâu sắc của Nguyễn Đăng Mạnh về
cuộc đời cũng như văn nghiệp của Nguyễn Tn.
Với cơng trình Nguyễn Tn về tác gia và tác phẩm, Tôn Thảo Miên đã
dày cơng trong việc tìm tịi, tuyển chọn những bài viết xuất sắc của rất nhiều
tác giả về Nguyễn Tuân. Đây là một nguồn tài liệu quý giúp độc giả tìm hiểu
khá kỹ lưỡng các bài viết về Nguyễn Tuân của nhiều tác giả trên tất cả các

phương diện nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Và đồng thời đó còn là
những ý kiến, những sự kiện xoay quanh con người và tác phẩm của Nguyễn
Tuân.


Những bài giảng về văn học Việt Nam hiện đại, do GS Nguyễn Đăng
Mạnh biên soạn, là cuốn sách tập hợp những bài giảng về các nhà văn hiện
đại, trong đó Nguyễn Tuân là một tác gia tiêu biểu. Cũng giống Những bài
giảng về tác gia văn học trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại (tập 1),
trong cơng trình này, con người và văn nghiệp Nguyễn Tuân ở cấp độ khái
quát chứ chưa có bài viết nào mới, cụ thể về ngơn ngữ Nguyễn Tn.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình khác như: Đến với Nguyễn Tn, Ngô
Viết Dinh (tuyển chọn và biên tập), nhà xuất bản Thanh Niên, 2005; Nguyễn
Tuân tác phẩm và dư luận, nhiều tác giả, nhà xuất bản Văn học, 2008; Tác
giả trong nhà trường: Nguyễn Tuân, nhiều tác giả, nhà xuất bản Văn học,
2011 …Tuy nhiên đó là những cơng trình nghiên cứu, biên tập từ những bài
viết của nhiều tác giả và được in lại chứ không phải là một công trình của
riêng một nhà nghiên cứu về Nguyễn Tuân, cũng chưa có bài viết nghiên cứu
sâu sắc, cụ thể về ngơn từ Nguyễn Tn.
Là một nhà phê bình, nghiên cứu, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã tốn khơng
ít giấy mực để nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách sâu sắc và toàn diện
nhất. Quan tâm đến nghệ thuật trong các sáng tác của người nghệ sĩ tài hoa
này, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Câu văn của Nguyễn Tuân cũng có nhiều
kiểu kiến trúc đa dạng. Ơng là một nghệ sĩ ngơn từ biết chú trọng tới âm điệu,
nhịp điệu của câu văn xi. Ơng thường nói người làm nghề viết phải biết tạo
ra những câu văn có khớp xương biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người
ta phải đọc của mình những câu tê thấp. Câu văn của Nguyễn Tuân giàu màu
sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng, hài hịa, khi có nội dung cảm xúc
tương xứng, sẽ trở thành những dịng thơ trữ tình ngân vang trong lịng người
đọc” [8, tr.77-78].

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nguyễn Tuân là “bậc thầy ngôn
ngữ” tiếng Việt. Là một nhà nghiên cứu khơng bỏ sót bất kỳ tác phẩm nào của


Nguyễn Tuân trên tất cả các khía cạnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng
định: “Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ơng đã cần cù
tích lũy với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Mà khơng chỉ tích lũy những từ sẵn
có. Ơng ln ln có ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng từ mới (...) Nhiều
từ ngữ thông thường, vào tay ông, trở nên có giá trị hơn, có “năng suất” hơn”
[8, tr.78]. Và “Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường
dùng để chơi ngông với đời: hoặc đưa ra những cách nói năng ối ăm kỳ cục
cốt để trêu ghẹo thiên hạ, hoặc đổ tràn ra mặt giấy để phô tài khoe chữ” [8,
tr.78]. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá chung chung chứ chưa cụ thể hay
được chứng minh bằng những tác phẩm cụ thể nào.
Nguyễn Đăng Mạnh trong quá trình đánh giá về các tác phẩm của
Nguyễn Tuân, đã đánh giá ít nhiều về Vang bóng một thời. Ơng cho rằng:
“Vang bóng một thời là một mặt chính và sâu sắc của tư tưởng và phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám (…). Vang bóng một
thời vẽ lại cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn” [8, tr.34]. Và ông đánh
giá đóng góp của “Vang bóng một thời, với phẩm chất nghệ thuật của nó, đã
đặt Nguyễn Tuân vào một vị trí chắc chắn trong đời sống văn học. Thành
cơng của tác phẩm về mặt này, chẳng những nhờ người viết đã am hiểu, đã
sống và yêu mến, nâng niu thật sự những điều mình thuật tả, và cịn do ơng
biết dựng lại cái cổ xưa bằng khả năng của bút pháp, kỹ thuật hiện đại: khả
năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vật đến đường nét, màu
sắc của cảnh vật, và khả năng vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ
thuật khác nhau” [8, tr.34].
Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết khác về Vang bóng một thời như: Đọc
Vang bóng một thời của Thạch Lam, Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn
Tuân của Phan Cự Đệ hay Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời của Trương

Chính in trong Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm. Tuy vậy, các bài viết này


chỉ dừng lại ở việc đánh giá nội dung các tác phẩm, nói đến cái đẹp trong
Vang bóng một thời chứ chưa đề cập một cách sâu sắc về nghệ thuật ngơn từ
của tác phẩm.
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Tn trên các
khía cạnh khác nhau song nghiên cứu về vị từ trạng thái trong văn chương của
ơng thì hầu như chưa thấy. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng tơi
muốn góp một phần nhỏ tiếng nói của mình về ngơn từ Nguyễn Tuân đã sử
dụng, để phục vụ tốt hơn cho việc học tập và giảng dạy sau này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài này, đối tượng chúng tôi hướng
tới là vị từ trạng thái trong một tác phẩm văn học cụ thể, xem xét từ loại này
cả về mặt cấu tạo và chức năng của nó trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật
của tác phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn của khóa luận, chúng tơi chỉ nghiên
cứu, khảo sát vị từ trạng thái trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân, nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp
sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: được sử dụng để khảo sát,
và phân loại vị từ trạng thái trong Vang bóng một thời.
- Phương pháp phân tích, chứng minh: Sử dụng phương pháp này để
phân tích, chứng minh các luận điểm chính.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp: Khái quát, tổng hợp lại và rút ra
những ý nghĩa, kết luận vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu được.



5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, trong phần nội dung chính của khóa
luận gồm các chương:
Chương một: Những vấn đề lí luận
Chương hai: Các tiểu loại vị từ trạng thái và cấu tạo của vị từ trạng
thái trong Vang bóng một thời
Chương ba: Giá trị nghệ thuật của vị từ trạng thái trong Vang bóng
một thời


NỘI DUNG
Chương Một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. Vị từ và các tiểu loại vị từ
1.1.1. Vị từ
1.1.1.1. Định nghĩa vị từ
Thực hiện đề tài này, mục đích của chúng tơi là đi vào nghiên cứu vị
từ trạng thái trong tác phẩm văn học cụ thể. Vì vậy, chúng tơi sẽ không đi sâu
bàn luận các ý kiến về vị từ nói chung và vị từ trạng thái nói riêng mà chỉ tìm
cách hiểu và cách gọi đáng tin cậy nhằm làm tiêu chí để thống kê phân loại.
Cao Xuân Hạo và các tác giả khác trong cuốn Ngữ pháp chức năng
Tiếng Việt, quyển 2 (Ngữ đoạn và từ loại) định nghĩa: “Vị từ là loại thực từ có
thể tự mình làm thành một ngữ vị từ, làm trung tâm của một ngữ vị từ” [6,
tr.26].
Xét các ví dụ:
a. Bây giờ, Nam đang chạy về nhà.
b. Nước biến thành hơi
c. Lan ốm nên đang nằm.
d. Anh ấy thương người khuyết tật.
e. Hơm nay, chắc là Mai khơng đến.

Trong ví dụ a, chạy là vị từ hành động, chỉ hành động của Nam lúc này
là chạy về nhà.
Trong b, từ biến là vị từ q trình biểu thị một q trình vơ tác chuyển
thái.
Trong c, từ nằm là vị từ tư thế chỉ tư thế đang nằm của Lan.


Trong d, vị từ thương biểu thị trạng thái không thường tồn về tinh thần
(tâm trạng) của một người được gọi là anh ấy.
Trong e, vị từ tình thái chắc biểu thị thái độ của người nói đối với sự
tình được phản ánh trong câu Mai đến, vị từ tình thái khơng biểu thị thái độ
của người nói đối với nội dung sự tình là đến.
1.1.1.2. Tiêu chí phân loại vị từ
Khi phân loại vị từ các nhà nghiên cứu đã phân loại vị từ theo nghĩa và
phân loại vị từ theo diễn trị.
* Phân loại vị từ theo nghĩa:
Phân loại vị từ theo nghĩa dựa vào các tiêu chí: [+ động], [- động] và [+
chủ ý], [- chủ ý].
[+ động] (động) là đặc điểm của những vị từ biểu thị những hành động
hoặc những quá trình. Những hành động và những q trình này bao giờ cũng
có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
[- động] (không động) là đặc điểm của những vị từ biểu thị những trạng
thái. Đã là trạng thái thì khơng có sự mở đầu và kết thúc như những hành
động hoặc q trình. Nói cách khác, trạng thái thì có tính chất tĩnh.
Có những vị từ có thể dùng với cả hai đặc điểm động và không động.
[+ chủ ý] (chủ ý) là đặc điểm của những vị từ biểu thị hành động của
người, của động vật.
[- chủ ý] (không chủ ý) là đặc điểm của những vị từ biểu thị những quá
trình và những trạng thái.
Dựa vào các tiêu chí đã trình bày ở trên, có thể phân loại vị từ thành các

loại vị từ: Vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái và vị
từ tình thái.
Ví dụ:
- Vị từ hành động: đi, chạy, bị, nhìn, cười….


- Vị từ q trình: chảy, xói, mịn, mưa, ngã, vấy…
- Vị từ tư thế: đứng, nằm, cúi, ngồi, nghỉ….
- Vị từ trạng thái: hiền, ác, bận, khỏe, xấu, méo…
Ngoài ra, dựa trên các tiêu chí hiện thực hay khơng hiện thực, tất yếu
hay không tất yếu, khả năng hay khơng khả năng và thái độ đánh giá của
người nói đối với một sự tình nào đó, người ta xác định thêm một tiểu loại vị
từ nữa là vị từ tình thái. Ví dụ : chắc, đã, lại, muốn, quyết, rất…
* Phân loại vị từ theo diễn trị
Khác với phân loại vị từ theo nghĩa, phân loại vị từ theo diễn trị dựa vào
số lượng diễn tố (tham tố bắt buộc) của các vị từ có thể chia thành các loại vị
từ sau:
- Vị từ có diễn trị zero (khơng có diễn tố) : nắng, mưa, sớm, khuya…
- Vị từ có một diễn tố (đơn trị). Trong vị từ một diễn tố, dựa vào các vai,
có thể chia thành: Vị từ hành động di chuyển khơng có hướng: chạy, bay,
bị,… vị từ hành động cử động: bái, chơi, dậy, múa,… vị từ tư thế: đứng, nằm,
cúi, ngồi,… vị từ quá trình vơ tác: bong, cháy, co, nứt,… vị từ tính khí: hiền,
ác, hung bạo,… tâm trạng : yêu, nhớ, thương,… thể trạng: già yếu, già, trẻ,
mạnh,… vị từ vật trạng: xanh, đỏ, méo, tròn,… và vị từ ứng xử: cười, đùa,
khóc,…
- Vị từ có hai diễn tố (song trị), gồm các loại: Vị từ hành động chuyển
thái, vị từ hành động chuyển vị, vị từ hành động tạo tác, vị từ hành động hủy
diệt, vị từ hành động di chuyển có hướng, vị từ hành động di chuyển khơng có
hướng, vị từ hành động cử động, vị từ tri giác, vị từ quá trình chuyển tác, vị từ
quá trình chuyển biến, vị từ tồn tại, vị từ tư thế, vị từ tâm trạng và vị từ vật

trạng.
Chẳng hạn: đánh, gấp, bán, bơm, tạo, xây, báo, đáp, giết, lên, rời, nghe,
nhìn, xói, động, nhiễm, lây, đơm, tiếc, cưỡi, ngự, biết, cần, hơn, kém,…


- Vị từ có ba diễn tố (tam trị), gồm các loại: Vị từ hành động chuyển vị,
vị từ hành động tạo tác và vị từ cầu khiến.
Chẳng hạn: ban, biếu, hỏi, khai, cấm, hứa, khuyên,…
1.1.2. Các tiểu loại vị từ
1.1.2.1. Vị từ hành động
* Định nghĩa
“Vị từ hành động là vị từ biểu hiện hành động chủ ý của người
hoặc/và của động vật (hoặc những thực thể được coi như người hoặc động
vật)” [6, tr.29].
Ví dụ: chạy, nhảy, múa, hát, đánh, đấm, đi, ra, vào, khóc, cười,…
* Phân loại vị từ hành động
Vị từ hành động được phân loại dựa trên các tiêu chí lớn là chuyển tác
và vơ tác.
- Chuyển tác: một hành động tác động vào một đối tượng là một hành
động chuyển tác. Các kết quả đó sẽ là những tiêu chí nhỏ để phân loại vị từ
hành động. Kết quả đó có thể là:
Chuyển thái: làm cho đối tượng thay đổi trạng thái hiện có.
Chuyển vị: làm cho đối tượng thay đổi vị trí.
Tạo tác: tạo ra một vật mà trước đó chưa có.
Hủy diệt: làm cho một đối tượng khơng cịn tồn tại nữa
- Vô tác: Một hành động không tác động vào một đối tượng nào cả là
một hành động vô tác. Hành động vơ tác có các loại :
Di chuyển: là hành động tự dời (đổi) chỗ của người hoặc/và của động
vật. Hành động di chuyển có thể có hướng, có đích, cũng có thể là khơng có
hướng, khơng có đích.



Không di chuyển: một hành động không di chuyển là một hành động
khơng có sự tự dời chỗ của người hoặc/và của động vật. Một hành động
không di chuyển chỉ có thể là một trong các loại hành động sau đây:
Cử động: hành động cử động là một hành động thay đổi tư thế của
thân thể.
Ứng xử: hành động ứng xử là một hành động nhằm bộc lộ những
phản ứng (về thể chất hoặc tinh thần) của người hoặc/và của động vật.
Tri giác: hành động tri giác là một hành động nhằm nhận thức một đối
tượng. Đối tượng đó được coi như mục tiêu của hành động tri giác.
Cầu khiến: Hành động cầu khiến là một hành động điều khiển một đối
tượng thực hiện một hành động nào đó.
Dựa trên những tiêu chí trên, vị từ hành động có thể chia thành các
tiểu loại sau:
- Vị từ hành động chuyển thái: Tôi đánh vỡ chiếc gương.
- Vị từ hành động chuyển vị: Lan cho tôi quyển vở
- Vị từ hành động tạo tác: Bà ấy đã dựng xong túp lều.
- Vị từ hành động hủy diệt: Tôi đã hủy đơn đặt hàng chiều nay.
- Vị từ hành động di chuyển: Nam đang đến đây.
- Vị từ hành động cử động: Minh tựa lưng vào lan can .
- Vị từ hành động ứng xử: Cô giáo cười độ lượng.
- Vị từ hành động tri giác: Anh ấy nghe nhạc.
- Vị từ hành động cầu khiến: Bố bảo con lên học bài.
1.1.2.2. Vị từ quá trình
* Định nghĩa
“Vị từ quá trình là một vị từ biểu thị hoạt động không chủ ý của
người, của động vật và của vật (thực vật, đồ vật)” [6, tr.34].
Ví dụ: mưa, nắng, sạt lở, xói, mịn, sập,…



* Phân loại vị từ q trình
Các tiêu chí lớn để phân loại vị từ quá trình cũng giống tiêu chí phân
loại vị từ hành động là dựa vào chuyển tác và vơ tác. Vì sự khác biệt cơ bản
giữa vị từ q trình (tính chất khơng chủ ý) và vị từ hành động (tính chất chủ
ý) mà có một số tiểu loại vị từ quá trình sẽ khác với vị từ hành động, chủ yếu
là các tiểu loại vị từ q trình vơ tác.
Căn cứ vào các tiêu chí chuyển tác và vơ tác, vị từ q trình có thể
chia thành các tiểu loại sau:
Từ tác động của quá trình chuyển tác, có các tiểu loại:
- Vị từ q trình tác động gồm vị từ quá trình chuyển thái và vị từ quá
trình chuyển vị:

- Nam đập vỡ cây đàn.
- Mai đưa cho Nam cái bút.

- Vị từ quá trình tạo diệt gồm vị từ quá trình tạo tác và vị từ quá trình
hủy diệt : - Nam vừa xây xong nhà hàng.
- Cô ấy mất rồi.
Từ tác động của q trình vơ tác sẽ có các tiểu loại:
- Vị từ quá trình chuyển biến: Bà ấy mặc chiếc áo đã phai màu.
- Vị từ quá trình sinh diệt (vị từ tồn tại): Mặt trời lặn.
Ngoài các loại vị từ q trình nêu trên, cịn có một loại vị từ q trình
mà ta có thể gọi là vị từ q trình sinh lí như: ho, ngáp, nơn, sặc,…
1.1.2.3. Vị từ tư thế
* Định nghĩa
“Vị từ tư thế là vị từ biểu thị một trạng thái (tình hình) có chủ ý của
người hoặc/và động vật: trạng thái về tư thế của cơ thể” [6, tr.37].
Ví dụ: nằm, ngồi, đứng, nghỉ, nghiêng, cúi,…
Vị từ tư thế khác với vị từ hành động ở tính chất khơng động và khác

với vị từ q trình ở tính chất chủ ý.


Như chúng ta thấy, vị từ tư thế chỉ tính chất và tình trạng của người
hoặc động vật, có tính chất khơng động và chủ ý nên khơng có sự tương tác
để tạo ra các tư thế khác nhau. Bởi vậy, vị từ tư thế không chia ra các tiểu loại
vị từ.
1.1.2.4. Vị từ trạng thái
* Định nghĩa
“Vị từ trạng thái là vị từ biểu thị tính chất và tình trạng của người,
động vật và những vật vô tri hoặc biểu thị quan hệ giữa các sự vật” [6, tr.38].
* Phân loại vị từ trạng thái
Hai tiêu chí lớn để phân loại vị từ trạng thái thường tồn (thể chất) và
khơng thường tồn (tình trạng).
- Thường tồn: một trạng thái thường tồn là một trạng thái luôn luôn
gắn liền với người, động vật và vật (vơ tri) mang nó. Nói cho rõ hơn, trạng
thái thường tồn của sự vật nói chung là tính chất hoặc là phẩm chất của sự vật.
Tính chất (hoặc phẩm chất) có thể thuộc về thể chất, có thể thuộc về tinh thần.
Tính chất về tinh thần gọi là tính khí.
- Khơng thường tồn: một trạng thái khơng thường tồn là một trạng
thái có tính chất nhất thời ở người, động vật và những vật vô tri. Trạng thái
khơng thường tồn được gọi là tình trạng. Tình trạng có thể gắn liền với thể
chất (tình trạng) và gắn liền với tinh thần (tâm trạng).
Căn cứ vào các tiêu chí đó, vị từ trạng thái có thể chia thành các tiểu
loại vị từ:
- Vị từ trạng thái thường tồn (tính chất):
Trong vị từ trạng thái thường tồn, chia thành vị từ tính chất thể chất
(gồm vị từ trạng thái thể trạng và vị từ vật trạng: ốm, mập, bở, chắc, dai,…)
và vị từ tính chất tinh thần (tính khí: hiền, ác, dữ,…).
- Vị từ trạng thái khơng thường tồn (tình trạng):



Trong vị từ trạng thái không thường tồn, chia thành vị từ tình trạng
thể chất (gồm vị từ thể trạng và vị từ vật trạng: khỏe, yếu, cao thấp,…) và vị
từ trạng thái tinh thần (tâm trạng: buồn, vui, nhớ,…).
Phân loại vị từ trạng thái, có thể trình bày gọn hơn với bốn tiểu loại vị
từ sau: Vị từ tính khí, vị từ tâm trạng, vị từ thể trạng và vị từ vật trạng. Chúng
tôi sẽ đi sâu hơn vào bốn tiểu loại vị từ này và đây cũng là cơ sở lí thut hết
sức cần thiết để chúng tơi khảo sát và phân loại vị từ trạng thái trong Vang
bóng một thời.
1.1.2.5. Vị từ tình thái
* Định nghĩa
“Vị từ tình thái là vị từ biểu thị thái độ của người nói đối với sự tình
hoặc đối với nội dung của sự tình hoặc tham tố của sự tình” [6, tr.42].
* Phân loại vị từ tình thái
Căn cứ vào chức năng của vị từ tình thái, có thể chia vị từ tình thái
thành các tiểu loại vị từ tình thái sau:
- Vị từ tình thái của sự tình: là loại vị từ tình thái biểu thị thái độ của
người nói đối với điều mình nói ra hoặc biểu thị tình thái của mối quan hệ
giữa quan hệ phần đề và phần thuyết. Ví dụ: chắc, muốn, nỡ, suýt,…
- Vị từ tình thái của nội dung sự tình: là loại vị từ tình thái biểu hiện
dạng thức của hành động, quá trình, trạng thái hoặc biểu thị mối quan hệ của
chủ thể (của hành động, q trình, trạng thái) với tính hiện thực, tính tất yếu,
tính khả năng của hành động, q trình, trạng thái. Ví dụ: đã, đang, sắp, vừa,
mới, sẽ,…
- Vị từ tình thái của tham tố sự tình là vị từ tình thái biểu hiện thái độ
của người nói đối với (các) vai nghĩa (do các tham tố của sự tình biểu hiện)
của hành động, quá trình, trạng thái. Ví dụ: chính, duy, ngay, những,…



(Các tiêu chí phân loại và phân loại các vị từ chúng tôi dẫn theo Cao
Xuân Hạo và các tác giả khác trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 2
– Ngữ đoạn và từ loại), nhà xuất bản Giáo dục, 2005).
1.2. Vị từ trạng thái tiếng Việt
1.2.1. Vị từ trạng thái tiếng Việt theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống
Theo quan điểm ngữ pháp truyền thống, người ta xét vị từ ở phạm trù
từ loại. Vị từ là thuật ngữ chỉ chung cho hai từ loại động từ và tính từ.
Theo Hồng Văn Thung: “Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái
quát về quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý
nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với
vận động của thực thể trong thời gian và không gian” [3, tr.103]. Dựa vào
khả năng kết hợp của động từ với những nhóm vị từ tình thái có tác dụng
“dạng thức hóa động từ” và khả năng kết hợp động từ với thực từ biểu thị nội
dung “chi phối” của động từ hoặc biểu thị nội dung “đòi hỏi” phụ thuộc vào
đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của động từ, người ta chia thành hai lớp con
là lớp động từ không độc lập và lớp động từ độc lập. Nhóm vị từ trạng thái
nằm trong lớp vị từ độc lập.
Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành
động hoặc trạng thái). Ý nghĩa quá trình có thể nhận thức được tương đối rõ
ngay cả trong trường hợp động từ khơng có từ khác đi kèm để bổ nghĩa.
Cũng theo Hoàng Văn Thung: Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc
trưng của thực thể hay đặc trưng của q trình) là tính từ. Ý nghĩa đặc trưng
được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp
trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ). Vị từ
trạng thái là một cách gọi của tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ,
bao gồm những tính từ chỉ phẩm chất, chỉ đặc trưng về số lượng, chỉ đặc


trưng về cường độ, đặc trưng hình thể, đặc trưng màu sắc, đặc trưng âm thanh
và đặc trưng mùi vị.

1.2.2. Vị từ trạng thái tiếng Việt theo quan điểm của ngữ pháp chức năng
Nói đến ngữ pháp chức năng nghĩa là đang nói đến chức năng ngơn
ngữ trong vai trị ngữ pháp của nó.
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, “Ngữ vị từ là ngữ đoạn chuyên
biểu hiện nội dung của sự tình và/hoặc tình thái của sự tình, của nội dung sự
tình và các tham tố sự tình” [6, tr.23].
Cấu trúc tham tố của ngữ vị từ có chức năng biểu thị nội dung của sự
tình, xung quanh nó là các tham tố. Lõi của sự tình và các tham tố của sự tình
tạo thành cái khung ngữ vị từ. Ngữ vị từ làm cái lõi của sự tình là do một vị từ
đảm đương. Vị từ trạng thái là một trong bốn tiểu loại vị từ.
Vị từ trạng thái có chức năng biểu thị tính tình và khí chất, biểu thị
những trạng thái tâm lý thường tồn, biểu thị những tính chất hoặc tình trạng
của người hoặc/và của động vật và những thực thể được coi như người hoặc
vật và biểu thị tính chất hoặc tình trạng của các vật vơ tri. Có thể chia vị từ
trạng thái thành bốn tiểu loại vị từ sau:
- Vị từ trạng thái tính khí: là loại vị từ trạng thái (thường tồn) biểu
thị tính tình và khí chất của người hoặc/và của động vật (các loại vật hữu
sinh) và của những thực thể được coi như người hoặc động vật.
Ví dụ: hiền, ngoan, ác, liều, gan, ương, bướng,…
- Vị từ tâm trạng: là loại vị từ trạng thái (không thường tồn) biểu thị
trạng thái tâm lí khơng thường tồn của người hoặc/và của động vật hoặc
những thực thể được coi như người hoặc của động vật.
Ví dụ: buồn, vui, cáu, dỗi, thích, yêu, ghét,…


- Vị từ thể trạng: là loại vị từ trạng thái (thường tồn hoặc khơng
thường tồn) biểu thị những tính chất hoặc tình trạng thuộc về cơ thể của người
hoặc/và của động vật (và những thực thể được coi như người hoặc động vật).
Ví dụ: ốm, mập, bé, yếu, khỏe, vụng, mù…
- Vị từ vật trạng: là loại vị từ trạng thái (thường tồn hoặc khơng

thường tồn) biểu thi tính chất hoặc tình trạng của các vật vơ tri (đồ vật).
Ví dụ: dai, dẻo, cứng, mềm, xấu, đẹp, tươi, úa,...
1.3. Vài nét về Vang bóng một thời
1.3.1. Nội dung
Sống trong cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là “chó đểu”, Nguyễn
Tn khơng thể hiện sự bất mãn của mình như những nhà văn khác. Ơng
khơng mổ xẻ hiện thực xã hội như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan, Ngơ Tất Tố… mà ơng tìm cho mình một hướng đi khác, hay nói đúng
hơn, khơng muốn chứng kiến hiện thực đau lịng ơng quay về với q khứ,
tìm về với cái đẹp của một thời vang bóng. Nhưng thấp thống trong đó,
những ai tinh ý sẽ thấy một Nguyễn Tuân lặng lẽ yêu nước, lặng lẽ tố cáo tội
ác của thực dân Pháp trong tác phẩm của mình.
Mười một truyện trong Vang bóng một thời là mười một câu chuyện,
mười một vẻ đẹp khác nhau, đó là những tiếng vang vọng từ xa xưa. Nguyễn
Tuân đã làm sống lại cả một xã hội cũ với những thú chơi tao nhã, đầy kiểu
cách của một lớp người trong xã hội xưa từ cách thưởng thức trà, trân trọng
những chiếc ấm đất, chơi hoa, thả thơ, đánh thơ, chơi chữ cho đến sự hy sinh
của người chị suốt đời không lấy chồng để nuôi em ăn học,…
Các truyện ngắn trong Vang bóng một thời viết về những lề thói sinh
hoạt cổ xưa cùng những phép tắc của nó đã được nâng đến tầm nghệ thuật.
Gia đình cụ Án sa sút, cơ Tú, cậu Chiêu sống vất vả nuôi nhau, một tướng Cờ
Đen hết thời về làm thầy địa lí trong Ngơi mả cũ, câu chuyện về đôi tài tử


Mộng Liên và Phó Sứ trong Đánh thơ. Trân trọng vẻ đẹp xưa, Nguyễn Tuân
miêu tả rất tỉ mỉ những thú chơi thanh cao của thưởng thức trà, chơi hoa
(Chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm). Ông quý trọng những tài năng
điêu luyện của Bát Lê trong Chém treo ngành, tài ném bút chì của Lý Văn, tài
viết chữ của Huấn Cao,…Tất cả đều được hiện lên một cách sinh động và đầy
nghệ thuật dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân không miêu tả hiện thực cuộc sống như nó vốn có mà
thơng qua những hiểu biết, nghe kể, thậm chí là do tưởng tượng, ơng sáng tạo
ra những bức tranh đẹp bằng nghệ thuật ngôn từ. Viết Vang bóng một thời,
Nguyễn Tuân nâng niu, trân trọng từ những chiếc ấm đất, kỹ thuật cũng như
động tác pha trà, khắt khe trong việc chọn nước để pha trà … Nâng niu, trân
trọng vẻ đẹp của một quá khứ vàng son, đó là điều nhà văn muốn gửi gắm
nhiều hơn là trốn tránh thực tại trong q khứ.
Khơng nhìn cuộc sống khổ cực của chị em cơ Tú mà nhìn cái quý giá
của bộ chén ngọc uống trà cụ Án để lại, là quả bầu nậm, hay những ván cờ
không qn giữa cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu, khơng nhìn Huấn Cao đang ở
trong buồng giam ẩm mốc, cận kề cái chết mà nhìn nét chữ phượng múa rồng
bay trong thời khắc cho chữ, khơng nhìn cuộc sống vợ chồng Phó Sứ nay đây
mai đó mà nhìn những câu thơ họ thả…, khơng nhìn mặt trái của cuộc sống
mà bằng nhãn quan thẩm mỹ, Nguyễn Tuân nhìn cuộc sống dưới góc độ cái
đẹp và tác phẩm của ơng là một bức tranh đẹp.
Điều làm nên thành công của Nguyễn Tuân đó chính là đằng sau bức
tranh đẹp ấy người đọc lại thấy được nếp sống của thời xưa, thấy được những
cái hay, cái đẹp trong xã hội cũ. Đó cũng là nơi để Nguyễn Tuân tìm về
truyền thống, sống trong hồi niệm để trải nỗi lịng mình.
1.3.2. Ngơn ngữ
Có người cho rằng Vang bóng một thời khơng viết về nghệ thuật, mà


viết về những lề thói sinh hoạt cổ xưa cùng những phép tắc của nó đã được
nâng đến tầm nghệ thuật. Nhưng thiết nghĩ, nếu khơng có tài năng, cách sử
dụng ngơn ngữ, nhịp điệu câu văn uyển chuyển thì không thể tạo ra những
bức tranh tuyệt mỹ bằng ngôn từ như vậy được.
Bằng tài năng của mình, Nguyễn Tuân đã đưa người đọc vào một thế
giới cổ xưa với những bức tranh rất đẹp, rất buồn. Với vốn từ vựng phong phú
và những hiểu biết về văn hóa Việt, Nguyễn Tuân đã miêu tả rất chi tiết các

bức tranh thiên nhiên, những động thái có thần của con người qua cách pha
trà, chơi hoa, chơi chữ, thưởng thức rượu.
Nguyễn Tuân sử dụng một kho từ vựng phong phú, nhiều biện pháp
tu từ như tượng trưng, ẩn dụ, so sánh rất độc đáo. Ông so sánh việc Bát Lê
chém đầu người ngọt như người ta róc chuối, hay cặp cổ đầu người như người
ta “cặp cổ chim mà nướng ấy” và “róc ngang như người ta róc mắt mía”
[16, tr.22].
Đọc Vang bóng một thời ta thấy tác phẩm thấm đẫm chất thơ, với
nhịp điệu câu văn co duỗi nhịp nhàng, tả cảnh, tả người, tả hành động dưới
góc độ của cái đẹp, mỹ thuật và văn hóa.
Ngơn từ Nguyễn Tn sử dụng mang nhiều màu sắc, mang giá trị
biểu đạt cao, lối từ ngữ độc đáo, ông viết rất thật nhưng khơng hề thơ thiển.
Ơng đã vận dụng hàng loạt vị từ trạng thái để xây dựng phong phú, đa
dạng tính khí, tâm trạng, thể trạng nhân vật, đồng thời vẽ nên những bức tranh
thiên nhiên nhiều màu sắc.
Người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân đã chú ý chắt chiu, gạn lọc những
nét đẹp trong cuộc sống để xây dựng những nhân vật có cá tính, có phong
cách độc đáo, vẽ lại bức tranh xã hội của một thời vang bóng.


Chương Hai
CÁC TIỂU LOẠI VỊ TỪ TRẠNG THÁI VÀ CẤU TẠO CỦA
VỊ TỪ TRẠNG THÁI TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI
2.1. Các tiểu loại vị từ trạng thái trong Vang bóng một thời
2.1.1. Vị từ tính khí
Như đã xác định (1.2.2): Vị từ tính khí là loại vị từ trạng thái thường
tồn biểu thị tính tình và khí chất của người hoặc và của động vật (các loại vật
hữu sinh) và của những thực thể được coi như người hoặc động vật. Trong
Vang bóng một thời Nguyễn Tuân đã vận dụng đặc sắc các vị từ tính khí.
Trong Vang bóng một thời, những vị từ tính khí được nhà văn sử dụng

lặp lại không nhiều. Trong mười một truyện ngắn, nhà văn đã sử dụng 55 vị
từ tính khí (xem Phụ lục). Vị từ tính khí xuất hiện nhiều nhất là 4 lần (hiền
lành), có bốn từ xuất hiện 2 lần (tàn nhẫn, tài, khoan thai, tốt) và một từ xuất
hiện 3 lần (rụt rè) còn lại chỉ xuất hiện 1 lần. Nét đặc sắc của Vang bóng một
thời chính là mặc dù số lượng vị từ tính khí khơng nhiều nhưng Nguyễn Tuân
đã khắc họa được một cách rõ nét tính cách của từng nhân vật như Huấn Cao,
viên quan coi ngục, sư cụ chùa Đồi Mai, ...
Trong Vang bóng một thời, vị từ hiền lành xuất hiện 4 lần, chiếm
7,27%. Vị từ này được sử dụng để chỉ tính tình, phẩm chất của con người,
động vật hay những thực thể được ví như người hay động vật. Một con người
hiền lành là một con người khi người khác đối diện với họ người đó có cảm
giác được sự bình yên. Trong Vang bóng một thời, ta gặp được đức tính hiền
lành ở con người sư cụ chùa Đồi Mai trong Những chiếc ấm đất: “Trên khuôn
mặt khô sắc, nụ cười khơng có gì là ấm áp, là thiết tha. Nó chỉ đủ hiền lành
thơi (…) Sự cụ chùa Đồi Mai không nài thêm và vẫn chỉ cười rất thuần hậu”
[16, tr.21]. Đọc qua những câu này dường như không phải Nguyễn Tuân đang


đánh giá hay miêu tả về một con người, ông chỉ nói cho độc giả biết biểu hiện
trên khn mặt nhưng vẫn thấy rằng, tuy nhà sư không biểu hiện rõ rệt điều gì
nhưng qua các từ “hiền lành” và “thuần hậu” người đọc sẽ cảm nhận được
tính khí của nhân vật Nguyễn Tuân đang muốn nói đến này, đó là một “Nhà
sư ít nhời thường hay trầm tĩnh ngắm bóng mình trong lịng đáy giếng” [16,
tr.24], khiến người khác phải kiêng nể.
Từ hiền lành đôi khi dùng để chỉ dịng nước chảy trên một con sơng
hiền hịa. Trong Đánh thơ Nguyễn Tuân viết: “Nước một con sông hiền lành
đẩy nhẹ cánh hoa vơ định lừ đừ trơi một mình theo những xốy yếu đuối” [16,
tr.47]. Cũng có thể đó là cặp mắt hiền lành của một người quản ngục dành
cho tù nhân trong Chữ người tử tù: “Trái với phong tục nhận tù mọi ngày,
hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tử tù mới vào với cặp mắt hiền lành”

[16, tr.102]. Hay đó là sự hiền lành của tốp lính canh ngục: “Mọi khi, ở đó chỉ
có bê, bò được thả lỏng cúi cổ ngốn áng cỏ tươi bên cạnh một tốp lính hiền
lành, tay cầm lưỡi liềm cắt cỏ về cho ngựa quan ăn” [16, tr.15].
Vị từ rụt rè xuất hiện 3 lần, chiếm 5,45%. Rụt rè chỉ trạng thái tính khí
của một con người nhút nhát, khơng tự nhiên trước người hơn mình hoặc
trước đám đơng, hay khi muốn cầu xin ai một thứ gì, hay khi đến một nơi
khiến con người cảm thấy sợ hãi. Miêu tả bước chân của những tên tử tù khi
bước vào nhà ngục trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân viết: “Từ phía nhà
ngục, mười hai con người chậm chạp tiến tới giữa hai tốp lính áp giải. Bãi cỏ
im lìm đến nỗi tiếng gơng lũ tù giây va vào nhau theo một nhịp bước rụt rè
nghe rõ mồn một như tiếng sênh người chấp hiệu định liệu bước đi cho cỗ
địn đám” [16, tr.15]. Đó cịn là tính khí, thái độ rụt rè của một con người
khơng may bị sa cơ lỡ thế phải đi ăn xin trong Những chiếc ấm đất: “Hắn rụt
rè xin lỗi và ngõ ý muốn được nguyên một ấm trà mới kia” [16, tr.28].


Các vị từ thuần hậu, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu chỉ xuất hiện 1 lần,
chiếm 1,81% song có giá trị đặc biệt khi nói về tính khí con người. Thuần
hậu, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu cũng như hiền lành đều chỉ tính khí của con
người đức độ, nhưng khác với hiền lành, các vị từ này còn khiến cho người
đọc cảm nhận được lòng nhân hậu ở họ. Người đọc sẽ bắt gặp được một con
người thuần hậu, có thái độ khơng phản kháng hay ép buộc bất kì ai mà chỉ
thể hiện một nụ cười trên khn mặt của vị sư chùa Đồi Mai trong Những
chiếc ấm đất: “Sư cụ chùa Đồi Mai không nài thêm và vẫn chỉ cười rất thuần
hậu” [16, tr.21], là vẻ đẹp của người đàn bà phúc hậu trong Báo ốn: “Cơ đếm
giấy, thôi những tờ giấy chập đôi với cái nâng niu, nhẹ nhàng của một người
chị săn sóc đứa em thơ lúc mẹ già đi chợ chiều xa, chỉ có những người đàn bà
đẹp và phúc hậu thì mới thổi được giấy như thế thôi” [16, tr.176 - 177].
Trái với những con người có tính khí hiền lành, phúc hậu là những con
người gian giảo, gian ác, hung bạo, nóng nảy. Nói về tính cách của một ơng

quan gian xảo trong Đánh thơ Nguyễn Tuân viết: “Nhưng mụ Mộng Liên
xem chừng cũng hiểu, nên mỗi lần sau, ơng huyện Bình Khê động tay vào lá
thơ là mụ lại buông tay đàn, chận lấy giấy và nhìn trừng trừng vào giữa mặt
ơng huyện có tính gian giảo kia” [16, tr.55]. Đó là tính khí hung bạo, gian ác
của những tay anh chị giang hồ khét tiếng trong Ném bút chì: “Người nào
cũng quấn khăn đầu rìu. Người nào trơng cũng gian ác, hung bạo” [16,
tr.110]. Với cái nóng nảy, bực bội: “Té ra chỉ là một ông khách lạ mặt nữa
đến hỏi thăm chồng với sự nóng nẩy của một người quen vội vàng” [16,
tr.115]
Trong mười một truyện với 183 trang sách, Nguyễn Tn chỉ dùng có
55 vị từ tính khí và từ xuất hiện nhiều nhất cũng chỉ 4 lần. Tuy không nhiều
nhưng qua những vị từ tác giả sử dụng, người đọc có thể hình dung được tính
khí của mỗi nhân vật trong các tác phẩm.


×