Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Ý niệm hư vô trong văn học việt nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN KIM NGUYÊN

Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN QUANG HUY
Người thực hiện:
NGUYỄN KIM NGUYÊN


(Khóa 2013-2017)

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................7
6. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX .............................................................................................................9
1.1. Những vấn đề lý luận về ý niệm hư vơ .............................................................9
1.1.1. Hư vơ là gì? ........................................................................................... 9
1.1.2. Ý niệm hư vô từ quan điểm triết học hiện sinh ................................. 12
1.2. Bối cảnh xã hội, tư tưởng văn hóa trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa
cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ............................................................16
1.2.1. Bối cảnh xã hội ................................................................................... 16
1.2.2. Bối cảnh tư tưởng, văn hóa ................................................................ 19
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX QUA NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ....................................................23
2.1. Ý niệm về sự hư vô của thân phận.................................................................23
2.1.1. Hư vơ trong hành trình “truy cầu tự do” của phận người ............... 23
2.1.2. Hư vơ trong hành trình tìm kiếm lý tưởng ở thực tại vô định .......... 28

2.2. Ý niệm hư vô như là sự phản tư về các giá trị nhân sinh xã hội .................33
2.2.1. Tâm thức day dứt nỗi niềm công danh, phú quý ............................... 33
2.2.2. Tâm thức tiếc nuối về giấc mộng hành lạc ........................................ 38


2.2.3. Tâm thức đổ vỡ trong chữ “tình” đa đoan ........................................ 42
2.2.4. Tâm thức hoài nghi về lý tưởng sống ................................................ 49
2.2.5. Tâm thức nổi loạn trong kiếp sống phi lý .......................................... 54
2.2.6. Tâm thức phản tỉnh về giá trị nhân sinh ........................................... 61
2.2.7. Tâm thức hủy thể của thân phận ....................................................... 67
2.3. Ý niệm hư vơ tìm về giá trị cứu cánh tâm hồn con người ............................73
2.3.1. Hướng đến sự giải thoát thân phận con người ................................. 73
2.3.2. Trở về giá trị nhân bản đích thực của phận người ........................... 78
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................83
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX QUA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ............................................85
3.1. Khơng - thời gian nghệ thuật ..........................................................................85
3.1.1. Không - thời gian tha hương, lưu lạc ................................................ 85
3.1.2. Không - thời gian giam hãm, khép kín .............................................. 89
3.1.3. Khơng - thời gian tâm tưởng ............................................................. 92
3.3. Cách xử lý Motif hình tượng nhân vật ...........................................................97
3.3.1. Motif người tài sắc bạc mệnh ............................................................. 97
3.3.2. Motif người quân tử thất thời ........................................................... 102
3.3.3. Motif tài tử giai nhân ........................................................................ 105
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................108
KẾT LUẬN ............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113



LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Kim Nguyên, sinh viên lớp 13SNV - Khoa Ngữ Văn, trường Đại
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Ý niệm hư vô trong văn học Việt
Nam trung đại từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là cơng trình do
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Quang Huy.
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách cụ
thể, chi tiết và đảm bảo độ tin cậy.
Tôi xin chiu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong cơng
trình này.
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện

Nguyễn Kim Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận, tơi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ chu đáo của q thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn
Quang Huy. Cảm ơn thầy đã vơ cùng tận tình giúp đỡ trong suốt q trình nghiên
cứu, từ khâu tìm tài liệu đến việc chỉnh sửa từng con chữ, từng nét nghĩa, từ khâu bố
cục đến từng chi tiết nội dụng cụ thể. Xin cảm ơn thời giờ, công sức và những vất vả
nhọc tâm của thầy. Nhờ đó mà tơi mới có thể hồn thành khóa luận này.
Vì trình độ có hạn và thời gian khơng cho phép nên mặc dù có nhiều cố gắng
trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài, khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót.

Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Kim Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX thể hiện một bối cảnh
xã hội loạn lạc, hỗn tạp và rối ren trước tình hình phân tranh của cơ chế “lưỡng đầu”.
Lần đầu tiên giới nho sĩ Việt Nam dường như bị ngợp trước sự đi xuống nhanh chóng
của một niềm tin mà họ cho là từ trước đến nay và cho về sau không thể sụp đổ - Nho
giáo. Chính điều này tạo nên sự thất vọng và bất lực cho các nhà Nho, họ tìm đến với
các hệ hình tư tưởng khác nhằm cứu cánh tinh thần và nhân cách. Do vậy Phật giáo
và Lão - Trang lúc này dần lấy lại chỗ đứng của mình. Sự phục hưng trở lại của hai
đạo này đã làm nhạt dần chữ chính thống trong quan niệm nhà Nho quân tử, thay vào
đó tư tưởng phi chính thống hình thành, nhà Nho phi chính thống ra đời.
Quan niệm sáng tác văn chương nghệ thuật từ đó cũng có nhiều chuyển biến khi
tư duy nghệ thuật thay đổi cùng với đó là sự tác động của hoàn cảnh xã hội, các tác giả
bắt đầu hình thành trong mình một tư tưởng khác về cách nhìn đời và nhìn người. Xã
hội loạn, niềm tin tơn giáo chính thống mất đi, họ suy sụp, hụt hẫng và cố gắng bấu víu
vào một thứ tư tưởng khác; họ chiêm nghiệm lại lẽ đời và bản thân mình: mọi thứ trên
đời này đều là phù phiếm, ảo ảnh, thật thật, giả giả, sắc sắc, không khơng. Điều này,
lại thể hiện rất rõ trong hệ hình tư tưởng của Lão và Phật. Do vậy các tài năng xuất
chúng như Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công
Trứ hay Cao Bá Quát đều muốn hướng đến một thế giới khác ngoài hiện thực khắc
nghiệt của xã hội. Họ tìm đến hư vơ như một cách để lánh đời, trở về đạo và định tâm
trước sự đổi thay biến hóa khơn lường của cuộc sống, thoát khỏi thế giới đầy cạm bẫy

và đau đớn trước tình hình dầu sơi lửa bỏng của xã hội.
Mặc dù đã được nhắc đến nhưng hư vô chỉ là một quan niệm nhỏ bé thoáng qua
khi các nhà nghiên cứu khái quát nên hệ hình tư tưởng của thời đại, mà chưa đi sâu
vào từng ngóc ngách thể hiện dưới góc nhìn triết học. Trong khóa luận này, hư vơ
được trình bày dưới dạng là tìm hiểu và phân tích một ý niệm chứ chưa nâng lên
thành chủ nghĩa hay là một tư tưởng chủ đạo. Đây cũng chính là quan điểm có thể

1


giúp làm sáng tỏ vấn đề mà bài viết đề cập đến. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Ý
niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thể kỉ XVIII đến nửa đầu
thế kỉ XIX” với hi vọng có thể đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và khái quát nên tư
tưởng cốt yếu của một ý niệm được nhen nhóm trong giai đoạn văn học rực rỡ này.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ hình tư tưởng của các nhà văn trung đại Việt Nam truyền thống chủ yếu bị
chi phối bởi ba dòng tư tưởng triết học điển hình của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng
Lão - Trang. Nhưng tùy thuộc vào bối cảnh xã hội mà nó quyết định sự hưng thịnh
của tư tưởng có cịn chỗ đứng trong lịng của các nhà Nho hay không? Đối với giai
đoạn này, khi các trí thức Nho gia bắt đầu cảm thấy hụt hẫng và lạc lõng trước chế
độ quân chủ chuyên chế sắp sụp đổ của mình, họ đã tìm đến tư tưởng Lão – Trang và
Phật giáo như là cách để cấp cho bản thân một chỗ dựa tinh thần. Do vậy, xuất phát
từ vai trị của hai hệ hình tư tưởng này đối với việc hình thành thế giới quan, nhân
sinh của các tác giả, tơi đã áp dụng để lí giải, phân tích và chỉ ra biểu hiện cụ thể hơn
- ý niệm hư vơ được hình thành trong triết lí sống của con người tri thức thuộc văn
học thời đại này. Thêm vào đó, tơi cịn phân tích, chứng minh các phương thức nghệ
thuật được sử dụng để biểu lộ ý niệm hư vơ xun suốt tồn bộ giai đoạn văn học.
Qua đó, giúp hình thành sự tiếp nhận mới, sâu sắc và độc đáo cho người đọc khi đi
vào giải quyết các kí mã liên quan đến đề tài từ chiều kích bối cảnh xã hội – văn hóa
– con người – tư tưởng thời đại.

3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn học Việt Nam trung đại giai đoạn từ nửa
cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX qua thơ văn của một số tác giả tiêu biểu
như Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, tôi chủ yếu tìm hiểu về ý niệm hư vơ dựa trên quan điểm của
triết học hiện sinh thể hiện qua các vấn đề: con người hư vơ, hành trình hư vơ, thân
phận hư vơ, và hư vơ chính là hướng đến sự cứu cánh tâm hồn con người. Tất cả là

2


cơ sở để tơi lấy đó phân tích và tìm hiểu về tư tưởng, tư duy nghệ thuật và giá trị hiện
hữu của con người trong một số tác phẩm văn học cụ thể ở các tác giả như Đặng Trần
Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái,
Ninh Tốn, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Tham chiếu các quan điểm về hư vô và
phân tích một số tác phẩm có thể mở ra thêm cho người nghiên cứu nhiều vấn đề về
hiện sinh của con người.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giai đoạn văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thể kỷ XVIII đến nửa đầu
thế kỷ XIX nổi lên nhiều hệ hình tư tưởng khác nhau và những hệ hình tư tưởng này
sẽ chi phối đến ý đồ nghệ thuật và nguyên tắc sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.
Mặc dù, chưa nâng lên thành một hệ hình tư tưởng rõ nét bên cạnh các tư tưởng triết
học lớn như Đạo giáo, Phật giáo hay đặc biệt nhất là tư tưởng Nho giáo, nhưng hư
vô phần nào đã trở thành một ý niệm tinh tế và xuất hiện như một sự trấn an tinh
thần cho các nhà Nho lạc thời giữa cơn đổ vỡ của niềm tin tư tưởng chính thống.
Hư vơ là một sự tìm về chính mình của con người trong ý niệm về cuộc đời rộng
lớn và kiếp người ngắn ngủi của mỗi thân phận. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và đi

sâu vào cắt nghĩa ý niệm hư vô trong văn học trung đại chưa nhiều, dù các bài viết
có thể hiện nhưng cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ khi nhìn về hư vơ. Điều này, làm
cho vấn đề tìm biểu hiện của ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại trở
thành một vùng thẩm mỹ đầy khao khát của người làm đề tài. Theo khảo sát, trong
cuốn Văn chương và kinh nghiệm hư vô của Huỳnh Phan Anh, tác giả đã dành ra
một phần để bộc lộ một số quan điểm cá nhân về “ý niệm hư vô”: “Tư tưởng hư vô
khởi hành từ một khoảng trống, khoảng trống của cái chết Thượng đế, khoảng trống
của những giá trị tiêu ma. Siêu nhân là mẫu người đã kinh nghiệm khoảng trống bi
đát đó và hơn thế nữa, đã vượt qua nó. Tư tưởng hư vô đưa về tư tưởng của những
khả hữu. Tư tưởng hư vô tức là tư tưởng vượt hư vô, bởi sau hư vô, hữu thể đợi chờ
bộc lộ” [1, tr.8]. Hư vô trong quan niệm của nhà văn như kiểu tâm thức lạc vào
khoảng không trống rỗng của hư vô. Ở không gian này hữu thể bị che khuất mất.
Con người lạc vào đó – lưng chừng và bắt đầu lí giải những khoảng trống. Những

3


điều mơ hồ bắt đầu từ khoảng trống và con người cố lí giải bản thân mình trong “cái
sau cùng” đó bằng những cảm nghiệm sau một q trình hiện hữu.
Ngay từ khi tiếp xúc với tư tưởng Lão – Trang, kẻ sĩ đã hình thành nên cho
mình một hệ hình tư tưởng, đặc trưng của thuyết này là Đạo gia chủ trương một
xã hội thuần phác, ban sơ như thời thoạt kỳ thủy. Đạo gia hướng con người trở về
vô, trở về với cái đã sinh ra hữu. Đạo gia chủ yếu hướng đến khơng gian tồn tại
bên ngồi xã hội, có những thước đo khác với khơng - thời gian thông thường của
hiện thực, tạo thành một motif khơng tưởng trong hệ hình tư tưởng chung của thời
đại mà đặc biệt điều này ảnh hưởng rất rõ đến tư tưởng của các nhà Nho. Trong
cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX, những vấn đề lý luận và lịch sử, tác giả
Trần Nghĩa đã đề cập đến “thế giời hình, danh, sắc, tướng vốn là “khơng”, sự đối
lập giữa các hiện tượng chỉ là giả tạo” (Sự tiếp nhận các tư tưởng Nho, Phật, Lão
ở nước ta từ thế kỷ thứ đến cuối thế kỷ thứ XIX) [44, tr.189]. Điều này cho thấy

khi các nhà Nho lâm vào tình thế thất thời, sa cơ lỡ vận, lúc đó trong tư tưởng của
họ mới thấm nhuần cuộc đời như mộng ảo, phú quý tựa phù vân.
Cũng trong phần một số phương diện thẩm mỹ của thơ nho gia và thiền gia
“quan niệm về cái đẹp nhậm vận tùy duyên” Nguyễn Kim Sơn và Trần Thị Mỹ
Hòa đã lý giải quan niệm về cuộc đời, kiếp người thông qua bài thơ Thế Thái hư
huyễn, Tuệ Trung Thượng sĩ xem: “Cuộc đời con người, công danh trong đời chỉ
giống như một áng mây nổi, một giấc mộng đẹp mà ngắn ngủi. Diễn tả cái “hư ảo”
của thói đời, của thiên nhiên nhưng bài thơ không mang lại cho người đọc một
cảm giác bi quan hay một ham muốn níu giữ, ngược lại tiếp nhận cái hư huyễn đó
như một tất yếu”:
Y cẩu phù vân biến thái đa,
Du du đô phó mộng Nam Kha.
Sương dung tẩy hạ hà phương trạm,
Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa.
(Thế thái hư huyễn, Tuệ Trung Thượng sĩ)
Nho giáo chủ trương nhập thế triệt để cịn Phật giáo chủ trương xuất thế, vì chỉ
có xuất thế mới trở về với vô mới tâm tịnh, tâm hư, tâm khơng. Đỗ Lai Thúy với góc

4


nhìn mơ hình lý thuyết trong “Loại hình các nhân vật trong lịch sử văn học Việt Nam
thế kỉ X-XIX” bàn về con người vô ngã theo tư tưởng Phật giáo mà cụ thể là Thiền
tông: “Con người vô ngã ln qn mình, có sự phân biệt giữa ta và vật, giữa chủ thể
và khách thể (vật ngã câu vong)”. Vì như thế mới có thể hưởng trọn cuộc sống hịa
quyện cùng với vũ trụ vơ biên, vượt khỏi sự giả tạm của miền trần tục mà đạt đến
cảnh giới cao nhất là trở về vô, đến với niết bàn. Cùng trong bài viết này, ở phần
“Nguyễn Gia Thiều- người đối thoại với bóng” có nhắc đến quan niệm hư vô về cuộc
đời con người khi phản ánh thế giới hư ảo trong Cung ốn ngâm khúc. Vì đây là thời
kì phân tranh khủng hoảng của hai chế độ nên sự hoang mang thời cuộc đẩy lên cao

độ đối với các nhà Nho, họ tìm đến Phật giáo như “một triết lí để sống, để tồn tại
trước và trên hết cho chính bản thân mình. Chỉ có coi cuộc đời là hư ảo, người tri
thức mới đủ sức vượt qua những bi kịch mà thời đại đã soạn sẵn ra cho họ. Nguyễn
Gia Thiều, hơn ai hết, bằng thiên tính, tri thức và trải nghiệm đã sớm giác ngộ điều
đó” [44, tr.497].
Phan Ngọc khi Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều cho rằng
Nguyễn Du đã chọn hệ suy luận của Phật giáo chứ không phải là Lão - Trang vì tư
tưởng của thuyết này chỉ phù hợp với tầng lớp trí thức cao, khơng phù hợp với nhân
dân nên tính khái qt của nó rất yếu [25]. Do vậy, tác giả chọn hệ suy luận của đạo
Phật để nói lên sự “loại trừ được tơn ty, đẳng cấp, nghi lễ, nói được cái mơ ước được
giải thốt” [27, tr.59], qua đó cho thấy được thế giới tâm trạng đầy oái oăm, buồn khổ
căng tràn nhất được Nguyễn Du thể hiện thơng qua những câu thơ mang đầy tính suy
nghiệm về cuộc đời, về kiếp người.
Tác giả Trần Nho Thìn trong bài “Mơ hình hai thế giới và vấn đề phương pháp
nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại” (Khảo sát qua Truyện Kiều) [34] đã đưa
ra mô hình hai thế giới, theo đó “người xưa khơng chỉ tồn tại, tức là sống, hoạt động tư
duy trong một thế giới hiện thực mà còn sống trong một thế giới tâm linh, tức là thế
giới do con người tưởng tượng ra theo một ngun lí nào đó” [34, tr.31]. Tác giả cho
rằng, mọi sự tưởng tượng kể cả gán cho nó một cái tên như số mệnh, kiếp, thân phận...

5


thì đều gắn liền với thế giới tâm thức của chúng ta và cái thế giới đó nó xuất phát từ
hiện thực nhưng khơng phải là hiện thực.
Có nhiều cách để chúng ta tiếp cận một vấn đề trong sáng tác của các tác gia
trung đại. Và đây cũng được xem là một trong những cách tiếp cận gần nhất khi chúng
ta muốn lí giải hư vơ trong cả giai đoạn này ở nhiều tác giả khác nhau. Cho dù đối
với tác giả này, khía cạnh hư vơ chỉ là một phần không đáng kể khi được nhắc đến.
Một công trình nghiên cứu được giới thiệu ở hải ngoại là cuốn Triết lí chấp sinh

Nguyễn Cơng Trứ của Hán Chương Vũ Đình Trác [33]. Cơng trình này nhìn nhận các
tác phẩm của nhà thơ từ góc độ triết học. “Chấp sinh” là khái niệm triết học được tác
giả xây dựng theo tinh thần “chấp lượng dụng trung”, chọn cái ở giữa, khơng thiên
lệch về phía nào – cũng tức là tinh thần trung hòa của Nho gia được đề cập trong
Kinh Thư (Đại Vũ mơ) “dỗn chấp quyết trung” và sách Trung dung “chấp kỳ lưỡng
đoan”. Triết lí này vừa thể hiện mục đích sống của Nguyễn Cơng Trứ là trả cho xong
nợ tang bồng, thực hiện lí tưởng chí nam nhi cao cả và sau những bầm dập mà xã hội
tàn nhẫn mang lại, tác giả đã nhận ra bản chất cuối cùng của cuộc đời chỉ là trò đùa
của đấng tạo hóa. Muốn đạt đến cảnh giới tuyệt đối cuối cùng là hư vơ, thì đây là một
trong những thái độ sống chủ yếu để các nhà Nho xưa có thể tồn tâm tồn ý thực
hiện đạo sống của Nho gia xưa: “quân bình”.
Trần Nho Thìn đã đề cập đến vấn đề “truy cầu tự do” trong cuốn Văn học Việt
Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [35]. Đây là một biểu hiện của ý niệm hư vơ trong
hành trình tìm về thân phận. Một xã hội có quá nhiều cơ chế vận hành như trong giai
đoạn này không tránh khỏi việc xuất hiện nhiều quan niệm nghệ thuật về văn chương
khác nhau được hình thành. Sự vỡ mộng về vai trò của thuyết Nho gia khi họ luôn đặt
niềm tin tuyệt đối với đạo thánh hiền trong sự nghiệp xây dựng một xã hội lý tưởng.
Họ chán nản trước hiện thực xã hội nên ln tìm cách lánh đời, tìm cơ hội được trấn
an mình nhờ vào việc neo đậu tinh thần ở các tư tưởng khác, và giải thốt cho mình
trước những bất cơng vơ lý của xã hội. Khơng cịn bị bó hẹp trong khn khổ “khắc kĩ
phục lễ”, trong “chí nam nhi”, vòng danh lợi; các kẻ sĩ bắt đầu dấng thân mình vào
những miền trú ẩn lạ lẫm, để thốt ra ngồi khỏi hiện thực tối tăm, họ hư vơ hóa hiện

6


thực giả tạm để thể hiện thái độ của mình trước tiếng thở dài với thời cuộc. Qua đó, ta
thấy được tinh thần “truy cầu tự do” [35, tr.282] và nhân cách thanh nhã của các cao
nhân xưa trước hiện thực có nhiều áp bức, thống khổ.
Từ những cơng trình nghiên cứu trên cho thấy việc đi sâu khám phá ý niệm hư

vô trong các sáng tác trung đại đã làm bật lên những giá trị mới mẻ trong ý thức nghệ
thuật của nhà văn, nhà thơ khi thể hiện điều này. Và như một quy luật tất yếu, điểm
nhìn mới mẻ này vẫn chưa kết thúc với hàng loạt những ý kiến đánh giá, những bài
nghiên cứu.
Đến ngày hôm nay, trên cở sở tiếp thu những ý kiến của các tác giả, nhà nghiên
cứu văn học tôi đã học hỏi và phát triển đề tài: “Ý niệm hư vô trong văn học Việt
Nam trung đại từ nửa cuối thể kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX” nhằm đóng góp
một cái nhìn có hệ thống về những vấn đề tư tưởng phụ lưu, chi lưu và bối cảnh lịch
sử, bối cảnh văn học trung đại Việt Nam đương thời.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương
pháp nghiên cứu liên ngành, và phương pháp thống kê.
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những
biểu hiện cụ thể của ý niệm hư vô trong giai đoạn văn học này về mặt nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật thể hiện qua nhiều tác phẩm. Bên cạnh đó, tơi cịn sử
dụng phương pháp đối chiếu ý niệm này ở sự tương giao với một vài quan điểm triết
học trong các học thuyết phương Đông là: Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng Lão Trang;
mà tơi cịn mở rộng trong việc so sánh với học thuyết phương Tây ở chủ nghĩa hư vơ
(Nothingness hoặc Nihilism) của Nietzsche, Sartre... Ngồi ra, tơi cịn phân tích cách
xử lý hình tượng nhân vật của tác giả dưới sự tác động của tư tưởng hư vô và lối ứng
xử của giới sáng tác bị chi phối bởi hệ hình tư tưởng này. Phân tích biểu hiện về ý
niệm hư vơ xun suốt cả một giai đoạn văn học qua tác phẩm, qua tư duy nghệ thuật
của nhà văn, sẽ là điều vô cùng quan trọng giúp tôi làm sáng tỏ vấn đề bằng phương

7


pháp phân tích, chứng minh. Cuối cùng, tơi tiến hành tổng hợp lại và rút những nhận
xét, đánh giá và bình luận chung.

6. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, chúng tôi cấu trúc đề tài
trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ
nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 2: Những biểu hiện của ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung
đại từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX qua nội dung tư tưởng
Chương 3: Những biểu hiện của ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung
đại từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX qua hình thức nghệ thuật

8


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý NIỆM HƯ VƠ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1. Những vấn đề lý luận về ý niệm hư vơ
1.1.1. Hư vơ là gì?
Hư vơ theo nghĩa từ điển tức là hồn tồn khơng có gì tồn tại, có mà như khơng,
thực mà như hư. Hư vơ theo triết học hiện sinh nó là một khái niệm đặc biệt quan
trọng, bởi vì nó quyết định tính chất cơ bản của hiện sinh, phân biệt hiện sinh với tồn
tại. Hư vô hiện sinh chủ nghĩa là một khái niệm thần bí. Thay thế cho lí trí, cho khả
năng con người có thể nhận thức được thế giới và bản thân mình để chinh phục tự
nhiên và “nâng mình lên thành hàng thần thánh”. Hư vơ thuyết nói lên sự phủ nhận
thực tại cuộc đời, cuộc đời vô nghĩa, không hứa hẹn, không cứu cánh. Nhận thức về
cuộc đời vô nghĩa bắt buộc con người phải đặt sự sống cũng như sự chết của nó thành
vấn đề [1, tr.148]. Khái niệm hư vô ở đây không phải đối lập với hữu thể (being) coi

như đó là hư không mà hư vô hiểu theo nghĩa của chủ nghĩa hiện sinh được xem như
là một thứ hư vô chủ nghĩa hiện sinh luận (existentialism nihilism). Về cơ bản, chủ
nghĩa này xác nhận rằng, đời sống cá nhân của mỗi người là vô nghĩa hay những
người theo khuynh hướng hư vô đều tập trung nhấn mạnh đến sự vô nghĩa của cuộc
đời (meaninglessness of life).
Hư vô để định nghĩa một cách chính xác là một điều rất khó khi tìm hiểu về
giai đoạn văn học trung đại này vì nó khơng có bản chất, khơng thể hiện được một
khn hình cụ thể nào cả, đây chỉ là một ý niệm sau quá trình hậu nghiệm của con
người: “Người ta không thể quan niệm hư vô một cách tuyệt đối, bởi vì đã nói hư
vơ, tức thị là đã có một chủ thể… Bản thân khái niệm hư vô đã khơng phải là hư vơ,
đã là một cái gì tồn tại, tức là một hữu thể” (Đỗ Đức Hiểu). Bên cạnh hư vơ, chúng
ta có thể cảm thấy được sự hiện hữu của thực thể, và thực thể đó có thể là bất kì thứ
gì ngồi hư vơ. Trong thế giới mắt thấy tai nghe chúng ta đang sống, hư vô là một

9


thế giới bên ngồi cái nhìn hiện hữu, nó như một ý niệm, một sự tìm về sau khi trải
qua quá trình nhận thức thế giới giả tạm của con người. “Hư” là ảo, là khơng có thật;
“khơng” là khơng có gì, hồn tồn khơng tồn tại điều gì cả. Từ “không” trong hư vô,
chúng ta bắt đầu suy nghĩ đến quá trình sinh ra của con người, khi sinh ra con người
ta xuất phát từ “không”, cho đến khi chết đi cũng hồn tồn khơng có gì, trở về
“khơng”, về với giá trị khởi ngun của nó là “khơng”. Vậy cuộc đời là một hiện
hữu giả tạm hay đó cịn là một hành trình trở về với cái “khơng” hay nhận ra cái
“không”. Hư vô chờ đợi lột bỏ tất cả mọi ý nghĩa hiện sinh của kiếp người, cởi bỏ
hoàn toàn những điều ràng buộc con người với hiện hữu. Từ đó con người ta dấn
thân vào một một cuộc phiêu lưu vơ định với tồn bộ hành trình cuộc đời và đích
đến cuối cùng là hư vơ. Có chắc là hư vơ hay là cái chết?! Liệu rằng chết là vứt bỏ
mọi cái hiện tồn của thế giới, gởi thân xác lại với thế giới hiện hữu còn mang linh
hồn đến với một thế giới khác – cõi hư vô. Tư tưởng hư vô là “khởi hành từ một

khoảng trống. Siêu nhân là mẫu người đã kinh nghiệm khoảng trống bi đát đó, hơn
thế nữa đã vượt qua nó. Sống cái khoảng trống đối với siêu nhân có nghĩa là nhận
thức ngay trong đó một khả năng vượt qua. Hư vô biến thành khả hữu. Tư tưởng hư
vô đưa về những khả hữu”. Kinh nghiệm hư vô giúp nâng cao giá trị của tất cả thời
kỳ, giá trị này ở cùng một thực tại hiện hữu như thể một năng lực trong một ánh sáng
được tái xuất nhiều lần. Điều ấy trở nên một vị trí cần thiết, một giá trị tuyệt đối cho
nhân loại. Vì là tuyệt đối nên nó là duy nhất: “Hư vơ là một kinh nghiệm, một khám
phá xảy ra ngay trong sự hiện diện của ta trong cuộc sống này. Nói tới hư vơ vì lẽ
duy nhất là hư vơ có và kinh nghiệm hư vơ chính là kinh nghiệm của con người.
Nhận thức hư vô không là khởi điểm cho một chủ trương phi lý. Trái lại nếu khơng
có hư vơ, thực tại cuộc đời sẽ tự nhiên rơi vào cõi phi lý”. Nếu thức nhận được cái
còn lại sau những hiện hữu là hư vơ thì chắc có lẽ con người sẽ khơng rơi vào bi kịch
hiện sinh của mình. Đằng sau thế giới hiện hữu là hư vô, với cái chết, trả về “không”,
con người rốt cuộc nhận ra cuộc đời là ảo ảnh sau cùng chỉ là một cuộc hiện sinh
biết trước. Thế nên hư vơ đóng vai trò quan trọng đối với việc thức nhận ý thức của
chủ thể về thế giới. Nhưng lúc này, ta cũng khơng thể phủ nhận vai trị của hiện hữu,
bởi vì có hiện hữu mới có hư vơ, khơng có hiện hữu tồn tại chắc gì đã có hư vơ, và

10


nếu đã có hư vơ thì nó hồn tồn khơng có ý nghĩa đối với sự thức nhận của con
người. Con người vừa là hiện hữu vừa mang trong mình ý niệm hư vơ sau q trình
hậu nghiệm của đời sống; nhưng hiện hữu thì khơng thường hằng, cịn hư vơ thì là
vĩnh cửu. Nên hư vơ là một quan niệm tìm về góp phần nâng cao giá trị tinh thần
nhân bản của con người trong cuộc hiện sinh mệt nhồi.
Nếu hữu thể trong tính cách khai mở tính chất của hiện sinh trong chiều hướng
“dương tính” thì hư vơ, ở đây, lại được đặt trong một chiều hướng ngược lại, xem
như đó là một chiều hướng khước từ sự hiện hữu. Đó là một chiều hướng âm tính
của cơng cuộc hiện sinh. Vì rằng nếu nhìn đời bằng con mắt hư vơ hiện sinh thì sẽ

ln gieo rắc trong mình tư tưởng bi quan, chán nản, thất vọng, sống khơng có mục
đích hoặc khơng đặt ra cho cuộc đời mình một mục đích nào cụ thể cả, họ sống trong
cảm tưởng cách li với vũ trụ, với thế giới và với xã hội. Hư vô không mang lấy nội
hàm của những cách thức hướng định đến nó đặt trong chiều kích của nhận thức luận
mà nó hồn tồn liên quan đến thái độ hiện sinh (existential attitude). Thái độ hiện
sinh là cách cư xử của mỗi cá nhân nhằm thực hiện cơng cuộc hiện sinh cho riêng
mình. Thái độ hiện sinh của tâm thức hư vô được biểu hiện bằng nhiều cảm thức
khác nhau: lo âu, sợ hãi, nổi loạn, bất mãn, phản tỉnh, cảm nghiệm sự thất bại, ngụy
tín, thái độ chạy trốn chính bản thân mình, cảm thức ruồng bỏ, xao xuyến hiện hữu,
đến lạc lõng, mơ hồ, rồi sau cùng là cơ độc, từ đó mỗi cá thể tự hư vơ hóa mọi thứ
và tâm thế đó nhân lên gấp bội lần khi đỉnh điểm là sự “dập tắt hiện hữu” – chết.
Thông qua các thái độ hiện sinh trên đây, ta thấy hư vô đều thể hiện một quan niệm
chung đồng là “sự khước từ hiện hữu”. Tất cả những thái độ này sẽ đạt đến tâm thức
hư vô, lúc ấy con người sẽ lạc vào một khoảng mông lung của ý niệm, bắt đầu chiêm
nghiệm về các giá trị hiện sinh mà bản thân trải qua trong q trình hậu nghiệm: “Nó
là thứ tâm thức điển hình của một kiểu mẫu hiện sinh bất thực hay nói cách khác đó
là một kiểu mẫu của hiện sinh không chân thực”.
Hư vô lại trở về với hư vô, tất cả mọi sự hiện hữu sau cùng đều là hư vô. Dù hư
vô không hiện hữu trước mắt, nhưng nó là một ý niệm siêu hình của sự vượt qua và
tìm về hành trình cuộc sống. Hư vô hiện hữu trong sự trải nghiệm và thực chứng của

11


con người sau kinh nghiệm hoặc nó chính là một hiện hữu khơng thể với tới nếu đứng
ngồi thế giới hư vô.
1.1.2. Ý niệm hư vô từ quan điểm triết học hiện sinh
Thuyết hư vô chủ nghĩa cho rằng: “Đời khơng đáng sống. Tất cả mọi sự đều vơ
ích. Thơi, cứ sống cho qua ngày. Sống chờ đợi, chờ chết. Đó là hình ảnh sống của
người nơ lệ sống nơi lưu đày, sống khơng ý vị vì khơng có chủ đích và dự tính; họ

sống như thể sống giúp ai”.
Theo Turgeniev nhà tư tưởng Nga thì từ ngữ “hư vơ” như một tên gọi cho một
ý tưởng phát ra từ những gì thuộc tri giác mà chúng ta cảm nhận được, sự lý đó chỉ
hiện hữu mỗi khi ta nhận thức triệt để với một kinh nghiệm tự chính nó mà ra, khơng
cịn cách nào lý giải hơn nữa. Ấy là sự thật và hiện hữu. Tuy nhiên, dù dựa trên bất
cứ nền tảng nào của tập quán, khả năng hoặc bất luận là gì để xác định cụ thể giá trị
của nó và khơng thể có tính tiêu cực để phủ nhận. Thông thường được coi là “thực
nghiệm chủ nghĩa”, một chỉ định từ về quan điểm cho một từ ngữ mang nặng chất
liệu trừu tượng và siêu hình.
Theo Võ Cơng Liêm: “Hư vơ là một sự thật chính yếu được gia tăng và nảy nở,
tất cả thứ đó là thời kỳ đưa tới cứu cánh của hiện sinh để trở thành một cái gì vượt
lên trên mọi điều. Hư vơ tự thân nó là một cái gì hồn toàn tự do và một chức năng
xác thực cho một giá trị mới” [50].
Theo Hegel, phủ định của “tồn tại” là không tồn tại nhưng Hegel lại không dùng
từ này mà dùng “hư vơ”. Vì lẽ khái niệm về sự “không tồn tại” hoặc kể cả sự tồn tại,
đều là được trung giới, nghĩa là được sinh ra từ sự phủ định của “tồn tại” hơn là có
tính trực tiếp hay nguyên thủy như cách tồn tại của “tồn tại”.
Quan niệm về hư vô của Sartre với tư cách thực chất của tồn tại người, “hư vô”
được Sartre mô tả trước hết là sự vượt ra khỏi quyền lực của quyết định luận phổ
biến, là sự chạy trốn khỏi “trật tự nhân quả của thế giới” [45]. Ông cho rằng, “Tồn tại
người” tạo ra hư vô trong thế giới nhờ sự hiện diện của nó, hư vơ xác lập một sự “tồn
tại người”, một sự hiện hữu bên cạnh bản thân hư vơ. Theo Sartre, đó chính là tự do.
Với Sartre, “tự do không chỉ là phương thức hiện hữu, mà hơn nữa, còn là phương
thức duy nhất phù hợp với tồn tại người” [45]. Nói cách khác, thuật ngữ “hư vô” được

12


sử dụng để chỉ khả năng tự do sáng tạo ra bản thân mình của con người nhờ năng lực
ý thức - cái duy nhất vốn có ở con người. Ông coi đó là điều kiện cơ bản của tồn tại

người và của tính chủ quan con người. Ngồi ra, theo ông, ý thức luôn thể hiện nằm
sâu bên trong con người khi bắt đầu tiếp xúc hoặc kinh nghiệm ở nhiều mối quan hệ
khác nhau, điều này tác động đến nhận thức luận ở mỗi người và tự bản thân họ tạo
lập thành một sự khác biệt rất rõ nét giữa “tồn tại” và “hiện sinh”. Ý thức có thể đặt
ra vấn đề về thế giới nhờ vượt ra khỏi giới hạn của mình và lại đi vào “hư vơ”, tức là
đi vào cái khơng có trong thế giới. Từ đó, Sartre cho rằng, bản chất nhân văn của chủ
nghĩa hiện sinh là ở chỗ nó khẳng định chỉ có con người mới có khả năng vượt lên
trên thế giới, vượt ra khỏi giới hạn của mình để khẳng định chân lý thuần t mang
tính người của mình. Rằng, chỉ có con người mới có thể quyết định lấp đầy cái gì vào
“hư vơ” của tồn tại người, vào “lỗ hổng của tồn tại”. Bức tranh về thế giới, (thế giới
và tồn tại nói chung) chỉ phụ thuộc vào con người. Với quan điểm này, Sartre kết
luận: con người hồn tồn chịu trách nhiệm về thế giới do nó tạo ra và về tất cả những
gì diễn ra trong thế giới ấy. Rằng, con người luôn hướng tới sự tự quyết, ln cố gắng
vượt lên trên chính mình, song con người lại khơng thể đạt tới lý tưởng đó và do vậy,
nó ln cảm thấy bất hạnh. Sở dĩ như vậy là vì, khi thực hiện dự phóng của mình, con
người đã đánh mất tự do và "tồn tại cho mình" - tồn tại với tư cách là sự phủ định, là
"hư vô" [12].
Marcel trong “Huyền nhiệm hữu thể” cho rằng: “Sao huyền nhiệm mà không
phải vấn đề hiện hữu?”. Đó là tất cả hướng đi của triết học Marcel: vấn đề nhắm đến
những sự vật mà chúng ta có thể xác định và bao qt hồn tồn; huyền nhiệm là thực
tại mà chúng ta không thể bao quát và lãnh hội được. Chúng ta không thể bao quát
hiện hữu, nên hiện hữu bao trùm lấy ta: ta sống trong hiện hữu, như thành phần của
hiện hữu; ta thông phần vào hiện hữu. Tuy nhiên hiện hữu của con người là một hiện
hữu hữu hạn: hiện hữu hữu hạn đó ln mở rộng đón chào một hiện hữu vơ hạn;
nhưng không bao giờ chúng ta thâu nhận được hiện hữu vơ hạn đó, ta chỉ có thể mở
vào huyền nhiệm của hiện hữu đó mà thơi” [12, tr.294].
Các nhà hiện sinh xác nhận rằng hư vơ chính là nơi mà giờ đây con người tìm
thấy mình, khơng phải trên con đường thẳng tắp hướng về một xã hội sáng lạn không

13



tưởng, nhưng tại bờ vực của một vách đá thê lương, mà phía dưới lồ lộ một hố thẳm
tuyệt đối, một khoảng hư vơ đen ngịm. Trong một ý nghĩa nào đó, đây chính là Đất
Hoang (Wasteland) của Eliot, nơi cư ngụ của Kẻ Vô Hồn (The Hollow Man), một con
người:
Chỉ có hình mà khơng hề có dáng,
Là bóng đen không một chút hương màu
Mọi sinh lực hãm giam trong tù đọng
Bước âm thầm tựa như bóng ma trơi.
(The Hollow Men)
Leo Tolstoy đã viết một trong những lời lẽ thuyết phục nhất về sự chạm trán với
hư vô trong My Confession. Ơng nói về thời kỳ tươi đẹp và sung mãn nhất của cuộc
đời, khi ơng có được mọi thứ mà mọi người đều ao ước – tiền tài, danh vọng, địa vị
cao trọng trong xã hội, vợ đẹp con ngoan, đầu óc minh mẫn và tài năng nghệ thuật;
tuy nhiên, đó lại là lúc ơng bị trói buộc bởi một trạng thái âu lo ngày càng tăng dần,
một sự bất mãn mơ hồ không thể nào giũ sạch hoặc khuây khoả. Kinh nghiệm của
ông giống với kinh nghiệm của một người vừa lâm bệnh, với những triệu chứng mà
thoạt đầu anh ta không cho là tầm thường; nhưng lần hồi, các triệu chứng ấy cứ tái đi
tái lại cho đến khi chúng trở thành sự đau đớn khôn nguôi. Bất giác, người bệnh phải
đối diện với một sự thật lớn lao rằng cái có thể đánh đổi được với sự đớn đau thể xác
này, đối với anh ta, sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn bất cứ điều gì trên đời, và đó chính
là cái chết! “Tơi cảm thấy mặt đất dưới chân tôi đang sụp đổ, thế là khơng cịn gì để
tơi phải đứng nữa cả; tơi cảm thấy những gì mà bấy lâu nay tơi sống cho đều biến
mất, thế là tơi khơng cịn lý do gì để tôi tồn tại nữa cả… Ngăn chặn là điều không thể
làm được, quay lui cũng thế; tôi không thể nhắm chặt đơi mắt mình để nhận ra rằng
phía trước tơi khơng cịn gì, mà chỉ tồn những khổ đau và chết chóc, một sự huỷ diệt
hồn tồn”. Đây là đoạn văn trong Sickness Unto Death của Kierkegaard, nói về nỗi
tuyệt vọng khi người ta muốn chết nhưng không thể chết được. Một truyện ngắn của
Hemingway, A Clean, Well-Lighted Palace, đã mang đến lối diễn tả không thể nào

quên được về đề tài này. Vào đoạn kết, lão hầu bàn nói với chính mình: “Mày sợ cái

14


gì? Đó khơng phải là sự sợ hãi. Khơng có điều gì mà mày biết rõ cả. Mọi thứ là hư
vô và con người cũng hư vô… hư vô và rồi hư vô, và hư vô và rồi hư vô”. Điều này
thật cay nghiệt, ngay cả đối với Hemingway, nhưng lão hầu bàn khơng làm gì hơn là
gọi tên sự trống rỗng được cảm nhận bởi hầu hết các nhân vật trong những cuốn tiểu
thuyết đầu tay của Hemingway; sự trống rỗng ấy giống như một nỗi khát khao nào
đó mà họ tìm cách khuây khoả bằng rượu, bằng bạo lực trong cuộc hành trình khơng
mục đích từ qn rượu đến giường ngủ và trường đấu bị tót. Đến đây, chắc hẳn khơng
cần thiết phải nói rõ rằng đa phần nỗi tuyệt vọng và bi quan nơi các tác giả đương đại
khác đều có nguồn gốc từ cảm giác trống rỗng trong đời sống hiện đại. Vậy còn đối
với tư tưởng của giới sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam liệu rằng
hư vơ có xuất phát từ một sự trống rỗng?
Như vậy, hư vô là một ý niệm của con người vượt qua và trở lại trong cuộc sống.
Nó vượt qua hiện tại để dự phóng trong cuộc sống hiện tại và dự phóng về một thế giới
ngoài thế giới bên ngoài chân thật hơn. Đấy mới chính là ý chí từ hư vơ. Vì trong công
cuộc hiện sinh con người ta luôn muốn chứng minh giá trị của mình và hư vơ là giá trị
tối hậu của sự vĩnh cửu ngoài hiện thể mà con người khao khát vươn tới: “Ở siêu nhân,
hư vô thành một ý chí. Ý chí đó muốn gì? Phải chăng ý chí ước muốn duy trì chính
lịng ước muốn tới vĩnh cửu. Nếu khơng, ước muốn đã khơng cịn, ý chí đã lung lay.
Phải chăng ý chí ước muốn chính ước muốn của mình, nghĩa là khơng ước muốn gì,
nghĩa là ước muốn hư vô”. Ý niệm này giúp con người thể hiện một năng lực dấn
thân vào các giá trị nhân bản, đó là một nỗ lực để dấn thân mãi mãi. Dù vĩnh cửu là
một giá trị trừu tượng, nhưng đó là một cuộc dấn thân hồn tồn có ý nghĩa của con
người. Bởi vì hư vơ khơng có giới hạn nên ý niệm về nó cũng là một điều khơng thể
có một phạm vi đặt ra. Vượt qua được để đến với hư vô là cả một quá trình kinh
nghiệm, nhưng lại ngỡ ngàng bởi hành trình này lại đi vào khoảng trống trong hư vô,

và con người kinh nghiệm trở lại vì ước muốn đến vĩnh cửu là điều không bao giờ
với tới được: “Vượt qua để trở lại đời đời với hư vô, hư vô như một ước muốn vĩnh
cửu, hi vọng của mọi hi vọng, kinh nghiệm của mọi kinh nghiệm. Như vậy hành trình
hư vơ cũng là hành trình đưa tới vơ hạn cái không bao giờ tới được. Kinh nghiệm trở
lại đời chính là sự sụp đổ của mọi viễn tượng, mọi trật tự” [1, tr.9].

15


Hư vô không mang lấy nội hàm của những cách thức hướng định đến nó đặt
trong chiều kích của nhận thức luận mà nó hồn tồn liên quan đến thái độ hiện sinh.
Thái độ hiện sinh của hư vô là thái độ phản kháng cái tồn tại mà không đáng tồn tại,
đó cịn có thể hiểu là thái độ phản kháng kiếp sống phi lí. Cá nhân khơng chấp nhận
được kiếp sống phi lí nên thái độ hiện sinh của con người được thể hiện bằng hai thái
độ: nổi loạn và bất mãn. Hai thái độ này là sự biểu hiện rõ rệt và mãnh liệt nhất cho
thái độ phản kháng kiếp sống phi lí của mỗi con người. Cảm thức bất mãn luôn gieo
rắc trong mỗi bản thân họ ở việc phản tỉnh lại tất cả các giá trị nhân sinh mà kiếp sống
phi lí đạp đổ. Kiếp sống này luôn tạo ra những giới hạn chật hẹp và phá bỏ tất cả các
giá trị của cá thể. Đã là phi lí thì sẽ khơng có lí do cho sự phi lí đến buồn nơn đó về
hiện hữu người. Cho nên mỗi cá nhân luôn cảm thấy bất mãn và khao khát vượt qua
lằn ranh của giới hạn đó, để được sống với chính ý nghĩa cuộc đời mình. Jaspers nói:
“Trong cơng cuộc hiện sinh, con người ln phải chịu đặt nơi những hoàn cảnh giới
hạn (boundary situations) hay những giới hạn bất dịch như: đau khổ, mâu thuẫn, tội
lỗi, số phận, chết chóc… Mỗi một cá nhân dẫu cho hắn ta có cố gắng vẫy vùng trong
những chân trời nào đi nữa thì hắn vẫn khơng thể đi ra ngồi khỏi những hồn cảnh
giới hạn ấy”. Do đó, trong bản thân mỗi con người luôn cảm nghiệm được sự thất bại,
và họ không chấp nhận để cho hành trình hiện hữu của mình chỉ tồn là thất bại và
nặng nề hơn là tuyệt vọng theo kiểu chủ nghĩa hư vô – sự tước bỏ mọi ý nghĩa của
đời sống, sống như vậy đâu có ý nghĩa gì, sống như vậy thì khơng bằng chết, mà đã
khơng chết được thì họ chỉ cịn cách là phản kháng lại với kiếp sống phi lí này. Để

đặt mình vào một cuộc hiện sinh có ý nghĩa, hư vơ đã tạo điều kiện cho con người
xác lập được ý nghĩa giữa một bên là hiện sinh và một bên là sự “khước từ hiện hữu”;
hư vô cho cá thể phản tỉnh được ý nghĩa của đời sống “người” bằng nhiều thái độ
hiện sinh khác nhau và trong đó biểu hiện mạnh mẽ nhất là thái độ phản kháng.
1.2. Bối cảnh xã hội, tư tưởng văn hóa trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa
cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
1.2.1. Bối cảnh xã hội
Thế kỷ XVIII – XIX là giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và dữ dội của những mâu
thuẫn chất chứa từ lâu trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Trong cuốn Lịch sử Việt

16


Nam có viết: “Một cuộc khủng hoảng trong tồn bộ cơ cấu của xã hội phong kiến bắt
đầu diễn ra ở Đàng Ngoài từ đầu thế kỉ XVIII” [26]. Khởi đầu từ những ông vua khoanh
tay rũ áo, những ông chúa ăn chơi hưởng lạc cho đến năm 1789, phong trào Tây Sơn –
Nguyễn Huệ nổ ra với sức mạnh chưa từng thấy đã đập tan tập đoàn vua Lê – chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ở Đàng Trong, đánh đuổi quân xâm lược Xiên
(trong), Thanh (ngoài) thống nhất đất nước. Triều đại này kéo dài được 14 năm rồi sau
đó năm 1802 nhà Nguyễn dựa vào thế lực bọn địa chủ và sự giúp sức của nước ngoài
đã lật đổ triều đại Tây Sơn còn non yếu. Từ đó, nhà Nguyễn dựng lên một chính quyền
cực kì phản động hơn rất nhiều so với nhà Lê trước đó.
Thế kỷ XV chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao dưới thời vua
Lê Thánh Tông nhưng đến thế kỷ XVIII đã đi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái.
Nội chiến phong kiến diễn ra liên miên dưới thời Lê – Mạc (1545 – 1592), Trịnh –
Nguyễn (1627 – 1672) đã phá hoại nghiêm trọng sự thống nhất đất nước, hoặc ngay
trong nội bộ họ Trịnh cũng có những lục đục tranh quyền đoạt vị. Đàng Trong nạn
quyền thần Trương Phúc Loan cũng gây chém giết đổ máu khơng ít. Giai đoạn này
được gọi là thế kỷ nơng dân khởi nghĩa. Có thể nói đây là thời kì đấu tranh liên tục,
mạnh mẽ, rộng khắp của quần chúng mà chủ yếu là nông dân như: cuộc khởi nghĩa

của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751); Nguyễn Danh Phương (1740 - 1750); Hồng
Cơng Chất (1736 -1769). Ðỉnh cao của phong trào khởi nghĩa lúc này là cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn.
Về mặt kinh tế: thành phần kinh tế chính của đất nước giai đoạn này vẫn là kinh
tế nông nghiệp. Nền kinh tế này bị đình đốn. Kinh tế sản xuất hàng hóa cũng bị kìm
hãm. Chính quyền phong kiến hướng cơng thương nghiệp vào mục đích phục vụ nhu
cầu của giai cấp thống trị. Chúa Trịnh tìm đủ mọi cách bóp nghẹt ngoại thương, ngăn
cản việc buôn bán của thương nhân. Đến giai đoạn này, nhiều chính sách kinh tế phản
động của chính quyền phong kiến kìm hãm hoạt động sản xuất, làm cho nó chưa phát
triển thành một cơ cấu kinh tế mới, nhưng cùng với sự đi lên của thành phần kinh tế
này thì tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông đảo tập trung ở các thương
cảng, đơ thị. Hoạt động của họ kích thích sản xuất hàng hóa phát triển. Chính vì thế,

17


sinh hoạt kinh tế của họ đã li khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến. Về mặt
tư tưởng, tình cảm, họ trở nên phóng khống hơn người nơng dân vốn bị trói buộc
vào làng q, hơn cả nho sĩ vốn bị rập khn theo trăm nghìn thể chế chính thống
cứng nhắc. Sự có mặt của tầng lớp này cũng đã tạo ra những làn gió mới lan tỏa vào
đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại đặc biệt là với sự manh nha của loại hình nhà
Nho tài tử - nhà Nho mang tư tưởng phi chính thống mang nhiều màu sắc thị dân
được thể hiện trong đó. Về mặt tư tưởng họ đã bắt đầu thấy lễ giáo phong kiến là lạc
hậu, các mối quan hệ theo mơ hình đức trị của Nho giáo là kiềm kẹp, là bất công đối
với con người. Các tầng lớp thương nhân này có cuộc sống sinh hoạt tập quán mang
đậm sắc thái thị dân. Sự xuất hiện của tầng lớp này là mầm mống cho sự phát triển
của quyền tự do cá nhân và quyền thể hiện bản ngã, khẳng định cá tính của con người
lâu nay bị đè nén.
Về mặt chính trị: như một quy luật, kinh tế đình đốn thường dẫn đến sự hỗn
loạn về chính trị. Những mâu thuẫn vốn có, chứa chất lâu ngày trong lịng chế độ

phong kiến Việt Nam đến đây đã có dịp bùng nổ dữ dội. Bộ máy chính quyền phong
kiến giai đoạn này vừa chuyên chế lại vừa sâu mọt, thối nát. Tất cả quyền hành đều
tập trung vào phủ chúa - chun quyền và độc đốn. Có thể nói chính quyền phong
kiến giai đoạn này từ trung ương đến địa phương là một bộ máy quan liêu nặng nề,
nạn tham ô, hối lộ phát triển. Vua chi biết ăn chơi hưởng lạc: “quanh năm suốt tháng
chỉ biết khoanh tay rủ áo làm trò mua vui bên đám cung nữ”; còn chúa chỉ biết vùi
đầu vào: “chơi bời, cung quán chùa chiền xây dựng liên tiếp”; hoặc “ngày đêm mặc
sức mua vui khơng cịn e lệ gì nữa”. Chưa bao giờ bọn cầm quyền phong kiến lại vô
sĩ như lúc này: vua không ra vua, chúa không ra chúa, quan khơng ra quan, lính khơng
ra lính.
Tóm lại, đặc điểm cơ bản của tình hình xã hội nước ta từ thế kỉ XVIII đến nửa
đầu thế kỉ XIX là giai đoạn xảy ra nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến, là sự khủng
hoảng bế tắc của nhà nước phong kiến và sự sụp đổ của ý thức hệ thống trị, là sự vùng
dậy của quần chúng nông dân bị áp bức và sự phát triển trong một chừng mực nhất
định của nền kinh tế hàng hóa. Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ở giai đoạn này

18


gay gắt, quyết liệt làm cho nhà nước phong kiến khơng cịn khả năng tạo ra sự thống
nhất trong nội bộ của nó và giữa nó với quần chúng bị áp bức, trái lại quần chúng bị
áp bức ngày càng đối lập sâu sắc với nhà nước phong kiến. Đến giai đoạn thế kỉ
XVIII, XIX vấn đề vận mệnh dân tộc khơng cịn là u cầu bức thiết nữa, mà vấn đề
chính là vận mệnh nhân dân, là số phận con người, số phận cá nhân được để ý đến.
Văn học phát triển trong điều kiện như thế, đặc trưng cơ bản có tính lịch sử của nó là
sự khám phá ra con người, trong đó cố nhiên có sự phát hiện ra con người cá nhân ở
những mức độ nhất định và khẳng định những giá trị chân chính của con người.
1.2.2. Bối cảnh tư tưởng, văn hóa
Tình hình tư tưởng giai đoạn này khá phức tạp. Nho giáo vốn là ý thức hệ tư
tưởng chủ đạo của giai cấp phong kiến nhưng đến giai đoạn này lâm vào khủng hoảng

trầm trọng. Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn: vua không ra
vua, tôi không ra tôi. Bộ phận vua quan dung tục bất tài, tranh quyền đoạt lợi. Tầng lớp
nhà nho chân chính bị khủng hoảng về mặt lí tưởng, hoang mang trước thời cuộc. Sự
phá sản của ý thức hệ phong kiến chủ yếu phát sinh từ sức công phá của trào lưu tư
tưởng nhân văn xuất hiện trong phong trào quần chúng đấu tranh tìm đến một cuộc
sống sáng tươi hạnh phúc, từ thái độ muốn tìm nguồn an ủi trong tư tưởng “cứu độ
chúng sinh” nhân từ của Phật giáo, trong khuynh hướng phiêu diêu xuất thế của Lão Trang, v.v.. Nhưng điều đáng lưu ý là sự phá sản ấy nảy sinh ngay từ hàng ngũ giai cấp
đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡng Nho giáo. Thực trạng đó dẫn đến tâm trạng bi
quan bế tắc của nho sĩ, tố cáo sự khủng hoảng của ý thức hệ chính thống. Trên thực
trạng suy đồi của luân lí đạo đức ấy đã nảy sinh một hiện tượng khá đặc biệt trong tầng
lớp nho sĩ phong kiến: sự khủng hoảng về lí tưởng. Các danh sĩ có tài năng, có hồi
bão đều mang một tâm trạng bế tắc. Khơng cịn minh quân để thực hiện ưu dân ái quốc,
những tài năng chân chính, những danh sĩ đương thời như: Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác
đã đi vào con đường xa lánh cơng danh phú q mặc dầu họ đều là dịng dõi trâm anh
thế phiệt. Có thể nói thái độ xa lánh công danh phú quý là tâm trạng đáng lưu ý của
nho sĩ đương thời vì ngồi lí do trên thì bão táp xã hội khiến địa vị cơng hầu thường bị
nghiêng ngả.

19


×